1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của sinh viên trường đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 11,78 MB

Nội dung

Các yếu tô ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồncủa sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.... Kết quả của các dự án thí điểmtương tự tạ

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TEKHOA KINH TE PHÁT TRIEN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Dinh Hải

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Thịnh

Lớp: QH-2020E KTPT CLC 1

Hé: CTDT Chat lượng cao

Hà Nội - Thang 11 Nam 2023

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TEKHOA KINH TE PHÁT TRIÊN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

CAC YEU TO ANH HUONG TỚI QUYÉT ĐỊNH PHAN LOẠI CHAT THÁI

RAN SINH HOAT TAI NGUON CUA SINH VIEN TRUONG DAI HOC

KINH TE, DAI HOC QUOC GIA HA NOI

Giảng viên hướng dan: PGS.TS Lê Dinh Hải

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Thịnh

Lớp: QH-2020E KTPT CLC 1

Hệ: CTĐT Chất lượng cao

Hà Nội — Tháng 11 Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp “Các yếu tổ ảnh hưởng tới quyết địnhphân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của sinh viên Trường Đại học Kinh té,Dai hoc Quốc gia Hà Noi” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi

Các trích dẫn, số liệu, dữ liệu thống kê và tài liệu tham khảo được sử dụng rõ ràng,

trung thực và minh bạch trong bải khóa luận.

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Sinh viên thực hiện Chữ ký của GVHD

Nguyễn Xuân Thịnh

Trang 4

LOI CAM ONHoan thiện dé tài khóa luận, bang tat cả lòng kính trọng và biết on, em xin gửi lờicảm ơn sâu sắc và chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại họcQuốc gia Hà Nội và Khoa Kinh tế Phát triển đã tổ chức khóa luận hết sức bổ ích cho

sinh viên chúng em.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các giảng viên Khoa Kinh tế Phát triển đãdành thời gian, tâm huyết của mình đề hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho sinh viên chúng

em và chỉ dạy những kiến thức quý báu để em có tự tin hơn trong bài nghiên cứu

Em cũng xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Lê Đình Hải— Giảng viên Khoa Kinh

tế Phát triển đã quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn và động viên em trong quá trình làm

khóa luận.

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bàikhóa luận còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quýthầy, cô và các bạn sinh viên dé em có thé học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm vàhoàn thành tốt hơn bài khóa luận của mình

Em xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các thầy, cô và chúc thầy, cô luôn đồi dàosức khỏe và nhiệt huyết dé tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả là truyền đạt kiến thứccho thé hệ tương lai

Hà Nội, tháng 11 năm 20223

Sinh viên thực hiện Chữ ký của GVHD

Nguyễn Xuân Thịnh

Trang 5

MO DAU arssssssssssssssssssesssssssssssssessssssnsesssssssesssssssssssssssesssssssssssssssssssssssssssssesesssssesessssses 1

1 Ly do lựa chọn đề tài nghiên CỨU 2-2 2 +S£SE£EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkrrkrrrrei 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiÊn CỨU - - 5 3119311131113 111 1119 1118111 11 cv rệt 3 2.1 MUc tiO 000,1 11171177 = 3

2.2 Mục tiêu cụ thỂ -2c2:-22+t222 1122211122 1122 Tri 3

2.3 Câu hỏi nghiÊn CỨU - G222 3221113211 3911 19111 1191111111 1 111 1H ng ng ng 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + + ©5£+£+£+EE£EEtEEE+EEtEEerkrkerrerrkrrkee 4

4 Đóng góp của bài khóa luận - 2S 3.13211111311111 111 1111111111111 1 xe, 4

4.1 Dong góp về mặt lý luận -¿- 2-2 2 2+ SE EEEEEE1211211211111111111 11111 ce 44.2 Dong góp về mặt thực tiễn -¿- 2¿+2+++2E+2EE2E1E2112711271E211 71121 22 crxe 5

5 Cấu trúc của khóa luận -: :¿+©+++©+++2£+++22E112221122211221112221122 1 tre 5

Chuong 1: CO SO LY LUAN, CO SO THUC TIEN VE QUYET DINH PHAN

LOẠI CHAT THAI RAN SINH HOAT TẠI NGUON CUA SINH VIÊN 6

1.1 Tổng quan tai QU eceeeeccccceccessessessesseseesessessessessesscsssessesscssessesssesseesesseseeeseaeees 61.1.1 Tổng quan tài liệu về ảnh hưởng của các yếu tố về nhân khâu học tới quyết

định phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn " 6

1.1.2 Tổng quan tài liệu về ảnh hưởng của các yếu tố về thái độ và nhận thức về phânloại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tới quyết định phân loại chất thải sinh hoạt tại

nguồn ¬ 6

Trang 6

1.1.3 Tổng quan tài liệu về ảnh hưởng của các yếu tô về cơ sở hạ tầng hỗ trợ việcphân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tới quyết định phân loại chất thải sinh hoạttại nguÖn_ -:- 2c c2 E12 E2E12211211271211211211 1111211211111 eree 81.1.4 Tổng quan tài liệu về anh hưởng của các yếu tố về chính sách của chính phủ

toi quyét dinh phan loai chat thai ran sinh hoat tai nguồn ¬— 8

1.2 Khoảng trống nghiên CỨU :- 2 2 2 £+E£+E£EE£EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrrrrei 9

1.3 Cơ sở lý luận về việc phân loại chất thải ran sinh hoạt tai nguồn ¬D 91.3.1 Chất thải rắn sinh hoạtt - ¿2:22 ©5222+2E+‡EE+2EEE2EEEEEEEEEEEEEEEkerkrerkrerkrrrvee 91.3.2 Phân loại chat thai rắn sinh hoat ccccscssscsssesssessesseesseessesseesseesseeseeseeaseesseess 101.4 Cơ sở thực tiễn về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn " 10

Chương 2: DAC DIEM CUA TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE - ĐẠI HỌCQUOC GIA HÀ NỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đặc điểm của trường Đại học Kinh tế - Dai học Quốc gia Hà Nội 13

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn - 2-2 ¿+ E+SE+EE£EE£EEzEEEerkerxerxererree 13

2.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, gia tri cốt lõi của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc

Bia HA NGL eee (i 14

2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm của trường Dai hoc Kinh tế - Dai hoc Quốc gia

Hà Nội đến việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguOn 2-52 15

2.2 Quy trinh nghién CUU 0 16

2.3 Phương pháp nghiÊn CỨU 5 3211991111911 191119 11 9 ng ng kg ky 18

2.3.1 Mô hình lý thuyết - ¿2-55 +x2E2EEEEEEEEE2112212717121121121171211 211 1xx 182.3.2 Phương pháp thu thập số liGU cscccssccsscessesssesssessessesssecssessessseessessseeseseseessecs 202.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu -2- 2 2 2 ++£££Ezxerxerxerssxez 212.3.4 Phương pháp phân tích số liệu - 2-2 ¿+ E+EE+EE£EE+EE+EEzEerEerxerxrrerree 23Chương 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . - 26

3.1 Thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của sinh viên trường Đại

học Kinh tế, Dai học Quốc gia Hà Nội 2-52 SESEc2 2 E2EEEEECEEEEkerkerrrrex 26

Trang 7

3.2 Các yếu tô ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồncủa sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội 273.2.1 Đặc điểm của đối trong 4101 273.2.3 Phân tích mô hình logit nhị phân - - ¿55 22+ +22 + E+*vEsexeerseersssrssss 32

3.3 Phân tích kết quả hỗồi quy ¿+ 2 £+E£+E£+E£+E£EEEEESEEEEEEEEEEEEEErEerkerkrrkrree 38

Chương 4: MỘT SO GIẢI PHÁP THÚC DAY SINH VIÊN THỰC HIỆN PHANLOẠI CTRSH TẠI NGUÔN 5-5-5 << s2 s2 se EsEsEEseEsessesseeserserserserse 404.1 Chiến lược bảo vệ môi trường của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia

TIBUỒÌH - G5252 SE SE 1E EEE12112112112111171111111111 111111111111 11 2111111111 He 414.2.1 Tổ chức các sự kiện, các budi tọa dam về van đề môi trường 4I4.2.2 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phân loại CTRSH tại nguồn - 424.2.3 Ban hành các quy định về việc phân loại CTRSH tại nguồn trong khuôn viêntrường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà NỘI -ccSSssseisereek 424.2.4 Thực hiện các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục tại địa phương về việc phânloại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ¬ 43KET LUAN 01757 ÔỎ 44TÀI LIEU THAM KHAO 2° 22s s52 S2 Ss£EseES9ESsEEseEsetssesserserssrssee 46Phụ lục 1: MAU BANG HỎI 2- 5° 2s s se ssssevseEssvssesserserssrssee 50

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bang 2.1: Bảng giải thích biến -2- 52252 22S 2 2E SEEEEEerEerkrrrrrrrrees 22Bang 3.1: Sinh viên thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn theo khóa 26Bảng 3.2: Sinh viên phân loại CTRSH tại nguồn theo ngành học 27Bảng 3.3: Đặc điểm chung mẫu khảo sắt 2-52 S+22++£x+ezxeszxrsrxees 28Bảng 3.4: Đặc điểm của đối tượng khảo sát thông qua các biến định lượng 30Bảng 3.5: So sánh thái độ đối với việc phân loại CTRSH tại nguồn giữa sinh

viền nam Và nỮ - - s k v9 * TT HH HH HH HH Hi Hệ 32

Bảng 3.6: Bảng hệ số tương quan Pearson -22- 5¿©2s25++cxe+zxcszxees 34Bang 3.7: Két Qua WO’ QUY nh -.Ả Ô 36

Trang 9

Quy trình nghiên cứu - - G5 Sàn HH ni, 16

Mô hình lý thuyết 2-52 ST EEE11211211 11111111111 ce 18Phân bố mẫu theo niên khóa 2-22 52++2z++£x++zx++zxe2 29Phân bố mẫu theo ngành theo học . ¿- 5© 5+2 29Kiểm tra phân phối chuẩn biến thu nhập (INCOME) bằng đồ thị

¬— 32

Kiểm tra phân phối chuẩn biến LnINCOME bằng đồ thị

¬—— 33

Trang 10

DANH MUC TU VIET TAT

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Những năm qua, quá trình đô thị hóa và quá trình tăng dân số tại các thành phốcủa các thành phố tại Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng,thành phố Hồ Chí Minh đã kéo theo nhiều hệ lụy, một trong số các hệ lụy nghiêmtrọng là sự gia tăng nhanh của chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải là vật chất ở thé ran, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Quốc Hội, 2020).Chat thải ran là chất thai ở thé rắn hoặc bùn thải (Quốc Hội, 2020) Chat thải rắn sinhhoạt là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người chang hạnnhư nấu ăn, dọn đẹp, sửa chữa và làm vườn Nó cũng bao gồm các sản phẩm hoặcvật liệu đã qua sử dụng, chăng hạn như quần áo cũ, đồ nội thất cũ, thiết bị đã qua sử

dụng, thủy tinh, giấy, bao bì kim loại, sách và báo cũ (Viljoen và cộng sự., 2021).

Sự gia tăng cũng như thiếu quản lý các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinhhoạt ảnh hưởng tới sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống, gây ô nhiễm nước,dat, không khí Ngoài ra, xã hội cần dành nguôn lực đáng ké dé xử lý chất thải, tạo ragánh nặng chi phí đáng ké

Tại Việt Nam, trong năm 2019, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng64.648 tan/ngay, trong đó lượng chat thai ran sinh hoạt tại đô thị là 35.624 tan/ngay,lượng chất thải răn sinh hoạt tại nông thôn là 28.394 tắn/ngày Chỉ tính riêng tại HàNội, lượng chat thải ran sinh hoạt phát sinh là 6.739 tan/ngay (Bộ Tài nguyên và Môitrường, 2019) Ngoài ra, trong giai đoạn 2016 — 2020, tốc độ gia tăng của lượng phátsinh chất thải rắn sinh hoạt hàng năm tại Việt Nam trung bình ở mức 10%/năm (BộTài nguyên và Môi trường, 2021) Với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt rất lớn này,cùng với đó là tốc độ tăng trung bình 10%/năm, áp lực đặt lên hệ thống xử lý chấtthải là rất lớn Nếu không có các biện pháp đề giảm lượng chất thải rắn sinh hoạt phátsinh, sự quá tải các cơ sở xử lý chat thải là điều tất yếu, gây bức xúc cho người dan.Điều này đã xảy ra trong thực tế ở khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội

Trang 12

Đề hướng tới việc giảm thiêu chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả, cần áp dụng tái chế

và tái sử dụng, điều này đòi hỏi phải đưa phân loại chất thải rắn vào quy trình quản

lý chất thải (Kihila và cộng sự., 2021) Khi được thực hiện đúng cách, việc phân loạichất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có thể làm giảm khối lượng chất thải cần xử lý lêntới 65%, tăng hiệu quả thu gom va xử lý của hệ thống quản ly chất thai (Armijo deVega và cộng sự., 2008) Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ giảm áplực lên hệ thống xử lý, gia tăng thu hồi tài nguyên từ rác, thúc day hành vi tái sử dụng

và tái chế cũng như giảm chỉ phí vận hành của hệ thống quản lý chất thải

Ngoài ra, việc thu hồi và tái sử dụng tài nguyên từ chất thải sẽ mang lại lợi íchkinh tế trực tiếp (Batool và cộng sự., 2008) Tái sử dụng và tái chế chất thải góp phần

tạo thu nhập, giảm bớt sự phức tạp trong việc xử lý khối lượng lớn chất thải rắn

(Wilson và cộng sự., 2006) Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là mộttrong những bước quan trọng nhằm tiến tới nền kinh tế tuần hoàn (Maletz và cộngsự., 2018) Do đó, việc kết hợp phân loại chất thải tại điểm phát sinh, thu gom và xử

lý sẽ thúc đây tái sử dụng và tái chế chất thải rắn và mang lại lợi ích về kinh tế và môi

trường.

Do có những lợi ích to lớn như vậy nên từ lâu, chính phủ Việt Nam đã tiễn hànhthí điểm thực hiện chương trình phân loại chất thải tại nguồn Năm 2006, với sự hỗtrợ về kinh phí và kỹ thuật của cơ quan Hop tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), thành phố

Hà Nội đã thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại bốn phường: Phan Chu Trinh,Nguyễn Du, Thành Công và Láng Hạ Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai phânloại CTRSH tại nguồn thí điểm từ năm 2002 với lộ trình từng bước rõ ràng Mục tiêutới năm 2017, mỗi quận/huyện thực hiện ít nhất tại một phường/xã/thỊ tran, tới năm

2018 mở rộng số lượng từ 3-5 và đến năm 2020 thì triển khai trên toàn địa bàn thànhphó Một số tỉnh, thành phố khác cũng có các dự án tương tự như: Hưng Yên (2012-2014), Bắc Ninh (2014), Lào Cai (2016), Bình Dương (2017-2018), Đồng Nai (2016-

2018), Đà Nẵng (2017), Hà Tinh (2019) Gan đây nhất, căn cứ theo khoản 1, điều

75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các địa phương phải thực hiện phân loại chấtthải ran sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân chậm nhất là ngày 31/12/2024

Trang 13

Tuy nhiên, kết quả thu được từ các kế hoạch đã nêu đều ở mức rất khiêm tốn.Chương trình do JICA tải trợ năm 2006 tại Hà Nội, mặc dù được tô chức đồng bộnhưng sau khi dự án kết thúc vào năm 2009, hoạt động phân loại không được tiếptục, dự án bị chấm dứt nên hiệu quả không kéo dài Kết quả của các dự án thí điểmtương tự tại các thành phố khác cũng rất khiêm tốn.

Hưởng ứng theo các phong trào của nhà nước cũng như các chính sách đây mạnh

phân loại chất thải ran sinh hoạt tại nguồn nhằm hướng tới nên kinh tế tuần hoản,

phát triển nhanh và bền vững, trường Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nộicũng có những hoạt động thúc đây sinh viên phân loại chất thải rắn như lắp đặt cácđiểm thu gom pin thải, tổ chức các hoạt động phổ biến kiến thức về môi trường vàkinh tế tuần hoàn Tuy nhiên, dé tăng cường hiệu quả của các chương trình nói trên,câu hỏi cần đặt ra là “Cac yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thai rắn

sinh hoạt tại nguồn” Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của

các yêu tố tới việc phân loại chất thải ran sinh hoạt tai nguồn của sinh viên trườngĐại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnhhưởng tới quyết định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của sinh viên TrườngĐại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội”

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Từ cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn phân loại chất thải rắn sinhhoạt tại nguồn của sinh viên các trường thuộc trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốcgia Hà Nội đề xuất giải pháp góp phần đây mạnh việc phân loại chất thải răn sinhhoạt tại nguồn của sinh viên

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về việc lựa chọn phân loại chất

thải rắn sinh hoạt tại nguồn

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn có phân loại chất thải răn sinh

hoạt tại nguồn hay không của sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Trang 14

- Dé xuất một số giải pháp góp phan day mạnh việc phân loại chất thai ran sinh

hoạt tại nguồn của sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu như trên, có 03 câu hỏi nghiên cứu đặt ra bao gôm:

- Câu hỏi 1: Những yếu tố nào gây ảnh hưởng tới quyết định phân loại chat thải

rắn sinh hoạt sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội?

-_ Cẩu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tổ nay tới quyết định phân loại chat

thải rắn sinh hoạt sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà

Nội?

- Câu hỏi 3: Giải pháp nào giúp tăng tỷ lệ phân loại chat thải ran sinh hoạt tai

nguồn của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- _ Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất

thải ran sinh hoạt tai nguồn của sinh viên tại trường Đại học Kinh tẾ

-ĐHQGHN

- Pham vi nghiên cứu

Pham vi không gian: Bài khóa luận thực hiện trong phạm vi trường Dai học Kinh

tế - DHQGHN

Pham vi thời gian: Bài khóa luận thu thập dit liệu so cấp về thực trang phân loạichất thai ran sinh hoạt tại nguồn cũng như các yếu tô tác động đến việc có phân loạichất thải răn sinh hoạt tại nguồn hay không của người trả lời trong tháng 10 năm 2023

4 Đóng góp của bài khóa luận

4.1 Đóng góp về mặt lý luận

Bài khóa luận có những đóng góp mới về mặt lý luận như sau:

- _ Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về các yếu tô ảnh hưởng tới quyết

định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của sinh viên trường Đại học Kinh tẾ Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 10 yếu tó

Trang 15

_ Điều chỉnh các tiêu chí đo lường (biến quan sát) của các thang đo yếu tổ (biến

tiềm ân) phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

4.2 Đóng góp về mặt thực tiễnBài khóa luận đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng hưởng tới quyết định phânloại chất thải rắn sinh hoạt của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia

Hà Nội, đồng thời chỉ ra chiều hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu

tố Bài khóa luận cũng đã đưa ra các đề xuất nhằm tăng hiệu quả của các chương trình

phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

5 Cấu trúc của khóa luận

Bài khóa luận gôm bôn chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về quyết định phân loại chat thải rắnsinh hoạt tại nguồn của sinh viên

Chương 2: Đặc điểm của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và

phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4: Một số giải pháp thúc day sinh viên thực hiện phân loại CTRSH tai

nguồn

Trang 16

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CO SỞ THỰC TIEN VE QUYÉT ĐỊNH PHAN

LOẠI CHÁT THÁI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUÒN CỦA SINH VIÊN1.1 Tổng quan tài liệu

1.1.1 Tổng quan tài liệu về ảnh hưởng của các yếu tố về nhân khẩu học tới

quyết định phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn

Trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi bảo vệ môi trường, một số tài liệu tập trung

vào việc đánh gia và phân loại rác thai vì đây là một khía cạnh quan trọng của việc bảo vệ môi trường (Hao và cộng sự., 2019; Kuang & Lin, 2021) Thu nhập là một

trong những yếu tổ có ảnh hưởng tiêu cực tới quyết định phân loại chất thải rắn sinh

hoạt tại nguồn (Hao và cộng sự, 2019; Zakianis & Djaja, 2017) Trình độ hoc vấn

cũng là một yếu tô quan trọng và có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loại chất thảirắn sinh hoạt của người dân (Dũng và cộng sự., 2021) Tuôi tác cũng là yếu tố có ảnhhưởng tới việc tham gia phân loại chất thải ran sinh hoạt của người dân (Atthirawong,

2016).

1.1.2 Tổng quan tài liệu về ảnh hưởng của các yếu tố về thái độ và nhận thức

về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tới quyết định phân loại chất

thải sinh hoạt tại nguồn.

Người dân bây giờ đã nhận thức rõ về tác hại của môi trường đang suy thoái và

đã nỗ lực dé bảo vệ môi trường Sự quan tâm này phản ánh vào sự thay đổi tronghành vi Khi một người quan tâm tới môi trường, họ có thé có xu hướng thay đổi hành

vị theo hướng thân thiện và ít ảnh hưởng hơn tới môi trường Sự quan tâm của người

dân tới các vấn đề về môi trường tại nơi sinh sống có ảnh hưởng quan trọng và tíchcực tới quyết định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân (Kuang

& Lin, 2021) Điều này có thé được hiểu là do khi quan tâm tới tình trạng môi trườngtại nơi sinh sống, người dân sẽ có xu hướng thực hiện những hành động nhằm giảmnhẹ hoặc giải quyết các vẫn đề đó và phân loại rác là một lựa chọn tốt Ngoài các vấn

đê vê môi trường tại nơi sinh sông, sư quan tâm tới các vân đê môi trường khác cũng

Trang 17

có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (Maskey,

2018; Zakianis & Djaja, 2017).

Hiểu biết về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có ảnh hưởng quantrọng tới việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt Khi vai trò của việc phân loại rác thảitrong việc cải thiện chất lượng môi trường đô thị được nhận thức rộng rãi, người dân

sẽ có xác suất phân loại rác cao hơn (Kuang & Lin, 2021) Hiểu biết về phân loại chấtthải ran sinh hoạt có tác động tích cực và quan trọng tới xác suất phân loại chất thảirắn sinh hoạt tại nguồn (Kuang & Lin, 2021; Mugambi, 2017) Các chương trình giáo

dục và tuyên truyền nhằm tăng nhận thức về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loại chất thải ran sinh hoạt tại nguồn

(Atthirawong, 2016) Chính phủ cần tăng các chương trình tuyên truyền và giáo dụcnhằm tăng hiểu biết về cách thức hoạt động, lợi ích mà người tham gia lẫn xã hội sẽđạt được khi thực hiện việc phân loại chat thải rắn sinh hoạt dé tăng sự tham gia củacộng đồng vào các chương trình phân loại (Otitoju & Seng, 2014) Sử dụng mô hìnhhồi quy logit nhị phân (Binary logistic regression), Zakianis và các cộng sự chỉ ra sựhiểu biết trong việc quản lý và phân loại chất thai sẽ có ảnh hưởng tích cực tới hành

vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt (Zakianis & Djaja, 2017)

Thái độ cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới xác suất phân loại chất thải rắn sinh hoạttại nguồn của người dân Việc có một thái độ ủng hộ việc phân loại chất thải ran sinhhoạt tại nguồn có một ảnh hưởng quan trọng và tích cực tới xác suất phân loại chấtthải răn sinh hoạt tại nguồn (Jusoh và cộng sự., 2018; Kuang & Lin, 2021) Việc tạomột thái độ tích cực trong cộng đồng dành cho việc phân loại chất thải rắn sinh hoạttại nguồn sẽ có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồncủa cộng đồng (D Guo và cộng sự., 2022; Malik và cộng sự., 2015) Thái độ dànhcho việc phân loại chất thải tại nguồn có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loại chấtthải rắn sinh hoạt tại nguồn (Dai và cộng sự., 2017)

Trang 18

1.1.3 Tổng quan tài liệu về ảnh hưởng của các yếu tố về cơ sở hạ tầng hỗ trợ

việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tới quyết định phân loại chấtthải sinh hoạt tại nguồn

Sự có sẵn của cơ sở hạ tầng hỗ trợ có sự ảnh hưởng lớn tới việc phân loại chất thảirắn sinh hoạt tại nguồn Các cơ sở hạ tầng hỗ trợ bao gồm: Các thùng rác có phân biệtmàu cho từng loại rác cụ thê, các điểm tái chế, các xe thu gom chuyên dụng cho từng

loại rác hoặc có ngăn chứa riêng cho từng loại rắc, túi rác riêng cho từng loại Việc

thiếu các thùng rác có ngăn chứa riêng biệt cho từng loại rác là một rào cản lớn đốiVỚI cộng đồng trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (D Guo và cộng sự, 2022;Gvimah và cộng sự., 2021) Ngoài thùng rác, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạttại nguồn sẽ gặp cản trở rất lớn khi không có những công cụ hỗ trợ cần thiết khác vàmột hệ thống thu gom hoàn chỉnh (Alhassan và cộng sự., 2020) Sự có sẵn của cơ sở

hạ tầng hỗ trợ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là một yếu tô quan trọng

và có ảnh hưởng tích cực tới xác suất phân loại rác thải của người dân (Bernstad,

2014; Gilli và cộng sự., 2018; Kuang & Lin, 2021) Do vay, Dai và các cộng sự cho

rằng việc dựng thêm các cơ sở vật chất cần thiết sẽ giúp tăng xác suất người dân phân

loại chất thải rắn tại nguồn (Dai và cộng sự, 2017) Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ

cơ sở vật chất thì sự tiện lợi trong việc sử dụng các cơ sở vật chất hỗ trợ phân loạichất thải rắn sinh hoạt là rất quan trọng trong việc vận động cộng đồng tham gia vàoviệc phân loại rác (Bernstad, 2014) Khi được cung cấp các công cụ hỗ trợ miễn phí

và đầy đủ, nhất là các loại thùng rác có nắp và nhãn riêng cho từng loại chất thải, mọi

người sẽ có xác suât phân loại chât thải răn sinh hoạt lớn hơn

1.1.4 Tông quan tài liệu về ảnh hưởng của các yêu tô về chính sách của chính

phủ tới quyết định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Các quy định và quy tắc là một trong những cách dé chính phủ điều chỉnh hành

vi của cộng đồng Dé tăng xác suất tham gia phân loại chat thải ran tại nguồn củangười dân, chính phủ nên chú trong cải cách hệ thống luật pháp (Meng và cộng sự 2019) Guo và các cộng sự cho răng, dé thúc day hành vi phân loại chất thải rắn sinh

Trang 19

hoạt, chính phủ có thê đưa ra các quy định theo hướng “Người gây ô nhiễm phải trả

x

`.

tiên” (D Guo và cộng sự, 2022) Việc chính phủ siết chặt các quy định về phân loạichất thải ran sinh hoạt tại nguồn sẽ có tác động tích cực tới xác suất phân loại chatthải ran sinh hoạt tại nguồn của các hộ gia đình (Maskey, 2018)

Bên cạnh việc đưa ra các quy định mang tính bắt buộc, các cơ chế khuyến khích

cũng có tác động quan trọng và tích cực tới xác suất phân loại chất thải rắn sinh hoạttại nguồn Việc phân loại rác thải phụ thuộc vào ý thức của người dân nhưng cũngphụ thuộc vào sự tồn tại của các cơ chế khuyến khích phù hợp có khả năng dẫn đếnviệc dần dần tạo ra thói quen phân loại rác bền vững (D Guo và cộng sự, 2022) Các

chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc phân loại chất thải răn tại nguồn có tác động tích cực tới việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của

người dân (Mugambi, 2017) Những chính sách khuyến khích, đặc biệt là các chương

trình khuyến khích bằng tiền mặt, sẽ có tác động tích cực tới xác suất phân loại chất

thải rắn sinh hoạt tại nguồn của các hộ gia đình (Alhassan và cộng sự, 2020)

1.2 Khoảng trong nghiên cứu

Sau khi tổng quan những nghiên cứu của Việt Nam lẫn một số nước trên thế giới,tác giả nhận thấy rằng, phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng mô hình Logit nhị phân(Binary Logistic Regression) dé phân tích Ngoài ra, phần lớn những nghiên cứu vềnhững yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải rắn sinh hoạt đều có nguồngốc nước ngoài Do vậy, những nhận định rút ra từ những nghiên cứu này có thékhông phù hợp với thực trạng và đặc điểm của Việt Nam do đặc điểm của cộng đồngdân cư của mỗi đất nước có nhiều đặc điểm khác nhau, từ văn hóa, tập tục tới tư duy

và lối sống Thứ hai, các nghiên cứu hiện có không tập trung vào đối tượng sinh viên.Sinh viên là đối tượng có nhiều đặc điểm khác biệt so với các đối tượng khác do

thường phải đi từ nơi khác tới dé theo học tại một trường đại học hoặc cao đăng.

1.3 Cơ sở lý luận về việc phân loại chất thải ran sinh hoạt tại nguồn

1.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Trang 20

Tại Việt Nam, chất thải được định nghĩa là vật chất ở thê rắn, lỏng, khí hoặc ởdạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặchoạt động khác Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải (Quốc Hội, 2020).Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong

sinh hoạt thường ngày của con người (Chính phủ, 2022)

1.3.2 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Tại Việt Nam, hành vi phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đãđược phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các

quy trình quản lý khác nhau (Chính phủ, 2015) Chất thải rắn sinh hoạt được phân

loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm: Nhóm hữu cơ déphân hủy, nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế và các nhóm còn lại (Chính phủ,2015) Chat thải sinh hoạt có thé phân thành các nhóm: Chất thải có thé tái chế, chấtthải sinh hoạt thực phẩm và chất thải sinh hoạt khác (Quốc Hội, 2020)

Việc phân loại CTRSH phải được chấp hành theo quy định, bảo đảm yêu cầuthuận lợi cho thu gom, vận chuyền và xử lý CTRSH được phân loại tại nguồn có thétheo các nhóm trên hoặc các nhóm theo tiêu chí phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương.

1.4 Cơ sở thực tiễn về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

1.4.1 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về việc phân loại chất thải

răn sinh hoạt tại nguồn

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã được thực hiện tại một số nướctrên thế giới và đã gặt hái một số thành công cũng như đối mặt với một số khó khăn.Đức được vinh danh là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc quản lý chất thải Hệthống quản lý rác thải và chính sách phân loại rác của họ đã mở đường cho các quốcgia khác áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường hơn khi tiếp xúc vớiviệc loại bỏ và thu gom rác Đức đã áp dụng quy định phân loại rác bắt buộc từ năm

2015 Người dân Đức phải phân loại rác thải tại nguồn và đặt chúng vào các thùng

Trang 21

rác riêng biệt Việc phân loại rác sẽ bắt buộc đối với rác hữu cơ, giấy, kim loại, nhựa

và kính (Deutscher Bundestag, 1972) Kết quả của chương trình này nằm ở việc đãtạo tiền đề cho việc tái chế hiệu quả của Đức: Tỷ lệ tái chế của giấy và bìa các tông

là 90.6%, thủy tinh là 82.4%, nhựa là 60.6%, nhôm là 107%, kim loại quý là 93%,

bao bì thực phẩm là 76%, các loại bao bì khác là 62.6%, tỷ lệ tái chế rác thải đô thị

là 67.4%.

Nhật Bản cũng là một trong những nước thành công trong việc áp dụng chương

trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải răn đô thị tại nguồn Kê từ khi triểnkhai phân loại chất thải, lượng chất thải rắn sinh hoạt của Nhật Bản đã giảm 21,8%

từ năm 2000 đến năm 2017, từ 54,83 xuống 42,89 triệu tấn, tỉ lệ thu hồi tài nguyên

đã tăng từ 14,3% đến 20,2% vào năm 2017 (Fan và cộng sự., 2023)

Tại Trung Quốc, quá trình áp dụng các chương trình phân loại chất thải sinh hoạttại nguồn mới chỉ diễn ra trong khoảng 25 năm trở lại đây Năm 1997, Thượng Hải,

đô thị lớn thứ hai ở Trung Quốc, thiết lập hệ thông phân loại và thu gom rác thải sinhhoạt theo vị trí của cơ sở xử lý cuối cùng Tại nhà máy đốt rác, người dân được yêucầu phân loại rác thải sinh hoạt là vật liệu dé cháy, thủy tinh và rác thải độc hai; trongkhi tại bãi chôn lấp, rác thải được phân loại thành rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ vảrác thải nguy hại (Huang, 2004) Hạ Môn, một thành phố ở phía đông nam Trung

Quốc, phân loại rác thải sinh hoạt thành rác tái chế, rác không thể tái chế và rác độc

hai (Zhuang và cộng sự., 2008) Mặc dù đã đạt được một số tiễn bộ trong việc phânloại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhưng Trung Quốc vẫn còn khoảng cách lớntrong việc giảm thiểu và tái chế chất thải rắn sinh hoạt so với nhiều nước tiên tiến.Một số yếu tố chính đã hạn chế việc áp dụng thực tế các hệ thống đã được thiết lập:(1) phương pháp phân loại không được xác định rõ ràng và người dân dé bị nhằm lẫnbởi các khái niệm chung như rác tái chế và không tái chế, vật liệu dé cháy và khôngcháy; (2) việc thu hồi trở nên khó khăn khi chất thải tái chế được trộn lẫn với chấtthải có hàm lượng nước cao; (3) thiếu cơ sở vật chất tương thích dé xử lý chất thải

riêng biệt (Zhuang và cộng sự, 2008)

Trang 22

khai trên toàn dia bàn thành phó Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố khác cũng có các

dự án tương tự như: Hưng Yên (2012- 2014), Bắc Ninh (2014), Lào Cai (2016), BìnhDương (2017-2018), Đồng Nai (2016- 2018), Đà Nẵng (2017), Hà Tĩnh (2019) Gần đây nhất, căn cứ theo khoản 1, điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cácđịa phương phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình,

cá nhân chậm nhất là ngày 31/12/2024

Tuy nhiên, kết quả thu được từ các kế hoạch đã nêu đều ở mức rất khiêm tốn.Chương trình do JICA tai trợ năm 2006 tai Hà Nội, mặc dù được tổ chức đồng bộnhưng sau khi dự án kết thúc vào năm 2009, hoạt động phân loại không được tiếptục, dự án bị chấm dứt nên hiệu quả không kéo dài Kết quả của các dự án thí điểmtương tự tại các thành phố khác cũng rất khiêm tốn

Trang 23

Chương 2: DAC DIEM CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE - ĐẠI HỌC

QUÓC GIA HÀ NỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Dac điểm của trường Đại học Kinh tế - Dai học Quốc gia Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng

Anh: University of Economics and Business - Vietnam National University, Hanoi)

được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thu tướng Chínhphủ Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyên đổi lịch sử và có khởi nguyên từ KhoaKinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hop Hà Nội từ năm 1974

Tiền thân của trường 1a khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc trường Đại học Tổnghợp Hà Nội thành lập vào tháng 11/1974 Tới tháng 9/1995, khoa Kinh tế Chính trịtrực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trở thành Khoa Kinh tế trực thuộcTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.Tới tháng 7/1999, Khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tách ra và trở thành Khoa Kinh tế trực thuộcĐại học Quốc gia Hà Nội Tới tháng 3/2007, Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốcgia Hà Nội trở thành trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc

gia Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng đảo tạo, nghiên cứu khoa học và các

dịch vụ khác, hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên

cứu ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, quản lý

va quan tri kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế tiên phong chuyên đổi các chương trình đào tạo hệ chuẩnsang hệ chất lượng cao, xây dựng các chương trình đào tạo theo định mức kinh tế kỹthuật phục vụ nhu cầu ngay càng cao về đào tạo bậc đại học của xã hội Hiện này,

trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đang có 08 chương trình đào tạo

bậc cử nhân với 06 chương trình dao tạo chính quy va 02 chương trình đào tạo liên

kết, 10 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và 05 chương trình đào tạo bậc tiễn sĩ Là đơn

Trang 24

vị tiên phong trong việc thực hiện trao đôi sinh viên, trường Đại học Kinh tế - Đạihọc Quốc Gia Hà Nội hiện có số lượng sinh viên quốc tế trao đổi nhiều nhất trongĐại học Quốc gia Hà Nội khi mỗi năm có hàng chục lượt sinh viên được đi trao đôitại hơn 50 trường đại học, viện nghiên cứu thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thô và

hàng trăm lượt sinh viên và học viên cao học từ nhiêu nước tới học trao đôi tại trường.

Nhà trường kết nỗi với mạng lưới doanh nghiệp, các Nhà khoa học và cộng đồngcác Câu lạc bộ của sinh viên Thông qua mạng lưới liên kết, trường đã xây dựng mộtmôi trường học tập năng động và sáng tạo, giúp sinh viên sau tốt nghiệp được đánhgiá cao ở các tiêu chí: Kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, năng lực tự chủ và

trách nhiệm.

Nhà trường xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập,

nghiên cứu giảng dạy và làm việc của sinh viên và cán bộ công nhân viên nhà trường.

Nhà trường hiện có năm giảng đường: Khu nhà hiệu bộ và giảng đường E4; giảng

đường E5 trong khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Khu giảng đường Hồ TùngMậu, Giảng đường Việt Úc

2.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của trường Đại học Kinh tế - Đại học

Quốc gia Hà Nội

2.1.2.1 Sứ mệnh

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội mang sứ mệnh cung cấp cho

xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao, định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các

ngành: Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh, phục vụ nhu cầu phát triển chấtlượng, bền vững và hiệu quả của Việt Nam Nghiên cứu, chuyên giao các thành tựu,kết quả nghiên cứu cho chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội Tạo môitrường phát triển cho các tài năng trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh

doanh

2.1.2.2 Tâm nhìn

Trang 25

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội mang tầm nhìn trở thành đạihọc định hướng nghiên cứu ứng dụng ngang tầm với các đại học tiên tiến trên thế giớivới một số ngành và chuyên ngành được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định giáodục đại học có uy tín trên thế giới

2.1.2.3 Giá trị cốt lõi

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội xác định bốn gia tri cét 161,

bao gôm

- Khuyén khích sáng tạo, nuôi dưỡng say mê

- _ Tôn trọng sự khác biệt, thúc day hợp tác

- Coi trọng chất lượng, hiệu qua

- Pam bảo hài hòa, phát triển bền vững

2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm của trường Đai học Kinh tế - Đại học Quốc

gia Hà Nội đến việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng và phát triển

từ những giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn Trường xây dựng môi trường học tậphiện đại, quốc té, năng động va sang tạo Những đặc điểm trên tạo ra các thuận lợi và

hạn chế trong quá trình thực hiện phân loại phân loại CTRSH tại nguồn

2.1.3.1 Thuận lợi

Nỗ lực xây dựng môi trường học tập quốc tế tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúcvới các sinh viên trao đôi từ các trường đại học quốc tế Hành động, hiểu biết, kinhnghiệm phân loại chất thải rắn sinh hoạt của sinh viên quốc tế giúp sinh viên củatrường Đại học Kinh tế - Dai học Quốc gia Hà Nội có thêm hiểu biết, kiến thức về

việc phân loại CTRSH tại nguồn.

Mạng lưới các Câu lạc bộ của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

tạo thuận lợi trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tới toàn thể sinh viên và tập thể cán bộ công nhân

viên nhà trường.

Trang 26

Truong Dai hoc Kinh tế - Dai hoc Quốc gia Hà Nội đã thực hiện thu gom pin thải

tại các giảng đường Kinh nghiệm thu được sẽ giúp ích cho việc áp dụng phân loạichất thải ran sinh hoạt tại nguồn của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà

Nội

2.1.3.2 Kho khăn

Ngoài những thuận lợi sẵn có, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà

Nội cũng gặp một số khó khăn khi áp dụng việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại

nguôn

- Mac dù cơ sở vật chất được nhà trường đầu tư đồng bộ nhưng cơ sở vật chất

phục vụ việc phân loại và quản lý chất thải chưa đầy đủ

- Truong Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội chưa ban hành bộ quy tắc

hoặc tiêu chí hướng dan sinh viên và cán bộ công nhân viên nhà trường phân

loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

2.2 Quy trình nghiên cứu

Trang 27

Bước 1: Tổng quan tài liệu

Tổng quan tài liệu là tổng hợp một cách đầy đủ các tài liệu liên quan (thông tin,

số liệu, khái niệm, học thuyết, lý thuyết, kết quả, kết luận) về vấn đề quan tâm Tàiliệu có thê tới tới từ nhiều nguồn như các tạp chí chuyên ngành, thư viện của các

trường đại học cả trong nước lẫn nước ngoài nhằm chỉ ra cái nhìn khái quát nhất

về dé tai

Bước 2: Xác định mô hình, phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu giúp trực quan hoá mối quan hệ giữa các biến Việc xác định

mô hình và phương pháp nghiên cứu giúp tác giả định hình được các giả thuyết nghiêncứu, phục vụ cho quá trình kiểm định các giả thuyết Phương pháp nghiên cứu được

sử dụng sẽ phụ thuộc vào mục đích, câu hỏi nghiên cứu và điều kiện khách quan

Bước 3: Thiết kế công cụ thu thập số liệu

Thu thập số liệu là quá trình tập hợp số liệu từ nhiều nguồn khác nhau dé sử dungcho mục tiêu cụ thể Bài khóa luận sử dụng bảng hỏi là công cụ thu thập dữ liệu chính.Bảng hỏi được thiết kế trên Google Form để thuận tiện cho việc điều tra khảo sát

Bước 4: Diéu tra thử

Trước khi tiến hành điều tra chính thức, tác giả điều tra thử trên quy mô giới hạn,khắc phục sai sót trong bảng hỏi (nếu có) Bảng hỏi hoàn chỉnh được sử dụng trongđiều tra chính thức

Bước 5: Diéu tra chính thức

Tác giả tiến hành điều tra chính thức trong phạm vi nghiên cứu đã xác định Khiđạt số lượng câu trả lời cần thiết, tác giả ngừng điều tra, nhập liệu và tổng hợp số liệu

Bước 6: Làm sạch, phân tích dữ liệu

Tác giả loại bỏ các quan sát không hợp lệ, giữ lại những quan sát hợp lệ dé đưavào phân tích Tác gia sử dung phần mềm SPSS 23 dé phân tích số liệu

Trang 28

Bước 7: Viét bao cáo

Tác giả sử dụng kết qua phân tích số liệu từ bước 6 dé viết báo cáo theo cau trúc

đã nêu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Mô hình lý thuyết2.3.1.1 Mô hình lý thuyết về các yếu tô tiềm năng ảnh hưởng

Trên cơ sở kết quả tổng quan và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất môhình lý thuyết bao gồm các yếu tố sau: Giới tính, Ngành theo học, Sống cùng giađình, Thu nhập, Sự có sẵn của cơ sở hạ tầng hỗ trợ phân loại CTRSH tại nguồn tại

nơi sinh sống, Hiểu biết về việc phân loại CTRSH tại nguồn, Thái độ đối với việc phân loại CTRSH tại nguồn, Sự quan tâm tới các vẫn đề môi trường, mức độ đầy đủ

của các chính sách khuyến khích và quy định bắt buộc phân loại CTRSH tại nguồn

Từ đây, tác giả đưa ra mô hình lý thuyết:

Giới tính Sự có sẵn của cơ sở hạ tầng hỗ trợ phân

loại CTRSH tại nguôn tại nơi sinh sông

Ngành theo học Hiểu biết việc phân loại CTRSH tại

Đánh giá về độ đầy đủ của các quy địnhn 1 Đánh giá về độ đầy đủ của các chính sách

bắt buộc phân loại CTRSH tại nguôn khuyến khích phân loại CTRSH tại nguồn

Biểu đồ 2.2: Mô hình lý thuyết2.3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả tổng quan tài liệu và tham khảo gợi ý của chuyên gia, tác giảđưa ra các giả thuyết sau:

Trang 29

Giả thuyết 1 (H1): Giới tính có ảnh hưởng tới việc phân loại chất thải rắn sinhhoạt tại nguồn của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội

Giả thuyết 2 (H2): Ngành theo học của sinh viên có ảnh hưởng tới việc phân

loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của sinh viên trường Đại học Kinh té

-Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia thuyết 3 (H3): Việc sống cùng gia đình có ảnh hưởng tới việc phân loạichất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đạihọc Quốc gia Hà Nội

Giả thuyết 4 (H4): Thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực cực tới việc phân loại

chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại

học Quốc gia Hà Nội

Giả thuyết 5 (H5): Sự có sẵn của cơ sở hạ tầng hỗ trợ phân loại CTRSH tạinguồn tại nơi sinh sống có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loại chất thải rắnsinh hoạt tại nguồn của sinh viên trường Đại học Kinh té - Đại học Quốc gia

Hà Nội

Giả thuyết 6 (H6): Hiểu biết việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của

sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia thuyết 7 (H7): Thái độ đối với việc phân loại chất thải ran sinh hoạt tạinguồn có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồncủa sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Giả thuyết 8 (H§): Sự quan tâm tới các van đề môi trường có ảnh hưởng tíchcực cực tới việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của sinh viên trường

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia thuyết 9 (H9): Mức độ day đủ của các quy định bắt buộc phân loạiCTRSH tại nguồn của chính phủ có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loạiCTRSH tại nguồn của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia

Hà Nội

Trang 30

- Giả thuyết H10 (H10): Mức độ day đủ của các chính sách khuyến khích phân

loại CTRSH tại nguồn của chính phủ có ảnh hưởng tích cực tới việc phân loạiCTRSH tại nguồn của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia

Hà Nội

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập số liệu từ các nguồn trên cáctrang web của các tạp chí uy tín trên thế giới, cơ sở dữ liệu khoa học, thư viện đại họcQuốc gia Hà Nội và các báo cáo của chính phủ và các tô chức khác Việc kế thừanhững kết quả của các nghiên cứu đi trước giúp hình thành mô hình nghiên cứu vàgiả thuyết nghiên cứu

2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a Bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế online thông qua Google Form và thực hiện khảo sát từngày 12/10/2023 tới ngày 29/10/2023 Bảng hỏi bao gồm 13 câu hỏi được chia làmhai phần như sau:

Phần thứ nhất là thông tin chung của người trả lời bao gồm các hỏi bao gồm: Giới

tính, thu nhập, ngành đang theo học, niên khóa

Phan thứ hai là khảo sát về các yếu tô ảnh hưởng tới quyết định phân loại chat

thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

b Phương pháp chọn mẫu

Tác giả thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Tổng thê được lấy

từ danh sách sinh viên đang theo học tính tới ngày 12/10/2023 tại trường Đại học

Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN