1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Khóa Luận Tốt Nghiệp Văn Học) Rèn Luyện Kỹ Năng Thực Hiện Phóng Sự Truyền Hình

71 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn Luyện Kỹ Năng Thực Hiện Phóng Sự Truyền Hình
Tác giả Nguyễn Thị Y Nhi
Người hướng dẫn Th.S. Vũ Thùy Kiều
Trường học Trường Đại Học Vừ Trường Toản
Chuyên ngành Văn Học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hậu Giang
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 11,94 MB

Nội dung

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và bản thân muốn tìm hiểu, khám phá nên người viết đi vào nghiên cứu đề tài “ Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình", làm đề tài cho khóa luận t

Trang 1

KHOA KHOA HOC CO BAN

REN LUYEN KY NANG THUC HIEN

PHONG SU TRUYEN HINH

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Th.S VU THUY KIEU NGUYEN THI Y NHI

MSSV: 1056010024 Lớp: Đại học Ngữ Văn

Khóa: 3

Hậu Giang, tháng 05 năm 2014

Trang 2

LỜI CÁM TẠ

Trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Võ Trường Toản

cùng với sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy, Cô, sự giúp đỡ của bạn bè và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã trang bị cho mình đầy đủ vốn kiến thức cơ bản để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường

Để hoàn thành tốt luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn: cảm ơn Cô Vũ Thúy Kiều Cô

đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn Tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô, chúc Cô nhiều sức khỏe và thành công hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục

Đồng thời tôi xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ Thư viện Trường Đại học

Võ Trường Toản, cán bộ Thư Viện Thành phố Cần Thơ, cán bộ Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình cung cấp nhiều tài liệu quý cho tôi tham khảo Cảm

ơn Công ty Cổ phần Truyền thông & Quảng cáo Thế Hệ Trẻ, đã tạo cơ hội cũng như điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tạo ra sản phẩm tác nghiệp Và tôi cũng chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè, người thân trong gia đình luôn luôn giúp

đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và làm luận văn

Vì thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong quý Thầy, Cô thông cảm và cho ý kiến đóng

góp để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Chân thành cảm ơn!

Hậu Giang, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ý Nhi

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu

thập và kết quả nghiên cứu phân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không

trùng với đề tài nghiên cứu khoa học nào

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ý Nhi

Trang 4

© A Lido Chom 48 tais cccccssssssssssssssesssssssssessesssseccsssssssssacsssssesssssssseesesssssseceesssssesssessseeeess 1

2: 1⁄4CW St VẫN sce castes pena cs er tnnnecedeeertaaeergpe tebe coeatane 2

3 Mục đích nghiên cứu

4 Phạm vi nghiên cứu 2 2222 tt S21211177.1111.11110111 11 11111ee 7

PhƯỜnB pHED THIÊN GỮ0 c0 22c s2s4C66csessE20xs1620-63808A18,6v0.-<03613016835.e

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1,1 Pkông sự truyền HÌRH o.isssueeebeibiasisdadioidaiadiasiilsgbiidisikdkiosgielisad § 1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Đặc điểm

1.1.3 Ý nghĩa ries pasate thinnest iota abbr re 15

1.2 Các loại phóng sự truyền hình 2+++222ECE2E222v.+rrrrrrrrrrrree 16 1⁄2:1.Phống sự truyền THỀNE Giansssseodosos DDBRutionltidtcuaitgtstangsase 16

1 015 HOME SE HẦU Ki 5165755260k00A607212641ÀÀ401000509140A\6/03L2/04tÀ4/ SNbne 17

1.3 Bố cục và kết cấu của một phóng sự truyền hình - 20 13.1 Tit

1.4.2 Tính thời sự

Trang 5

1.5 Phân biệt phóng sự truyền hình với một số thể loại khác 30

1.5.1 Phân biệt phóng sự truyền hình với tin truyền hình

1.5.2 Phân biệt phóng sự truyền hình với phim tài liệu - 32 1.5.3 Phân biệt phóng sự truyền hình với tường thuật truyền hình 32

Chương 2: KỸ NĂNG THỰC HIEN PHONG SỰ TRUYÈN HÌNH &

PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN -22.ctreerrerrrerree _—

2.1 Kỹ năng lựa chọn đề tài, chủ đề & Phương pháp rèn luyện

2.1.1 Kỹ năng lựa chọn đề tài, chủ đề -cccstrtrrrriiiiirrrrree 34

2.1.2 Phương pháp rèn luyện . -c+-5c+ccsvcxrerrrrrtrirrrrrrrrrrrrrirrrrrrrre 35 2.2 Kỹ năng tìm hiểu sự kiện & Phương pháp rèn luyện 37

2.2.1 Kỹ năng lầm hiểu sự kiện k«<ect< it g.21E, -eterrrrree 37

2.2.2 Phương pháp rèn luyện k60)016613861608au4850164i1651602395101840.3915H.031600.08 38 2.3 Kỹ năng quay phim & Phương pháp Yến VỆ 2n nneonadaoda 40 2.3.1 Kỹ năng quay phim

2:3.2 Phưữơng pliáp rên TIYỂN:sssöcccnesnadii6A04g084ã04466463400/03144464814988E 4I 2.4 Kỹ năng dựng phim & Phương pháp rèn luyện - 4

DAL RG BAAD GUN PRG ais cscsnccacsovssencsussccseptecdensasssrussnssate vsdicivcsodsiguaniasactascts 43 2.4.2 Phương pháp rèn luyện - ¿52 ©5+Stsssrverrtrrrrrrrrerrsrrrrree 44

2.5 Kỹ năng viết lời bình & Phương pháp rèn luyện -+ 44

2:3:1.Kÿ nang vi lời ĐÌHỗ seasáosaneidtssadogttaoiguihossgesttegraaesl 44

2.5.2 Phương pháp rèn luyện

GIÁY XÁC NHẬN scsccercscsososacceoreeasinsenrocertvarosgrereeesinnnsniasssocsioagunrcceetins Chương 3: SẢN PHẨM TÁC NGHIỆP

3.1 Sản phẩm tác nghiệp 1 & Nhận xét

3.1.1 Sản phẩm tác nghiệp -22+-©2222++cCECEE22E22211117222111222112121eecrr 47

Trang 6

BUD ING REE: so 12127H1S 81060020 A034GUãIQ48E2485NNqQyHGAAgGROidtiagdotSsagbx 51

Trang 7

đối với công chúng Nó vừa trực tiếp cụ thể, vừa có tầm khái quát toàn bộ sự kiện,

càng đặc biệt hơn phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình thuộc

loại khó Không chỉ dừng lại ở mức độ thông tin về một người thật, việc thật mà

phóng sự còn cố gắng thâm định hiện thực, giải quyết được các mâu thuẫn khiến

cho người xem có thể hình dung đầy đủ những biến cố xảy ra, cảm nhận những hiện

thực đó qua những cuộn phim như chính họ đang chứng kiến

Do vậy để thực hiện được một phóng sự truyền hình đó là cả một quá trình

Càng đặc biệt hơn với những phóng viên mới vào nghề đòi hỏi người phóng viên

phải có những kỹ năng năng lực, trình độ nhất định thì mới có thể làm nên một phóng sự hay và hấp dẫn Không phải sự kiện tiêu biểu nào cũng có thể trở thành một “Phóng sự truyền hình"

Thế nhưng những kỹ năng cần thiết và phương pháp để thực hiện được một phóng sự truyền hình vẫn chưa được đi vào nghiên cứu sâu Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và bản thân muốn tìm hiểu, khám phá nên người viết đi vào nghiên cứu đề tài “ Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình", làm đề tài cho khóa luận tốt

Người viết cũng hy vọng sẽ giúp ích được phan nao cho những sinh viên báo chí dễ đàng tác nghiệp, những người thích nghiên cứu về lĩnh vực này có thêm tài liệu tham khảo, những nhà báo mới bắt tay vào nghề có thêm tư liệu trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện một phóng sự Đồng thời, người viết cũng mong muốn góp phần vào sự nghiệp phát triển của báo chí nước nhà nói chung và của phóng sự

truyền hình nói riêng

Trang 8

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

2 Lịch sử vấn đề:

Như ở phần lí do chọn đề tài, có nhiều công trình nghiên cứu về phóng sự

nói chung và phóng sự truyền hình nói riêng, nhưng “Rèn luyện kỹ năng viết phóng

sự trên truyền hình", đây là một vẫn đề mới, chưa có công trình nào nghiên cứu

chính thống về nó, có chăng cũng chỉ dừng lại ở một vài phương diện nhất định Chúng tôi có thể điểm qua một số công trình như sau:

Trong tác phẩm “Báo chí truyền hình” do các tác giả G.V.Cudonhetxop,

X.L.Xvich, A.La.luropxki cing đã nghiên cứu rất nhiều về truyền hình bao gồm hai

tập Nội dung sách vừa đề cao tầm quan trọng của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, vừa nêu rõ tính đặc thù của báo chí truyền hình

Theo quan niệm mà các tác giả đưa ra: “Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh chóng trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về một sự kiện nào đó mà

phóng viên đã chứng kiến, can dự vào" [13; tr.59] Thì yếu tố đứng đầu trong phóng

sự là khả năng thông tin nhanh chóng về một sự kiện do tác giả bài phóng sự trực tiếp chứng kiến và thực hiện

Tập một gồm sáu chương, trong đó các tác giả tập trung trình bày vị trí, chức năng của truyền hình trong xã hội; vị trí của truyền hình trong hệ thống các phương tiện

thông tin đại chúng; bản chất của truyền hình hiện đại; các phương tiện xây dựng

kịch bản truyền hình; những định hướng triển vọng của truyền hình hiện đại bùng

nỗ thông tin và công nghệ truyền thông phát triển vô cùng mạnh mẽ

Tập hai cuốn sách gồm năm chương, tập trung trình bày các thể loại báo chí truyền hình; các nghiệp vụ nhà báo trong truyền hình; các phương pháp nghiên cứu học về khán giả truyền hình; nhà báo với chiếc camera ghi hình Đặc biệt nội dung quan trọng được tác giả thể hiện qua những nguyên tắc đạo đức trong báo chí truyền

hình Đó là tính xác thực trong mỗi thông tin, tính đầy đủ của các sự việc được đưa tin và lập trường không định kiến của nhà báo

Với lối viết và cách trình bày dễ tiếp nhận, cuốn sách cung cấp cho độc giả những thông tin, tư liệu, tri thức tham khảo phong phú Đặc biệt, cuốn sách rất cần thiết cho các sinh viên, phóng viên, nhà báo mới vào nghề và những hoạt động trong lĩnh vực truyền hình Tuy nhiên về kỹ năng để viết nên phóng sự truyền hình vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ

GVHD: Th.S.Vũ Thúy Kiều 2 SVTH: Nguyên Thị Ý Nhi

Trang 9

Là một đầu sách thuộc bộ sách “7w sách Nghiệp vụ báo ch?" một bộ sách

tham khảo nghiệp vụ 14 cuốn được chọn dịch, biên soạn từ những nguồn tư liệu nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức) Cuốn sách “Huong dẫn cách viết bdo”, Jean-luc Mactin-Lagardette, là một cẩm nang quý đối với những người muốn tham gia công tác truyền thông Ông nhìn nhận phóng sự từ góc độ phương pháp phản ánh:

“Phóng sự phải làm cho nhìn thấy, cảm thấy, sờ thấy, phóng sự sử dụng cách viết trực tiếp thường ở thì hiện tại, bằng cách tăng các giai thoại cụ thể, những chỉ tiết

và những thành ngữ độc đáo" [9; tr.9§] Quyển sách bao gồm các chương như:

Thông tin cho ai, về cái gì, tại sao; cách viết báo; các thể loại báo chí; tác động thị

giác; những nguồn thông tin: trách nhiệm của người làm báo; nghề làm báo; luật báo chí; những lời khuyên của các nhà báo lành nghề Chúng ta sẽ tìm thấy ở đây

các quy trình, phương pháp viết báo, các thể loại báo chí, cách trình bày một bài báo, một tờ báo, Ngoài ra, trong cuốn sách, các tác giả còn nêu lên trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và giới thiệu những lời khuyên bổ ích Tất cả điều được trình bày rất cụ thể, ngăn gọn, dễ hiểu Nhưng chúng ta vẫn thấy đâu đó vấn

đề kỹ năng vẫn chưa được đi vào nghiên cứu

“Phóng sự truyền hình" của tác giả Brigittle Bese Didier Desormeaux, bao gồm ba phần: quan niệm về phóng sự; thực hiện phóng sự; và cuối cùng là tổng kết kinh nghiệm Trong đó phần thứ nhất có hai chương, chương một nói về quy tắc của báo chí trong việc đối chiếu và đánh giá các nguồn tin; chương hai nói về nghề làm báo xử lý một chủ đề và sản xuất thông tin Đến phần thứ hai tác giả bắt đầu thực hiện phóng sự với ba chương Chương một sáng tác hình ảnh và âm thanh; chương hai xây dựng phóng sự từ những cảnh chủ chốt; chương ba viết cho truyền hình Phần cuối cùng tổng kết kinh nghiệm lại với hai chương cơ bản Chương một là ý nghĩa trọng tâm của nghề nghiệp; chương hai phóng sự trong luồng thông tin Nội dung xây dựng phóng sự từ những cảnh chủ chốt là nội dung quan trọng nhất, nó giúp cho người viết hiểu thêm được quá trình xây dựng phóng sự Thế nhưng tác giả vẫn chưa đi vào khai thác phương pháp cũng như kỹ năng cần thiết để thực hiện phóng sự Tác giả viết: “Phóng sự là kết quả những logic hội tụ dựa trên hình ảnh

và âm thanh: sản phẩm phức hợp này phải được tổ chức xung quanh một số cảnh chủ chốt, những cảnh này làm nồi bật ý nghĩa của phóng sự từ lúc xây dựng cho đến khi phát đi và được mọi người tiếp nhận" Ông còn viết: “Phóng sự được tổ

Trang 10

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

chức xung quanh những mốc hình ảnh và âm thanh: những cảnh chủ chốt, một cảnh gây ấn tượng mạnh, một phỏng vẫn hấp dẫn, những âm thanh đặc biệt, Ý nghĩa của phóng sự tùy thuộc vào nhịp độ các cảnh chủ chốt Một lời bình có giá trị sẽ được cài vào những hình ảnh khá tập trung để khỏi nhiễu loạn sự chú ý, còn những hình ảnh qua dữ dội muốn đạt hiệu quả, kèm theo quãng lặng, ."” [1; tr.104]

“Tiếp theo người viết đi vào nghiên cứu “Giáo trình báo chí truyền hình” do PGS.TS Dương Xuân Sơn biên soạn Ở đây người viết dựa vào nội dung của quyển

sách mà có thêm nhiều tư liệu đáng quý, là nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu

Nó bao gồm nhiều vấn đề như: những vấn đề chung về truyền hình; lịch sử

ra đời và phát triển của truyền hình; chức năng của báo chí truyền hình; nguyên lý truyền hình; công nghệ truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền hình; phương thức sản xuất chương trình truyền hình; tin truyền hình; phỏng van truyền hình; bình luận truyền hình; ký sự truyền hình; phim tài liệu truyền hình; và cuối cùng là phóng sự truyền hình Nằm vào chương thứ 10 của công trình nghiên cứu, phóng sự truyền hình ở đây được các tác giả ghi dấu lại vài nét cơ bản nhưng không kém phần quan

trọng Từ sự hình thành và phát triển của phóng sự cho đến khái niệm và đặc trưng của phóng sự truyền hình, tất cả điều được ghi lại một cách chỉ tiết Tiếp theo đó là các loại kịch bản, các loại phóng sự truyền hình cùng với quy trình thực hiện được

phóng sự truyền hình đó

Trong đó các loại phóng sự truyền hình được nghiên cứu một cách tỉnh tế và sâu sắc nhất Bởi ông cho rằng “Phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình thuộc loại khó Do vậy khi thực hiện đòi hỏi phóng viên phải có năng lực trình

độ nhất định Việc phân chia các loại phóng sự truyền hình có thể tùy theo hình

thức kỹ thuật hoặc nội dung của phóng sự truyên hình" [19; tr.186] Ngoài ra tác giả còn viết: “Phóng sự truyền hình là một thế mạnh của báo chí truyền hình, trong đó nội dung phản ánh là những cái tươi mới, nóng hồi, sinh động từ cuộc sống ĐỀ thực hiện một phóng sự hay, sinh động cân rất nhiều các yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản là người phóng viên- nhà báo phóng sự truyền hình Để có một phóng sự hay đáp ứng yêu câu về tính thời sự và thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng, những người làm báo truyền hình cân phải phan dau nhiéu hon nita ca về năng lực, tay nghề và phẩm chất để xứng đáng với người làm báo truyền hình trong thời đại thông tin hiện nay” [19; tr.105]

GVHD: Th.S.Vũ Thứy Kiéu 4 SVTH: Nguyên Thị Ý Nhi

Trang 11

Theo tác giả Hoàng Minh Phương trong cuốn sách “Phương pháp thực hiện phóng sự báo ch, tác giả cũng di vào nghiên cứu một số van đề liên quan đến phóng sự Ông đưa ra khái niệm: “Phóng sự là một bài viết có chủ đích dựa trên những biến cố, sự kiện nồi bật đã xảy ra có liên quan đến một hay những bối cảnh hoặc con người trong các tình huống phức tạp và hệ quả của những biễn cố, sự kiện

ấy gây ra cho xã hột" [15; tr.15] Quyển sách còn nghiên cứu trình tự để thực hiện

một phóng sự, nó bao gồm các bước: “Xác định chủ đề chính; phác thảo các mục tiêu; lập đề cương; sưu tầm tư liệu cũ; thu thập những thông tin mới; sắp xếp các thông tin; lập dàn bài; viết bản thảo; tu chỉnh bản thảo; đặt tít phụ; viết phân kết thúc; tụ chỉnh lần cuối; đặt tít chính; chép lại hoặc đánh máy bản thảo” Thế nhưng vấn đề của đề tài vẫn chưa được giải quyết, tuy có đi vào nghiên cứu về phóng sự nhưng kỹ năng cũng như phương pháp thực hiện một phóng sự vẫn chưa được thực

hiện :

Người viết lại tiếp tục đi vào tìm hiểu sách của Huỳnh Dũng Nhân là tác giả

của quyền “Phóng sự từ giảng đường đến trang viết" Ông cho rằng: “ Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm Phóng sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn

học Trong phóng sự có nhân vật và có cái tôi trần thuật Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề được đặt ra

trong tác phẩm” [12: tr.36] Quyển sách có ba phần, trong đó phần thứ hai là phần

hay và có sức hấp dẫn nhất nói về kỹ thuật viết phóng sự Trong đó bao gồm các vấn đề như: đi lấy tài liệu viết phóng sự; kết cấu và bố cục của một bài phóng sự; ba

đặc trưng chính của phóng sự; lao động của phóng viên viết phóng sự; phong cách riêng trong phóng sự; ba tiêu chí để đánh giá một tác phẩm phóng sự hay và có giá trị Tác giả cho rằng: “Tài liệu của phóng sự rất chưng chưng và có thể có nhiều cách hiểu, nhiều khi đề tài và tư liệu chung chung không bị ai phản đối vì lĩnh vực

quá rộng nhưng với những bạn đọc khó tính họ sẽ tìm ra ngay sự vô lý của nó”

Hay: “Tư liệu của phóng sự thường không tự đến mà phải áp dụng tối da các món nghề của người viết: quan sát, hỏi, nghe” [12; tr.46] Ngoài ra khi nói đến các phương pháp cần thiết khi thực hiện phóng sự thì tác giả lại cho rằng: “?rong phóng

sự người ta không cân biết cái mới xảy ra, mà cẩn biết cả cái vừa xảy ra, cái dang

xảy ra, hoặc những điều khuất tat bay giờ mới sáng tỏ hoặc cân làm rõ Song

GVHD: Th.S.Vũ Thúy Kiều 5 SVTH: Nguyên Thị Ý Nhi

Trang 12

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

quan trọng nhất là bạn đọc muốn biết tất cả những thứ đó xảy ra như thế nào? Viết phóng sự không chỉ viết cái mình muốn viết mà viết cái bạn đọc cần Nhưng đôi khi cũng ngược lại, viết chính cái mình muốn viết để thuyết phục bạn đọc, có điều là có

đủ sức thuyết phục bạn đọc hay không mà thôi” [12; tr.96] Nên tùy vào việc tìm hiểu từng sự kiện, nội dung vấn đề mà người viết dùng các phương pháp cụ thể, miễng sao nó phù hợp và có sức thuyết phục với khán giả

TẮt cả các công trình điều được nghiên cứu rất khoa học, mỗi công trình điều có những vấn đề hay, hấp dẫn Mặc dù nó không chuyên sâu vào đề tài nhưng thật sự những gì tài liệu cung cấp là vô cùng đáng quý, bổ ích Những tài liệu ấy giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của người viết được dễ dàng hơn, là cơ sở để người viết hình dung cho việc nghiên cứu đề tài của mình

3 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài “Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình” đã đặt ra cho người viết những mục đích sau:

- Một là, giúp cho người viết trở thành một nhà nghiên cứu thật sự với công trình

nghiên cứu của mình

- Thứ hai,tạo điều kiện cũng cố lại những kiến thức đã học về nghiệp vụ báo chí trong ghế nhà trường

- Thứ ba, giúp cho những người muốn quan tâm dễ dàng tiếp cận được lĩnh vực phóng sự truyền hình

- Thứ tư, giúp cho những người mới vào nghề có thể rèn luyện kỹ năng để ngòi bút của họ được sắc bén hơn

- Cuối cùng là giúp người viết có thêm vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm

thông qua việc tiếp xúc, tìm hiểu Vận dụng vào việc rèn luyện kỹ năng cho mình để

từ đó rút ra những bài học quý báu phục vụ cho công tác viết phóng sự trong lĩnh vực báo chí sau này Đây cũng là điều kiện để người viết nâng cao khả năng cũng như cách nhìn nhận, đánh giá qua những tác phẩm cụ thể

GVHD: Th.S Vũ Thúy Kiều 6 SVTH: Nguyên Thị Ý Nhi

Trang 13

4 Phạm vi nghiên cứu:

Với đề tài “ Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình” người viết tập trung vào các quyền sách liên quan đến phóng sự, đặc biệt các quyển như: “Phóng

sự truyền hình", “Giáo trình Báo chí Truyền hình”, “Công tác biên tập Báo chi”,

“Giáo trình Kỹ năng bí quyết nghề nghiệp ", làm đối tượng tham khảo

_ Bên cạnh đó người viết còn nghiên cứu, tham khảo các tải liệu, những bài viết, những công trình nghiên cứu, đặc biệt là những tác phâm phóng sự truyền hình

để có những nhận xét, những bài học từ kinh nghiệm thực tế Qua đó tạo nền tảng

đúc kết nên kết luận chính xác, thiết yếu các kỹ năng cần thiết cho một phóng sự

truyền hình

5 Phương pháp nghiên cứu:

Tiếp xúc đề tài “#èn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình” người viết dùng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

Trước tiên chúng tôi tìm hiểu khái niệm phóng sự truyền hình, các đặc điểm

để phân biệt phóng sự truyền hình với các phóng sự khác bằng phương pháp thống

kê, phân tích và tổng hợp

Tiếp theo bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát các kết quả liên

quan của những nhà nghiên cứu trước đó để có cái nhìn tổng quan, tăng sức thuyết

phục cho đề tài

Đặc biệt là phương pháp quan sát bằng cách xem qua những tác phẩm phóng

sự cụ thể, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn, gần gũi với đề tài

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp liệt kê để trích dẫn một số dẫn chứng cụ thể của một số nhà nghiên cứu để tham khảo, đồng thời là các thao tác giải thích, chứng minh

Trang 14

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

Trong tác phẩm “Báo chí truyên Hình”, của các tác giả G.V.Cudonhetxop,

X.L.Xvich, A.La.Iuropxki, có viết: “Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh

chóng trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về một sự kiện nào đó mà phóng

` viên đã chứng kiến, can dự vào” [13; tr.59] Theo quan niệm này, thì yếu tố đứng đầu trong phóng sự là khả năng thông tin nhanh chóng về một sự kiện do tác giả bài

phóng sự trực tiếp chứng kiến và thực hiện

Nhìn nhận phóng sự từ góc độ phương pháp phản ánh, Jean-Luc Martin-

Lagardette cho rằng: "Phóng sự là cuộn phim mà người ta truyền đi những hình ảnh

đã được xác định nhờ có các bố cục liên tiếp” Ông còn cho rằng: “Phóng sự phải làm cho nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, sờ thấy Phóng sự sử dụng cách viết trực tiếp thường ở thì hiện tại, bằng cách tăng các giai thoại cụ thể, những hình ảnh, những chỉ tiết va những thành ngữ độc đáo ” [9; tr.98]

Từ góc độ phương pháp xây dựng tác phẩm phóng sự, Brigitte Besse Didier Desor meaux, tác giả cuốn“ Phóng sự truyền hình”, viết:“ Phóng sự là kết quả những logic héi tụ dựa trên hình ảnh và âm thanh: sản phẩm phức hợp này phải được tổ chức xung quanh một số cảnh chủ chốt, những cảnh này làm nổi bật ý nghĩa của phóng sự từ lúc xây dựng cho đến khi phát di và được mọi người tiếp

nhận ” [1; tr.104]

'Theo “Giáo trình báo chí truyền hình” do PGS.TS Dương Xuân Sơn biên

soạn, cho rằng: “Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình thuộc nhóm

GVHD: Th.S.Vũ Thúy Kiều 8 SVTH: Nguyên Thị ¥ Nhi

Trang 15

chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển

hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lí trí, vừa cảm xúc bằng phương tiện kỹ thuật truyền

hình" [19; tr.186]

Trong bài “Nhà báo nên viết phóng sự”, đăng ngày 25/07/2006, trên “Nghề báo.com”, tác giả Minh Phương có viết: “Phóng sự truyền hình phản ánh sự kiện bằng hình ảnh và tiếng động là chủ yếu, lời dẫn của phóng viên như một chất keo trong suốt câu nối các chỉ tiết và tư liệu báo chí thành một kết cấu thống nhất gợi

cam”

Như vậy, hiện nay trong lĩnh vực 8áo chí truyễn hình cũng đang tồn tại sự thiếu thống nhất cách gọi tên các dạng phóng sự như: Phóng sự tin, Tin phóng sự, Phóng sự thời sự, Phóng sự ngắn trong cuốn “Phóng sự-tính chuyên nghiệp và đạo

đức ” của M.I.Sostak, có viết như thế này: “Các tin thời sự cững là hình thức giới

thiệu một tác phẩm phóng sự", như một định hình đơn giản, một sự phản ánh tài

liệu và hiện thực, như “Một thông tin thuần túy”, khách quan cao độ Mặc dù vậy,

đó là hình thức văn học hoàn chỉnh với đầy đủ các tiêu chí cần thiết của thể loại:

“khả năng tác động đặc biệt, phong cách và tiết tấu đặc biệt, bố cục đặc biệt”; hay “người ta chờ đợi ở các tác giả phóng sự tin tức trong thời gian ngắn nhất về các vụ việc, hành vi, các phát biểu mới nhất ” [18; tr.47]

Kế thừa những quan niệm về phóng sự truyền hình của các nhà báo, nhà

nghiên cứu báo chí qua nhiều thời kì ở Việt Nam và trên thế giới; dựa trên những kết quả trong các giáo trình, các công trình khoa học ở các trường Đại học; những bài giảng về phóng sự truyền hình ở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của các nhà báo giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, người viết đưa ra khái niêm chung

về phóng sự truyền hình như sau:

Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình, chuyển tải nội dung thông tin nóng hỗi sinh động đến công chúng ở thời điểm hiện tại, được thể hiện theo trình tự logic diễn biến của sự kiện, vẫn đề qua dòng hình ảnh và ôm thanh của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp Trong quá trình thể hiện phóng sự, chính kiến, thái độ và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải vấn đề đó

GVHD: Th.S.Vũ Thúy Kiều 9 SVTH: Nguyên Thị Ý Nhi

Trang 16

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyên hình

1.1.2 Đặc điểm:

Về mặt thể loại phóng sự truyền hình vừa mang những đặc điểm của thể loại báo chí nói chung vừa mang những đặc trưng riêng góp phần tạo nên thế mạnh của loại hình này

* Đặc điểm chung:

- Về phương điện nội dung: Truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh,

có khả năng giao tiếp trực tiếp với khán giả, khán giả tiếp nhận thông tin bằng thị giác và thính giác Hơn nữa, còn ở khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày

và chiều sâu đưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện.thực,

với những con người và sự việc xác thực

- Về phương diện hình thức: Kết câu theo nguyên tắc chung là bám sát thực

tế một cách linh hoạt, mềm dẻo, trên cơ sở tôn trọng sự thật Sử dụng ngôn ngữ, bút

pháp, giọng điệu theo cách thức cần thiết chỉ nhằm để phản ánh hiện thực Đó là

những sự kiện, hiện tượng, vấn đề, con người, đang hiển hiện trong đời sống xã

hội, tại thời điểm cụ thể, đang thu hút sự quan tâm của mọi người

* Đặc điểm riêng:

Hơn hẳn những loại hình báo chí khác, phóng sự truyền hình còn có vài điểm

khác biệt tạo nên thế mạnh của nó

~ Ngoài việc có khả năng cung cấp thông tin tới khán giả ngay tại thời điểm sự kiện đang diễn ra, tác phẩm phóng sự còn phải cung cấp được những thông tin ấn tượng qua những chỉ tiết cụ thể, sinh động như họ đang trực tiếp chứng kiến Là tâm điểm thu hút sự chú ý của nhiều người trong xã hội

- Ngôn ngữ trong phóng sự truyền hình là sự kết hợp của hai yếu tố hình ảnh và âm thanh

+ Hình ảnh:

Khác với hình ảnh của báo viết, hình ảnh của truyền hình nói chung, của

phóng sự nói riêng phải mang tính thời sự và tính xác thực, còn là những đoạn phim

không qua xử lí Nó không chỉ mô tả hoạt động của con người, mà còn giúp khán

giả nhìn thẳng vào vấn đề, sự kiện đó Các cỡ cảnh thường dùng là toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả Qua đó tác giả có thể bộc lộ thái độ tâm lý của con người

GVHD: Th.S Vũ Thúy Kiều 10 SVTH: Nguyên Thị Ý Nhỉ

Trang 17

trong sự kiện đó Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong phóng sự truyền hình còn

thể hiện ở mối liên kết giữa các đoạn phim, hình ảnh với nhau theo tuyến tính thời gian của quá trình vận động sự kiện Qua phương pháp Montage( Dựng hình), nội dung tự thân của mỗi hình ảnh phối hợp lại, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính

tổng thể

+ Âm thanh:

Truyền hình kế thừa kinh nghiệm xử lý âm thanh của phát thanh Phóng sự

truyền hình trở nên sống động đến từng hơi thở, động thái của cuộc sống vì thế tính

xác thực cũng như sự trợ giúp của âm thanh là yêu cầu bắt buộc đồng thời là sức mạnh của phóng sự truyền hình Âm thanh trong phóng sự truyền hình gồm ba yếu tố: lời bình, tiếng động hiện trường, âm nhạc

* Lời bình: là sự bỗ sung cho những gì mà người xem nhìn thấy trên màn hình, giúp người xem tổng hợp, khái quát được ý nghĩa của sự kiện được phản ánh _ trong tác phẩm truyền hình Lời bình được tiến hành song song với hình ảnh Nó được hình thành ngay từ trong giai đoạn xây dựng kịch bản Trong phóng sự lời bình có một đặc trưng là luôn gắn với bút pháp điện ảnh Không đi sâu vào mô tả sự kiện, khung cảnh con người tham gia sự kiện mà chủ yếu chỉ bình luận những gì đang xảy ra trên màn ảnh, dẫn người xem vào vòng chuyên động của sự kiện Lời bình cũng thường đi vào chỉ tiết quan trọng để tập trung vào sự chú ý của người xem, cung cấp những điều mới mẻ mà không nói những gì hình ảnh đã nói

* Tiếng động hiện trường: bao gồm do âm thanh của thiên nhiên, âm thanh

đo sinh hoạt của con người tạo nên Tiếng động sẽ làm tăng sự gợi cảm, tính chân

thực của phóng sự truyền hình, tác động vào nhận thức, tình cảm của công chúng Việc sử dụng tiếng động hiện trường từ cường độ, cao độ đúng lúc cũng phải được

dự kiến trong kịch bản

* Âm nhạc: là một trong ba yếu tố quan trọng của phóng sự truyền hình Âm

nhạc có tác dụng làm tôn vinh thêm sự kiện Mỗi bản nhạc khi sử dụng phải phù

hợp với kết cấu, ý đồ cũng như chủ đề tư tưởng của phóng sự truyền hình

Như vậy, hình ảnh và âm thanh là hai yếu tổ cơ bản cùng song song trong một phóng sự truyền hình Đây là đặc trưng rất riêng biệt của phóng sự truyền hình

Trang 18

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

Bởi các phương tiện diễn đạt và thể hiện của phóng sự truyền hình là sự hội lưu, lắp

ghép các cảnh quay được trong dòng hình ảnh liên tục có lồng tiếng

Các phương tiện diễn đạt và thể hiện của truyền hình được cấu thành bởi: bối cảnh, khuôn hình, cỡ cảnh, những phương pháp bỏ qua, lặp lại, những khoảng lặng, những lời nói, những tác động của máy quay, tiếng động, âm nhạc, những thủ pháp dựng hình, những thủ pháp xuống đen, mờ chồng được phóng viên sử dụng tối đa

và đầy sang tao trong tlaig valli jay

Khả ¡ung kể chuyện bằng dòng hình ảnh liên tục có lồng tiếng về sự kiện và vấn để là đặc trưng của phóng sự truyền hình mà không có thể loại nào của truyền hình, cũng như của loại hình báo chí nào có được ‘

- Tht pháp Montage(Dựng hình)

Montage là sự kết hợp hài hòa hai yếu tố hình ảnh và âm thanh theo ý đồ

sáng tạo của tác giả theo một trật tự nhất định, nối tiếp Nhằm phản ánh, lý giải sự kiện, vấn đề dựa trên logic cuộc sống và những nguyên tắc mỹ học Montage là phương tiện trợ giúp đắc lực và không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện tác phẩm, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tư tưởng chủ đề, tiết tu An dụ, liên tưởng của phóng sự truyền hình Các thủ pháp Montage góp phần làm tăng hiệu quả phản ánh của phóng sự, rút ngắn độ dài thời gian xảy ra sự kiện trên màn ảnh

- Phỏng van

Ngoài chức năng là một thể tài độc lập của báo chí Trong quá trình thực hiện phóng sự truyền hình, phỏng vấn được sử dụng như một phương tiện để thu thập và khai thác thông tin để phục vụ đắc lực cho chủ đề của một bài phóng sự Bởi phỏng vấn không chỉ là “hỏi- đáp” hoặc “?ham- vấn” mà còn là một nghệ thuật chiếm ưu thế trong phóng sự truyền hình

Điều khác biệt nữa của phóng sự truyền hình so với phóng sự của các loại hình báo chí khác là đối tượng của phóng sự truyền hình có thẻ là cả sự kiện như: một cuộc mít tỉnh, một đám cháy, một trận mưa đá nhưng nó cũng có thể chỉ là

một phần của sự kiện Tùy theo cách lựa chọn từng góc độ của sự kiện và cách phản

ánh sự kiện qua từng góc độ để phù hợp với tâm lý người tiếp nhận

Trang 19

Lựa chọn đối tượng, góc độ phản ánh và xác định thời lượng phù hợp với thể loại phóng sự là việc làm cần thiết và bắt buộc đối với phóng viên truyền hình Nó cũng là đặc điểm, yêu cầu của phóng sự truyền hình trong thời báo chí truyền thông,

đa phương tiện

Các vụ việc trong đời sống hiện thực thường diễn ra trong không gian rộng

và thời gian đài hơn rất nhiều so với khi diễn ra trên truyền hình Tuy vậy, để phóng

sự đạt được nội dung và hình thức thể hiện đầy đủ, chỉ tiết, hấp dẫn, yêu cầu đặt ra đối với phóng viên là phải rút ngắn khoảng thời gian từ lúc sự kiện xay ra trong cuộc sống đến khi xảy ra trên màn ảnh nhỏ Nhưng không gây cho người xem cảm

giác sự kiện bị cắt gọt, phải đảm bảo lượng thông tin cần thiết, đễ hiểu

Trong phóng sự truyền hình, việc mô tả sự kiện, hiện tượng, vấn đề là nhờ khả năng miêu tả, thể hiện của camera, phóng viên bám sát sự việc, quan sát, phân tích đánh giá, tổng hợp, kết luận sự kiện Đồng thời có thể xuất hiện trong các cảnh quay để làm tăng tính trung thực, có sức tác động tới công chúng

~ Hình ảnh do Camera ghi lại không chỉ có khả năng mô tả chỉ tiết toàn bộ sự kiện vấn đề mà còn có thể phân tích, lý giải:sự kiện và van dé, chuyển tải thái độ, tình cảm của phóng viên đến khán giả Tuy nhiên, để hình ảnh có thể đảm đương được vai trò đó phóng viên không chỉ ghép nối hình ảnh với nhau một cách đơn giản, mà phải nắm vững kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình, biết vận dụng các thủ pháp quay, dựng phim một cách sáng tạo trong quá trình thể hiện phóng sự

Phóng sự truyền hình về thực chất có một ngôn ngữ khác biệt và đang là thế mạnh Ngôn ngữ ấy tạo cho nó sự phát triển vượt trội trong những năm vừa qua, đó

là ngôn ngữ “hình ảnh động”- được xem là chính văn của phóng sự truyền hình

Khán giả truyền hình tiếp nhận tác phẩm bằng thị giác và thính giác , trong

đó thị giác chiếm ưu thế chủ đạo Cùng với âm thanh, hình ảnh làm cho phóng sự trở nên gần gũi, sinh động, hiệu quả về cảm xúc rất cao Chính vì có ngôn ngữ

“hình ảnh động” nên khán giả có thể theo đối các chuyển động, hành động một cách

liên tục, từ đó phóng sự truyền hình có ưu thế về sức thuyết phục, sự tin tưởng hơn

hẳn các loại hình báo chí ra đời trước đó

GVHD: Th.S Vũ Thúy Kiều 13 SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi

Trang 20

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyên hình

Chính khả năng kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh đã tạo ra “hiéu ứng

cùng tham dự" giữa khán giả và phóng viên, làm cho người xem cảm thấy như mình đang trực tiếp chứng kiến sự việc

Phóng sự truyền hình có thể phản ánh đầy đủ hay chỉ một phần đặc điểm của

đối tượng Nhưng sự việc chỉ được thể hiện năng động, ấn tượng, đúng bản chất khi

camera và tác giả phóng sự theo sát sự việc đó Vì vậy, phóng viên truyền hình luôn luôn phải đến tận nơi sự việc xảy ra và phải đến đúng lúc, kịp thời, ghi lại được hình ảnh và âm thanh của sự việc Nếu không ghi được hình ảnh thì đồng nghĩa với việc sẽ không bao giờ có được phóng sự truyền hình Hơn nữa, phóng viên quay phim và phóng viên biên tập luôn phải bám sát sự việc từ đầu đến cuối thì mới có

day đủ hình ảnh, khai thác được nhiều thông tin để viết lời bình và mới thẻ hiện hết được sự việc

- Sy xuất hiện của phóng viên bằng cả hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình được coi như một phương pháp sáng tạo đặc biệt chỉ có ở truyễn hình _ Tuy nhiên, công việc sáng tạo này cũng phải được tính toán tỉ mỉ để những lần xuất hiện của phóng viên đều hợp lý, có ý nghĩa và làm tăng tính trung thực, sự hấp dẫn của phóng sự

Trong cuốn “Phóng sự truyền hinh”, cia Brigitte Besse Didier Desormeaux,

đã viết: “Rất đơn giản, có thê nói rằng khi người ta xem một cuốn phim bằng tiếng

nước ngoài mà không có bản dịch khiến người ta chẳng hiểu gì cả, điều đó chẳng liên quan gì đến nghề nghiệp chúng ta Nhưng khi văn bản hoàn toàn có thể hiểu được mà bạn lại không hiểu gì nếu không nhìn màn ảnh, thì cái đó không nghỉ ngờ

gì nữa, chính là điện ảnh” [I; tr.68] Ý kiến này khẳng định phương tiện diễn đạt

của phóng sự truyền hình là sự kết hợp một cách logíc và biện chứng giữa hai yếu tố hình ảnh và âm thanh

- Phương tiện văn học đặc biệt của phóng sự truyền hình thể hiện ở các thành phần

của ngôn ngữ phóng sự Đó là: “ngôn ngữ tác giả”, “nhân vật và sự kiện ”

+ Ngôn ngữ tác giả thể hiện rõ ở khả năng phản ánh hiện thực qua cái tôi chứng kiến, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc của mỗi phóng viên Chính ngôn

ngữ tác giả tạo ra cái riêng, cái độc đáo cho phóng sự Nó tạo nên sự đa dạng, phong

GVHD: Th.S Vũ Thúy Kiều 14 SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhỉ

Trang 21

phú trong thể hiện và sự “biến hoá” của ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh trong phóng

sự truyền hình

+ Ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự là thành phần không thẻ thiếu trong phóng sự truyền hình Hình ảnh và tiếng nói của nhân vật, nhân chứng và những

người tham gia sự kiện làm cho phóng sự thêm khách quan, trung thực và hấp dẫn,

bởi vì đó là những hình ảnh và tiếng nói đích thực của người trong cuộc

+ Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng đẻ phản ánh, là ngôn ngữ trực tiếp, cụ thể và khách quan, luôn được nhìn nhận trong quá trình vận động của sự kiện

Phương tiện ngôn ngữ đặc biệt của phóng sự truyền hình có được còn do khả

năng “đến với mọi nhà” của truyền hình mang lại

Nhờ khả năng đó đồng thời lại có thể đem thông tin đến cho công chúng

ngay tại thời điểm sự kiện, vấn đề đang xảy ra nên thông tin truyền hình có tính chất

giao tiếp đặc biệt Đó là giao tiếp trực tiếp, nhanh chóng, thân thiết và chân tình Tính chất đặc biệt này đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ hình ảnh cũng như lời bình của phóng sự làm cho văn phong của phóng sự truyền hình chân thật nhưng phóng khoáng đầy ngẫu hứng Giản dị, cô đọng nhưng không khô khan nghèo nàn; thái độ

rõ ràng, gần gũi, giàu sắc thái tình cảm

Nhờ quá trình kế thừa những đặc điểm chung của các thể loại báo chí và đặc

trưng của phóng sự truyền hình mà từ đó cho ta thấy được tầm quan trọng, thế mạnh cũng như ý nghĩa mà phóng sự truyền hình mang lại

1.1.3 Ý nghĩa

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã đưa truyền hình

ngày một phát triển vững chắc Truyền hình là phương tiện thiết yếu của mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Nó trở thành công cụ sắc bén trên mọi mặt trận, từ

tư tưởng văn hóa đến an ninh, quốc phòng Nếu ở những thập niên 50 của thế kỉ

XX, truyền hình chỉ đơn thuần mang chức năng thông tỉn, giải trí, thì sang đến thế

kỉ XXI truyền hình đã đi vào quản lí và giám sát xã hội Truyền hình có thể sử dụng với hai hiệu năng của nó: hiệu năng môi trường- một thứ đồng hồ gõ nhịp cho cuộc sống của ta và hiệu năng liên lạc- nó giúp ta giao cảm với những người chung

GVHD: Th.S Vũ Thứy Kiều 15 SVTH: Nguyén Thi Ý Nhi

Trang 22

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

quanh qua đề tài của những chương trình trên đài Nó giúp ta theo doi tinh hình xã hội và đạy ta cách thức giải quyết vấn đề Truyền hình được xem như là một dụng

cụ trong nhà, như bàn, tủ, giường, ghế, gắn liền với cuộc sống của ta, giúp ta thư

giản sau những giờ làm việc mệt nhọc

Là một loại hình chiếm wu thế trên truyền hình, phóng sự truyền hình là một

thể tài báo chí quan trọng nhất với khả năng thông tin thời sự về người thật, việc thật một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến Vừa thông tin sự kiện, phóng sự vừa

có khả năng thông tin lý lẽ, thông tin thẩm mỹ Chính sự kết hợp giữa các yếu tố đó

đã tạo cho phóng sự truyền hình một khả năng riêng trong việc phản ánh hiện

thực(nó có thể thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và khám phá hiện thực của công chúng:

luôn bám sát đời sống thực tiễn; tập trung phản ánh những điển hình trong xã hội từ

tích cực đến tiêu cực; có thế mạnh về âm thanh và hình ảnh ) Nên phóng sự

truyền hình có tác động rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng cho khán giả Thông tin của phóng sự hết sức khách quan, trung thực, đem đến cho khán giả những nhận

- thức đúng đắn, phù hợp, bên cạnh đó còn có vai trò trong việc tạo ra dư luận trong

xã hội và thông qua đó là sự định hướng, bình luận, đánh giá của khán giả Nâng cao tầm hiểu biết về kiến thức ngay cả trong nước và ngoài nước

1.2 CÁC LOẠI PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

Việc phân chia các loại phóng sự truyền hình có thể tùy theo hình thức kĩ thuật hoặc nội dung của phóng sự truyền hình Trên cơ sở của nhiều tiêu chí khác nhau như: tiêu chí về đối tượng phản ánh; tiêu chí về phương pháp phản ánh; tiêu

chí về năng lực phản ánh; tiêu chí về loại hình tất cả tạo nên tính đa dạng cho phóng sự truyền hình Cơ bản phóng sự truyền hình có các loại sau: Phóng sự truyền thăng và phóng sự hậu kì

1.2.1 Phóng sự truyền thẳng

Là loại phóng sự được truyền trực tiếp tới người xem ngay khi sự kiện đang

diễn ra Việc thu thẳng, xử lý thông tin diễn ra trong quá trình phát sóng Phóng

viên đi theo sự kiện Công việc cần thiết nhất đối với phóng viên là khâu chuẩn bị

Quan trọng là kịch bản, số người giúp việc và phải dự tính trước các tình huống có

thể xảy ra

GVHD: Th.S.Vũ Thúy Kiều 16 SVTH: Nguyễn Thị ¥ Nhi

Trang 23

1.2.2 Phóng sự hậu kỳ

Là dạng phóng sự được phát đi sau khi sự kiện đã xảy ra Phóng viên thực hiện dạng phóng sự này phải tuân thủ theo các bước của quy trình sản xuất một tác

phẩm truyền hình Tính hợp lí của phóng sự tùy thuộc vào bản thân sự kiện và cách

xử lý của phóng viên Khi dựng hình phóng sự cũng quan trọng như khi chuẩn bị và ghi hình

Trong phóng sự truyền hình, có thể căn cứ vào đối tượng phản ánh để chia các loại phóng sự:

- Phóng sự sự kiện: là loại phóng sự được phát đi khi đang xảy ra hoặc nó

đã kết thúc hoàn toàn Trong quá trình vận động và phát triển, cuộc sống luôn xảy ra hàng loạt những sự việc sự kiện với những tính chất và tầm quan trọng khác nhau

Những sự kiện được chọn để thể hiện trong một bài phóng sự thường phải đáp ứng

- được một số yêu cầu sau đây:

+ Có cấp độ điển hình cao;

+ Đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự cao;

+ Chứa đựng mâu thuẫn hoặc những câu hỏi cần được làm sáng tỏ;

L Gợi lên những vấn đề mà công chúng quan tâm

[.oại phóng sự này có yêu cầu là phải hết sức nóng hồi, sinh động đề cập đến những sự kiện thu hút sự chú ý của nhiều người, có khi là một vụ tai nạn giao thông quan trọng, một vụ cháy rừng, một quyết định đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khám phá một vụ án lớn, Việc thu nhập và xử lý thông tin tùy thuộc vào năng lực và cách nhìn nhận của phóng viên Người thực hiện phải lựa chọn các chỉ tiết để làm rõ chủ đề sau khi đã xác định được góc độ xử lý Nhóm làm phim phải

GVHD: Th.S.Vii Thiiy Kiều 17 SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi

Trang 24

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

có mặt ngay tại hiện trường khi sự kiện xảy ra Đây là công việc quan trọng nhất trong quá trình thực hiện loại phóng sự này

Sau khi ghi hình, người thực hiện cần khẩn trương làm hậu kỳ để chuyển nhanh đến công chúng Điều cần lưu ý, phóng sự sự kiện được thực hiện một cách thường xuyên trong các chương trình truyền hình cũng giống như tin tức, nó cung cấp cho khán giả những thông tin nóng hỏi, tỉ mỉ, có đánh giá, có phân tích, bình

luận của phóng viên về ảnh hưởng của những xu hướng vận động của sự kiện

~ Phóng sự vẫn đề: Đôi tượng của loại phóng sự này là những vấn đề sự kiện

có ý nghĩa quan trọng được xã hội quan tâm Dạng phóng sự này như tên gọi của

nó, có nhiệm vụ phản ánh những vấn đề trong đời sống, đó phải là những vấn đề

tiêu biểu, xác thực và đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự

Tuy không trực tiếp phản ánh những sự kiện lớn, những tình huống nổi bật

nhưng nó vẫn có sức lay động rất lớn, hay có khi là về chủ trương đường lối của

_ Đảng được thể hiện qua loại phóng sự này giúp quần chúng hiểu rõ hơn, có thể là

những vấn đề có tầm bao quát rộng lớn như: vấn đề trẻ em lang thang; vấn đề xóa đói giảm nghèo; vấn đề đền ơn đáp nghĩa cho đến những vấn đề phạm vi nhỏ hơn như: tình trạng phá rừng ở một địa phương; đời sống người già neo đơn; số phận

của một đân tộc ít người

Những vấn đề mà phóng sự đề cập thường có nội dung phong phú, được thực hiện khi sự kiện hoặc vài sự kiện có cùng tính chất đã kết thúc, dư luận xã hội đòi

hỏi có một sự hiểu biết cặn kẽ, tỉ mỉ Loại phóng sự này là một bức tranh toàn cảnh

về vấn đề mà nhà báo truyền hình cần đề cập tới, cho nên dạng phóng sự này luôn chiếm một tỉ lệ lớn nhất trong các dạng.phóng sự Bởi không phải ngày nào cũng có những sự kiện lớn xảy ra và không phải sự kiện nào cũng có thể trở thành đề tài cho

phóng sự, nhưng, vấn đề thì luôn thường trực trong đời sống ở mọi nơi, mọi lúc Có

thể nói rằng, các loại phóng sự vấn đề giải quyết tốt những vấn đề bức xúc dư luận,

đang đòi hỏi được xã hội quan tâm, từ sự phát sinh, xu thế vận động đến cách giải

quyết vấn đề đó

- Phóng sự chân dung: Loại phóng sự này thường đi sâu vào khắc họa hình

ảnh, chân dung một con người với những tính cách, vị trí, vai trò khác nhau trong,

xã hội Như chân dung một anh hùng, bác sĩ, một nhà khoa học, một doanh

Trang 25

nhân, tiêu biểu cho cái tốt hoặc cái xấu trong đời sống Con người- đối tượng của dạng phóng sự này có thể là cá nhân nhưng có thể là một tập thể mà vai trò của họ

có ảnh hưởng lớn đối với xã hội

Phóng sự chân dung thực chất là sự kết hợp những ưu thế của hai thể loại phóng sự và ký chân dung, trong đó tính chất ký chân dung được thể hiện ở việc lầy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh, còn tính chất phóng sự bộc lộ rõ nhất

ở hình thức, cách thức phản ánh những chân dung đó Đặc điểm ngoại hình, tính

cách nhân vật tâm lý, tiểu sử, những cống hiến của nhân vật hoặc nhóm nhân vật

được tập trung chú ý khai thác Những chỉ tiết đó phải chân thực, cụ thể, đặc sắc và

có sức gợi cảm để tăng sức thuyết phục cho người xem Phóng sự chân dung có thể

đề cập đến cuộc đời của một con người nhưng cũng có thể đề cập đến khoảnh khắc đời thường của họ :

Điều quan trọng trong phóng sự chân dung là cần có sự sinh động, không được sử dụng thủ pháp nhân cách hóa, điển hình hóa của nghệ thuật điện ảnh Khi

thực hiện phóng sự chân dung có thể có dàn cảnh nhưng phải dựa trên cơ sở của sự

thật, phản ánh những chỉ tiết có thật, chính xác, khách quan để làm bộc lộ tính cách

của đối tượng phản ánh

- Phóng sự ngắn: Phóng sự ngắn là thể loại mũi nhọn được sử dụng phổ biến trong các chương trình Thời sự của các Đài truyền hình Dù được sử dụng nhiều, song nhiều phóng viên vẫn còn khá lúng túng vì thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để vận dụng thực hiện phóng sự ngắn

Phóng sự ngắn trước hết phản ánh một mâu thuẫn trong thực tế Mâu thuẫn

ấy chính là tính “ có vấn đề” của phóng sự Vì thế, mâu thuẫn chính là yếu tố đầu

tiên cần có của một phóng sự, đó là đề tài mà phóng sự sẽ phản ánh, sẽ giới thiệu đến khán giả Đề tài tốt, bắt nhịp hơi thở cuộc sống và phù hợp với khả năng tổ chức hình ảnh của truyền hình là khởi đầu tốt đẹp để thực hiện nên một phóng sự ngắn

Những phóng sự ngắn truyền hình tốt thường là những phóng sự phản ánh

về một mâu thuẫn nào đó Ví dụ: Nước sạch hay sạch nước là phóng sự phản ánh

về mâu thuẫn giữa một bên là sự đầu tư nhiều tiền của, sự đúng đắn của chính sách

đối với đầu tư công trình nước sạch cho miền núi và một bên là hiện trạng quản lý

Trang 26

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

kém hiệu quả, sự lãng phí Phóng sự “Bản siêu để phản ánh về một hiện tượng sinh đẻ nhiều ở một bản dân tộc Mông ở vùng cao trong khi cả nước đã qua hàng chục năm thực hiện chính sách sinh đẻ có kế hoạch Phóng sự Whững đứa trẻ vùng quặng phản ánh việc trẻ em lao động nặng nhọc mưu sinh tận thu quặng sắt, bỏ lại

sau lưng việc học hành và cả tuổi thơ hồn nhiên vốn có

Có nhiều dạng kết cấu đề lựa chọn khi thực hiện một phóng sự ngắn truyền

hình Tuy nhiên, dạng kết cấu vòng tròn là loại được nhiều phóng viên truyền hình hay dùng bởi tính hiệu quả của nó Thế nhưng, để nắm vững và sử dụng thủ pháp này khi kết cấu phóng sự ngắn lại thực sự đòi hỏi tay nghề cao của phóng viên, bởi nếu không thuần thục, sẽ phản tác dụng, làm giảm hiệu quả của phóng sự ngắn

~ Phóng sự điều tra: Loại phóng sự này được thực hiện khi trong xã hội nảy

sinh những van dé, trong đó có những mâu thuẫn gay gắt hay van dé đang gây nhiều

tranh cãi, nhằm lý giải, phân tích để đưa ra những phương pháp giải quyết những

mâu thuẫn đó

Phóng sự điều tra thường bắt đầu từ một kết quả tốt hoặc xấu Để làm rõ nguyên nhân, phóng viên phải đến trực tiếp hiện trường đẻ thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó có đủ căn cứ, lý lẽ để phân tích và chứng minh các van dé

mà mình đưa ra

Trong quá trình thực hiện phóng sự điều tra, nhà báo phải coi đó là vấn đề lương tâm, trách nhiệm của mình Không được chủ quan hoặc coi đây là nói để

khoe trí tuệ, ngôn từ, hoặc để gây sự chú ý, khẳng định mình Đây là loại phóng sự

khó thực hiện, vì thế phải có những phương án để vượt qua các trở ngại trong việc thu thập tài liệu, phỏng vấn nhân chứng cũng như về tâm lý Phóng sự điều tra truyền hình là loại tác phẩm mang lại sức nặng đối với dư luận, đồng thời là nơi để

phóng viên thể hiện bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, trình độ, năng lực của mình

1.3 BÓ CỤC VÀ KÉT CÁU CỦA MỘT PHÓNG SỰ TRUYÈN HÌNH

Trang 27

quan trọng cho dù nó là một tin ngắn hay một bài phóng sự Tít hap dan làm cho khán giả chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên mà không thể cưỡng lại

Xét về mặt thuật ngữ, mặc dù tít còn được gọi là đầu đề, tiêu đề, nhan đề nhưng thuật ngữ tít (vốn mượn từ tiếng Pháp 7e va tiéng Anh Title) van thông dụng hon cả Đây là một thuật ngữ báo chí được dùng phổ biến và quen thuộc

trong làng báo Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX

Đối với phóng sự, đặt tít cho phóng sự là việc làm có tính chất quyết đính số phận của bài phóng sự Nội dung phóng sự hay nhưng đầu đề giới thiệu không có gì đặc sắc thì số lượng người xem giảm đi một phần đáng kể Cho nên việc đặt tít rất quan trọng, có khi giao nhiệm vụ đó cho riêng những người biên tập viên được gọi

là chuyên nghiệp “Thám chỉ còn có cả một giải thưởng Louis Rameit, danh cho đầu đề hay nhất trong năm ”, (Loie Hervouet, Tổng giám đốc Đại học báo chí Lille-

Pháp) [12; tr.49]

Đặt tít không phải là một khâu đơn giản, mặc dù có cố gắng nhưng chưa chắc

đã đạt được kết quả tốt Về quy tắt đặt tít ý kiến của những phóng viên cũng khác nhau như số liệu trong cuốn “Phóng sự từ giảng đường đắn trang viết" thông kê có được: 35,4% quá chú tâm vào việc khái quát nội dung bài, 29,16% muốn phô

trương cho tít hấp dẫn, 27,08% thích thể hiện phong cách cá nhân độc đáo, và chỉ có

khoảng 8,3% chú tâm tìm ngôn từ cho tít [12; tr.50]

Bên cạnh việc đặt tít đã có nhiều quan niệm khác nhau thì cũng cho ra đời nhiều chức năng của tít

Theo quan niệm của Malcolin F.Mallette trong cuốn “Sổ tay danh cho cdc nhà báo Đông và Trung Âu" thì đối với báo chí tiếng Anh, tít báo có bốn chức năng:

- Tổng kết thông tin;

- Phân định mức độ nghiêm trọng của câu chuyện;

- Chúng là những yếu tố rất dễ nhận thấy trong việc trình bày một tác phẩm

phóng sự;

- Chúng gây cảm tình và thu hút người xem

Dạng đầu đề thông báo là dạng ph biến nhất: “7»am vọng duy nhất của loại đâu đề này là cung cấp thông tin chính cho khán giả” Đầu đề này phải tóm tắt

GVHD: Th.S Vũ Thứy Kiều 21 SVTH: Nguyễn Thị ¥ Nhi

Trang 28

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

- Chúng là những yếu tố rất dé nhận thấy trong việc trình bày một tác phẩm

phóng sự;

- Chúng gây cảm tình và thu hút người xem

Dạng đầu đề thông báo là dạng phổ biến nhất: “72m vọng duy nhất của loại đâu đề này là cung cấp thông tin chính cho khán gia” Đầu đề này phải tóm tắt

được nội dung toàn bộ bài phóng sự trả lời một trong số các câu hỏi cơ bản:(Ai?

nhiều yếu tố mà trong số đó không thể không kể đến:

- Nhiệm vụ mục đích của bài phóng sự;

- Chu dé, nội dung:

- Hình thức, thể loại;

~ Phong cách, bút pháp và sở trường ngôn ngữ của tác giả;

- Trinh bay

Theo quan niệm của giảng viên FabienneGérault thuộc Đại học Báo chí LiIle(Pháp),

trong cuốn “ Viết cho độc giả”, người nêu ra sáu chức năng chủ yếu của tít:

Thu hút sự chú ý của khán giả vào từng con chữ;

Cung cấp thông tin chính trong một cái liée mắt;

Giúp độc giả lựa chọn bài;

Khiến độc giả muốn xem;

Trang 29

- Hap din, ddc dao;

- Ngan gon, dé hiéu;

- Doc suén sé, c6 nhac diéu, khéng chira nhitng tir khd doc hoac nhimg tir tối

nghĩa, từ địa phương, từ đọc lái;

-_ Không dùng từ nước ngoài để đặt tít (nếu dùng phải đặt phiên âm ở dưới);

`~_ Mang được nội dung chính của bài viết: tít phải nói lên bài định viết gì và có

thể có một trong những yếu tố (thời gian, địa điểm hoặc nhân vật)

Chú ý: Tít có ấn tượng, biểu cảm: không trực tiếp nói về địa điểm, thời gian, hay con người, thậm chí không trực tiếp nói thằng vào vấn đề của bài phóng sự, mà có thể dùng hình ảnh, dùng lối so sánh, liên tưởng để gợi cho khán giả sự tò mò, suy

Dựa vào mẫu câu đang phổ biến trong xã hội để đặt tựa: có thể gọi đây là sự vay mượn có ý thức hoặc vay mượn có sáng tạo (tuy nhiên, không nên sử dụng câu

nói của lãnh tụ, nhà lãnh đạo trong trường hợp này) — ˆ

Bên cạnh những tít(tiêu đề) co ban, xuất hiện thường xuyên trên truyền hình

hiện nay như:(Tiêu đề xác nhận sự kiện; tiêu đề trích dẫn; tiêu đề kêu gọi,biểu cảm;

tiêu đề bình luận), thì có những tiêu đề nên tránh:

~ _ Những tiêu đề đi theo lối mòn, nhiều người đặt;

- _ Không rõ nghĩa và trống rỗng;

- _ Những tiêu đề mang tính hô hào, công thức, chung chung;

- _ Những tiêu đề mang tính giật gân

1.3.2 Chapeau

Chapeau của phóng sự là đoạn văn ngắn độc lập mở đầu tác phẩm, được kết thúc bằng dấu chấm câu và sau đó ngắt xuống dòng Chapeau có chức năng vừa

“giới thiệu”, vừa “cung cấp” nội dung thông điệp, đó là hai chức năng quan trọng và

cơ bản nhất Vì mang chức năng giới thiệu nên chapeau phải hấp dẫn, lôi cuốn, có

tính mời mọc, khơi gợi người xem, giới thiệu tổng quan về nội dung, thông điệp, đến với công chúng

GVHD: Th.S.Vũ Thúy Kiều 23 SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhỉ

Trang 30

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

Muốn thế phải biết cách lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt sao cho phù hợp, cô

đọng, thông qua một cách thức xây dựng, trình bày ấn tượng và hiệu quả nhất Vì mang chức năng cung cấp thông tin nên chapeau cũng phải đảm bảo truyền tải đến người xem, định hình được cách tiếp cận vấn đề thông qua một cái liếc mắt Như một hướng dẫn viên, Chapeau vừa phải giải thích, vừa phải bổ sung, hoàn thiện cho tít, đồng thời cũng cho khán giả có được cái nhìn tổng quan

Theo một tài liệu, thì từ chapeau của tiếng Pháp làng báo Việt Nam đã quen với cách gọi phiên âm sapô với tư cách là một thuật ngữ - từ nghề nghiệp Là dòng

chữ in đậm nằm dưới tít chính của bài Mặc dù sapô được dùng trên báo chí rất lâu,

rất quen thuộc nhưng hiện có quá nhiều cách hiểu khác nhau về loại này Đó là:

“Bức thông điệp rút gọn”; “Lời mào đâu nằm ngay sau tít chính”; “Một điểm nhắn

cân thiết, nêu vắn tắt đâu đề để lôi cuốn người xem"; “Phần quảng cáo nghiêm túc

cho bài phóng sự”; hay đó là “ Ỷ tưởng chủ đạo thông tin được chắc lọc mà người

viết muốn gửi gắm"”,; “Giới hạn vấn đề” và là “rào chắn” quan điểm của tòa

- soạn”; “Lời tòa soạn ”, (12; tr.49] Dù hiểu thế nào thì cũng phải thừa nhận rằng chapeau (sapô) là cái thần của bài phóng sự, có tác dụng rất lớn đối với việc “níu

- Ngắn gọn đó là điều cần thiết để tạo cho người xem không chán hay bỏ đi;

~ Nêu bật được ngay chủ đề của bài mà trong đó có thé có yếu tố thời gian, địa điểm

và bản chất của sự việc

* Cách mở bài

~ Nêu hoàn cảnh dan đến bài viết (đây là cách khán giả chú ý nhất, nên dùng nhất);

- Cũng có thé dẫn một câu nói, ca đao, tục ngữ để đi vào đề;

Trang 31

- Nêu ra một luận cứ rồi đưa ra các luận chứng để vào bài Tức là nêu ra một quan điểm, một vấn đề, rồi đưa ra các sự kiện, câu chuyện, số liệu để chứng minh quan

- Trinh bay vấn đề, giải quyết vần đề đã đặt ra ở phần mở bài;

- Khi thể hiện thân bài cần thiết là chọn lọc chỉ tiết, tránh lối kẻ lễ một chiều;

- Nên xen kẽ các trích dẫn, đối thoại, dẫn chứng, ;

- Lối viết luôn chuyển từ miêu tả, tường thuật đến bình luận hoặc phân tích;

- Bài viết phải có thông tin và chỉ có thông tin cần và đủ bài viết mới có giá trị,

- những điều quan trọng nhất hãy đưa lên trước đẻ thu hút khán giả

* Có thể viết theo những cách:

- Theo trình tự thời gian: trình bày theo trình tự thời gian mà sự việc diễn ra;

- Theo mô hình tam giác ngược: được sắp xếp theo trình tự sự việc quan trọng đưa : lên trước;

- Theo mô hình viên kim cương: chính là sự phát triển của mô hình tam giác ngược, những gì quan trọng nằm ở trên Mô hình này được hình dung như viên kim cương

có nhiều góc, đỉnh, nhiều cạnh liên kết nhau, nhiều mảng riêng biệt nhưng gắn bó áp dụng cho loại phóng sự nhiều vấn đề, các vấn đề này có liên quan với nhau, phóng viên trình bày một cách chặt chẽ, không tách rời, là cách viết phổ biến hiện

~ Nêu lại một lần nữa bản chất của sự việc sau khi đã phân tích, trình bày ở thân bài;

GVHD: Th.S Vũ Thúy Kiều 25 SVTH: Nguyên Thị Ý Nhỉ

Trang 32

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyền hình

~ Nêu chính kiến (của chính phóng viên hay của người biên tập)

Kết luận của phóng sự không chỉ dừng lại ở việc đúc kết lại sự việc mà còn kiến nghị giải quyết sự việc đó và nêu ra giải pháp để giải quyết vấn đề Hơn nữa nó còn là phần phải viết đanh thép, gãy gọn và gây ấn tượng mạnh cho khán giả truyền

hình để mang lại sự thành công

~ Nêu vấn đề ở cấp độ cao hơn với những câu hỏi, kiến nghị

ˆ* Để gây ấn tượng, đoạn kết nên gieo cho người đọc những cảm xúc của chính họ

Kết cấu của một bài phóng sự phổ biến nhất la mé hinh tam giác ngược va

mô hình viên kim cương Những phóng viên mới bắt đầu viết phóng sự thường viết dạng viên kim cương Song, nếu vững tay nghề thì chẳng cần theo mô hình nào, chỉ cần diễn tả sao cho hấp dẫn, linh hoạt, dễ hiểu, dễ theo dõi và thu hút được cái nhìn

từ khán giả xem đài là được.Cũng có những mô hình khác được nhắc đến nhưng đưa ra để tham khảo chứ không đi sâu vào phân tích nó

Ví dụ:

Mô hình hình (hang ngược cũng giống như mô hình tam giác ngược nhưng

cắt đứt phần dưới, được hình dung như bài phóng sự bỏ lửng phần kết, không đi vào phần kết luận, không kiến nghị đề đạt điều gì Mà chỉ nêu một hình ảnh, một lời nói,

một câu chuyện gì đó để khán giả tự kết luận

Một mô hình khác là mô hình quả trứng Mô hình này dành cho những dang bài viết mà phần đặt vấn đề và kết thúc vấn đề không cần đặt nặng lắm Người ta cũng nhắc đến một mô hình gọi là đông hồ cái Ở mô hình này áp dụng cho các loại

Trang 33

bài viết đặt nặng nội dung ở phần đầu và phần cuối bài viết, phần giữa chỉ lướt

nhanh qua

Các mô hình vừa nêu chỉ có tính chất mô phỏng, không thể áp đặt và coi như

khuôn mẫu, song cũng có thể tham khảo để thể hiện bài phóng sự được chặt chẽ

hơn

1.3.6 Phim phóng sự

Phim trong phóng sự là một bộ phận cấu thành bài phóng sự và đó không phải đơn thuần là những bức ảnh minh họa như trong báo in Nó phải là những cuộn phim được ghi lại một cách chân thực trong cuộc sống, cùng thời gian và tại địa

điểm xảy ra sự kiện đó

Dé là bằng chứng xác thực, sinh động, lôi cuốn cái nhìn của khán giả, khắc họa những vấn đề thiết yếu nhất

Theo tác giả Nguyễn Huy Hoàng: “Quay phóng sự là quay đối tượng ngay trong dòng vận động của nó, trong sự phát triển logie của nó Không bắt sự kiện đang vận động phải dừng lại đẻ chụp ảnh, không can thiệp lộ liễu vào đối tượng, không bắt nhân vật đang phát triển tình cảm tự nhiên phải “sắm vai” (12; tr.58 ]

Khi quay phim cho phóng sự nhanh chóng chọn góc độ tốt nhất, hướng sáng _ có lợi nhất, khoảng cách thích hợp nhất, bố cục tài liệu ngay trong khung ngắm, lưu lại những chuỗi sự kiện diễn ra trong dòng chảy liên tục Vì như thế mới cho ra những đoạn phim sinh động, mang nội dung điển hình vốn có của sự thật mà người

quay tài giỏi thu được, trong những khoảnh khắc điển hình thì sự việc mới bộc lộ bản chất rõ ràng nhất, nhân vật thể hiện tình cảm rõ rệt nhất

Đặc trưng cơ bản của ảnh phóng sự là lựa chọn điển hình Họ dùng tư duy

logic để lọc lấy cái có ý nghĩa tin tức và ý nghĩa xã hội, nhanh chóng ghi lai một cách điển hình, chân thật, khéo léo, sinh động bằng trình độ kỹ thuật cao

* Phim của phóng sự phải:

- Chứng minh cho người xem thấy rằng phóng viên có mặt tại hiện trường đang

Trang 34

Rèn luyện kỹ năng viết phóng sự trên truyên hình

Quá trình tiền kì của phóng sự truyền hình đòi hỏi người phóng viên phải

biết khéo léo, nhạy bén Cùng một phóng sự nhưng phải tìm những chỉ tiết đắt thì bài phóng sự của họ mới có sức thu hút, thuyết phục Trước khi cho ra những sản phẩm phóng sự hay thì phải qua quá trình xử lí, đó là giai đoạn hậu kì Ở giai đoạn này cách dàn dựng, xử lí thông tin là vô cùng quan trọng, thế nhưng nó không được thêm, bớt trong những chỉ tiết mà phóng viên đã quay Chỉ có thể chọn lọc những

chỉ tiết hay,hấp dẫn, rõ nội dung mà thông tin trong phóng sự đó mang đến

1.4 YEU CAU CUA MOT PHONG SU TRUYEN HiNH

1.4.1 Tinh chinh xac

* Viết phóng sự phải có nhân vật:

Nhân vật của phóng sự phải có tính chính xác, là người thật, việc thật Họ có thể là người xuất chúng, cũng có thể là người rất bình thường Cái chính là họ đã làm được gì và làm điều đó như thế nào? Điều họ làm mang ý nghĩa gì đối với cộng đồng và với xã hội? Như vậy, hãy lựa chọn nhân vật và phải viết về nhân vật điển hình nhất trong hoàn cảnh điển hình

Viết về nhân vật phải có cách nhìn, cách nghĩ nhân bản đó là nên tin vào giá

trị con người Và mấy câu thơ của Eptusencô (Nga) cũng định hướng cho ta về cách nhìn nhân vật để viết: :

“ Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời Mỗi số phận chứa một phân lịch sử

Mỗi số phận rất riêng dù rat nhỏ

Chắc tỉnh cầu nào đã sánh nỗi đâu "

1.4.2 Tính thời sự

* Sự phát triển của cái tôi trần thuật trong phóng sự:

Sự phát triển của cái tôi trong phóng sự phát triển cùng với lịch sử phát triển

của phóng sự Nhân vật tôi cũng dắn thân vào lòng sự kiện, mang đến cho khán giả

cảm giác như nhập cuộc và một điểm nhìn từ bên trong rất đắc dụng Nhân vật tôi

này vừa là môi giới giữa hiện tượng được miêu tả, vừa đảm nhận nhiều vai dién da dạng và đa năng

Trang 35

Nhân vật tôi còn truyền đạt cái nhìn thâm định hiện thực của phóng viên, cái nhìn vừa chủ quan, vừa khách quan, mang sự đậm đặc của tần số đối thoại theo nhiều chiều, nhiều hướng đem lại “cảm xúc đối nghịch” trong giọng điệu trần thuật Qua đó mà có cách để bình giá, thâm định có chính kiến

* Thực chất của cái tôi tác giả trong phóng sự:

Cái tôi tác giả đã tạo ra sự phong phú và độc đáo cho thể loại phóng sự Theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân khẳng định: “Đối với tôi, phóng sự phải có dấu ấn của tác giả, nó mang lại cho bài phóng sự những nét riêng- cái tôi tác giả” Một phóng

sự ra đời là kết quả của một quá trình lao động nghiêm túc, nó có giá trị của thể chất

và cả tỉnh thần chất xám của họ Trong phóng sự cái tôi tác giả bao gồm:

+ Cái tôi nhân chứng;

+ Cái tôi trần thuật thẩm định:

+ Cái tôi chính kiến;

+ Cái tôi cảm xúc, nội tâm

*Sự hòa quyện giữa các yếu tố trong tái tôi tác giả:

Không có sự tách bạch rạch ròi nào giữa cái tôi trong một phóng sự mà chỉ

có sự nổi trội của yếu tố này hay yếu tố khác trong cái tôi đó Các yếu tố này luôn kết hợp chặt chẽ với nhau Bao trùm và xuyên suốt tác phẩm là cái tôi trần thuật, cái tôi nhân chứng Hai cái tôi này có mặt từ đầu đến cuối để vừa tạo tính xác thực, vừa

tạo tính khách quan cho tác phăm phóng sự Nếu cái tôi thẩm định làm tăng tính

thuyết phục cho vấn đề, thì cái tôi chính kiến làm cho vấn đề trở nên rõ ràng, minh

bạch hơn.Ngoài ra sự tham gia của cái tôi chính kiến còn tạo ra một hiệu ứng xã hội cho bài phóng sự Cái tôi cảm xúc-nội tâm tác giả sẽ làm cho cái tôi trần thuật trở

nên mềm mại, uyễn chuyển, linh hoạt Những cảm xúc này còn làm nên đặc thù của mỗi phóng viên khi thực hiện phóng sự

Sự hòa quyện giữa những cái tôi này đưa những chỉ tiết rời rạc vào một bức

tranh có bố cục hoàn chỉnh, làm cho những con số khô khan trở nên sống động, làm

cho vấn đề dễ đi vào lòng người và tồn tại trong họ lâu bền hơn

GVHD: Th.S.Vũ Thúy Kiều 29 SVTH: Nguyén Thị Ý Nhỉ

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Brigitte Besse Didier Desormeaux (2003), Phóng sự truyền hình, Nxb Thông Tan, Hà Nội Khác
2. Đức Dũng (2002), Sáng fgo tác phẩm báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Khác
3. Đức Dũng (2003), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác
4. Đức Dũng (2004), 700 câu hỏi về cách viết báo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Khác
5. Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện dai, Nxb Thông Tắn, Hà Nội Khác
6. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ Khác
7. Vốtxkobônhikốp - Iyriev (1998), Nhà báo bí quyết kỹ năng nghề nghiệp. Nxb Thông tin, Hà Nội Khác
8. Tran Bao Khanh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Khác
9. Jean - Luc.Mactin - Lagardette (2003), Hướng dân cách viết báo, Nxb Thông Tan, Hà Nội Khác
10. Claudia Mast (2003), Céng tac biên tập, Nxb Thông Tắn, Hà Nội Khác
11. Claudia Mast (2003), Truyên thông đại chúng - kiến thức cơ bản, Nxb Thông Tan, Hà Nội Khác
12.Huỳnh Dũng Nhân (2007), Phóng sự từ giảng đường đến trang viết, Nxb Thông Tắn, Hà Nội Khác
13. Nhiều tác giả (2003), Tác phẩm báo chí truyền hình, Nxb Thông tỉn, Hà Nội Khác
14. Nhiều tác giả (2011), Thông tấn báo chí - lý thuyết và kỹ năng, Nxb Thông tin và Truyền thông Khác
15. Hoàng Minh Phương (2000), Phương pháp thực hiện phóng sự báo chí, Nxb TP. Hồ Chí Minh Khác
16. Minh Phương (2006), Nha bdo nén viét phóng sự, Nghề báo.com. GVHD: Th.S.Vii Thiy Kiều 64 SVTH: Nguyén Thi ¥ Nhi Khác
17.E.P.Prôkhôrốp (2004). Cơ sở jý luận của báo chí, Nxb Thông Tân, Hà Nội Khác
18.M.I.Sostak (2003), Phóng sự - tính chuyên nghiệp và đạo đức, Nxb Thông Tan, Ha N6i Khác
19. Duong Xuan Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyên hình, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
20. V.V.VôrôsilỐp (2004), Nghiệp vụ báo chí: lý luận và thực tiễn, Nxb Thông Tấn, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w