TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNKHOA KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN... - Mạng xã hội tác độ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỐI
VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM
GÓP
1 Nguyễn Đại 455404003
7
Tìm nội dung, làm word
95%
2 Nguyễn Ngọc Lan 455404009
6 Tìm nội dung 95%
3 Nguyễn Thị Nhung 455404016
7 Tìm nội dung 95%
4 Trương Văn Quang 455404018
5
Tìm nội dung, làm word
95%
5 Rô H Tiêm 455404023
7 Tìm nội dung 95%
6 Phạm Thị Thu Trang 455404024
8 Tìm nội dung 95%
7 Phạm Hồng Vân 455404027
4
Nhóm trưởng, tổng hợp nội dung nghiên cứu
100%
Trang 3I MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
- Đo lường sự tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên
- Đề xuất các giải pháp để hỗ trợ sinh viên đạt kết quả học tập tốt thông qua việc sử dụng mạng xã hội
II CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên như thế nào?
- Mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên như thế nào?
- Những giải pháp nào hỗ trợ sinh viên đạt kết quả học tập tốt thông qua việc sử dụng mạng xã hội?
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Việc sử dụng mạng xã hội và sự ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập của sinh viên
IV CÁC KHÁI NIỆM
1 Mạng xã hội
Liccardi và các cộng sự (2007) đã đưa ra một các hiểu MXH là mạng xã hội được hiểu như cấu trúc của các điểm đại diện cho cá nhân hoặc tổ chức cùng với mối quan hệ giữa họ trong một miền nhất định Điều này đồng nghĩa rằng, mạng xã hội thường được xây dựng trên cơ sở của sức mạnh trong các mối quan hệ và niềm tin giữa các cá nhân, hay còn gọi là các điểm nút Các ứng dụng mạng xã hội trên máy tính đã được phát triển với mục đích tạo ra và duy trì mạng lưới bạn bè trực tuyến hoặc thậm chí là tái hợp bạn bè từ quá khứ vào thời điểm hiện tại
Trang 4Theo Boyd và cộng sự (2007) đã thảo luận và đưa ra nhận định rằng các trang MXH là những dịch vụ cho phép cá nhân thực hiện 3 loại hành động: (1) xây dựng hồ sơ công khai hoặc bán công khai trong một hệ thống giới hạn, (2) nêu rõ danh sách những người dùng khác mà họ chia sẻ kết nối và (3) xem và duyệt qua danh sách các mối quan hệ của họ và của những người khác trong hệ thống
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên (2016) về tác động của Facebook đến sinh viên đã cho kết quả rằng Facebook là MXH phổ biến nhất với các sinh viên trả lời phỏng vấn, và nghiên cứu chỉ
ra mỗi nhóm sinh viên có lực học khác nhau thì những ảnh hưởng đến hoạt động học tập lại khác nhau, cụ thể là với sinh viên khá giỏi, việc tìm kiếm tài liệu học tập và trao đổi thông tin học tập trên Facebook rất hiệu quả Không những giúp ích trong việc học tập, Facebook còn giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng sau những giờ học, nhưng MXH cũng vẫn có những hạn chế là việc gây mất tập trung, giảm thời gian học tập, suy nhược cơ thể và việc tiếp cận các nguồn thông tin không chính xác
Tác giả Trần Hữu Luyến và Đặng Hoàng Ngân (2014) cũng đưa ra khái niệm về MXH là một khái niệm mới được hình thành trong thập niên cuối thế kỉ XX Ngoài ra, MXH là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau Với hướng tiếp cận xã hội, nhấn mạnh yếu tố con người, MXH được nghiên cứu trên quan hệ cá nhân – cộng đồng để tạo thành mạng lưới xã hội, mạng lưới xã hội được hiểu là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi là actor Khi mạng lưới xã hội này được thiết lập và phát triển thông qua phương tiện truyền thông internet, nó được hiểu là MXH ảo Như vậy có thể hiểu MXH
là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau Khi các cá nhân tham gia vào xã hội
Trang 5ảo thì khoảng cách về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa
Từ các quan điểm của các tác giả ở trên, chúng ta có thể nhận thấy mạng
xã hội không chỉ là một nền tảng kỹ thuật số, mà còn là một mạng lưới phức tạp của các cá nhân, mỗi người mang theo những đặc điểm riêng và mục đích sử dụng đa dạng
Trong thời đại hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam Với sự phát triển mạnh mẽ của smartphone và dịch vụ internet di động, việc truy cập vào các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo và TikTok đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Môi trường này không chỉ là nơi để chia sẻ nội dung và kết nối với bạn bè, mà còn là nguồn thông tin giải trí vô tận Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện những thách thức, những khó khăn trong việc quản lý thời gian và bảo mật thông tin cá nhân Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin trên mạng xã hội có thể gây ra những vấn đề đáng lo ngại về quyền riêng tư và an ninh mạng
2 Sử dụng mạng xã hội
Việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên không chỉ là một hoạt động cá nhân mà còn là một phần của hoạt động xã hội lớn hơn Trong luận văn, việc nghiên cứu về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên đòi hỏi phải xem xét các yếu tố như động cơ, mục đích, phương tiện và công cụ sử dụng, cũng như hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của sinh viên
Mỗi hành động trên mạng xã hội, từ việc đăng bài, thể hiện cảm xúc đến việc chia sẻ thông tin, đều có ý nghĩa riêng của nó Điều này có thể là việc chia sẻ trải nghiệm, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ niềm vui, hoặc thậm chí
để kiếm tiền Mặc dù mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên có thể
Trang 6đa dạng, nhưng chắc chắn rằng các họ đều có một mục tiêu nhất định, và thường là hướng đến người khác, bất kể là cộng đồng mạng rộng lớn hay nhóm nhỏ hơn như bạn bè
Tương tác trên mạng xã hội có thể được coi là tương tác gián tiếp, vì mọi hoạt động diễn ra thông qua một công cụ trung gian là internet và các ứng dụng được thiết kế để tương tác và phản hồi Sự phổ biến của internet và các thiết bị kết nối như điện thoại thông minh, máy tính, laptop và các thiết
bị thông minh khác đã làm cho mạng xã hội trở nên càng phổ biến hơn
Từ góc nhìn xã hội, mạng xã hội không chỉ là một nơi để kết nối và giao tiếp mà còn là một nền tảng cho việc chia sẻ thông tin, ý kiến và tương tác giữa các thành viên của cộng đồng
3 Kết quả học tập
Osters và cộng sự (2008) định nghĩa kết quả học tập là những gì học sinh
có thể chứng minh về kiến thức, kỹ năng và giá trị sau khi hoàn thành một hoặc nhiều hơn một khóa học, hay một chương trình giáo dục Việc đánh giá kết quả học tập là nền tảng để đánh giá tính hiệu quả của quá trình dạy
và học
Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thúy An (2016) coi kết quả học tập được xem xét theo nghĩa rộng (gắn với quá trình học tập và phát triển chung của cá nhân trong cuộc sống) và theo nghĩa hẹp (gắn với quá trình học tập và phát triển của người học trong quá trình giáo dục được tổ chức bởi nhà trường) Cụ thể như sau: Theo nghĩa rộng, kết quả học tập là tổng thể các biểu hiện phản ánh sự thay đổi trên phương diện nhận thức, năng lực hành động, thái độ biểu cảm xã hội, cũng như hành vi mà cá nhân có được thông qua hoạt động học tập tự giác, tích cực và chủ động, diễn ra một cách bình thường trong cuộc sống, trong các hoạt động và các mối
Trang 7quan hệ xã hội của mỗi người Theo nghĩa hẹp, kết quả học tập là thành quả thực tế của cá nhân người học phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu học tập theo định hướng của mục tiêu, của nội dung học tập trong môn học cũng như trong chương trình giáo dục quy định, chúng được đánh giá trên
cơ sở của hoạt động đo lường và kiểm tra theo các tiêu chí khác nhau
V CÁC LÝ THUYẾT NỀN
1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý
Theo Satz và cộng sự (1994) cho rằng lý thuyết lựa chọn hợp lý đóng vai trò quan trọng trong xã hội khoa học, được các triết gia nghiên cứu lý thuyết lựa chọn hợp lý (bao gồm cả những người ủng hộ và phản đối) chấp nhận và tranh luận Quan điểm chung là lý thuyết này tập trung vào các yếu tố tâm lý và cá nhân Nó được xem như một lý thuyết tâm lý vì nó giải thích hành động của con người dựa trên trạng thái tinh thần của họ Một hành động được coi là hợp lý khi người thực hiện chọn cách hành động tốt nhất dựa trên sở thích và niềm tin của họ Mặc dù lý thuyết lựa chọn hợp lý thường được giải thích thông qua ngôn ngữ và khái niệm của tâm lý học cá nhân chủ nghĩa, nhóm nghiên cứu cho rằng chúng ta có thể lập luận rằng cách tiếp cận này chỉ là một trong nhiều lựa chọn có thể được thực hiện Theo Michael Hechter và cộng sự (1997) nghiên cứu và cho rằng lý thuyết lựa chọn hợp lý có thể được hiểu như một hệ thống đa chiều Ở mức
độ cơ bản, nó dựa trên giả định về năng lực và giá trị cá nhân, cùng với các yếu tố khác Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn, nó bao gồm cả các đặc điểm kỹ thuật của cấu trúc xã hội Cấu trúc này không chỉ đóng vai trò là môi trường và điều kiện cho hành động cá nhân mà còn là sản phẩm của những hành động đó Vì các tiêu chuẩn và hình thức tổ chức khác nhau tham gia vào mô hình với cả vai trò môi trường và kết quả của hành động, lý thuyết lựa chọn hợp lý không chỉ dựa trên các điều kiện liên quan đến cá nhân
Trang 8Thay vào đó, nó tập trung vào các động cơ đằng sau các hành vi Mặc dù lý thuyết này công nhận giá trị cá nhân cũng như các yếu tố cấu trúc, trong các ứng dụng thực tiễn, nó thường tập trung nhiều hơn vào các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội Kết quả là, giải thích về lựa chọn hợp lý thường phù hợp với các lý thuyết và phân tích khác như chủ nghĩa cấu trúc và phân tích mạng lưới, được coi là phần của truyền thống chính thống xã hội học
Trong luận văn, lý thuyết được được sử dụng để xem xét các yếu tố có mối liên hệ với hành vi lựa chọn giữa học tập và các vấn đề sử dụng MXH của sinh viên, xem xem các yếu tố khác nhau thuộc về cá nhân sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau như thế nào đến sự lựa chọn của sinh viên giữa hoạt động học tập và hoạt động sử dụng MXH
2 Lý thuyết hội nhập (Integration Theory)
Lý thuyết sinh viên hội nhập (Tinto 1975, 1987) cho thấy quá trình sinh viên tích hợp việc học tập và xã hội với hội nhập học thuật và xã hội như thế nào Học tập học thuật (Astin, 1993) được định nghĩa là những kiến thức (lý thuyết, khái niệm, phương pháp lấy từ sách giáo khoa, khóa học, bài giảng) và kỹ năng (những kỹ năng cần thiết mà sinh viên cần để học tập và thành công trong các nhiệm vụ học tập ở trường đại học) mà sinh viên cần đạt được tại trường Đại học Lý thuyết học tập xã hội có ba yếu tố (người học cá nhân, bạn bè hoặc người hướng dẫn và hoàn cảnh) có khả năng ảnh hưởng đến kết quả học tập của cá nhân và sự tương tác lẫn nhau giữa chúng khiến học tập xã hội có thể được coi là quá trình học tập (Bandura 1977) Ngoài ra, việc học tập của các cá nhân, thậm chí là tự học, thường dựa vào bối cảnh xã hội Vì vậy, để đạt được kết quả học tập mong muốn, các cá nhân cần có sự hỗ trợ xã hội từ những người khác và sự hiểu biết rõ ràng về các tình huống Hơn nữa, kết quả học tập đạt được sẽ củng
Trang 9cố sự tham gia của các cá nhân vào một số hành động nhất định Hội nhập học thuật xảy ra khi sinh viên trở nên gắn bó với đời sống trí tuệ của trường đại học, thể hiện qua sự tương tác với giảng viên, giảng viên và thành tích học tập của chính họ Trong khi đó, sự hòa nhập xã hội được hình thành khi học sinh tương tác không chính thức hoặc tương tác chính thức với các bạn cùng lớp và các hình mẫu được phản ánh qua mối quan hệ
và kết nối bên ngoài lớp học
Hai khái niệm này, mặc dù khác biệt về mặt phân tích, nhưng lại tương tác và nâng cao lẫn nhau Do đó, Tinto (1987) nhấn mạnh mạnh mẽ rằng trải nghiệm tương tác của sinh viên với giảng viên, khóa học, giảng viên, đồng nghiệp và trường đại học sẽ ảnh hưởng đến cam kết mục tiêu của họ đối với cuộc sống và cam kết của tổ chức đối với trường đại học của họ Theo Lý thuyết hội nhập, bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào tác động của mạng xã hội trực tuyến đối với việc học tập trên mạng xã hội và sự tương tác sâu hơn của nó với việc học tập trong các lĩnh vực kết quả học tập Do đó, bài viết này sẽ sử dụng lòng tự trọng, sự hài lòng với cuộc sống
ở trường đại học và trình độ thực hiện (khả năng thực hiện nhiệm vụ và giải quyết vấn đề của sinh viên) để phản ánh các lĩnh vực nhận thức, tình cảm và dựa trên kỹ năng của kết quả học tập tương ứng
3 Thuyết chia sẻ cảm xúc và thể hiện bản thân
Nghiên cứu của Christofides và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng, việc chia
sẻ cảm xúc và cập nhật thông tin trên mạng xã hội giúp xây dựng danh tiếng, hồ sơ cá nhân một cách chuyên nghiệp, chính xác, với kế hoạch, chiến lược rõ ràng Nghiên cứu của Goffman (2023) đã đưa ra nền tảng lý thuyết cho khái niệm chia sẻ và tự thể hiện là một trong những người đầu tiên nhận ra nhu cầu của việc thể hiện bản thân và chia sẻ cảm xúc, Goffman đã chỉ ra rằng trong cuộc sống, mọi người đều đảm nhận nhiều
Trang 10vai trò khác nhau và đồng thời họ cũng thể hiện bản thân theo những cách
mà họ muốn người khác thấy về mình Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc người dùng có nhiều bạn bè trên trang mạng xã hội giúp thể hiện họ là người thân thiện, hòa đồng, dễ chia sẻ cảm xúc hơn Các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook, đã và đang mang đến một nơi lý tưởng với nhiều tính năng khác nhau để thực hành thể hiện bản thân dễ dàng Người dùng có thể chỉnh sửa phần “thông tin cơ bản” để cập nhật về công việc, cơ quan, trường học, các sự kiện quan trọng trong cuộc sống, hay thậm chí là việc hiển thị và chia sẻ những thông tin khác có liên quan tới mình Bên cạnh đó, họ có thể tự do thể hiện quan điểm, tài năng viết lách hay thậm chí tranh luận về những vấn đề mà mình ưa thích trên MXH
Có thể nói MXH như một “profile không chính thức” phản ánh một phần bên trong của người sử dụng Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc chia sẻ, bao gồm chia sẻ cảm xúc tích cực và chia sẻ tài liệu học tập có ảnh hưởng tích cực đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên (Nguyễn Lan Nguyên, 2020) Việc trao đổi, chia sẻ nguồn tài liệu trong các group sinh viên đại học, group tự học có thể tạo động lực giúp sinh viên có thể định hướng ôn thi dễ dàng hơn Bên cạnh đó, sự chia sẻ và giao tiếp trực tuyến có thể giúp lan truyền cảm xúc, giảm trầm cảm, cô đơn và tăng cường kết nối xã hội cho sinh viên Mặt khác, bên cạnh chia sẻ, sinh viên có thể tự thể hiện cá tính, tài năng, thành tích của mình trên MXH như một động lực để phấn đấu giành mục tiêu mới Thông thường, sinh viên có xu hướng phô bày thành tích tốt của mình trên MXH như một cách để thể hiện bản thân, muốn được thấu hiểu, được khen ngợi, hay đơn giản để tự thưởng cho bản thân và tiếp tục phấn đấu Do vậy, dù chia sẻ hay thể hiện bản thân trên MXH, tất cả đều có tính liên kết với động lực học tập và kết quả học tập của người dùng sinh viên
Trang 11VI BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
1 Bạn có sử dụng mạng xã hội không?
□ Có
□ Không
=> Thang đo thái độ đơn giản
2 Phương tiện bạn hay dùng để vào mạng xã hội là gì?
□ Máy tính cá nhân
□ Điện thoại
□ Máy tính ngoài hàng net
=> Thang đo thái độ đơn giản
3 Bạn sử dụng những mạng xã hội nào? (có thể chọn nhiều phương
án)
□Facebook (1)
□ WhatsApp (2)
□ Twitter (3)
□Youtube (4)
□Zalo (5)
□ LINE (6)
□ Tumblr (7)
□Instagram (8)