1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hệ thống ngữ âm các phương ngữ Châu Ro

248 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Ngữ Âm Các Phương Ngữ Châu Ro
Tác giả Nguyễn Trần Quý
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Trang, TS. Dinh Lư Giang
Trường học Vietnam National University Ho Chi Minh City
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 56,88 MB

Nội dung

Nghiên cứu trong luận án nhận được sự hỗ trợ bởi Bộ Khoa học Công nghệ trongkhuôn khổ Chương trình “Hỗ trợ nghiên cứu, phát trién và ứng dụng công nghệ cuacông nghiệp 4.0° mã số: KC-4.0/

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

Nguyễn Trần Quý

TEN DE TÀI LUẬN AN

HE THONG NGỮ ÂM CÁC PHƯƠNG NGU CHAU RO

LUẬN AN TIEN SĨ NGON NGU HỌC

Thanh phố Hồ Chí Minh — năm 2024

Trang 2

Author Name

NGUYEN TRAN QUY

DISSERTATION TITLE

PHONETIC SYSTEMS OF CHRAU DIALECTS

A dissertation submitted for the degree of Doctor of Philosophy

Ho Chi Minh City — 2024

Trang 3

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN

LUẬN ÁN TIỀN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Nguyễn Thị Phương Trang

2 TS Nguyễn Hoa Phương

3 TS Nguyễn Hoàng Trung

Thanh phố Hồ Chí Minh — năm 2024

Trang 4

thầy cô đã khuyến khích, động viên và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu.

Ngoài ra, chúng tôi xin tỏ long biết ơn quý thầy cô Khoa Ngôn ngữ học, trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh đã giảng dạy, khuyếnkhích và hỗ trợ tôi nhiều trong suốt thời gian học chương trình tiến sĩ Ba năm học của

chương trình Nghiên cứu sinh Ngôn ngữ học tại Khoa Ngôn ngữ học này đã giúp tôi có

được kiến thức cần thiết về Ngôn ngữ học Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thay cô của KhoaNgôn ngữ học, đặc biệt là cô Huỳnh Thị Hồng Hạnh và thầy Nguyễn Hoàng Trung

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn PGS TS Lê Khắc Cường, GS TS Marc Brunelle và

TS Tạ Thành Tan về sự hỗ trợ trong việc gợi ý thiết kế mô hình nghiên cứu, thu thập

và xử lý tư liệu phục vụ cho luận án.

Nghiên cứu trong luận án nhận được sự hỗ trợ bởi Bộ Khoa học Công nghệ trongkhuôn khổ Chương trình “Hỗ trợ nghiên cứu, phát trién và ứng dụng công nghệ cuacông nghiệp 4.0° mã số: KC-4.0/19-25” - Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống dịch

tự động văn bản tiếng Việt sang văn bản tiếng Ba Na và hệ thống tổng hợp tiếng Ba Na(bao gồm đủ các phương ngữ)” mã số: KC-4.0-29/19-25

Trang 5

Loi cam doan

Tôi xin cam đoan tat cả các số liệu về ngữ âm về tiếng Cho ro được dùng trong

luận án này đều do tôi khảo sát, thu thập được Người viết thực hiện các bước nghiên

cứu với sự trung thực Dữ liệu thống kê tiếng Chơ ro đều là kết quả từ những chuyến

điên da của người việt luận án.

Trang 6

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các hình

Danh mục các biéu đi

Danh mục các bảng sô liệu

Danh mục các ban đồ.

Quy ước viết tắt.

MO DAU

1 Lý do chọn dé tài

2 Lịch sử nghiên cứu van dé

2.1 Nghiên cứu về phương ngữ của các ngôn ngữ ở Việt Nam

2.1.1 Các công trình liên quan đến phương ngữ tiếng Việt.

2.1.2 Các công trình liên quan đến phương ngữ của các ngôn ngữ thuộc nhóm Ba Na Nai

2.2 Các công trình liên quan đến phương ngữ tiếng Cho Ro

3 Mục đích nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

7 Dong góp của luận án

8 Bố cục của luận án

Chương 1 CO SỞ LÝ THUYET VA THỰC TIE)

1.1 Các khái niệm lý thuyết

Trang 7

1.2 Hướng nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm

1.3 Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm âm học

1.3.1 Các thông số và cách đo đạc nguyên âm

1.3.2 Các thông số và cách đo đạc phụ âm.

1.4 Hướng nghiên cứu ngữ âm phương ngữ của luận án

1.5 Tổng quan về tộc người Cho Ro và tiếng Cho Ro

1.5.1 Lịch sử cư trú của người Cho Ro

1.5.2 Bối cảnh xã hội của người Cho Ro

1.5.3 Loại hình tiếng Chơ Ro

1.6 Tiểu kết chương mộ

Chương 2 SỰ KHÁC BIỆT NGỮ ÂM HỌC GIỮA CÁC PHƯƠNG NGỮ CHƠ RO

Ở XUÂN LỘC, CHÂU ĐỨC VÀ ĐỊNH QUÁN

2.1 Khái quát về ngữ âm tiếng Chơ Ro

2.1.1 Về cấu trúc âm tiết tiếng Chơ Ro

2.1.2 Hệ thông âm vị tiếng Cho R‹

2.2 Sự khác biệt về ngữ âm của tiền âm tiết của các phương ngữ Chơ Ro

2.2.1 Phụ âm đầu tiền âm tiết

2.2.2 Nguyên âm tiền âm tiết.

2.2.3 Phụ âm cuối tiền âm ti

2.3 Sự khác biệt về ngữ âm gii các phương ngữ Cho Ro

2.3.1 Phụ âm dau âm tiết chính

m tiết chính 2.3.3 Phụ âm cuối âm tiết chính

2.4 Các kiểu đơn tiết hoá trong tiếng Chơ Ro

2.5 Nguyên nhân và hệ quả của đơn tiết hoá trong tiếng Chơ Ro

2.6 Khuynh hướng phát triển của các ngôn ngữ thộc chỉ Mon-Khmer

2.6.1 Cầu trúc từ âm vị học điền hình trong các ngôn ngữ Mon-Khmer

2.6.2 Cầu trúc một âm tiết rưỡi

Trang 8

2.7 Âm vực trong các phương ngữ Cho Ro .132

2.7.1 Thời gian khởi thanh của phy âm trong các phương ngữ biểu hiện âm vực 132

2.7.2 Thông số của nguyên âm trong các phương ngữ biéu hiện âm vực trên vai 135 2.7.3 Trạng thái đối lập âm vực trong các phương ngữ Chơ Ro 148 2.8 Tiểu kết chương hai 149

Chương 3 PHAN VUNG 3 PHƯƠNG NGU CHO RO TREN CƠ SỞ NGỮ AM 152

3.1 Cơ sở xây dựng bản đồ phương ngữ sa: 152) 3.2 Vai trò của bản đồ phương ngữ l55

3.3 Phân vùng phương ngữ theo sự khác biệt ngữ âm phương ngữ Chơ Ro .l57

167

167

173

3.4 Thông tin từ ban đồ phương ngữ Cho Ro.

3.4.1 Bản đồ đường đồng ngữ âm vị tiếng Cho Ro

3.4.2 Bản đồ phương ngữ tiếng Chơ Ro trên cơ sở số ho:

3.4.2.1 Sự phân bố của biến thé phụ âm tiếng Cho Ro 178 3.4.2.2 Sự phân bố của biến thể nguyên âm tiếng Cho Ro .179 3.5 Tiểu kết chương ba -„ T81

é 183

Danh mục tài liệu tham khảo 188

CAC PHU LUC

Phu lục 1: Bang đối chiếu tiền âm tiết của các phương ngữ Cho Ro

Phu lục 2: Bảng đối chiếu phụ âm đầu âm tiết chính của các phương ngữ Cho Ro

Phu lục 3: Bảng đối chiếu nguyên âm của các phương ngữ Cho Ro

Phụ lục 4: Bảng đối chiếu phụ âm cuối của các phương ngữ Chơ Ro.

Phụ lục 5: Danh sách cộng tác viên ở các phương ngữ Cho Ro.

Phụ lục 6: Bảng từ điều tra ngữ âm Swadesh 281 từ, được phiên âm cho giọng Xuân Lộc 12 Phụ lục 7: Bảng từ dùng khảo sát ngữ âm tiếng Cho Ro vùng Xuân Lộ:

Trang 9

Danh muc cac hinh

Hình 1.1: Ranh giới các âm tố của âm tiết “set” trong Praat -.44

Hình 1.2: Tần số formant F1, F2 của nguyên âm tiếng Chơ Ro phương ngữ Châu

Đức 46

Hình 1.3: Thanh phô của 4 nguyên âm trong các từ trong tiêng Anh: bead, bid,

bed, bad (Ladefoged, 2005, tr 37) 146

Hình 1.4: Hình thang nguyên âm tiếng Việt của nam và nữ thé ngữ Phuc Lé 47

Hình 1.5: Giá tri VOT của phụ âm đầu tắc của tiếng Tây Ban Nha (Abramson &

Lisker, 1973, tr 3) 248

Hình 1.6: Thời gian khởi thanh của phụ âm tiếng Anh +50

Hình 1.7: Đoạn chuyền tiếp formant giữa phụ âm đầu và nguyên âm —

54

Hình 1.8: Ảnh phổ của phụ âm [B] trong từ ba

Hình 1.9: Đồ thị sóng âm của phụ âm [b] trong từ ba _

Hình 1.10: Ảnh phổ của phụ âm [t] trong từ tha, [t] trong từ ta 5S

Hình 1.11: Ảnh phổ của phụ âm [t] trong từ ta, phụ âm [d] trong từ da 56

Hình 1.12: Ảnh phổ của phụ âm [{] trong từ tra 56

Hình 1.13: Ảnh phổ của phụ âm [c] trong từ cha 57

Hình 1.14: Ảnh phổ của phụ âm [k] trong từ ca, 57

Hình 1.15: Ảnh phổ của phụ âm tắc, thanh hầu [?] trong từ a 258

Hình 2.1: Ảnh phổ và song âm của nguyên âm tiền âm tiết [i] bipil “say”, trường

độ của tiền âm tiết [bi] 0,08 giây

Hình 2.2: Ảnh phổ và sóng âm của nguyên âm tiền âm tiết [a] trong từ [lapon]

Trang 10

Hình 2.6: Ảnh phổ và sóng âm của phụ âm [r] trong từ [re] “ray”

Hình 2.7: Ảnh phô và sóng âm của phụ âm [k] trong từ [ko?] “gồ ghề” 102

Hình 2.8: Ảnh phổ và sóng âm của phụ âm [g] trong từ [găn] “thịt”

Hình 2.10: Ảnh phổ và sóng âm của phụ âm [v] trong từ [va] (tiếng Viét) 104

Hình 2.11: Ảnh phổ của phụ âm [6] trong từ 63h “cuốc”

Hình 2.12: Hình thang nguyên âm tiếng Cho Ro

Hình 2.13: Ảnh phổ và sóng âm của phụ âm cuối [r] trong từ [nar] “ngày” 122

Hình 2.14: Ảnh phổ và sóng âm của bán âm cuối [j] trong từ [naj] “ngay” 122

Hình 3.1: Các bước xây dựng bản đồ phương ngữ

Danh mục các biểu đồ

Biểu đồ 2.1: VOT của phương ngữ Châu Đức

Biểu đồ 2.2: FO của nguyên khi đứng sau các phụ âm (giọng CĐ)

Biểu đồ 2.3: F0 theo giới tính và độ tuổi

Biểu đồ 2.4: F0 của nguyên âm theo giới tính và độ tuổi

Biểu đồ 2.5 Thông sé HI*-H2* của nguyên âm trong đoạn 200 mili giây đâu 108Biểu đồ 2.6: Tần số F1 của các nguyên âm sau phụ âm đầu tắc

Biểu đồ 2.7: Trung bình trường độ nguyên âm theo sau phụ âm tac

Biểu đồ 2.9: Nguyên âm của cộng tác viên nữ theo phương ngữ Chơ Ro

Biểu đồ 2.11: Trung bình F2 theo giới tính và phương ngữ

Biểu đồ 2.12: Trung bình trường độ nguyên âm theo giới tính và phương ngữ 117

Trang 11

Biéu dé 2.13: Trung bình trường độ của nguyên âm tiếng Chơ Ro

Biểu đồ 2.14: Trung bình VOT theo giới tính và phụ âm da

Biểu đồ 2.15: Trung bình VOT theo phụ âm và phương ngữ 134

Biéu dé 2.16: Trung binh FO theo phuong ngit 135

Biểu đồ 2.17: Trung bình F0 theo phương ngữ và giới tính 136

137

Biểu đồ 2.18: Trung bình H1-H2 theo phương ngữ Cho Ro

Biểu đồ 2.19: Trung bình H1-H2 theo giới tính 137

Biểu đồ 2.20: Trung bình H1-H2 theo giới tính và phương ngữ Cho Ro 138

Biểu dé 2.21: Trung bình H1-H2 theo phương ngữ và loại phụ âm đầu 139

Biểu đồ 2.22: Trung bình F1 theo phương ngữ 140

Biểu đồ 2.23: Trung bình F1 theo giới tính và phương ngữ 141

Biểu đồ 2.24: Trung bình F1 của nguyên âm theo sau một số phụ âm đầu 142

Biểu đồ 2.25: Trung bình F2 của nguyên âm theo sau một số phụ âm đầu 143

Biểu đồ 2.26: Trung bình F2 theo phương ngữ

Biểu đồ 2.27: Trung bình F2 theo phương ngữ và giới tính

Biểu đồ 2.28: Trung bình trường độ theo phương ngữ

Biểu đồ 2.29: Trung bình trường độ nguyên âm theo sau một số phụ âm đầu 147

Biểu đồ 2.30: Trung bình trường độ của nguyên âm theo giới tính và phụ âm đầu

-.148

Biểu dé 3.1: MDS của phương ngữ Cho Ro

Biểu đồ 3.2: Khoảng cách ngữ âm tương quan với khoảng cách địa lý

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ nhánh về độ khác biệt giữa các phương ngữ Cho Ro 176

Biểu đồ 3.4: Sự phân bố của nguyên âm ở 3 phương ngữ theo giới tính 180

Biểu đồ 3.5: Sự phân bố của nguyên âm ở 3 phương ngữ theo độ tuổ

Trang 12

Bang 1: Phân bố số lượng cộng tác vién - 17

Bang 1.1: VOT của phụ âm tắc vô thanh va tắc hữu thanh tiếng Anh, Pháp, Việt

51 Bảng 1.2: VOT cua phụ âm đâu tiêng Việt 52

Bang 1.3: Tần số của phụ âm tiếng Việt 58

Bang 2.1: Bảng phụ âm tiếng Cho Ro của David Thomas (Thomas, 1967, tr

32-44) TT

Bang 2.2.: Bảng hệ thông phụ âm đầu tiền âm tiết tiếng Cho Ro 1:78

Bang 2.3: Bảng hệ thông phụ âm đầu âm tiết chính tiếng Cho Ro 79

Bảng 2.4: Bảng kê cặp tối thiểu âm vị phụ âm đầu âm tiết chính tiếng Chơ Ro 80

Bang 2.5: Bảng hệ thống phụ âm cuối âm tiết chính tiếng Cho Ro §6

Bảng 2.6: Bảng nguyên âm âm tiết chính tiếng Cho Ro

Bảng 2.7: Bảng đối lập âm vị nguyên âm tiếng Chơ Ro

Bang 2.8: Sự kết hợp trong cấu trúc tiền âm tiết tiếng Cho Ro

Bảng 2.9: Trung bình VOT của phụ âm đầu trước nguyên âm [a]

Bảng 2.11: Trung bình F2 theo giới tính và phương ngữ

Bảng 2.13: Trung bình trường độ của các nguyên âm.

Bảng 2.14: Bảng tỉ lệ từ âm vị tiếng Chơ Ro

Bảng 2.15: Trung bình VOT theo giới tính

Bảng 2.16: Trung bình VOT theo phụ âm và phương ngữ

Bảng 2.17 : Trung bình F0 của 3 phương ngữ Chơ Ro

Bang 2.18: Trung bình FO theo giới tính của 3 phương ngữ Cho Ro 135

Trang 13

Bang 2.19: Trung bình H1-H2 của các phương ngữ Cho Ro

Bảng 2.20: Trung bình H1-H2 theo giới tính

Bảng 2.21: Trung bình H1-H2 theo giới tính và phương ngữ Cho Ro 138

Bang 2.22: Trung bình H1-H2 của nguyên âm theo phy âm dau và phương ngữ

Kiệt 138

Bảng 2.23: Trung bình F1 của các phương ngữ -. -: -:-5+55-55+>+ 139

Bảng 2.24: Trung bình F1 theo giới tính và phương ngữ - 140

Bảng 2.26: Trung bình F2 của các phương ngữ

Bảng 2.27: Trung bình F2 theo giới tính và phương ngữ

Bang 2.28: Trung bình trường độ nguyên âm theo phương ngữ

Bảng 2.29: Trung bình trường độ của nguyên âm theo loại phụ âm dau [d, g, k, t]

Bảng 2.30: Trung bình trường độ nguyên âm theo phụ âm dau và giới tính 47

Bảng 3.1: Mức độ đại điện của biến thé của phương ngữ Cho Ro

Bang 3.2: Khoảng cách địa lý giữa các phương ngữ tiếng Cho Ro (ki lô mét) 174

Bảng 3.3: Độ khác biệt về ngữ âm giữa các phương ngữ Chơ Ro

Danh mục các bản đồBản đồ 2.1: Bản đồ phân bố dân số Cho Ro theo khu vực được vẽ bởi Marc

Brunelle dựa trên số liệu dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019 (Tổng cục Thống

kê, 2019)

Bản đồ 2.2: Bản đồ dòng tộc người Chơ Ro (Thomas, 1967)

Bản đồ 2.3: Bản đồ các họ ngôn ngữ của khu vực Đông Nam Á (Brunelle &

Kirby, 2016)

Ban đồ 2.4: Bản đồ các nhánh ngôn ngữ thuộc chi Môn Khmer

Trang 14

Bản đô 3.5: Bản đô tương quan về ngữ âm giữa các phương ngữ Chơ Ro

Quy ước viết tắt

Các ký hiệu được dùng trong luận án

1.[] : Phiên âm ngữ âm học

2.//: Phiên âm âm vị học

3 © : Chuyển đổi luân phiên

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình khoa học nghiêncứu về hệ thống ngữ âm tiếng Cho Ro (Châu Ro) Hệ thống ngữ âm của các phương.ngữ tiếng Chơ Ro cũng chưa được nghiên cứu quy mô Theo ghi nhận ban đầu từ

cộng tác viên người Chơ Ro, cũng như các nghiên cứu của David Thomas (1971),tiếng Chơ Ro ở các vùng có khác biệt về ngữ âm và từ vựng nhưng chưa được nghiên

cứu theo hệ thống Các dữ liệu liên quan đến nghiên cứu ngữ âm tiếng Chơ Ro, nhìnchung chưa thể đáp ứng yêu cầu của việc nghiên cứu ngữ âm phương ngữ của ngôn

ngữ này.

Ngôn ngữ của một tộc người về mặt âm thanh là giọng nói của các cộng đồngphương ngữ thuộc ngôn ngữ đó Bởi vậy, cần phải có sự kế thừa các công trình nghiêncứu trước đây và bổ sung, đánh giá trong việc phân định các vùng phương ngữ Cho

Ro và trong đó, phương ngữ nào là đại diện Miêu tả cách phát âm phương ngữ là

công việc cần thiết dé góp phần xây dựng nền tảng ngữ âm, âm vị học cho tiếng Cho

Ro Khi có được càng nhiều công trình nghiên cứu về ngữ âm, giọng nói thì ngữ liệu

âm thanh Chơ Ro sẽ được nâng lên về lượng và chất

Mặc dù hiện tại dân số tương đối thấp với khoảng 29.520 người (Tổng cụcThống kê, 2019) nhưng qua thực tế kiểm chứng, cộng đồng Chơ Ro cũng có nhữngđặc trưng riêng đánh dấu ngữ âm phương ngữ Do đó, cần có những nghiên cứu

chuyên sâu và toàn diện ngữ âm phương ngữ Chơ Ro Với lịch sử lâu đời, người Chơ

Ro có sự bảo tồn những đặc trưng ngữ âm ở các phương ngữ như thế nào?

Về thực tiễn sử dụng tiếng Chơ Ro, qua phỏng vấn, đồng bào Chơ Ro cho thấy

họ đã chú ý về khác biệt giọng nói giữa các vùng Nhận định của các cộng tác viênđôi khi chưa thống nhất về việc phát âm tiếng Chơ Ro của cộng đồng thuộc phươngngữ lân cận Trong giao tiếp của các cộng đồng Chơ Ro hiện nay, có một số trở ngạinhỏ về mặt ngữ âm Mặc dù là những trở ngại nhỏ nhưng việc hệ thống hoá, miêu tả

những trở ngại này dưới góc độ ngữ âm học thì khá công phu Giọng Chơ Ro các

Trang 16

Đối với tác giả, luận án Hệ (hồng ngữ âm các phương ngữ Châu Ro nằm tronghướng nghiên cứu ngữ âm dân tộc thiểu số, hướng nghiên cứu này đúng với chuyênngành của mình Với thuận lợi về điều kiện nghiên cứu như khoảng cách điền dã gần

nơi cư trú, các công cụ thu âm hiện đại, phần mềm phân tích thực nghiệm mới, tôi có

thể thực hiện được luận án này một cách thuận lợi Nhờ vận dụng phương pháp mớitrong nghiên cứu ngữ âm phương ngữ, chúng tôi có thé góp phần xây dựng bản đồ

phương ngữ Chơ Ro một cách trực quan.

Tộc danh Cho Ro nằm trong Bảng danh mục các dân tộc Việt Nam Bảng danhmục này có tông cộng 54 dân tộc và được chọn làm cơ sở để ghi tên các dân tộc thiêu

số đã được trích dẫn trong luận án này (Tổng cục Thống kê, 1979) Ngoài tên dân tộc

chính là Cho Ro, còn có các tên gọi khác như: Jro, Do Ro, Châu Ro, Thượng Trong

đó, tên gọi Châu Ro được sử dụng khá phổ biến trong đời sống Tuy vậy, nhằm đảm

bảo cho tính thống nhất về mặt khoa học, chúng tôi sử dụng tộc danh Chơ Ro trongphan nội dung của luận án Hé thống ngữ âm các phương ngữ Châu Ro

2 Lịch sir nghiên cứu vấn đề

Với đề tài luận án là Hệ thông ngữ âm các phương ngữ Châu Ro, chúng tôi sẽ

lần lượt điểm qua các vấn đề như: các nghiên cứu về phương ngữ của các ngôn ngữ

thuộc chỉ Môn-Khmer ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu tiếng Chơ Ro

2.1 Nghiên cứu về phương ngữ của các ngôn ng!

2.1.1 Các công trình liên quan đến phương ng'

Ban về các công trình nghiên cứu phương ngữ về tiếng Việt, nhìn chung các tác

giả nghiên cứu theo các hướng chính như sau:

a Hướng nghiên cứu phương ngữ học địa lý

Theo hướng nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xác lập

vị trí, ranh giới vùng phương ngữ và về cách phân chia các vùng phương ngữ trong

lãnh thổ Việt Nam Hướng nghiên cứu này thuộc khía cạnh đồng đại của ngữ âm học

Trang 17

Nhà nghiên cứu Cadière là tác giả đầu tiên đề cập đến việc phân chia vùng

phương ngữ Việt Nam Theo tác giả này, phương ngữ Việt Nam được chia thành 4

vùng Công trình Phonétique annamite: (dialecte du Haut-Annam) “Ngữ âm tiếngmiễn Trung (phương ngữ Bắc Trung bộ) ” (Cadière, 1902) là công trình đầu tiên vềphương ngữ tiếng Việt

Tiếp theo là Maspero H., với công trình Etudes sur la phonétique historique de

la langue Annamite (Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng An Nam) (Maspero, 1912b) H

Maspéro chia tiếng Việt ra làm ba phương ngữ: phương ngữ Bắc (tonkinois), phương.ngữ Nam (cochinchinois) và phương ngữ Bắc Trung bộ (Haut-Annam)

Theo góc nhìn truyền thống phương ngữ học, chúng tôi tạm sắp xếp các côngtrình nghiên cứu theo kết quả nghiên cứu về mặt địa lý như sau:

- Ở miền Bắc, giọng Hà Nội đã được nhiều nhà nghiên cứu khảo sát, phân tích

Có thể do nguyên nhân chính là vị thế trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Nội

Có thể kể đến các tác giả với các công trình tiêu biểu như: Thompson trong A

Vietnamese Grammar (Thompson, 1965); Sampson trong Hanoi Dorsal Finals (Sampson, 1969); Alexis Michaud nghiên cứu Final Consonants and Glottalization:

New Prespectives from Hanoi, Vietnam (Michaud, 2004); James Kirby nghiên cứu Vietnamese (Hanoi Vietnamese), (Kirby, 2011)

- Ở miền Trung, vùng Quảng Bình được Cadière L chọn khảo sát ngữ âm

phương ngữ Trung Sau đó là công trình cua Emeneau M Với công trình Studies in

Vietnamese Grammar (Emeneau, 1951) Emeneau M đã chọn phương ngữ Vinh làm

đối tượng khảo sát; Harvey M và Taylo miêu tả đặc điêm ngữ âm, thanh điệu giọngHuế (Taylor, 1962); Cao Xuân Hạo có khái quát các lược đồ biến đổi của các nguyên

âm giọng Quảng Nam theo từng bối cảnh ngữ âm cụ thể (Cao Xuân Hạo, 1986);Vuong Hữu Lễ nhận xét về van trong thé ngữ ở Quảng Nam (Vương Hữu Lễ, 1981).Ferlus M nghiên cứu tiếng Vinh (Ferlus, 1991a) và miêu tả ngữ âm ở Cao Lao Hạ(Quảng Bình) (Ferlus, 1995); Alves M và Nguyễn Duy Hướng nghiên cứu thé ngữ

Thanh Chương (Nghệ An) (Alves & Nguyễn Duy Hương, 2007); Andrea Hoa Phạm

Trang 18

1993); Công trình Tir điển tiếng địa phương Nghệ Tinh được thực hiện công phu

(Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh, Phan Mậu Cảnh, & Nguyễn Hoài Nguyên,

1999); Nguyễn Văn Lợi phân tích thanh điệu của các thé ngữ tại Nghệ An bằng máy

tính (Nguyễn Văn Lợi, 2002); Nguyễn Văn Nguyên miêu tả ngữ âm phương ngữ

Nghệ Tĩnh (Nguyễn Văn Nguyên, 2003); Trần Trí Dõi miêu tả thanh điệu tiếng Việt

ở Cửa Lò thuộc Nghệ An (Trần Trí Dõi, 2002) Trong cuốn sách Nguồn gốc và sự

hình thành giọng Quảng Nam (Pham, 2022), giáo sư Michael Kenstowicz của Đại

học MIT (Hoa Kỳ) nhận xét rằng tác giả Andrea Hoa Phạm đã kết hợp phân tích ngôn

ngữ học và chứng cứ lịch sử của Việt Nam dé giải thích nguồn gốc của giọng Quang

Nam.

- Ở miền Nam, Thompson miêu tả âm vị tiếng Sài Gon (Thompson, 1959)

Cao Xuân Hạo bàn về vấn đề âm vị dựa trên ngữ liệu giọng Nam Bộ (Cao Xuân Hạo,

1988) Trần Thị Ngọc Lang đưa ra nhận xét về sự khác biệt giữa phương ngữ Nam

Bộ so với tiếng Việt toàn dan (Nguyễn Đức Dân & Trần Thị Ngọc Lang, 1983; TranThị Ngọc Lang, 1995) Tác giả Huỳnh Công Tín (2007) với Từ điển từ ngữ Nam Bộ

có chứa phần phiên âm âm vị học giúp người đọc thuận tiện hơn khi tìm hiểu ngữ âm

giọng Nam Bộ.

Một số công trình có áp dụng kỹ thuật thuộc về ngữ âm học thực nghiệm như:Tac giả Dinh Lê Thư bàn về phương thức tạo ra biến thé phụ âm đầu của phương.ngữ Bắc với biểu hiện của phụ âm xát thuần tuý hay phụ âm xát có yếu tố tắc bat đầu

(Dinh Lê Thư, 1984); Hoàng Cao Cương miêu tả thanh điệu qua giọng địa phương

trên cứ liệu FO (Hoàng Cao Cương, 1989); Nguyễn Văn Lợi & J Edmondson bàn vềthanh điệu và chất giọng trong giọng Bắc (Edmondson & Nguyễn Văn Lợi, 1997);

Vũ Kim Bảng trình bay về hệ formant của nguyên âm tiếng Hà Nội (Vũ Kim Bảng,2002) Điều này chứng tỏ các giá trị âm học của phụ âm đầu như VOT hay giá trị âm

Trang 19

học của nguyên âm (FI, F2) đã được các nhà nghiên cứu dùng làm minh chứng chođặc điểm âm học của phương ngữ.

b Hướng nghiên cứu Phương ngữ học lịch sử

Từ năm 1902, Cadière L đã khởi đầu cho việc nghiên cứu ngữ âm tiếng AnNam (Cadière, 1902); Maspero H thực hiện công trình nghiên cứu các dấu vết lịch

sử ngữ âm tiếng miền Trung (Maspero, 1912a); Ferlus M nghiên cứu giọng tiền Việt

— Mường đã có nhận định về lịch sử ngữ âm tiếng Việt (Ferlus, 1991b); Pinnow &

Shorto nghiên cứu, so sánh các ngôn ngữ Đông Nam Á có liên quan đến tiếng Việt

(Pinnow & Shorto, 1963); Nguyễn Tài Cần đã so sánh các phụ âm, nguyên âm tiếngViệt với các ngôn ngữ cùng nhóm, họ ngôn ngữ dé truy vết nguồn gốc (Nguyễn Tài

Cần, 1997)

André-Georges Haudricourt đề cập đến vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữNam A (Haudricourt, 1953), ông bác bỏ ý kiến của H Maspero về nguồn gốc họ Nam

Á của tiếng Việt Sau đó M Ferlus (1975) đã khai thác thêm tư liệu củng cố cho luận

điểm của André-Georges Haudricourt

Các tác giả này truy vết ngữ âm lịch sử tiếng Việt và so sánh với các ngôn ngữ

cùng nhóm, cùng chỉ để phân loại, tái lập sơ đồ nhánh ngôn ngữ

c Hướng kết hợp địa lý và lịch sử

Shimizu Masaaki (2013) nghiên cứu về tiếng Quảng Nam, chỉ ra những bằng

chứng về quá trình biến đổi phụ âm cuối Bằng việc khảo sát từ hai góc độ, cả lịch

đại và đồng đại, tác giả cho rằng, tiếng Quảng Nam được xem như cầu nối giữaphương ngữ Bắc và phương ngữ Nam

Công trình Phương ngữ học (Hoàng Thị Châu, 2004) được đánh giá là công

trình có sự kết hợp giữa nghiên cứu đồng đại và lịch đại trong việc khai thác các vấn

dé ngữ âm tiếng Việt

Tom lại, ở Việt Nam, cho đến nay chưa công trình nghiên cứu phương ngữ tiếngViệt cấp quốc gia Công trình đáng chú nhất là Phương ngữ học tiếng Việt của HoangThị Châu Công trình này được xem công trình có tính liền mạch, tính hệ thống va cónhiều giá trị nhất Dựa vào lý thuyết phương ngữ học địa lý, Hoàng Thị Châu đã tiến

Trang 20

âm cuối, hệ thống thanh điệu Hoàng Thị Châu cũng đã đưa ra những lý giải chonhững biến thể vùng phương ngữ của tiếng Việt dựa trên các phương diện lịch sử, xã

hội.

Giáo sư Hoàng Thị Châu khái quát nguyên âm tiếng Việt có sự luân phiên từ độ

mở rộng sang độ mở hep, “quá trinh chuyển hoá của nguyên âm tiếng Việt đã xảy ratheo hướng từ nguyên âm mở đến nguyên âm khép và cái cầu chuyển tiếp là nguyên

âm đôi” (Hoàng Thị Châu, 2004, tr 197).

Về trường độ của phần vần tiếng Việt, trường độ của nguyên âm có mối liên hệ

với trường độ của phụ âm cuối như sau: “nguyén âm dài thì phụ âm ngắn, nếu nguyên

âm ngắn thì phụ âm dài dé đảm bảo có định trường độ của phan van trong tiếng Việt.Ngoài đối lập a, a, ơ â, các nguyên âm còn lại tu theo hoàn cảnh ngữ âm chúng

xuất hiện, có thể là âm dài hay âm ngắn: trường độ của nguyên âm ở đây không cótác dụng khu biệt nghĩa, không có giá trị âm vị hoc” (Hoàng Thi Châu, 2004, tr 188).

Ảnh hưởng qua lại giữa nguyên âm và phụ âm cuối về đặc trưng âm học củacác phụ âm của phương ngữ Bắc được Hoàng Thị Châu miêu tả như sau:

“Những biến đổi trong van khi kết hợp phụ âm cuối ng, nh, ch, k của phương

ngữ

1 Vanco iép hợp chặt (nguyên âm ngắn lại và phụ âm dài ra)

2 Nguyên âm dòng trước mở hon và hơi lùi vỀ phía sau, nguyên âm dong sau tròn

môi thì dịch về phía trước và giảm độ môi hoá

3 Phụ âm cuối thì từ những phụ âm sốc lưỡi hoặc biến thành những phụ âm mặt

lưỡi (sau i, 6, e) hoặc biến thành những phụ âm môi - mạc (sau u, 6, 0)”

(Hoàng Thị Châu, 2004, tr 190)

Về khuynh hướng chi phối biến đổi ngữ âm: “những tính chất đặc thù củanguyên âm déu chuyển cho phụ âm cuối: tính chất khép, dòng trước của nguyên âmchuyển sang biến những phụ âm gốc lưỡi -ng, -k thành những phụ âm ngạc hoá [-nh,

Trang 21

-ch] Tinh chất môi hoá của những nguyên âm dòng sau tròn môi don ra sau biến

những phụ âm gốc lưỡi -ng, -k thành những phụ âm môi mạc: [-ngm, kp] Còn về

phía nguyên âm, thì đã mắt những tính chất đặc thù của mình và trung tính hoá”

a Công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Cơ Ho

Nha nghiên cứu Tạ Văn Thông nghiên cứu Ngữ âm tiếng Cơ Ho với những nhậnđịnh về quy luật phụ âm vô thanh luân phiên với phụ âm hữu thanh, phụ âm bán hữuthanh; nguyên âm đối lập trường độ, cao độ; quá trình đơn tiết hoá (Tạ Văn Thông,2004) Bảng 281 từ (phát triển từ bảng 207 từ của Swadesh) và bảng 2000 từ căn bản

được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu tiếng đồng bào thiểu số ở Việt Nam Do đó,

Ta Văn Thông và các tác giả khác cũng đã dùng các bảng từ này đề điều tra điền dãngôn ngữ các dân tộc thiểu số Các biến thể của phụ âm và nguyên âm phương ngữ

tiếng Cơ Ho cũng đã được Nguyễn Võ Lệ Quyên miêu tả cụ thể và có sự so sánh với

công trình của các tác giả đi trước (Nguyễn Võ Lệ Quyên, 2012).

Theo Tạ Văn Thông, trong tiếng Cơ Ho có 4 nhóm phương ngữ: Chil, Lat, Sre

- Nộp va Mạ Dựa trên việc so sánh bang 281 từ cơ bản Swadesh, Tạ Văn Thông ghi

nhận nhóm Chil, Lat, Sre - Nộp có số lượng từ có tiền âm tiết khá lớn, số lượng từ

chứa tiền âm tiết giảm dần ở nhóm Kodon Riêng trong nhóm Mạ, số lượng từ có tiền

âm tiết thấp nhất và cấu trúc của tiền âm tiết thường là CV Sự khác biệt về độ đài vỏ

ngữ âm tiếng Cơ Ho theo Tạ Văn Thông có liên quan đến quá trình đơn tiết hoá Quá

trình này diễn ra phổ biến ở các ngôn ngữ thuộc chỉ Môn-Khơme (Tạ Văn Thông,

Trang 22

Sre — Nộp bảo lưu tình trang cổ hơn nhóm Kơ dòn và nhóm Mạ (Tạ Văn Thông (chủ

biên), 2009, tr 365).

b Công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Mnông

Theo Nguyễn Kiên Trường và Trương Anh, tiếng Mnông có 7 phương ngữ như:

Mnông Pré, Kuênh, Mạ, Mnông Nar (Bu Nar), Mnông Noong (Bu Noong), Mnông

RLâm, MNông Prâng (Nguyễn Kiên Trường & Trương Anh, 2009) Trong phương

ngữ Mnông trung tâm, Richard Phillips cho rằng nguyên âm của phương ngữ này, sovới nguyên âm trong các ngôn ngữ chỉ Mon Khmer có liên kết với phụ âm cuối chặthơn so với liên kết với phụ âm đầu Nguyên âm theo sau phụ âm đầu vô thanh thì

căng, nguyên âm theo sau phụ âm hữu thanh thì chùng (Phillips, 1973, tr 123).

Tác giả Nguyễn Văn Lợi bàn đến hiện tượng vô thanh hoá phụ âm đầu như mộtgiai đoạn trong quá trình hình thành đối lập âm vực trong phương ngữ Mnông Pré.Trong phương ngữ Mnông Pré chưa có đối lập về chỉ số F0 nên chưa có thanh điệu(Tạ Văn Thông (chủ biên), 2009, tr 154) Nguyễn Văn Lợi rút ra nhận xét về phụ âmđầu tiếng Mnông préh như sau:

“1 Các phụ âm được các tác giả trước miêu tả là phụ âm tắc, hữu thanh hay

phụ âm hữu thanh, yếu trong thực tế, được phát âm như phụ âm tắc vô thanh, dù ở vịtrí khác nhau Trong nhóm phụ âm tắc, sự đối lập cặp 3 trở thành đối lập cặp 2: phụ

âm tắc vô thanh vs phụ âm tắc hữu thanh, hút vào

2 Trong Mnông Preh, quá trình vô thanh hoá các phụ âm tắc hữu thanh thỏ:

*b>p, *d>t, *}>c, *g>k không còn như một hiện tượng mang tính chất ngữ âm học,nhự miêu tả của R Philipps, mà đã hoàn tat, về mặt âm vị học” (Tạ Văn Thông (chủ

biên), 2009, tr 150).

Cũng theo Nguyễn Văn Lợi, trong ngôn ngữ Mnông Préh, quá trình vô thanh

hoá phụ âm đầu đi liền với quá trình xuất hiện âm vực nguyên âm Tiếng Mnông Préh

Trang 23

tồn tại 2 lớp nguyên âm khác nhau: nguyên âm thuộc lớp thứ nhất có âm vực thường(modal), còn nguyên âm âm vực thứ hai được “đánh dấu” bằng các tiêu chí: khép

hơn, nguyên âm đôi hoá, cao độ thấp, chất giọng chùng (thở) (Tạ Văn Thông (chủbiên), 2009, tr 153):

Phu âm đầu Nguyên âm

Âm vực thứ

nhất *p>p, *t>t*c>c, *k>k | Bình thương (modal)

Am vực thứ | *b>p, *d>t, %>e, Khép, nguyên âm đôi hóa, cao độ thấp,

hai *e>h chât giọng chùng (thở)

iếng

Mnông như sau: “Giữa hai phương ngữ chính này có những sự khác biệt về ngữ

Tác giả Đinh Lê Thư nhận định về việc phân chia các phương ngữ của

âm và từ vựng nhưng không có đường ranh giới tuyệt đối mà có sự chuyển tiếpdân dan qua tiếng nói các nhánh trong cùng một nhóm và các nhánh trong nhómkhác Nhiều hiện tượng có sự đan chéo phức tạp phản ánh sw biến đổi da dạng

trong quá trình chia tách các phương ngữ và thổ ngữ " (Dinh Lê Thư, 1994, tr

73) Phương ngữ tiếng Mnông còn được miêu tả qua các biến thể theo vị trí nhưphụ âm đầu, âm chính, âm cuối và có nhận xét về sự hội tụ và phân ly trong phương.

ngữ này (Đinh Lê Thư, 1994).

c Công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Xtiêng

Phương ngữ tiếng Xtiêng có sự khác biệt về ngữ âm giữa hai phương ngữ Bu

Lơ và Bu Deh (Lê Khắc Cường, 2000, 2015) Phương ngữ Bu Lơ được Lê KhắcCường chọn làm phương ngữ cơ sở của tiếng Xtiêng vì “người nói tiếng Bu Lơ đông

hơn người nói tiếng Bu Deh: theo thống kê năm 1995 thì dân số người Stiéng! trên

toàn tỉnh Sông Bé là gan 60.000 người, trong đó gan 35.000 là người Bu Lo Sở ditiêu chí số dân đông được chọn làm tiêu chí cơ sở vì các tiêu chí khác như tính dong

nhất - không đồng nhất, phát triển - kém phát trién, giữa hai phương ngữ này có

! Stiéng là một cách viết khác của tộc danh Xtiêng (Tổng cục Thống kê, 1979).

Trang 24

thể xem là tương đương” (Lê Khắc Cường, 2000, tr 121) Khi so sánh sự tương đồng

và khác biệt giữa nội bộ các phương ngữ của tiếng Xtiêng, tiếng Cơ Ho và Mnông,

kết quả là “Các ngôn ngữ Koho?, Mnông có rất nhiều phương ngữ và sự khác biệtgiữa chúng, nhất là những nhóm ở hai cực đối của đông ngữ tuyến, là khá cao và ratphức tạp Ngược lại tiếng Stiéng có ít phương ngữ hon và sự khác biệt không lớn lắm

về cơ bản, cơ cấu ngữ âm của hai phương ngữ Bu Lo và Bu Deh là giống nhau” (Lê

Khắc Cường, 2000, tr 122)

Tiếng Xtiêng cũng có 2 âm vực: âm vực thấp và âm vực cao Âm vực thấp xuấthiện trong các âm tiết có phụ âm đầu là “loat phụ âm tắc hữu thanh /b, d, j, g/ Ví dụ:/“bũp/ “bưởi ”; /dok/ “con khỉ”; /ja/ “cỏ tranh”; /gay/ “chiêng” Các âm tiết có âmđâu là phụ âm mũi /m, n, p, ÿ/ cũng mang âm vực thấp Âm vực cao xuất hiện trong

các trường hợp còn lại Ví dụ: /pram/ “số nam”; /2e/ “lam”; /hom/ “rôi ” (Lê Khắc

Cường, 2000, tr 98) Sau khi phân tích giá trị âm học của các âm tiết được phânnhóm theo cặp phụ âm đầu đối lập tiếng thanh, kết quả là “Am vực trong tiếng Xtiéng

chưa phải là yếu tố khu biệt nghĩa như trong nhiều phương ngữ của tiếng Koho,

Chăm ” (Lê Khắc Cường, 2000, tr 99)

d Công trình bàn về hiện tượng đơn tiết hoá

Xu hướng đơn tiết hoá là hiện tượng khá phé biến trong các phương ngữ Hiệntượng đơn tiết hoá trong tiếng Khmer ở Kiên Giang là một minh chứng (Thạch Ngọc

Minh, 1999).

Lê Khắc Cường đã so sánh ngữ âm các ngôn ngữ trong nhóm Ba Na Nam và cónhận xét sau: “trong nhóm ngôn ngữ Nam Bahnar, Koho là ngôn ngữ có nhiều từ đa

tiết hơn cả, chiếm tỷ lệ 31,431, kế đó là Chrau - 23,57%, Stiêng - 22,50% và Mnông

- 16,07% Nói cách khác, từ ngữ âm của tiếng Koho có độ dài dài nhất, còn từ ngữ

âm của tiếng Mnông có độ dài ngắn nhất Điều này cho thấy hiện tượng đơn tiết hoátrong các ngôn ngữ Mnông và Stiéng diễn ra mạnh hơn so với các ngôn ngữ Koho

và Chrau” (Lê Khắc Cường, 2000, tr 150)

? Koho là một cách viết khác của tộc danh Cơ Ho (Tông cục Thống kê, 1979).

Trang 25

Khi bàn thêm về xu hướng đơn tiết hoá trong các ngôn ngữ Ba Na Nam, điểmđáng lưu ý là hiện trạng và nguyên nhân của các hiện tượng đơn tiết hoá trong các

ngôn ngữ như: Mnông, Cơ Ho, Mạ, Chơ Ro, Raglai, Chăm (Nguyễn 'Văn Huệ, 2005).

Gần đây, nguồn gốc của hiện tượng đơn tiết hoá trong các ngôn ngữ Đông Nam

Á đã được phân tích cụ thể hơn và dựa trên nghiên cứu thực nghiệm Mặc dù có sự

tiếp xúc ngôn ngữ rộng rãi ở Đông Nam A, nhưng sự thay đổi về điện mao âm tiết rathiếm, cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tổ cầu trúc Sự thay đổi giữa iamb và trochee

bị hạn chế, và các ngôn ngữ có cấu trúc một âm tiết rưỡi vẫn ồn định mặc dù có tiếpxúc với các ngôn ngữ đơn tiết Điều này mâu thuẫn với kỳ vọng rằng chỉ riêng việctiếp xúc với ngôn ngữ sẽ dẫn đến những biến đổi thường xuyên hơn về diện mạo âmtiết Quy tắc lambic-Trochaic có thể giúp giải thích các mô hình trên bằng cách phân

biệt giữa các xu hướng ngữ âm với các ràng buộc về âm vị học, cho thấy rằng âm vị

học đáp ứng nhưng không bị ấn định bởi ngữ 4m (Brunelle & Pittayaporn, 2012, tr.427) Hiện tượng đơn tiết hoá được xem như là một trong các mô hình tiến hóa của

các ngôn ngữ châu Á (Michaud, 2012)

Tom lại, các nhà nghiên cứu về phương ngữ của các ngôn ngữ dân tộc thiểu sốthường miêu tả hiện trạng ngữ âm phương ngữ và có sự so sánh đối chiếu Nghiêncứu về sự hội tụ và phân li ngữ âm phương ngữ của các ngôn ngữ trong nhóm Ba NaNam So sánh độ dài từ âm vi, biến thể ngữ âm của các âm tố thuộc các vị trí như:

âm đầu, âm đệm, âm chính

Tuy vậy, dữ liệu âm thanh của các ngôn ngữ thuộc nhóm Ba Na Nam còn hạnchế Phương pháp nghiên cứu của các tác giả đa phần là thẩm âm bằng thính giác

Việc mô tả gắn với vị trí địa lý và chưa khái quát được các đặc trưng biến thể ngữ

âm, đường đồng ngữ âm vị dựa trên bản đồ phương ngữ

2.2 Các công trình liên quan đến phương ngữ tiếng Chơ Ro

Về công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Cho Ro, cho đến nay chỉ có vài côngtrình nghiên cứu của các tác giả: David Thomas (1971), Paul Sidwell (2000), TrầnQuang Vinh (2005), Tạ Thành Tan, Mare Brunelle, Nguyễn Trần Quý (2019, 2022).Nhìn chung Trần Quang Vinh thống nhất với David Thomas về số lượng âm vị

Trang 26

nguyên âm âm tiết chính tiếng Chơ Ro là 15 âm vị Tuy nhiên việc phân loại âm vị

về mặt trường độ thì Trần Quang Vinh xem âm vị /i/ có trường độ dài, trong khi đóDavid Thomas lại cho rằng âm vị này có trường độ ngắn Nguyên âm đôi chỉ đượcDavid Thomas đề cập đến, gồm có 3 âm vị như sau: /ie/, /io/, /uo/ Riêng nguyên âmđôi /io/ xuất hiện phô biến trong giao tiếp của người Cho Ro, còn hai nguyên âm đôicòn lại (/ie/, /io/) rất hiếm Chúng tôi kiểm tra lại các kết quả nghiên cứu về hệ thong

âm vị tiếng Chơ Ro của David Thomas (1971) và Trần Quang Vinh (2005) Bên cạnh

đó, chúng tôi cũng góp ý kiến về một số đơn vị ngữ âm Trước đây, cả David Thomas

và Trần Quang Vinh đều áp dụng phương pháp nghiên cứu ngữ âm truyền thống,

chưa có cứ liệu ghi âm, thực nghiệm.

Công trình của nhóm tác giả: Tạ Thành Tan, Marc Brunelle, Nguyễn Tran Quý

miêu tả hệ thống âm vực và xu hướng vô thanh hoá trong tiếng Chơ Ro ở Bà Rịa

-Vũng Tàu (Tạ Thành Tan, Marc Brunelle, & Nguyễn Trần Quý, 2019)

Công trình Tir điển Việt — Châu Ro với dung lượng 482 trang (Trần Tan Vĩnh,

2008) là tư liệu quý giúp chúng tôi trong việc soạn bảng từ điều tra ngữ âm

Trước khi có mặt trên những địa bàn cư trú hiện nay, người Chơ Ro phân bố

chủ yếu ở vùng đổi núi thấp, về phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai, sau đó một số

nhóm toả đi các vùng khác.

Vào những năm đầu 1930, các nhà truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam đã đặtchữ viết cho một số tộc người trên cao nguyên Đến năm 1950, các cơ quan truyền

giáo Tin Lành này, cùng Hội Ngôn ngữ học mùa hè (Summer Institute of Linguistics)

thuộc Đại học North Dakota, đã thực hiện các cuộc nghiên cứu, xây dựng chữ viết

cho các tộc người phía nam Việt Nam Ngôn ngữ Chơ Ro được các nhà nghiên cứu

thuộc Hội Ngôn ngữ học mùa hè (SIL) nghiên cứu trước so với các ngôn ngữ trong

nhóm Ba Na Nam.

Năm 1957, David Thomas và Dorothy Thomas đã đến Bình Tuy nghiên cứu,thu âm, và phân tích tiếng nói của người Chơ Ro Đến năm 1959, việc phân tích ngônngữ này được hoàn tất Sau khi đã phân tích các cứ liệu ngôn ngữ, các chuyên viênngôn ngữ học SIL đã đặt chữ viết cho người Chơ Ro, biên soạn tài liệu dạy đọc, dạy

Trang 27

viết và biên soạn tự điển (Jaken & Thomas; Thomas, 1960; Thomas & Thổ Sảng Lục,

1966; Thomas, 1969) Sau đó, các nhà truyền giáo Tin Lành đã tổ chức đào tạo giáo

viên dạy tiếng Cho Ro, lập trường học, trạm xá, giúp đồng bào này Bên cạnh đó, các

chuyên viên của tổ chức Wycliffe Bible Translators bắt đầu dịch một phần Kinh

Thánh Các nhà truyền giáo Việt Nam và các tín hữu Chơ Ro đã dịch một số thánh

ca sang ngôn ngữ này.

David Thomas (1971) cho rằng trong tiếng Chơ Ro có ba phương ngữ như sau:Phương ngữ Ro ở phía bắc Bình Tuy Bình Tuy hiện nay thuộc địa bàn các khu

vực như: huyện Ham Tân, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh va thị xã La Gi

của tỉnh Bình Thuận.

Phương ngữ Bajieng ở phía nam Bình Tuy Trong ngữ âm Bajieng, các nguyên

âm ngắn có xu hướng lùi vào giữa hình thang nguyên âm Nguyên âm [i] hơi lùi vào

giữa như nguyên âm [7], nguyên 4m [9] hơi thấp, lùi về sau (Thomas, 1960, tr 10)

Phương ngữ Chrao ở Long Khánh được xem là đại diện cho tiếng nói của người

Chơ Ro Tuy vậy, số cộng tác viên được David Thomas chọn chỉ có | người

Theo David Thomas, ngữ âm Xuân Lộc (phương ngữ Chrao) được xem là chuẩncho các vùng còn lại vì đây là trung tâm văn hoá, kinh tế lâu đời của người Chơ Ro(Thomas, 1967, tr 15, 27) Ngữ âm vùng Túc Trưng có nhiều dị biệt nhất Một số ví

dụ về biến thể ngữ âm của các phương ngữ có thé kể đến như: sự đối lập của cặp phụ

âm [chh] và [s] không tồn tại ở Võ Đắt, Túc Trưng và nhiều khu vực khác Nhưngchúng xuất hiện ở Bình Tuy và Gia Ray (Thomas, 1967, tr 184)

Đặc điểm ngữ âm Túc Trưng có một số dị biệt, chẳng hạn: phụ âm đầu /r/ thay

bằng /g/ Phụ âm đầu /g/ lại được thay bằng /k/ Có thêm phụ âm thanh hau hoá /*j/

Ở Tuc Trưng có thêm tổ hợp phụ âm [hn], ví dụ: [hndu] “người”, [hndeh] “phươngtiện”, [hmva] “năm” Các phụ âm tắc hữu thanh có thể biến đồi từ tắc hoàn toàn đếntắc — xát, xát hữu thanh Ở nhiều nơi, sự biến đổi như vậy đơn giản vì từ địa phương

hoặc biến thé tự do Nhưng ở Thờ Vực, chỉ có âm tắc — xát Ở những nơi còn lại, phát

âm tat bật hơi nhẹ rất phổ biến

Trang 28

Tiền âm tiết cũng có những biến đổi theo từng khu vực Tiền âm tiết của vùng

Xuân Lộc có xu hướng dj hoá các phụ âm Phụ âm đầu tiền âm tiết sẽ khác phụ âm

đầu âm tiết chính, VD: dave “dé”, kacat? “lạnh” Ngược lại, thể ngữ Bình Tuy chophép sự đồng nhất phụ âm ở vị trí tiền âm tiết và âm tiết chính VD: pave “dé”, cacăt

cứu ngữ âm chủ yếu dựa trên cảm thụ thính giác nên chưa thể kiểm chứng lại cácbảng từ phiên âm.

Hau như chưa có công trình nào miêu tả, phân tích một cách day đủ về bức tranh

ngữ âm các phương ngữ tiếng Chơ Ro Số lượng cộng tác viên được khảo sát trước

đây rất hạn chế chưa đem lại kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học

3 Mục đích nghiên cứu

Luận án này có các mục đích như sau:

Mục đích chung: trình bày sự khác biệt ngữ âm trong các phương ngữ Chơ Ro.Mục đích cụ thé: i) khái quát các biến đồi, biến thể ngữ âm giữa các phương ngữ; ii)

chỉ ra các đường đồng ngữ âm vị, qua đó vẽ bản đồ phương ngữ Chơ Ro dựa trên cơ

sở khác biệt về ngữ âm giữa các vùng

Việc mô tả một bức tranh ngữ âm phương ngữ Cho Ro với các biến thể được

đánh dâu Thông tin về các biến thé ngữ âm là nội dung quan trọng của luận án vớinhan đề Hé thong ngữ âm các phương ngữ Châu Ro Bién thé ngữ âm được đề cập ởcác hệ thống như ở âm đầu tiền âm tiết, âm chính tiền âm tiết, âm đầu âm tiết chính,

âm chính của âm tiết chính và âm cuối của âm tiết chính Đa phần những luân phiên

3 Cách ghi phụ âm c trong cacat của David Thomas được chúng tôi phiên âm lại theo chuẩn IPA là [kl].

Trang 29

và sinh động về ngôn ngữ Cho Ro sẽ hình thành.

Đối với ngôn ngữ của một cộng đồng có dân sé thấp như tiếng Cho Ro thì việc

xây dựng bản đồ phương ngữ có thể sẽ đơn giản Nhưng chúng tôi cần trình bày đầy

đủ, chỉ tiết các đặc trưng ngữ âm phương ngữ dựa trên kết quả nghiên cứu phươngngữ Theo Hoàng Thị Châu, “trong vấn dé nhận diện phương ngữ, có hai mặt canchú trọng: mặt ngôn ngữ và mặt xã hội chính trị Ngôn ngữ học, cụ thể là phương

ngữ học có nhiệm vụ khảo sát cách biêu hiện của ngôn ngữ toàn dân dưới hình thức

biến thể địa phương của nó Cụ thể là nó sẽ xác định xem những sự khác nhau có ảnhhưởng đến mã ngôn ngữ Từ các kết quả khảo sát phương ngữ, các nhà ngôn ngữ học

có thể vẽ những bản đồ phương ngữ dựa vào điểm chung về mặt ngữ âm, từ vựng ”

(Hoàng Thị Châu, 2004, tr 319)

Vé khía cạnh khoa học, việc nghiên cứu các phương ngữ Cho Ro theo chúng tôi

là (1) miêu tả hệ thống ngữ âm của các phương ngữ Chơ Ro, (2) xây dựng bản đồ

phương ngữ, (3) xác lập các đường đồng ngữ về ngữ âm nhằm mục tiêu nhận diệntiếng Chơ Ro một cách toàn diện hơn

Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

1 Cộng đồng người Chơ Ro ở huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, huyện Định

Quán tỉnh Đồng Nai và huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có sự thống nhất vàkhác biệt gì về hệ thống ngữ âm? Có thé khái quát quy luật tạo nên sự khác biệt này?

2 Tình hình phát âm tiếng Chơ Ro của đồng bào Chơ Ro hiện nay có gì khácbiệt với các kết quả nghiên cứu ngữ âm trước đây?

3 Các yếu tô xã hội như giới tính, tuổi tác được thé hiện như thé nào qua việcthực tiễn phát âm tiếng Chơ Ro của cộng tác viên ở các vùng được khảo sát?

Trang 30

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống ngữ âm của các phương ngữ Chơ

Ro Các yếu tố liên quan đến phương ngữ xã hội như giới tính, tuổi tác của cộng tác

viên được chú ý đến như một co sở dé đưa ra nhận định về đặc trưng phương ngữ của

ngôn ngữ này.

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án này là các đặc trưng ngữ âm tiếng Chơ Ro của

cộng tác viên ở 3 vùng phương ngữ như sau: thị tran Ngãi Giao, huyện Châu Đức,tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu; xã Tuc Trưng, huyện Dinh Quán, tỉnh Đồng Nai; xã XuânTrường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai được chọn để thu thập đữ liệu phục vụ cho

việc nghiên cứu ngữ âm phương ngữ.

Góc độ nghiên cứu ngữ âm tiếng Chơ Ro được tiếp cận là diện đồng đại Thời

gian thực hiện nghiên cứu ngữ âm tiếng Chơ Ro: trong khoảng thời gian từ năm 2017đến năm 2022

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình làm luận án, chúng tôi đã vận dụng 4 phương pháp nghiên cứu:

phương pháp điền dã ngôn ngữ học, phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh vàphương pháp trắc học phương ngữ Phương pháp điền đã được triển khai cho quátrình khai thác dữ liệu âm thanh, thu âm, phiên âm tiếng Chơ Ro Các dữ liệu thuđược từ việc điền dã, được xử lý bằng phương pháp trắc học phương ngữ nhằm mụctiêu định lượng cho những khác biệt về ngữ âm của các phương ngữ Chơ Ro Phương

pháp miêu tả được vận dụng xuyên suôt luận án Phương pháp so sánh được áp dụng

để nêu bật điểm khác biệt về ngữ âm giữa các phương ngữ Chơ Ro và giữa tiếng Chơ

Ro với các ngôn ngữ khác.

5.1 Phương pháp điền dã

5.1.1 Chọn mẫu nghiên cứu

Tổng số 72 cộng tác viên (36 nam, 36 nữ) cư ngụ ở ba vùng:

Trang 31

- Thị tran Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tinh Bà Rịa — Vũng Tau (12 nam, 12

nữ)

- Xã Tuc Trưng, huyện Dinh Quán, tinh Đồng Nai (12 nam, 12 nữ)

- Xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (12 nam, 12 nữ)

Bảng 1: Phân bồ số lượng cộng tác viên

người cùng cộng đồng, các cộng tác viên sử dụng chủ yếu tiếng Chơ Ro

5.1.2 Xây dựng bảng từ

Với mục đích tìm ra các biến thể ngữ âm, chúng tôi lập ra các bảng từ dùngcho việc ghi âm Trong các bảng từ này, các mục từ bao quát tất cả các kết hợp giữa

âm đầu, âm chính, âm cuối của tiếng Chơ Ro Các bảng từ này được chúng tôi ghi

âm các cộng tác viên ở ba khu vực: thị tran Ngãi Giao, huyện Châu Duc tinh Ba Rịa

— Vũng Tàu; xã Tuc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai; xã Xuân Trường, huyện

Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai

Bảng từ EFEO-CNRS-SOAS Dùng cho nghiên cứu điền dã ngôn ngữ học ởĐông Nam Á được xem là bảng từ có quy mô lớn nhất dùng cho nghiên cứu ngôn ngữdân tộc thiểu số ở Việt Nam Bảng từ này được soạn bởi Trường Viễn Đông Bác cổPháp năm 1938 (Pain, Ferlus, Michaud, Pham Thị Thu Ha, Gehrmann, & NguyễnMinh Châu, 2019) Các tác giả đã góp công cho việc xây dựng, bổ sung từ năm 1938

đến nay gồm có Frederic Pain, Michel Ferlus, Alexis Michaud, Phạm Thị Thu Hà và

Trang 32

Ryan Gehrmann Hình thức của bảng từ này là một bảng hỏi ngôn ngữ Mục đích của

bảng từ này là bao quát các biến thể ngôn ngữ André Haudricourt trong thời gian

làm việc ở Trường Viễn Đông Bác Cổ, đã dùng bảng từ này làm cơ sở cho việc điều

tra ngữ liệu phục vụ cho việc so sánh ngôn ngữ Với dung lượng 2986 mục từ, bảng

từ này bao quát các nội dung về mặt từ vựng, từ pháp và ngữ âm

Tuy vậy, đối với nghiên cứu ngữ âm phương ngữ, cần tìm được các bối cảnh

ngữ âm đủ sức thuyết phục cho việc phân xuất âm vị Chúng tôi chỉ có thể dùng các

nhóm từ có liên quan đến biến thể ngữ âm Qua việc kế thừa kết quả nghiên cứu về

từ vựng tiếng Chơ Ro Xuân Lộc của Thomas và Thổ Sảng Lục (1966) rồi kiểm chứng

lại, chúng tôi xem xét lại các trường hợp khả nghỉ.

Khi tiến hành điều tra ngữ âm, với từng cộng tác viên chúng tôi cũng ghi âmlại Việc này giúp chúng tôi (i) có được các minh chứng và (ii) có thể phục vụ choviệc kiểm tra lại sau này nếu cần Chất lượng tệp ghi âm khi phỏng vấn không thậtcao như dữ liệu dùng dé phân tích bằng Praat

Bảng từ dùng khảo sát chứa các nhân tố sau: các kiểu loại của tiền âm tiết và

âm tiết chính Việc chọn số lượng của các kiểu tiền âm tiết, âm tiết chính dam bảo sự

bao quát tất cả các kiểu âm tiết Từ đó, chúng tôi xem xét các kiểu âm tiết có ảnh

hưởng đến đặc trưng biến thể ngữ âm hay không Có thể có các loại âm tiết như: V-,

Ca-, CV-, CVC-,

Việc xây dung bảng từ kết hợp nhân tố kiểu loại tiền âm tiết cùng với kiểu phụ

âm đầu Số lượng từ trong bảng từ khoảng 100 từ

Các bảng từ ghi âm có 4 cột, gồm 1 cột tiếng Việt và 3 cột phương ngữ tiếng

Cho Ro Khi phỏng van, giữa các phương ngữ sẽ có những biến thể của cộng tác viênđược ghi nhận Nếu thu thập được biến thé của một âm tố nào đó, chúng tôi sẽ phỏngvấn thêm các từ có cùng biến thể đó dé đảm bảo quy tắc xác định biến thé Đối chiếuvới bảng từ của Ngữ vựng Chrau (Thomas & Thổ Sảng Lục, 1966), chúng tôi liệt kê

ra các trường hợp khả nghỉ chứa biến thể phương ngữ Sau đó, gặp cộng tác viên kiểmtra lại Với mục đích tìm ra các biến thể ngữ âm, chúng tôi liệt kê các loại bảng từkhảo sát điền dã tiếng Chơ Ro như: bảng từ chứa tiền âm tiết phương ngữ Chơ Ro,

Trang 33

bảng từ chứa phụ âm đầu phương ngữ Chơ Ro, bảng từ chứa nguyên âm phương ngữ

Chơ Ro, bảng từ chứa phụ âm cuối phương ngữ Chơ Ro Bốn bảng từ này được đính

kèm ở phan phụ lục Bên cạnh đó, bảng từ với 1626 từ ghi phiên 4m IPA cho phương,ngữ Xuân Lộc là một minh chứng cho việc khảo sát các loại tiền âm tiết, âm tiết chính

và các loại phụ âm cũng như nguyên âm tiếng Chơ Ro Hai trường hợp của dấu ngoặcvuông [] được dùng ghi biến thể ngữ âm tiếng Chơ Ro như sau: 1 Ghi cho các từkhông có dấu phụ, ví dụ: âm vị phụ âm đầu /r/ trong tiếng Cho Ro có biến thé là [g]như trong từ [gaw] “rửa” (CR Định Quán) hoặc biến thé [r] như trong từ [raw] “rửa”(CR Xuân Lộc, CR Châu Đức) 2 Ghi cho các từ có dấu phụ: ví dụ âm vị /n/ có biếnthé môi hoá [n"] trong từ [Iepor'"] “cửa” (CR Châu Đức)

Sau khi ghi phiên âm bảng từ, chúng tôi tiến hành công việc thu âm cộng tácviên Các cặp đối lập âm vị tiếng Chơ Ro được chúng tôi kiểm tra trong thực tê liền

dã và kiểm tra lại bằng ngữ âm thực nghiệm Các âm tiết tiếng Chơ Ro dùng để thu

âm dựa vào các tiêu chí sau: xác định rõ điểm đầu và cuối của một âm tố, trong thế

đối lập âm vị Âm tiết được sử dụng phân tích thực nghiệm trong luận án gồm có âmtiết chính và âm tiết phụ Từ được chon dé phân tích gồm từ đơn tiết và từ song tiết

Khi xác định các phụ âm, chúng tôi liệt kê các từ có cấu trúc âm tiết CV, trong

đó V là các nguyên âm [i, a, uJ.

Khi xác định các nguyên âm, chúng tôi liệt kê các từ có phụ âm giống nhau, chỉ

khác ở nguyên âm.

5.1.3 Phương thức thu âm

5.1.3.1 Máy thu âm

Micrô được dùng cho việc ghi âm hiệu Shure SM 58-LC Card âm thanh

Roland Tri Capture kết hợp với micrô Shure SM 58-LC giúp thu được các tệp âmthanh đáp ứng yêu cầu Phần mềm và công cụ phân tích sóng âm được dùng gồm có:

phần mềm ghi âm Cool edit pro phiên bản 2.1, công cụ phân tích ngữ âm PRAAT

phiên bản 6.0.50 (Boersma & Weenink, 2013).

Trang 34

5.1.3.2 Môi trường thu âm

Nơi thu âm là một địa điểm đảm bảo sự yên tĩnh Nhà của cộng tác viên thường

là nơi tiến hành thu âm Khi có tiếng ồn bắt chợt, chúng tôi tam dừng việc thu âm déđảm bảo chất lượng âm thanh

5.1.3.3 Định dạng thu âm

Âm thanh tiếng Cho Ro được ghi âm và lưu lại dạng *.wav Mục đích của côngviệc ghi âm là chúng tôi có thể chọn được các mẫu âm thanh của phụ âm, nguyên âmmột cách tự nhiên và hạn chế tạp âm Sau khi so sánh kết quả phân tích thực nghiệm

của các cộng tác viên, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các chỉ số khoảng cách ngữ

âm giữa các phương ngữ Thời gian, cao độ, cường độ của các âm tố sẽ được phântách trong phần mềm Praat

5.1.3.4, Cách thu âm

Các cộng tác viên sẽ đọc lần lượt các từ cần thu âm trong câu mẫu Tắt cả các

từ cần thu âm đều được đặt trong câu mẫu dé đảm bảo sự tự nhiên Câu mẫu ding

cho việc kiêm tra từ như sau:

Tiếng ChơRo: an pajXru: ru: an gru: can

Tiếng Việt: Tôinói Xchậm chậm cho thầy nghe

Trong câu mẫu trên, X là từ cần được phân tích các giá trị âm học Mỗi cộng

tác viên đọc ba lần cho mỗi từ Bảng từ được đảo trật các mục ngẫu nhiên cho mỗi

lân cộng tác viên đọc.

5.1.3.5 Tổng số thời gian thu âm

Thời gian thu âm tổng cộng là 120 giờ Số giờ thu âm ở từng địa phương nhưsau: Châu Đức (38 giờ), Xuân Lộc (42 giờ), Định Quán (40 giờ) Ở từng phương ngữ,các tệp âm thanh được phân theo các nhóm như: phụ âm đầu tiền âm tiết, nguyên âmtiền âm tiết, phụ âm đầu âm tiết chính, nguyên âm âm tiết chính, phụ âm cuối âm tiếtchính Trung bình thời gian thu âm cho một cộng tác viên tối đa là 1 giờ cho một budi

làm việc.

Trang 35

5.2 Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả được sử dụng xuyên suốt cả luận án nhằm chỉ ra tat cả cácđặc trưng về cấu âm, cũng như đặc trưng âm học của các hệ thống ngữ âm phươngngữ Chơ Ro Nghiên cứu phương ngữ đề tìm sự khác biệt ngữ âm Nhưng sự khácbiệt này có nguồn gốc khá phức tạp Nếu muốn nghiên cứu một cách toàn diện, đầy

đủ thì cẦn đi sâu ở hai phương diện: đồng đại và lịch đại Trong phạm vi của luận án,

người viết chủ yếu phân tích các yếu tố ngữ âm tiếng Chơ Ro ở diện đồng đại

Trước tiên, chúng tôi phiên âm IPA các bảng từ đã phỏng vấn cộng tác viên

Sau đó thực hiện các bước của quy trình phân tích, tìm khoảng cách ngôn ngữ và lập

bảng biểu

Các thủ pháp dùng cho nghiên cứu phương ngữ học địa lý và phương ngữ học

cu trúc được áp dụng cho luận án này Thêm vào đó là sự kết hợp giữa các thủ pháp.truyền thống và thủ pháp hiện đại đã được các nhà ngôn ngữ áp dụng trong nghiên

cứu phương ngữ.

5.3 Phương pháp so sánh

Chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh đề nêu bật những điểm dị biệt về ngữ

âm của các biến thể phương ngữ tiếng Chơ Ro Phương pháp này được dùng chủ yếu

trong các chương phân tích, triển khai nội dung luận án (chương 2, chương 3) Đối

tượng so sánh thường là các biến thé ngữ âm Các biến thé được so sánh trong phạm

vi tiéng Cho Ro và có thé được mở rộng hơn trong việc so sánh với biến thể của các

ngôn ngữ trong nhóm Ba Na Nam.

5.4 Phương pháp trắc học phương ngữ

Trong các công trình nghiên cứu công bố quốc tế về phương ngữ gần đây, cácnhà ngôn ngữ học đã vận dụng phương pháp Trắc học phương ngữ như một công cụnhằm mục đích phân tích, thống kê dữ liệu phương ngữ học Các biến thể ngữ âm củacác phương ngữ tiếng Chơ Ro có thể được số hoá và trực quan hoá nhờ vào phươngpháp này Ở luận án này, chúng tôi vận dụng phương pháp trắc học phương ngữ đểtìm ra số liệu cụ thé, chính xác làm minh chứng cho sự khác biệt giữa các phươngngữ tiếng Chơ Ro

Trang 36

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về ý nghĩa khoa học, luận án cung cấp đữ liệu và những nhận định về diện mạongữ âm của các phương ngữ tiếng Chơ Ro Qua đó, góp thêm tài liệu nghiên cứu vềngữ âm tiếng Cho Ro Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung những ghi nhận ngữ

âm phương ngữ Chơ Ro ở thời điểm hiện tại Bên cạnh đó, những biểu hiện cho mối

liên hệ giữa tiếng Chơ Ro với các ngôn ngữ khác của nhóm ngôn ngữ Ba Na Nam

cũng được miêu tả chỉ tiết

Qua kết quả nghiên cứu, luận án không chỉ cung cấp cơ sở khoa học đề xác định

hệ thống âm vị tiếng tiếng Chơ Ro mà còn giúp nhận diện một biến thể nào đó thuộcphương ngữ hay thổ ngữ nào

Về phương pháp nghiên cứu, luận án đã tiếp thu, vận dụng những thủ pháp

truyền thống và có áp dụng thêm các thủ pháp mới cho việc nghiên cứu ngữ âmphương ngữ tiếng Chơ Ro Việc kết hợp này không chỉ giúp làm rõ hơn những đặcđiểm ngữ âm của phương ngữ tiếng Chơ Ro mà còn giúp định lượng ngữ liệu trong

nghiên cứu ngữ âm phương ngữ.

Vé mặt ứng dụng trong giao tiếp xã hội Cho Ro, kết quả nghiên cứu phươngngữ Cho Ro còn có thé chỉ ra những điểm tương đồng giúp người dân ở các vùngkhác nhau có thể hiểu nhau ở mức tối thiểu khi giao tiếp Yếu tô thuộc về tiếng Cho

Ro có khả năng được tiếp thu ở góc độ phương ngữ, ngược lại một vài đặc điêm củaphương ngữ, trong quá trình phát triển có thé du nhập vào tiếng Cho Ro toàn cong

đồng

Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả của luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu choviệc nghiên cứu ngữ âm, từ vựng tiếng Cho Ro Tư liệu này có thể được khai thác

nhằm giúp ích cho việc học tập và giảng dạy song ngữ ở trường phô thông, xây dựng

hệ thống chữ viết, từ điển tiếng Chơ Ro Đối với người dân Chơ Ro, luận án có thể

cung cấp bảng từ đối chiếu các phương ngữ giúp ho dé dàng hiểu nhau hơn trong giao

tiếp Điều này sẽ giúp khắc phục các trở ngại trong giao tiếp bằng lời Chẳng hạn như

trường hợp, người Chơ Ro ở Túc Trưng, Suối Giàu gặp chút rắc rồi khi giao tiếp với

đồng bào của họ ở Xuân Lộc, Châu Đức

Trang 37

7 Đóng góp của luận án

Các đóng góp của luận án như sau:

1 Luận án này cung cấp một góc nhìn tổng quan về các phương ngữ tiếng Chơ

Ro ở Việt Nam, miêu tả cụ thể sự tương đồng và khác biệt ngữ âm giữa các phương

ngữ với các số liệu Day cũng là công trình có sự kế thừa và bé sung kết quả nghiên

cứu của David Thomas (1967, 1960) trong việc mô tả và so sánh ngữ âm giữa ba phương ngữ Chơ Ro.

2 Luận án góp phần nâng cao độ tin cậy và minh bạch trong phương phápnghiên cứu phương ngữ tiếng Chơ Ro Qua việc sử dụng các phương pháp mới trong.nghiên cứu phương ngữ, người đọc có thể kiểm tra lại các nhận định của luận án để

đảm bảo tính khách quan khoa học.

3 Từ thực tế phát âm của người Chơ Ro ở các vùng và tham khảo kết quả nghiêncứu trước đây, chúng tôi có thể miêu tả hệ thống âm vị tiếng Chơ Ro Thực tế ngữ

âm phương ngữ là dữ liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu Do đó, chúng tôi xin

đề xuất ba vùng phương ngữ tiếng Chơ Ro: Xuân Lộc, Châu Đức, Định Quán

4 Kết quả của luận án này hỗ trợ nghiên cứu phương ngữ và xây dựng chữ viếttiếng Chơ Ro Bảng tóm tắt sự khác biệt về nguyên âm và phụ âm giữa các vùng giúpngười đọc tham khảo các đặc trưng ngữ âm của từng vùng Mỗi người Chơ Ro đềunhận thức được độ lệch chuẩn và có thể hiéu được giọng của người Chơ Ro vùngkhác, phần nào có liên quan đến mức độ khác biệt nằm trong giới hạn này

8 Bố cục của luận án

Luận án gồm 196 trang, trong đó có 187 trang chính văn, 37 bảng, 35 biểu đồ,

9 bản dé, 32 hình được dùng để minh hoạ, làm dẫn chứng cho các luận điểm Mụclục tham khảo gồm 185 tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp Bên cạnh

đó, luận án còn có 36 trang phụ lục, gồm: Phụ lục 1: Bảng đối chiếu tiền âm tiết của

các phương ngữ Chơ Ro; Phụ lục 2: Bảng đối chiếu phụ âm đầu âm tiết chính của cácphương ngữ Cho Ro; Phụ lục 3: Bảng đối chiếu nguyên âm của các phương ngữ ChoRo; Phụ lục 4: Bảng đối chiếu phụ âm cuối của các phương ngữ Cho Ro; Phụ lục 5:Danh sách cộng tác viên ở các phương ngữ Chơ Ro; Phụ lục 6; Bảng từ điều tra ngữ

Trang 38

âm Swadesh 281 từ, được phiên âm cho giọng Xuân Lộc; Phụ lục 7; Bảng từ dùng

khảo sát ngữ âm tiếng Chơ Ro vùng Xuân Lộc

Trong chính văn gồm có 3 phần như sau:

Phần dẫn nhập nêu: Lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đíchnghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa

học và thực tiễn, đóng góp của luận án.

Phần nội dung chính gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn;

- Chương 2: Sự khác biệt ngữ âm học giữa các phương ngữ Cho Ro ở Xuân Lộc, Châu Đức và Định Quán;

- Chương 3: Phân vùng 3 phương ngữ Cho Ro trên cơ sở ngữ âm

Phần kết luận nêu sự đúc kết các nội dung chính của luận án và các kết quả đạt

được.

Trang 39

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYET VA THUC TIEN

1.1 Các khái niệm lý thuyết

1.1.1 Phương ngữ

Vào giai đoạn đầu, các nhà ngôn ngữ học xem xét phương ngữ (dialect) ở góc

độ phân bố dân cư theo khu vực địa lý của một quốc gia Do giới hạn phạm vi và đốitượng nghiên cứu nên kết quả của các công trình nghiên cứu phương ngữ chỉ hạn định

trong một vùng cụ thể Sau thời gian suy xét, bổ sung những ý tưởng cấp tiến, các

nhà ngôn ngữ học thiết lập yếu tố xã hội vào trong nghiên cứu phương ngữ Nhờ đó,

đối tượng của phương ngữ học được mở rộng hơn, đa dạng hơn Các nhà nghiên cứu

bắt đầu chú ý đến biến thé xã hội và biến thé địa lý trong khi nghiên cứu phương ngữ

Cần xác định phạm vi hoạt động của phương ngữ như một bộ phận trong phạm

vi của một ngôn ngữ (Chambers & Trudgill, 1998, tr 3) Ngôn ngữ là công cụ giao

tiếp và là sản phẩm tư duy của cộng đồng nên khi bàn đến phạm vi sử dụng của mộtngôn ngữ, có thé căn cứ vào yếu tố người dùng Bộ phận của ngôn ngữ có mối liên

hệ mật thiết với sự phân bố dân cư của một quốc gia

Ngôn ngữ có tính bao quát, có hệ thống của một quốc gia Ở khía cạnh khônggian, phương ngữ là những biểu hiện khác nhau tùy vào các cộng đồng sử dụng ngônngữ trong một quốc gia Thổ ngữ là tiểu phân khu của phương ngữ Giọng là nhữngkhác biệt về ngữ âm khi so sánh ngữ âm giữa các cộng đồng trong một quéc gia Mốiliên hệ giữa các khái niệm trên thể hiện qua phạm vi hoạt động

Fromkin và các tác giả cùng nhóm đã nhắn mạnh tính hệ thống, khi xem xét và

công nhận một phương ngữ: “Ngôn ngữ được một nhóm người nói sử dụng là một

phương ngữ Các phương ngữ của một ngôn ngữ là các dạng có thé hiéu lẫn nhau

được của ngôn ngữ đó, mà các dạng này có khác biệt nhau một cách có hệ thống Các

phương ngữ phát triển do ngôn ngữ thay đổi và những thay đổi này xảy ra ở mộtnhóm hoặc khu vực này có thể khác với những thay đổi xảy ra ở nhóm hoặc khu vựckhác Các phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội phát triển vì lý do này” (Fromkin,

Rodman, & Hyams, 2013, tr 326).

Trang 40

Hoàng Thị Châu có nói đến sự khác biệt giữa các phương ngữ với nhau và giữa

một phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ

học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những

nét khác biệt của nó với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác” (Hoàng

Thi Châu, 2004, tr 29) Tuy vậy, bản thân khái niệm ngôn ngữ toàn dân cần đượchạn định rõ ở cấp độ nào, chẳng hạn như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp

Tác giả Chambers và Trudgill thì cho rằng phương ngữ có liên hệ với các biếnthé âm vị, từ vựng và ngữ pháp, “phương ngữ dé cập đến các biến thể khác nhau vềmặt ngữ pháp (và có lẽ về mặt từ vựng) cũng như về mặt âm vị học so với các biếnthể khác” (Chambers & Trudgill, 1998, tr 5)

Boberg và các tác giả thì cho rằng phương ngữ bao hàm nhiều thành phần như

sau: “Trong khi các phương ngữ có thể khác nhau ở mọi cấp độ cấu trúc - ngữ âm,

âm vị học, hình thái học, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa, v.v., thuật ngữ phương ngữ

thường được sử dụng trong mối quan hệ bồ sung với một số thuật ngữ khác, theo đóphương ngữ có nghĩa là sự khác biệt về ngữ pháp và từ vựng, trong khi giọng bị giớihạn ở những khác biệt về âm vị và đặc biệt là ngữ âm” (Boberg, Nerbonne, & Watt,

2018, tr 4) Chúng tôi vận dụng khái niệm “phương ngữ” theo quan điêm của nhóm

tác giả Charles Boberg, John Nerbonne và Dominic Watt vì nội hàm khái niệm này

có sự phân biệt giọng theo khu vực.

Một số tác giả khác đưa yếu tố xã hội vào quan niệm về phương ngữ của mình.Phương ngữ như một dạng ngôn ngữ mang tính khu vực hoặc xã hội được khu biệtbằng cách phát âm, ngữ pháp và/hoặc từ vựng Tính phương ngữ mô tả bắt cứ điều gì

liên quan đến chủ đề lời nói của các cá nhân Thuật ngữ phương ngữ thường được sửdụng để mô tả bat kỳ cách nói nào khác với biến thé chuẩn của một ngôn ngữ Nhưngrat it người thực sự nói được loại ngôn ngữ tiêu chuẩn Hơn nữa, hầu hết các ngônngữ đều được đại diện bởi một phương ngữ nào đó của nó

Ngoài sự khác biệt về địa lý, nền tảng xã của người nói cũng sẽ ảnh hưởngđến sự đa dạng trong phương ngữ Có thể kể đến tiếng Anh của người nói trong trườnghợp sau: hai đứa trẻ có thé lớn lên ở cùng một ngôi lang Yorkshire, nhưng nếu một

Ngày đăng: 24/11/2024, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN