Trong số hàng chục tập phim đã xem, tôi có ấn tượng khá sâu sắc với một câu chuyện mang tên "Đồng Tiền Vạn Lịch", xoay quanh ba nhân vật chính gồm Mai thị, Vạn Lịch và Tâm.. Hình 1: Một
Mục đích nghiên cứu
Trước mắt (về học tập) Đây là đồ án tốt nghiệp của tôi, là điều phản ánh chân thật nhất chặng đường bốn năm học tập và nghiên cứu thời trang của tôi ở trường Đại học Là cơ hội để tôi rèn giũa khả năng thiết kế của mình, cũng sẽ là bộ sưu tập đánh dấu bước chân đầu tiên của tôi trên con đường làm thời trang chuyên nghiệp
Lâu dài (đáp ứng nhu cầu xã hội) Đồ án tốt nghiệp của tôi sẽ có thể trở thành nguồn tài liệu để các bạn sinh viên khác cùng nghiên cứu, tham khảo và học hỏi khi cần thiết Sâu xa hơn tôi cũng mong đề tài của mình có thể truyền cảm hứng về văn hoá của Việt Nam, cũng như lan toả niềm đam mê thời trang đến nhiều bạn trẻ hơn.
Giới hạn đề tài
"Đồng Tiền Vạn Lịch" vốn là một câu chuyện cổ tích dân gian của Việt Nam vì vậy nó có rất nhiều phiên bản được biên dựng, sản xuất, phát hành và tái bản dưới nhiều hình thức khác nhau như sách truyện, phim ảnh, kịch nói, tuồng chèo Trong số đó tôi chọn khai thác ý tưởng thông qua tập phim "Đồng Tiền Vạn Lịch" nằm trong cuốn số 16 của loạt phim Cổ Tích Việt Nam do hãng phim Phương Nam sản xuất và phát hành vào năm 2004 Từ đó tôi nghiên cứu bối cảnh, trang phục, vật dụng, nội dung diễn biến của câu chuyện, tâm lý tính cách của các nhân vật cũng như bài học nhân văn mà tập phim truyền tải để đúc kết ra các đặc trưng nổi trội nhằm làm tư liệu thiết kế
Trang phục ứng dụng dự sự kiện, dựa trên nền tảng phong cách thời trang Neofolk Thể hiện sự hiện đại, sang trọng, quý phái cũng như nêu bật lên tinh thần văn hoá truyền thống Việt Nam
Kỹ thuật thực hiện Áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau từ các thủ pháp chế tạo cấu trúc như draping, tạo khối, dựng phom, cắt xẻ, rã ráp, vải cắt canh xéo cho đến các thủ pháp trang trí và tạo bề mặt chất liệu như thêu, đính kết cườm/kim sa/lông vũ, đắp ghép vải, tạo hoa 3D, thắt nút, in vải, dập ly nhằm tạo ra sự phong phú và mới lạ Đối tượng khách hàng
Bộ sưu tập hướng đến nhóm đối tượng là Nữ giới, độ tuổi từ 24-28, sinh sống và làm việc tại các trung tâm thành phố lớn, sầm uất Thu nhập từ 50 triệu Đồng mỗi tháng,
Tôi sử dụng nguồn tham khảo chính từ nội dung kịch bản cũng như hình ảnh cảnh quay trong tập phim cổ tích "Đồng Tiền Vạn Lịch" được phát hành hợp pháp bởi Hãng phim Phương Nam vào năm 2004
Tôi cũng tham khảo các Bộ sưu tập thời trang của nhiều Nhà thiết kế trong và ngoài nước đã được công diễn trước đó, cũng như các Bộ sưu tập là đề tài tốt nghiệp của các anh chị, các bạn sinh viên thời trang để học hỏi thêm về cách vận dụng và triển khai ý tưởng
Ngoài ra để Bộ sưu tập đáp ứng các xu hướng thời trang hiện đại, tôi cũng tham khảo qua các tạp chí và các trang truyền thông lớn về thời trang như Vogue, Harper’s Bazaar, Elle, L'Officiel, Style-Republik, WhoWhatWear
Ngoài ra tôi có tham khảo thêm bình luận của nhiều khán giả khác bên dưới các bài đăng có nội dung nói về tập phim này trên các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok nhằm có cái nhìn bao quát và sâu sắc hơn về cảm nhận của khán giả đại chúng
Phân tích tài liệu Đề tài được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phương pháp phân tích nghệ thuật học, tìm hiểu, chọn lọc, tổng hợp, so sánh nhiều nguồn tài liệu khác nhau như sách báo, mạng thông tin, ảnh chụp, thước phim để góp nhặt và bổ sung cho ý tưởng nghiên cứu của đề tài Vận dụng phương pháp phân tích, suy luận và liên tưởng dựa theo mỹ học thông qua phương pháp tiếp cận đa ngành dựa trên các thành tựu triết học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa học
Sau khi kham khảo hết tất cả tài liệu, tôi đúc kết và đưa ra những nhận định, đánh giá sâu sắc, những yếu tố đặc trưng, hình ảnh cụ thể, sự liên kết giữa các yếu tố làm nên đề tài Cuối cùng tôi vận dụng tư duy sáng tạo, kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm thực tế, góc nhìn và phong cách cá nhân để cho ra những phương án thiết kế nổi bật, đa dạng và phù hợp với chủ đề đã chọn
Sáng tạo (tính mới của đề tài) Đề tài của tôi khai thác, chọn lọc và kết hợp các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế với nhau để tạo ra các mẫu trang phục có phong cách độc đáo, mới mẻ, tân cổ giao duyên, vừa quen mà vừa lạ Song song đó tôi sử dụng ngôn ngữ và chất liệu thời trang làm công cụ để thể hiện góc nhìn, cảm nhận của cá nhân tôi đối với tập phim cổ tích "Đồng Tiền Vạn Lịch", để người xem có thể hiểu rõ hơn về cảm xúc, cá tính và gu thẩm mỹ của bản thân tôi
1 Thị: là một danh từ Việt gốc Hán dùng để chỉ người phụ nữ
2 Ti tiện: (Ti: thấp; Tiện: hèn) tính cách nhỏ nhen, hèn hạ
3 Đánh giậm: nghề chài lưới, đánh bắt cá
4 Phát tích: (Phát: mở ra; Tích: dấu vết) lập công, hiển danh để dấy nghiệp
5 Tuần ty: cơ quan thu thuế thời phong kiến
6 Quyên sinh: từ bỏ thân mình, kết thúc cuộc đời, tự tử, tự vẫn
7 Phong cách Neofolk: (Neo: tân thời, đương đại; Folk: dân gian) phong cách dân gian đương đại, là phong cách có sự kết hợp của các yếu tố cổ truyền và hiện đại, dân tộc và quốc tế
8 Draping: là kỹ thuật sử dụng hình nộm 3D để thiết kế rập và quấn vải tạo mẫu thời trang trong không gian
9: Tái/Phá cấu trúc: là trường phái thiết kế khai thác sâu vào cấu trúc trang phục thông thường, qua đó kết hợp và biến tấu nhằm tạo ra sự mới lạ, độc đáo 10: Moodboard: là một hoặc nhiều bảng tổng hợp tất cả các hình ảnh về ý tưởng, chủ đề, màu sắc, vật liệu của một dự án, giúp định hình cảm xúc và phong cách của dự án đó một cách trực quan nhất
11: Concept: trong thiết kế được hiểu là ý tưởng và định hướng chung, khi đó mọi thành phẩm đều phải tuân theo màu sắc, phong cách và ý tưởng đã được chốt trước đó
3 Những ảnh hưởng đến đề tài
2.1.1.1 Tìm hiểu nguồn gốc tập phim "Đồng Tiền Vạn Lịch"
Hãng phim Phương Nam (Phương Nam Phim hay tiếng Anh là Phuong Nam Film) thuộc Công ty cổ phần Văn hoá Phương Nam được thành lập vào ngày 17/04/1992 là một thương hiệu hàng đầu trong các lĩnh vực sản xuất và phát hành phim nhựa, các loại phim video, các chương trình biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật,
Hình 2: Logo hãng phim Phương Nam
Cơ sở lý luận
Tìm hiểu về ý tưởng
2.1.1.1 Tìm hiểu nguồn gốc tập phim "Đồng Tiền Vạn Lịch"
Hãng phim Phương Nam (Phương Nam Phim hay tiếng Anh là Phuong Nam Film) thuộc Công ty cổ phần Văn hoá Phương Nam được thành lập vào ngày 17/04/1992 là một thương hiệu hàng đầu trong các lĩnh vực sản xuất và phát hành phim nhựa, các loại phim video, các chương trình biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật,
Hình 2: Logo hãng phim Phương Nam
Cổ Tích Việt Nam là nhan đề loạt phim thuộc thể loại đồng thoại dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng do Hãng phim Phương Nam sản xuất và phát hành dưới nhiều định dạng khác nhau kể từ năm 1993 đến nay Trong đó phim được sản xuất liên tục từ năm
1993 đến năm 2005 thì tạm dừng, sau đó hãng phim Phương Nam thực hiện tiếp phần 2 của Cổ Tích Việt Nam kết hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long dưới tên gọi mới là "Thế giới Cổ Tích" Trong giai đoạn đầu kể từ năm 1994, ngoài việc sản xuất và phát hành loạt phim này dưới dạng VHS tại các quầy băng nhạc thì nhà sản xuất cũng đồng thời bán bản quyền ngắn hạn cho các đài truyền hình lớn như HTV, THVL để phim được phổ cập hơn
Về hình thức nội dung, Cổ Tích Việt Nam lồng ghép các yếu tố thoại kịch và ca nhạc với nhau, không gian và thời gian chỉ mang tính tượng trưng chứ không câu nệ quá chính xác, chủ yếu tập trung lối diễn xuất của diễn viên "Đồng Tiền Vạn Lịch" là tên một tập phim nằm trong cuốn Cổ Tích Việt Nam số 16 được phát hành vào năm 2004, cuốn phim do Nguyễn Minh Chung làm đạo diễn và Thy Mai là người dẫn chuyện Diễn viên trong phim gồm Nguyễn Châu (vai Vạn Lịch), Phương Ân (vai Mai thị), Kinh Quốc (vai Tâm), Hề Bé (vai Gia nhân già), Tiến Vang (vai Gia nhân trẻ), Trịnh Thiên Tài (vai Quan triều đình)
Hình 3: Bao bìa DVD Cổ Tích Việt Nam số 16 phát hành tại Việt Nam
2.1.1.2 Tìm hiểu nội dung và diễn biến tâm lý các nhân vật
Mở đầu là cảnh Vạn Lịch đang đánh đập, tra hỏi Mai thị vì sự biến mất của chai dầu thơm quý Mai vốn là người phụ nữ trẻ xinh đẹp, còn Vạn Lịch là một thương nhân giàu có Ông rất coi trọng của cải mà ông cực khổ kiếm được nhiều năm qua, nên sinh tính keo kiệt bủn xỉn, không muốn chia sẻ hay cho ai thứ gì trừ người vợ Mai thị Ngoài
Hình 4: Cảnh Vạn Lịch tra khảo Mai thị
Nhưng sự thật chỉ là hiểu lầm, Mai vừa khóc vừa giải thích rằng nàng đã gặp một đứa trẻ nhỏ, thằng bé rất đáng yêu bụ bẫm Nó luôn dựa vào người nàng khen thơm khiến Mai động lòng, nàng dắt thằng bé vào buồng và định xịt cho nó ít dầu thơm Nhưng đứa trẻ hiếu động đã chộp lấy chai dầu đột ngột làm Mai giật mình mà đánh rớt Sau đó Vạn Lịch không còn dáng vẻ hung dữ như lúc nãy mà bày tỏ sự hối hận vì đã hiểu lầm nàng Mặc dù vậy nhưng Vạn Lịch cũng không quên răn đe trước mặt gia nhân rằng tuy Mai là người vợ ông thương yêu, nhưng nếu trái ý ông vẫn đánh đập như thường Điều này thể hiện rõ sự gia trưởng trong tính cách của Vạn Lịch, và cũng phổ biến với số đông người đàn ông thời phong kiến
Có thể thấy, Mai thị tuy sống trong cảnh "gác tía lầu son" giàu sang đủ đầy, có kẻ hầu người hạ, nhưng không thực sự hạnh phúc khi phải cam chịu quản thúc và bị Vạn Lịch bạo hành mỗi khi ông nổi giận Một cuộc sống "miệng cười nhưng lòng khóc", khổ tâm, bị áp đặt, thiếu tiếng nói, thiếu tự do Cảnh phim vừa miêu tả số phận của đa số người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, nhưng cũng vừa đề cập đến vấn nạn bạo lực trong một số gia đình hiện đại ngày nay
Bảng 1: Nghiên cứu về cuộc sống của Mai thị khi sống cùng Vạn Lịch
Hình 5: Cảnh phim Mai mời Tâm chén trà và miếng trầu
Lúc này Vạn Lịch bật dậy bắt quả tang rằng Mai thị có tư tình, đem trà và trầu của ông mời trai ăn trong lúc ông ngủ trưa Mai thị kêu oan, cho rằng chẳng lẽ ông lại ti tiện đến mức tiếc một miếng trầu và một chén trà hay sao? Nghe vậy Vạn Lịch nổi giận mắng nàng là loại đàn bà dâm đãng lăng loàn, liền gọi gia nhân lột bỏ tư trang vàng bạc trên người Mai thị và tống cổ nàng khỏi thuyền Ông nói Mai cho rằng ông ti tiện thì bây giờ ông sẽ để nàng biết thế nào là ti tiện thật sự khi không còn được ông chu cấp, cung phụng nữa Nàng sẽ phải đi ăn mày, phải chắt chiu từng đồng để sống, rồi một ngày nàng sẽ phải quay lại mà ăn xin ông
Mai thị lúc này cũng không còn chịu được nữa, tự tay cởi bỏ vòng vàng để lên bàn, đoạn nàng cảm thán rằng mình vui mừng vì thoát được gông cùm của ông Sau đó quay bước định rời đi thì Vạn Lịch chặn lại và bố thí cho Mai một thỏi vàng, coi như vì quãng thời gian tình nghĩa mà nàng đã sống cùng ông 5 năm qua Mai thị cười khẩy nhặt lấy, hứa sẽ có ngày tìm gặp lại ông nhưng sẽ không phải để xin ăn Rồi nàng rời khỏi thuyền không chút do dự trong sự ngỡ ngàng của gia nhân
Hình 6: Cảnh phim Mai thị cầm nén vàng thẳng thừng rời đi
Một miếng trầu và một tách trà vốn chỉ là giọt nước tràn ly cho lòng ghen tuông, nghi ngờ vô lý của Vạn Lịch Sự rời đi thẳng thừng của Mai thị cũng để chứng minh cho sự đứng đắn và trong sạch của nàng Khi lòng tự trọng của một người bị sỉ nhục và dồn ép đến cùng, họ sẽ phản kháng để tìm cách giải thoát cho mình
Bảng 2: Nghiên cứu về phân đoạn Vạn Lịch ghen tuông và đuổi Mai thị đi
Mai lang thang trên biển, cứ đi mãi đến khi kiệt sức thì nàng trông thấy một chàng trai đang loay hoay ở một hang đá gần bờ Như bắt được vàng, nàng liền tiến lại gần để xin một ngụm nước Hoá ra anh ta là chàng trai mà Mai gặp lúc trưa Nàng xin một ngụm nước rồi kể lại sự tình mình bị Vạn Lịch ghen tuông mà đuổi đi Tâm hỏi bây giờ Mai tính sao, nàng đáp rằng cũng không biết sẽ đi đâu, thứ nàng cần bây giờ là một mái nhà để trú thân Tâm thương tình hoàn cảnh của Mai nên mời nàng ở lại hang đá của mình
Cứ thế hai người xa lạ cùng nương tựa nhau bắt đầu một cuộc sống mới
Hình 7: Cảnh phim Tâm mời Mai ở lại chỗ của mình
Ban ngày Tâm ra khơi đánh cá, còn Mai ở nhà lo việc cơm nước Hai người chăm sóc nhau, khi rảnh rỗi thì cùng nhau nhóm lửa nướng cá, ngắm biển, ngắm trăng Cuộc sống cứ trôi qua bình dị và yên ả như vậy Tuy không còn sự giàu sang sung sướng như trước, nhưng đổi lại sống cùng Tâm nàng vui vẻ thoải mái, tự do hơn nhiều
Hình 8: Cảnh phim thể hiện cuộc sống tự do, vui vẻ của hai người
Bảng 3: Nghiên cứu về cuộc sống của Mai và Tâm
Bản thân Mai đôi lúc vẫn lấy thỏi vàng năm xưa Vạn Lịch đã bố thi khi đuổi cô đi ra mà trầm ngâm suy tư Mai tuy không quên được sự việc năm xưa, nhưng nàng cũng là toàn tâm toàn ý thật lòng đối xử tốt với Tâm, vì nàng trân quý và biết ơn anh đã cưu mang mình Lâu dần Tâm động lòng trước sự chân thành của Mai, "sợi tơ hồng" thuận theo đó mà nảy sinh, hình thành giữa hai người Tuy nhiên, dù có tình cảm với Mai nhưng Tâm lại ngại ngần không dám bày tỏ, vì anh sợ nàng không thương một kẻ nghèo khó như mình Cứ thế anh giữ chặt tình cảm ấy trong lòng
Hình 9: Cảnh phim Tâm trầm tư, suy nghĩ về tình cảm của mình
Bảng 4: Nghiên cứu về việc nảy sinh tình cảm giữa Tâm và Mai
Nhưng với bản tính thật thà chất phác của mình, cái cảm giác lần đầu trong đời biết tương tư một người đã khiến Tâm bồn chồn, khó chịu trong lòng Nhưng anh không dám nói cho Mai biết, cũng chẳng có người thân hay bạn bè nào khác để giải bày Nghe theo lời đùa của Mai, Tâm trong bộ dạng say rượu mò ra miếu đầu làng mà tâm sự với bức tượng Sau khi nói hết lòng mình mà bức tượng vẫn đứng im không động đậy gì, Tâm tức giận mà xô đổ bức tượng trong cơn mê mê tỉnh tỉnh của mình
Hình 10: Cảnh phim Tâm xô ngã tượng đá
Cảnh phim chuyển đến mấy hôm sau, đoạn Mai đang dạy Tâm cách dùng tiền để đổi lấy nhu yếu phẩm, Tâm trông thấy mấy con gà đang tính mò vào ăn mớ thóc gạo, liền vớ lấy thỏi vàng cạnh Mai ném vào chúng mà xua đuổi Mai giật mình hét lên, nói rằng thứ Tâm vừa ném đi là một thỏi vàng, là một thứ rất quý giá có thể đổi được rất nhiều thứ trên đời Tâm liền nói có một thỏi vàng đã quý giá đến thế vậy nếu có cả rương thì sao? Mai lắc đầu vì biết chẳng bao giờ Tâm có được thứ đó, lúc này anh mới tiết lộ mình đã gặp cả rương vàng như vậy ở kẹt đá ngoài biển
Nghiên cứu về thể loại trang phục ứng dụng sự kiện
Khái niệm về trang phục ứng dụng sự kiện
Trang phục ứng dụng sự kiện là loại hình trang phục thiết yếu cho những bữa tiệc, buổi gặp mặt, các sự kiện lớn, thảm đỏ truyền thông Trước kia trang phục cho các dịp kể trên chỉ cần đảm bảo cho người mặc yếu tố lịch sự, nhã nhặn, phù hợp không gian Thì nay theo xu hướng phát triển của cuộc sống, nhu cầu ăn mặc đẹp, nổi bật cũng như nhu cầu thể hiện cá tính trước đám đông của mỗi người dần cao hơn Vậy nên trang phục ứng dụng sự kiện cũng ngày một phong phú đa dạng, đôi khi còn mang cả yếu tố trình diễn, vượt ra khỏi định nghĩa về quần áo ứng dụng thông thường Đặc trưng về kiểu dáng
Trang phục ứng dụng sự kiện hiện nay rất đa dạng và sáng tạo nên phom dáng cũng được khai thác triệt để Từ các kiểu bóng quen thuộc như hình chữ nhật, hình oval, hình chữ A, X, T đến các mẫu có kiểu bóng vô định hình được kết hợp từ nhiều hình khối khác nhau Chủ yếu có thể theo một số tiêu chí riêng của từng thiết kế hoặc tập trung tôn lên hình thể người mặc hoặc đánh lừa thị giác giúp tạo vóc dáng thon cao, cân đối Đặc trưng về màu sắc
Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự nổi bật, đôi khi còn đóng vai trò quyết định tất cả Bảng màu của các trang phục dự sự kiện cũng rất phong phú đa dạng, từ những màu cơ bản như trắng, đen, xám, nâu, be, đến các màu sắc nổi bật như xanh, đỏ, tím, hồng, vàng Cũng giống như các yếu tố khác, việc lựa chọn sử dụng màu sắc gì, mức độ nào, kết hợp ra sao đều tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng mẫu thiết kế khác nhau Có thể theo sở thích của người mặc, theo ý tưởng của Nhà thiết kế hoặc cũng có thể bị ảnh hưởng theo xu hướng thời trang đương đại Đặc trưng về chất liệu
Khi tham dự các sự kiện, thảm đỏ truyền thông thường chúng ta phải đứng trước rất nhiều ánh đèn có công suất lớn hoặc đèn flash chụp ảnh của các phóng viên Tận dụng đặc điểm này, các Nhà thiết kế thường ưu tiên sử dụng những chất liệu có độ bắt sáng cao để tạo sự nổi bật như sequin, taffeta, phi lụa, da bóng, chất liệu kim loại Bên thấy nhất là các hoạ tiết hoa lá, động vật, hoạ tiết dân tộc, tranh ảnh hoặc hoạ tiết cách điệu từ logo thương hiệu Cách sắp đặt thường là đối xứng hoặc bất đối xứng theo trục, xen kẽ, to nhỏ rải rác hoặc lặp đi lặp lại thành nhịp điệu Đặc trưng về kỹ thuật xử lý
Xử lý chất liệu luôn là một khía cạnh được kết hợp và khai thác triệt để trên các bộ trang phục Các Nhà thiết kế liên tục thử nghiệm để tìm ra những phương pháp xử lý độc đáo mới lạ nhằm ứng dụng lên các thiết kế của mình Yêu cầu của dòng trang phục ứng dụng sự kiện luôn là sự tinh xảo, bắt mắt và nổi bật Từ các kỹ thuật quen thuộc như thêu, đính kết, dập ly, chần bông, ráp mảnh, đắp ghép đến các kỹ thuật mới sử dụng công nghệ cao như in 3D, đục khắc tạo hình bằng laser Tất cả đều được tận dụng và kết hợp để đem lại sự đặc biệt cho các bộ trang phục ứng dụng dự sự kiện Đặc trưng về phụ kiện
Phụ kiện là một phần rất quan trọng tuy không liên quan trực tiếp đến bộ trang phục, nhưng có thể tạo ra sự hoàn thiện tuyệt đối cho bất kỳ mẫu thiết kế nào Các món phụ kiện được kết hợp với dòng trang phục sự kiện thường là trang sức, túi xách, mắt kính, vật cầm tay, vật đội đầu, giày dép, khăn choàng Mức độ sáng tạo của các món phụ kiện cũng trải dài từ đơn giản, thông dụng đến cầu kỳ, phóng đại, quái dị Tuy nhiên cũng phục vụ cho một mục đích chung là tạo nên sự nổi bật, độc đáo, bắt mắt
Bảng 11: Nghiên cứu về thể loại trang phục ứng dụng sự kiện
(Folk) với những thể loại nhạc hiện đại, ví dụ như nhạc điện tử, nhạc Rock, nhạc Lo-fi…
Từ đó, thể loại nhạc dân gian đương đại (Neofolk music) được hình thành và dần dần phong cách này lan tỏa sang địa phận thời trang Đặc trưng về kiểu dáng
Như đã nói, phong cách Neofolk là sự kết hợp giữa tính cổ truyền và hiện đại, giữa văn hoá dân tộc và quốc tế Vì vậy kiểu dáng trong phong cách này cũng có sự đan xen của các yếu tố trên Từ kiểu suông thụng như áo tấc, áo ngũ thân ngày xưa, đến kiểu bó chẽn ôm sát cơ thể như áo dài, áo bà ba ngày nay Kết hợp cùng các phom dáng trang phục Tây phương hiện đại như áo sơ mi, áo khoác, suit, váy bút chì, váy chữ A, đầm đuôi cá Tất cả đều có thể ứng dụng triệt để trong phong cách này nhằm tạo ra sự phong phú, mới lạ và không có bất kỳ giới hạn nào Đặc trưng về màu sắc
Màu sắc trong phong cách Neofolk thường được kết hợp một cách hài hoà giữa màu nóng và màu lạnh, điều này thể hiện cho quan niệm có âm có dương của người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung Màu sắc phối trộn thường theo gam nóng, độ bão hoà cao nên màu sắc tươi tắn, tương phản mạnh, đặc biệt là các màu thuộc Ngũ Hành hay được ưu tiên như đỏ, vàng, xanh lục, xanh ngọc Đặc trưng về chất liệu
Phong cách Neofolk nhìn chung cũng tương tự như một số phong cách khác, đều có thể tận dụng và kết hợp được rất nhiều loại chất liệu với nhau, không có một giới hạn nào Đặc biệt là một số trường hợp phối trộn các chất liệu cổ truyền cùng các chất liệu
Tây phương tiên tiến đều đem lại hiệu quả mới mẻ, độc lạ và bất ngờ Tuy nhiên có thể thấy những Nhà thiết kế đi theo trường phái này thường dùng rất nhiều các chất liệu tơ lụa, gấm dệt hoa văn Nên cũng có thể coi các chất liệu này là một đặc trưng trong phong cách thời trang Neofolk Đặc trưng về hoạ tiết
Hoạ tiết trong phong cách Neofolk có thể nói là một "sân chơi" của các loại hoa văn, hoạ tiết dân tộc Có thể kể đến như các hoạ tiết cung đình long lân quy phụng, hoa lá, vân mây, sóng nước đến vô số các hoạ tiết dân gian từ mỹ thuật, đồ thủ công đến gốm sứ, đồ điêu khắc như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh thờ tín ngưỡng, gốm Bát Tràng, gốm men nâu Đặc biệt ngày nay hoa văn hoạ tiết còn được khai thác từ những khía cạnh thường nhật trong cuộc sống như hoạ tiết đan lát, hoạ tiết gạch men hoặc hoạ tiết trong văn hoá các vùng dân tộc thiểu số rất phong phú đặc sắc Đặc trưng về kỹ thuật xử lý
Kỹ thuật xử lý chất liệu trong phong cách Neofolk cũng rất đa dạng tuỳ theo đặc trưng trong phong cách thiết kế của từng nhà tạo mẫu Từ các thủ pháp 2D như in ấn, vẽ, tẩy nhuộm, wash vải đến các kỹ thuật xử lý tạo ra bề mặt có sự đa chiều hơn như thêu độn, chần bọc, đính kết, đắp ghép vải, đan lát, in 3D, hoa nổi, hoa sắt mỹ thuật tất cả đều được khai thác và kết hợp chồng chéo, đan xen rất đa dạng Chủ yếu sẽ thể hiện sự mới lạ, độc đáo hoặc theo hướng tinh xảo cầu kỳ, chỉn chu tỉ mỉ Đặc trưng về phụ kiện
Tính chất tân cổ giao duyên của phong cách Neofolk không chỉ thể hiện qua bộ trang phục mà còn được chú trọng truyền tải qua các phụ kiện, trang sức Từ nón lá, khăn đóng, mấn đội đầu hay vòng kiềng vàng bạc, chuỗi ngọc trai, đá quý, trang sức phỉ thuý mật lạp đến các loại túi xách, giày dép, khăn choàng thêu đính hoạ tiết Phần lớn là các món phụ kiện lấy cảm hứng từ sự vương giả, giàu sang quý tộc của văn hoá Á Đông Nhưng cũng không có giới hạn nào cho việc phối hợp này, miễn là cân bằng được sự truyền thống và tính hiện đại trên ngoại hình tổng thể của người mặc
Bảng 12: Nghiên cứu về phong cách thời trang Neofolk
2.1.4 Phong cách thiết kế cá nhân
Tôi định hình cho mình một bản sắc thẩm mỹ riêng dựa trên sự kết hợp của phong cách cổ điển sang trọng cùng với văn hoá truyền thống Việt Nam Tính cổ điển thể hiện thông qua phom dáng thắt eo đồng hồ cát tạo sự nữ tính, những kiểu nếp xếp, quấn vải Song song đó màu sắc, chất liệu, hoa văn hoạ tiết trên trang phục sẽ nêu bật tính dân tộc trong văn hoá nghệ thuật dân gian Việt Nam Đặc biệt là phần phối trộn màu sắc, tôi luôn thích những gam màu Á Đông ấm nóng và tương phản mạnh
Phong cách thiết kế cá nhân
2.2.1 Đối tượng khách hàng Để một Bộ sưu tập thời trang đạt được sự thành công thì vấn đề thương mại cũng vô cùng quan trọng, vì vậy việc nghiên cứu thị trường và nghiên cứu đối tượng khách hàng là một công việc không thể bỏ qua
Bộ sưu tập hướng đến nhóm đối tượng khách hàng chính là Nữ giới, thuộc độ tuổi trưởng thành từ 24 đến 28 tuổi
Thu nhập trung bình từ 50 triệu Đồng mỗi tháng, và thường có mức chi tiêu cho thời trang vào khoảng 10 - 15% thu nhập của mình
Nhóm khách hàng này chủ yếu sinh sống tại các đô thị lớn, hiện đại, sầm uất Là những khu vực có ngành truyền thông giải trí, thời trang làm đẹp phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng thời trang tăng cao và có tính chất cập nhật xu hướng mới liên tục, như TP.HCM, TP Hà Nội
Chủ yếu sẽ là các cá nhân hoạt động trong các ngành nghề về nghệ thuật, sáng tạo, truyền thông, giải trí, biểu diễn có nhu cầu thể hiện bản thân một cách tinh tế, cần sự chỉn chu, nổi bật mỗi khi xuất hiện tại các sự kiện, đám đông Hoặc thường xuyên quay chụp các bộ ảnh, các phim quảng cáo, phim ca nhạc Ví dụ như ca sỹ, diễn viên, hoa á hậu, nhà thiết kế, biên tập viên thời trang, nhà sáng tạo nội dung, KOL, fashionista, nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội
Các buổi triển lãm, họp báo truyền thông, sự kiện nhãn hàng, sàn diễn thời trang, thảm đỏ các lễ trao giải, các liên hoan phim sẽ là những nơi mà nhóm khách hàng này thường xuyên xuất hiện
Khách hàng của Bộ sưu tập thường là những người phụ nữ có tính cách độc lập, hiện đại nhưng vẫn có nét nữ tính, đằm thắm dịu dàng Sở hữu phong thái cổ điển, trưởng thành, đặc biệt là quan tâm đến văn hoá truyền thống Là những người có gu thẩm mỹ sắc sảo, yêu thích thời trang, nghệ thuật và có đời sống thi vị, lãng mạn, bay bổng.
Cơ sở thực tiễn
Đối tượng khách hàng
Để một Bộ sưu tập thời trang đạt được sự thành công thì vấn đề thương mại cũng vô cùng quan trọng, vì vậy việc nghiên cứu thị trường và nghiên cứu đối tượng khách hàng là một công việc không thể bỏ qua
Bộ sưu tập hướng đến nhóm đối tượng khách hàng chính là Nữ giới, thuộc độ tuổi trưởng thành từ 24 đến 28 tuổi
Thu nhập trung bình từ 50 triệu Đồng mỗi tháng, và thường có mức chi tiêu cho thời trang vào khoảng 10 - 15% thu nhập của mình
Nhóm khách hàng này chủ yếu sinh sống tại các đô thị lớn, hiện đại, sầm uất Là những khu vực có ngành truyền thông giải trí, thời trang làm đẹp phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng thời trang tăng cao và có tính chất cập nhật xu hướng mới liên tục, như TP.HCM, TP Hà Nội
Chủ yếu sẽ là các cá nhân hoạt động trong các ngành nghề về nghệ thuật, sáng tạo, truyền thông, giải trí, biểu diễn có nhu cầu thể hiện bản thân một cách tinh tế, cần sự chỉn chu, nổi bật mỗi khi xuất hiện tại các sự kiện, đám đông Hoặc thường xuyên quay chụp các bộ ảnh, các phim quảng cáo, phim ca nhạc Ví dụ như ca sỹ, diễn viên, hoa á hậu, nhà thiết kế, biên tập viên thời trang, nhà sáng tạo nội dung, KOL, fashionista, nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội
Các buổi triển lãm, họp báo truyền thông, sự kiện nhãn hàng, sàn diễn thời trang, thảm đỏ các lễ trao giải, các liên hoan phim sẽ là những nơi mà nhóm khách hàng này thường xuyên xuất hiện
Khách hàng của Bộ sưu tập thường là những người phụ nữ có tính cách độc lập, hiện đại nhưng vẫn có nét nữ tính, đằm thắm dịu dàng Sở hữu phong thái cổ điển, trưởng thành, đặc biệt là quan tâm đến văn hoá truyền thống Là những người có gu thẩm mỹ sắc sảo, yêu thích thời trang, nghệ thuật và có đời sống thi vị, lãng mạn, bay bổng
Bảng 14: Nghiên cứu về đối tượng khách hàng của Bộ sưu tập
Xu hướng thời trang mùa Thu Đông 2024
Xu hướng áo khoác giải cấu trúc - Deconstructed Suit
Suit luôn là thể loại trang phục kinh điển luôn có mặt trong tất cả các Bộ sưu tập ở thời điểm trong năm Trong mùa này, áo khoác suit được làm mới theo phong cách giải cấu trúc, tạo nên sự độc đáo mới lạ cho phom dáng suit thông thường
Xu hướng kiểu dáng quấn choàng - Wrap It Up
Vì là mùa lạnh nên các kiểu dáng quấn choàng, bao bọc cơ thể luôn được ưa thích nhiều hơn thông qua các sản phẩm khăn choàng cổ, áo cánh dơi hoặc được tích hợp thẳng vào kết cấu của lớp áo chính, tạo thành kiểu cổ vai đổ phá cách
Xu hướng chiếc nơ nhỏ - Little Bow
Sức ảnh hưởng của phong cách thời trang tối giản đang dần lớn mạnh và trở thành một xu thế lớn, vì vậy các chi tiết nhỏ trên trang phục đang được các Nhà thiết kế chú trọng hơn bao giờ hết, ví dụ như những chiếc nơ bé nhỏ
Xu hướng màu đỏ tươi - Red Alert
Màu đỏ tươi ở mùa Thu Đông 2024 năm nay xuất hiện ở mọi thể loại sản phẩm thời trang, từ quần áo, giày dép đến mũ nón, phụ kiện túi xách Đem lại một sự nổi bật, ấn tượng và cá tính
Xu hướng kiểu trang điểm nổi bật - Colors Pop & Rockstar Liner
Kiểu trang điểm nhấn màu tươi sáng và đường kẻ mắt to dày ấn tượng hiện đang làm mưa làm gió tại các Tuần lễ Thời trang lớn nhỏ trên Thế giới
Bảng 15: Nghiên cứu xu hướng thời trang mùa Thu Đông 2024
Những ảnh hưởng đến đề tài
Các đề tài đã thực hiện trước đây
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy từ trước đến nay tuy có nhiều đề tài thiết kế lấy cảm hứng từ phim truyện, điện ảnh nhưng riêng đề tài về phim cổ tích "Đồng Tiền Vạn Lịch" thì hoàn toàn chưa thấy xuất hiện.
Các Bộ sưu tập có ảnh hưởng
Hình 16: Bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2003 của Christian Dior
Bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2003 của thương hiệu Christian Dior tái hiện một khung cảnh văn hoá Á Đông vô cùng ấn tượng và rực rỡ Chính chuyến du lịch kéo dài ba tuần tại Trung Quốc và Nhật Bản đã tạo nên nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của Nhà thiết kế John Galliano tần hậu cung Trung Quốc Ngoài ra Bộ sưu tập cũng thể hiện kỹ thuật may đo và dựng phom dáng vô cùng hoàn hảo, vốn là thế mạnh lâu đời của nhà mốt Dior.
Các Nhà thiết kế có ảnh hưởng
Nhà thiết kế John Galliano
Hình 17: Chân dung Nhà thiết kế John Galliano
John Galliano là một Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng người Anh, được biết đến với phong cách thiết kế nổi loạn, táo bạo và thường được gọi là "gã điên Anh Quốc" Ông tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang từ trường đào tạo thiết kế và nghệ thuật Central Saint Martins danh tiếng Ông từng là giám đốc sáng tạo cho nhiều thương hiệu nổi tiếng như Galliano, Givenchy, Christian Dior và hiện nay là nhà mốt Maison Margiela
Gu thẩm mỹ của John Galliano bị ảnh hưởng phần lớn từ các sân khấu nhạc kịch lâu đời tại Anh, vì vậy trong các thiết kế của ông luôn thể hiện sự hoang dại đầy nghệ thuật, hơi thở Gothic u ám, nổi loạn, đầy kịch tính, không ngừng thử nghiệm và đổi mới
Từ những Bộ sưu tập đầu tiên cho đến hiện tại, đặc biệt là kỷ nguyên huy hoàng của ông tại nhà mốt Dior, mỗi một sàn diễn của John Galliano là một vở kịch thực thụ với các người mẫu mang đầy vẻ đẹp hào nhoáng, lả lơi, kiêu kỳ và hư ảo
Bản thân tôi luôn có một hào cảm lớn với phong cách cổ điển Vào thời gian đầu khi vẫn còn tiếp cận với thời trang bằng bản năng, thì tôi đã thật sự yêu thích các mẫu thiết kế - mà sau đó tìm hiểu kỹ hơn tôi mới biết đó là các thiết kế của John Galliano, đặc biệt là các Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ văn hoá lịch sử khi ông còn ở nhà mốt Dior Mỗi
Bộ sưu tập đều là sự pha trộn một cách độc đáo giữa dấu ấn cá nhân của John Galliano cùng vẻ đẹp cổ điển, sang trọng, nữ tính trong DNA của thương hiệu
Hình 18: Một số thiết kế kinh điển của Nhà thiết kế John Galliano qua các năm
Hình 19: Chân dung Nhà thiết kế Thuỷ Nguyễn
Nhà thiết kế Thuỷ Nguyễn tên thật là Nguyễn Thu Thuỷ, sinh năm 1981 tại Hà Nội Cô tốt nghiệp bằng Tiến sĩ chuyên ngành Nghệ thuật tại Ukraine Được biết đến là một Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng tại Việt Nam, cũng là người sáng lập ra thương hiệu thời trang Thuy Design House và Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory Ngoài ra cô cũng hoạt động với vai trò là hoạ sỹ và nghệ sỹ thị giác dưới nghệ danh Tia-Thuỷ Nguyễn
Thuỷ Nguyễn được xem là người tiên phong đưa văn hóa bản sắc Việt Nam vào thời trang đương đại Cảm hứng thiết kế của cô thường dựa trên áo dài, áo tứ thân với họa tiết từ văn hoá dân tộc thiểu số, truyện ngụ ngôn hay tranh dân gian Việt Nam
Trang phục của Thuỷ Nguyễn thường sử dụng nhiều chất liệu mà nổi bật là chất liệu gấm, đan xen cùng nhiều kỹ thuật xử lý tinh xảo khác nhau, phối hợp hiện đại với truyền thống, bộc lộ phong thái năng động, nét Á Đông, nữ tính và duyên dáng Đặc trưng nổi bật nhất trong những thiết kế của Nhà thiết kế Thuỷ Nguyễn là các bản in hoạ tiết đầy màu sắc, chồng lớp đan xen rất cầu kỳ và sặc sỡ, thể hiện sở trường dùng màu điêu luyện của một hoạ sỹ Đặc biệt trong số đó có hoạ tiết gạch bông thuộc
Bộ sưu tập "Cô Ba Sài Gòn" ra mắt năm 2017 kết hợp cùng bộ phim điện ảnh cùng tên, đã tạo ra cơn sốt "áo dài gạch bông" chưa từng có lúc bấy giờ tại thị trường Việt Nam
Hình 20: Một số thiết kế nổi bật của Nhà thiết kế Thuỷ Nguyễn qua các năm Định hướng thiết kế:
Nghiên cứu phong cách thiết kế, kiểu dáng, cách phối hợp chất liệu, màu sắc và cách xử lý của các nhà mốt trên, đồng thời tham khảo thêm về các cấu trúc trang phục đặc sắc để kết hợp cùng trang phục truyền thống nhằm tạo ra các thiết kế có sự hiện đại, mang tính sáng tạo cao nhưng vẫn thể hiện được tinh thần dân tộc Việt Nam
Bảng 16: Concept của Bộ sưu tập "Nàng Mai"
Giới thiệu ý tưởng thiết kế
Tên Bộ sưu tập: Nàng Mai Ý nghĩa, câu chuyện nguồn gốc hình thành ý tưởng Bộ sưu tập: Thông qua nội dung tập phim cổ tích "Đồng Tiền Vạn Lịch", qua đó kể lại cuộc sống thăng trầm nhiều biến cố của Mai thị, từ lúc sống với người chồng cũ có tính ghen tuông là Vạn Lịch cho đến giai đoạn sống cùng chàng Tâm đánh cá
Phong cách: Neofolk - kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
Phom dáng: khai thác phom dáng trang phục truyền thống Việt Nam cùng phom dáng cổ điển, kết hợp tái phá cấu trúc nhằm đem đến sự mới lạ
Màu sắc: đa dạng màu và sắc độ, được phối trộn theo gam nóng là chủ yếu Hoa văn họa tiết: hoa lá, chim phượng, sóng nước, đồng tiền, chữ cách điệu Phương pháp xử lý chất liệu: đắp lớp chất liệu, ghép vải, thêu, đính kết để tạo nên những hiệu ứng khác biệt
Chất liệu: nhung, gấm, phi lụa, taffeta, ren, voan, lưới Đối tượng khách hàng: dành cho nữ từ 24 đến 28 tuổi, sống ở các trung tâm thành phố lớn, có công việc thường xuyên tham gia các sự kiện, truyền thông
Thể loại trang phục: quần, đầm, váy, áo kiểu, blazer, suit, áo dài
Phương án thiết kế mẫu
Phát triển mẫu
Thông qua ý tưởng về tập phim cổ tích "Đồng Tiền Vạn Lịch", tôi đã chọn lọc và khai thác các yếu tố của phim như nội dung diễn biến, tính cách tâm lý nhân vật, các đặc trưng của bối cảnh, vật dụng và trang phục của các diễn viên trong phim để làm tài nguyên tạo nên các mẫu thiết kế trong Bộ sưu tập này
Những yếu tố trên được tôi kết hợp cùng phong cách thời trang Neofolk đậm vị truyền thống xen lẫn sự hiện đại, với các màu sắc và chất liệu Á Đông nổi bật Thông qua đó tôi thể hiện thế mạnh của mình trong việc khai thác cấu trúc trang phục cũng như việc phối trộn màu sắc và chất liệu mang đậm phong cách thiết kế của riêng bản thân tôi
Bảng 17: Phân tích ý tưởng theo 1/3 nội dung đầu của phim
Bảng 18: Phân tích ý tưởng theo 1/3 nội dung giữa của phim
Bảng 19: Phân tích ý tưởng theo 1/3 nội dung cuối của phim
Hình 21: Mẫu thiết kế từ 1 đến 4
Giai đoạn kế tiếp là sự bức phá táo bạo của Mai thị khi dám đứng lên tự mình làm chủ, bảo vệ trong sạch cho bản thân trong một lần bị Vạn Lịch vu oan Tôi thể hiện sự đột phá bằng các phom dáng giải cấu trúc bất đối xứng cùng gam màu nóng lạnh tương phản, hoạ tiết to bản nhằm đem đến sự ấn tượng mạnh Xuyên suốt có thêm hoạ tiết chim phượng được tôi chọn lọc từ hoạ tiết diềm cổ trên trang phục của Mai thị mặc khi bị đuổi đi Thêm vào đó là các chi tiết cắt xẻ, hàng nút mở hàm ý cho sự cởi bỏ, giải thoát của nhân vật Mai thị đối với cuộc sống gông cùm hiện tại
Hình 22: Mẫu thiết kế từ 5 đến 8
Hình 23: Mẫu thiết kế từ 9 đến 12
Giai đoạn tiếp theo nổi trội nhất là cuộc gặp lại giữa Mai thị và Vạn Lịch sau nhiều biến cố, lúc này vị thế của hai người đã không còn như xưa Vạn Lịch bị đắm thuyền trở thành kẻ tay trắng, còn Mai thị giờ đây là phu nhân nhà Quan, giàu có và quyền thế Để thể hiện sự cách biệt giữa hai nhân vật, tôi khai thác cấu trúc trang phục truyền thống cùng phom dáng vai vuông, kết hợp rã ráp và tái phá cấu trúc để tạo ra sự chênh lệch, tương phản khác biệt cho các mẫu thiết kế Tôi sử dụng hoạ tiết lông chim công để tô điểm, vì chim công là biểu tượng cho sự quyền thế, phú quý và giàu sang, rất phù hợp với cuộc sống hiện tại của Mai và Tâm Ngoài ra còn có hoạ tiết sóng biển và hoa văn rồng phượng được khai thác từ bối cảnh và đặc trưng trên trang phục của các nhân vật Gam màu ở giai đoạn này cũng trầm tĩnh hơn, theo đó là kiểu phục sức nhã nhặn nhưng sang trọng để tái hiện sự quyền lực của nhân vật Mai thị
Hình 24: Mẫu thiết kế từ 13 đến 16 tôi đưa thêm vào nhằm tạo sự vui tươi, tròn đầy, hạnh phúc viên mãn Theo đó là hình ảnh đồng tiền được lấy cảm hứng từ những đồng tiền vàng khắc tên Vạn Lịch trong phim
Hình 25: Mẫu thiết kế từ 17 đến 20
3.1.2 Bộ sưu tập mẫu thiết kế
Hình 26: Bộ sưu tập "Nàng Mai" gồm 20 mẫu thiết kế về sản phẩm sau cùng
Hình 27: Draping giấy mẫu số 3
Hình 28: Các mảnh rập của mẫu số 3 sau khi rã xuống
Hình 29: Mẫu thử bằng vải mộc mặt trước và mặt sau, so sánh cùng mẫu vẽ đã thử nghiệm khá nhiều phương pháp để xem xét tính hiệu quả khi lên sản phẩm thật cho các mẫu thiết kế của mình
Hình 30: Thử nghiệm các kiểu xử lý đính kết hoa cho mẫu số 1
Sau khi thử nghiệm một số phương pháp đính kết tôi nhận thấy kiểu đính kết bằng phiến hoa kim loại kết hợp cùng cườm và pha lê rất sáng và đẹp, rất phù hợp với độ xa hoa tinh xảo cần có cho mẫu số 1 của tôi Còn kiểu đính cườm kết hợp với hoa thêu tuy cũng khá đẹp nhưng không lung linh bằng nên tôi sẽ chọn cách xử lý này cho mẫu khác
Hình 31: Thử nghiệm hình thêu hoạ tiết đồng tiền
Tôi chọn cách thêu hoạ tiết đồng tiền trên nền voan sau đó cắt ra và đính lên trang phục Sau thử nghiệm tôi nhận thấy cách làm này khá phù hợp tuy nhiên cần xem xét lựa chọn màu chỉ thêu khác sáng đẹp và phù hợp với nền vải áo hơn
Hình 32: Thử nghiệm dát lá nhôm đỏ phối màu lên nền gấm hoa
Cách xử lý này không đem lại hiệu quả do làm mất chi tiết của hoạ tiết hoa, ngoài ra lớp lá nhôm cũng không bám chắc trên bề mặt vải nên tôi sẽ cân nhắc lựa chọn một phương pháp xử lý khác cho mẫu này
Hình 33: Thử nghiệm ép chất liệu ren lên taffeta bằng keo tan
Tôi xử lý ép hai lớp chất liệu gồm ren và taffeta bằng keo tan để tạo ra một chất liệu mới dùng cho mẫu áo khoác cưới Sau khi thử nghiệm tôi thấy thành phẩm khá đẹp, không bị lộ keo Ngoài ra khi ép hai lớp vải lại cũng làm gia tăng sự cứng cáp cho chất liệu, rất tiện cho việc dựng phom áo về sau
Hình 34: Thử nghiệm tạo hình lá bâu hoa bằng phương pháp thêu
Tôi chọn cách thêu máy mảng lớn để tạo hình cho phần lá bâu hình hoa cách điệu, cách làm này có thể tạo ra được kiểu hoạ tiết có độ sắc sảo cao, mảng thêu lớn cũng có độ bắt sáng khá đẹp
Xác định các phương án thiết kế
Sau quá trình thử nghiệm từ dựng phom đến xử lý chất liệu, tôi đã có thể hình dung rõ hơn về Bộ sưu tập của mình khi lên sản phẩm thật, từ đó tôi cân nhắc để lựa chọn ra các phương án thực hiện phù hợp nhất Về dựng phom chủ yếu sẽ sử dụng phương pháp draping là thế mạnh lớn nhất của tôi ở thời điểm hiện tại, còn về xử lý sẽ xoay quanh các kiểu đính kết, phối hợp chất liệu để tạo sự đặc sắc cho sản phẩm
3 Quá trình thực hiện mẫu 3
4 Quá trình thực hiện mẫu 4
5 Quá trình thực hiện mẫu 5
4.1 Quá trình thực hiện mẫu 1
Tôi khai thác ý tưởng về cuộc sống của Mai thị cùng với người chồng là Vạn Lịch Tuy là một phu nhân sống trong gác tía lầu son, giàu sang sung sướng nhưng Mai thị phải chịu đựng sự quản thúc và thường xuyên bị Vạn Lịch đánh đập, bạo hành
Tôi chọn các chất liệu như nhung, lụa, gấm hoa kết hợp xử lý đính kết hoa kim loại, cườm đá, pha lê cầu kỳ bắt mắt để tái hiện cho sự giàu có, xa hoa Tôi dùng kỹ thuật dựng mẫu draping tạo các đường rã quấn quanh cơ thể, cũng như điểm xoắn vải, nút thắt để minh hoạ cho cuộc sống hôn nhân tuy giàu sang nhưng đầy nỗi khổ tâm đang bao trùm, trói buộc lấy con người Mai thị
Mẫu số 1 này tôi dùng phom váy đuôi cá kết hợp cấu trúc áo dài, cùng với một số chi tiết có cảm hứng từ trang phục của nhân vật Mai thị trong phim như đường diềm cổ, phom tay loe dài hay gam màu hồng phấn Nhằm tạo ra hình ảnh một phu nhân nhà giàu chính chuyên, sang trọng
Hình 36: Mẫu phác thảo số 1
Bảng 20: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 1
Hình 37: Quá trình thực hiện mẫu số 1
Hình 38: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 1
Quá trình thực hiện
Hình 37: Quá trình thực hiện mẫu số 1
Hình 38: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 1
Hình 39: Ảnh chụp chi tiết đính kết mẫu số 1 Áo yếm khoét hình chữ nhật bên trong được lấy ý tưởng từ hình dáng thỏi vàng mà Vạn Lịch bố thí cho Mai thị thì đuổi nàng đi, đây cũng là một mấu chốt quan trọng xuyên suốt nội dung câu chuyện
Phần áo khoác và quần ống suông tôi thiết kế các đường rã ráp, tái cấu trúc xéo lệch để thể hiện cho sự phá cách, khác biệt trong suy nghĩ và hành động của nhân vật Với cách phối màu tương phản nổi bật cùng kiểu dáng áo mở toang ở phía ngực trước và điểm xẻ lộ da thịt ở phần hõm lưng sau chính là cách mà tôi thể hiện cho sự cởi mở, táo bạo và dám nghĩ dám làm của Mai thị Tuy nhiên tôi cũng đưa thêm phần xếp ly lệch ở phía trước để đại diện cho sự mềm mại nữ tính bên trong một người phụ nữ mạnh mẽ Chi tiết hàng nút mở ở phần lưng sau thể hiện cho hành động tự giải thoát bản thân mình khỏi cuộc sống gông cùm bí bách của Mai Hình thêu chim phượng ở phía sau quần tôi lấy cảm hứng từ hoạ tiết trên diềm cổ áo của nhân vật Mai thị mặc vào ngày nàng bị đuổi đi, tuy nhiên tôi sắp xếp so le hoạ tiết này vào các đường rã của quần để tạo sự chênh lệch, phá cách
Hình 40: Mẫu phác thảo số 2
Bảng 21: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 2
Hình 41: Quá trình thực hiện áo khoác mẫu số 2
Hình 42: Quá trình thực hiện quần và áo yếm mẫu số 2
Hình 43: Ảnh chụp mặt trước mẫu số 2
Hình 44: Ảnh chụp mặt sau mẫu số 2
4.3 Quá trình thực hiện mẫu 3
Mẫu thiết kế số 3 này tôi khai thác ý tưởng về tính cách nhân vật Mai thị trong thời gian cô chung sống cùng chàng Tâm đánh cá Khi này tuy cuộc sống nghèo khó hơn xưa nhưng Mai thị lại có được sự an toàn, tự do, vui vẻ, hạnh phúc, vì vậy cô bộc lộ ra tính nữ nhẹ nhàng, trong trẻo như một cô gái tuổi đôi mươi
Tôi chọn chất liệu lụa gấm mềm mại và dùng kỹ thuật cắt canh xéo để tạo các tầng bèo lụa cùng phần sóng vải đổ ở lưng, thể hiện cho sự duyên dáng, nữ tính Ở mẫu này tôi chọn gam màu tương đồng nhẹ nhàng để tạo sự trong trẻo, tươi sáng
Tôi phối hợp các chi tiết của trang phục truyền thống Việt Nam như đường ráp lăng, bâu đứng, dây nơ cột để đan xen thêm vào cấu trúc của chiếc đầm
Về hoạ tiết tôi chọn kiểu hoa lá nhiều màu sắc đính kết ở phần thân, cũng như phần bâu cách điệu như một bông hoa đang nở, là hàm ý cho sự nảy nở về tình cảm giữa Tâm và Mai khi họ chung sống lâu ngày Đường rã màu đỏ quấn quanh thân đầm tôi lấy cảm hứng từ truyền thuyết "dây tơ hồng" vốn là một tín ngưỡng niềm tin trong văn hoá Á Đông, thể hiện cho sự gắn kết vô hình giữa hai người có duyên tiền định Đây cũng là một ý niệm tôi đưa thêm vào để thể hiện cho sự gắn kết thân thiết đang dần hình thành giữa hai nhân vật
Hình 45: Mẫu phác thảo số 3
Bảng 22: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 3
Hình 46: Quá trình thực hiện mẫu số 3
Hình 47: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 3
Hình 48: Ảnh chụp chi tiết mẫu số 3
4.4 Quá trình thực hiện mẫu 4
Phân cảnh Mai thị gặp lại Vạn Lịch chính là ý tưởng để tôi thiết kế nên mẫu số 4 Trải qua nhiều thăng trầm, lúc này cuộc sống và địa vị hai người có sự cách biệt rõ rệt, Mai thị trở thành vợ của Quan tuần ty, là người có quyền có thế, còn Vạn Lịch mất hết tất cả, trở thành kẻ nghèo tay trắng
Tôi phối hợp chất liệu gấm có hoạ tiết rồng phượng, dơi chầu chữ Thọ cùng với hình thêu lông công để thể hiện cho sự phú quý, giàu sang và quyền uy Tôi cũng dùng phom áo vai vuông cân đối để tạo dựng hình tượng một người phụ nữ mạnh mẽ quyền lực nhưng vẫn có sự điềm tĩnh của một người từng trải, chính là vị thế hiện tại của nhân vật Mai thị
Hai bên thân áo khoác tôi phối hai kiểu chất liệu khác nhau để thể hiện cho sự đối lập về cuộc sống của Mai thị và Vạn Lịch hiện tại
Phần chân váy tôi chọn loại gấm có hoạ tiết sóng biển sau đó draping tạo kiểu sóng vải lệch Hình tượng sóng vừa thể hiện cho bối cảnh câu chuyện diễn ra bên một vùng biển, nhưng cũng vừa là một hình ảnh ý niệm về "cơn sóng cảm xúc" của sự hổ thẹn và uất hận dâng trào trong tâm trí Vạn Lịch, về những lỗi lầm ông đã làm với Mai khi xưa
Hình 49: Mẫu phác thảo số 4
Bảng 23: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 4
Hình 50: Quá trình thực hiện mẫu số 4
Hình 51: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 4
Hình 52: Ảnh chụp chi tiết mẫu số 4
4.5 Quá trình thực hiện mẫu 5
Mẫu số 5 tôi chọn hình tượng cô dâu để thể hiện cho sự viên mãn của nhân vật Mai thị Sau khi những nút thắt trong lòng được hoá giải, cuối cùng cô cũng có được sự hạnh phúc trọn vẹn cho riêng mình
Hoạ tiết đồng tiền thêu trên áo dài được tôi lấy cảm hứng từ những đồng tiền vàng trong phân cảnh Mai và Tâm phát tiền Vạn Lịch cho dân nghèo
Chiếc áo dài bên trong tôi thiết kế các đường rã hình trái tim thể hiện cho tình yêu của Mai và Tâm, nhưng sâu rộng hơn đó còn là lòng yêu thương giữa con người với nhau thông qua phân cảnh phát tiền cho dân nghèo
Phần áo khoác tôi thiết kế theo kiểu áo khoác cưới truyền thống của người Việt Nam, nhưng có cách điệu ở phần bâu áo xếp bèo bất đối xứng để tạo sự mới lạ Tôi cũng chọn chất liệu ren để may vì đây vốn là một chất liệu quen thuộc khi may áo cưới Tôi phối trộn những gam màu tươi và nổi bật nhất có thể để kết hợp cùng hoạ tiết hoa lá tạo sự tươi tắn vui vẻ, hạnh phúc tròn đầy như những cô dâu trong ngày trọng đại của mình
Hình 53: Mẫu phác thảo số 5
Bảng 24: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 5
Hình 54: Quá trình thực hiện mẫu số 5
Hình 55: Ảnh chụp áo dài mẫu số 5
Hình 56: Ảnh chụp chi tiết hoa nổi mẫu số 5
Hình 57: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 5
Hình 58: Ảnh chụp tổng thể 5 mẫu thiết kế
Trong suốt quá trình từ khi lên ý tưởng đến triển khai thực hiện mẫu thật, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn và phải liên tục thay đổi phương án rất nhiều lần Tuy nhiên tôi biết mình đã cố gắng nỗ lực rất nhiều để có thể đi hết được chặng đường này và nó đã giúp tôi có thêm được rất nhiều kinh nghiệm mới cho bản thân mình Đây tuy là Bộ sưu tập tốt nghiệp cuối cùng kết thúc quá trình học tập của tôi tại Trường, nhưng thay vì mưu cầu sự hoàn hảo tuyệt đối thì tôi quan niệm mỗi lần làm đồ án sẽ là một lần mình có được cơ hội rèn giũa khả năng của bản thân Vì vậy sản phẩm cuối dù còn nhiều khuyết điểm nhưng tôi hoàn toàn tự hào về những gì mình đã làm và đã học được thông qua nó Quá trình diễn giải và phát triển ý tưởng của Bộ sưu tập này cũng là một sự trải nghiệm mới mẻ cho bản thân tôi, thông qua nó tôi đã biết rõ hơn về những gì gọi là thế mạnh và sở trường của bản thân, đây sẽ là tiền đề để tôi phát triển mình trên con đường làm nghề sau này
Quá trình thực hiện mẫu 2
Mẫu phác thảo màu
Hình 40: Mẫu phác thảo số 2
Bảng 21: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 2
Hình 41: Quá trình thực hiện áo khoác mẫu số 2
Hình 42: Quá trình thực hiện quần và áo yếm mẫu số 2
Hình 43: Ảnh chụp mặt trước mẫu số 2
Hình 44: Ảnh chụp mặt sau mẫu số 2
Quá trình thực hiện
Hình 41: Quá trình thực hiện áo khoác mẫu số 2
Hình 42: Quá trình thực hiện quần và áo yếm mẫu số 2
Sản phẩm hoàn tất
Hình 43: Ảnh chụp mặt trước mẫu số 2
Hình 44: Ảnh chụp mặt sau mẫu số 2
Quá trình thực hiện mẫu 3
Ý tưởng
Mẫu thiết kế số 3 này tôi khai thác ý tưởng về tính cách nhân vật Mai thị trong thời gian cô chung sống cùng chàng Tâm đánh cá Khi này tuy cuộc sống nghèo khó hơn xưa nhưng Mai thị lại có được sự an toàn, tự do, vui vẻ, hạnh phúc, vì vậy cô bộc lộ ra tính nữ nhẹ nhàng, trong trẻo như một cô gái tuổi đôi mươi
Tôi chọn chất liệu lụa gấm mềm mại và dùng kỹ thuật cắt canh xéo để tạo các tầng bèo lụa cùng phần sóng vải đổ ở lưng, thể hiện cho sự duyên dáng, nữ tính Ở mẫu này tôi chọn gam màu tương đồng nhẹ nhàng để tạo sự trong trẻo, tươi sáng
Tôi phối hợp các chi tiết của trang phục truyền thống Việt Nam như đường ráp lăng, bâu đứng, dây nơ cột để đan xen thêm vào cấu trúc của chiếc đầm
Về hoạ tiết tôi chọn kiểu hoa lá nhiều màu sắc đính kết ở phần thân, cũng như phần bâu cách điệu như một bông hoa đang nở, là hàm ý cho sự nảy nở về tình cảm giữa Tâm và Mai khi họ chung sống lâu ngày Đường rã màu đỏ quấn quanh thân đầm tôi lấy cảm hứng từ truyền thuyết "dây tơ hồng" vốn là một tín ngưỡng niềm tin trong văn hoá Á Đông, thể hiện cho sự gắn kết vô hình giữa hai người có duyên tiền định Đây cũng là một ý niệm tôi đưa thêm vào để thể hiện cho sự gắn kết thân thiết đang dần hình thành giữa hai nhân vật
Hình 45: Mẫu phác thảo số 3
Bảng 22: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 3
Hình 46: Quá trình thực hiện mẫu số 3
Hình 47: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 3
Hình 48: Ảnh chụp chi tiết mẫu số 3
Bảng vẽ kỹ thuật
Bảng 22: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 3
Hình 46: Quá trình thực hiện mẫu số 3
Hình 47: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 3
Hình 48: Ảnh chụp chi tiết mẫu số 3
Sản phẩm hoàn tất
Hình 47: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 3
Hình 48: Ảnh chụp chi tiết mẫu số 3
Quá trình thực hiện mẫu 4
Ý tưởng
Phân cảnh Mai thị gặp lại Vạn Lịch chính là ý tưởng để tôi thiết kế nên mẫu số 4 Trải qua nhiều thăng trầm, lúc này cuộc sống và địa vị hai người có sự cách biệt rõ rệt, Mai thị trở thành vợ của Quan tuần ty, là người có quyền có thế, còn Vạn Lịch mất hết tất cả, trở thành kẻ nghèo tay trắng
Tôi phối hợp chất liệu gấm có hoạ tiết rồng phượng, dơi chầu chữ Thọ cùng với hình thêu lông công để thể hiện cho sự phú quý, giàu sang và quyền uy Tôi cũng dùng phom áo vai vuông cân đối để tạo dựng hình tượng một người phụ nữ mạnh mẽ quyền lực nhưng vẫn có sự điềm tĩnh của một người từng trải, chính là vị thế hiện tại của nhân vật Mai thị
Hai bên thân áo khoác tôi phối hai kiểu chất liệu khác nhau để thể hiện cho sự đối lập về cuộc sống của Mai thị và Vạn Lịch hiện tại
Phần chân váy tôi chọn loại gấm có hoạ tiết sóng biển sau đó draping tạo kiểu sóng vải lệch Hình tượng sóng vừa thể hiện cho bối cảnh câu chuyện diễn ra bên một vùng biển, nhưng cũng vừa là một hình ảnh ý niệm về "cơn sóng cảm xúc" của sự hổ thẹn và uất hận dâng trào trong tâm trí Vạn Lịch, về những lỗi lầm ông đã làm với Mai khi xưa
Hình 49: Mẫu phác thảo số 4
Bảng 23: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 4
Hình 50: Quá trình thực hiện mẫu số 4
Hình 51: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 4
Hình 52: Ảnh chụp chi tiết mẫu số 4
Bảng vẽ kỹ thuật
Bảng 23: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 4
Hình 50: Quá trình thực hiện mẫu số 4
Hình 51: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 4
Hình 52: Ảnh chụp chi tiết mẫu số 4
Sản phẩm hoàn tất
Hình 51: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 4
Hình 52: Ảnh chụp chi tiết mẫu số 4
Quá trình thực hiện mẫu 5
Ý tưởng
Mẫu số 5 tôi chọn hình tượng cô dâu để thể hiện cho sự viên mãn của nhân vật Mai thị Sau khi những nút thắt trong lòng được hoá giải, cuối cùng cô cũng có được sự hạnh phúc trọn vẹn cho riêng mình
Hoạ tiết đồng tiền thêu trên áo dài được tôi lấy cảm hứng từ những đồng tiền vàng trong phân cảnh Mai và Tâm phát tiền Vạn Lịch cho dân nghèo
Chiếc áo dài bên trong tôi thiết kế các đường rã hình trái tim thể hiện cho tình yêu của Mai và Tâm, nhưng sâu rộng hơn đó còn là lòng yêu thương giữa con người với nhau thông qua phân cảnh phát tiền cho dân nghèo
Phần áo khoác tôi thiết kế theo kiểu áo khoác cưới truyền thống của người Việt Nam, nhưng có cách điệu ở phần bâu áo xếp bèo bất đối xứng để tạo sự mới lạ Tôi cũng chọn chất liệu ren để may vì đây vốn là một chất liệu quen thuộc khi may áo cưới Tôi phối trộn những gam màu tươi và nổi bật nhất có thể để kết hợp cùng hoạ tiết hoa lá tạo sự tươi tắn vui vẻ, hạnh phúc tròn đầy như những cô dâu trong ngày trọng đại của mình
Hình 53: Mẫu phác thảo số 5
Bảng 24: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 5
Hình 54: Quá trình thực hiện mẫu số 5
Hình 55: Ảnh chụp áo dài mẫu số 5
Hình 56: Ảnh chụp chi tiết hoa nổi mẫu số 5
Hình 57: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 5
Hình 58: Ảnh chụp tổng thể 5 mẫu thiết kế
Trong suốt quá trình từ khi lên ý tưởng đến triển khai thực hiện mẫu thật, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn và phải liên tục thay đổi phương án rất nhiều lần Tuy nhiên tôi biết mình đã cố gắng nỗ lực rất nhiều để có thể đi hết được chặng đường này và nó đã giúp tôi có thêm được rất nhiều kinh nghiệm mới cho bản thân mình Đây tuy là Bộ sưu tập tốt nghiệp cuối cùng kết thúc quá trình học tập của tôi tại Trường, nhưng thay vì mưu cầu sự hoàn hảo tuyệt đối thì tôi quan niệm mỗi lần làm đồ án sẽ là một lần mình có được cơ hội rèn giũa khả năng của bản thân Vì vậy sản phẩm cuối dù còn nhiều khuyết điểm nhưng tôi hoàn toàn tự hào về những gì mình đã làm và đã học được thông qua nó Quá trình diễn giải và phát triển ý tưởng của Bộ sưu tập này cũng là một sự trải nghiệm mới mẻ cho bản thân tôi, thông qua nó tôi đã biết rõ hơn về những gì gọi là thế mạnh và sở trường của bản thân, đây sẽ là tiền đề để tôi phát triển mình trên con đường làm nghề sau này.
Bảng vẽ kỹ thuật
Bảng 24: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu số 5
Hình 54: Quá trình thực hiện mẫu số 5
Hình 55: Ảnh chụp áo dài mẫu số 5
Hình 56: Ảnh chụp chi tiết hoa nổi mẫu số 5
Hình 57: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 5
Hình 58: Ảnh chụp tổng thể 5 mẫu thiết kế
Trong suốt quá trình từ khi lên ý tưởng đến triển khai thực hiện mẫu thật, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn và phải liên tục thay đổi phương án rất nhiều lần Tuy nhiên tôi biết mình đã cố gắng nỗ lực rất nhiều để có thể đi hết được chặng đường này và nó đã giúp tôi có thêm được rất nhiều kinh nghiệm mới cho bản thân mình Đây tuy là Bộ sưu tập tốt nghiệp cuối cùng kết thúc quá trình học tập của tôi tại Trường, nhưng thay vì mưu cầu sự hoàn hảo tuyệt đối thì tôi quan niệm mỗi lần làm đồ án sẽ là một lần mình có được cơ hội rèn giũa khả năng của bản thân Vì vậy sản phẩm cuối dù còn nhiều khuyết điểm nhưng tôi hoàn toàn tự hào về những gì mình đã làm và đã học được thông qua nó Quá trình diễn giải và phát triển ý tưởng của Bộ sưu tập này cũng là một sự trải nghiệm mới mẻ cho bản thân tôi, thông qua nó tôi đã biết rõ hơn về những gì gọi là thế mạnh và sở trường của bản thân, đây sẽ là tiền đề để tôi phát triển mình trên con đường làm nghề sau này.
Sản phẩm hoàn tất
Hình 55: Ảnh chụp áo dài mẫu số 5
Hình 56: Ảnh chụp chi tiết hoa nổi mẫu số 5
Hình 57: Ảnh chụp tổng thể mẫu số 5
Hình 58: Ảnh chụp tổng thể 5 mẫu thiết kế
Trong suốt quá trình từ khi lên ý tưởng đến triển khai thực hiện mẫu thật, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn và phải liên tục thay đổi phương án rất nhiều lần Tuy nhiên tôi biết mình đã cố gắng nỗ lực rất nhiều để có thể đi hết được chặng đường này và nó đã giúp tôi có thêm được rất nhiều kinh nghiệm mới cho bản thân mình Đây tuy là Bộ sưu tập tốt nghiệp cuối cùng kết thúc quá trình học tập của tôi tại Trường, nhưng thay vì mưu cầu sự hoàn hảo tuyệt đối thì tôi quan niệm mỗi lần làm đồ án sẽ là một lần mình có được cơ hội rèn giũa khả năng của bản thân Vì vậy sản phẩm cuối dù còn nhiều khuyết điểm nhưng tôi hoàn toàn tự hào về những gì mình đã làm và đã học được thông qua nó Quá trình diễn giải và phát triển ý tưởng của Bộ sưu tập này cũng là một sự trải nghiệm mới mẻ cho bản thân tôi, thông qua nó tôi đã biết rõ hơn về những gì gọi là thế mạnh và sở trường của bản thân, đây sẽ là tiền đề để tôi phát triển mình trên con đường làm nghề sau này
Chương này tóm tắt lại những kết quả đã đạt được trong đề tài và nhấn vào tính mới, tính ứng dụng của đề tài Đề cập thêm hướng phát triền của đề tài cũng như những kiến nghị về quá trình đào tạo Chương này được trình bày theo các đề mục sau: