1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Takala không làm gì cả, hay đã làm rất nhiều potx

10 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 416,43 KB

Nội dung

Takala không làm cả, hay đã làm rất nhiều Hoàng Lan dịch Vào thời điểm mà ai cũng cảm thấy rằng mình cần phải làm cái đó, bất cứ cái gì, càng nhanh càng tốt – từ phong trào Occupy (Chiếm lấy phố Wall) đến bộ phim Kony hồi năm 2012* – thì sô diễn xuất sắc The Ungovernables (Những người bất khả cai trị) tại New Museum của nghệ sĩ Pilvi Takala lại đem đến một sức mạnh kỳ lạ – sức mạnh của việc ‘không làm cả’. Giống như nhân vật Bartleby của nhà văn Melville, Takala làm việc (thực tập) tại một văn phòng (công ty kiểm toán đa quốc gia Deloitte) và giống như Bartleby, vào một ngày nọ, cô bỗng dưng ngừng làm việc. Có điều, khi thiên hạ hỏi tại sao Bartleby ăn không ngồi rồi, anh đưa ra câu trả lời nổi tiếng “Tôi không muốn giải thích“; còn cô Takala thì rất vui vẻ giải nghĩa quyết định ‘chẳng làm gì’ của mình: “Đôi lúc làm việc trong đầu lại tốt” – tốt hơn là làm việc trên máy tính. Vào giai đoạn cuối của đợt thực tập, cô đứng suốt ngày trong thang máy, và giải thích cho những ai dám hỏi, rằng: (khi đứng) trong một môi trường động, cô suy nghĩ tốt hơn. Ngồi tại Deloitte, Takala không làm cả, thách thức sự tò mò và bất mãn của các nhân viên trong công ty. Takala – sinh năm 1981 tại Helsinki, Phần Lan – thích tạo ra các tình huống kỳ cục. Kiểu nghệ thuật trình diễn của cô gần như là một kiểu ‘chịu đựng sự xấu hổ’. Năm ngoái, cô mặc chiếc áo thun có in mấy dòng về nội quy trang phục rồi liên tiếp mấy kỳ xông vô trụ sở chính của Liên minh châu Âu (nằm tại Brussel, Bỉ), kết quả là cô trải qua mỗi lần một quy trình thủ tục khác nhau: lúc thì đội bảo vệ chặn Takala lại để chất vấn, lúc thì cô may mắn lọt vào trong mà không bị kiểm tra gì. Trong một cuộc “thí nghiệm” khác, đội bảo vệ ở Disneyland Paris giải thích rằng Takala không thể mặc bộ váy Bạch Tuyết gớm giếc của mình qua cửa vì cô không phải Bạch Tuyết ‘thật’. Trong khi những luật lệ lặt vặt sinh sôi nảy nở – để bù đắp cho sự thiếu thốn nội quy ở các cấp cao hơn chăng? – Takala thích chọc vài lỗ thủng be bé vào cái hệ thống vốn được coi là ‘không hề có kẽ hở’ này, rồi quan sát xem điều sẽ xảy ra khi các kẽ hở ấy bắt đầu rò rỉ. Giờ đây, Takala nói về dự án mà cô thực hiện cho bảo tàng New Museum và về phong cách trình diễn ‘bất khả định nghĩa’ của mình. Nàng Bạch Tuyết giả Takala không được vào công viên. Cô chọn khoảnh khắc để bắt đầu việc ‘không làm gì’ như thế nào và mọi người đã phản ứng ra sao với sự thay đổi này? Khi tôi bắt đầu làm việc ở đấy (công ty Deloitte), tôi không biết mình muốn làm trừ chuyện trở thành một phần của cộng đồng đó. Tôi biết trước rằng mình sẽ cư xử theo kiểu kỳ quặc vào một thời điểm thích hợp, nhưng tôi không có kế hoạch nào cả. Thế nên nhiệm vụ đầu tiên của tôi là khiến người khác tin vào ‘vai diễn’ của mình. Tôi sử dụng tên đệm, Johanna (để thực tập tại Deloitte), và dùng một lý lịch khác: tôi nói rằng mình học ngành quảng cáo. Thực sự thì tôi chẳng làm nhiều, tôi chỉ giả vờ rằng mình đang làm việc hoặc thực hiện vài chuyện đơn giản như photocopy, vì tôi chẳng có kỹ năng cho ngành này hết. Sau một vài tuần tôi đi đến kết luận: những người ở công ty khó lòng chấp nhận chuyện tôi hô hào rằng mình có làm việc trong khi bản thân lại không hoạt động cả. Họ chịu đựng chuyện cô ‘không làm gì’ trong bao lâu? Các đồng nghiệp liên lạc với cấp trên của họ – những người có đủ quyền hành để đá đít tôi – nhưng tôi đã thỏa thuận với công ty rằng tôi nhận việc này để thực hiện một ‘điệp vụ nghệ thuật bí mật’. Người quản lý của bộ phận quảng cáo biết chuyện đang diễn ra, nên anh ấy nói (với các đồng nghiệp ở Deloitte) rằng mọi thứ vẫn OK. Cô có liên tưởng đến nhân vật Bartleby không? Không, tôi không nghĩ tới ông ấy trước khi thực hiện màn trình diễn. Tôi biết về cuốn sách, nhưng tôi chỉ đọc nó sau khi mọi sự kết thúc. Quang cảnh sắp đặt “The Trainee” của Takala. Màn trình diễn này có mang tính chính trị? Chính trị về bản chất là sự thương lượng mà mọi người đặt ra cho mối quan hệ họ muốn có cùng nhau. Nhưng ở lĩnh vực chính trị, bạn phải đề xuất một giải pháp, còn tôi thì không đề xuất giải pháp nào trong tác phẩm của mình. Tôi chỉ nhìn xem: ta có thể nới lỏng được luật lệ nào tại một hoàn cảnh nhất định? Chúng ta thường nghĩ rằng mình chia sẻ một vị thế nào đó với mọi người, nhưng các luật lệ mà chúng ta cùng chia sẻ lại không bao trùm được hết tất cả. Những người ở công ty nghĩ: họ hiểu mọi thứ nên diễn ra như thế nào, ai nên làm cái gì. Nhưng lúc (màn trình diễn của tôi) xảy ra, bạn mới thấy rằng luật lệ cho một tình huống như thế này không hề hiện hữu. Vài người có thể nghĩ đây là cách tốt để làm việc. Số khác có thể nghĩ nó thật khùng. Cô có nói những màn trình diễn của mình giống như các mẩu hư cấu diễn ra trong đời sống thực. Nhưng có lẽ điều ngược lại cũng đúng – dùng đời sống thực để phơi bày những thứ thuộc về ‘hư cấu’? Đúng thế, bàn luận về hư cấu là một công việc vui. Lấy ví dụ: trong màn trình diễn “Bạch Tuyết Thật“, tôi giả bộ mình là ‘fan’ của Bạch Tuyết, một người thích mặc đồ hóa trang. Nhưng tôi không ký hợp đồng lao động với Disneyland nên họ không cho tôi vào cửa*. Ở đấy, bạn chỉ có thể có một kiểu vui thú. Nếu là một đứa bé thì bạn có thể ăn mặc như Bạch Tuyết, còn nếu bạn già rồi thì không được. Tôi nghĩ hầu hết các màn ‘can thiệp’ của tôi đã phơi bày ra những điều vô lý, nhưng những điều đó lại có thật. Nhưng tôi chẳng hề ngạc nhiên khi người ta không cho cô vào Disneyland vì cô ăn mặc giống Bạch Tuyết. Tôi cũng không ngạc nhiên. Nhưng tôi thích tìm hiểu xem họ sẽ đối xử với tôi ra sao – kết quả là họ ráng đuổi tôi đi bằng một cách cực kỳ lịch sự. Tôi biết rằng nhiều khách thăm quan muốn chụp ảnh với Bạch Tuyết (chính thức), nên bộ trang phục (không chính thức này) có thể sẽ gây ra vài xung đột nho nhỏ. Họ (Disneyland) có nội quy trang phục nhưng lại không nhắc tới chuyện hóa trang. Nội quy chỉ nói bạn phải mặc quần áo, phải mang giày. Bạch Tuyết Takala chất vấn nhân viên bảo vệ vì sao mình không được vào dù không vi phạm nội quy. Màn trình diễn của cô đã cho thấy: dù chúng ta hay giả định rằng luật lệ là nghiêm khắc, các luật này vẫn có thể được nới lỏng, vi phạm. Khi đến một nơi nào đó mới, ngay lập tức bạn nhìn ngó xem mọi người xung quanh đang cư xử như thế nào và bạn bắt đầu làm theo, bắt đầu kìm chế bản thân. Bạn sẽ không cởi giày trừ khi bạn thấy ai đó cởi giày ra trước. Đó là một hành vi của loài người. Nhưng hầu hết các luật này đều bất thành văn – đó là những thứ ta quan sát và nghĩ rằng ta hiểu chúng, ngay cả khi chúng không bắt buộc. Khi vi phạm, nới lỏng luật lệ, ta sẽ thay đổi một điều đấy và bỏ lại một điều khác. Các nhân viên tại Deloitte sau này cũng chắc sẽ không ngồi một chỗ suy nghĩ và chẳng làm cả, nhưng sau màn trình diễn của tôi thì chút khoảng trống đã được mở ra cho họ. Dù hơi rập khuôn, nhưng người Phần Lan nổi tiếng là lầm lì. Tính cách này có ý nghĩa đối với cô, nhất là lúc cô trình diễn các màn ‘can thiệp’ này ở Phần Lan? Người Phần Lan không hay biểu lộ bản thân, và vì thường muốn cư xử đúng đắn, nên trong lúc tôi thực hiện The Trainee (Thực tập viên – tên của màn trình diễn tại công ty Deloitte), họ rất ngại khi phải tiếp cận tôi, họ chỉ gửi email hoặc nói chuyện với các nhân viên khác. Nhưng nhìn mặt họ thì bạn cũng biết rằng những việc bạn đang làmkhông tốt. Các nhân viên chỉ bắt đầu nói chuyện với tôi sau khi họ bỏ ra hai ngày để nhìn tôi đăm đăm. Họ khá kiên nhẫn, và không phán xét tôi ngay lập tức. Thật tốt khi không ai tiến lại gần tôi sau 5 phút và quát, “Cô đang làm cái quái thế?“ Gần đây cô có phát hiện ra một luật lệ hay tình huống nào mới để khai thác hay thương lượng không? Tôi phát hiện ra cả đống! Nhưng một số luật có nhiều tiềm năng để khai thác và thương lượng hơn một số khác. Màn trình diễn đầu tiên của Takala hồi 2006 trong một khu mua sắm của Berlin – một nơi mà theo cô là “đáng chán” vì quá an toàn. Cô đi dạo, ăn uống, xách theo một túi nhựa trong veo đựng đầy tiền. Hành vi của cô khiến khu mua sắm thành “mất an toàn” và các nhân viên ở đây thấy không an tâm. Takala muốn xem họ sẽ phản ứng ra sao. Kết quả: họ cố giả đò như không nhìn thấy. Làm thế nào cô có được một sức chịu đựng cao để trình diễn những tình huống khó xử như vậy? Có lẽ nó gắn liền với “chất Phần Lan” chăng? Người Phần Lan không thích bị xấu hổ, họ thường rất nghiêm túc với bản thân. Tôi chỉ thấy những tình huống gây xấu hổ quá thú vị đến nỗi tôi xem chúng là nghiêm túc, và không muốn làm hỏng chúng bằng cách phá ra cười. Nhưng tôi không có bất cứ một sự đào tạo chính quy nào, tôi chỉ học hành tại gia thôi. * Chú thích Phim Kony là phim tài liệu ngắn về tổ thức từ thiện “Stop Kony”. Tổ chức này không ngừng hoạt động để lôi tên tội pham chiến tranh Joseph Kony ra ngoài ánh sáng. Rất nhiều trẻ em đến Disneyland để chụp ảnh cùng các nhân vật hoạt hình như Bạch Tuyết, Lọ Lem v.v… Những ai hóa trang thành các nhân vật này đều là người làm công ăn lương của Disney, thành ra đội bảo vệ không cho cô Takala vào vì sợ cô ‘giành khách’ với nhân viên chính thức. . Takala không làm gì cả, hay đã làm rất nhiều Hoàng Lan dịch Vào thời điểm mà ai cũng cảm thấy rằng mình cần phải làm cái gì đó, bất cứ cái gì, càng nhanh càng tốt. Tuyết giả Takala không được vào công viên. Cô chọn khoảnh khắc để bắt đầu việc không làm gì như thế nào và mọi người đã phản ứng ra sao với sự thay đổi này? Khi tôi bắt đầu làm việc ở. động, cô suy nghĩ tốt hơn. Ngồi tại Deloitte, Takala không làm gì cả, thách thức sự tò mò và bất mãn của các nhân viên trong công ty. Takala – sinh năm 1981 tại Helsinki, Phần Lan – thích

Ngày đăng: 29/06/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w