Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái Trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu BĐKH ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững và mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Việt Nam đã
Trang 1Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào hệ
sinh thái
Trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ảnh hưởng tới
sự phát triển bền vững và mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp thích ứng với hiện tượng này, song chủ yếu mới dừng lại ở các biện pháp “cứng” như xây dựng đê bao chống lũ, bảo vệ bờ biển… hay một biện pháp khá “mềm” được nhắc tới gần đây là thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng (CBA) Thêm một phương pháp mới được các chuyên gia đề xuất trong bộ công cụ này, đó chính là thích ứng BĐKH dựa trên hệ sinh thái (EBA)
Thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái (EBA) là sử dụng các hệ tự nhiên
và các dịch vụ hệ sinh thái như một hợp phần quan trọng trong chiến lược tổng thể để giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi từ BĐKH Mục đích của EBA là tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư cũng như các hệ sinh thái thông qua các hoạt động cụ thể như quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các hệ sinh thái và các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại
Tại Việt Nam, Dự án“Tăng cường khả năng phục hồi trước tác động của BĐKH thông qua xây dựng khung hướng dẫn thích ứng với BĐKH dựa trên
hệ sinh thái tại Lào và Việt Nam” do Viện Chiến lược, Chính sách và Tài nguyên Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Quỹ Quốc
tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) thực hiện dưới sự hỗ trợ tài chính và kỹ
Trang 2thuật của Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những dự án đầu tiên nghiên cứu về phương pháp thích ứng này
Mục đích chính của dự án là hỗ trợ hai quốc gia Lào và Việt Nam nhận biết
rõ ràng hơn hiệu quả của phương pháp EBA nhằm lồng ghép phương pháp này vào quá trình xây dựng các kế hoạch và chiến lược phát triển quan trọng Nghiên cứu sẽ thực hiện thí điểm về tính hiệu quả và kinh tế của EBA
so với các giải pháp công trình hiện đang được ưu tiên triển khai để tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của các cộng đồng dễ bị tổn thương tại hai tỉnh Champasak của Lào và Bến Tre của Việt Nam
Dự án được triển khai trong vòng 1 năm, từ tháng 6/2012 – tháng 6 /2013, với những mục tiêu cụ thể là xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về thực hành EBA thông qua việc xây dựng một khung hướng dẫn và thực hiện thí điểm tại một khu vực cụ thể; đánh giá tính hiệu quả về mặt chi phí và tính bền vững của EBA, cung cấp khuyến nghị hướng dẫn về mặt chính sách để lồng ghép EBA vào các chiến lược phát triển có liên quan cấp trung ương, địa phương và chiến lược ngành; thực hiện đánh giá tính tổn thương và xây dựng các giải pháp thích ứng dựa trên hệ sinh thái phù hợp với một lưu vực thuộc tỉnh Champasak và Bến Tre
Phát biểu tại hội thảo “Tham vấn các bên liên quan về kế hoạch mục tiêu, phương pháp tiếp cận và kế hoạch triển khai dự án tại Việt Nam” diễn ra sáng 14/9 tại Hà Nội, TS.Geoff Blate, đại diện WWF khẳng định, Việt Nam nên lựa chọn giải pháp EBA bởi vì tiếp cận EBA là cách quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, các ngành nghề ở cấp độ khác nhau đồng thời đảm bảo tăng cường được sức chống chịu trước biến đổi khí hậu
Trang 3Mặt khác, các giải pháp EBA sẽ hướng tới tính hiệu quả lâu dài, tiết kiệm chi phí hơn các giải pháp “công trình cứng”, đồng thời mang lại nhiều lợi ích như quản lý chất lượng đất, thu trữ các-bon và hỗ trợ kiến tạo đa dạng các giải pháp về sinh tế
Ngoài ra, EBA còn xây dựng kế thừa những nguồn lực và cơ hội sẵn có để xây dựng và thu hút hợp tác và tài trợ mới
Nhóm thực hiện dự án mong muốn sản phẩm của dự án – khung hướng dẫn
kỹ thuật về thực thi EBA, tài liệu kết quả thực thi thí điểm EBA tại lưu vực sông thuộc tỉnh Champasak, Lào và khu vực ven biển thuộc tỉnh Bến Tre, Việt Nam – sẽ góp phần thúc đẩy việc lồng ghép các giải pháp EBA trong chiến lược ứng phó với BĐKH tại Lào, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực