Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết ngày 4/7/2017 HĐND Thành phố Hà Nội đãban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án “Tăng cườngquản lý phương tiện giao thông đường
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
~Hà Nội, 12/2022~
Trang 2MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ 3
II NỘI DUNG GIẢI QUYẾT 4
2.1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN 4
2.1.1 Thu phí nội đô bảo đảm quyền con người, quyền công dân 2.1.2 Thu phí nội đô hạn chế quyền con người trong trường hợp cần thiết 2.1.3 Thu phí nội đô nhằm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường 2.2. ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC 6
2.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 6
2.4. LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ 7
III KẾT LUẬN 8
IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
V PHỤ LỤC 11
Trang 3I ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóadiễn ra một cách nhanh chóng Dân số tập trung đến các đô thị ngày càng nhiều vàtạo thành một xu thế chung Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Đặc biệt làthủ đô Hà Nội – một trong hai đô thị phát triển sớm nhất ở nước ta và có tốc độ đô thịhóa nhanh bậc nhất cả nước Bên cạnh những lợi ích to lớn mà đô thị hóa mang lại:kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng, thì một hệ lụy của tốc độ đô thị hóa
“chóng mặt” ở Hà Nội chính là tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết ngày 4/7/2017 HĐND Thành phố Hà Nội đãban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án “Tăng cườngquản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễmmôi trường trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định
37 giải pháp, trong đó có giải pháp xây dựng Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vàomột số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môitrường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”1 Theo đề án, thu phí sẽ đem lại nhiềuhiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường; mật độ giao thông giảm cũng sẽ làm giảm đilượng khí thải ở ngoài môi trường và dần hình thành thói quen văn hoá giao thôngcủa người dân - chuyển sang sử dụng những loại phương tiện thân thiện với môitrường
Phần trình bày dưới đây của nhóm 1 đi sâu vào việc phân tích và đánh giá
những lí do mà nhóm đưa ra để ủng hộ việc thực hiện Đề án này.
2.1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
2.1.1 Thu phí nội đô đảm bảo quyền con người, quyền công dân
Trước hết, Điều 19 – Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống.Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng tráiluật” “Quyền sống” hay “quyền được sống” ở đây không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là
sự toàn vẹn về tính mạng mà quyền này bao gồm cả khía cạnh nhằm đảm bảo sự tồntại của con người, đảm bảo quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứngnhững nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển2 Hiểu như vậy thì quyền sống cónghĩa là quyền được hít thở, được sống trong bầu không khí trong lành, không cókhói bụi, ô nhiễm
1 Mục 3 chương II điều 1 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND
2 Hồ Nguyễn Quân (2016), Bàn về quyền “sống” trong Hiến pháp 2013, BỘ TƯ PHÁP Địa chỉ truy cập:
Trang 4Tuy nhiên, môi trường tự nhiên đang ngày càng bị suy thoái trầm trọng Mộtlượng lớn phương tiện giao thông ra vào nội thành kéo theo tình trạng ùn ứ, “chônchân” của phương tiện làm mất cảnh quan đô thị và gây ô nhiễm nghiêm trọng Đượcbiết sáng 14/9/2022, trên ứng dụng AirVisual (sản phẩm của Tổ chức IQAir sở hữulượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ),
Hà Nội đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng ô nhiễm không khí của các thành phố lớntrên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu đến từ lượng khí hydrocacbon và nitrogenoxides thải ra từ động cơ xe Điều đó đã gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng lên sứckhỏe của người dân Khí thải thải ra môi trường gây ô nhiễm không khí, hiện tượngGreenhouse Gases và con người sống trong môi trường đó sẽ hít phải các chất độchại Trong khói bụi có chứa hàm lượng CO, HC, NOx, Sox, rất lớn nên con ngườirất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, các vấn đề về mắt Đặc biệt,theo cảnh báo của các Tổ chức Y tế thế giới, khói bụi từ xe cơ giới còn có thể gâynên các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch,
Thứ hai, nếu hít thở là đặc điểm sinh học cơ bản để con người duy trì sự sốngthì tự do đi lại là hoạt động không thể thiếu trong quá trình “sống” ấy Tuy nhiên,trong nhiều năm trở lại đây tình trạng ùn tắc giao thông đang ngày càng diễn biếnphức tạp và có chiều hướng tiêu cực (đặc biệt là ở hai thành phố lớn: Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh) ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân
Ùn tắc giao thông trở thành nỗi ám ánh và khiếp sợ của người dân nội thành
Hà Nội, nhất là vào những dịp lễ tết hay giờ cao điểm Trả lời phóng viên Báo TuổiTrẻ số ra ngày 8/9/2022, chị Nguyễn Minh Hà (26 tuổi) nhà ở đường Ngọc Hồi,Thanh Trì nhưng làm ở quận Cầu Giấy, cho biết: "Tôi đi 11km mà sáng nào cũng hết
1 tiếng rưỡi mới tới được chỗ làm Gần như ngày nào cũng như thế, bước ra đườngbây giờ như bị cực hình vì ùn tắc, đến nỗi tôi bị ám ảnh bởi việc này" Anh Hà ĐứcThủy - nhà ở huyện Gia Lâm, làm việc tại quận Hoàn Kiếm - cũng cho biết lúc đi vềnhà "lách vào được lối lên cầu Long Biên là nhẹ nhõm hẳn" Chưa kể những ngàymưa bão, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi trong nội thành mà lượng người tham gia giaothông vẫn không ngừng tăng đã gây ra rất nhiều trở ngại cho người dân thậm chí làtiềm ẩn nguy cơ tai nạn do va quệt,
Trong khi đó phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường, phát triểnbền vững Phải quán triệt quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư chotương lai, cho phát triển bền vững Khắc phục tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt vềkinh tế mà hi sinh những lợi ích lâu dài
Do đó, việc đề xuất triển khai đề án thu phí phương tiện xe cơ giới vào nội đônhằm hạn chế số lượng xe đi vào, khuyến khích hệ thống phương tiện công cộng,phương tiện xanh (xe buýt điện, tàu điện, xe đạp, ) là cần thiết và cấp bách nhằmbảo đảm quyền con người
2.1.2 Thu phí nội đô hạn chế quyền con người trong trường hợp cần thiết
Điều 23 – Hiến pháp 2013 quy định “Công dân có quyền tự do đi lại” tuynhiên Khoản 2 – Điều 14 – Hiến pháp 2013 quy định “Quyền con người, quyền côngdân bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”
Trang 5Như đã phân tích ở trên, khi mà tất cả mọi người đều sử dụng phương tiện cánhân (đặc biệt là ô tô – một phương tiện chiếm diện tích lòng đường lớn nhưngthường chỉ chuyên chở một hữu hạn nhỏ số người) tất yếu sẽ gây ùn tắc, trở thànhrào cản trong việc di chuyển của nhau Do đó, Nhà nước cần hạn chế một phần quyền
di chuyển này bằng cách tác động vào kinh tế để thay đổi hành vi của người dânchuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng sẽ vừa giúp giảiquyết vấn đề ùn tắc, vừa giúp cải thiện vấn đề ô nhiễm không khí Vậy nên, “thu phínội đô không nhằm nộp vào ngân sách nhà nước mà đây là biện pháp kinh tế để tácđộng đến hành vi của người tham gia giao thông, góp phần giảm lượng xe đi vào khuvực nội đô”3 Đề án thu phí ô tô vào nội đô là cần thiết và phù hợp trong trường hợpnày
Mặt khác, theo Khoản 4 – Điều 15 – Hiến pháp 2013 quy định “Việc thựchiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dântộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” Vì vậy, hạn chế một phần quyền tự
do di chuyển của công dân suy cho cùng cũng là vì lợi ích chung của cộng đồng, lợiích của nhiều thành phần người trong xã hội
2.1.3 Thu phí nội đô nhằm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường
Điều 43 – Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền được sống trongbầu không khí trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” Khoản 1 – Điều 15 –Hiến pháp 2013 cũng khẳng định “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ côngdân” Do đó, việc hạn chế một lượng lớn phương tiện cá nhân – nguyên nhân chủyếu của ùn tắc và ô nhiễm môi trường thậm chí là chuyển đổi từ phương tiện cá nhânsang phương tiện công cộng trong những trường hợp cần thiết sẽ là nghĩa vụ bắt buộcvới công dân nhằm thể hiện trách nhiệm với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội
NHÀ NƯỚC
Ngày 24/02/2023: Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban
hành Chỉ thị số 22 – CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, theo đó Thành ủy Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh và các thành phố lớn tập trung chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp xây dựngchương trình hành động hạn chế tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông; trong đótrọng tâm là đẩy mạnh phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng; cải tạo,nâng cấp xây dựng mới kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, đồng bộ, đápứng nhu cầu vận tải hành khách công cộng, nâng cao hơn nữa năng lực tổ chức quản
lý và điều hành giao thông đô thị
Ngày 04/07/2017 HĐND Thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Trong đó, tại Điều 1 - chương II –
mục 3 nêu rõ “Lập đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn
3 Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện (2021), Tiền thu phí ô tô đi vào nội đô Hà Nội để làm gì?, Tạp chí điện tử DOANH
NHÂN VÀ PHÁP LÝ
Trang 6Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng
xe cơ giới đi vào”
Ngày 16/10/2018 Văn phòng chính phủ đã ban hành Văn bản số 10040/VPCP-KTTH về đề nghị của Thành phố Hà Nội để thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến 2030”.
Ngày 19/02/2019: Nghị quyết số 12/NQ-CP của Chính phủ về Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021
xác định “Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyềnban hành các quy định, chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện vận tải côngcộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân [ ] phối hợp với Ủy ban nhândân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các Đề án đã được phêduyệt về hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân nhằm bảo đảm an toàn giao thông,chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường
Ngày 05/04/2022: Chính phủ ban hành Nghị quyết 48/NQ-CP về “Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn
2022 – 2025” Theo đó, tại chương II – mục 15 chỉ rõ Ủy ban nhân dân các thành
phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thựchiện nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án thu phí phương tiện cơ giớivào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễmmôi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”
Như vậy, có thể khẳng định Đề án Thu phí ô tô vào nội đô có sự thống nhất
từ Trung ương và đã được nghiên cứu trong một thời gian dài chứ không phải một đề
án mang tính bột phát, không có tầm nhìn chiến lược
Thu phí phương tiện xe cơ giới đi vào nội đô không còn là giải pháp mới mẻ,chưa từng có trong lịch sử nhân loại mà được nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới
đã và đang thực hiện thành công Điển hình nhất phải kể đến là quốc đảo sư tửSingapore với hệ thống thu phí đường bộ điện tử ERP được triển khai từ những năm1975; tiếp đó là Seoul – Hàn Quốc (1996) áp dụng thu “phí ùn tắc” tại hai tuyếnđường huyết mạch dẫn vào trung tâm là Hầm Namsan 1 và Hầm Namsan 3 Một ví
dụ khác là thành phố Anh quốc – London: từ năm 2003, khu vực trung tâm thànhphố đã áp dụng thu phí chống ùn tắc giờ cao điểm, từ 7h – 18h các ngày trong tuầntrừ ngày Lễ, Tết Nhìn chung, mô hình thu phí từ những nước tiên phong ban đầucũng vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía người dân tuy nhiên qua thời gian đãchứng minh được rằng thu phí là giải pháp tối ưu và kịp thời để giải quyết nhữngvấn đề về hạ tầng giao thông cũng như là môi trường đô thị Vì vậy, nếu xét về trình
độ phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng về giao thông ở nước ta hiện nay nói chung
và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng thì Nhà nước CHXHCN Việt Nam hoàntoàn có cơ sở, khả năng và có quyền hy vọng cho việc hiện thực hóa đề án lần này
Trang 7Trong hoạch định chính sách có 2 nội dung chính là lợi ích và chi phí (baogồm cả các hạn chế) Vậy nên một chính sách tốt là một chính sách mà Lợi nhiềuhơn Chi Không thể phủ nhận rằng trên thực tế khi ban hành Đề án Thu phí phươngtiện xe cơ giới vào nội đô đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận trong
cả nước "Chạy xe dịch vụ thì tiền ấy sẽ đánh vào người sử dụng dịch vụ, ảnh hưởngtới mức chi phí của những người sử dụng dịch vụ của mình Rồi có thể phải tínhviệc nhờ người ở trong nội đô đứng tên xe để giảm bớt chi phí bởi mình có nghe làcác xe ở trong nội đô sẽ được giảm phí", anh Nguyễn Ngọc Trường chia sẻ ÔngNguyễn Xuân Diện gọi đó là một đề án gây “kinh hoàng” Việc Hà Nội thu phí xengoại tỉnh đi vào nội đô là “phân biệt đối xử, vơ vét tận thu, đẩy giá hàng hóa tăngvọt, lũng đoạn thị trường”, ông viết Tiến sĩ Diện cảnh báo rằng đề án có nguy cơ
“gây bất ổn xã hội” và đề nghị “cần dẹp bỏ” Có thể thấy phần lớn người dân cho tớithời điểm hiện tại không đồng tình với thu phí bởi những hạn chế, bất cập về tàichính, đi lại, Song người dân chỉ đang nhìn thấy những bất cập về kinh tế, đánhvào tâm lí đại đa số quần chúng lao động mà chưa nhìn thấy những lợi ích về lâu vềdài của giải pháp Thu phí đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng Chúng takhông nên đánh giá sự việc một cách phiến diện, chỉ nhìn nó ở một khía cạnh màcần “nhìn xa trông rộng”, không thể đánh đổi phát triển kinh tế với bảo vệ môitrường, bảo vệ sức khỏe con người Bởi suy cho cùng, con người mới là hạt nhânquan trọng của sự phát triển Có thể ở giai đoạn đầu của thực hiện Đề án sẽ còn gặpnhiều khó khăn, thách thức song đó chính là động lực để các nhà hoạch định chínhsách đưa ra những giải pháp kịp thời để giảm đến mức tối đa những hạn chế đó.Nhóm chúng em xin đề ra một số giải pháp nhằm giúp Đề án Thu phí nội đô đượcthực thi một cách hiệu quả nhất như sau:
hoàn thiện hệ thống phương tiện công cộng trước năm 2024 để khi Đề án đivào giai đoạn thực hiện sẽ có đủ phương tiện công cộng để đáp ứng nhu cầu
đi lại của người dân
- Thứ hai, cần lấy ý kiến sâu rộng từ phía người dân về Đề án, tránh trường
hợp Đề án đã đi vào thực hiện mà “lòng dân không theo” thì hậu quả thậtkhôn lường
- Thứ ba, đẩy mạnh phát triển công nghệ thu phí tự động không dừng, tránh
tình trạng ùn tắc tại điểm thu phí; triển khai phương thức thanh toán thu phíbằng thẻ tới các tài xế, lái xe
- Cuối cùng, trong giai đoạn thực hiện Đề án, cần một hệ thống nhân sự không
chỉ về số lượng mà quan trọng là chất lượng để quản lí, vận hành các trạmthu, xử lí những tình huống phát sinh và giám sát, kiểm tra việc thực hiện
Trên đây là tổng hợp những luận điểm của nhóm 1 để ủng hộ cho đề án
“Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ
ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.
Trang 8Với sự gia tăng chóng mặt số lượng phương tiện giao thông cá nhân như hiện nay
mà không có những giải pháp quản lý hiệu quả thì thành phố có đầu tư thêm baonhiêu tuyến đường, cây cầu đi chăng nữa thì tình trạng ùn tắc giao thông sẽ khôngbao giờ có thể giải quyết 1 cách triệt để, thậm chí còn phức tạp hơn Dự án trên vẫnđang trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện và vẫn lắng nghe những ý kiến đónggóp phản biện của người dân Nếu dự án này thành công sẽ kéo theo sự phát triểncủa dịch vụ phương tiện công cộng, thay đổi thói quen sử dụng xe cá nhân củangười dân, sử dụng dịch vụ phương tiện công cộng thường xuyên hơn, giảm sốlượng phương tiện tham gia giao thông, tránh hiện tượng ùn tắc Xa hơn nữa, ta sẽ
có thêm nguồn phí để đầu tư cải thiện hệ thống giao thông vận tải, tuyến đường sắt,
tàu điện ngầm … Theo thuyết vị lợi xã hội của Jeremy Bentham, mọi quyết định của
xã hội nên được thực hiện nhằm đem lại lợi ích, hạnh phúc nhiều nhất cho rất nhiềungười người; nếu chủ trương trên được triển khai, sẽ chỉ có một lượng nhỏ người sửdụng xe cá nhân bị ảnh hưởng song lợi ích đem đến sẽ là ùn tắc giao thông và ônhiễm môi trường đều giảm và đại bộ phận người dân thủ đô sẽ là những người
được hưởng lợi nhiều nhất Đây là một dự án có triển vọng và ta hoàn toàn có thể
kỳ vọng vào những kết quả tích cực mà nó có thể đem đến.
Trang 9IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A Văn bản QPPL
1 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
2 Chỉ thị số 22 – CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácđảm bảo trật tự an toàn giao thông
3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản
lí phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễmmôi trường trên địa bàn giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030”
4 Văn bản số 10040/VPCP-KTTH về đề nghị của Thành phố Hà Nội để thựchiện Đề án “Tăng cường quản lí phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm
ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giaiđoạn 2017 – 2020 và tầm nhìn đến 2030”
5 Nghị quyết số 12/NQ-CP về “Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông
và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 – 2021”
6 Nghị quyết 48/NQ-CP về “Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông vàchống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 – 2025”
B Giáo trình
GS.TS Thái Vĩnh Thắng và PGS.TS Tô Văn Hòa (2021) “Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam”, 3, NXB Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội
C Tiểu luận
Nguyễn Văn Chí Đức, Huỳnh Minh Hiển, Lê Duy Hùng, Đặng Thị Kim Lành,
Trần Trọng Thiệt (2012) “Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội”
D Trang Web
1 Trang Trần (2016), London thành công khi áp dụng thu phí nội đô, Báo Giao
https://www.baogiaothong.vn/london-thanh-cong-khi-ap-dung-thu-phi-noi-do-d182254.html
Truy cập lần cuối ngày: 25/11/2022
2 Nguyễn Thị Minh Đức (2022), Cách các thành phố trên thế giới thu phí xe vào nội đô, Tạp chí điện tử Ngươi đưa tin Địa chỉ truy cập:
a532311.html
https://www.nguoiduatin.vn/cach-cac-thanh-pho-tren-the-gioi-thu-phi-xe-vao-noi-do-Truy cập lần cuối ngày: 25/11/2022
3 Tuấn Anh (2022), Singapore thu phí vào nội đô tự động, cư dân London được
https://vietnamnet.vn/singapore-thu-phi-noi-do-tu-dong-dan-london-duoc-giam-90-phi-2071684.html
Truy cập lần cuối ngày: 25/11/2022
Trang 104 Việt Anh (2017), Hà Nội kiến nghị giải pháp nhằm giảm áp lực dân số trong
https://nhandan.vn/ha-noi-kien-nghi-giai-phap-nham-giam-ap-luc-dan-so-trong-noi-do-post289419.html
Truy cập lần cuối ngày: 25/11/2022
5 Đông Phong (2021), Thu phí ô tô nội đô nhìn từ câu chuyện tại Singapore và
https://amp.dantri.com.vn/the-gioi/thu-phi-o-to-noi-do-nhin-tu-cau-chuyen-tai-singapore-va-han-quoc-20211103201543962.htm?fbclid=IwAR2RgHKPIRCPkTPSo1wgpJ_PNr6vReUfvwk2CTHM_1WNHEo05HoDKXV_3xQ
Truy cập lần cuối ngày: 26/11/2022
6 Anh Trọng (2022), Đề án thu phí vào nội đô Hà Nội: Lập gần 100 trạm thu phí, BÁO TIỀN PHONG – CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ
CHÍ MINH Địa chỉ truy cập: lap-gan-100-tram-thu-phi-post1478707.tpo
https://tienphong.vn/de-an-thu-phi-vao-noi-do-ha-noi-Truy cập lần cuối: ngày 20/12/2022
Trang 11V PHỤ LỤC
Mỗi người dân sinh sống và làm việc tại Hà Nội hay đồng bào cả nước đổ về đây để
thưởng thức nét đẹp Thủ đô thì trước tiên đều phải thưởng thức món “đặc sản” không thể thiếu của đất Hà thành là tắc đường Tình trạng ùn tắc giao thông nội đô
ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân