2.1.2 Nhân tố trung gian truyền bệnh Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch, có vai trò truyền tải mầm bệnh từ nguồn bệnh đến động vật cảm thụ.. Mầm bệnh sa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHĂN NUÔI – THÚ Y
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ BỆNH DỊCH TẢ HEO
TRÊN ĐỊA BÀN PHỐ CẦN THƠ
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Đông Sinh Viên: Phan Việt Tú Như
Lớp: Thú Y 15 Mssv: 207120041
Trang 2CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành nông nghiệp nước ta đã có từ rất lâu đời và hiện nay với khoảng 70% dân số làm nghề nông nghiệp Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước cùng với đường lối đúng đắn đã đưa ngành nông nghiệp nước ra từ chổ khủng hoảng, không đáp ứng được nhu cầu trong nước Đến nay ngành nông nghiệp
đã cung cấp một lượng sản phẩm khá dồi dào và đa dạng Hơn nữa đã có nhiều bước tiến nhảy vọt trên 2 phương diện chất và lượng Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, ngoài ra mỗi năm còn xuất khẩu được hàng triệu tấn lương thực Năm 2006 Việt Nam đã đứng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu và đã thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách nhà nước Trong điều kiện nước ta bình ổn về lương thực đây là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn Theo tổ chức thế giới (FAO), Việt Nam là nước nuôi lợn đứng thứ 7 thế giới, đứng thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á
Mang nhiều đặc điểm chung của nước ta TP Cần Thơ nằm trong khu vực đồng vằng châu thổ sông Cửu Long, đất đai màu mở phì nhiêu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Ban lãnh đạo TP đã đề ra những kế hoạch phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn Nhằm tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân trong TP
Bên cạnh thuận lợi, ngành chăn nuôi lợn còn gặp không ít khó khăn Trình
độ dân trí còn hạn chế trong việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuậ vào quy trình chăn nuôi Đang tồn tại những phương thức chăn nuôi nhro lẻ, phân tán Người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật cơ sở chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về thú y bệnh cạnh đó còn chịu những yếu tố ngoại cảnh Mặt khác đứng trước thực tế có nhiều bệnh truyền nhiễm được truyền từ động vật sang người Để khống chế dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có 4 bệnh
đỏ thường xảy ra trên lợn nhằm giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế
và đưa ngành chăn nuôi trở thành một trong những mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân Nên việc điều tra tình hình dịch bệnh là một vấn đề cần thiết, có tác dụng bảo vệ chất lượng cuộc sống của cộng đồng người Trên cơ sở này chúng tôi tiến hành đề tài:
“Tình hình chăn nuôi thú y và bệnh dịch tả heo trên địa bàn thành phố Cần Thơ.”
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu về tình hình chăn nuôi heo
Điều tra và phát hiện bệnh dịch tả
Đưa ra phương pháp và phương hướng xử lý
Trang 3CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Một số hiểu biết về quá trình sinh bệnh
Quá trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm gia súc được dựa vào tính chất lây lan mạnh phát tán rộng Khi một dịch bệnh xảy ra, có thể diễn ra trong một vùng nhất định hay phát tán cả một vùng rộng lớn hoặc có chiều ảnh hưởng lây lan mang tính chất lãnh thổ
Nguyên lý: Dịch bệnh muốn phát sinh cần phải có đầy đủ 3 yếu tố Nguồn bệnh – Các nhân tố trung gian truyền bệnh – động vât cảm thụ Đây là
3 khâu của quá trình sinh dịch, chỉ cần cắt bỏ 1 trong 3 khâu dịch không thể phát sinh
2.1.1 Nguồn bệnh
Nguồn bệnh chính là khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch
Là nơi mầm bệnh có thể cư trú thuận lợi, sinh sôi nảy nở và từ đó trong những điều kiện nhất định sẻ xâm nhập vào động vật cảm thụ bằng cách này hay cách khác để gây bệnh Động vật đang mắc bệnh, động vật mang trùng, nguồn bệnh
là người hay gia súc và nguồn dịch tự nhiên Trong đó động vật mang trùng là nguồn bệnh cực kỳ nguy hiểm chúng thường làm lây lan dịch bệnh hơn cả động vật ốm Ở một số bệnh truyền nhiễm, động vật mang trùng có tác dụng quyết định làm cho dịch phát sinh Các bệnh như Dịch tả lợn, tụ huyết trùng,…
là các bệnh thường phát sinh từ động vật mang trùng
2.1.2 Nhân tố trung gian truyền bệnh
Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch, có vai trò truyền tải mầm bệnh từ nguồn bệnh đến động vật cảm thụ Mầm bệnh sau khi được nguồn bệnh bài xuất ra ngoài sẽ tồn tại một thời gian nhất định trong các nhân tố trung gian như: Yếu tố truyền lây vi sinh vật (côn trùng, tiết túc, các động vật,…) Yếu tố truyền lây không phải là sinh vật (Đất, nước, không khí, thức ăn, và xác chết…) Rồi sẻ bị tiêu diệt nếu như không có cơ hội xâm nhập vào động vật cảm thụ
2.1.3 Động vật cảm thụ
Là những loài động vật có khả năng mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó Đây là khâu thứ 3 không thể thiếu trong quá trình sinh dịch Để tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu của động vật cảm thụ
Trang 4làm cho dịch bệnh không thể phát sinh.
2.2 Một số nhận biết về vi khuẩn – virus
Vi khuẩn (bacteria) đôi khi còn được gọi là vi trùng, là một nhóm vi sinh vật
nhân đơn bào có kích thước rất nhỏ, một số thuộc loại ký sinh trùng Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi) và thường có
cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào (cytoskeleton) và các bào
quan như ty thể và lục lạp Cấu trúc tế bào của vi khuẩn được miêu tả chi tiết trong mục sinh vật nhân sơ vì vi khuẩn là sinh vật nhân sơ, khác với các sinh vật có cấu trúc tế bào phức tạp hơn gọi là sinh vật nhân chuẩn
Vi khuẩn là nhóm hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước, suối nước nóng, và ở dạng cộng sinh và ký sinh với các sinh vật khác, và được biết là phát triển mạnh mẽ trong các tàu không
gian có người lái Nhiều tác nhân gây bệnh (pathogen) là vi khuẩn Hầu hết vi
khuẩn có kích thước nhỏ, thường chỉ khoảng 0.5-5.0 μm, mặc dù có loài có đường kính đến 0,3mm Chúng thường có vách tế bào như ở tế bào thực vật và nấm, nhưng với thành phần cấu tạo rất khác biệt Nhiều vi khuẩn di chuyển
bằng tiên mao (flagellum) có cấu trúc khác với tiên mao của các nhóm khác.
2.2.1 Ngoại độc tố
Ngoại độc tố hay exotoxin là chất độc được tiết ra bởi vi khuẩn Ngoại độc tố
có thể gây hại cho vật chủ bằng cách phá hủy các tế bào hoặc phá vỡ sự chuyển hóa tế bào bình thường Đây là những chất độc rất mạnh và có thể gây thiệt hại lớn cho vật chủ Ngoại độc tố có thể được tiết ra, hoặc, tương tự như nội độc tố có thể được giải phóng trong quá trình phân hủy tế bào
2.2.2 Nội độc tố
Là sản phẩm của nhiều loại vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn gram âm (Lê Văn Lãnh và Chu Thị Thanh Hương, 2008) Được sinh ra trong nội bào và chỉ được giải phóng khi tế bào vi khuẩn bị phá huỷ, nội độc tố có tác dụng đầu độc cơ thể ký chủ với các triệu chứng ủ rủ, sốt, bỏ ăn, gây còm…
2.2.3 Tác động bằng cơ chế lý – hoá
Vi khuẩn thích ứng một cách nhanh chống với các phản ứng lý, hoá học trong các mô bào của cơ thể có lợi cho nó, từ đó phân tán ra khắp cơ quan phủ tạng theo con đường lâm ba Sau đó nhanh chóng tràn vào hệ tuần hoàn và máu để gây ra bệnh lý toàn thân Nhưng nguy hiểm hơn nữa là ở một số loại vi khuẩn
Trang 5có khả năng hình thành nha bào và giá mô để chống lại sự thực bào của cơ thể Những vi khuẩn này không sinh giáp mô thì không còn độc lực
2.2.4 Virus
Virus là loài vi sinh vật nhỏ nhất, kích thước điển hình từ 0,02 đến 0,3
μm, mặc dù gần đây đã phát hiện ra một số virus rất lớn, kích thước dài đến 1
μm (megavirus, pandoravirus) Virus chỉ nhân lên hoàn toàn trong tế bào sống của vật chủ (vi khuẩn, thực vật, hoặc động vật) Cấu tạo của virus bao gồm lớp
vỏ bên ngoài là protein hoặc đôi khi là lipit, lõi nhân là RNA hoặc DNA, và đôi khi là các enzyme cần thiết cho bước đầu tiên nhân lên của virus
Virus được phân loại chủ yếu theo tính chất và cấu trúc của bộ gen và phương pháp sao chép của chúng, không phải theo bệnh mà chúng gây ra Virus chỉ chứa DNA hoặc RNA; mỗi loài có thể chứa vật liệu di truyền là mạch đơn hoặc mạch kép Sợi RNA đơn được phân chia thành những sợi đơn
lẻ là sợi RNA dương (+) hoặc sợi RNA âm (-) Các virus có lõi DNA thường nhân bản trong nhân tế bào chủ, các virus lõi RNA điển hình thường nhân bản trong nguyên sinh chất của tế bào Tuy nhiên, một số virus chỉ có lõi RNA dương (+), được gọi là retrovirus, sử dụng một phương pháp nhân bản rất khác
2.3 Bệnh dịch tả heo
2.3.1 Đặc điểm
Dịch tả heo là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, gây ra do virus
Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao 60-90%
Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết trên da, thận, lách, hạch lam ba
2.3.2 Nguyên nhân
Classic Swine Fever (CSF) do một ARN virus gây nên.
Chúng có một kháng nguyên đồng nhất
Chúng có thể tồn tại trong phân chuồng trong 2 ngày ở 37ºC, và bị diệt ở 60ºC trong 1 giờ
Trang 62.3.3 Triệu chứng
Thể quá cấp:
Heo có dấu hiệu bỏ ăn sốt cao 41 – 42 độ C
Vùng da mỏng, mặt trong đùi đỏ ửng rồi tím bầm, co giật kiểu bơi, con vật chết sau 1-2 ngày
Thể cấp tính:
Heo ủ rũ, sốt cao (40-41ºC), suy nhược
- Da có các nốt xuất huyết
- Heo nằm túm tụm lại với nhau, gờ vùng bụng lạnh.
- Viêm kết mạc mắt, đóng dử ở mắt.
- Heo ói, một số táo bón, sau đó tiêu chảy
- Heo có triệu chứng thần kinh, đi siêu vẹo, bại liệt hai chân sau ngồi như chó
ngồi, thở khó.
- Tỷ lệ chết 85-95%, heo càng nhỏ tỷ lệ chết càng cao
Thể mãn tính:
- Heo có sốt nhưng không rõ ràng
- Trên heo nái, gây ra sảy thai, khô thai, sinh heo con yếu
- Trên heo con theo mẹ, heo cai sữa: Heo yếu, run rẩy, tiêu chảy mạn tính, heo
có thể hay ho, khó thở
2.3.4 Bệnh tích
a Thể quá cấp:
bệnh tích không rõ, chỉ thấy niêm mạc viêm đỏ, vỏ thận sung huyết, hạch lam
ba sưng đỏ
b Thể cấp tính:
Xuất huyết ở nhiều mô và cơ quan của cơ thể, hầu hết các hạch lam ba điều xuất huyết Hạch hạnh nhân sưng xuất huyết, hoại tử
c Thể cấp tính:
Xuất huyết điểm ở sụn tiểu thiệt, thanh quản, phổi, dạ dày, ruột, tim, thận, bàng quang và các màng thanh mạc khác
d Thể mãn tính:
Ruột viêm có mụn loét, phổi viêm dính vào lồng ngực
2.3.5 Chẩn đoán
a Chẩn đoán lâm sàng:
Heo mọi lứa tuổi đều mắc bệnh
Trang 7b Chẩn đoán virut học:
c Chẩn đoán huyết thanh học.
2.3.6 Điều trị:
a Phòng bệnh:
Phòng bệnh bằng vaccin hoặc kháng huyết thanh
Phòng bệnh bằng vệ sinh
+ Nhập con giống phải khoẻ mạnh rõ nguồn gốc, cách ly ít nhất 30 ngày mới nhập đàn
+ TĐST chuồng trại định kỳ
+ Thực hiện nguyên tắc đồng nhập đồng xuất
+ Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng
b Điều trị bệnh:
Điều trị không hiệu quả, chủ yếu phòng bệnh, chỉ điều trị trong trường hợp heo mới sốt bằng kháng huyết thanh dịch tả heo (liều điều trị gắp đôi liều phòng)
Trong trường hợp mới phát, có thể tiêm ngừa ngay vaccin nhược độc cho các heo còn khỏe để làm giảm tổn thất do bệnh
Trang 8CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Thời gian: từ ngày 10/4/2023 đến 15/6/2023
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các loài, giống và lứa tuổi của lợn nuôi tại các xã
3.1.3 Địa điểm nghiên cứu.
Tại Quận Phong Điền, Ô Môn, Thốt Nốt
3.1.4 Điều tra tình hình kinh tế, tự nhiên xã hội của huyện
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu về dịch tả heo có thể bao gồm:
- Phân tích PCR (Polymerase Chain Reaction): Sử dụng để phát hiện và
phân tích DNA của virus dịch tả heo trong mẫu sinh phẩm như máu, phân, hoặc mô
- Phân tích PCR (Polymerase Chain Reaction) của dịch tả heo thường bao gồm các bước sau:
1 Thu thập mẫu: Lấy mẫu từ các nguồn khác nhau như máu, phân, hoặc
mô từ heo nghi ngờ mắc dịch tả heo
2 Trích ly axit nucleic: Tách axit nucleic (ADN hoặc ARN) từ mẫu thu thập, thường thông qua các phương pháp trích ly axit nucleic
3 Chuẩn bị phản ứng PCR: Chuẩn bị một hỗn hợp phản ứng bao gồm các thành phần như mẫu axit nucleic, oligonucleotide chứa chuỗi cố định (primer), nucleotides, enzym polymerase, và các thành phần khác cần thiết
4 Thực hiện chu trình PCR: Sử dụng máy PCR để thực hiện nhiều vòng lặp nhiệt động để nhân bản một đoạn cụ thể của DNA hoặc RNA mục tiêu từ mẫu ban đầu Các bước thông thường bao gồm:
Trang 9• Denaturation (phân tửn giải nhiệt độ): Ở nhiệt độ cao, các mạch DNA phân ra thành hai mạch đơn
• Annealing (thu hợp): Ở nhiệt độ thấp hơn, các primer gắn vào vị trí cụ thể trên mạch DNA
• Extension (mở rộng): Enzym polymerase sử dụng các nucleotides tự
do để sao chép và mở rộng đoạn DNA mục tiêu
5 Phân tích kết quả: Sử dụng các phương pháp như gel agarose hoặc qPCR (quantitative PCR) để phân tích kết quả PCR, xác định sự hiện diện hoặc lượng của DNA hoặc RNA mục tiêu trong mẫu
=> Phương pháp PCR là một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán
và theo dõi dịch tả heo, cho phép xác định nhanh chóng sự hiện diện của virus trong các mẫu sinh phẩm.
- Phát hiện kháng thể: Sử dụng để xác định sự hiện diện của kháng thể chống lại virus dịch tả heo trong máu của heo, cho biết liệu heo đã tiếp xúc với virus hay không
- Phương pháp phát hiện kháng thể dịch tả heo thường được thực hiện thông qua các bước sau:
1 Thu thập mẫu máu: Lấy mẫu máu từ heo được nghi ngờ mắc dịch tả heo hoặc từ đàn heo trong quá trình giám sát dịch tễ
2 Chuẩn bị mẫu: Tiến hành chuẩn bị mẫu máu bằng cách tách plasma hoặc serum từ mẫu máu, thông thường thông qua quá trình ly tâm
3 Thực hiện thử nghiệm kháng thể: Sử dụng các phương pháp như ELISA (Enzyme-Linked Immunosorbent Assay) hoặc thử nghiệm kháng thể gián tiếp để phát hiện sự hiện diện của kháng thể chống lại virus dịch
tả heo trong mẫu máu
4 Kết quả và phân tích: Đo lường hoặc đánh giá mức độ kháng thể có trong mẫu máu, thường dựa trên một ngưỡng xác định để xác định kết quả dương tính hay âm tính
=> Phương pháp phát hiện kháng thể là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán
và theo dõi dịch tả heo, cho phép xác định liệu heo đã tiếp xúc với virus dịch tả heo hay không, và đánh giá mức độ miễn dịch của đàn heo.
- Sàng lọc sinh học: Sử dụng để tìm kiếm và phân tích các đặc điểm sinh
học của virus dịch tả heo, như sự biến đổi gen di truyền và độc tính
Trang 10- Phương pháp sàng lọc sinh học của dịch tả heo thường liên quan đến việc tìm kiếm và phân tích các đặc điểm sinh học của virus dịch tả heo, bao gồm:
1 Phân tích gen di truyền: Nghiên cứu về cấu trúc gen của virus dịch tả heo
để hiểu về sự biến đổi gen và đa dạng di truyền của virus trong quá trình lây lan và tiến hóa
2 Đánh giá độc tính: Nghiên cứu về các yếu tố đóng vai trò trong độc tính của virus dịch tả heo, bao gồm khả năng gây bệnh, sự lan truyền và ảnh hưởng đến đàn heo
3 Xác định tính chất hóa học: Phân tích các tính chất hóa học của virus dịch
tả heo như cấu trúc protein, khả năng tương tác với tế bào chủ trực, và các yếu tố liên quan đến khả năng sống sót và lây lan
4 Điều tra sự tương tác với cơ chế miễn dịch của động vật chủ trở: Nghiên cứu về cách mà virus dịch tả heo tương tác với hệ miễn dịch của động vật chủ trở, bao gồm cách virus tránh được miễn dịch tự nhiên và cách tăng cường kháng thể
5 Phân tích sự tương tác với môi trường: Nghiên cứu về cách mà virus dịch
tả heo tương tác với môi trường bên ngoài, bao gồm khả năng sống sót trong môi trường mô và môi trường ngoại vi
=>Sàng lọc sinh học là một phần quan trọng của nghiên cứu về dịch tả heo, giúp hiểu rõ hơn về đặc tính và cách hoạt động của virus, từ đó phát triển các biện pháp kiểm soát và phòng tránh hiệu quả.
- Nghiên cứu về lây lan: Phân tích cách mà virus dịch tả heo lây lan qua
các quốc gia, khu vực và trong các cộng đồng heo
- Nghiên cứu về phòng chống: Nghiên cứu về các biện pháp phòng chống
dịch tả heo, bao gồm tiêm chủng, kiểm soát dịch tễ, và quản lý đàn heo