Trong đề tài này, em tập trung vào việc nghiên cứu các thiết bị UAVs, từ cấu trúc vật lý đến hệ thống điều khiển, từ tính năng cảm biến đến khả năng tự động hóa.. Em đặt mục tiêu khám ph
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
KHOA CÔNG NGHỆ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO ĐỒ ÁN THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG UAV TỰ HÀNH
Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Văn Linh Sinh viên thực hiện: Hồ Phú Khương
MSSV: 2152010014
Lớp: 21TH
LONG AN, tháng … năm 2024
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại của sự tiến bộ công nghệ không ngừng, máy bay không người lái (UAVs) đang trở thành một trong những công cụ quan trọng và mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau Từ việc giám sát môi trường đến ứng dụng quân sự,
từ nông nghiệp thông minh đến vận chuyển hàng hóa, UAVs đã mở ra một loạt các tiềm năng ứng dụng đáng kinh ngạc Đằng sau sự phát triển này là sự tiến bộ không ngừng trong công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo và hệ thống điều khiển
tự động Tuy nhiên, để hiểu rõ và tận dụng hết các lợi ích của UAVs, việc nghiên cứu và phát triển thiết bị UAVs là vô cùng quan trọng.
Trong đề tài này, em tập trung vào việc nghiên cứu các thiết bị UAVs, từ cấu trúc vật lý đến hệ thống điều khiển, từ tính năng cảm biến đến khả năng tự động hóa Em đặt mục tiêu khám phá những tiềm năng và thách thức trong việc phát triển và ứng dụng thiết bị UAVs, cũng như đề xuất các giải pháp cải tiến để tối
ưu hóa hiệu suất và tính ứng dụng của chúng.Hy vọng rằng đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự hiểu biết và phát triển của lĩnh vực UAVs, đồng thời
mở ra những cơ hội mới trong việc áp dụng công nghệ này vào thực tiễn.
i
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại Học Kinh Tế - Công Nghiệp Long An đã tận tình hướng dẫn trong suốt những năm qua Và đặc biệt hơn hết là các quý Thầy Cô trong khoa Công nghệ đã tạo điều kiện cho em thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn đến một người luôn ân cần chỉ dạy và hỗ trợ bằng cả tâm huyết của mình là giảng viên hướng dẫn ThS Ngô Văn Linh đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình lựa chọn đề tài và xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài Cung cấp những kiến thức quý báu cũng như những lời khuyên cực kỳ hữu ích, từ đó tạo một động lực to lớn cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Em xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô giáo và các bạn cho việc thực hiện đề tài này Để hoàn thành em đã nỗ lực nghiên cứu, thiết kế và chế tạo, nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời góp ý chân thành từ Thầy Cô
và các bạn để có thêm những hiểu biết và hoàn thiện hơn trong quá trình làm việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô!
Long An, ngày … tháng … năm 2024
Sinh viên thực hiện:
Hồ Phú Khương
ii
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Long An, ngày … tháng … năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
ThS Ngô Văn Linh
iii
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Long An, ngày … tháng … năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
(kí và ghi rõ họ tên)
iv
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
LỜI CẢM ƠN ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU viii
KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 1
1.1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập 1
1.1.2 Giới thiệu về nội dung công việc được giao thực tập 2
1.2 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 4
1.3 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 5
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.5 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 8
1.6 MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN 8
1.7 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 8
1.8 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8
1.9 CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10
2.1 TÌM HIỂU VỀ DRONE 10
2.2 TÌM HIỂU VỀ DRONE KHÔNG NGƯỜI LÁI 14
2.2.1 Định nghĩa 14
2.2.2 Cấu tạo và cơ chế hoạt động của Drone 15
2.2.3 Phân loại Drone 16
2.2.4 Ứng dụng của Drone trong đời sống 17
v
Trang 72.3 TÌM HIỂU VỀ CÁC CÔNG NGHỆ 18
2.3.1 Vi điều khiển 18
2.3.2 Môi trường lập trình 19
2.3.3 Phương thức giao tiếp UART 23
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG THỰC HIỆN 26
3.1 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DRONE 26
3.2 NGHIÊN CỨU VỀ CẤU TRÚC QUADROCOPTER 27
3.2.1 Lý thuyết điều khiển Quadrocopter 27
3.2.2 Nghiên Cứu lý thuyết chuyển động của Quadrocopter và xây dựng mô hình động lực học máy bay 28
3.2.3 Mô hình tính toán khí động học: 29
3.3 NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO QUADROCOPTER 30
3.3.1 Động cơ 30
3.3.2 Module thu phát 33
3.3.3 PCB 34
3.3.4 Rào đực 35
3.3.5 Rào cái 36
3.3.6 Domino 2 37
3.3.7 Tụ hóa 10µF 37
3.3.8 Điện trở 38
3.3.9 Dây điện đôi đỏ đen 40
3.3.10 IC L7805CV 41
3.3.11 IC MSP430G2553 41
3.3.12 Mạch điều khiển động cơ L298N 45
3.4 NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ MẠCH 46
3.4.1 Sơ đồ nguyên lý tổng thể mạch điều khiển 46
3.4.2 Ứng dụng Hercules 49
vi
Trang 83.4.3 Lập trình Winform 49
3.5 LẮP RÁP VÀ KIỂM THỬ SẢN PHẨM 50
CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT VÀ TRIỂN KHAI 51
4.1 CẤU TRÚC DRONE KHÔNG NGƯỜI LÁI 51
4.2 MÔ HÌNH SAU KHI KẾT NỐI CÁC THIẾT BỊ 51
4.3 BẢNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN HOÀN THIỆN 52
4.4 GIAO DIỆN WINFORM 52
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 53
4.5 KẾT LUẬN 53
4.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 56
vii
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU
Hình 2.1 Hình ảnh minh họa Multirotor Drone 6
Hình 2.3 Hình ảnh minh họa Fixed Wing Drone 6
Hình 2.4 Hình ảnh minh họa Single Rotor Helicopter 7
Hình 2.5 Hình ảnh minh họa Hybrid Drone 7
Hình 2.6 Drone không người lái 8
Hình 2.7 Mạch vi điều khiên MSP 430 13
Hình 2.8 Phần Mềm Energia 14
Hình 2.9 Giao diện lập trình Visual studio 15
Hình 2.10 Phần Mềm Altium 16
Hình 2.11 Nguyên lý hoạt động của AURT 17
Hình 3.1 Drone theo cấu trúc Quadrocopter 21
Hình 3.2 Nguyên lý điều khiển Quadrocopter 22
Hình 3.3 Hình Nguyên Lý điều khiển Quadrocopter 22
Hình 3.4 Mô hình hoàn chỉnh 24
Hình 3.5 So sánh hai loại động cơ 25
Hình 3.6 Động cơ không chổi than 25
Hình 3.7 Động cơ 1106 4200KV 27
Hình 3.8 Module Bluetooth thu phát HC-12 28
Hình 3.9 PCB 29
Hình 3.10 Rào đực 30
Hình 3.11 Rào cái 31
Hình 3.12 Domino 32
Hình 3.13 Tụ hóa 32
Hình 3.14 Điện trở 33
Hình 3.15 Giá trị điện trở 34
Hình 3.16 IC L7805CV 35
Hình 3.17 Sơ đồ chân IC MSP430G2553 36
Hình 3.18 Sơ đồ cấu trúc của MSP430 37
Hình 3.19 Sơ đồ bộ nhớ của MSP430 37
Hình 3.20 Mạch điều khiển động cơ L928N 39
Hình 3.21 Sơ đồ điều khiển động cơ L928N 39
Hình 3.22 Sơ đồ khối mô hình 40
Hình 3.23 Sơ đồ nguyên lý tổng thể mạch điều khiển đã kết nối 40
Hình 3.24 Sử dụng phần mềm Altium để thiết kế sơ đồ bố trí mạch 41
Hình 3.25 Bảng mạch 3D 41
Hình 3.26 Bảng mạch thực tế 42
Hình 3.27 Điều khiển bluetooth thông qua Serial 43
Hình 3.28 Giao diện winform 44
Hình 3.29 Drone sau khi lắp ráp 44
Hình 3.30 Cấu trúc drone không người lái 45
Hình 3.31 Drone sau khi kết nối dây tín hiệu 45
Hình 3.32 Mạch điều khiển của Drone 46
Hình 3.33 Giao diện điều khiển winform 46
viii
Trang 10Bảng 1.1 Lộ trình thực tập 3 Bảng 3.1 Bảng ưu nhược điểm từng loại drone 21 Bảng 4.1 Mục tiêu đã đặt ra 47
ix
Trang 11KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
UAV Unmanned Aerial Vehicle
UART Universal Asynchronous Receiver-Transmitter
MSP430 Mixed Signal Microcontroller
RISC Reduced Instruction Set Computer
Von-Neumann Von-Neumann Architecture
MAB Memory Address Bus
DCO Digitally Controlled Oscillator
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập
Tên công ty: Công ty TNHH Công Nghệ Cao Viettech
Tên quốc tế: VIETTECH HIGH TECHNOLOGY COMPANY LIMITED
Mã số thuế: 0310946830
Người đại diện: TRẦN CÔNG TẠO
Ngày hoạt động: 2011 - 06 - 27
Địa chỉ: 458/36/1A Huỳnh Tấn Phát, Phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
Chi tiết: Khắc phục các sự cố máy vitính và cài đặt phần mềm
Trang 136311 Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt
động liên quan
6312
Cổng thông tinChi tiết: Thiết lập trang thông tinđiện tử tổng hợp
7410 Hoạt động thiết kế chuyên dụng
Chi tiết: Thiết kế website
đâu
Công ty TNHH Công Nghệ Cao Viettech, thành lập vào ngày 27 tháng 6 năm 2011,công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các giải pháp côngnghệ tiên tiến
1.1.2 Giới thiệu về nội dung công việc được giao thực tập
Tên công ty thực tập: Công ty TNHH Công Nghệ Cao Viettech
Vị trí thực tập: Thực tập sinh Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Công Nghệ Cao Viettech, em đã đượcgiao nhiều nhiệm vụ khác nhau nhằm nghiên cứu và phát triển hệ thống UAV Cáccông việc cụ thể bao gồm:
Nghiên cứu thành phần chính của UAV: Bao gồm khung máy bay, hệ thốngđiều khiển, động cơ, pin và các cảm biến Tôi đã tìm hiểu về nguyên lý hoạtđộng của từng thành phần và cách chúng phối hợp để tạo nên hệ thống UAVhoàn chỉnh
Phân tích các loại UAV trên thị trường: Tìm hiểu về các loại UAV phổ biếnnhư quadcopter, hexacopter, và fixed-wing So sánh hiệu năng của các loại
Trang 14động cơ, pin và hệ thống điều khiển từ các nhà sản xuất lớn và các sản phẩmnổi bật.
Xây dựng hệ thống cảm biến và định vị: Nghiên cứu và tích hợp các công nghệcảm biến và hệ thống định vị để nâng cao khả năng thu thập dữ liệu và điềukhiển chính xác của UAV
Thiết kế và lập trình hệ thống điều khiển: Thiết kế mạch điều khiển cho UAV,lập trình vi điều khiển để gửi và nhận tín hiệu thông qua giao thức UART Pháttriển phần mềm điều khiển trên máy tính và ứng dụng di động để điều khiểnUAV từ xa
Lắp ráp và kiểm tra UAV: Tiến hành lắp ráp các thành phần cơ khí và điện tử,theo dõi tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chế tạo Kiểmtra và điều chỉnh UAV sau khi chế tạo để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định
Thử nghiệm và tối ưu hóa: Tiến hành thử nghiệm bay thực tế cho UAV, thựchiện các điều chỉnh và tối ưu hóa hiệu suất để đạt được hiệu quả vận hành tốtnhất
Biên soạn báo cáo và chuẩn bị bảo vệ: Biên soạn báo cáo tổng kết chi tiết vềtoàn bộ quá trình nghiên cứu và kết quả đạt được Chuẩn bị tài liệu và slidetrình bày cho buổi báo cáo, thực hành trình bày và chuẩn bị các câu hỏi chobuổi bảo vệ
Nội dung công việc được giao trong quá trình thực tập: Thiết kế và xây dựng UAV tựhành
Tuần Ngày bắt đầu Nội dung thực tập (dự kiến)
1 18/12/2023 Phân công nhiệm vụ cho nhóm , viết đề cương , lập kế
hoạch, chuẩn bị các yêu cầu để thực hiện công việc , nộp
đề cương thực tập tốt nghiệp
2 25/12/2023 Nghiên cứu các thành phần chính của UAV: khung máy
bay, hệ thống điều khiển, động cơ, pin và các cảm biến Đọc tài liệu về nguyên lý hoạt động của UAV và các
Trang 15phương pháp điều khiển bay.
Tổng hợp và thảo luận những kiến thức đã nghiên cứu.
3 02/01/2024 Nghiên cứu các loại UAV phổ biến trên thị trường:
quadcopter, hexacopter, fixed-wing, v.v.
Tìm hiểu giá các nhà sản xuất lớn và các sản phẩm nổi bật.
4 13/01/2024 So sánh hiệu năng của các loại động cơ, pin, và hệ thống
điều khiển.
Nghiên cứu về các công nghệ cảm biến và hệ thống định vị.
5 20/01/2024 Lên kế hoạch mua các thiết bị cần thiết để chế tạo
Thiết kế mạch cho UAV Nghiên cứu phần mềm , code cho drone.
6 27/01/2024 Tiến hành lắp ráp các thành phần cơ khí và điện tử.
Theo dõi tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chế tạo.
7 20/02/2024 Kiểm tra và điều chỉnh UAV sau khi chế tạo.
8 26/02/2024 Tiến hành thử nghiệm bay thực tế cho UAV.
9 04/03/2024 Thực hiện điều chỉnh và tối ưu hóa hiệu suất , thiết kế cho
UAV
10 11/03/2024 Biên soạn báo cáo tổng kết chi tiết về toàn bộ quá trình
nghiên cứu và kết quả đạt được Chuẩn bị tài liệu và slide trình bày cho buổi báo cáo Thực hành trình bày và chuẩn bị các câu hỏi cho buổi báo cáo
11 18/03/2024 Nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp
12 25/03/2024 Bảo vệ kết quả
Trang 161.2 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trong thời đại của sự tiến bộ công nghệ không ngừng, máy bay không người lái(UAVs) đã trở thành một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp hàng không vàcác lĩnh vực ứng dụng khác Đồng thời, với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhântạo, cảm biến và hệ thống điều khiển tự động, sức mạnh và tiềm năng của UAVs càngđược khai thác đến mức cao mới
Đề tài "Nghiên cứu thiết bị máy bay không người lái" tập trung vào việc khám phá vàhiểu rõ hơn về các thành phần cấu thành cũng như hoạt động của UAVs Bằng cáchtiếp cận từ các khía cạnh kỹ thuật, công nghệ và ứng dụng, đề tài này nhằm mục đíchphân tích, đánh giá và cải tiến hiệu suất, tính an toàn và tính ứng dụng của các thiết bịUAVs
Thông qua việc nghiên cứu sâu và thực nghiệm, chúng em mong muốn đề xuất cácgiải pháp và kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả và tính linh hoạt của UAVs Đồngthời, chúng em cũng sẽ đặt câu hỏi và tìm kiếm các cơ hội mới để ứng dụng UAVstrong các lĩnh vực khác nhau như giám sát môi trường, nông nghiệp thông minh, giaothông vận tải và nhiều lĩnh vực khác
Tổng quan, đề tài này mong muốn đóng góp vào sự phát triển và tối ưu hóa của côngnghệ UAVs, đồng thời mở ra những triển vọng mới trong việc áp dụng chúng vào cuộcsống và công việc hàng ngày
Những năm gần đây Robot trong mọi lĩnh vực đang được một số quốc gia ưu tiên lựachọn Việt Nam cũng đang cần điều đó, với môi trường làm việc nguy hiểm, sức khỏe
và tính mạng của con người là điều quan trọng trong lao động, và cũng để tối ưu hóanhân lực, thời gian, giảm tai nạn nên robot vận chuyển tự hành đã ra đời
Trang 17Trong quy mô đề tài này, nhóm chúng em xin đề cập đến mô hình “Nghiên cứu thiết bịmáy bay không người lái” di chuyển thuận lợi di chuyển trên không, có hệ thống điềukhiển giám sát trên máy tính và cả trên ngay thiết bị di động của người sử dụng.
Với những lợi ích trên, nhóm chúng emquyết định chọn đề tài hình “Nghiên cứu thiết
bị máy bay không người lái” làm đồ án tốt nghiệp cho mình
Hình 1.1 Hình ảnh minh họa máy bay không người lái
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình “Drone” đã được triển khai tại nhiều nước bởi sự mới lạ và thuận tiện của nómang lại Tại Việt Nam hiện nay mô hình “Drone” vẫn là một từ ngữ khá mới mẻ Mộtphần bởi Drone chưa được sự tin tưởng, quan tâm của các cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp Do vậy chưa có nhiều công trình nghiên cứu mang tầm cỡ
Các nghiên cứu gần đây cho thấy hiện ở Việt Nam đang có sự tiến bộ thần tốc và độtphá ra khỏi suy nghĩ đã lỗi thời về Drone Sau đây nhóm chúng emxin được kể đếnmột số điểm nổi bật như:
Một nhóm nghiên cứu của công ty RTR đã chế tạo thành công chiếc robotDrone HERA, được đánh giá là "mạnh nhất thế giới" trong phân khúc robotDrone nâng tải trọng HERA có thể nâng tải trọng 15kg, tầm quan sát 360 độ,thời gian bay 56 phút và bán kính tối đa 15km
Trang 18Hình 1.2 Drone HERA, drone mạnh nhất thế giới.
Ở Hàn Quốc, một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Seoul đã pháttriển một loại robot Drone có thể bay lượn như chim, có thể thay đổi hướng baymột cách linh hoạt và nhanh chóng Robot Drone này có thể được sử dụng đểkhảo sát môi trường, quan sát động vật hoang dã, hoặc thực hiện các nhiệm vụkhó khăn
Ở Anh, một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Bristol đã thiết kế một loạirobot Drone có thể bay trong không khí và dưới nước, có thể chuyển đổi giữahai môi trường một cách liền mạch Robot Drone này có thể được sử dụng đểnghiên cứu đại dương, phát hiện mỏ dầu, hoặc cứu hộ
Hình 1.3 Drone có thể lội nước
Ở Mỹ, một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Stanford đã tạo ra một loạirobot Drone có thể bay và bò trên mặt đất, có thể vượt qua các chướng ngại vật
và di chuyển trong các không gian hẹp Robot Drone này có thể được sử dụng
để thám hiểm, giám sát, hoặc giao hàng
Trang 191.5 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Nghiên cứu các mô hình , cấu trúc Drone cỡ nhỏ, lực đẩy lớn
Xây dựng phân hệ cảm biến các thiết bị lắp đặt trên Drone
Thiết kế vi mạch điều khiển
Lập trình các module thu nhận tín hiệu qua sóng RF
Xây dựng phân hệ điều khiển Drone qua máy tính và điện thoại
từ xa
1.7 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cấu trúc và đặt tính của từng cấu trúc Drone
Nghiên cứu hệ thống cấp nguồn năng lượng tiêu chuẩn
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống trên mạch MSP 430
Nghiên cứu xây dựng điều khiển trên mạch HC-12
Nghiên cứu xây dựng giao diện trên PC
Trang 20● Tìm hiểu cách thức hoạt động của vi điều khiển MSP430G2ET sử dụng chipG2553.
● Tìm hiểu giao tiếp UART, HC12 truyền dữ liệu giữa các cảm biến với máytính
● Tìm hiểu các linh kiện điện tử, thiết bị điện
Phương pháp khảo sát thực tế: nhằm khảo sát tình hình áp dụng của mô
hình để thấy được tính hữu dụng của đề tài
Phương pháp thống kê: nhằm liệt kê những cải tiến trong Robot, liệt kê
các số liệu mức độ hiệu quả của một Robot sau khi được áp dụng
Phương pháp phân tích: nhằm chỉ rõ vai trò của Drone phục vụ đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam
Phương pháp tham khảo tài liệu: bằng cách thu thập thông tin từ sách, và
truy cập từ Internet
Phương pháp quan sát: khảo sát các thiết bị, linh kiện có sẵn trên thị
trường và các sản phẩm thông qua các video trên Internet
Phương pháp thực nghiệm: từ những ý tưởng và kiến thức của bản thân
kết hợp sự hướng dẫn của giảng viên, tiến hành nghiên cứu thử nghiệm vàchọn ra phương án phù hợp nhất với khả năng và thời gian thực hiện đề tài
Phương pháp kế thừa và phát triển: dựa trên những tài liệu đã có, đọc
hiểu và thừa kế phát triển sản phẩm Tập trung vào khai thác những vấn đề
mà các đồ án khác chưa làm và thừa kế những cái đồ án khác đã làm chứkhông đi chi tiết đến toàn bộ
Trang 21CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 TÌM HIỂU VỀ DRONE
Drone là một loại robot bay không người lái, có thể được điều khiển từ xa bằng thiết bịđiều khiển hoặc bay theo một lộ trình được lập trình sẵn bằng phần mềm có tích hợpcảm biến và GPS Nhờ vậy, drone có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà không cần sựcan thiệp của con người Sự kết hợp giữa công nghệ bay tự động và điều khiển từ xa
đã tạo ra nhiều ứng dụng cho drone trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, nghiên cứu khoahọc đến ứng dụng dân sự như giám sát, chụp ảnh không gian, giao hàng, và nhiều ứngdụng khác…
Drone là thiết bị có cấu tạo gồm các phần: bộ động cơ, vi xử lý trung tâm, cánh quạt,khung thân, nguồn cấp năng lượng (pin) Người dùng có thể điều khiển bay bằng bộđiều khiển từ xa hoặc lập trình sẵn theo lộ trình, tọa độ dựa trên GPS Nhiều dronehiện nay đã được tích hợp GPS nên luôn định vị được đang bay ở đâu
Bộ động cơ là phần quan trọng nhất của drone, nó cung cấp động lực cho cánh quạt đểtạo ra lực nâng và lực đẩy cho drone Bộ động cơ thường là động cơ điện, sử dụng pinlàm nguồn năng lượng Tùy vào kích thước và mục đích sử dụng, drone có thể có từ 2đến 8 cánh quạt, được gọi là quadcopter, hexacopter, octocopter,… Cánh quạt có thểđược điều khiển bằng cách thay đổi tốc độ quay hoặc góc nghiêng của chúng, để tạo racác chuyển động khác nhau cho drone, như bay lên, bay xuống, bay ngang, quay tròn,
…
Vi xử lý trung tâm là bộ não của drone, nó nhận và xử lý các tín hiệu từ bộ điều khiển
từ xa hoặc GPS và điều khiển bộ động cơ để thực hiện các lệnh bay Vi xử lý trungtâm còn có thể tích hợp các cảm biến khác nhau, như cảm biến gia tốc, cảm biến conquay hồi chuyển, cảm biến áp suất, cảm biến khoảng cách,… để giúp drone duy trì độcao, định hướng và cân bằng
Bộ điều khiển drone gồm có hai nút bấm và ăng-ten có thể gấp gọn, thường sử dụngsóng radio tần số 2,4GHz Một số dòng drone sử dụng bộ điều khiển có sự kết hợp cảtín hiệu 2,4GHz và Wi-Fi, hình dáng trông giống tay cầm điều khiển máy chơi gamehoặc chúng có thể dựa trên ứng dụng điều khiển chạy trên điện thoại thông minh haymáy tính bảng
Trang 22Khung thân là phần kết nối các thành phần khác của drone, như bộ động cơ, vi xử lýtrung tâm, pin, camera,… Giá đỡ thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại, có hìnhdạng khung, có thể tháo lắp dễ dàng Khung thân cần có độ bền và nhẹ, để giảm trọnglượng và tăng hiệu suất bay của drone.
Nguồn cấp năng lượng là phần cung cấp điện cho các thành phần khác của drone, như
bộ động cơ, vi xử lý trung tâm, camera,… Nguồn cấp năng lượng thường là pin có thể
là pin lithium-ion, pin lithium-polymer, pin nickel-metal hydride,… Pin cần có dunglượng cao, thời gian sạc nhanh và thời gian bay đủ lâu để thực hiện từng mục đích sửdụng khác nhau
Nguyên Lý Hoạt Động “Drone” là thiết bị bay không có người lái, hoạt động theonguyên lý khí động lực, là sự tác động của không khí lên các vật thể di chuyển trongkhông khí Khi drone bay, cánh quạt đẩy không khí xuống, tạo ra áp suất khác nhautrên và dưới cánh Áp suất thấp trên cánh và áp suất cao dưới cánh tạo ra lực nâng,giúp drone bay lên và giữ độ cao Để bay ngang, drone cần tạo ra lực đẩy bằng cáchđiều chỉnh tốc độ quay của các cánh quạt Khi các cánh quạt quay với tốc độ khácnhau, drone sẽ tạo ra mô-men xoắn, làm cho drone xoay quanh trục dọc Để thay đổihướng bay, drone cần tạo ra lực cúi bằng cách điều chỉnh góc nghiêng của các cánhquạt Khi các cánh quạt nghiêng về các hướng khác nhau, drone sẽ tạo ra mô-mennghiêng, làm cho drone nghiêng về một bên Khi kết hợp các lực nâng, đẩy, xoắn vàcúi, drone có thể bay theo bất kỳ hướng nào mong muốn
Các loại Drone thông thường:
Multirotor Drone: Drone có từ 4 đến 8 động cơ cánh quạt, được gọi là quadcopter,
hexacopter,…Loại drone này có lợi thế là dễ dàng điều khiển, có thể bay ở độ caothấp, bay lơ lửng và bay ngược Tuy nhiên, loại drone này có nhược điểm là thời gianbay ngắn, chỉ khoảng 20-30 phút, và khó bay ở tốc độ cao hoặc trong điều kiện giómạnh
Trang 23Hình 2.1 Hình ảnh minh họa Multirotor Drone
Fixed Wing Drone: Drone có cánh bằng, giống như máy bay thường Loại drone này
có lợi thế là có thể bay xa, bay lâu, bay ở tốc độ cao và chịu được gió mạnh Tuynhiên, loại drone này có nhược điểm là khó điều khiển, cần có đường băng để cất hạcánh, và không thể bay lơ lửng hay bay ngược
Hình 2.2 Hình ảnh minh họa Fixed Wing Drone
Single Rotor Helicopter: Drone có dạng trực thăng, có một động cơ cánh quạt lớn ở
trên và một động cơ cánh quạt nhỏ ở đuôi Loại drone này có lợi thế là có thể bay lâu,bay ở độ cao cao, bay lơ lửng và bay ngược Tuy nhiên, loại drone này có nhược điểm
là khó điều khiển, cần nhiều năng lượng, và có nguy cơ gây tai nạn cao
Trang 24Hình 2.3 Hình ảnh minh họa Single Rotor Helicopter
Hybrid Drone: Drone kết hợp giữa cánh bằng và cánh quạt, có thể chuyển đổi giữa
hai chế độ bay Loại drone này có lợi thế là có thể bay xa, bay lâu, bay ở tốc độ cao,bay lơ lửng và bay ngược Tuy nhiên, loại drone này có nhược điểm là khó chế tạo, đắttiền, và cần nhiều kỹ năng để điều khiển
Hình 2.4 Hình ảnh minh họa Hybrid Drone
Các lĩnh vực ứng dụng drone trong đời sống: Drone có nhiều ứng dụng trong các lĩnhvực của cuộc sống, như sau:
Chụp ảnh, quay phim từ trên cao: Drone có tích hợp camera độ phân giải cao, chophép chụp ảnh, quay phim với góc nhìn rộng, bao quát và độc đáo Drone được sửdụng nhiều trong lĩnh vực nhiếp ảnh, du lịch, giải trí, quảng cáo,…
Shipper giao hàng: Drone có thể vận chuyển hàng hoá nhỏ, nhẹ và nhanh chóng, tiếtkiệm thời gian, chi phí và công sức Drone được sử dụng nhiều trong lĩnh vực bán lẻ,giao nhận, y tế,… Ví dụ thực tế: hãng Amazon đã sử dụng drone để giao hàng ở phạm
vi tầm trung
Trang 25Hỗ trợ cho ngành báo chí, truyền thông: Drone có thể thu thập thông tin, hình ảnh,video từ những khu vực khó tiếp cận, nguy hiểm hoặc bí mật Drone được sử dụngnhiều trong lĩnh vực báo chí, truyền hình, phim ảnh,,…
Khảo sát công trình xây dựng: Drone có thể quét, đo đạc, kiểm tra, giám sát các côngtrình xây dựng, đặc biệt là những công trình lớn, cao, phức tạp hoặc ở ngoài biển hoặc
độ cao con người khó tiếp cận Drone giúp cho các nhà thầu, chủ đầu tư có được cáinhìn toàn cảnh, chi tiết và chính xác về tiến độ, chất lượng và an toàn của công trình.Vận chuyển đồ cứu trợ, cứu người: Drone có thể mang theo những vật dụng cần thiếtnhư thức ăn, nước, thuốc,…để gửi đến những khu vực bị thiên tai, chiến tranh, nạnđói,…Drone cũng có thể hỗ trợ cứu người bị mắc kẹt, bị thương hoặc bị lạc bằng cáchphát tín hiệu, cung cấp thông tin hoặc thả dù cứu hộ, ngoài ra còn tham gia tích cựcvào an ninh chống tội phạm và là một vũ khí tối tân trong khoa học quân sự
2.2 TÌM HIỂU VỀ DRONE KHÔNG NGƯỜI LÁI
2.2.1 Định nghĩa
Một drone là một thiết bị bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle - UAV),được điều khiển từ xa hoặc tự động bằng cách sử dụng công nghệ điều khiển từ xa và
hệ thống cảm biến Drone thường được trang bị các cảm biến, máy ảnh hoặc camera
để thu thập thông tin và hình ảnh từ không gian Về cơ bản, flycam và drone đều là cácUAV Tuy nhiên, "flycam" thường chỉ đến các UAV có tính năng chụp ảnh và quayvideo, trong khi "drone" có thể ám chỉ đến các UAV có nhiều ứng dụng khác nhau,bao gồm cả chụp ảnh, ghi video, vận chuyển hàng hóa, giám sát môi trường, khảo sátđịa hình, và nhiều ứng dụng khác
Hình 2.5 Drone không người lái
Trang 262.2.2 Cấu tạo và cơ chế hoạt động của Drone
Cấu tạo và cơ chế hoạt động của một drone có thể khác nhau tùy thuộc vào loại drone
cụ thể và mục đích sử dụng Tuy nhiên, dưới đây là một mô tả tổng quan về cấu tạo và
cơ chế hoạt động chung của các drone hiện đại
Khung và cấu trúc: Drone thường có một khung bên ngoài bằng nhựa cứng hoặc hợp
kim nhẹ, với một số phiên bản sử dụng các vật liệu như carbon fiber để tăng tính cứng
và giảm trọng lượng Khung drone có thể có một hoặc nhiều cánh quạt (propeller) đểtạo lực nâng và di chuyển
Động cơ: Drone sử dụng các động cơ điện hoặc động cơ đốt trong để tạo ra sức mạnh
và động cơ này được kết nối với cánh quạt để tạo ra lực nâng Đa số drone tiêu dùng
sử dụng động cơ điện để đạt hiệu suất cao và khả năng kiểm soát tốt
Pin hoặc nguồn năng lượng: Drone thường sử dụng pin lithium-ion hoặc các nguồn
năng lượng khác như pin lipo để cung cấp điện cho động cơ và các hệ thống điềukhiển điện tử khác Thời lượng bay của một drone phụ thuộc vào dung lượng và hiệusuất của pin
Hệ thống điều khiển: Drone được điều khiển từ xa thông qua một bộ điều khiển từ xa
hoặc có thể tự động hoạt động thông qua hệ thống tự động điều khiển Bộ điều khiển
từ xa cho phép người điều khiển điều chỉnh các thông số như tốc độ, hướng đi, độ cao
và thực hiện các chức năng khác của drone
Cảm biến và hệ thống điều hướng: Drone thường được trang bị các cảm biến như
cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất, con quay hồi chuyển (gyroscope), và cảm biếnkhoảng cách để đo và giữ được vị trí và độ cao trong không gian Các cảm biến nàygiúp drone duy trì sự ổn định, giữ cân bằng và thực hiện các chức năng như định vịGPS và tránh vật cản
Hệ thống điều khiển bay: Drone sử dụng hệ thống điều khiển bay để điều chỉnh độ
nghiêng và quay của drone thông qua thay đổi tốc độ quay của các cánh quạt Hệthống này cho phép drone di chuyển theo các hướng khác nhau và thực hiện các độngtác bay phức tạp
Hệ thống camera và sensor: Một số drone được trang bị máy ảnh hoặc camera để
chụp ảnh và ghi video từ không gian Các drone công nghiệp có thể được trang bị các
Trang 27sensor và công nghệ đặc biệt như hồng ngoại, lidar hoặc đồng hồ GPS để thực hiện cácnhiệm vụ như giám sát môi trường, khảo sát địa hình, hay ghi lại dữ liệu chi tiết.
Tóm lại, cấu tạo và cơ chế hoạt động của một drone bao gồm khung, động cơ, pin, hệthống điều khiển, cảm biến, hệ thống điều khiển bay và các tính năng đặc biệt như máyảnh hoặc sensor Nhờ sự kết hợp của các thành phần này, drone có thể bay và thựchiện các chức năng cụ thể phục vụ cho mục đích sử dụng của nó
2.2.3 Phân loại Drone
Drone có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm mục đích sửdụng, kích thước, khả năng bay, hệ thống điều khiển và nhiều yếu tố khác Dưới đây làmột số phân loại phổ biến của drone:
Phân loại theo mục đích sử dụng:
Drone tiêu dùng: Được sử dụng cho mục đích giải trí, quay phim, chụp ảnhhoặc bay cho niềm vui cá nhân
Drone công nghiệp: Được sử dụng trong các ngành công nghiệp như xây dựng,nông nghiệp, khảo sát, quản lý môi trường, vận chuyển hàng hóa và công nghệcứu trợ
Drone quân sự: Được sử dụng trong các hoạt động quân sự như giám sát, trinhsát, tấn công và tuần tra
Phân loại theo kích thước:
Nano Drone: Kích thước nhỏ, thường nhỏ hơn 100mm và có thể bay trongkhông gian hạn chế
Mini Drone: Kích thước nhỏ, thường trong khoảng 100mm đến 300mm Thíchhợp cho bay trong nhà và ngoài trời
Drone trung bình: Kích thước trung bình, thường trong khoảng 300mm đến500mm Cung cấp tính linh hoạt trong việc chụp ảnh và quay phim
Drone lớn: Kích thước lớn, có thể có đường kính cánh quạt từ 500mm trở lên.Thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và quân sự
Phân loại theo khả năng bay:
Quadcopter: Drone có bốn cánh quạt, là dạng phổ biến nhất và dễ kiểm soát
Trang 28 Hexacopter: Drone có sáu cánh quạt, cung cấp sự ổn định hơn và khả năngmang tải nặng hơn.
Octocopter: Drone có tám cánh quạt, cung cấp khả năng mang tải lớn và ổnđịnh hơn trong điều kiện gió mạnh
Phân loại theo hệ thống điều khiển:
Drone điều khiển từ xa: Được điều khiển bởi người sử dụng thông qua bộ điềukhiển từ xa
Drone tự động: Có khả năng bay theo lộ trình được lập trình trước và thực hiệncác chức năng tự động mà không cần sự can thiệp của người điều khiển
Ngoài ra, còn có nhiều hệ thống phân loại khác tùy thuộc vào các yếu tố như phạm vibay, thời gian bay, công nghệ điều khiển, tính năng camera và nhiều yếu tố khác Sựphân loại này giúp định rõ các đặc điểm và ứng dụng của từng loại drone trong cáclĩnh vực khác nhau
2.2.4 Ứng dụng của Drone trong đời sống
Nhiếp ảnh và quay phim: Drone cho phép người dùng chụp ảnh và quay phim từ gócnhìn cao, mang đến những khung cảnh tuyệt đẹp và không thể đạt được bằng cáchtruyền thống Các nhà làm phim, nhiếp ảnh gia và các nghệ sĩ sáng tạo sử dụng drone
để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo
Giám sát môi trường: Drone có thể được sử dụng để giám sát môi trường tự nhiên,
như kiểm tra rừng, đánh giá mức độ ô nhiễm, quản lý động vật hoang dã và theo dõibiến đổi khí hậu Chúng có khả năng di chuyển linh hoạt và thu thập dữ liệu từ các khuvực khó tiếp cận
Giao hàng: Một ứng dụng tiềm năng của drone là trong lĩnh vực giao hàng Các công
ty vận chuyển đang thử nghiệm sử dụng drone để giao hàng nhanh chóng và hiệu quảđến những khu vực khó tiếp cận Điều này có thể giúp giảm thiểu thời gian và chi phívận chuyển
Kiểm tra và duy trì cơ sở hạ tầng: Drone có thể được sử dụng để kiểm tra cầu
đường, đường dây điện, nhà cao tầng và các cơ sở hạ tầng khác Chúng có thể thựchiện việc kiểm tra an toàn và nhanh chóng mà không cần đến người thợ đi dây hoặccông nhân leo cao
Trang 29Truyền thông và quảng cáo: Drone có thể được sử dụng để quay phim, chụp ảnh và
truyền tải trực tiếp các sự kiện, buổi biểu diễn hoặc quảng cáo Chúng có thể tạo ra cácgóc quay độc đáo và thu hút sự chú ý của khán giả
Khám phá và giám sát địa hình: Drone có khả năng bay vào những vùng địa hình
khắc nghiệt hoặc nguy hiểm, như miệng núi lửa, đỉnh núi cao, vùng băng và cánh đồngmênh mông Chúng có thể thu thập dữ liệu và hình ảnh từ những khu vực này mà conngười không thể tiếp cận trực tiếp
MSP430 là họ vi điều khiển cấu trúc RISC 16-bit được sản xuất bởi công ty TexasInstruments MSP là chữ viết tắt của "MIXED SIGNAL MICRO CONTROLLER"ông vi điều khiển cùng xử lý tín hiệu tin hiệu số và tín hiệu tương tự MSP430 là dòng
vi điều khiển có công suất cực thấp (ultra-low- power), các ngoại vi và hệ thống bộđịnh thời linh hoạt được kết nối với nhau theo cấu trúc VON-NEUMANN
Phần cứng cơ bản của MSP430: 5 chế độ tiết kiệm năng lượng 16 thanh ghi 16-bittrong đó 4 thanh ghi đặc biệt và 12 thanh ghi đa chức năng 7 chế độ định địa chỉ điềukhiển dao động kỹ thuật số (DCO) cho phép chuyển từ chế độ công suất thấp sang chế
độ hoạt động trong vòng chưa đầy 1 micro giây
Trang 30Hình 2.6 Hình Mạch vi điều khiển MSP 430
Dưới đây là những đặc điểm tổng quát của họ vi điều khiển MSP430:
● Cấu trúc sử dụng nguồn thấp giúp kéo dài tuổi thọ của Pin
+ Duy trì 0.1µA dòng nuôi RAM
+ Chỉ 0.8µA real-time clock
+ 250 µA/ MIPS
● Bộ tương tự hiệu suất cao cho các phép đo chính xác
+ 12 bit hoặc 10 bit ADC-200 kskp, cảm biến nhiệt độ, Vref
+ 12 bit DAC
+ Bộ giám sát điện áp nguồn
● 16 bit RISC CPU cho phép được nhiều ứng dụng, thể hiện một phần ở kíchthước Code lập trình
● Thanh ghi lớn nên loại trừ được trường hợp tắt nghẽn tập tin khi đang làm việc
● Thiết kế nhỏ gọn làm giảm lượng tiêu thụ điện và giảm giá thành
● Tối ưu hóa cho những chương trình ngôn ngữ bậc cao như C, C++
● Có 7 chế độ định địa chỉ
● Khả năng ngắt theo véc tơ lớn
● Trong lập trình cho bộ nhớ Flash cho phép thay đổi Code một cách linh hoạt,phạm vi rộng, bộ nhớ Flash còn có thể lưu lại như nhật ký của dữ liệu
2.3.2 Môi trường lập trình
Phần mềm Energia
Trang 31Phần mềm Energia là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) dành cho việc lập trìnhcác bo mạch nhúng của Texas Instruments (TI), như các bo mạch LaunchPad Với giaodiện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, Energia là lựa chọn lý tưởng cho cả nhữngngười mới bắt đầu và những nhà phát triển kỳ cựu.
Hình 2.7 Phần Mềm Energia
Energia được thiết kế để tương thích với cú pháp lập trình và thư viện của Arduino,giúp người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa việc sử dụng các board Arduino và các bomạch LaunchPad của TI Điều này mang lại sự linh hoạt cao cho các dự án và ứngdụng nhúng, đồng thời giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trìnhphát triển
Với khả năng hoạt động trên nhiều hệ điều hành như Windows, macOS và Linux,Energia cung cấp sự tiện lợi và linh hoạt cho các nhà phát triển Bạn có thể làm việctrên môi trường phát triển ưa thích của mình mà không gặp bất kỳ rắc rối nào
Energia đi kèm với một bộ thư viện và ví dụ phong phú, giúp người dùng có thể nhanhchóng bắt đầu với các dự án và ứng dụng nhúng cụ thể Cộng đồng hỗ trợ sáng tạo vànhiệt tình của Energia cung cấp sự hỗ trợ và tài liệu phong phú, giúp người dùng giảiquyết các vấn đề và tìm kiếm ý tưởng mới
Tóm lại, phần mềm Energia là một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt cho việc phát triểnứng dụng nhúng trên các bo mạch LaunchPad của Texas Instruments
Visual Studio
Visual Studio được biết đến như một phần mềm lập trình website nổi tiếng có mộtkhông hai và đến nay chưa có công cụ nào có thể thay thế được chúng Visual Studiođược lập trình bằng ngôn ngữ VB+ và C#
Trang 32Hình 2.8 Giao diện lập trình Visual studio
Sở dĩ Visual Studio được giới lập trình ưa chuộng như vậy là bởi những ưu điểm vượttrội sau đây:
● Visual Studio hỗ trợ lập trình trên nhiều nền tảng ngôn ngữ khác nhau từ C/C++, C#, cho đến F#, Visual Basic, HTML, CSS, JavaScript Thậm chí, phiên bản VS
2015 có hỗ trợ code trên ngôn ngữ Python
● Visual Studio giúp hỗ trợ khả năng gỡ rối (Debug) hiệu quả và dễ dàng thôngqua việc chạy từng câu lệnh và theo dõi sự thay đổi trạng thái của chương trình qua giátrị các biến, cách vận hành của mã
● Visual Studio sở hữu giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng cho người mới bắtđầu
● Visual Studio cho phép xây dựng ứng dụng chuyên nghiệp thông qua kéo thả,
hỗ trợ người mới bắt đầu tiếp cận nhanh hơn
● Visual Studio cho tích hợp nhiều ứng dụng khác như ứng dụng hỗ trợ quản lý
và viết mã nhanh cho các ngôn ngữ thuộc.Net- Resharper, hay cho phép cài đặt thưviện dễ dàng nhờ Nuget
● Ngoài ra, công cụ này còn hỗ trợ phát triển ứng dụng desktop trên MFC,Windows Form hay Universal App Đồng thời phát triển ứng dụng mobile trênWindows Phone 8/8.1, Windows 10, iOS và cả Android Xamarin Visual Studio còn
hỗ trợ phát triển website trên nền tảng Web Form, ASP.NET MVC và tất nhiên, pháttriển Microsoft Office
Trang 33Altium
Altium Designer là một phần mềm thiết kế PCB dựa trên đám mây toàn diện được sửdụng để chụp sơ đồ, mô hình 3D, bản vẽ lắp ráp và mô phỏng Với Altium, các nhàthiết kế PCB có thể chia sẻ ảnh chụp nhanh và thiết kế trực tiếp với khách hàng vànhận phản hồi theo thời gian thực trong nháy mắt Hơn nữa, Altium Designer là mộtphần mềm hỗ trợ công nghệ cao đã trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp bo mạchđiện tử
Hơn nữa, Altium Designer lý tưởng cho các bảng mạch yêu cầu thiết kế phức tạp vàtiên tiến Một trong những lợi ích tuyệt vời của phần mềm này là nó có thể được sửdụng bởi cả người mới bắt đầu và các chuyên gia Điều này là do Altium thân thiệnvới người dùng Ngay cả khi đây là lần đầu tiên bạn sử dụng phần mềm này, bạn sẽtìm ra cách của mình Mặc dù có các tính năng nâng cao nhưng nó có giao diện trựcquan và thân thiện với người dùng
Hình 2.9 Phần Mềm Altium
Công cụ trực quan hóa 3D nâng cao: với hình ảnh 3D, người dùng Altium có thể có cáinhìn thực tế về bảng mạch bao gồm hỗ trợ MCAD-ECAD Ngoài ra, người dùng cóthể xem cấu hình cho 3D và 2D
Trình kiểm tra quy tắc thiết kế nâng cao: Trình kiểm tra quy tắc thiết kế (DRC) là mộtcông cụ mạnh mẽ trong Altium giúp kiểm tra thiết kế mạch vi phạm bất kỳ quy tắcđiện nào Hệ thống DRC tự động kiểm tra mọi vi phạm và cho biết vi phạm ở đâu Do
đó, nó có thể sửa lỗi này trước khi tạo thêm
Quản lý thư viện thống nhất: đây vừa là một tính năng vừa là lợi ích của AltiumDesigner Việc quản lý thư viện thống nhất làm cho thiết kế PCB trở thành một trải