1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày học thuyết pháp trị và liên hệ thực tế việc Áp dụng học thuyết pháp trị tại các doanh nghiệp việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Học Thuyết Pháp Trị Và Liên Hệ Thực Tế Việc Áp Dụng Học Thuyết Pháp Trị Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Thị Hương Giang, Dương Thị Thu Hà, Nguyễn Hoàng Khánh Hà, Nguyễn Bích Hạnh, Hoàng Thị Bích Hậu, Nguyễn Duy Hiệp, Lương Thanh Hoa, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Người hướng dẫn Bùi Khánh Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực Căn Bản
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 371,69 KB

Nội dung

Hoàn cảnh ra đời của học thuyết Pháp trị  Từ thuở sơ khai của loài người để các hoạt động của mình có hiệu quả như mong ước các nhà quản lý đã biết cách vận dụng những học thuyết quản l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Quản Trị Nhân Lực

🙡🙡🕮🕮🕮

ĐỀ TÀI TRÌNH BÀY HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bộ môn : Quản Trị Nhân Lực Căn Bản

Lớp học phần : 242_CEMG0111_08

Nhóm thực hiện : 03

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Khánh Linh

Hà Nội, 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

trưởng

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Pháp trị

Hoàng Thị Bích Hậu

II Liên hệ thực tế

II Liên hệ thực tế

Phần 2.2 Nguyễn Thị Hương GiangNguyễn Hoàng Khánh Hà

II Liên hệ thực tế

Dương Thị Thu Hà

Trang 4

Mục lục

I Lý thuyết về học thuyết Pháp trị 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết Pháp trị 5

1.3 Học thuyết Pháp trị của Phi Hàn 5

1.3.1 Pháp 6

1.3.2 Thế 6

1.3.3 Thuật 6

1.4 Đánh giá 7

1.4.1 Ưu điểm 7

1.4.2 Nhược điểm 7

II Liên hệ thực tiễn 8

2.1 Giới thiệu doanh nghiệp Vietnam Airline 8

2.1.1 Lịch sử hình thành 8

2.1.2 Một số thành tựu đạt được 9

2.1.3 Logo của Vietnam Airlines 10

2.1.4 Quy mô hoạt động 10

2.1.5 Tầm nhìn và sứ mệnh của Vietnam Airline 13

2.1.6 Giá trị cốt lõi 13

2.1.7 Định hướng tương lai 13

2.2 Liên hệ áp dụng theo Pháp Trị 14

2.2.1 Xây dựng và thực thi các quy định nội bộ chặt chẽ đồng thời đề cao sự kỷ luật 14

2.2.2 Cơ chế đánh giá và thưởng phạt minh bạch, trung thực, rõ ràng 15

2.2.3 Quản lý lao động theo tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ các quy định pháp lý quốc tế 15

2.2.4 Cơ chế giám sát và kiểm tra 15

2.3 Thành tựu 16

2.4 Hạn chế 17

III Đề xuất giải pháp 17

3.1 Giải pháp để tiếp tục duy trì những thành tựu 17

3.2 Giải pháp để giải quyết những hạn chế 18

Trang 5

I Lý thuyết về học thuyết Pháp trị

I.1 Khái niệm

Học thuyết Pháp trị là học thuyết chủ trương dùng pháp luật để cai trị xã hội, trị quốc an dân Những người theo trường phái này được gọi là Pháp gia

I.2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết Pháp trị

 Từ thuở sơ khai của loài người để các hoạt động của mình có hiệu quả như mong ước các nhà quản lý đã biết cách vận dụng những học thuyết quản lý để đưa tổ chức đạt được mục tiêu. 

 Cùng với ý muốn chinh phục và cải tạo thế giới vật chất để phục vụ cho nhu cầu con người nên con người đã biết tìm cách sắp xếp các yếu tố vật chất theo một trật

tự nhất định để điều khiển chúng có mục mục đích hơn, đó chính là nền tảng ban đầu cho sự ra đời các học thuyết quản lý

 Không chỉ sinh ra từ ý chí mà nó được đúc kết qua thực tiễn chinh phục thế giới khách quan của con con người, xuất phát từ việc cùng hợp tác để sản xuất làm gia tăng mức chuyên môn hóa hoạt động và quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động thì việc cần có các học thuyết khoa học quản lý ra đời và phát triển. 

 Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử xã hội thời Chiến Quốc (403 - 221 TCN), thời kỳ loạn lạc và bất ổn hơn thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra liên miên, đạo đức suy đồi, quan lại tham nhũng nhưng kinh tế lại phát triển hơn Thời kỳ này các vua chúa nhận thấy dùng tư tưởng Đức trị để cai trị phải rất lâu mới đem lại kết quả vì vậy đã áp dụng pháp luật vào cai trị. 

I.3 Học thuyết Pháp trị của Phi Hàn

 Có nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại theo trường phái Pháp trị như Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Bại, nhưng Hàn Phi (280 - 233 TCN) là người có công nghiên cứu và phát triển trường phái Pháp trị một cách hệ thống, logic. 

 Quan điểm của Hàn Phi về con người đó là ngoại trừ một số ít thánh nhân, còn thì phần lớn con người: Tranh nhau vì lợi; Lười biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm nữa; Chỉ phục tùng quyền lực

 Từ quan niệm nhân chi sơ tính bản ác Hàn Phi đề xuất biện pháp quản trị nhân lực dùng Pháp làm phạm trù hạt nhân, là nhân tố quyết định và đặt Pháp trong mối quan hệ chặt chẽ với hai phạm trù Thế và Thuật. 

I.3.1 Pháp

 Pháp là luật phá, hiệu lệnh, quy định được công bố công khai mọi người đều biết

và tuân thủ

Trang 6

 Theo Hàn Phi Tử, Pháp còn có nghĩa là lệnh “cấm”, thưởng phạt sẽ được xem xét theo công lao Người làm đúng theo lệnh sẽ được thưởng còn trái lệnh sẽ bị trừng trị, Từ đó, họ biết được vai trò bổn phận của mình, khích lệ con người tuân theo pháp luật Phương pháp này sẽ là cách cai trị hiệu quả nhất, bởi con người đều có bản chất tránh hại cầu lợi. 

 Việc thi hành Pháp phải công khai, nghiêm minh, không được tùy tiện thay đổi, không phân biệt giai cấp khi kết luận tội, phải công bằng nghiêm chỉnh “Pháp luật phân minh thì người trên được coi trọng, không bị lấn Người trên được coi trọng không bị lấn thì vua mạnh, nắm được cái mối quan trọng”

 Các nhà lãnh đạo phải nêu gương trong thi hành, thực hiện pháp luật

I.3.2 Thế

 Thế là thế lực, địa vị, quyền lực của người đứng đầu, của người lãnh đạo, cụ thể ở đây là Vua Vua phải sử dụng triệt để quyền lực của mình để cai trị đất nước Nhà vua phải nắm giữ quyền lực tuyệt đối, không trao quyền cho người khác

 Thế là một hệ quả tất yếu khi đã đề ra Pháp Khi có Pháp thì phải vận vận dụng Thế, sử dụng quyền lực để ban hành và đảm bảo sao cho luật pháp được thực hiện đúng, dùng pháp luật củng cố với quyền lực

 hàn Phi Tử cho rằng quyền lực chính là điều kiện căn bản nhất của nhà quản lý I.3.3 Thuật

 Ngoài Pháp và Thế thì cần phải đến Thuật Đó là những thủ thuật, phương pháp, cách thức cai trị của nhà quản lý

 Thuật dùng để trị quan, kiểm soát thần thuộc, là phương thức dùng người sao cho mọi người đều tập trung tận lực để thi hành pháp luật. 

 Vua phải luôn sáng suốt, cảnh giác với quân thần xung quanh, các mối quan hệ như: vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng đều tuyệt đối không thể tin tưởng và luôn phải cảnh giác Phải lấy sự nghi kỵ để làm nguyên tắc

 Phải dùng thuật để điều khiển quan lại tuân theo mệnh lệnh, pháp luật, không được

để quân thần lợi dụng Phải kiểm tra hiệu quả công việc, làm tốt thì thưởng hậu, không tốt thì phạt nặng. 

Ba yếu tố trên luôn bổ trợ cho nhau, không thể thiếu đi yếu tố nào Việc dùng pháp luật

để trị nước là một biện pháp đúng đắn Để quản trị thành công nhà quản trị cần có Pháp

và Thế mang tính ổn định tương đối, rõ ràng, minh bạch nhưng Thuật phải bí mật, biến hóa tùy người, tùy việc và tùy thời

 Trong các hoạt động quản trị nhân lực: Đề cao chính sách dùng người theo thuyết hình danh Trong đánh giá nhân lực, Hàn Phi nêu rõ khi giao việc thì phải kiểm tra kết quả công việc và nhấn mạnh nhà quản trị phải có phương pháp để nghe lời cấp dưới nói, xem lời nói của họ có giá trị không, phải đánh giá nhiều mặt để biết tâm địa của họ, từ đó mà tin tưởng giao nhiệm vụ và thông qua thực tế, lấy thực tiễn là

Trang 7

tiêu chuẩn để đánh giá năng lực thực sự của họ Trong đãi ngộ, thưởng phạt phải công bằng theo đúng quy định, quy trình khách quan, rõ ràng

I.4 Đánh giá

I.4.1 Ưu điểm 

 Khẳng định được tầm quan trọng của pháp luật

Then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào pháp luật Nếu pháp luật được thi hành một cách rộng rãi và đúng đắn thì xã hội mới ổn định chính là tiền đề

để xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no

 Đề cao tinh thần bình đẳng

Mọi người bình đẳng trước pháp luật Ai làm sai thì phạt, ai lập công thì thưởng. 

 Tạo ra phương pháp quản trị Pháp - Thế - Thuật Tiền đề của ba đặc trưng cơ bản của pháp luật hiện hiện đại

 Coi trọng năng lực của nhà lãnh đạo, khuyến khích và trọng dụng được nhân tài Nhà vua, nhà lãnh đạo phải lý trí, công bằng, có sự tư duy và biết nhìn nhận con người dựa trên năng lực để họ có cơ hội được trọng dụng, phục vụ đất nước. 

I.4.2 Nhược điểm

 Bỏ qua giá trị nhân văn của con người và độc độc tôn pháp luật

Thứ pháp luật mà học học thuyết pháp trị đề cao là pháp luật hà khắc, tàn bạo khác xa với pháp luật ngày nay Thượng tôn pháp luật nhưng lại nằm dưới một người (nhà vua) gây ra nỗi sợ hãi tột cùng cho nhân dân, buộc nhân dân phải tuân theo một cách rập khuôn.  

 Thể hiện sự coi thường trí tuệ và sức mạnh của nhân dân

Pháp gia chỉ chú trọng đến tính dụng hình và pháp luật chứ không giáo dục dân nên biết cách tôn trọng, áp dụng và thực hiện pháp luật như thế nào

 Không có yếu tố đảm bảo quyền con người

Từ quan điểm bản chất con người trong xã hội đều mang bản tính ác, thực dụng và vụ lợi

Do đó pháp luật được xây dựng mà không chứa đụng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. 

Mặc dù cũng còn những hạn chế như quá đề cao quyền lực, thuật trừ gian cực kỳ

thâm hiểm và tàn độc nhưng không thể phủ nhận giá trị nổi bật của trường phái Pháp trị vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay đó là việc áp dụng pháp luật trong quản trị Bên cạnh đó Hàn Phi Tử trùng quan điểm với Khổng Tử về sự quyền biến và tính thực tế trong hành động

II Liên hệ thực tiễn

2.1 Giới thiệu doanh nghiệp Vietnam Airline

2.1.1 Lịch sử hình thành

Trang 8

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt NAm bắt đầu từ tháng 1/1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2 Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956

Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều chuyến bay quốc tế đến các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO)

Tháng 4/1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ

sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt

Trang 9

2.1.2 Một số thành tựu đạt được

Năm  Thành tựu

1996 Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng

1997 Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng

2000 Bằng khen Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam

2001 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

2003 Huân chương Độc lập hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng

2005 Giải thưởng Sao Khuê

2010 Huân chương Hồ Chí Minh do Chủ tịch nước trao tặng

2010 Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng

2011 Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng

2011 Cờ thi đua của Chính phủ (Giải Ba) khối thi đua các Tập đoàn và Tổng công ty

Nhà nước

2012 Cờ thi đua của Chính phủ (Giải Nhất) khối thi đua các Tập đoàn và Tổng công ty

Nhà nước

2.1.3 Logo của Vietnam Airlines

Ý nghĩa: Logo của Việt Nam Airline là Bông Sen Vàng Hoa Sen một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam Hoa Sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc Đó là những phẩm chất quý giá của Hoa Sen và là lý do để Vietnam Airlines lựa chọn Hoa Sen làm biểu tượng mới của mình Màu vàng của Hoa Sen tượng trưng cho chất lượng và sự hoàn hảo, sang trọng

Trang 10

2.1.4 Quy mô hoạt động

Mạng lưới đường bay: Vietnam Airlines khai thác hàng trăm chuyến bay mỗi ngày với

mạng lưới đường bay rộng khắp, bao gồm cả nội địa và quốc tế Hãng bay này kết nối các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với các điểm đến quốc tế như châu Á, châu Âu, châu Úc và châu Mỹ

Trang 12

Số lượng máy bay: Đội bay của Vietnam Airlines gồm hơn 100 máy bay hiện đại, bao

gồm các dòng máy bay như Airbus A350, Boeing 787 Dreamliner, Airbus A321, và nhiều loại máy bay khác

Trang 13

2.1.5 Tầm nhìn và sứ mệnh của Vietnam Airline

Giữ vững vị thế là tổng công ty: là doanh nghiệp hàng không tại Việt nam

Tập đoàn hàng không – VNA group: giữ vững thị phần số 1 tại nội địa Việt Nam

Vietnam Airline là hãng hàng không quốc gia: lực lượng vận tải chủ lực tại Việt

Nam: Lực lượng vận tải chủ lực tại Việt Nam hãng hàng không hàng đầu Châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn

Cung Cấp dịch vụ hàng không: chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Tạo môi trường làm việc thân thiện: Chuyên nghiệp, hiệu quả, nhiều cơ hội phát

 triển cho người lao động

Kinh doanh có hiệu quả: Đảm bảo có lợi ích bền vững cho cổ đông.

2.1.6 Giá trị cốt lõi

 An toàn là số 1

 Khách hàng là trung tâm

 Người lao động là tài sản quý giá nhất

 Tập đoàn hàng không có trách nhiệm

2.1.7 Định hướng tương lai

Vietnam Airlines đã thực hiện chiến lược phát triển đội bay theo hướng ưu tiên lựa chọn những chủng loại máy bay sử dụng công nghệ tiên tiến trong ngành hàng không dân dụng thế giới Liên tiếp trong các năm vừa qua, hãng đã tiến hành đặt mua mới, nâng cấp đội máy bay hiện tại nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành hãng hàng không lớn trong khu vực,

mở rộng đội bay lên 101 chiếc vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020 với nhiều loại máy bay công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường như Airbus A350XWB, Boeing 787-9

Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á. 

2.2 Liên hệ áp dụng theo Pháp Trị

Thuyết Pháp trị, hay còn gọi là "Pháp trị" (Legalism), là một lý thuyết chính trị và quản lý nhấn mạnh sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, luật lệ và sự quản lý cứng

Trang 14

nhắc để duy trì trật tự và hiệu quả Vietnam Airlines đã áp dụng nhiều nội dung thuyết Pháp trị trong việc quản lý và điều hành:  

2.2.1 Xây dựng và thực thi các quy định nội bộ chặt chẽ đồng thời đề cao sự kỷ

luật

 Xây dựng và thực thi các quy định chặt chẽ: trong quá trình tuyển dụng Vietnam Airlines xây dựng các tiêu chuẩn về chuyên môn cao, quy trình tuyển dụng thông qua nhiều bước Sau khi được tuyển chọn, nhân viên mới thường phải tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu do Vietnam Airlines tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng

và đảm bảo họ đáp ứng được các yêu cầu công việc khắt khe Vietnam Airlines cũng đề ra các chuẩn mực, mục tiêu cụ thể cho quy trình tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực của nhân viên Điều này nhằm đảm bảo mọi nhân lực của hãng đều được tuyển chọn và đào tạo theo những tiêu chí thống nhất, không có sự thiên

vị và tất cả đều được minh bạch, rõ ràng. 

 Quy định về kỷ luật và văn hóa an toàn: 

 “Văn hóa an toàn”: Vietnam Airlines hoạt động dựa trên nguyên tắc “An toàn là số một” An toàn được cam kết như một giá trị cốt lõi, lâu dài, ở mọi cấp độ từ cá nhân cho đến tổ chức, từ các thành viên chuyến bay đến bộ phận hỗ trợ hay giám sát phải cam kết cung cấp dịch vụ an toàn Mọi thành viên gắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung, đảm bảo được sự hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân Từ đó, các cá nhân có ý thức thực hiện đúng vai trò theo định hướng của doanh nghiệp Đồng thời, Vietnam Airlines triển khai xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống Bộ định nghĩa và hướng dẫn thực hiện văn hóa chính trực để đảm bảo sự chính trực trong xử lý các lỗi vi phạm an toàn

 Quy định về tính kỷ luật: 

Song hành cùng yếu tố an toàn, văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines bao gồm nhiều chỉ thị nâng cao kỷ cương, kỷ luật khi khai thác chuyến bay và báo cáo tình hình Bên cạnh các báo cáo bắt buộc, đội ngũ nhân viên Vietnam Airlines cũng quen thuộc với việc báo cáo tự nguyện. 

Vietnam Airlines áp dụng những quy định nghiêm ngặt về tuân thủ giờ làm việc, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho phi công và tiếp viên Các nhân viên phải tuân thủ tuyệt đối các quy định này và nếu vi phạm sẽ xử lý theo đúng quy định

2.2.2 Cơ chế đánh giá và thưởng phạt minh bạch, trung thực, rõ ràng 

Điểm ấn tượng của văn hóa của Vietnam Airlines nằm ở tính trung thực, minh bạch. 

 Khi làm việc, các nhân viên không ngại báo cáo sai phạm Bởi lẽ, công ty không

kỷ luật những cá nhân thông báo ngay tức thì mà sẽ tập trung giải quyết sai phạm, sau đó cân nhắc mức độ thiệt hại và ra quyết định kỷ luật Điều này giúp giảm thiểu tối đa các sự cố bất ngờ ảnh hưởng đến an toàn bay. 

Ngày đăng: 30/11/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w