ĐỀ BÀI Câu 1: Phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. Câu 2: Xây dựng kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng tiếp cận năng lực.
Trang 1ĐỀ BÀI Câu 1: Phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực Câu 2: Xây dựng kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo định
hướng tiếp cận năng lực
Trang 2Câu 1: Phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực 1.1 Phương pháp dạy học nghe, nói, đọc, viết
Mục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận Dạy nói và nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách học sinh
Trong dạy nói, giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát, phân tích mẫu đồng thời hướng dẫn cách làm và tổ chức cho học sinh thực hành; hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận, tranh luận
Trong dạy nghe, giáo viên hướng dẫn học sinh cách nắm bắt được nội dung nghe, cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định của người nói; cách kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực
Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, giáo viên hướng dẫn học sinh biết lắng nghe
và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời trong hội thoại, biết dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng
Thực hành nghe nói là hoạt động chính, nhằm rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh Để tạo điều kiện cho mọi học sinh được thực hành nói, giáo viên linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập như: yêu cầu từng cặp học sinh nói cho nhau nghe hoặc học sinh trình bày bài nói trước nhóm, lớp; tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận, qua đó hiểu được tính chất tương tác của ngôn ngữ nói và hình thành thái độ tích cực, hợp tác khi trao đổi, thảo luận và có khả năng giải quyết vấn đề qua trao đổi, thảo luận; chia nhóm, lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên những hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá mà giáo viên cung cấp
1.2 Phương pháp dạy học tích hợp
Khái niệm:
Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết
có hiệu quả những tình huống thực tiễn Theo đó, giáo viên sẽ lồng ghép những nội dung giáo dục vào các môn học có sẵn, thông qua các hoạt động học tập do giáo viên
tổ chức và hướng dẫn, học sinh không chỉ biết cách thu thập, chọn lọc và xử lý thông tin mà còn chủ động nên lên vấn đề, vận dụng các kiến thức và kỹ năng vào giải quyết
Trang 3các vấn đề liên quan đến học tập và thực tiễn cuộc sống Dạy học tích hợp giúp cho việc học tập của học sinh trở nên ý nghĩa hơn, phát triển được những năng lực cần thiết như năng lực giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Phương pháp:
Phương pháp dạy học tích hợp là cách thức giáo viên hướng dẫn, tổ chức học sinh chủ động, phối hợp và khai thác tri thức, kỹ năng đã có từ vốn sống, vốn văn hóa,
từ các phân môn khác ứng dụng vào phân môn đang giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tiết học theo yêu cầu, mục đích đề ra
Các phương pháp dạy học được biên soạn theo nguyên tắc, quan điểm tích hợp bao gồm:
• Phương pháp giảng giải, thảo luận, đàm thoại, nhóm
• Phương pháp tham quan, khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực địa
• Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
• Phương pháp hoạt động thực tiễn
• Phương pháp giao bài tập về nhà
• Phương pháp đóng vai
• Phương pháp động não
• Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống
Dạy học tích hợp giúp người dạy xác định rõ mục tiêu, lựa chọn những nội dung quan trọng khi tổ chức dạy học Những nội dung quan trọng thường là những nội dung cốt yếu trong học tập vì chúng thiết thực cho việc vận dụng vào cuộc sống thực
và chúng là nền tảng cho các hoạt động học tập tiếp theo Từ đó giáo viên có thể tạo điều kiện để nâng cao kiến thức cho học sinh khi cần thiết Dạy học tích hợp phát triển ở học sinh năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp và giúp cho việc học trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc dạy học hay giáo dục một cách riêng
rẽ Thực tế hiện nay, nhiều điều nhà trường dạy cho người học nhưng chưa thực sự cần thiết cho cuộc sống, ngược lại có những năng lực cơ bản chưa có đủ thời gian để hình thành và rèn luyện
Dạy học tích hợp dạy cho học sinh cách sử dụng kiến thức trong bối cảnh thực tiễn Thay vì nhồi nhét cho người học nhiều kiến thức đủ loại lí thuyết, phương pháp này nên chú trọng vào luyện tập cho người học năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào tình huống thực tiễn, có ích cho cuộc sống cá nhân và có năng lực sống tự lập
Dạy học tích hợp thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức đã học Trong quá trình học tập, từ nội dung khác nhau của mỗi môn học, người học phải khái quát các
Trang 4khái niệm đã học một cách có hệ thống trong phạm vi từng môn học hay giữa các môn học với nhau Thông tin càng phong phú, càng đa dạng thì tính hệ thống phải càng cao, từ đó các em mới làm chủ thực sự được kiến thức và dễ dàng vận dụng kiến thức đã học khi gặp phải những tình huống bất ngờ, thách thức trong cuộc sống Như vậy, dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học để người học có thể vận dụng các kiến thức,
kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn Dạy học tích hợp phát triển tính tích cực học tập của học sinh, góp phần trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Hình thức:
Có nhiều quan điểm về hình thức dạy học tích hợp đã được nghiên cứu và công
bố Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mức độ dạy học tích hợp theo tài liệu Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh của hai tác giả Trần Thị Thanh Thủy và Nguyễn Công Khanh.Theo đó, có 3 hình thức tích hợp trong dạy học gồm: lồng ghép/ liên hệ, vận dụng kiến thức liên môn và hòa trộn, cụ thể như sau: Lồng ghép/liên hệ: Đó là cách tổ chức đưa các nội dung, vấn đề liên quan đến thực tiễn, xã hội vào nội dung chủ đạo của bài học của môn học Ở hình thức này, các môn học vẫn được dạy riêng rẽ Tuy nhiên, GV có thể nhận ra mối quan hệ giữa kiến thức môn học chủ đạo với nội dung của các môn học khác và tiến hành lồng ghép các kiến thức đó ở những nội dung, hoạt động thích hợp
Vận dụng kiến thức liên môn: Hoạt động dạy học được tiến hành xung quanh các chủ đề mà ở đó người học phải vận dụng các kiến thức từ nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề đã đặt ra Mối quan hệ giữa các môn học khác nhau trong chủ đề được thể hiện qua sơ đồ “mạng nhện” Theo đó, nội dung các môn học vẫn được dạy học riêng biệt để đảm bảo tính hệ thống; ngoài ra, trong chủ đề hội tụ, nội dung này vẫn được tiến hành qua sự kết nối giữa các môn học khác nhau bằng cách vận dụng kiến thức liên môn
Dạy học tích hợp có thể tiến hành ở nhiều thời điểm trong quá trình bài học Các chủ đề gắn với nhu cầu của người học, thực tiễn tạo ra nhiều cơ hội để tổ chức dạy học lồng ghép Sơ đồ “xương cá” thể hiện mối quan hệ giữa kiến thức của các môn học (trục chính) với những kiến thức của những môn học khác (các nhánh) Hòa trộn: Quá trình dạy học là tiến trình “không môn học”, có nghĩa là nội dung kiến thức của bài học gồm nội dung của nhiều môn học khác nhau Do vậy, nội dung của chủ đề tích hợp sẽ không được dạy ở những môn học riêng rẽ Hình thức này là tổng hợp kiến thức của hai hay nhiều môn học Ở hình thức tích hợp này, GV cần phối hợp nội
Trang 5dung học tập của các môn học khác nhau qua tình huống tích hợp, xoay quanh mục tiêu chung của các môn học để tạo thành chủ đề học tập phù hợp
1.3 Dạy học phân hóa
Phân hóa (diferentiation) là một hoạt động mà ở đó cần phải phân loại và chia tách các đối tượng, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả cao
Dạy học phân hóa là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học Trên cơ sở đó, giáo viên có thể phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh
Dạy học phân hóa là chiến lược dạy học dựa trên nhận thức giáo viên về nhu cầu, hứng thú và cách thức học của từng cá nhân người học, khác với dạy học đại trà nội dung và cách dạy chủ trương áp dụng cho số đông Những dấu hiệu cơ bản của dạy học phân hóa như: Sự quan tâm có hệ thống dành cho người học có đa dạng các nhu cầu đặc biệt; điều chỉnh nội dung kiến thức để đáp ứng năng lực, kinh nghiệm và hứng thú của người học Tổ chức nhiều hình thức dạy học, cách học chú ý tới các đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học giúp học sinh đạt được mục tiêu Khuyến khích người học chứng minh hiểu biết của mình theo nhiều cách có ý nghĩa Tôn trọng sự đa dạng trí tuệ trong môi trường học tập dựa vào nhu cầu và năng lực người học
Phân loại dạy học phân hóa
Phân hóa trong (còn gọi là phân hóa vi mô) là cách dạy học chú ý tới các đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học trên lớp, phù hợp với từng đối tượng để tăng hiệu quả dạy học, kết quả phân hóa trong phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và phương pháp của người dạy.
Phân hóa ngoài (còn gọi là phân hóa vĩ mô) là cách tổ chức dạy học theo các chương trình khác nhau cho các nhóm người học khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu, sở thích và năng lực của từng nhóm người học Kết quả phân hóa ngoài phụ thuộc chủ yếu vào việc thiết kế nội dung chương trình các môn học.
Phân hóa trong, được coi trọng ở tất cả các cấp học; phân hóa ngoài được thực hiện tăng dần ở các cấp học giáo dục phổ thông, đặc biệt phân hóa mạnh ở các lớp cuối trung học phổ thông Hiện có nhiều hình thức tổ chức dạy học phân hoá ngoài khác nhau, nhưng chủ yếu là hai hình thức sau:
Tổ chức dạy học phân hóa theo hướng phân ban: Mỗi ban được xác định theo một nhóm môn học phù hợp với nhóm ngành, nghề xã hội Học sinh lựa chọn ban căn
Trang 6cứ vào năng lực và nguyện vọng của bản thân và điều kiện thực tiễn của từng trường.Có thể thực hiện dạy học phân hóa theo hướng tổ chức các nhóm học tập cùng trình độ (khá - giỏi - trung bình - yếu), hoặc các câu lạc bộ học tập theo năng khiếu môn học Ở quy mô quốc gia, việc tổ chức dạy học theo các ban “tự nhiên”,
“xã hội” và “cơ bản” là một hình thức phân hóa vĩ mô.
Tổ chức dạy học phân hóa theo hướng tự chọn: Học sinh chỉ bắt buộc phải học một số ít môn học và hoạt động chung, còn lại tự chọn các môn học hoặc chủ đề giáo dục phù hợp với nguyện vọng, sở trường của cá nhân người học Số lượng môn học
và hoạt động giáo dục bắt buộc cũng như các môn, các chủ đề tự chọn thường gắn với đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương/quốc gia Nguyên tắc dạy học phân hóa:
(1) GV thừa nhận người học là khác nhau.
(2) Chất lượng hơn số lượng GV đánh giá thực chất của nhiệm vụ mà không phải
số lượng.
(3) Thay đổi các cách tiếp cận đa phương diện/ nhiều mặt đối với nội dung, quá trình và sản phẩm.
(4) Tập trung vào người học Học tập là sự phù hợp và hứng thú.
(5) Hợp nhất dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân Điều này giúp dạy học tạo ra mẫu hình nhịp độ giữa kinh nghiệm học tập cả lớp, nhóm và học tập cá nhân (6) Là một tổ chức, là những người học có mục đích đơn giản và GV cùng học đồng thời.
Trang 7Câu 2: Xây dựng kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo định
hướng tiếp cận năng lực.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: MẸ (Đỗ Trung Lai)
A TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS:
(1) Đọc phần kiến thức ngữ văn: Một số yếu tố hình thức của bài thơ bốn chữ (2) Đọc phần 1 Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một bài
thơ bốn chữ
(3) Đọc lần 1 văn bản
- Đọc tiêu đề dự đoán nội dung của bài thơ
- Đọc tiếp phần còn lại VB và kiểm tra phần dự đoán của mình
GV cũng cần lưu ý HS: trong quá trình đọc, tạm dừng ở các từ ngữ có kí hiệu chú thích và đọc nội dung chú thích cho các từ ngữ này ở phần chân trang để hiểu nghĩa của chúng trong văn bản
(3) Đọc lần 2 văn bản
- Đọc kĩ từng đoạn trong bài thơ bốn chữ Trước khi đọc từng đoạn, xem phần hướng dẫn đọc bên phải để nắm được chỉ dẫn của sách (hoặc cũng có thể đọc xong từng đoạn thì xem phần chỉ dẫn tương ứng và thực hiện theo chỉ dẫn đó) để giúp việc đọc có trọng tâm, bước đầu giải mã văn bản và rèn luyện các thao tác, chiến thuật đọc
- Tùy theo chỉ dẫn của SGK có thể dùng bút chì gạch chân những chi tiết cần lưu ý hoặc ghi ra vở những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đó
GV hướng dẫn HS:
B TRONG GIỜ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; huy động tri thức nền và hiểu
biết của HS về thể loại thơ và về các bài thơ viết về mẹ
b Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật dạy học tổ chức trò chơi kích hoạt kiến thức, trải
nghiệm của HS về thể loại thơ và về các bài thơ viết về mẹ
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS liên quan đến kiến thức, hiểu biết về thể loại thơ
và về các bài thơ viết về mẹ
d Tổ chức thực hiện:
Trang 8Kể tên một số bài thơ viết về mẹ mà em thích Trong các bài thơ ấy, các tác giả thường thể hiện tình cảm gì với người mẹ
(Một số bài thơ viết về mẹ như: Về thăm mẹ, À ơi tay mẹ,… Tình cảm thể hiện: thương yêu, trân trọng, biết ơn,…)
- GV nhận xét tinh thần thần trả lời câu hỏi và dẫn dắt vào bài 2
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a Mục tiêu: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu thơ để khám phánét đặc sắc nghệ thuật,
nội dung của bài thơ “Mẹ”; đồng thời hiểu được tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ Mở rộng kĩ năng đọc hiểu thơ bốn chữ
b Nội dung: GV sử dụng PPDH theo nhóm, dạy học hợp tác và kĩ thuật chia
nhóm, động não, đặt câu hỏi để hướng dẫnHS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để đọc hiểu văn bản
Hoạt động của GV - HS Dự kiến sản phẩm
I Kiến thức ngữ văn
Gv kiểm tra kiến thức ngữ văn của
học sinh về đặc điểm của thể loại
thơ bốn chữ, năm chữ
B1: GV nêu nhiệm vụ:
+ Đọc phần kiến thức ngữ văn trang
43, 44
+ Hoàn thành phiếu học tập số 1 theo
hình thức cặp đôi
B2: HS thực hiện cặp đôi theo yêu
cầu và hướng dẫn của GV;
- HS chơi trò chơi “Tìm vần trong
thơ”
B3: GV tổ chức cho HS trình bày,
nhận xét, bổ sung và hoàn thiện các
kiến thức về thơ bốn chữ, năm chữ
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
“Tìm vần trong thơ”
B4: GV nhận xét, chốt kiến thức, trao
phần thưởng
* Thơ bốn chữ:
- Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ
- Ngắt nhịp: 2/2 hoặc 1/3
Ví dụ:
Cau / ngày càng cao
Mẹ / ngày một thấp Cau / gần với giời
Mẹ / thì gần đất
(Đỗ Trung Lai)
* Thơ năm chữ:
- Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có năm chữ
- Ngắt nhịp: 3/2 hoặc 2/3 (có thể 1/4 hoặc 4/1)
Ví dụ:
Mỗi năm / hoa đào nở Lại thấy / ông đồ già Bày mực tàu, / giấy đỏ Bên phố / đông người qua
Trang 9(Vũ Đình Liên)
* Lưu ý chung:
- Các dòng ở cùng một khổ thơ trong bài thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp giống nhau
- Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thơ), vần liền (vần được gieo ở các dòng thơ), vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ) hay vần hỗn hợp (vần được gieo không theo trật tự nào) Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể có nhiều vần
Phiếu học tập số 1
Đọc phần Kiến thức Ngữ văn (SGK tập 1, trang 43-44) và điền nội dung
còn thiếu vào các chỗ trống sau:
1 Thơ bốn chữ, năm chữ
- Thơ bốn chữ: thể thơ theo đó, mỗi dòng có …… ……… Các dòng thơ
trong bài thường ngắt nhịp ………
- Thơ năm chữ: thể thơ theo đó, mỗi dòng có ……… Các dòng thơ trong bài thường nhắt nhịp ……… , thậm chí ngắt nhịp ………
- Các dòng ở cùng một khổ trong bài thơ ………
……….………
- Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo ………
(vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (……… ……
……… ), ……….(vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (……….) hay vần ……… (vần được gieo không theo trật tự nào) Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể có ………vần
2 Trải nghiệm trong cuộc sống và việc đọc hiểu thơ
Cùng đọc một bài thơ nhưng mỗi ……… có thể có những
Trang 10……… khác nhau Sở dĩ như vậy là vì việc đọc hiểu văn bản còn phụ thuộc vào ……… và đặc biệt là ………
Trò chơi “Tìm vần trong thơ”
Xác định cách gieo vần trong đoạn thơ sau và gọi tên cách gieo vần đó:
(a) Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau - ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng
Đáp án: thẳng - trắng => vần chân, vần cách
(b) Ngẩng hỏi giời vậy
- Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.
Đáp án: già - xa => vần chân, vần cách
(c) Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Đáp án: già - qua => vần chân, vần cách
(d) Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Đáp án: đấy - giấy, hay – bay => vần chân, vần cách
II Đọc, tìm hiểu chung
B1: GV đặt câu hỏi: Hãy chia sẻ
những thông tin em đã tìm hiểu về tác
giả Đỗ Trung Lai (tên khai sinh, bút
danh, quê quán, năm sinh, các tác
1 Tác giả Đỗ Trung Lai:
- Sinh năm 1950, quê ở Hà Nội
- Giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự,