Nội dung bài viết gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về VoIP[1] Chương 2: Các giao thức VoIP [2] Chương 3: Khảo sát và xây dựng hệ thống mạng VoIP cho doanh nghiệp[3] Trong quá trìn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ
Tên đề tài:
KỸ NĂNG TRÌNH BÀY VĂN BẢN NÂNG CAO
VỚI MICROSOFT WORD
SVTH:
Số thứ tự:
Mã sinh viên:
GVHD:
Đà Nẵng, tháng 11/2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ
Tên đề tài:
KỸ NĂNG TRÌNH BÀY VĂN BẢN NÂNG CAO
VỚI MICROSOFT WORD
SVTH:
Số thứ tự:
Mã sinh viên:
GVHD:
Đà Nẵng, tháng 11/2023
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet hiện nay, cùng với các dịch vụ đi kèm, công nghệ truyền giọng nói qua mạng Internet (VoIP) dần một thay thế công nghệ truyền giọng nói qua mạng điện thoại truyền thống
Với những ưu điểm của mình công nghệ VoIP sẽ ngày một phát triển trong tương lai Và các doanh nghiệp với hạ tầng mạng đã được xây dựng tốt và hoàn thiện cũng đang hướng tới việc sử dung công nghệ VoIP để dần thay thế mạng điện thoại truyền thống Đồ án với
đề tài “Xây dựng giải pháp VoIP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” sẽ trình bày cái nhìn tổng quan về hệ thống VoIP, cũng như thiết lập thử nghiệm hệ thống VoIP với các thiết bị sẵn
có, cùng với đó đề xuất các giải pháp triển khai VoIP cho các doanh nghiệp Nội dung bài viết gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về VoIP[1]
Chương 2: Các giao thức VoIP [2]
Chương 3: Khảo sát và xây dựng hệ thống mạng VoIP cho doanh nghiệp[3]
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do kiến thức và kinh nghiệm của em còn hạn chế vì vậy không tránh được những thiếu sót, rất mong được sự nhận xét và góp ý của Thầy Cô cùng bạn bè
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH iii
DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU iv
CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VOIP 1
1.1 Khái niệm VoIP 1
1.2 Nguyên tắc hoạt động 1
1.2.1 Nguyên tắc hoạt động 1
1.2.2 Phiên hoạt động 1
1.3 Các kiểu kết nối sử dụng VoIP 2
1.3.1 Computer to Computer 2
1.3.2 Computer to Phone 2
CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2: CÁC GIAO THỨC CỦA VOIP 4
2.1 Giao thức H.323 4
2.2 Giao thức H225 4
2.2.1 Bản tin RAS(Registration, Admission, Status) 4
2.2.2 Q.931 5
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1 Mô hình Computer to Computer 2 Hình 1-2 Mô hình Computer to Phone 2
Trang 6DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU
Trang 7CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VOIP
1.1 Khái niệm VoIP
VoIP là một công nghệ sử dụng băng thông internet và các kết nối IP để truyền âm thanh thời gian thực Bằng các thiết bị chuyển đổi, tín hiệu âm thanh (voice signal) sẽ được đóng gói thành thành các gói dữ liệu (data packets) và được truyền thông qua môi trường mạng Internet trong môi trường VoIP, sau đó các gói dữ liệu voice lại được chuyển thành tín hiệu âm ở thiết bị người nhận
VoIP (Voice over Internet Protocol) đã tạo nên một bước tiến lớn trong công nghệ thông tin cũng như trong hệ thống truyền thông VoIP cho phép bạn truyền tiếng nói qua
Internet tới mọi nơi trên thế giới và không phải trả cước viễn thông Mặc dù những khái niệm về các giao thức cũng như hoạt động của VoIP là đơn giản, tuy nhiên việc thực hiện
và ứng dụng các giao thức cũng như chuyển đổi tín hiệu trong VoIP là phức tạp Để gởi voice, thông tin phải được đóng gói thành những gói (packet) giống như dữ liệu Ta có thể dùng kĩ thuật nén gói để tiết kiệm băng thông, thông qua những tiến trình codec (compressor/de-compressor)
1.2 Nguyên tắc hoạt động
Giọng nói của ta là những tín hiệu analog Và để chuyển sang được tín hiệu số ta phải dùng những thuật toán đặc biệt Những thiết bị khác nhau có cách chuyển đổi khác nhau như VoIP phone hay softphone Nếu dùng điện thoại analog thông thường thì cần một thiết bị chuyển đổi là Telephony Adapter (TA) Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng vào gói tin và gửi trên mạng IP Trong suốt tiến trình một giao thức như SIP hay H323 sẽ được dùng để điểu khiển cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối… và RTP là giao thức truyền tải voice data
Thiết lập cuộc gọi: trong quá trình này, để người gọi và người nhận kết nối được với nhau cần xác định đúng vị trí của người gọi và yêu cầu một kết nối để liên lạc với người nhận Khi địa chỉ người nhận được xác định là tồn tại trên các server thì các server đó sẽ thiết lập một kết nỗi giữa hai người cho quá trình trao đổi dữ liệu voice diễn ra
Trang 8Xử lý tín hiệu giọng nói: Tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số (digital) rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền (bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa (tăng độ bảo mật) Các voice samples sau đó sẽ được chèn vào các gói dữ liệu để được vận chuyển trên mạng Giao thức RTP sẽ dùng cho các gói voice Một gói tin RTP
có các field header để có thể chứa các thông tin cần thiết cho việc biên dịch lại các gói tin sang tín hiệu voice ở thiết bị người nhận cuộc gọi Các gói tin voice được truyền đi bởi giao thức UDP Ở thiết bị cuối, tiến trình được thực hiện ngược lại
1.3 Các kiểu kết nối sử dụng VoIP
Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VOIP -1 Mô hình Computer to Computer
Với một kênh truyền internet có sẵn, là một dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng khắp nơi trên thế giới Chỉ cần người gọi (caller) và người nhận (receiver) sử dụng chung một VoIP service (skype, MSN, yahoo messenger…) 2 headphone + microphone, sound card Cuộc hội thoại là không giới hạn Và nó được áp dụng trong một tổ chức hay một công ty để thuận tiện cho việc liên lạc mà không cần nắp thêm tổng đài nội bộ
Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VOIP -2 Mô hình Computer to Phone
Trang 9Trong mô hình này mạng Internet và mạng PSTN có thể giao tiếp với nhau nhờ một thiết
bị đặc biệt đó là Gateway
Là một dịch vụ có phí Bạn phải trả tiền để có một account + software Với dịch vụ này một máy PC có kết nối tới một máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu (tùy thuộc vào phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép Người gọi sẽ
bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có
Ưu điểm: Đối với các cuộc hội thoại quốc tế, người sử dụng sẽ tốn ít phí hơn một cuộc hội thoại thông qua hai máy điện thoại thông thường, chi phí rẻ và dễ nắp đặt
Nhược điểm: chất lượng cuộc gọi phụ thuộc vào kết nối internet và service nhà cung cấp
Trang 10CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2: CÁC GIAO THỨC CỦA VOIP
VoIP cần 2 loại giao thức: Signaling protocol và Media Protocol ⮚ Signaling Protocol: là các giao thức điều khiển việc thiết lập cuộc gọi Các loại signaling protocols bao gồm: H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248 và các loại giao thức có bản quyền riêng như
UNISTIM, SCCP, Skype, CorNet-IP, … ⮚ Media Protocols: điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường mạng IP Các loại Media Protocols như: RTP (Real-Time Protocol), RTCP (RTP control Protocol), SRTP (Secure Real-Time Transport Protocol),
và SRTCP (Secure RTCP)
2.1 Giao thức H.323
H.323: là giao thức được phát triển bởi ITU-T (International telecommunication Union Telecommunication Standardization Sector) Giao thức này chuyển đổi các cuộc hội thoại voice, video, hay các tập tin và các ứng dụng đa phương tiện cần tương tác với PSTN
2.2 Giao thức H225
H.225 bao gồm các bản tin RAS và Q.931 Các bản tin RAS liên quan đến việc quản lý user, còn Q.931 mang phần báo hiệu cuộc gọi Cả hai giao thức dùng kênh kết nối riêng là kênh RAS và kênh báo hiệu cuộc gọi
2.2.1 Bản tin RAS(Registration, Admission, Status)
Chức năng chính của các bản tin RAS:
- EP(endpoint) phát hiện ra GK mà chúng sẽ phải đăng ký
- EP đăng ký với GK của nó
- EP phải yêu cầu sự cho phép của GK khi khởi tạo một cuộc gọi - EP yêu cầu giải phóng cuộc gọi
- Trước khi ngắt kết nối với GK, EP phải ngắt đăng ký
Bản tin RAS được gửi đi bằng giao thức vận chuyển UDP EP và GK trao đổi thông tin trên kênh RAS theo dạng client-server
Bảng CHƯƠNG 2: CÁC GIAO THỨC CỦA VOIP -1 Các bản tin RAS
Trang 11GRQ Gatekeeper Request
Q.931 là khuyến nghị của ITU-T cho báo hiệu cuộc gọi, làm chức năng thiết lập, duy trì
và kết thúc cuộc gọi Bản tin Q.931 được vận chuyển bằng giao thức TCP EP sẽ thương lượng lắng nghe trên port nào Quá trình thỏa thuận này được thực hiện bằng các bản tin RAS (trong call Admission), port 1720 thường được chọn
Bảng CHƯƠNG 2: CÁC GIAO THỨC CỦA VOIP -2 Các loại bản tin Q.931
cuộc gọi CallProceeding Không có thông tin thiết lập cuộc gọi nào
nữa
Trang 12KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Kết quả đạt được
Qua việc nghiên cứu về mạng VoIP, chúng em nhận thấy được cơ hội và hướng phát triển của nó trong tương lai Nội dung được đề cập trong đồ án môn học là hết sức cơ bản nhưng khá đầy đủ và toàn diện cho ta thấy được những lợi ích mà VoIP đem lại, tính vượt trội và sự tương thích của VoIP với công nghệ thoại trước đó, bên cạnh đó cũng còn tồn tại những hạn chế
Hướng phát triển của đề tài
Đồng thời mô hình ứng dụng VoIP vào thực tế là có tính khả thi Sau khi hoàn thành nội dung đồ án này, chúng em đã học hỏi được rất nhiều và đã chắp nối được các kiến thức học trên lớp về mạng viễn thông, về các giao thức cơ bản Nó giúp em phát triển tư duy, tính kiên nhẫn trong việc tìm cách giải quyết vấn đề
Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em hoàn thành đồ án này
Sinh viên: Nguyễn Văn Nam
Trang 13TÀI LIỆU THAM KHẢO