1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH

184 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Tác giả Nguyễn Tấn Vinh
Trường học VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG
Chuyên ngành Kinh tế xây dựng
Thể loại Báo cáo kết quả thực hiện đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 4,96 MB

Nội dung

Các đô thị tương lai với sự xuất hiện ngày càng nhiều công trình chung cư cao tầng được đầu tư xây dựng là CTX, sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả cho những bất cập về năng lượng v

Trang 1

VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG

_

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục bảng biểu vi

Danh mục hình vẽ, đồ thị viii

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

7 Sản phẩm của đề tài 4

8 Kết cấu của đề tài 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TRÌNH XANH, TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH 5

1.1 Công trình xanh 5

1.1.1 Khái niệm công trình xanh 5

1.1.2 Xu hướng phát triển công trình xanh của thế giới 6

1.1.3 Tình hình phát triển công trình xanh ở Việt Nam 8

1.2 Tiêu chí công trình xanh 8

1.2.1 Khái niệm tiêu chí 8

1.2.2 Khái niệm tiêu chí công trình xanh 9

1.2.3 Hệ thống tiêu chí công trình xanh trên thế giới 10

1.2.4 Chứng nhận công trình xanh tại Việt Nam 13

1.2.5 Lựa chọn hệ thống LOTUS để xác định suất vốn đầu tư công trình nhà ở chung cư cao tầng theo tiêu chí công trình xanh 16

1.3 Công trình nhà ở chung cư cao tầng theo tiêu chí công trình xanh 18

1.3.1 Tổng quan về phát triển nhà ở chung cư cao tầng tại Việt Nam 18

1.3.2 Thực trạng phát triển công trình nhà ở chung cư cao tầng theo tiêu chí công trình xanh ở Việt Nam 21

1.4 Lược khảo kinh nghiệm của một quốc gia trên thế giới và khu vực về phát triển và chứng nhận công trình nhà ở theo tiêu chí công trình xanh 23

1.5 Lược khảo kinh nghiệm của một quốc gia trên thế giới và khu vực về phương pháp xác định suất vốn đầu tư công trình xanh 27

1.6 Mô hình chi phí phục vụ xác định suất vốn đầu tư 29

Trang 4

THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

VÀ SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở CAO TẦNG THEO TIÊU CHÍ

CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM 37

2.1 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí công trình xanh tại Việt Nam thời gian vừa qua 37

2.1.1 Tổng kết đầu tư xây dựng theo các bộ tiêu chí công trình xanh 37

2.1.2 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí công trình xanh 39

2.1.3 Ảnh hưởng của các tiêu chí công trình xanh đến tổng mức đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng 44

2.2 Thực trạng xác định suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng theo tiêu chí công trình xanh 51

2.2.1 Khái niệm, nội dung và vai trò của suất vốn đầu tư xây dựng 51

2.2.2 Thực trạng hệ thống chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng 53

2.2.3 Phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng 55

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở chung cư cao tầng theo tiêu chí công trình xanh (LOTUS) 58

2.3.1 Xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX (chứng nhận LOTUS) 59

2.3.2 Khảo sát thu thập dữ liệu kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX (chứng nhận LOTUS) 61

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH 64

3.1 Xây dựng mô hình công trình nhà ở cao tầng hướng tới đạt chứng nhận LOTUS để phục vụ tính toán suất vốn đầu tư 64

3.1.1 Hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng áp dụng cho mô hình công trình nhà ở cao tầng 64

3.1.2 Xây dựng mô hình chi phí dựa trên mô hình năng lượng phục vụ xác định suất vốn đầu tư công trình xanh 67

3.2 Xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí công trình xanh (chứng nhận LOTUS) 70

3.2.1 Lựa chọn phương pháp xác định suất vốn đầu tư phù hợp với công trình nhà ở cao tầng đạt chứng nhận LOTUS 70

3.2.2 Xác định suất vốn đầu tư xây dựng theo mô hình thiết kế 72

Trang 5

3.2.3 Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư bao gồm các nội dung 793.3 Đề xuất công bố bổ sung nhóm chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí công trình xanh 843.3.1 Phương án 1: Bảng suất vốn đầu tư xây dựng 853.3.2 Phương án 2: Bổ sung hệ số điều chỉnh để xác định SVĐT công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX (Chứng nhận LOTUS) 90

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 01: MINH HOẠ CHỈ TIÊU HIỆN VẬT CÔNG TRÌNH CHUNG CƯ 98 PHỤ LỤC 02: GIẢI PHÁP XANH VÀ MỨC ĐIỂM DỰ KIẾN THEO CÁC TIÊU CHÍ CỦA HỆ THỐNG CHỨNNG NHẬN CTX LOTUS 103 PHỤ LỤC 03: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT, BÁO CÁO THỐNG KÊ

XỬ LÝ SỐ LIỆU PHIẾU ĐIỀU TRA LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA) 123 PHỤ LỤC 04: PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN 126 PHỤ LỤC 05: CHI PHÍ THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH XANH 129 PHỤ LỤC 06: BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 160

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ

Environment Conscious Building)

Construction Authority)

Establishment)

Establishment Environmental Assessment Method)

in Design for Greater Efficiencies)

Australia)

(Leadership in Energy and Environmental Design)

Australian Built Environment Rating System)

Trang 7

OTTV Chỉ số truyền nhiệt tổng qua tường, mái (Overall Thermal Transfer

Value)

Development Programme)

Council)

Trang 8

Bảng 1.1:Danh sách hệ thống chứng nhận công trình xanh theo WorldGBC 10

Bảng 1.2:Phân hạng Green Star 12

Bảng 1.3: Tính điểm của LOTUS NC 15

Bảng 1.4: Các mức điểm đạt chứng nhận của LOTUS NC 15

Bảng 1.5: So sánh tổng quan 3 chứng nhận công trình xanh phổ biến 16

Bảng 1.6: Các điều kiện tiên quyết (ĐKTQ) của LOTUS NC 18

Bảng 1.7: Mức tăng chi phí theo mức chứng nhận CTX theo hệ thống LEED 28

Bảng 1.8: Điểm mạnh, điểm yếu và ứng dụng của phương pháp nội suy 32

Bảng 1.9 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu phương pháp tham số 33

Bảng 1.10: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu phương pháp dự toán chi tiết 34

Bảng 2.1 Tổng hợp các công trình đạt tiêu chí CTX theo các năm 38

Bảng 2.2 Thống kê thông tin công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí công trình xanh giai đoạn 2009 – 2022 41

Bảng 2.3: Kết quả phân tích thống kê mô tả yếu tố ảnh hưởng đến chi phí CTX 62

Bảng 3.1: Danh sách dự án chung cư cao tầng đạt chứng nhận công trình xanh 71

Bảng 3.2: Danh mục đề xuất SVĐT công trình nhà ở theo tiêu chí công trình xanh 72

Bảng 3.3 Thông tin dự án công trình chung cư thông thường 73

Bảng 3.4 Thông tin công trình án chung cư đạt chứng nhận công trình xanh 74

Bảng 3.5: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong TMĐT công trình nhà ở chung cư cao tầng có quy mô từ 20 đến 30 tầng, có 1 đến 3 tầng hầm đạt chứng nhận LOTUS 77 Bảng 3.6: Suất vốn đầu tư công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX (Chứng nhận LOTUS) 80

Bảng 3.7: Tỷ lệ % SVĐT theo tiêu chí CTX so với SVĐT công trình thông thường 82

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ sự ra đời các hệ thống đánh giá CTX trên thế giới theo dòng thời gian

7

Hình 1.2: Tốc độ phát triển CTX tại Việt Nam 8

Hình 1.3:Số lượng dự án đạt chứng nhận LEED từ năm 2000 đến năm 2019 (Statista) 24

Hình 1.4: Tốc độ phát triển công trình xanh tại Singapore 25

Hình 1.5: Số lượng công trình xanh tại Đài Loan theo các năm 26

Hình 1.6: Số lượng dự án công trình xanh đạt chứng nhận GBL và LEED tại Trung Quốc 26

Hình 1.7: Ảnh hưởng của mặt bằng tới suất chi phí xây dựng 29

Hình 1.8: Ảnh hưởng của quy mô tới suất chi phí xây dựng 30

Hình 1.9: Phương pháp ước tính tính chi phí theo giai đoạn dự án 31

Hình 1.10: Đường hồi quy tuyến tính giữa hạng chứng nhần GBL và chi phí gia tăng theo mỗi m2 sàn 32

Hình 1.11: Ví dụ về suất chi phí xây dựng căn hộ trong toà nhà 1-3 tầng, chiều cao tầng 10' (3m) không có hầm 33

Hình 1.12: Thông tin sơ bộ phục vụ xác định trong mô hình chi phí 36

Hình 2.1: Tỷ lệ % đầu tư xây dựng loại hình công trình theo các tiêu chí CTX 38

Hình 2.2: Biểu đồ loại hình công trình nhà ở cao tầng theo các tiêu chí CTX 43

Hình 2.3: Dự án Diamond Lotus Riverside của Phúc Khang 43

Hình 3.1 Tỷ trọng các thành phần chi phí lớn trong công trình nhà ở chung cư mẫu 67 Hình 3.2: Tỷ trọng chi phí hạng mục chi phí xây dựng và thiết bị 68

Hình 3.3: Minh hoạ một giải pháp ứng dụng Mô phỏng hiệu năng công trình 69

Hình 3.4: Tỷ lệ % chi phí bổ sung của công trình xanh so với TMĐT công trình thông thường 70

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Phát triển đô thị là xu hướng chung của thế giới và cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam đến năm 2045, được khẳng định tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Đây là định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, tổng kết từ một loạt các chương trình hành động cụ thể của Chính phủ như Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 về Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh (TTX) Việt Nam đến năm 2030; Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/08/2018 về Đề án "Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030"; Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/03/2019 về Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Giai đoạn 2019 - 2030; v.v

Đề cập phát triển đô thị xanh không thể tách rời với các nội dung quan tâm phát triển công trình nhà ở với định hướng ưu tiên cho loại hình chung cư cao tầng, gắn với đáp ứng các yêu cầu của một công trình xanh (CTX) Theo thống kê ở nhiều quốc gia, ngành xây dựng chiếm khoảng 40% tổng mức tiêu thụ năng lượng và khoảng 25% tổng mức tiêu thụ nước hàng năm, trong đó 80% năng lượng tiêu thụ ở giai đoạn khai thác, vận hành công trình Sự hình thành và phát triển CTX trên toàn thế giới chính là sự hưởng ứng tích cực và có hiệu quả nhất của ngành xây dựng đối với những chiến lược và chương trình về môi trường, tài nguyên và năng lượng Với tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là sự phát triển các công trình chung cư cao tầng tại các thành phố trên khắp cả nước đã góp phần không nhỏ cho tình trạng quá tải hạ tầng đô thị về giao thông, năng lượng, môi trường, v.v Các đô thị tương lai với sự xuất hiện ngày càng nhiều công trình chung

cư cao tầng được đầu tư xây dựng là CTX, sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả cho những bất cập về năng lượng và môi trường trong phát triển đô thị hiện nay

Để có thể hoàn thành mục tiêu phát triển CTX nói chung và các khu chung cư cao tầng nói riêng, Nhà nước và các tổ chức xã hội đã có những hành động cụ thể như công bố các tiêu chí CTX; chứng nhận CTX; v.v Tuy nhiên, để phát triển CTX không thể thiếu yếu tố về kinh tế trong đầu tư xây dựng (ĐTXD) cho loại hình công trình này, một trong những rào cản hiện nay tại Việt Nam trong việc xác định và quản

lý chi phí ĐTXD cho các CTX là thiếu vắng các chỉ tiêu phù hợp để xác định tổng mức đầu tư CTX Hàng năm Bộ Xây dựng công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (SĐT), bao gồm các chỉ tiêu cho công trình nhà ở dạng chung cư là công cụ hữu

Trang 11

ích cho việc xác định TMĐT Tuy nhiên các chỉ tiêu này mới chỉ phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng công trình thông thường, chưa được cập nhật các tiêu chí về CTX

Việc thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây dựng suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở theo tiêu chí công trình xanh" là cần thiết góp phần hoàn thiện hệ thống công

cụ xác định và quản lý chi phí ĐTXD của Việt Nam, phục vụ phát triển đô thị bền vững trong thời gian tới

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Góp phần hoàn thành các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững

đô thị Việt Nam đến năm 2030

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

2.2.1 Mục tiêu tổng quát:

Hoàn thiện Hệ thống Suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công

bố hàng năm để phục vụ xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Công trình nhà ở cao tầng; công trình xanh; tiêu chí công trình xanh; chứng nhận LOTUS

- Nội dung và phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

a Phạm vi về nội dung

- Tiêu chí CTX đang được công nhận tại Việt Nam

- Nghiên cứu trong phạm vi nội dung quy định về xác định và quản lý chi phí ĐTXD tại Nghị định số 10/2021/ NĐ - CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ

b Phạm vi về không gian và thời gian

- Không gian: nghiên cứu tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian: từ năm 2010 đến tháng 10/2022

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

Đề tài sử dụng 06 phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

Phương pháp thống kê: tổng hợp các số liệu, thông tin phục vụ cho quá trình

phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá thực trạng và tính toán SVĐT nhà

ở cao tầng theo tiêu chí CTX

Phương pháp khảo sát thực tế: Thực hiện khảo sát tại một số công trình nhà ở

cao tầng được cấp Chứng nhận CTX tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

để thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp về các tiêu chí CTX, các yếu tố chi phí trong TMĐT,

các yếu tố ảnh hưởng của tiêu chí CTX đến SVĐT của công trình

Phương pháp điều tra khảo sát, tham vấn xã hội học: sử dụng mẫu phiếu điều

tra, thu thập thông tin, ý kiến đánh giá của các đối tượng là chủ thể, cá nhân liên quan đến ĐTXD, sử dụng CTX làm cơ sở đánh giá toàn diện đối với nội dung nghiên cứu của đề tài Hình thức khảo sát là trao đổi thông tin, phỏng vấn trực tiếp, thu thập thông tin thông qua thư điện tử, mạng xã hội

Phương pháp phân tích tổng hợp: khai thác thông tin thứ cấp liên quan TMĐT

nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX, phương pháp xác định và quản lý chi phí ĐTXD

để tổng kết về cơ sở lý luận, thực tiễn Nguồn tài liệu thứ cấp là các văn bản pháp quy; số liệu; các nghiên cứu khoa học; bài viết; tham luận tại hội thảo khoa học về CTX, về xác định TMĐT, SVĐT xây dựng công trình

Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng công cụ phân tích thống kê (SPSS)

để kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chi phí đến suất vốn đầu tư xây dựng công trình xanh

Phương pháp kế thừa: tham khảo, kế thừa sử dụng những kết quả đã được

nghiên cứu trước đây có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài để bổ sung vào luận điểm, vận dụng trong đề tài

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

a Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận khoa học về CTX với loại hình công trình dân dụng là nhà ở cao tầng tại đô thị, bổ sung luận cứ khoa học cho các nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững

b Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu là Bảng SVĐT xây dựng nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX, góp phần hoàn thiện hệ thống Suất vốn ĐTXD do Bộ Xây dựng công bố hàng năm

- Là tài liệu tham khảo cho các chủ thể liên quan đến quản lý; ĐTXD; sử dụng

và khai thác CTX Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành quản lý xây dựng

Trang 13

7 Sản phẩm của đề tài

Căn cứ Hợp đồng và Đề cương đã được phê duyệt, sản phẩm của đề tài bao gồm:

- Báo cáo tổng hợp đề tài;

- Bảng suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở theo tiêu chí công trình xanh

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, đề tài được bố cục như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công trình xanh, tiêu chí công trình

xanh

Chương 2: Thực trạng xác định tổng mức đầu tư xây dựng và suất vốn đầu tư

xây dựng nhà ở cao tầng theo tiêu chí công trình xanh tại Việt Nam

Chương 3: Nghiên cứu đề xuất suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng theo

tiêu chí công trình xanh

Kết luận và Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 14

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TRÌNH XANH,

TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH

1.1 Công trình xanh

Vào khoảng những năm 1970, một nhóm các kiến trúc sư và các nhà khoa học ngành môi trường và sinh thái đã nhen nhóm ý tưởng “xây dựng xanh” trong hoàn cảnh phong trào vì môi trường đang lan rộng và giá năng lượng ngày càng tăng cao Năm 1990, Cơ quan Nghiên cứu Xây dựng (BRE) của Anh đã cho ra đời Phương pháp Đánh giá Môi trường của BRE (viết tắt là BREEAM) – là hệ thống đánh giá công trình xanh đầu tiên trên thế giới Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC)

đã ra đời từ năm 1993 Hoạt động đánh giá, chứng nhận và thúc đẩy CTX đã ngày càng nhận được sự ủng hộ và được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, tạo nên một phong trào mạnh mẽ Từ nhu cầu có một tổ chức đại diện cho toàn bộ các nỗ lực phát triển công trình xanh trên thế giới, Hội đồng Công trình Xanh Thế giới (World Green Building Council) ra đời với các tổ chức thành viên đến từ hơn 80 quốc gia và gồm hơn 30.000 công ty tư vấn/ bất động sản vào năm 2002

1.1.1 Khái niệm công trình xanh

Công trình xanh (CTX) được xem là sản phẩm của quá trình xây dựng có cân nhắc tác động tới môi trường và tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên trong suốt vòng đời của chúng (từ thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và phá dỡ) Hội đồng

CTX thế giới đã công bố khái niệm CTX như sau: “Công trình xanh được hiểu là công trình xây dựng mà trong cả vòng đời của nó, từ giai đoạn lựa chọn địa điểm, thiết kế, thi công, vận hành sử dụng, cho đến giai đoạn sửa chữa, cải tạo nâng cấp, tái sử dụng, đều đạt được các tiêu chí: sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nước, vật liệu, giảm thiểu đến mức nhỏ nhất các tác động xấu đối với môi trường và sức khỏe con người, bảo tồn cảnh quan, sinh thái tự nhiên và di tích lịch

sử, tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho con người”

Tại Việt Nam định nghĩa Công trình xanh (Green Building) theo định nghĩa tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo tiện nghi, chất lượng môi trường sống bên trong công trình và bảo vệ môi trường bên ngoài công trình

Khái niệm CTX không thể tách rời với các khái niệm Công trình tiết kiệm năng lượng (TKNL), hay Công trình sử dụng Năng lượng Hiệu quả (NLHQ) là các công trình đáp ứng được các tiêu chí về hiệu quả sử dụng năng lượng, nước và vật liệu xây dựng CTX và công trình TKNL đều góp phần vào việc thực hiện các nỗ lực bảo vệ

Trang 15

tài nguyên, môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững Nhưng hơn các công trình TKNL, các CTX xem xét thêm hai khía cạnh nữa là tạo ra không gian đảm bảo chất lượng cho con người, đồng thời giảm thiểu tác động của công trình lên môi trường Như vậy, có thể hiểu CTX có mức độ yêu cầu rộng hơn công trình TKNL hay NLHQ Công trình xanh bao gồm các đặc điểm như sau:

(i) Phát triển bền vững, sử dụng có hiệu quả tài nguyên sẵn có tại địa phương,

có vị trí giao thông thuận tiện, dễ dàng kết nối với hệ thống giao thông công cộng, giảm thiểu ô nhiễm trong hoạt động xây dựng

(ii) Hiệu quả về năng lượng: tiết kiệm điện, tối ưu hóa hiệu suất năng lượng (iii) Sử dụng nước hiệu quả: giảm lượng nước sử dụng, xử lý và tái sử dụng nước thải

(iv) Vật liệu và nguồn tài nguyên: quản lý chất thải xây dựng, vật liệu thân thiện với môi trường, sử dụng vật liệu địa phương, sử dụng vật liệu có tỷ lệ tái chế cao (v) Chất lượng không khí trong nhà: kiểm soát khói thuốc, tăng cường thông gió tự nhiên, không gian mở gần gũi với thiên nhiên

(vi) Có ảnh hưởng tích cực tới bảo vệ môi trường: giảm lượng khí CO2 và hoạt động phát thải có ảnh hưởng xấu tới môi trường

(vii) Hiệu quả về thiết kế và cấu trúc công trình

(viii) Đánh giá vòng đời công trình bằng cách đánh giá đầy đủ các tác động liên quan đến tất cả các giai đoạn từ bắt đầu đến sau kết thúc của công trình: từ chiết xuất nguyên liệu qua vật liệu chế biến, sản xuất, phân phối, sử dụng, sửa chữa và bảo trì,

và xử lý hoặc tái chế

1.1.2 Xu hướng phát triển công trình xanh của thế giới

Hiện nay, các tổ chức phát triển CTX đã chính thức thể hiện sự ủng hộ đối với việc các quốc gia/ tổ chức đưa ra các hệ thống đánh giá CTX phù hợp với điều kiện

tự nhiên cũng như phát triển của từng quốc gia, khu vực, cũng như với mục tiêu đặt

ra Việc này cũng tạo tiền đề cho chính phủ và các cơ quan nghiên cứu xây dựng xanh tại nhiều quốc gia đang phát triển xây dựng các hệ thống đánh giá cho riêng mình, thay vì tiếp tục đi theo các hệ thống của các nước lớn như BREEAM, LEED, Green Star… vốn tồn tại nhiều yêu cầu bị cho là quá phức tạp và không thực sự mang lại hiệu quả khi triển khai tại các quốc gia đang phát triển Trên thế giới hiện có đến hơn

50 hệ thống đánh giá CTX do các quốc gia phát triển Một số hệ thống rất phổ biến,

và được áp dụng ở nhiều nơi gồm có: LEED của Hoa Kỳ, BREEAM của Anh, Green Mark của Singapore, Green Star của Úc, Casbee của Nhật, DGNB của Đức

Các hệ thống đánh giá cũng có sự tương đồng và khác biệt nhất định, phản ánh các đặc trưng, điều kiện tự nhiên, xã hội của từng nước, cũng như sự trú trọng của

Trang 16

các nước vào các yếu tố ưu tiên của mình Trong rất nhiều trường hợp, các tổ chức khác nhau tại cùng một quốc gia đồng thời đưa ra các hệ thống đánh giá cho quốc gia

đó Ví dụ như nước Úc: Hệ thống Green Star do Hội đồng Công trình Xanh Úc – một

tổ chức phi chính phủ - phát triển, còn hệ thống NABERS lại do chính phủ Úc phát triển Cả hai hệ thống đều đánh giá hiệu quả năng lượng và tài nguyên của công trình, tuy nhiên trong khi Green Star đánh giá trên thiết kế công trình thì NABERS đánh giá trên thông số tiêu thụ thực của công trình trong quá trình vận hành

Hiện nay, phong trào CTX trên thế giới đã có những thành tựu rõ rệt Kể từ khi BREEAM được ban hành vào năm 1990, nó đã được thực hiện ở 77 quốc gia trong gần 30 năm, với tổng số 565.790 chương trình chứng nhận được tích lũy, xếp hạng đầu tiên trên thế giới, chiếm 80% tổng số dự án công trình xanh được chứng nhận trên thế giới

Hình 1.1: Sơ đồ sự ra đời các hệ thống đánh giá CTX trên thế giới theo dòng thời

gian

LEED, được ban hành năm 1998, có phạm vi tiếp cận rộng nhất, đạt tới 167 quốc gia WELL (một hệ thống đánh giá khác của Hoa Kỳ) theo BREEAM là hệ thống thứ ba được sử dụng rộng rãi nhất ở 58 quốc gia

Các hệ thống khác như EDGE (Washington, America), DGNB của Đức và Living Building Challenge (LBC, Seattle, America) được sử dụng trong hơn hai mươi các quốc gia Hệ thống HQE (của Pháp), GBA (Ottawa, Canada) và Green Mark (Singapore) được sử dụng ở 17, 16 và 15 quốc gia, tương ứng Theo báo cáo của SmartMarket được phát hành bởi Dodge Data & Analytics và Hội đồng Công trình

Trang 17

Xanh Hoa Kỳ (USGBC) về “Xu hướng CTX toàn cầu 2021” thể hiện cam kết tăng trưởng công trình xanh như các nghiên cứu trước đó vào năm 2018, 2015 và 2012.[41]

1.1.3 Tình hình phát triển công trình xanh ở Việt Nam

Ở Việt Nam, CTX đã bắt đầu phát triển và đến thời điểm hiện nay (số liệu tháng 9/2022) đã có 243 công trình được chứng nhận là CTX (38 CTX theo chuẩn LOTUS,

133 CTX theo chuẩn LEED, 72 CTX theo chuẩn EDGE Số liệu cuối năm 2022 cho thấy, trong số các CTX đã lấy chứng nhận, nhiều nhất là các công trình công nghiệp (39%), tiếp đến là các toà nhà văn phòng (24%), các công trình chung cư (11%); công trình thương mại (7%)…[44]

Theo thống kê từ năm 2010 thì trong hơn 10 năm qua, số lượng CTX tại Việt Nam đã tăng đều (Hình 1.2);

Hình 1.2: Tốc độ phát triển CTX tại Việt Nam

1.2 Tiêu chí công trình xanh

1.2.1 Khái niệm tiêu chí

Theo Từ điển Tiếng Việt thì tiêu chí là “tính chất, dấu hiệu để dựa vào mà phân biệt một vật, một khái niệm, để phê phán nhằm đánh giá” Tiêu chí là một chuẩn mực được đặt ra với mục dích sử dụng để đánh giá hoặc kiểm định cho một vấn đề, sự việc, sự vật nào đó hiện nay Các tiêu chí được đưa ra có thể kể đến về chất lượng, năng suất, thời gian hay khả năng tuân thủ theo các quy định, quy trình được đặt ra Thông qua các tiêu chí này sẽ biểu thị một kết quả cuối cùng cho thấy được tính hiệu quả hoặc tính bền vững của tiêu chí đó Khi tiêu chí được đặt ra mang tính khoa học thì nó chính là công cụ để đánh giá về chất lượng, nhờ đó có thể đưa ra được các định hướng cụ thể và các mục tiêu cần hướng đến cũng như các phương hướng đi một cách chuẩn xác nhất

Trang 18

Như vậy, khái niệm tiêu chí “là thước đo, là các quy tắc của chuẩn mực dùng

để đánh giá đối với một sự vật, hiện tượng”

1.2.2 Khái niệm tiêu chí công trình xanh

Nội dung cơ bản của CTX là giải quyết mối quan hệ giữa công trình với môi trường bên ngoài nó, và với con người (sống, sử dụng nó) trong suốt vòng đời công trình Môi trường ở đây cần được hiểu là bao gồm tất cả các yếu tố môi trường xung quanh công trình gồm:

(i) Môi trường khí (đó chính là khí quyển, là bầu không khí);

(ii) Môi trường nước (đó chính là toàn bộ hệ sinh thái nước);

(iii) Môi trường trên bề mặt đất;

(iv) Môi trường dưới lòng đất;

(v) Môi trường bên trong công trình xây dựng, trực tiếp ảnh hưởng và tương tác với người sử dụng công trình Năm khía cạnh môi trường này chính là đại diện cho 5 nhóm tiêu chí chính của hầu hết các bộ tiêu chí đánh giá CTX của các nước đều có

Đó chính là Năng lượng, Nước, Địa điểm, Vật liệu và Nội thất

- Môi trường khí: Năng lượng (công trình tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát

thải, sử dụng năng lượng tái tạo)

- Môi trường nước: Nước (công trình tiết kiệm nước, tận dụng nước thải, bảo

tồn nước ngầm)

- Môi trường trên mặt đất: Địa điểm (công trình góp phần bảo tồn hệ sinh thái,

kết nối cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu…)

- Môi trường trong lòng đất: Vật liệu (công trình sử dụng vật liệu tái chế, tái sử

dụng vật liệu, sử dụng vật liệu tái tạo, hạn chế và quản lý rác thải từ xây dựng)

- Môi trường bên trong công trình: Nội thất (là công trình tạo ra môi trường an

toàn sức khoẻ, tiện nghi cho con người)

Theo QCVN 09:2017/BXD và nhóm các tiêu chí đánh giá của tiêu chuẩn LOTUS thì CTX được hiểu bao gồm cả các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, và vận hành nhằm mang lại hiệu quả nhất định trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động của công trình đến môi trường xung quanh trong suốt vòng đời của nó và tạo ra môi trường không gian đảm bảo chất lượng cho người sử dụng

Như vậy có thể tổng kết, khái niệm “tiêu chí công trình xanh là thước đo đánh giá công trình xây dựng được đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác đảm bảo các yêu cầu về (i) tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo; (ii) tiết kiệm nước, tận dụng nước thải, bảo tồn nước ngầm; (iii) góp phần bảo tồn hệ sinh thái, kết nối cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu; (iv) sử dụng vật liệu tái chế,

Trang 19

tái sử dụng vật liệu, sử dụng vật liệu tái tạo, hạn chế và quản lý rác thải từ xây dựng; (v) tạo ra môi trường an toàn sức khoẻ, tiện nghi cho con người”

1.2.3 Hệ thống tiêu chí công trình xanh trên thế giới

Dưới đây là danh sách các hệ thống chứng nhận công trình xanh do Hội đồng Công trình Xanh Thế giới quản lý Đây không phải là danh sách toàn diện, vì có một

số công cụ và chứng nhận đánh giá công trình xanh tồn tại nhưng không được quản

lý bởi một thành viên của Hội đồng Công trình Xanh Thế giới.[49]

Bảng 1.1:Danh sách hệ thống chứng nhận công trình xanh theo WorldGBC

Danh sách hệ thống chứng nhận công trình xanh theo WorldGBC

1 ARZ rating system 30 GBC Condomini

2 Assessment Standard for Green

Building of China 31 Green Star SA

3 BEAM Plus 32 Green Star SA Kenya

5 B.E.S.T - Residential 34 Home Performance Index

6 B.E.S.T - Commercial Buildings

11 BREEAM 40 Korea Green Building Certification

12 Casa (Colombia) 41 LOTUS

21 Green Building Index 50 RELi

22 Green Key 51 Singapore Green Building

Product/Services Certification

23 Green Key Global 52 SITES

24 GreenSL 53 Swiss DGNB System

25 Green Star 54 TARSHEED

26 Homestar 55 TRUE

27 GBC Home 56 VERDE

Trang 20

28 GBC Historic Building 57 The WELL Building Standard

29 GBC Quartieri 58 Zero Waste

1.2.3.1 Một số công cụ đánh giá tiêu chuẩn xanh phổ biến

Hệ thống đánh giá công trình xanh LEED được Hội đồng Công trình Xanh Hoa

Kỳ (USGBC) phát triển từ năm 1998 và là một trong những chứng nhận kiến trúc xanh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới, được áp dụng tại 167 nước trên thế giới LEED là tiêu chuẩn hiện hành đo lường năm khía cạnh bảo vệ môi trường bao gồm vị trí; hiệu quả sử dụng nước; tiết kiệm năng lượng, vật liệu/ tài nguyên và chất lượng môi trường trong nhà

Các công trình xây dựng theo hệ thống LEED có thể được phân hạng trên cơ sở tổng số điểm đạt được trên tổng điểm tối đa là 110 điểm, cụ thể như sau:

Mỗi tiêu chí bao gồm các hạng mục nhỏ và được đánh giá dựa trên thang điểm quy định Các chuyên gia BREEAM sẽ đánh giá số điểm của từng tiêu chí và điểm tổng để quyết định hạng mục chứng nhận Chứng nhận BREEAM gồm 6 mức Chấp nhận (Acceptable – chỉ áp dụng với phiên bản công trình đang sử dụng), Qua (Pass), Tốt (Good), Rất tốt (Very Good), Xuất sắc (Excellent) và Vượt trội (Outstanding), được thể hiện qua số sao trên chứng nhận

Bộ công cụ đánh giá và công nhận CTX Green Mark (GM) được xây dựng trên

cơ sở 5 nhóm tiêu chí là:

(1) Thiết kế thích ứng với khí hậu (Climatic Responsive Design);

(2) Hiệu quả năng lượng của công trình (Buildings energy performance); (3) Công nghệ Xanh tiên tiến (Advanced green effort);

(4) Quản lý tài nguyên (Resource stewardship);

Trang 21

(5) Công trình Thông minh và Lành mạnh (Smart and Healthy Buildings)

Bộ GM đặc biệt nhấn mạnh vào sử dụng năng lượng hiệu quả, được địa phương hoá, thích nghi với các điều kiện tự nhiên tại khu vực nhiệt đới, chú trọng tối ưu hoá

hệ thống làm mát trong công trình sử dụng điều hoà không khí; có chất lượng đánh giá và chứng nhận cao, sử dụng nhiều công cụ có tính chính xác và các thiết bị giám sát hiệu năng Đặc biệt trong tiêu chí Công nghệ Xanh có các điểm thưởng bổ sung cho các công trình chuyên dụng như: chợ truyền thống, cơ sở y tế, Nhà thí nghiệm và trường học

Hệ thống đánh giá CTX Green Star đánh giá bằng cách cho điểm theo 10 nhóm tiêu chí chính sau: Năng lượng, Giao thông, Nước, Môi trường trong nhà, Phát thải, Vật liệu, Sử dụng đất và sinh thái, Quản lý, và Sáng kiến Mỗi nhóm tiêu chí lại có nhiều tiêu chí con và có thang điểm cùng trọng số Trên cơ sở khung 10 tiêu chí này, mỗi Bang hay vùng lãnh thổ áp dụng hệ số khác nhau cho mỗi nhóm tiêu chí; điều này thể hiện các ưu tiên về môi trường ở mỗi nơi là khác nhau do khí hậu giữa các vùng miền ở Úc rất khác biệt

Bảng 1.2:Phân hạng Green Star

10 1 sao Kém Không được cấp chứng nhận

20 2 sao Trung bình

30 3 sao Tốt

45 4 sao Công trình Tốt nhất ở Úc Được cấp chứng nhận

60 5 sao Công trình Xuất sắc

75 trở lên 6 sao Công trình hàng đầu thế giới

1.2.3.2 Tổng hợp tiêu chí chung đánh giá công trình xanh

Qua các nghiên cứu các tiêu chí đánh giá công trình xanh của một số nước trên thế giới và Việt Nam có thể rút ra 5 nhóm tiêu chí cơ bản sau:

Thứ nhất: “Địa điểm xây dựng bền vững” khai thác và tận dụng tối đa điều

kiện cụ thể thuận lợi của địa điểm phục vụ xây dựng công trình, không hủy hoại, làm biến đổi đặc điểm môi trường hiện hữu Bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh thái, đảm bảo tỷ lệ cây xanh cao trong khu vực xây dựng Đảm bảo tối ưu việc sử dụng đất đai xây dựng có hiệu quả Đảm bảo giao thông cơ giới, xe đạp, đi bộ

Thứ hai: “Không gian xanh” Đô thị xanh là có nhiều không gian xanh, có chất

lượng môi trường xanh, sạch (môi trường không khí, nước, đất) Giảm thiểu chất thải,

ô nhiễm và những nguyên nhân làm suy thoái môi trường Chất lượng môi trường

Trang 22

trong và ngoài nhà, tăng cường thông gió tự nhiên, kiểm soát ô nhiễm hóa học, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên, tiện nghi vi khí hậu, âm thanh…

Thứ ba: “Hiệu quả sử dụng nước” Tiết kiệm nước trong sinh hoạt, sản xuất,

trồng trọt Tăng cường việc kiểm soát, lưu giữ và sử dụng nước mưa, giảm dùng nước sạch tưới cây, áp dụng công nghệ xử lý nước thải để tái sử dụng…

Thứ tư: “Hiệu quả năng lượng” Tăng cường tối đa sử dụng các thiết bị tiết

kiệm điện cho chiếu sáng, điều hòa không khí, thông thoáng, vận hành công trình Sử dụng năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt với mục tiêu giảm được từ 30% đến 50% năng lượng có nguồn gốc hóa thạch Sử dụng thiết bị kiểm soát năng lượng

Thứ năm: “Vật liệu xây dựng” Tăng cường sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự

nhiên, vật liệu có sẵn tại địa phương Vật liệu xây dựng phải phù hợp với đặc điểm khí hậu của mỗi khu vực địa lý khác nhau Tránh lạm dụng quá nhiều kính trong việc thiết kế mặt ngoài công trình để giảm thiểu tác hại tăng nhiệt độ công trình do hiệu ứng “nhà kính” Lưu giữ, thu gom, tái chế vật liệu, rác thải sinh hoạt, sản xuất, tái sử dụng cấu kiện, quản lý chất thải xây dựng…

1.2.4 Chứng nhận công trình xanh tại Việt Nam

Kể từ khi hệ thống đánh giá CTX đầu tiên BREEAM được ban hành vào năm

1990 đến nay, hơn 40 hệ thống đánh giá CTX đã được phát triển bởi các Chính phủ, hoặc bên thứ ba với mục đích thúc đẩy các tòa nhà bền vững Các quốc gia phát triển

hệ thống đánh giá CTX dựa trên nguyên tắc thích ứng với điều kiện địa phương và liên tục cập nhật chứng chỉ theo thời gian thực để đáp ứng nhu cầu phát triển của công trình

Ở tại Việt Nam hiện nay, Bộ Xây dựng vẫn chưa ban hành bộ công cụ đánh giá CTX, hay Thông tư hướng dẫn quy trình chứng nhận và hệ thống tiêu chí chứng nhận với hệ thống tiêu chí đánh giá CTX, chỉ có Hội Kiến trúc sư Việt Nam đưa ra danh hiệu Kiến trúc xanh, nhưng các tiêu chí của danh hiệu này vẫn chưa được chi tiết để trở thành một bộ công cụ đánh giá CTX Như vậy, hiện chưa có cơ quan quản lý Nhà nước ban hành bộ tiêu chí CTX phù hợp với điều kiện, đặc trưng của Việt Nam Hiện nay chỉ có chứng chỉ LOTUS là hệ thống tiêu chí công trình xanh đầu tiên được phát triển dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam, mang tính tự nguyện và được phát triển bởi Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) - một dự án phi lợi nhuận của Green Cities Fund (California, Hoa Kỳ)

1.2.4.1 Bộ công cụ xếp hạng công trình xanh LOTUS

a Tổng quan về LOTUS

Hệ thống chứng nhận LOTUS có chung mục tiêu với các hệ thống xếp hạng công trình xanh quốc tế hiện hành (như LEED, Green Star, BREEAM, GBI, Green

Trang 23

Mark, Greenship, v.v.) và nhắm tới xây dựng các tiêu chuẩn và định mức giúp định hướng ngành xây dựng sở tại hướng đến mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các phương pháp thân thiện với môi trường Hệ thống Chứng nhận LOTUS bao gồm:

(1) LOTUS Công trình xây mới (LOTUS NC)

(2) LOTUS Công trình đang vận hành (LOTUS BIO)

(3) LOTUS Homes

(4) LOTUS Công trình quy mô nhỏ (LOTUS SB)

(5) LOTUS Không gian nội thất (LOTUS Interiors)

(6) LOTUS Nội thất quy mô nhỏ (LOTUS SI)

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài lựa chọn nghiên cứu xây dựng suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở xây mới áp dụng chứng nhận LOTUS NC

b Điều kiện áp dụng tiêu chuẩn LOTUS NC

(i) Tính nguyên vẹn và riêng biệt

Chứng nhận LOTUS NC chỉ áp dụng cho một công trình nguyên vẹn và riêng biệt Một bộ phận của công trình tách biệt so với các bộ phận khác cũng có thể được xem xét đánh giá dưới sự hướng dẫn của VGBC

(ii) Dự án cải tạo quy mô lớn

Dự án cải tạo quy mô lớn có thể được đánh giá với Chứng nhận LOTUS NC Những dự án cải tạo công trình khác có thể áp dụng Chứng nhận LOTUS BIO Dự

án được coi là dự án cải tạo quy mô lớn khi đáp ứng một trong những điều kiện sau:

- Hoạt động sửa chữa lại có tác động tới hơn 50% diện tích sàn (GFA) của công trình tại bất cứ thời điểm nào;

- Sự sửa chữa lại làm gián đoạn hoạt động hoặc thay đổi vị trí của trên 50% tổng

số người sử dụng công trình;

- Phần mở rộng làm tăng trên 30% diện tích sàn (GFA) của công trình

c Nội dung của tiêu chuẩn LOTUS NC

LOTUS NC gồm có 7 Hạng mục, mỗi hạng mục bao gồm các Khoản và Điều kiện tiên quyết (ĐKTQ), trong đó những tiêu chí cụ thể được đặt ra tương ứng với một số điểm xếp hạng nhất định

(1) Năng lượng (E) - Giám sát và giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng trong

công trình thông qua sử dụng biện pháp cách nhiệt phù hợp, thông gió tự nhiên và lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả

(2) Nước (W) - Giảm thiểu mức tiêu thụ nước trong công trình nhờ các thiết bị

tiết kiệm nước, giải pháp thu nước mưa, tái chế - tái sử dụng nước, v.v

Trang 24

(3) Vật liệu & Tài nguyên (MR) - Giảm sử dụng các loại vật liệu có năng

lượng hàm chứa lớn, hạn chế mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên

(4) Sức khỏe & Tiện nghi (H) - Đảm bảo chất lượng môi trường bên trong

công trình nhờ tối ưu hóa chất lượng không khí, chiếu sáng tự nhiên, tiện nghi nhiệt

và tiện nghi âm học

(5) Vị trí & Môi trường (SE) - Bảo vệ hệ sinh thái của khu vực công trình,

giảm thiểu tác động môi trường và tác nhân gây ô nhiễm

(6) Quản lý (Man) - Đảm bảo quản lý toàn diện và hiệu quả tất cả mục tiêu đề

ra tại các giai đoạn khác nhau của dự án

(7) Hiệu năng vượt trội (EP) - Ghi nhận dự án có hiệu năng vượt trội hoặc giải

pháp tiên tiến, chưa được đề cập trong phạm vi Chứng nhận LOTUS

d Tính điểm của LOTUS NC

Cơ cấu điểm cho các hạng mục của LOTUS NC (Bảng 1.4) được thiết lập và điều chỉnh trên cơ sở phân tích các hệ thống chứng nhận công trình xanh khác và các vấn đề môi trường đặc trưng trong thực tiễn quản lý công trình và biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Bảng 1.3: Tính điểm của LOTUS NC

Tỷ lệ Số điểm tối đa Tỷ lệ Số điểm tối đa Năng lượng 32% 32 32% 32

Vật liệu & Tài nguyên 12% 12 13% 13

Sức khỏe & Tiện nghi 14% 14 14% 14

Vị trí & Môi trường 21% 21 20% 20

Ghi chú: Dự án có thể được cộng tối đa 8 điểm thưởng cho Hiệu năng vượt trội

Bảng 1.4: Các mức điểm đạt chứng nhận của LOTUS NC

Trang 25

1.2.5 Lựa chọn hệ thống LOTUS để xác định suất vốn đầu tư công trình nhà

ở chung cư cao tầng theo tiêu chí công trình xanh

Trong vòng 5 năm trở lại đây, trào lưu công trình xanh phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam Những CTX xuất hiện liên tục và có số lượng tăng nhanh trên toàn quốc Cho đến thời điểm hiện tại, trên cả nước đã có hơn 100 công trình đăng ký đánh giá

và đạt chứng chỉ CTX Xu hướng xanh hay tiêu chí xanh đã trở thành một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trong các cuộc thi tuyển phương án Kiến trúc – Quy hoạch, hay các Giải thưởng kiến trúc

Với hệ thống đánh giá khá đa dạng, hiện nay chủ đầu tư cùng với nhà thiết kế được tự do trong việc lựa chọn hệ thống đánh giá phù hợp với dự án của mình Đi kèm hệ thống đánh giá chính là hệ thống các chỉ dẫn, hướng dẫn để cho các bên tham gia biết cách và quy trình để tạo ra một công trình xanh Tại Việt Nam phổ biến nhất

là 3 hệ thống chứng nhận LEED, LOTUS và EDGE

LEED: Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện, được phát triển tại Hoa

Kỳ và phù hợp cho các dự án hướng tới nhận diện thương hiệu quốc tế Các yêu cầu của LEED chủ yếu thích hợp với các thị trường xây dựng tại các nước phát triển hơn

là các nước nước đang phát triển

LOTUS: Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện được phát triển cho thị trường xây dựng tại Việt Nam Các yêu cầu của LOTUS được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng, quy định của Nhà nước và điều kiện khí hậu tại Việt Nam

EDGE: Hệ thống chứng nhận tập trung vào các tiêu chí Năng lượng, Nước và Năng lượng hàm chứa của Vật liệu, phù hợp với các dự án có mục tiêu tối thiểu hoá mức tiêu thụ tài nguyên

Bảng 1.5: So sánh tổng quan 3 chứng nhận công trình xanh phổ biến

1 Năm thành lập 2013 2007 1998

2 Tổ chức thành lập The IFC (World

Bank Group)

VietNam Green Buillding Council

US Green Buillding Council

Trang 26

8 Loại hình chứng

nhận

Không Nội thất và khu đô thị Không khu đô thị Tất cả

9 Thời gian thực hiện

hồ sơ         

10 Các giai đoạn liên

quan

Từ thiết kế kỹ thuật tới thi công và hoàn

thiện

Từ thiết kế cơ sở tới thi công và hoàn thiện

Từ thiết kế ý tưởng tới thi công và hoàn

thiện

11 Chứng nhận cho

giai đoạn

1 cho thiết kế và 1 cho thi công

1 cho thiết kế và 1 cho thi công

1 cho chứng nhận cho tất cả

12 Các bên liên quan yêu cầu

Chủ đầu tư, QLDA, nhà thầu, tư vấn, nhà cung cấp

Chủ đầu tư, QLDA, nhà thầu, tư vấn, nhà cung cấp

Chủ đầu tư, QLDA, nhà thầu, tư vấn, nhà cung cấp

13 Hỗ trợ từ tổ chức

tạo lập

Tất cả, kể cả hỗ trợ tài chính Hỗ trợ có giới hạn Không

16 Giám sát sau khi

hoàn thành Không Không

Cam kết chia sẻ thông tin

17 Hiệu lực của chứng

nhận chính thức 5 năm Không hết hạn 3 năm

18 Các thách thức Chứng chỉ còn mới trong quá trình cải

thiện

Phát triển chậm, thiếu hỗ trợ

Yêu cầu vật liệu có chứng chỉ không có tại Việt Nam

(Nguồn LOTUS, ARDOR Green)

Từ nghiên cứu về các hệ thống tiêu chuẩn đánh giá về công trình xanh phổ biến hiện nay, việc sử dụng hệ thống LOTUS sử dụng thang điểm để đánh giá CTX vẫn là

hệ thống phù hợp khi áp dụng để nghiên cứu xác định suất đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX tại Việt Nam Lựa chọn này trên cở sở các luận điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Hệ thống Chứng nhận LOTUS có chung mục tiêu với các hệ thống

xếp hạng công trình xanh quốc tế hiện hành (như LEED, Green Star, BREEAM, GBI, Green Mark, Greenship, v.v.) và có chia các mức chứng nhận nhắm tới xây dựng các tiêu chuẩn giúp định hướng ngành xây dựng hướng đến mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các phương pháp thân thiện với môi trường

Thứ hai: Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ “Xây dựng tiêu chí đánh

giá công trình xanh” (mã số TK 01-10), năm 2015 do Viện Kiến trúc và quy hoạch Việt Nam đã chứng minh LOTUS là bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện phát triển xây dựng xanh của Việt Nam Bên cạnh các đề tài KHCN cấp Bộ về xây dựng

Trang 27

suất vốn đầu tư xây dựng công trình dân dụng trụ sở làm việc, trung tâm thương mại (mã số TĐ 66-18), năm 2019 và công trình Y tế, giáo dục (mã số 03-20)

Thứ ba: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công trình xây mới, áp dụng LOTUS

NC với “Điều kiện tiên quyết” là những yêu cầu tối thiểu mà các dự án LOTUS cần đáp ứng là phù hợp với trình độ công nghệ xây dựng xanh của Việt Nam hiện nay và

có tính khả thi cao

Bảng 1.6: Các điều kiện tiên quyết (ĐKTQ) của LOTUS NC

E-PR-1 Hiệu quả sử dụng năng

lượng tối thiểu

Dự án đáp ứng tất cả các yêu cầu bắt buộc của QCVN 09:2017/BXD

E-PR-2 Thiết kế thụ động Tiến hành phân tích thiết kế thụ động

E-PR-3 Tổng năng lượng sử

dụng trong công trình

Giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng toàn công trình

so với mô hình cơ sở

W-PR-1 Thiết bị sử dụng nước

hiệu quả Giảm 20% mức tiêu thụ nước sinh hoạt qua các thiết bị sử dụng nước của công trình so với mô hình cơ sở

MR-PR-1 Phát thải xây dựng Thiết lập và áp dụng một kế hoạch quản lý phát thải

xây dựng H-PR-1 Hút thuốc lá trong nhà Cấm hút thuốc lá trong nhà

H-PR-2 Sản phẩm có hàm lượng

VOC thấp Sử dụng sản phẩm sơn và lớp phủ nội thất có hàm lượng VOC thấp

Man-PR-1 Bảo trì – Duy tu Cung cấp Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu

công trình

Man-PR-2 Nhận thức xanh Cung cấp Hướng dẫn sử dụng công trình cho người

sử dụng

1.3 Công trình nhà ở chung cư cao tầng theo tiêu chí công trình xanh

1.3.1 Tổng quan về phát triển nhà ở chung cư cao tầng tại Việt Nam

1.3.1.1 Khái niệm về công trình nhà ở cao tầng

a Định nghĩa nhà ở cao tầng

Theo quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/06/2021 của Bộ Xây dựng về phân cấp công trình và hướng dẫn áp dụng trong quản lý đầu tư xây dựng thì công trình Nhà ở cao tầng thuộc loại hình công trình dân dụng Đây là loại công trình nhà ở phổ biến tại các đô thị hiện nay, nhất là ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển Loại nhà này có số tầng là từ 9 tầng trở lên hoặc có độ cao trên 27m

so với mặt đất (nếu tầng cao trung bình là 3m), với phương tiện đi lại chủ yếu bằng thang máy, được hình thành từ các căn hộ hiện đại kiểu hộ khép kín, có sử dụng chung các phương tiện giao thông trong nhà như: cầu thang bộ, hành lang, thang máy, và một số dịch vụ công cộng khác.[6]

Trang 28

b Những ưu điểm của việc xây dựng nhà ở cao tầng

Nhà ở cao tầng ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ trên thế giới cũng như trong nước ta bởi lẽ thực tiễn đã chứng minh được những ưu điểm của nó, như sau: (i) Tiết kiệm đất xây dựng: Tiết kiệm đất xây dựng là động lực chủ yếu thúc đẩy việc phát triển nhà cao tầng trong đô thị Kinh tế đô thị phát triển và sự tập trung dân

số đã đặt ra yêu cầu đối với nhà ở nói riêng và kiến trúc đô thị nói chung

(ii) Thuận lợi cho sinh hoạt, làm việc và sử dụng: Nhà cao tầng làm cho môi trường làm việc và sinh hoạt của con người được không gian hóa cao hơn, các mối liên hệ theo phương nằm ngang và theo phương thẳng đứng có thể kết hợp lại, rút ngắn khoảng cách các điểm, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất thuận lợi cho sử dụng

(iii) Làm phong phú diện mạo của đô thị: Nhà cao tầng cho phép ta dành được nhiều diện tích đất cho những khoảng không gian thoáng đãng để làm xanh hóa thành phố, cho những công trình vui chơi giải trí, còn đóng góp vào việc làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị Trên đỉnh một số công trình nhà ở có thể bố trí Sky Garden tạo cảnh quan cây xanh tầng mái cho công trình Một số công trình nhà ở cao tầng được coi là điểm nhấn cho tuyến đô thị và là biểu tượng của thành phố như các tòa nhà

c Vai trò của nhà ở cao tầng xanh trong phát triển đô thị bền vững

Thứ nhất: Mô hình đô thị tập trung hay còn có những tên gọi khác như là đô thị

nén, đô thị mật độ xây dựng cao, đô thị chức năng sử dụng hỗn hợp là một trong những hình thái hiệu quả năng lượng của phát triển đô thị, giảm khoảng cách đi lại

và phát huy hiệu quả tối đa các phương tiện giao thông công cộng, các phương tiện không sử dụng năng lượng Nhiều lý thuyết đô thị cho rằng đô thị nén là một hình thái đô thị bền vững Nhìn một cách logic có thể thấy những lợi ích của đô thị nén đối với vấn đề năng lượng, môi trường và xã hội

Thứ hai: Mô hình đô thị tập trung với những nhà ở cao tầng xanh có tính hiệu

quả cao thuận tiện sử dụng cho người dân với các tầng đa chức năng cho nhiều đối tượng sử dụng, giảm tắc nghẽn giao thông, dòng người đi bộ bằng sự tập trung phát triển đô thị theo chiều dọc Nhà ở cao tầng đã có những đóng góp quan trọng cho một

đô thị nén với mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất cao, khoảng cách đi lại ngắn, hệ thống giao thông công cộng hiệu quả… Theo tổng kết, phương pháp quy hoạch đô thị theo chiều dọc là một trong những hình thái đô thị hiệu quả năng lượng nhất trên thế giới

Thứ ba: Nhà ở cao tầng ảnh hưởng đến phân bố mật độ đô thị và thông gió đô

thị Việc xây dựng một ngôi nhà ở cao tầng trong một khu vực đô thị sẽ là một biến động lớn về mật độ xây dựng Do đó số lượng và sự phân bố nhà ở cao tầng trong qui

Trang 29

hoạch phát triển đô thị cần hết sức cẩn trọng nếu không nó sẽ dẫn đến sự quá tải hạ tầng đô thị và phá vỡ trạng thái cân bằng gây ra nhiều bất ổn về môi trường, kinh tế

và xã hội Với chiều cao và diện mặt đứng lớn, nhà ở cao tầng sẽ che chắn ánh mặt trời tạo ra nhiều vùng bóng đổ, làm thay đổi chuyển động không khí tác động đến các vùng tiểu khí hậu đô thị

Thứ tư: Việc tập trung số đông các nhà ở cao tầng theo mô hình đô thị nén cũng

chính là nguyên nhân của hiện tượng đảo nhiệt đô thị Khu vực đô thị tập trung nhiều nhà ở cao tầng thường có nhiệt độ cao hơn đáng kể so với các khu vực đô thị thấp tầng xung quanh Nguyên nhân chính của đảo nhiệt đô thị là sự thay đổi bề mặt sử dụng đất trong quá trình phát triển đô thị Quá trình này sử dụng nhiều loại vật liệu

có tác dụng giữ nhiệt Nhân tố thứ hai góp phần tạo ra đảo nhiệt đô thị là lượng nhiệt thải ra do quá trình sử dụng năng lượng, mà những ngôi nhà ở cao tầng chính là thủ phạm Khi các trung tâm đông dân cư phát triển, người dân có xu hướng thay đổi diện tích đất đai nhiều và ngày càng nhiều hơn nữa, gây ra sự gia tăng nhiệt độ trung bình tương ứng

Thứ năm: Khác với những công trình thấp tầng quy mô nhỏ trong đô thị, nhà ở

cao tầng với qui mô diện tích sàn sử dụng lớn tích hợp với hệ thống kỹ thuật tòa nhà

sẽ là một cỗ máy phức tạp Thiết kế và thi công nhà ở cao tầng đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt Chi phí xây dựng các tòa nhà này thường rất cao, thời gian tồn tại là dài…

do vậy nếu phạm sai lầm sẽ rất khó sửa chữa Bản thân nhà ở cao tầng là những cỗ máy khổng lồ nơi con người cư trú làm việc, do đó nó cũng tiêu tốn năng lượng khủng khiếp bởi những hệ thống kỹ thuật, thiết bị phục vụ cho nó và con người sống trong

nó Do vậy nhà ở cao tầng nên là những toà nhà xanh

1.3.1.2 Nhu cầu và thực trạng phát triển nhà ở cao tầng tại Việt Nam

Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt: Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, tỷ

lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại các đô thị loại đặc biệt (Hà Nội

và TP.HCM) đạt trên 90%, đô thị từ loại 1 đến loại 2 đạt trên 60%, đô thị loại 3 đạt trên 40% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới

Cùng với sự phát triển kinh tế, xu thế nhà cao tầng nở rộ tại các đô thị Việt Nam, quy mô cũng như số tầng ngày càng tăng Tuy nhiên, công tác quy hoạch và quản lý

đô thị của Việt Nam còn nhiều bất cập Số lượng những khu đô thị mới đạt chuẩn còn hạn chế, trong khi xuất hiện nhiều dự án nhà cao tầng vì lợi ích kinh tế, xây chen lấn chất tải lên hạ tầng kỹ thuật hiện hữu… Dịch vụ tiện ích trong các khu nhà ở cao tầng chưa thuận tiện Chất lượng kết cấu hạ tầng tại các đô thị vẫn còn thấp dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng nghiêm trọng Vấn đề về cấp thoát nước,

Trang 30

PCCC, cứu hộ cứu nạn, thoát hiểm khi có sự cố là vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý Việt Nam

Bên cạnh một số ít các nhà cao tầng thành công, rất nhiều công trình xây lên chạy theo lợi nhuận, không chú trọng đến môi trường vi khí hậu, trở thành những cỗ máy tiêu thụ năng lượng Nhiều nhà cao tầng chưa đáp ứng đầy đủ sự đi lại, giao lưu trong cộng đồng, các hoạt động giải trí, thể thao… khiến cho có cảm giác bức bối, ngột ngạt… Vấn đề vi khí hậu cho các căn hộ chưa được giải quyết, khoảng cách giữa con người với thiên nhiên ngày càng xa cách bởi không gian xanh hiếm hoi bị lấp đầy kính và bê tông

Nhà cao tầng đang dần trở nên phổ biến tại các đô thị trên thế giới và đặc biệt

là tại những đô thị chật hẹp có dân số cao như Việt Nam, nhằm tiết kiệm quỹ đất đô thị cho các mục đích công cộng như vui chơi giải trí, công viên cây xanh, cũng như giảm hệ thống hạ tầng, giao thông vận tải, mạng lưới dịch vụ dẫn đến giảm mức tiêu hao năng lượng Tuy nhiên, nhà cao tầng là kiểu kiến trúc tập trung tiêu hao nhiều năng lượng và không ngừng sản sinh phế thải và ô nhiễm Với tốc độ tăng trưởng xây dựng bình quân 15%/năm, số toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị mới sẽ tăng thêm rất nhiều và tỷ lệ sử dụng năng lượng trong các công trình xây dựng chiếm

từ 40-70% tổng năng lượng tiêu dùng tại các đô thị, trong đó các công trình cao tầng chiếm 35-40% là rất lớn nhưng sử dụng tản mát, không hiệu quả và không kiểm soát được

1.3.2 Thực trạng phát triển công trình nhà ở chung cư cao tầng theo tiêu chí công trình xanh ở Việt Nam

Theo Tổ chức tài chính quốc tế IFC, đến quý III/2022, Việt Nam mới có 243 công trình xanh được chứng nhận tại Việt nam, trong đó công trình là nhà ở cao tầng chỉ ở là 26 công trình, tổng diện tích sàn xây dựng là 1,976,084 m2 Đây là con số khá khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới

Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển nhà ở được chứng nhận CTX, nhưng trên thực tế còn tồn tại nhiều cản trở, do việc xây dựng CTX phát sinh thêm chi phí như chi phí xây dựng, chi phí tư vấn thiết kế, tư vấn xanh Chi phí đầu

tư xây dựng CTX nên được nhìn nhận như một khoản đầu tư dài hạn, giúp chủ đầu

tư rút ngắn thời gian hoàn vốn, thông qua tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí vận hành, cải thiện sức khỏe và hiệu suất làm việc của người sử dụng, khẳng định thương hiệu

và trách nhiệm xã hội của công ty, tổ chức

Nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong phát triển CTX tại Việt Nam là:

(i) Nhận thức chưa đầy đủ về công trình xanh;

(ii) Chi phí đầu tư xây dựng tăng cao;

Trang 31

(iii) Ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế;

(iv) Chưa nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ chính sách và các quy định pháp luật Phát triển CTX nói chung và nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX nói riêng là một trong nhóm giải pháp để phát triển xây dựng xanh cũng như phát triển kinh tế bền vững Từ năm 2005, Bộ Xây dựng đã ban hành QCXDVN 09:2005 - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Đến năm 2013, quy chuẩn này được xem xét bổ sung và chỉnh sửa, thay thế bằng QCVN 09:2013/BXD sau đó là QCVN 09:2017/BXD Như vậy, phát triển các công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng trong đó có các tòa nhà chung cư cao tầng là một trong các giải pháp và

là xu hướng tất yếu Ngành Xây dựng đã và đang thực hiện cam kết thông qua các chính sách như: Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW đặt ra các nhiệm

vụ cụ thể về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong ngành Xây dựng; Luật Xây dựng sửa đổi (2020); Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030; Chiến lược phát triển Vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050

Ngày 12/5/2022, tại Quyết định 385/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng đã phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với BĐKH giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26 (KHHĐ) KHHĐ xác định rõ 3 đối tượng, lĩnh vực ưu tiên gồm quy hoạch, phát triển đô thị và hạ tầng

kỹ thuật đô thị; khai thác và sản xuất VLXD; xây dựng và quản lý công trình Các nội dung cơ bản của KHHĐ bao gồm:

Thứ nhất: Mục tiêu tổng quát của KHHĐ là nhằm nâng cao năng lực quản lý

nhà nước về BĐKH và khả năng ứng phó của ngành Xây dựng với tác động của BĐKH; Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả, phát triển ngành Xây dựng bền vững góp phần đạt được cam kết của Việt Nam tại COP 26 về phát thải ròng bằng

“0” vào năm 2050 KHHĐ sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn 2022 - 2030 và giai đoạn sau năm 2030 Ở giai đoạn 2022 - 2030, ngành Xây dựng thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí KNK nhằm đạt mức giảm phát thải tối thiểu 74,3 triệu tấn CO2 tương đương (CO2td) so với kịch bản phát thải thông thường (BAU)

Thứ hai: Đối với đô thị, lồng ghép nội dung thích ứng với BĐKH và giảm phát

thải khí nhà kính vào đồ án quy hoạch chung đô thị, vào trong các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị 100% các đô thị từ loại III trở lên khi lập quy hoạch đô thị mới hoặc điều chỉnh quy hoạch đô thị phải lồng ghép nội dung thích ứng với BĐKH và

Trang 32

giảm phát thải khí nhà kính Đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận CTX, công trình phát thải các bon thấp, khu đô thị xanh, khu đô thị phát thải các-bon thấp Đến năm 2030, ít nhất 25% khu đô thị mới

áp dụng tiêu chí khu đô thị xanh, phát thải các-bon thấp; Ban hành cơ chế khuyến khích phát triển khu đô thị xanh, phát thải các-bon thấp

Thứ ba: Đối với công trình xây dựng, đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng

bộ tiêu chí và quy trình đánh giá công nhận công trình xây dựng phát thải các-bon thấp Đến năm 2030, lĩnh vực đầu tư xây dựng, vận hành nhà ở chung cư giảm ít nhất 25% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2020; 100% công trình đầu tư mới và các công trình sửa chữa cải tạo phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

Thứ tư: Đối VLXD, thúc đẩy sản xuất các sản phẩm VLXD xanh, phát thải

các-bon thấp Đến năm 2030, 25% các VLXD chủ yếu sản xuất trong nước được chứng nhận sản phẩm xanh

Thứ năm: Ở giai đoạn sau năm 2030, KHHĐ đặt ra mục tiêu: 100% các công

trình xây dựng mới thực hiện kiểm kê khí nhà kính và áp dụng các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 100% đồ án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chung đô thị lồng ghép thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính Phát triển rộng rãi VLXD, công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, đô thị theo hướng xanh, phát thải các-bon thấp, thích ứng với BĐKH

Thứ sáu: Đến năm 2050, ít nhất 50% khu đô thị mới, 10% đô thị đạt tiêu chí đô

thị xanh, phát thải các-bon thấp; trên 50% công trình có vốn đầu tư công đạt tiêu chí CTX; 100% các tòa nhà thương mại, chung cư có mức tiêu thụ năng lượng trên 1.000TOE tương đương được chứng nhận tòa nhà phát thải các-bon thấp

Để thực hiện các mục tiêu trên, KHHĐ đồng thời đề ra nhiều giải pháp như khuyến khích các doanh nghiệp ngành Xây dựng sử dụng vật liệu xanh, phát thải các-bon thấp trong thi công xây dựng công trình; Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất vật liệu xanh, xây dựng công trình, hạ tầng, đô thị xanh, phát thải các-bon thấp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam

1.4 Lược khảo kinh nghiệm của một quốc gia trên thế giới và khu vực về phát triển và chứng nhận công trình nhà ở theo tiêu chí công trình xanh

Hoa Kỳ đang là một trong số những quốc gia tiên phong cho phong trào CTX Hoa Kỳ áp dụng đồng thời các chính sách bắt buộc và các chính sách khuyến khích dựa trên những ưu đãi để thúc đẩy CTX Chính phủ liên bang có thông qua các quy định phân vùng và xây dựng điểm chuẩn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển

Trang 33

CTX Hoa Kỳ cũng là nơi khởi nguồn của hệ thống đánh giá CTX LEED phổ biến nhất trên thế giới, được áp dụng trên 167 nước [72] với tổng số 126.202 dự án được cấp chứng nhận cho tới tháng 7/2020 [70]

Hình 1.3:Số lượng dự án đạt chứng nhận LEED từ năm 2000 đến năm 2019

(Statista)

Vương quốc Anh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để cam kết thực hiện công trình xanh và hiệu quả năng lượng Từ năm 2008 đến 2018, có đến hơn 60 văn bản hướng dẫn, quy định, các tài trợ doanh nghiệp hay các gói kinh phí phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng trong công trình trên trang web của chính phủ Anh Bên cạnh chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các hội, hiệp hội nghề nghiệp thực hiện các hoạt động vận động chính sách, nghiên cứu, truyền thông nâng cao nhận thức, kết nối doanh nghiệp, các tập đoàn xây dựng với các đơn

vị tư vấn xanh Việc xây dựng thương hiệu cho các bộ công cụ đánh giá cũng như chứng nhận CTX cũng góp sức trong việc thúc đẩy sự chuyển hướng của thị trường xây dựng từ phía các bên như với BRE Group, UK GBC, AECB, khối học thuật, trường đại học nghiên cứu các giải pháp thiết kế, kỹ thuật, vật liệu xanh

Úc là một quốc gia rộng lớn và chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của BĐKH Những chính sách về thúc đẩy CTX và ngành xây dựng bền vững ở Úc khởi động vào khoảng đầu những năm 2000 Kể từ khi tòa nhà xanh theo chứng chỉ CTX của Úc là Green Star đầu tiên được chứng nhận vào năm 2004, đã có 1.756 dự án xây dựng xanh được chứng nhận với hơn 26 triệu m2 sàn và 579 dự án đã đăng ký Số lượng dự án được chứng nhận tăng đều trong giai đoạn 13 năm từ năm 2004 đến năm 2017 Hầu hết các

Trang 34

dự án đạt được Green Star 4 sao và 5 sao; chỉ có 172 trong số 993 dự án được cấp chứng nhận đạt 6 sao Green Star trong năm 2016

Singapore đã nhận thức được rất sớm các vấn đề về môi trường, tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước sạch, vì vậy quốc gia này đã sớm đặt vấn đề tài nguyên, sinh thái vào trọng tâm của các chính sách xây dựng và quy hoạch đô thị “Viên gạch” đầu tiên trong nền móng của sự phát triển CTX ở Singapore là việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá – công nhận CTX Green Mark (GM) vào năm 2005 bởi Cơ quan quản lý xây dựng (Building & Construction Authority, viết tắt là BCA) Số lượng CTX tại Singapore

đã tăng từ 0,1% số lượng công trình (cả xây mới và hiện có) năm 2005, đạt 13% tổng

số lượng công trình năm 2010, đạt 40% vào đầu năm 2019, dự kiến sẽ đạt 50% vào năm 2020; và đặt mục tiêu rất tham vọng là 80% số lượng tất cả các tòa nhà ở Singapore được chứng nhận xanh vào năm 2030 [38] Ngoài ra đã chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân về Tổng diện tích sàn (GFA) của các công trình xanh tại Singapore, từ 1,1 triệu m2 năm 2005 lên hơn 157 triệu m2 vào năm 2021

Hình 1.4: Tốc độ phát triển công trình xanh tại Singapore

Phong trào CTX tại Đài Loan có thể xem như bắt đầu vào năm 1999 khi chính phủ Đài Loan công bố bộ công cụ đánh giá CTX của riêng quốc đảo này, bộ EEWH (viết tắt của 4 chiều cạnh mà CTX của Đài Loan chú trọng hướng tới đó là Sinh Thái (ecology), Năng lượng (energy), Giảm chất thải (Waste) và Sức khoẻ (Heath) Tính đến thời điểm này, năm 2019, qua 20 năm thúc đẩy, sự phát triển CTX của Đài Loan

đã có những thành quả xuất sắc: tính đến tháng 7 năm 2018 đã có 7257 công trình ở Đài Loan đã được phê duyệt dán nhãn công trình xanh và chứng nhận ứng viên công trình xanh EEWH chỉ đứng sau LEED về số lượng công trình Không chỉ gia tăng

về số lượng hàng năm, tỷ lệ khu vực tư nhân đã lập kỷ lục với 6% năm 2002 lên đến hơn 40% năm 2015, 42% vào năm 2016 và gần đây là năm 2017 với 44% Những

Trang 35

công trình được chứng nhận dán nhãn có thể tiết kiệm khối lượng nước và điện lớn trong quá trình sử dụng, đặc biệt khoảng 1.761 tỷ kWh điện năng và 8.347 triệu tấn nước mỗi năm và hàng năm chi phí tiết kiệm nước và điện lên tới khoảng 6.997 tỷ tân đài tệ

Hình 1.5: Số lượng công trình xanh tại Đài Loan theo các năm

Kể từ khi khái niệm CTX lần đầu tiên được giới thiệu trong ngành xây dựng Trung Quốc những năm 1990, cho đến khi tiêu chuẩn chính thức sử dụng chứng nhận công trình xanh GBL tại Trung Quốc vào năm 2008 chỉ có 10 công trình xây dựng đăng ký tham gia đánh giá Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2012, đã có 742 công trình xây dựng được chứng nhận là công trình xanh Từ năm 2008 đến năm 2012 số lượng công trình đạt chứng nhận và tổng diện tích sàn GFA của các tòa nhà xanh trong năm

2012 là 75 triệu mét vuông sàn, xấp xỉ bằng tổng của ba năm trước đó (2008–2011) Ngoài ra Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng của LEED Tính đến cuối năm 2012 đã có 1.300 dự án được LEED đăng ký hoặc chứng nhận, chiếm hơn

60 triệu mét vuông sàn

Hình 1.6: Số lượng dự án công trình xanh đạt chứng nhận GBL và LEED tại Trung

Quốc

Trang 36

triển với các thị trường CTX đang phát triển nhanh chóng Kể từ khi dự án CTX đầu tiên nhận được chứng nhận từ LEED vào năm 2007, 219 dự án đã được đăng ký với LEED cho đến tháng 7/2018 Ngoài LEED, Thái Lan đã phát triển hệ thống đánh giá CTX của riêng mình vào năm 2010, được gọi là Xếp hạng Năng lượng và Môi trường Bền vững của Thái Lan (TREES ), dựa trên LEED nhưng phù hợp với các đặc điểm của Thái Lan Số lượng công trình xanh đăng ký TREES đang tăng nhanh, chứng tỏ vai trò quan trọng của TREES trong việc thúc đẩy thị trường CTX của Thái Lan [59]

Qua đó có thể thấy công trình xanh đang được nhiều nước thúc đẩy mạnh mẽ

và trở thành một xu hướng không thể đảo ngược để hướng tới ngành xây dựng tiết kiệm và hiệu quả về tài nguyên và năng lượng Đặc biệt, các nước đang phát triển ở Châu Á cũng đặc biệt đáng chú ý với tốc độ phát triển CTX nhanh chóng trong thời gian gần đây [39]

1.5 Lược khảo kinh nghiệm của một quốc gia trên thế giới và khu vực về phương pháp xác định suất vốn đầu tư công trình xanh

Việc nhìn nhận chưa đầy đủ và thiếu cơ sở của các bên về chí phí xây dựng CTX là một trong những rào cản trong việc thúc đẩy phát triển loại hình công trình này Mặc dù việc đầu tư xây dựng CTX mang lại rất nhiều lợi ích so với công trình truyền thống như tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, tiết kiệm nước, tiết kiệm trong quản lý, vận hành công trình , việc gia tăng chi phí khi đầu tư xây dựng CTX là một vấn đề quan trọng cần được đánh giá, xem xét một cách thấu đáo

Phân tích so sánh chi phí về nhà ở dân cư ở Trung Quốc chỉ ra rằng việc kết hợp các hệ thống công trình xanh như thiết bị, nội thất và đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng đã khiến chi phí xây dựng tăng 10,77% so với các tòa nhà thông thường [51] Chi phí gia tăng của ứng dụng công nghệ hiệu quả năng lượng (EETA) chiếm tỷ trọng lớn (hơn 50%) trong tổng chi phí gia tăng của công trình xanh Ứng dụng các công nghệ EETA mang lại lợi ích lớn về kinh tế cũng như môi trường [52]

Hồng Kông (CIC, 2008) báo cáo công trình xanh theo chứng nhận HK-BEAM 4/04 cho thấy đối với công trình chung cư, chi phí bổ sung để đạt chứng nhận Bạc là 0,8% chi phí xây dựng, chứng nhận Vàng là 1,7%; chứng nhận Bạch kim là 3,4% Phương pháp xác định chi phí bổ sung cho từng tiêu chí cho công trình nhà ở cao tầng theo các mức chi phí: không xác định (U), không tác động chi phí (HK$0/m2), chi phí không đáng kể (<HK$4/m2), chi phí thấp (4-HK$12/m2), chi phí trung bình (>12-HK$40/m2), chi phí cao (>HK$40/m2) Việc lựa chọn các giải pháp tương ứng việc lựa chọn sơ bộ mức điểm dự kiến cho từng tiêu chí trong tổng 134 điểm và so sánh đối với công trình truyền thống

Trang 37

Khảo sát của Kats và các cộng sự (2003) cho thấy chi phí bổ sung cho các toà nhà đạt chứng nhận công trình xanh theo chứng nhận LEED là dưới 2% (đạt chứng nhận là 0,66%, Bạc là 2.11%, Vàng là 1,82%, Bạch Kim là 6,5%) Morris và Matthiessen (2004, 2007) đã nghiên cứu các tòa nhà đạt chứng nhận LEED và chứng nhận xanh khác và cho thấy trong nhiều trường hợp, một đặc điểm thiết kế trong dự

án có thể đáp ứng nhiều tiêu chí đánh giá công trình xanh Vì vậy, chi phí xây dựng

bổ sung cho công trình xanh không nhất thiết cần phải cộng dồn Hầu hết chi phí xây dựng của các công trình xanh có chi phí bổ sung từ 0% đến 3% so với công trình thông thường [53][54]

Taemthong và Chaisaard (2019) đã đánh giá các công trình theo hệ thống LEED

và đưa ra phương pháp xác định suất vốn đầu tư công trình xanh trên cơ sở các chi phí thực hiện các giải pháp xanh Từng giải pháp xanh được đánh giá, xem xét trong mối tương quan giữa chi phí thực hiện và số điểm đạt được Thông qua đó, tác giả đã đánh giá được mức tăng chi phí cho mỗi điểm đạt được của từng tiêu chí và tổng hợp theo các mức chứng nhận, bạc, vàng và platinum của hệ thống LEED [60]

Trung Quốc (2019) đưa ra hướng dẫn về công trình xanh đối với 16 loại hình công trình nhà ở, khách sạn, văn phòng, bệnh viện, giáo dục theo hệ thống chứng nhận công trình xanh tại Trung Quốc Mỗi giải pháp xanh có đơn giá chi phí trong bảng hạng mục chi phí công trình thể hiện tỷ lệ % tăng lên do chi phí bổ sung cùng với đơn giá theo đơn vị nhân dân tệ /m2 sàn xây dựng [63]

Từ các nguồn dữ liệu khác nhau liên quan các công trình đã đạt chứng nhận xanh ở Việt Nam, VGBC tổng hợp mức chi phí tăng thêm cho các mức chứng nhận như sau (số liệu mang tính chất tham khảo tại Bảng 1.7):

Bảng 1.7: Mức tăng chi phí theo mức chứng nhận CTX theo hệ thống LEED

Mức tăng theo các nghiên

Trang 38

Qua đó, có thể thấy công tác xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình xanh dựa trên việc xác định chi phí bổ sung cho các giải pháp xanh đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá Việc xây dựng được cơ sở dữ liệu cho chi phí bổ sung của các giải pháp xanh - tiêu chí đánh giá của hệ thống chứng nhận công trình xanh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình xanh với mức độ tin cậy cao

1.6 Mô hình chi phí phục vụ xác định suất vốn đầu tư

Những quyết định ở giai đoạn thiết kế ý tưởng có ảnh hưởng quan trọng đến hình dáng công trình và sẽ có ảnh hưởng tới chi phí Những yếu tố này thường bị chi phối bởi điều kiện cụ thể của dự án như: hình dạng, quy mô, chiều cao tầng hoặc là chiều cao công trình (trong trường hợp công trình dân dụng), ví dụ:

- Những công trình có cùng diện tích và chiều cao tầng (3m) nhưng có mặt bằng khác nhau Hình 1.7 sẽ có diện tích tường khác nhau và dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng sẽ khác nhau (do trên 1 đơn vị diện tích, tỷ lệ diện tích tường/sàn khác nhau: Công trình A= 0,75; Công trình B = 0,975; Công trình C = 0,975; Công trình D = 0,6; Công trình E = 1,05)

Hình 1.7: Ảnh hưởng của mặt bằng tới suất chi phí xây dựng

Trang 39

- Quy mô công trình cũng sẽ ảnh hưởng tới chi phí (Hình 1.8): Với công trình

có chiều cao tầng là 4m, với công trình A cần 1,6m2 tường bao cho 1m2 sàn, trong khi đó, đối với công trình B chi cần 0,4m2 tường cho 1m2 sàn Do đó, rõ ràng là quy

mô công trình cũng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng của công trình

Hình 1.8: Ảnh hưởng của quy mô tới suất chi phí xây dựng

- Việc thay đổi chiều cao tầng sẽ ảnh hưởng lớn đến khối lượng của tường bao, kết cấu tổng thể công trình, kết cấu cầu thang, hệ thống điện, nước… Vì vậy, chi phí công trình sẽ cũng bị ảnh hưởng nhiều khi chiều cao tầng không được xem xét đến

- Công trình cao tầng hầu hết có suất chi phí xây dựng cao hơn công trình thấp tầng Theo tổng kết tại Vương quốc Anh, suất chi phí xây dựng các khối văn phòng tăng khoảng 2% mỗi tầng khi tăng chiều cao trên 4 tầng Các nguyên nhân cơ bản được đưa ra là:

+ Nhà cao tầng thường yêu cầu kết cấu đặc biệt hơn so với nhà thấp tầng, trong đó đặc biệt là các yêu cầu về giải pháp nền móng

+ Nhà cao tầng thường yêu cầu các yêu cầu về giải pháp đặc biệt cho

hệ thống nước(máy bơm công suất cao…), chữa cháy, thang máy tốc độ cao…

+ Các yêu cầu dành riêng cho việc trú ẩn trong trường hợp có cháy xảy

ra (thường các khu vực này cách nhau 10-15 tầng)

+ Yêu cầu các thiết bị xây dựng chuyên dụng trong quá trình xây dựng nhà cao tầng

Trang 40

Qua đó có thể thấy, mỗi công trình sẽ có các đặc điểm cũng như các giải pháp thiết kế khác nhau tác động đến chi phí cho từng hạng mục Việc xây dựng mô hình

mô hình chi phí cho phép xác định sơ bộ chi phí đầu tư khi thay đổi đặc điểm của công trình cũng như thay đổi giải pháp thiết kế

Có nhiều phương pháp xây dựng mô hình chi phí khác nhau Theo hướng dẫn lập dự toán của NASA, các phương pháp có thể liệt kê theo hình bên dưới (Hình 1.9)

Hình 1.9: Phương pháp ước tính tính chi phí theo giai đoạn dự án

Phương pháp nội suy sử dụng chi phí của công trình tương tự, điều chỉnh các

khác biệt để dự toán chi phí của công trình mới Phương pháp này xác định một công trình có điều kiện, quy mô khá tương tự so với công trình đang cần xác định chi phí

Dữ liệu chi phí từ công trình tương tự được sử dụng làm cơ sở để so sánh và nội suy cho công trình mới với những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của công trình mới so với công trình cũ Phương pháp này thường được sử dụng khi xác định dự toán trong giai đoạn đầu của dự án với rất ít thông tin về công trình mới Việc sử dụng

ý kiến chuyên gia để xác định các yếu tố điều chỉnh có thể dẫn tới thay đổi lớn trong chi phí Chính vì thế cần có những đánh giá cẩn trọng và xem xét những yếu tố về đặc điểm khác biệt giữa các công trình được so sánh để đảm bảo độ tin cậy và khả năng bảo vệ kết quả xác định chi phí

Chi phí đầu tư xây dựng công trình nhà ở đạt chứng nhận công trình xanh bị ảnh hưởng bởi hạng chứng nhận Chi phí gia tăng trung bình cho các tòa nhà xanh một, hai và ba sao của GBL lần lượt là 103, 207 và 360 RMB cho mỗi mét vuông sàn Chúng chiếm lần lượt 2,7, 6,2 và 9,3% trong tổng chi phí xây dựng Tại Hoa Kỳ, Kats

Ngày đăng: 03/10/2024, 04:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Xây dựng (2017), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2017/BXD “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 2017
[26] NCIF. bài viết “Tăng trưởng xanh: Nội hàm và các chỉ tiêu giám sát” Tạp chí Tài chính (phiên bản điện tử), Bộ Tài Chính. (http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tangtruong-xanh-noi-ham-va-cac-chi-tieu-giam-sat-139571.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng xanh: Nội hàm và các chỉ tiêu giám sát
[42] E. Lancelot (2010), Performance Based Contracts in the Road Sector: Towards Improved Efficiency in the Management of Maintenance and Rehabilitation Brazil’s Experience, Transport paper series - The World Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Performance Based Contracts in the Road Sector
Tác giả: E. Lancelot
Năm: 2010
[53] Matthiessen, L. F. and Morris, P. (2004). “Costing Green: A Comprehensive Cost Database and Budgeting Methodology.” Davis Langdon Report Sách, tạp chí
Tiêu đề: Costing Green: A Comprehensive Cost Database and Budgeting Methodology
Tác giả: Matthiessen, L. F. and Morris, P
Năm: 2004
[54] Morris., P. and Matthiessen, L. F. (2007). “ The Cost of Green Revisited: Reexamining the Feasibility and Cost Impact of Sustainable Design in the Light of Increase Market Adoption.” Davis Langdon Report Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Cost of Green Revisited: Reexamining the Feasibility and Cost Impact of Sustainable Design in the Light of Increase Market Adoption
Tác giả: Morris., P. and Matthiessen, L. F
Năm: 2007
[56] Meenakshi.(2011). “Neighborhood Unit and its Conceptualization in the Contemporary Urban Context” Institute of Town Planners, India Journal 8 - 3, July - September 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neighborhood Unit and its Conceptualization in the Contemporary Urban Context
Tác giả: Meenakshi
Năm: 2011
[58] Park.Y &amp; Rogers.G.O .(2015). “Neighborhood Planning Theory, Guidelines, and Research: Can Area, Population, and Boundary Guide Conceptual Framing”. Journal of Planning Litera Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neighborhood Planning Theory, Guidelines, and Research: Can Area, Population, and Boundary Guide Conceptual Framing
Tác giả: Park.Y &amp; Rogers.G.O
Năm: 2015
[65] Singapore Green Building Master Plan 1, 2006. [Online]. Available: https://www1.bca.gov.sg/buildsg/sustainability/green-buildingmasterplans Sách, tạp chí
Tiêu đề: [Online]. Available
[66] Singapore Green Building Master Plan 2012, [Online]. Available: https://www1.bca.gov.sg/buildsg/sustainability/green-buildingmasterplans Sách, tạp chí
Tiêu đề: [Online]. Available
[67] Singapore Green Building Master Plan 3, 2014. [Online]. Available: https://www1.bca.gov.sg/buildsg/sustainability/green-buildingmasterplans;[68] Technopole ANGUS, (2022). [Online].:https://www.technopoleangus.com/en/neighbourhood/greenneighbourhood Sách, tạp chí
Tiêu đề: [Online]. Available: "https://www1.bca.gov.sg/buildsg/sustainability/green-buildingmasterplans"; [68] Technopole ANGUS, (2022). " [Online]
Tác giả: Singapore Green Building Master Plan 3, 2014. [Online]. Available: https://www1.bca.gov.sg/buildsg/sustainability/green-buildingmasterplans;[68] Technopole ANGUS
Năm: 2022
[69] Singapore Housing Department, 2014. [Online]. (http://www.hdb.gov.sg/cs/inforweb/homepage) Sách, tạp chí
Tiêu đề: [Online]
[70] U.S. Green Building Council, 2022. [Online]. Available: https://www.usgbc.org/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: [Online]. Available
[72] Z. Yinqi and W. He (2019), "A Survey of the Status and Challenges of Green Building Development in Various Countries," Sustainability Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Survey of the Status and Challenges of Green Building Development in Various Countries
Tác giả: Z. Yinqi and W. He
Năm: 2019
[38] Building and Construction Authority," 2020. [Online]. Available: https://www1.bca.gov.sg Link
[71] Arcadis, 2022. Arcadis Construction Cost Handbook. https://www.arcadis.com/en/asia/ Link
[2] Bộ Xây dựng (2018), Thông tư 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 về Quy định chỉ tiêu xây dựng đô thị TTX Khác
[3] Bộ Xây dựng (2020), Nghiên cứu hướng dẫn phát triển công trình xanh ở Việt Nam, mã số RD 96-18 Khác
[4] Bộ Xây dựng (2020), Nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình dân dụng (công trình trụ sở làm việc, trung tâm thương mại) được đầu tư xây dựng theo tiêu chí công trình xanh, mã số RD66-18 Khác
[5] Bộ Xây dựng (2021), Nghiên cứu xây dựng suất vốn đầu tư xây dựng công trình y tế, giáo dục theo tiêu chí công trình xanh, mã số RD 03-20 Khác
[6] Bộ Xây dựng (2021), Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/06/2021 về phân cấp công trình Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ sự ra đời các hệ thống đánh giá CTX trên thế giới theo dòng thời - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 1.1 Sơ đồ sự ra đời các hệ thống đánh giá CTX trên thế giới theo dòng thời (Trang 16)
Bảng 1.1:Danh sách hệ thống chứng nhận công trình xanh theo WorldGBC - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 1.1 Danh sách hệ thống chứng nhận công trình xanh theo WorldGBC (Trang 19)
Bảng 1.5: So sánh tổng quan 3 chứng nhận công trình xanh phổ biến - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 1.5 So sánh tổng quan 3 chứng nhận công trình xanh phổ biến (Trang 25)
Hình 1.3:Số lượng dự án đạt chứng nhận LEED từ năm 2000 đến năm 2019 - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 1.3 Số lượng dự án đạt chứng nhận LEED từ năm 2000 đến năm 2019 (Trang 33)
Hình 1.4: Tốc độ phát triển công trình xanh tại Singapore - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 1.4 Tốc độ phát triển công trình xanh tại Singapore (Trang 34)
Hình 1.5: Số lượng công trình xanh tại Đài Loan theo các năm - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 1.5 Số lượng công trình xanh tại Đài Loan theo các năm (Trang 35)
Hình 1.7: Ảnh hưởng của mặt bằng tới suất chi phí xây dựng. - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 1.7 Ảnh hưởng của mặt bằng tới suất chi phí xây dựng (Trang 38)
Hình 1.9: Phương pháp ước tính tính chi phí theo giai đoạn dự án. - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 1.9 Phương pháp ước tính tính chi phí theo giai đoạn dự án (Trang 40)
Hình 1.10: Đường hồi quy tuyến tính giữa hạng chứng nhần GBL và chi phí gia - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 1.10 Đường hồi quy tuyến tính giữa hạng chứng nhần GBL và chi phí gia (Trang 41)
Bảng 1.9 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu phương pháp tham số - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 1.9 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu phương pháp tham số (Trang 42)
Hình 1.12: Thông tin sơ bộ phục vụ xác định trong mô hình chi phí. - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 1.12 Thông tin sơ bộ phục vụ xác định trong mô hình chi phí (Trang 45)
Bảng 2.2 Thống kê thông tin công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí công trình xanh giai đoạn 2009 – 2022 - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 2.2 Thống kê thông tin công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí công trình xanh giai đoạn 2009 – 2022 (Trang 50)
Hình 2.3: Dự án Diamond Lotus Riverside của Phúc Khang - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 2.3 Dự án Diamond Lotus Riverside của Phúc Khang (Trang 52)
Hình 2.2: Biểu đồ loại hình công trình nhà ở cao tầng theo các tiêu chí CTX - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 2.2 Biểu đồ loại hình công trình nhà ở cao tầng theo các tiêu chí CTX (Trang 52)
Hình 3.2: Tỷ trọng chi phí hạng mục chi phí xây dựng và thiết bị - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 3.2 Tỷ trọng chi phí hạng mục chi phí xây dựng và thiết bị (Trang 77)
Hình 3.3: Minh hoạ một giải pháp ứng dụng Mô phỏng hiệu năng công trình. - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 3.3 Minh hoạ một giải pháp ứng dụng Mô phỏng hiệu năng công trình (Trang 78)
Bảng 3.1: Danh sách dự án chung cư cao tầng đạt chứng nhận công trình xanh - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 3.1 Danh sách dự án chung cư cao tầng đạt chứng nhận công trình xanh (Trang 80)
Bảng 3.3 Thông tin dự án công trình chung cư thông thường - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 3.3 Thông tin dự án công trình chung cư thông thường (Trang 82)
Bảng 3.6: Suất vốn đầu tư công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX (Chứng nhận LOTUS) - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 3.6 Suất vốn đầu tư công trình nhà ở cao tầng theo tiêu chí CTX (Chứng nhận LOTUS) (Trang 89)
Bảng 3.7: Tỷ lệ % SVĐT theo tiêu chí CTX so với SVĐT công trình thông thường - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 3.7 Tỷ lệ % SVĐT theo tiêu chí CTX so với SVĐT công trình thông thường (Trang 91)
Bảng 1. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư Đạt chứng nhận  LOTUS - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 1. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư Đạt chứng nhận LOTUS (Trang 94)
Bảng 2. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư LOTUS Bạc - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 2. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư LOTUS Bạc (Trang 95)
Bảng 1. So sánh tổng quan 3 chứng nhận công trình xanh phổ biến tại Việt Nam. - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 1. So sánh tổng quan 3 chứng nhận công trình xanh phổ biến tại Việt Nam (Trang 173)
Hình 1. Tốc độ phát triển CTX tại Việt Nam - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 1. Tốc độ phát triển CTX tại Việt Nam (Trang 175)
Bảng 2. Mức tăng chi phí theo mức chứng nhận CTX theo hệ thống LEED. - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 2. Mức tăng chi phí theo mức chứng nhận CTX theo hệ thống LEED (Trang 177)
Hình 3. Tỷ trọng mô hình chi phí công trình nhà ở - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 3. Tỷ trọng mô hình chi phí công trình nhà ở (Trang 179)
Hình 4. Tỷ trọng chi phí hạng mục chi phí xây dựng và thiết bị - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Hình 4. Tỷ trọng chi phí hạng mục chi phí xây dựng và thiết bị (Trang 180)
Bảng 3 Tỷ lệ một số khối lượng chủ yếu trong mô hình chi phí công trình chung cư. - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THEO TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH
Bảng 3 Tỷ lệ một số khối lượng chủ yếu trong mô hình chi phí công trình chung cư (Trang 180)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w