Quy phạm pháp luật xung đột thực hiện chức năng dẫn chiếu chỉ ra hệ thống pháp luật nào được áp dụng, do đó, quy phạm pháp luật xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của cá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP MÔN
Tư pháp Quốc tế
Đề bài:
Chứng minh quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù
của Tư pháp Quốc tế.
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Ngày, tháng, năm sinh: 23/02/2003
MSSV: 21A510100077
Lớp: 2151A01 Ngành: Luật Kinh Tế
Hà Nội, 11/2014
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 1
II NỘI DUNG 1
1 Khái niệm quy phạm pháp luật xung đột 1
2 Cấu trúc quy phạm pháp luật xung đột 2
3 Phân loại quy phạm pháp luật xung đột 2
4 Hiệu lực áp dụng quy phạm xung đột 3
5 Quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế 5
5.1 Quy phạm xung đột điều chỉnh các xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong quan hệ dân sự ( theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài 5
5.2 Cấu trúc của quy phạm xung đột khác với quy phạm pháp luật 6
5.3 Quy phạm xung đột không quy định trưc tiếp mà phải chọn để áp dụng pháp luật 6
III.KẾT LUẬN 7
Trang 3I MỞ ĐẦU
Mỗi một quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng
của mình và các hệ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí
trái ngược nhau Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiểu
hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh
một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác Bản
chất của xung đột luật là phải tìm ra được hệ thống pháp luật
áp dụng cho một quan hệ quốc tế cụ thể phát sinh trong lĩnh
vực dân sự, kinh tế, hôn nhân – gia đình, lao động…Xung đột
pháp luật mang tính khách quan, dù muốn hay không muốn thì
xung đột pháp luật vẫn tồn tại Do vậy, cần có các quy phạm
pháp luật phù hợp điều chỉnh khi xảy ra xung đột, và quy phạm
pháp luật xung đột là một trong những loại quy phạm đó
II NỘI DUNG
1 Khái niệm quy phạm pháp luật xung đột
Trang 4Quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm ấn định luật pháp
nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân
sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế
Quy phạm pháp luật xung đột thực hiện chức năng dẫn chiếu
(chỉ ra) hệ thống pháp luật nào được áp dụng, do đó, quy phạm
pháp luật xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ
của các bên chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế, mà nó
chỉ ra việc áp dụng pháp luật của một nước nào đó nhằm điều
chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế nhất định
Quy phạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu: khi quy phạm
xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các
quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một
các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song hành giữa quy
phạm thực chất với quy phạm xung đột trong điều chỉnh pháp
luật
Ví dụ: Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam –
Bungari: “ Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp
Trang 5luật của nước ký kết mà người để lại tài sản là công dân khi
chết, Quyền thừa kế về bất động sản được xác định theo
pháp luật nơi có bất động sản”
2 Cấu trúc quy phạm pháp luật xung đột
Cấu trúc của quy phạm pháp luật xung đột bao gồm phạm vi
và hệ thuộc:
+ Phần phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này
được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
nào: hôn nhân, thừa kế, hợp đồng…
+ Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào
được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần
phạm vi
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 127 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014 quy định: “Việc giải quyết tài sản là bất
động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của
nước nơi có bất động sản đó”
Trang 6Theo quy định này thì phần phạm vi là tài sản là bất động
sản ở nước ngoài khi ly hôn và phần hệ thuộc là pháp luật
của nước nơi có bất động sản
3 Phân loại quy phạm pháp luật xung đột
- Về mặt kỹ thuật xây dựng quy phạm:
Quy phạm xung đột một bên: Đây là quy phạm chỉ quan hệ
dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể
Ví dụ: Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014
“Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được
giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy
định của Luật này.”
Quy phạm xung đột hai bên đây là những quy phạm đề ra
nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa
Trang 7chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với
quan hệ tương ứng
Ví dụ: Khoản 2 Điều 678 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên
đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi
động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.”
- Căn cứ vào nguồn quy phạm xung đột được chia thành
quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm xung đột
trong nước
4 Hiệu lực áp dụng quy phạm xung đột
Các quy phạm pháp luật xung đột chủ yếu nằm trong hệ
thống các văn bản pháp luật trong nước hoặc một số điều ước
quốc tế nên chúng có hiệu lực chung theo các văn bản pháp
lý chứa đựng chúng Tuy nhiên hiệu lực thực sự của quy
Trang 8phạm xung đột chỉ được thể hiện khi áp dụng trong các
trường hợp và hoàn cảnh cụ thể đã được ấn định trước
Hiện nay, khi áp dụng các quy phạm xung đột, hiệu lực của
các quy phạm này có thể bị triệt tiêu, mất hiệu lực hoặc bị
hạn chế trong ba trường hợp:
- Bảo lưu trật tự công cộng
Pháp luật nước ngoài sẽ bị gạt bỏ không được áp dụng, nếu
việc áp dụng đó dẫn đến hậu quả xấu hoặc mâu thuẫn với
những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã họi cũng như trong
pháp luật của nhà nước mình
Theo pháp luật Việt Nam Khoản 1 Điều 670 BLDS 2015:
“Pháp luật Việt Nam chỉ được áp dụng nếu việc áp dụng hoặc
hậu quả của việc áp dụng đó không được trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật”
- Lẩn tránh pháp luật
Trang 9Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dùng những biện
pháp để thoát khỏi hệ thống pháp luật đáng nhẽ phải được áp
dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhắm tới một hệ
thống pháp luật khác có lợi cho mình Có các hình thức lần
tránh như: thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú, thay đổi nơi
kí hợp đồng, chuyển tài sản từ động sản thành bất động sản
và ngược lại,
Ví dụ về thay đổi nơi cư trú: ở Trung quốc vào những năm
trước quy định chỉ cho mỗi gia đình sinh 1 con, tuy nhiên
Trương Nghệ Mưu đã đưa vợ sang Hồng Kông ( đất nước
không quy định về việc chỉ được sinh 1 con) cư trú 1 thời gian
để sinh con thứ 2 rồi sau đó về lại Trung Quốc
- Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước
thứ ba
Việc dẫn đến dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu đến nước thứ 3
là do các nước áp dụng các hệ thuộc luật nhân thân khác
nhau
Trang 10VD: Hà lan thì hệ thuộc luật quốc tịch; Ý thì hệ thuộc luật nơi
cư trú
Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ
ba chỉ làm hạn chế hiệu lực của QPXD chứ không làm triệt
tiêu hiệu lực của QPXD
- Dẫn chiếu ngược là hiện tượng pháp luật nước được dẫn
chiếu, dẫn chiếu trở lại pháp luật nước dẫn chiếu Ví dụ:
A là người Hàn Quốc, B là người Việt Nam kết hôn với
nhau tại Việt Nam, theo khoản 1 Điều 126 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014 quy định: “trong việc kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi
bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều
kiện kết hôn” Như vậy, theo quy định pháp luật Việt
Nam thì A phải tuân pháp luật của Hàn Quốc về điều
kiện kết hôn Tuy nhiên, giả sử pháp luật Hàn Quốc lại
dẫn chiếu đến việc điều kiện kết hôn với người ngoài
phải tuân theo pháp luật tại quốc gia tiến hành kết hôn
Trang 11Như vậy trong trường hợp này pháp luật Việt Nam dẫn
chiếu đến pháp luật Hàn Quốc, pháp luật Hàn Quốc lại
dẫn chiếu ngược về áp dụng pháp luật Việt Nam
- Dẫn chiếu đến nước thứ ba là việc pháp luật của nước
được dẫn chiếu tiếp tục dẫn chiếu đến pháp luật của
nước thứ ba Ví dụ: pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến
áp dụng pháp luật của Mỹ, pháp luật của Mỹ lại dẫn
chiếu đến việc áp dụng pháp luật của Pháp Căn cứ phát
sinh trường hợp này cũng giống với dẫn chiếu ngược
Theo như quy định tại khoản 1 điều này thì pháp luật
dẫn chiếu đến bao gồm cả pháp luật xung đột và pháp
luật thực định của quốc gia đó Nếu dẫn chiếu đến áp
dụng pháp luật thực định thì quan hệ dân sự sẽ được
điều chỉnh theo quy định về quyền, nghĩa vụ của quốc
gia có luật được dẫn chiếu đến Nếu dẫn chiếu đến áp
dụng pháp luật xung đột thì không tránh khỏi trường
hợp pháp luật quốc gia đó dẫn chiếu áp dụng quy định
Trang 12của một quốc gia thứ ba, vì quy định pháp luật của các
nước là không giống nhau Trong trường hợp này nhằm
tránh việc dẫn chiếu đến pháp luật của quá nhiều quốc
gia khác (trong trường hợp pháp luật xung đột của nước
thứ ba dẫn chiếu áp dụng pháp luật của nước thứ tư, thứ
năm,…) thì pháp luật Việt Nam quy định, khi dẫn chiếu
đến pháp luật nước thứ ba thì chỉ áp dụng quy định quy
định luật thực chất của quốc gia này
5 Quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế
5.1 Quy phạm xung đột điều chỉnh các xung đột pháp
luật chỉ xảy ra trong quan hệ dân sự ( theo nghĩa
rộng) có yếu tố nước ngoài
Luật Hành chính, luật Hình sự không có các quy phạm pháp
luật xung đột và không cho phép áp dụng luật nước ngoài
Luật Hành chính, Luật Hình sự mang tính lãnh thổ rất
nghiêm ngặt ( quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ)
Trang 13Có thể thấy, trong các ngành luật khác, khi các quan hệ xã
hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không
có hiện tượng hai, hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều
chỉnh một quan hệ xã hội, cũng không có trường hợp lựa
chọn luật để áp dụng vì các quy phạm pháp luật của ngành
luật đó mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ
Chỉ có trong các quan hệ pháp luật của Tư pháp quốc tế, do
đặc thù của Tư pháp quốc tế là điều chỉnh các quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài, mới nảy sinh hiện tượng hai hay
nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ pháp
luật – xảy ra xung đột pháp luật - và làm nảy sinh vấn đề
chọn luật áp dụng khi không có quy phạm thực chất thống
nhất Chính vì vậy có thể nói chỉ ở Tư pháp quốc tế, mới có
các quy phạm pháp luật xung đột - quy phạm mang tính đặc
thù để giải quyết xung đột pháp luật
5.2 Cấu trúc của quy phạm xung đột khác với quy phạm
pháp luật
Trang 14- Cấu trúc của quy phạm pháp luật xung đột bao gồm 2
phần là phạm vi và hệ thuộc ( 2 bộ phận này không thể
tách rời nhau trong một quy phạm xung đột, không thể
thiếu 1 bộ phận nào)
- Một quy phạm pháp luật được hợp thành từ ba bộ phận:
giả định, quy định và chế tài Những bộ phận này có liên
quan mật thiết với nhau và xét về ý nghĩa cũng như nội
dung Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật
luôn có đủ 3 bộ phận này
Ở Việt Nam, các quy phạm xung đột không tồn tại trong một
đạo luật chuyên biệt, mà tồn tại đan xen cùng với các quy
phạm pháp luật khác trong các văn bản pháp luật khác nhau
Hệ thống quy phạm xung đột là một bộ phận không thể thiếu
của hệ thống pháp luật Việt Nam, có mối quan hệ gắn bó, tác
động qua lại với hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung Như
vậy, cấu trúc cũng là một trong yếu tố để dễ dàng phân biệt
Trang 15quy phạm xung đột – quy phạm đặc thù với những quy phạm
khác
5.3 Quy phạm xung đột không quy định trưc tiếp mà phải
chọn để áp dụng pháp luật
Quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù trong tư pháp quốc
tế Việt Nam nói riếng và tư pháp quốc tế nới chung Trong
thời kỳ mà quan hệ quốc tế luôn luôn mở rộng thì việc xung
đột pháp luật là không thể tránh khỏi Và để giải quyết xung
đột này, quy phạm xung đột sẽ được áp dụng Bởi bản chất
của quy phạm xung đột là lựa chọn pháp luật của nước nào
đó sẽ cần áp dụng để giải quyết trong những trường hợp cụ
thể
Do nó thể hiện tính khách quan và trung lập trong việc chon
luật áp dụng đối với quan hệ pháp lý phát sinh Nên quy
phạm xung đột thường được lựa chọn để điều chỉnh quan hệ
xã hội phát sinh
Trang 16Tính mục đích của quy phạm pháp luật xung đột chính là
nhằm tìm ra những nguyên tắc để xác định pháp luật áp
dụng nhằm giải quyết các quan hệ tranh chấp trong tư pháp
quốc tế với một giải pháp giống nhau, cho dù có sự lựa chọn
hệ thống pháp luật khác nhau Do đó , khi nói đến giá trị điều
chỉnh của quy phạm pháp luật xung đột là hoàn toàn tùy
thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể tư pháp quốc tế,
khi bản thân mỗi chủ thể đều mong muốn lựa chọn hệ thuộc
xung đột có lợi ích cho mình khi xác định thẩm quyền và luật
áp dụng Đây cũng là sự khác biệt tạo nên tính đặc thù cho
quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế vì các quy phạm hệ
thống pháp luật khác đều sẽ quy định trực tiếp việc áp dụng
quy phạm như thế nào
III KẾT LUẬN
Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, do các quy phạm thực chất
thống nhaatscos số lượng ít, không đáp ứng được yêu cầu
điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh ngày càng
Trang 17đa dạng, trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng một
cách đơn giản hơn, nhanh hơn nên có số lượng nhiều hơn Do
đó quy phạm xung đột đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ tư
pháp quốc tế Việc điều chỉnh các mối quan hệ mang tính
chất dân sự có yêu tố nước ngoài bằng quy phạm xung đột có
những ưu điểm: làm cho hệ thống pháp luật được áp dụng
phù hợp với đặc điểm của từng mối quan hệ mang tính chất
dân sự có yêu tố nước ngoài cụ thể, góp phần tạo sự bình
đẳng giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia trong việc
điều chỉnh quan hệ mang tính dân sự có yêu tố nước ngoài
Thông qua những ưu điểm đó có thể khẳng định được rằng,
quy phạm xung đột có vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước
ngoài, bảo vệ quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức tham
gia quan hệ và là một quy phạm đặc thù của tư pháp quốc tế