1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nhận thức, thái Độ của học sinh và phụ huynh về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Thức, Thái Độ Của Học Sinh Và Phụ Huynh Về Việc Lựa Chọn Nghề Nghiệp Trong Tương Lai
Tác giả Trần Kim Ánh, Hoàng Thị Quỳnh Chi
Người hướng dẫn Hoàng Thị Uyên Thy
Trường học Trường Thpt Hải Lăng
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Lăng
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 361,08 KB

Nội dung

Vì vậy, vấn đề đặt ra làm sao nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề lựa chọn công việc phù hợp cho bản thân, làm sao để các bậc phụ huynh có thể hiểu và cảm thông với quyết định của

Trang 1

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG

🙡***🙣

CUỘC THI

“KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH THPT”

Đề tài: “NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH VỀ

VIỆC LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI’’

Hải Lăng, tháng 12 năm 2023

Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

Người thực hiện: Trần kim Ánh - Hoàng Thị Quỳnh Chi

Lớp: 10A9

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Uyên Thy

Trang 2

2

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, việc lựa chọn nghề nghiệp là một yếu

tố quan trọng, là chìa khóa thành công trong tương lai Đối mặt với điều đó, rất nhiều học sinh THPT băn khoăn, lo lắng về việc chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với mình Bạn bè, gia đình ai cũng đặt kỳ vọng cao và họ mắc kẹt với câu hỏi: Trong cuộc sống này mình muốn làm gì? Mình yêu thích ngành nghề nào? Nghề nào phù hợp với mình? Làm sao để không chọn sai nghề? Liệu rằng mình có thực sự đủ khả năng để làm công việc đó không? Cánh cửa THPT với trường Đại học, trường nghề, chỉ cách một bước chân – đó là bước chân của sự lựa chọn, quyết định cuộc sống sau này hạnh phúc hay khó khăn

Rất nhiều các bạn trẻ đã định hướng được tương lai sẽ gắn bó với ngành nghề mà mình yêu thích dựa trên sở trưởng, sự yêu thích và ủng hộ của gia đình bạn bè Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều người chưa xác lập cho mình một ước mơ, hoài bão của bản thân mà thường hay làm theo lời khuyên của cha mẹ, bạn bè Kết quả là không có cảm giác yêu thích, nhưng sợ người khác buồn nên phải làm theo, đây là câu chuyện thường xuyên xảy ra trong cuộc sống ngày nay Một số người lựa chọn làm cho gia đình vui nên đã chọn công việc đó, dồn tâm huyết và sau lại có cảm giác yêu thích nó Nhưng một số người chưa đủ chắc chắn, không làm đến nơi đến chốn rồi bỏ giữa chừng, vừa làm vừa tốn thời gian học hành bao năm liền, vừa tốn tiền bạc cho gia đình, cha mẹ buồn lòng và mình cũng hối hận, cuộc sống trở nên khó khăn vì phải quay trở về lại câu hỏi ban đầu: Mình thực sự muốn gì? Có nhiều người lựa chọn theo ý muốn của mình xong vẫn cứ mơ hồ hoài nghi, nhìn đông ngó tây, chưa chắc chắn với quyết định của mình dẫn đến học hành không tốt, thi lại rồi bỏ học Hay là việc chạy theo xu hướng chọn nghề hiện nay, chạy theo ước mơ của người khác mà không phải là sở trường của bản thân và kết cục nhưng là sự chán nản, hối hận Một ví dụ khác, có nhiều bạn đã bắt đầu học nghề rồi lại thấy quá khó và chuyển qua ngành nhưng khác lại nhưng thấy không phù hợp, chưa tìm được đâu mới là thế giới thuộc về mình, đó là hậu quả của việc chưa tìm hiểu kỹ, không phát huy hết khả năng của mình không thực sự cố gắng hay đó không phải là nơi để phát triển điểm mạnh của bản thân Một trường hợp khác

là việc tốt nghiệp THPT xong thì lại chọn ra nước ngoài làm việc, hay tệ hơn là đi theo con đường tệ nạn xã hội, ăn chơi lêu lỏng, ảnh hưởng đến gia đình, xã hội bởi lẽ họ chưa biết được tầm quan trọng của việc học, của việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân

Gia đình cũng là yếu tố vô cùng quan trọng Cha mẹ là người đi trước, có nhiều kinh nghiệm, trãi qua nhiều và có thể cho con những lời khuyên bổ ích, động viên và hướng con đến một tương lai tươi sáng Tuy nhiên có nhiều bậc phụ huynh lại ép buộc con đi theo công việc mà con không thích, không cho con tìm hiểu về ngành nghề mà con đã đặt mục tiêu trước, ngăn cản con theo đuổi ước mơ, bắt con ở nhà cưới chồng,

Trang 3

3

cưới vợ sớm Hay chạy theo những công việc tính toán, quân sự, công an, công nghệ thông tin, các công việc liên quan đến thiết bị công nghệ cao và không cho con học theo những môn thuộc về lĩnh vực xã hội Bởi đa số các lĩnh vực về xã hội không được

ổn định, tuy nhiên nó là một phần trong cuộc sống chúng ta, không có nó cuộc sống sẽ không thú vị, xã hội là nơi để các bạn trẻ có thể thỏa sức tưởng tượng, phát triển cảm xúc của mình, là môi trường đào tạo nhân cách, đạo đức cũng như cho các bạn trải nghiệm những vấn đề trong xã hội Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình cũng ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của học sinh khiến phụ huynh phải bắt buộc con mình nghỉ học vì không đủ điều kiện Các cha mẹ cần thấu hiểu, dẫn dắt con đúng hướng, phát triển sở trường, khả năng của con để con có thể lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, gia đình hạnh phúc, con cái thành công, xã hội phát triển

Mỗi người sẽ có nhận thức khác nhau về điều đó, có người thì cố gắng tìm hiểu

để hiểu rõ được ý nghĩa thực sự, có người lại chẳng màng quan tâm đến điều đó

Nhưng mỗi sự lựa chọn của chúng ta đều sẽ ảnh hưởng đến xã hội dù ít hay nhiều, không những vậy đó còn là bước ngoặt của cuộc đời mỗi người Chọn đúng thì có thể góp phần đẩy mạnh cuộc sống phát triển, hạnh phúc hơn, chọn sai thì lại gây ra nhiều vấn đề nan giải cho xã hội, cho bản thân và gia đình Mỗi người đều là nguyên nhân chỉ phối đến sự phát triển của đất nước lên hay xuống, mỗi ngành nghề đều có vai trò của

nó, đều có ý nghĩa với cuộc sống, quan trọng là chúng ta có quyết định như thế nào Không bao giờ có sự lựa chọn đúng nhất mà chỉ khi lựa chọn xong rồi làm cho nó trở nên đúng nhất

Vì vậy, vấn đề đặt ra làm sao nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề lựa chọn công việc phù hợp cho bản thân, làm sao để các bậc phụ huynh có thể hiểu và cảm thông với quyết định của con để định hướng đúng cho con, tình trạng học sinh không lựa chọn được và hỗ trợ các bạn đó phát triển được sở trưởng, gây hứng thú, yêu thích

để lựa chọn được một công việc phù hợp nhất Từ đó mang lại cho nhà trường nhiều lợi ích, gia đình vui vẻ, bản thân học sinh học tập tốt làm việc tốt, có nhìn nhận đúng đắn về nghề nghiệp, góp phần giải quyết hậu quả xấu, đất nước ngày càng phát triển, vươn lên với những thành tựu đẹp đẽ

Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài :‘’Nhận thức, thái độ của

học sinh và phụ huynh về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai’’

2 Mục đích nghiên cứu -Giả thuyết khoa học

Nghiên cứu lý luận và thực trạng của học sinh hiện nay khi lựa chọn nghề

nghiệp của học sinh THPT thành công có thể phát hiện được các yếu tố cơ bản tác động đến, làm rõ được mặt tích cực và tiêu cực ở nhận thức và hành vi chọn nghề của học sinh, giúp các bạn đó nhận ra và quyết định đúng cho tương lai sau này Đồng thời, đó

là thuận lợi để làm cơ sở để xây dựng tốt công tác hướng nghiệp phù hợp và hiệu quả nhất, đáp ứng được mong muốn và nhu cầu của học sinh, tạo hứng thú và đẩy mạnh kết

Trang 4

4

quả tốt trong những hoạt động hướng nghiệp Bên cạnh đó, qua đề tài này ta cũng có

thể thấy được tác động của phụ huynh về việc lựa chọn ngành nghề cho con cái

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: học sinh THPT đang học, sau khi tốt nghiệp và phụ

huynh của các học sinh đó

- Phạm vi nghiên cứu:Nhận thức, thái độ đối với tầm quan trọng của việc lựa

chọn nghề nghiệp của các đối tượng trên, thực trạng của vấn đề đó và các giải pháp khắc phục, nâng cao

4 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Nhận thức, thái độ của học sinh THPT và phụ huynh về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai?

Câu hỏi 2: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT, phụ huynh trong xã hội hiện đại ngày nay như thế nào?

Câu hỏi 3: Có những giải pháp nào để nâng cao nhận thức, thái độ cho học sinh THPT và phụ huynh?

5 Mục tiêu kĩ thuật

Trên cơ sở nghiên cứu nhận thức, thái độ của học sinh THPT về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nghề nghiệp, thay đổi suy nghĩ tiêu cực về vấn đề trên, hỗ trợ học sinh phát huy sở trường, khả năng để có quyết định đúng đắn cũng như giải quyết được một phần nào khó khăn từ gia đình, giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ và định hướng, dẫn dắt cho con

em mình đến với một tương lai tươi sáng

6 Phương pháp nghiên cứu

6 1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Thực hiện phương pháp này chúng tôi đã tiến hành thu thập, phân loại, phân tích, tổng hợp và khái quát lý thuyết, các tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu

Kết quả từ phương pháp này là rút ra kết luận chính xác để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu nhận thức và đề xuất các giải pháp của đề tài

6 2 Phương pháp thống kê:

Sau khi đã hoàn thành việc thu thập thông tin dữ liệu đầy đủ, chúng tôi sẽ tiến

hành phương pháp thống kê để tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán số lượng, đặc điểm, tính chất của việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, phụ huynh nhằm phục vụ hỗ trợ

và dự đoán để đưa ra quyết định

6 3 Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê:

Trang 5

5

Đây là phương pháp thứ ba của chúng tôi, là phương pháp nối tiếp phương pháp thống kê Sau khi đã tổng hợp, tính toán để tìm ra đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu để nhận xét, rút ra ý nghĩa, đánh giá và khái quát được vấn đề

6 4 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

* Phương pháp điều tra

Dùng phiếu khảo sát, có hai loại phiếu hỏi, phiếu của học sinh và phiếu của

phụ huynh

+ Đối với học sinh : các phiếu điều tra có nội dung nhận xét, đánh giá về thực

trạng, các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp, mặt trái của nó, các câu hỏi liên quan

+ Đối với phụ huynh, các phiếu điều tra có nội dung suy nghĩ về việc lựa chọn

nghề nghiệp của các bậc cha mẹ hiện nay như thế nào, bản thân có nhận xét gì với điều

đó, ý kiến của mình và trả lời những tình huống liên quan mang tính thực tế

Kết quả của phương pháp này nhằm thu thập được các thông tin xác thực, đối chiếu với dữ liệu đã thu thập từ trước để nhận xét, làm rõ được thực trạng của vấn đề nghiên cứu

* Phương pháp tư vấn, trò chuyện và trao đổi trực tiếp:

Phương pháp này nhằm giúp hỗ trợ cho phương pháp điều tra Qua việc trò

chuyện trực tiếp, trao đổi những chuyện khác nhau để tìm hiểu kĩ hơn các vấn đề liên quan đến điều tra cụ thể như : quan điểm, hoàn cảnh gia đình, ý kiến đề nghị hay những thắc mắc cần được giải bày của học sinh, phụ huynh từ đó có thể cung cấp dẫn chứng chính xác cho kế hoạch

6 5 Phương pháp tổng hợp:

Đây là phương pháp cuối cùng dùng để khái quát toàn bộ quá trình nghiên cứu, tổng hợp tất cả để đưa ra kết luận chung cho kế hoạch cũng như đề xuất các giải pháp thích hợp

7 Mô tả về tiến trình và thiết kế thí nghiệm:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của học sinh, phụ huynh đối với việc lựa chọn nghề nghiệp

- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của học sinh, phụ huynh thông qua các phiếu khảo sát Thứ nhất, đối với học sinh là bằng các bộ câu hỏi đánh giá mức độ phù hợp giữa tính cách và nghề nghiệp Bởi lẽ, một trong những yếu

tố lựa chọn nghề nghiệp phù hợp là tính các của bản thân bởi nó thể hiện phần nào tố chất, phản ứng tâm lí của bạn Và những phiếu kiểm tra mức độ thấu hiểu của học sinh đối với các ngành nghề đang được ưa chuộng hiện nay, suy nghĩ về việc lựa chọn nghề

Trang 6

6

nghiệp ngược sở trường, trình bày câu trả lời của mình về hai vấn đề “Người chọn nghề’’ và “Người chọn nghề’’ Thứ hai đối với phụ huynh, sẽ là những phiếu điều tra đối với việc lựa chọn nghề nghiệp cho con: ủng hộ hay phản đối những vấn đề khác nhau, thái độ trước những trường hợp có thể xảy ra, nhận xét về thực trạng cũng như hậu quả khi lựa chọn không đúng, kinh nghiệm của bản thân, khảo sát về tình cảnh gia đình

Giai đoạn 2: Thiết kế các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp

Trên cơ sở nghiên cứu, thu thập thông tin tài liệu, quá trình tìm hiểu thông tin cá nhân của mỗi người, tính toán, dự đoán và kết quả chung cho kế hoạch, chúng tôi đưa

ra các giải pháp nhằm giúp học sinh, phụ huynh nâng cao nhận thức về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp

Giai đoạn 3: Khảo sát sự thay đổi nhận thức về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, phụ huynh

Chúng tôi tiến hành khảo sát vấn đề trên thông qua các buổi tuyên truyền khi chào cờ, ngoại khóa, các tiết sinh hoạt hay trực tuyến Qua đó yêu cầu học sinh và phụ huynh về mức độ thích thú đối với các hoạt động đó như thế nào trong 4 mức:

+ Mức 1: yêu thích, quan tâm

+ Mức 2: khá yêu thích, quan tâm

+ Mức 3: có chút quan tâm

+ Mức 4: không quan tâm

* Kết luận: Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ đã

đặt ra

Về mặt lý luận:

- Đưa ra thực trạng và dẫn chứng về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay

- Đưa ra tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đúng với bản thân học sinh, phụ huynh

- Cảnh báo những hậu quả xấu có thể xảy ra khi lựa chọn sai, quyết định sai lệch

- Nêu được các giải pháp khắc phục các tình trạng xấu, nâng cao nhận thức, phát triển những suy nghĩ đẹp đẽ

Về kết quả nghiên cứu thực tiễn:

- Khảo sát được thông tin cần thiết của học sinh, phụ huynh

- Khảo sát được nhận thức, quá trình tìm hiểu, khám phá, quá trình tiếp thu những truyền đạt từ gia đình, giáo viên, nhà trường, quá trình quyết định lựa chọn

Trang 7

7

- Khảo sát được quan điểm của phụ huynh về vấn đề đó, hoàn cảnh gia đình

- Đưa ra giải giáp thực tế giúp đỡ các học sinh và phụ huynh trong việc lựa chọn ngành nghề

8 Điểm mới của đề tài:

Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh, phụ huynh là vấn đề không mới Tuy nhiên đối với đề tài này, có sự đổi mới hơn về các hành động thực tế -kết quả từ thông tin, dữ liệu đã chuẩn bị, quá trình nghiên cứu, các biến tiến hành và dự đoán kết quả chung Đó chính là điều tra, khảo sát gián tiếp và trực tiếp Thứ nhất qua các phiếu điều tra mang tính chất cơ bản cho đến phức tạp nhằm giúp học sinh trình bày được những suy nghĩ, quan điểm của mình đúng đắn hơn, thuận lợi cho việc nâng cao nhận thức, hướng cho học sinh đến các mục tiêu, lựa chọn hoàn hảo nhất có thể Đồng thời giải quyết được tình trạng các gia đình không quan tâm đến con cái hoặc có lối suy nghĩ tiêu cực về vấn đề trên, song các phiếu điều tra có thể giúp giáo viên, nhà trường có thể nắm bắt được các thông tin cần thiết từ bản thân học sinh cũng như gia đình để kịp thời

đưa ra biện pháp xử lý, giúp đỡ và dẫn dắt cho học sinh tốt hơn Thứ hai, việc trò chuyện

trực tiếp với tất cả các học sinh phụ huynh chưa đảm bảo đầy đủ, các công tác giáo dục hướng nghiệp đã được thực hiện nhưng một phần học sinh vẫn chưa nhận thức được nên cần được đẩy mạnh hơn qua các buổi chào cờ, tiết sinh hoạt, các tổ tư vấn hỗ trợ học sinh định hướng lựa chọn nghề nghiệp

Dựa trên những lí luận đó, chúng tôi có thể lập các trang facebook liên quan đến nghề nghiệp, tạo các video, sáng tạo nhiều hình ảnh, poster, tranh vẽ, bài hát ngắn

để truyền đạt đến các bạn học sinh và phụ huynh

B CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH, PHỤ HUYNH

1 Thực trạng về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp hiện nay

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng thay đổi, vì thế vấn đề nghề nghiệp cũng thay

đổi theo để phù hợp với cuộc sống Nếu như thế hệ trước thường lựa chọn công việc mang tính ổn định thì các bạn trẻ ngày nay lại thích các công việc mang tính sáng tạo, không bị gò bó như báo chí, truyền thông, makerting cho đến các ngành nghề đang được ưa chuộng hiện nay: làm game, youtuber, theo đuổi nghệ thuật Các công việc tiềm năng đang có sự chuyển dịch từ nhóm các ngành nghề truyền thống sang những ngành nghề liên quan đến Internet, các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội Điều này cũng phù hợp với nền kinh tế Việt Nam ngày nay Đất nước của chúng ta đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa, nên yếu tố con người là trọng tâm của sự phát triển-yếu tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa đất nước Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Hướng nghiệp TPHCM, 75% người vào Đại học, Cao đẳng mới nhận ra mình đã chọn sai nghề, 92% thí sinh vẫn chọn ngành

Trang 8

8

dù chưa biết rõ phải học những môn nào và trên 50% mong muốn chọn lại nếu có cơ hội thứ 2 Hay cụ thể hơn là câu chuyện mà một bạn sinh viên từng tâm sự trên VOV rằng mình bị trầm cảm và hoang mang vì chọn sai ngành, ngày ngày trốn trong bốn bức tường vì tuyệt vọng Với một trường hợp khác, anh T đã chia sẻ, bản thân bỏ phí 11 năm học một ngành mà ‘’trật chìa’’ với năng lực của mình, đến nỗi ba bằng bào chế dược phẩm phải cất vào tủ do không xin được việc Cùng với đó là những lời than thở của các bạn trẻ trên các diễn đàn mạng xã hội rằng mình đã hối hận khi chọn ngành học

ấy Nhiều bạn trẻ đã rất khó xử giữa việc chọn theo đam mê của mình và nghe theo nguyện vọng của bố mẹ, có nhiều trường hợp vì sợ ba mẹ, không dám đứng lên trình bày suy nghĩ của bản thân nên đã nghe theo, học theo ngành học mà ba mẹ mong muốn

và kết quả là không yêu thích, cảm thấy chán nản và muốn bỏ học Nhiều trường hợp khác phụ huynh lại chọn ngành hộ cho con, bỏ qua cảm xúc của con và tự ý quyết định Hay trường hợp chạy theo số đông vì không tìm ra được ngành học phù hợp với bản thân và cuối cùng phải hối hận vì đã chọn nhầm nghề Nhiều bạn đã lựa chọn đúng ngành nghề của mình yêu thích song lại thấy không học nổi, không chịu được vất vả, không cố gắng vượt qua những khó khăn, trắc trở và muốn rẻ sang những ngành nghề mới Tuy nhiên, về mặt tích cực rất nhiều bạn trẻ đã chọn đúng và tiếp tục theo đuổi với nghề nghiệp mình đã chọn, hoàn thành tốt, nhận được bằng giỏi, khá và có một công việc như mong muốn Nhiều gia đình rất quan tâm đến con cái, thấu hiểu được, dẫn dắt con đúng đường, hỗ trợ con phát triển đam mê, sở trường để con có thể lựa chọn được mục tiêu cho mình

2 Vai trò của việc nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh đối với vấn

đề lựa chọn nghề nghiệp

Nghề nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tương lai cuộc sống của bản thân

và gia đình sau này vì thế cần có nhận thức cao để có thể lựa chọn đúng, phát triển tốt

để có cuộc sống tốt đẹp Nhờ đó mà có sự chuẩn bị, có kế hoạch cho tương lai, có mục tiêu để phấn đấu, cố gắng trở thành một con người có nhân cách tốt, phát triển được các đức tính khác phục vụ cho cuộc sống hiện đại Nghề nghiệp chính là sự kết hợp những

gì mình thích làm, những gì mình giỏi và những gì thế giới này cần Vì thế chúng ta cần biết các thông tin liên quan, thấu hiểu hơn để hướng cho bản thân theo con đường đúng đắn, không sa vào những cái xấu của xã hội, phát triển được điểm mạnh của mình nhằm giúp bản thân đi lên, có điểm tựa vững chắc để chuẩn bị hành trình dài trong con đường dẫn đến tương lai tươi sáng, thoát khỏi sự tối tăm của cạm bẫy Đồng thời giúp gia đình hạnh phúc, phát triển, bạn bè ngưỡng mộ, khen ngợi, được mọi người xung quanh kính trọng, giúp đỡ, tin tưởng, xây dựng được mối quan hệ thân thiết, gắn bó, tăng hiệu quả công việc và tạo ra nhiều thành tựu vĩ đại cho bản thân, biến bản thân trở thành một ngôi sao rực rỡ trong vô số vì sao trên bầu trời tươi đẹp Phía phụ huynh khi

có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn có thể có thêm kinh nghiệm trong việc dạy con, trò chuyện với con nhiều hơn và giúp con đi đúng hướng của mình Về khía cạnh

Trang 9

9

xã hội, đất nước sẽ ngày càng phát triển, giải quyết được các hậu quả xấu, kinh tế Việt Nam đi lên được nhiều nước quan tâm hơn với nhiều lĩnh vực khác nhau

Như vậy, công tác nâng cao nhận thức của học sinh THPT, phụ huynh là rất cần thiết, mang lại được nhiều lợi ích và xóa bỏ được những ảnh hưởng xấu đến trường học, địa phương, đất nước

C NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở đề xuất các giải pháp

1.1 Nhận thức, thái độ của học sinh THPT và phụ huynh về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai?

Thái độ được hiểu là sự thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tâm thế của cá nhân trong phản ứng theo hướng khẳng định hay phủ định với một vài tình huống của môi trường (John Arnold, 2004) Như vậy, thái độ của học sinh trong việc lựa chọn nghề được hiểu là sự suy nghĩ, cảm xúc và khuynh hướng hành vi theo hướng khẳng định hay phủ định trong việc lựa chọn nghề nghiệp Với cách hiểu này, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống những câu hỏi định tính nhằm tìm hiểu thái độ của gần 80 học sinh và 80 phụ huynh của học sinh đang học ở 2 lớp 10A9 và 11A1 với sự lựa chọn nghề Chúng tôi thu được những kết quả như sau:

Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề dối với học sinh các trường THPT

Đối tượng Việc chọn nghề đối với học sinh, phụ huynh

Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng

Qua bảng 1, có thể nói rằng bước đầu học sinh đã có được một thái độ đúng đắn đối với việc chọn nghề, đây là cơ sở để các em suy nghĩ, cân nhắc một cách thấu đáo trước khi quyết định con đường tương lai của mình Theo số liệu thu được, có đến 85% các em học sinh đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc chọn nghề đối với tương lai của bản thân Nhưng cũng đáng lưu ý là vẫn còn 15% học sinh chưa ý thức được điều này Số em này cho rằng việc chọn nghề không có gì là to tát, vì thế chọn đúng hay sai cũng không có ảnh hưởng gì lớn đối với bản thân các em Qua tìm hiểu sâu, chúng tôi biết rằng, số các em coi thường việc chọn nghề thường rơi vào đối tượng chưa

có dự định nghề nghiệp hoặc được gia đình định hướng sẵn công việc, các em không quan tâm nhiều

Trang 10

10

Từ phía phụ huynh, có đến 100% ý thức rằng, việc chọn nghề là một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của mỗi một học sinh khi sắp bước chân vào cuộc sống xã hội Họ cho rằng nếu học sinh chọn được đúng nghề mà mình yêu thích thì đó chính là cơ hội

để các em thành đạt ở công việc sau này Hơn nữa, qua trao đổi với phụ huynh, chúng tôi đều nhận được sự đồng tình khi cho rằng việc chọn nghề của học sinh không chỉ có

ý nghĩa quan trọng đối với các em, mà nó còn quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, không có bất cứ một phụ huynh nào lại có thái độ coi thường việc chọn nghề của học sinh nói chung và của học sinh nói riêng Như vậy, về mặt nhận thức, phụ huynh có ý thức rất cao về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp đối với học sinh

1.2 Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, phụ huynh

Bảng 2: Tiêu chí chọn nghề của học sinh

Hoàn toàn đúng

Đúng một phần

Không đúng

1 Danh tiếng của nghề 55 (68.8%) 23 (28.7%) 2 (2.5%)

2 Dễ tìm được việc làm 42 (52.5%) 26 (32.5%) 12 (15%)

3 Lời khuyên của bố mẹ 15 (18.8%) 45 (56.3%) 20 (24.7%)

4 Nghề nhàn, không vất vả 11 (13.8%) 27 (33.8%) 42 (52.4%)

5 Lời khuyên của bạn bè 11 (13.8%) 44 (55%) 25 (31.2%)

6 Có địa vị, được kính trọng 14 (17.5%) 31 (38.8%) 35 (43.7%)

7 Làm nghề giống người

thân quen

11 (13.8%) 28 (35%) 41 (51.2%)

8 Nghề đang là mốt 15 (18.8%) 38 (47.5%) 27 (33.7%)

hợp

38 (47.5%) 26 (32.5%) 16 (20%)

quyết định

35 (43.7%) 33 (41.3%) 12 (15%)

động địa phương

12 (15%) 31 (38.8%) 37 (46.2%)

Ngày đăng: 26/11/2024, 14:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w