CHỦ ĐỀ : CRACKING XÚC TÁC pptx

45 309 0
CHỦ ĐỀ : CRACKING XÚC TÁC pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA -VŨNG TÀU KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH CHỦ ĐỀ : CRACKING XÚC TÁC Giảng Viên Hướng Dẫn: TS. Lê Thanh Thanh Danh sách thành viên nhóm : 1. Huỳnh Văn Nghĩa 2. Huỳnh Ngọc Thạnh 3. Nguyễn Văn Nhân 4. Nguyễn Thành Nam 5. Nguyễn Minh Tuấn 6. Nguyễn Quốc Khải 7. Huỳnh Văn Thái 8. Lê Quang Kiên Vũng Tàu, tháng 10 năm 2012. Trang 1 Mở Đầu Dầu mỏ được coi như là nguồn nhiên liệu chính cho mọi phương tiện giao thông và cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, dầu mỏ đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng nhất của mọi quốc gia trên thế giới và là nguyên liệu cho công nghiệp tổng hợp hóa dầu như : sản xuất cao su, chất dẻo, tơ sợi tổng hợp Ngoài ra, các sản phẩm phi nhiên liệu của dầu mỏ như dầu mỡ bôi trơn, nhựa đường cũng là một phần quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp động cơ, máy móc. Một trong số những quá trình quan trọng nhất của nhà máy lọc dầu là quá trình cracking xúc tác. Có thể nói, công nghệ cracking xúc tác là một trong những công nghệ quan trọng nhất của công nghệ hữu cơ hóa dầu. Ngày nay, Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp hóa dầu được xếp vào một trong những ngành mũi nhọn công nghiệp của quốc gia. Từ khi xuất hiện đến nay, cracking xúc tác đã cung cấp những sản phẩm đáng quí cho công nghiệp, đặc biệt là xăng. Quá trình cracking xúc tác ngày càng được cải tiến để giải quyết những bài toán về nguồn nguyên liệu dầu mỏ ngày càng có chất lượng xấu, những yêu cầu bức xúc về xăng có trị số octan cao, thay vì sử dụng xăng pha chì Trang 2 MỤC LỤC Trang Mở đầu CHƯƠNG 1 : MỤC ĐÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CRACKING XÚC TÁC 6 CHƯƠNG 2 : NGUYÊN LIỆU DÙNG CHO QUÁ TRÌNH CRACKING XÚC TÁC 7 2.1. Các đặc trưng về nguyên liệu cho cracking xúc tác 7 2.2. Phân loại các hydrocacbon 7 2.3. Các tạp chất 8 2.3.1. Nitơ 8 2.3.2. Lưu huỳnh 8 2.1.3. Các kim loại 8 2.4. Lựa chọn nguyên liệu cho quá trình cracking xúc tác 9 CHƯƠNG 3 : CÁC SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH CRACKING XÚC TÁC 12 3.1. Sản phẩm khí cracking xúc tác 12 3.2. Sản phẩm xăng cracking xúc tác 14 3.3. Sản phẩm gasoil nhẹ 15 3.4. Sản phẩm gasoil nặng 15 CHƯƠNG 4 : XÚC TÁC CHO QUÁ TRÌNH CRACKING 17 4.1. Các loại xúc tác 17 4.1.1. Xúc tác triclorua nhôm AlCl 3 17 4.1.2. Aluminosilicat vô định hình 17 4.2. Vai trò của xúc tác 20 4.3. Yêu cầu đói với xúc tác cracking 21 4.3.1. Hoạt tính xúc tác phải cao 21 4.3.2. Độ chọn lọc phải cao 21 4.3.3. Độ ổn định phải lớn 22 Trang 3 4.3.4. Đảm bảo độ bền cơ, bền nhiệt 22 4.3.5. Xúc tác phải đảm bảo độ thuần nhất cao 22 4.3.6. Xúc tác phải bền với các chất làm ngộ độc xúc tác 22 4.3.7. Xúc tác phải có khả năng tái sinh 23 4.3.8. Xúc tác phải dễ sản xuất và giá thành rẻ 23 4.4. Các dạng hình học của xúc tác 23 4.5. Tái sinh xúc tác 23 CHƯƠNG 5 : BẢN CHẤT HÓA HỌC CỦA CRACKING XÚC TÁC 25 5.1. Nguyên lí của quá trình cracking xúc tác 25 5.2. Cơ chế phản ứng cracking xúc tác 25 5.2.1. Giai đoạn tạo cacbocation 25 5.2.1.1. Từ hydrocacbon paraffin 25 5.2.1.2. Từ hydrocacbon olefin 26 5.2.1.3. Từ Naphten 26 5.2.1.4. Từ hydrocacbon thơm 26 5.2.2. Biến đổi các ion cacbocation 27 5.2.3. Giai đoạn ngừng phản ứng 28 5.3.Cracking các hydrocacbon 28 5.3.1.Cracking parafin 28 5.3.2.Cracking naphten 29 5.3.3.Cracking olefin 30 5.3.4. Cracking aromatic 30 CHƯƠNG 6 : CÁC PHẢN ỨNG TRONG QUÁ TRÌNH CRACKING XÚC TÁC 32 6.1. Phản ứng phân hủy các mạch C- C 32 6.2. Phản ứng đồng phân hóa 33 6.3. Phản ứng chuyển dịch hyđro 33 6.4. Phản ứng alkyl hóa 33 Trang 4 6.5. Phản ứng trùng hợp 33 6.6. Phản ứng vòng hóa 33 CHƯƠNG 7 : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẢN ỨNG CRACKING XÚC TÁC 36 7.1. Nguyên liệu 36 7.2. Độ chuyển hóa 36 7.3. Tốc độ nạp liệu 36 7.4. Tỷ lệ xúc tác/Nguyên liệu 36 7.5. Nhiệt độ 35 7.6. Áp suất 37 7.7. Bội số tuần hoàn của xúc tác 37 CHƯƠNG 8 :CÔNG NGHỆ CRACKING XÚC TÁC HIỆN NAY 38 8.1. Cracking với lớp xúc tác cố định 38 8.2. Cracking với lớp xúc tác tầng sôi 38 8.2.1. Công nghệ của hang UOP 39 8.2.2. Công nghệ của Kellog 41 8.2.3. Công nghệ của hang Sell 41 8.2.4. Công nghệ IFP – Total và Stone & Webster 41 8.2.5. Công nghệ Exxon Exxon 42 Tài liệu tham khảo 45 Trang 5 CHƯƠNG 1 : MỤC ĐÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CRACKING XÚC TÁC [3] Mục đích chính của quá trình cracking xúc tác là điều chế xăng với trị số octan không thấp hơn 76 – 78 và nhiên liệu diesel tuy có chất lương kém hơn gasoil cất trực tiếp nhưng có thể sử dụng làm thành phần của sản phẩm thương mại. Trong cracking xúc tác cũng sinh ra lượng đáng kể khi có hàm lượng phân đoạn butan – butylen cao, từ đó có thể sản xuất alkylat là thành phần octan cao cho xăng. Cracking xúc tác đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu máy bay và xăng ôtô. Cracking được tiến hành trong vùng nhiệt độ 420 – 550 o C và là quá trình làm thay đổi chất lượng nguyên liệu, nghĩa là các quá trình tạo thành các hợp chất có tinh chất vật lý – hóa khác với nguyên liệu đầu. Tuy nhiệt độ của quá trình gần với nhiệt độ của của cracking nhiệt, nhưng chất lượng xăng sản phẩm cao hơn nhiều. Trong cracking xúc tác phân đoạn dầu nặng, ở 500 o C phần lớn nguyên liệu chuyển hóa thành các cấu tử sôi trong khoảng sôi của xăng và sản phẩm khí tạo thành có thể được dùng để sản xuất thành phần octan cao cho xăng hoặc làm nguyên liệu hóa dầu. Cùng với sự phát triển của công nghiệp tổng hợp hóa dầu cracking xúc tác còn cung cấp nguyên liệu hóa học như hydrocacbon thơm, olefin khí, nguyên liệu điều chế cốc. Khác với cracking nhiệt, cracking xúc tác thực hiện trong thiết bị đặc dụng và có xúc tác. Ưu điểm chính của cracking xúc tác so với cracking nhiệt là hiệu suất của sản phẩm giá trị cao là lớn: metan, etan, dien thấp và hiệu xuất hydrocacbon C 3 ,C 4 (đặc biệt là iso-butan), hydrocacbon thơm, iso-olefin và iso-parafin – cao. Tính chống nổ của xăng cracking xúc tác cao hơn xăng cracking nhiệt. Để sản xuất xăng ôtô dùng distilat chân không của quá trình lọc dầu làm nguyên liệu, còn sản xuất xăng máy bay thì sử dụng phân đoạn kerosene của chưng cất dầu làm nguyên liệu. Vai trò của cracking xúc tác tăng khi nhu cầu về tiêu thụ xăng ôtô tăng. Trang 6 CHƯƠNG 2 : NGUYÊN LIỆU DÙNG CHO QUÁ TRÌNH CRACKING XÚC TÁC 2.1. Các đặc trưng về nguyên liệu cho cracking xúc tác Các nhà máy lọc dầu phải chế biến nhiều loại dầu thô khác nhau. Chất lượng của dầu thô thường bị biến đổi theo từng vùng khác nhau, do đó, người ta phải xác định rõ các tính chất đặc trưng của từng loại nguyên liệu để đảm bảo sự vận hành ổn định của các công đoạn chế biến (cracking, reforming ) trong một nhà máy lọc dầu. Dựa vào đặc trưng về nguyên liệu, người ta có thể lựa chọn chất xúc tác, xử lí các sự cố, tối ưu hóa quá trình cracking xúc tác. Hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của nguyên liệu: + Các hydrocacbon . + Các tạp chất có chứa trong nguyên liệu. 2.2. Phân loại các hydrocacbon Các hydrocacbon trong nguyên liệu thường được phân thành: parafin, olefin, naphten và aromat. - Nguyên liệu chứa chủ yếu là parafin. Chúng dễ bị cracking và tạo ra sản phẩm lỏng nhiều nhất. Đồng thời, làm tăng hiệu suất tạo khí đốt nhưng làm giảm trị số octan nhiều nhất. - Các olefin không tồn tại trong tự nhiên, nó có mặt trong nguyên liệu là do các quá trình xử lí trước đó (cracking nhiệt ). Chúng thường bị polime hóa tạo ra các sản phẩm không mong muốn như cốc và nhựa. - Nguyên liệu giàu cấu tử naphten rất được ưa chuộng trong cracking xúc tác, do chúng có các sản phẩm xăng có trị số octan cao. - Các aromat cũng làm tăng trị số octan nhưng do chúng có chứa các vòng benzen bền nên không thích hợp cho quá trình cracking xúc tác. Do khi cracking aromat thường bị bẻ gãy các mạch nhánh, làm tăng hiệu suất khí. Ngoài ra, một số tổ hợp chất aromat đa vòng có thể tạo ra cốc và nhựa, làm giảm hoạt tính xúc tác. 2.3. Các tạp chất Trang 7 Trong những năm gần đây khi nguồn nguyên liệu chất lượng tốt ngày một cạn dần, các nhà máy lọc dầu phải chế biến các nguồn dầu thô nặng hơn, chất lượng xấu hơn. Các nguồn nguyên liệu hiện nay đều là nguyên liệu nặng và chứa nhiều tạp chất. Hầu hết các tạp chất trong nguyên liệu đều nằm trong thành phần các chất hữu cơ phân tử lớn, dưới dạng các hợp chất chứa: + Nitơ + Lưu Huỳnh + Kim loại (Niken, Vanadi, Natri ) Các tạp chất đó ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động của thiết bị, gây ra nhiễm độc xúc tác, làm mất hoạt tính đối với các phản ứng tạo ra các sản phẩm có giá trị, làm tăng giá thành chế biến vì phải xử lý nguyên liệu và sản phẩm. 2.3.1. Nitơ Các hợp chất chứa Nitơ sẽ : + Gây ngộ độc xúc tác tạm thời; + Trong thiết bị hoàn nguyên xúc tác, Nitơ trong cốc được chuyển thành N 2 , phần còn lại được chuyển thành oxit nitơ (NO x ). NO x thoát ra môi trường cùng với khí thải gây ô nhiễm môi trường; + Tạo hợp chất ăn mòn các thiết bị, các chi tiết thiết bị kim loại; + Tạo hợp chất dễ bị oxi hóa, làm đổi màu sản phẩm. 2.3.2. Lưu Huỳnh Nó thường gây nhiễm độc xúc tác và làm chất lượng sản phẩm. 2.3.3. Các kim loại Các kim loại đó là chất xúc tác và trợ xúc tác cho nhiều phản ứng không mong muốn như đehydro hóa và ngưng tụ, làm cho hiệu suất hydro và cốc tăng lên, hiệu suất tạo xăng giảm. 2.4. Lựa chọn nguyên liệu cho quá trình cracking xúc tác [1] Dựa theo thành phần phân đoạn có thể chia nguyên liệu cho quá trình cracking xúc tác thành 4 nhóm sau: Trang 8  Nhóm 1: nhóm nguyên liệu nhẹ, là phân đoạn kerosen-xola lấy từ quá trình chưng cất trực tiếp. Giới hạn nhiệt độ sôi trung bình là 260-380 0 C. Tỉ trọng trung bình: 0,83-0,86. Trọng lượng phân tử trung bình: 190-220 đvc. Đây là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất xăng máy bay và ôtô.  Nhóm 2: nhóm nguyên liệu là phân đoạn Gasoil nặng. Giới hạn nhiệt độ sôi trung bình là 300-500 0 C. Tỉ trọng trung bình: 0,88- 0,92. Trọng lượng phân tử trung bình: 280-330 đvc. Đây là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất xăng ôtô và xe máy.  Nhóm 3: nhóm nguyên liệu có thành phần phân đoạn rộng, đó là hỗn hợp của hai nhóm trên. Giới hạn nhiệt độ sôi trung bình là 210-550 0 C, có thể là phân đoạn lấy từ chưng cất trực tiếp hay là phần chiết của quá trình làm sạch dầu nhờn bằng dung môi chọn lọc. Đây là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất xăng ôtô và máy bay.  Nhóm 4: nhóm nguyên liệu phân đoạn trung gian là hỗn hợp phân đoạn kerosen nặng và xola nhẹ. Giới hạn nhiệt độ sôi trung bình là 300-430 0 C. Đây là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất xăng ôtô và máy bay. Nguyên liệu ít có giá trị nhất là các phần chiết của quá trình làm sạch dầu nhờn bằng dung môi chọn lọc, cặn mazut, gasoil nặng của các quá trình chế biến thứ cấp khác cho hiệu suất không cao và tạo nhiều cốc. Ngoài ra, trong các nguyên liệu này chứa nhiều hợp chất của S, N và các kim loại nặng dễ làm ngộ độc xúc tác. Trong các nhóm nguyên liệu trên, nguyên liệu tốt nhất dùng cho cracking xúc tác là phân đoạn kerosen-xola gasoil nặng, thu được từ chưng cất trực tiếp. Phân đoạn này cho hiệu suất xăng cao, ít tạo cốc nên thời gian làm việc xúc tác kéo dài. Lưu ý: Trong nguyên liệu cracking xúc tác không cho phép có mặt phân đoạn nhẹ có nhiệt độ sôi nhỏ hơn hoặc bằng 200 0 C, vì trong điều kiện cracking phân đoạn này mà bị phân hủy thì tạo ra nhiều khí làm cho hiệu suất xăng và trị số octan giảm. Mặt khác, trong nguyên liệu không cho phép chứa lượng lớn các hydrocacbon thơm đa vòng (vì trong quá trình dễ ngưng tụ cốc bám trên bề mặt xúc tác), nhựa, asphanten và các hợp chất chứa N, S Nếu quá trình cracking xúc tác cho phép sử dụng các nguyên liệu này ở một giới hạn nhất định thì cần tiến hành làm sạch nguyên liệu (loại bỏ bớt các tạp chất trên) trước khi đưa nguyên liệu vào sử dụng. Trang 9 Hiện nay, ở Việt Nam có 3 mỏ dầu quan trọng được xúc tiến khai thác, đó là: • Mỏ Bạch Hổ: cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 120 km, được bắt đầu khai thác từ năm 1986 đến nay. Trữ lượng dầu mỏ ở đây đang giảm dần, có thể khai thác vài ba năm nữa. Tuy nhiên, nếu có biện pháp đầu tư công nghệ cao để khai thác thứ cấp có thể tăng thêm sản lượng và kéo dài thêm thời gian khai thác của mỏ. • Mỏ Rồng: cách mỏ Bạch Hổ khoảng 30km về phía Tây Nam, bắt đầu được khai thác từ năm 1994. Nhưng sản lượng ban đầu chưa đáng kể. • Mỏ Nam Côn Sơn: nằm ở vùng trũng Nam Côn Sơn, cách bờ biển 280km và cách mỏ Bạch Hổ 160km, được tiến hành khai thác từ tháng 10/1994. Những thuận lợi cho quá trình craking xúc tác nhờ một số đặc tính của dầu thô Việt Nam : - Dầu thô Việt Nam thuộc loại dầu nhẹ, tổng hiệu suất sản phẩm trắng thu được nhiều (50-60%trọng lượng dầu thô). Bảng số liệu phân tích hiệu suất và thành phần của dầu thô Việt Nam Các phân đoạn Hiệu suất % thể tích từ dầu mỏ Bạch Hổ Đại Hùng Naphta 17,81 22,55 Kerosen 13,91 14,70 DO 19,51 27,15 Cặn (chưng cất khí quyển trên 345 0 C)-FO 48,27 39,45 Cặn (chưng cất chân không trên 550 0 C) 14,2 5,0 - Dầu thô Việt Nam là loại dầu thô rất sạch chứa rất ít các độc tố, rất ít lưu huỳnh, rất ít kim loại nặng và các hợp chất của nitơ. Nhờ vậy mà trong quá trình chế biến không phải thực hiện các giải pháp tốn kém để loại bỏ các tạp chất. Những công trình nghiên cứu của UOP (Mỹ) đã đề xuất giải pháp dùng toàn bộ cặn dầu thô Việt Nam (chưng cất khí quyển, chưng cất chân không) để cracking xúc tác sản xuất xăng với hiệu suất cao mà không ngộ độc chất xúc tác, một giải pháp công nghệ rất kinh tế so với khi chế biến các loại dầu thô khác trên thế giới. Trang 10 [...]... Lewis theo sơ đồ sau: 4.3 Yêu cầu đối với xúc tác cracking 4.3.1 Hoạt tính xúc tác phải cao Trang 20 - Hoạt tính xúc tác là yêu cầu quan trọng nhất đối với xúc tác dùng trong cracking Vì mục đích của quá trình cracking là nhận xăng, nên phương pháp dùng hiệu suất xăng để đánh giá độ hoạt động của xúc tác sẽ đơn giản hơn, hoạt tính xúc tác càng cao thì cho hiệu suất xăng càng lớn + Xúc tác có hoạt tính... việc, xúc tác cọ sát với thành thiết bị làm cho xúc tác dễ bị vỡ, do đó làm tổn thất áp suất qua lớp xúc tác tăng lên, làm mất mát xúc tác lớn Vì vậy, xúc tác phải đảm bảo độ bền cơ - Khi làm việc nhiệt độ thay đổi, khi nhiệt độ cao quá mà nếu xúc tác không có độ bền nhiệt thì có thể bị biến đổi cấu trúc dẫn đến làm giảm các tính chất của xúc tác 4.3.5 Xúc tác phải đảm bảo độ thuần nhất cao Xúc tác cần... hệ thống cracking với lớp xúc tác giả sôi 4.5 Tái sinh xúc tác Xúc tác cracking sau một thời gian làm việc bị mất hoạt tính Để sử dụng xúc tác được lâu, trong công nghệ phải thực hiện việc tái sinh xúc tác Nguyên nhân chính làm mất độ họat tính của xúc tác là do cốc tạo thành bám kín bế mặt họat tính của xúc tác , hoặc một số phản ứng phụ tạo polyme, che phủ các tâm hoạt tính của xúc tác Để tái... lí Nguyên liệu Lò phản ứng Xúc tác đã Xúc tác đã làm việc tái sinh Sản phẩm qua chưng tách Lò tái sinh xúc tác 5.2 Cơ chế phản ứng cracking xúc tác[ 2][3][5] Cơ chế của quá trình cracking xúc tác là cơ chế ion cacboni Cơ sở của lý thuyết này dựa vào tâm hoạt tính là các ion cacboni, chúng được tạo ra khi các phân tử hyđrocacbon của nguyên liệu tác dụng với tâm axit của xúc tác loại Bronsted (H+) hay... trình tái sinh xúc tác càng nhanh Người ta thấy rằng, nhiệt độ tốt nhất để đốt cháy cốc nằm trong khoảng 540 – 680 oC Nếu quá thấp , cốc không cháy hết , nếu quá cao (700 oC) xúc tác bị thiêu kết , dẫn đến giảm bề mặt , làm giảm hoạt tính của xúc tác Trang 23 CHƯƠNG 5 : : BẢN CHẤT HÓA HỌC CỦA CRACKING XÚC TÁC 5.1 Nguyên lí của quy trình cracking xúc tác[ 2] Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: Chuẩn bị xử... nó làm nguyên liệu sản xuất bồ hóng Trang 16 CHƯƠNG 4 : XÚC TÁC CHO QUÁ TRÌNH CRACKING 4.1 Các loại xúc tác [4] 4.1.1 Xúc tác triclorua nhôm AlCl 3 : Triclorua nhôm cho phép tiến hành phản ứng ở nhiệt độ thấp 200 – 300oC , dễ chế tạo Nhược điểm là xúc tác bị mất mát do tạo phức với hydrocacbon thơm của nguyên liệu , điều kiện tiếp xúc giữa xúc tác và nguyên liệu không tốt , cho hiệu suất và chất lượng... chọn lọc xúc tác càng cao Xúc tác thường được đánh giá đồng thời độ hoạt tính và độ chọn lọc của nó so với xúc tác mẫu khi tiến hành trong cùng một điều kiện cracking 4.3.3 Độ ổn định phải lớn Xúc tác phải giữ được những đặc tính chủ yếu (hoạt tính, độ chọn lọc) sau một thời gian lam việc lâu dài Độ ổn định xúc tác đặc trưng cho khả năng không thay đổi các tính chất trong quá trình làm việc Xúc tác có... của xúc tác[ 1] Xúc táctác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng Ví dụ , khi có mặt xúc tác ở 400 – 500oC , các olefin chuyển hóa nhanh hơn 1000 đến 10.000 lần so với cracking nhiệt Ngoài ra, xúc tác còn có tính chọn lọc, nó có khả năng làm tăng hay chậm không đồng đều các loại phản ứng , có nghĩa là hướng theo chiều có lợi  Cơ chế hình thành trung tâm hoạt động trên bề mặt xúc tác [4] Xúc. .. gian phản ứng Khi sử dụng xúc tác có độ họat tính cao ta có thể tăng tốc độ nạp liệu khi ấy sẽ tăng năng suất của thiết bị 7.4 Tỷ lệ xúc tác/ Nguyên liệu[3] Trang 35 Tỷ lệ xúc tác zeolit/nguyên liệu,còn gọi là bội số tuần hoàn xúc tác (X/RH) Với lọai xúc tác zeolít thì X/RH=10/1 còn xúc tác vô định hình X/RH=20/1 Khi thay đổi tỷ lệ X/RH sẽ làm thay đổi thời gian lưu của xúc tác trong lò phản ứng và lò... đồng đều sẽ tạo ra những vùng phân lớp và có trở lực khác nhau Đồng thời, do sự phân lớp theo kích thước nên sẽ phá vỡ chế độ làm việc bình thường của thiết bị Mặt khác, khi kích thước không đồng đều làm tăng khả năng vỡ vụn, dẫn đến mất mát xúc tác - Cấu trúc lỗ xốp không đồng đều sẽ làm giảm bề mặt tiếp xúc dẫn đến làm giảm hoạt tính xúc tác 4.3.6 Xúc tác phải bền với các chất gây ngộ độc xúc tác Xúc . nguyên liệu cho quá trình cracking xúc tác 9 CHƯƠNG 3 : CÁC SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH CRACKING XÚC TÁC 12 3.1. Sản phẩm khí cracking xúc tác 12 3.2. Sản phẩm xăng cracking xúc tác 14 3.3. Sản phẩm gasoil. xúc tác 23 4.5. Tái sinh xúc tác 23 CHƯƠNG 5 : BẢN CHẤT HÓA HỌC CỦA CRACKING XÚC TÁC 25 5.1. Nguyên lí của quá trình cracking xúc tác 25 5.2. Cơ chế phản ứng cracking xúc tác 25 5.2.1. Giai đoạn. suất 37 7.7. Bội số tuần hoàn của xúc tác 37 CHƯƠNG 8 :CÔNG NGHỆ CRACKING XÚC TÁC HIỆN NAY 38 8.1. Cracking với lớp xúc tác cố định 38 8.2. Cracking với lớp xúc tác tầng sôi 38 8.2.1. Công nghệ

Ngày đăng: 29/06/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan