Bíquyếtthựctậpởcáccôngtyevent Đối với một người làm event quan trọng nhất là kỹ năng làm việc chứ không phải bằng cấp. Mặc dù kiến thức chuyên môn là một phần không thể thiếu để giúp bạn thành công với nghề nhưng trong nghề tổ chức event những kiến thức này chủ yếu sẽ bồi đắp thông qua quá trình làm việc của bạn cộng với thái độ cầu thị học hỏi. Là sinh viên trên ghế nhà trường, là một người chưa biết gì về event, bạn cũng có thể dễ dàng bước chân vào nghề nếu có một phương pháp tiếp cận phù hợp. Hôm nay F-Event sẽ chia sẻ với các bạn một con đường tắt để đến với nghề mình yêu thích: Đó là thựctập tại côngty event. Đây là cách thực tế và nhanh chóng nhất để các bạn vừa học vừa hành hiệu quả. Bước đầu tiên: Tìm hiểu về cáccôngtyevent Bạn nên dành một vài ngày để tìm hiểu về "event" và cáccôngty trong lãnh vực này. Thông tin và tài liệu không thiếu gì trên mạng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy để nghiên cứu. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên bỏ công tìm hiểu trước, vì như vậy nó chứng tỏ sự quan tâm nghiêm túc mà bạn dành cho công việc mình sắp làm. Tìm hiểu về cáccôngtyevent còn giúp bạn chọn lựa được một côngty phù hợp cho mình. Bước thứ hai: Chuẩn bị một hồ sơ dự tuyển Bạn hãy viết một thư ngỏ ấn tượng, trình bày vắn tắt về mình, sự yêu thích đối với nghề và những điểm mạnh mà bạn cho rằng sẽ giúp bạn thành công với nghề. Sau đó ngỏ ý được thựctập không lương tại công ty. Đây là mẫu thư ngỏ của một ứng viên gởi cho côngty họ muốn thực tập. Kính gửi ông P! Tôi gởi đến ông email này để hỏi xem côngty ông có thể nhận một người chưa có nhiều kinh nghiệm về tổ chức event nhưng có năng lực và đầy tinh thần học hỏi như tôi vào thựctập và hỗ trợ những người trong côngty ông một số công việc hay không. Hiện tôi đang là đại diện bán hàng cho điện thoại Sony Ericsson. Tôi từng được đào tạo về chuyên ngành Quản lý đất đai, không liên quan đến ngành Marketing nhưng, tôi cảm thấy rất có duyên và yêu thích công việc liên quan đến marketing – quảng cáo – tổ chức event và thực tế, tôi đã có nhiều cơ hội tiếp xúc, làm việc trong môi trường này. Tuy chỉ tốt nghiệp trung cấp, lại không được đào tạo chuyên ngành về maketing nhưng tôi thực sự yêu thích và tin tưởng vào khả năng làm việc trong lĩnh vực này. Trước đây, dù rất đam mê nhưng rào cản về bằng cấp và kiến thức khiến tôi chưa có cơ hội để thực hiện nguyện vọng của mình, sau một thời gian tự tìm hiểu cũng như làm PG, sales girl, phụ việc tổ chức event , tôi mạnh dạn tìm kiếm cơ hội để phát triển niềm yêu thích của mình, và tôi nghĩ đây chính là cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Tôi cho rằng tất cả những công việc tôi từng làm đều liên quan mật thiết và là nền tảng cho công việc sau này, cũng như những kiến thức tích luỹ được sẽ giúp ích cho một người làm event. Trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp và chỉ trọng dụng những người thực sự có khả năng thì tôi tin là dù có thể yếu thế hơn những ứng viên khác nếu phải đem so bằng cấp nhưng về những nhân tố cần có của một người làm event đó là niềm đam mê, sự năng động, sáng tạo và nhạy bén thì tôi hoàn toàn đủ tự tin để tìm đến những thử thách trong công việc này. Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ông vì đã đọc thư này, mong sớm nhận được hồi âm cũng như những góp ý của ông về CV và rất hy vọng được ông thu xếp cho một buổi gặp mặt để tôi có thể trình bày nhiều hơn về khả năng của mình. Chúc ông một ngày làm việc hiệu quả! Bạn hãy kèm theo đó là một sơ yếu lý lịch liệt kê chi tiết quá trình học tập, làm việc. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng động, chịu khó và chu đáo trong công việc nên bạn cố gắng chứng tỏ những điều này qua hồ sơ của mình. Hãy đưa vào đó những hoạt động ngoại khoá mình đã làm ở trường như tham gia một câu lạc bộ, tổ chức một buổi ca nhạc cho sinh viên, những công việc part time mình đã trải qua, kể cả việc phát tờ rơi hay làm PG, vì nó chứng tỏ được sự năng động và cọ sát thực tế của bạn. Không nên viết sơ yếu lý lịch quá dài dòng, mà hãy súc tích hoá nó bằng những gạch đầu dòng nêu ngắn gọn những gì bạn muốn thể hiện. Nếu bạn đã từng lập một kế hoạch, lên một lịch trình công việc , bạn có thể đưa vào để nhà tuyển dụng biết bạn có kỹ năng làm việc. Nếu có những hình ảnh, bài báo về những gì đã làm thì hãy mạnh dạn đính kèm để chứng tỏ độ chân thật thì hồ sơ sẽ càng tăng thêm tính thuyết phục. Bước thứ ba: Nộp đơn dự tuyển vào côngty Nếu bạn có những bạn bè đã làm trong nghề, hãy thử nhờ họ giới thiệu bạn tới thựctậpở một côngty họ quen biết. Còn nếu không hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin liên lạc của người phụ trách tại cácevent agency. Chúng tôi khuyên bạn nên tìm được thông tin liên lạc của giám đốc côngty hoặc người phụ trách tổ chức event thay vì gởi cho phòng nhân sự, bởi giám đốc hoặc trưởng phòng event sẽ trực tiếp là người cân nhắc họ có nên nhận một thựctập viên hay không, sau đó họ sẽ liên lạc phỏng vấn hoặc liên hệ phòng nhân sự nhờ phỏng vấn. Còn nếu bạn gởi thẳng đến phòng nhân sự thì khả năng hồ sơ của bạn được chú ý rất thấp, bởi vì những chuyên viên nhân sự thường ít quan tâm đến những vị trí như thực tập, trừ khi côngty họ từ lâu đã có chính sách nhận thựctập viên thường xuyên. Hồ sơ nên gởi qua email là tốt nhất, nó giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và quan trọng hơn đây là cách tiếp cận hiệu quả nhất đối với người cần tiếp cận. Khi được gọi đi phỏng vấn, hãy cố gắng đúng giờ và ăn mặc gọn gàng, giản dị. Bạn không cần thiết phải ăn mặc quá lịch sự như một công chức với áo sơ mi trắng tinh hoặc đồ vest nghiêm nghị và đầu thì chải gel bóng mượt. Những nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi trong bụng "Không biết anh chàng/cô nàng trông như công tử/tiểu thơ này có phù hợp với công việc event vốn rất vất vả không?". Khi nói chuyện với người phỏng vấn, hãy chứng tỏ cho họ thấy là bạn có nghiêm túc tìm hiểu về nghề này và rất mong muốn được học hỏi, bạn sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, phiền toái để theo đuổi nghề. Nếu bạn chưa biết và chưa có kinh nghiệm nhiều về nghề, cũng nên thành thật bày tỏ, không nên "nổ" về những gì mình chưa thực sự làm, ví dụ như nói rằng bạn đã tổ chức event cho hơn 1000 sinh viên trong khi thực tế là bạn chỉ mới coi thằng bạn thân làm. Nhà tuyển dụng với kinh nghiệm lâu năm của mình, họ sẽ phát hiện ra sự thật chỉ sau vài câu hỏi. Bước thứ tư: Vừa học vừa hành Khi đã qua được vòng phỏng vấn và được nhận vào công ty, đây là thời điểm để bạn bắt đầu quá trình học hỏi. Hãy đề nghị đại diện côngty dành cho các bạn một buổi chia sẻ những kiến thức căn bản trong nghề. Bạn cần tìm hiểu qua quy trình để thực hiện một event từ khâu gặp khách hàng, lên ý tưởng, đấu thầu cho đến khâu cuối cùng là quyết toán chi phí, báo cáo tổng kết. Bạn cũng cần nghiên cứu cơ cấu làm việc của một nhóm dự án thực hiện event trong công ty, tìm hiểu những đầu việc trong đó để tự đánh giá xem mình có thể giúp được những việc gì. Hãy dành thời gian tìm hiểu các kế hoạch, biểu mẫu của những event họ đã làm để đỡ bỡ ngỡ. Và quan trọng nhất, đừng ngại hỏi lại tất cả những gì bạn còn mơ hồ chưa biết để trang bị cho mình một hành trang kha khá trước khi bắt đầu công việc ''thực hành'' ởcông ty. . mình yêu thích: Đó là thực tập tại công ty event. Đây là cách thực tế và nhanh chóng nhất để các bạn vừa học vừa hành hiệu quả. Bước đầu tiên: Tìm hiểu về các công ty event Bạn nên dành một. giúp bạn thành công với nghề. Sau đó ngỏ ý được thực tập không lương tại công ty. Đây là mẫu thư ngỏ của một ứng viên gởi cho công ty họ muốn thực tập. Kính gửi ông P! Tôi gởi đến ông email. Bí quyết thực tập ở các công ty event Đối với một người làm event quan trọng nhất là kỹ năng làm việc chứ không phải bằng cấp.