- Kết quả nghiên cứu: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đã chỉ ra rằng trong số các công nghệ kỹ thuật
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN
-
-BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: Từ Thảo Hương Giang
Họ và tên: Trần Văn Lợi MSV: B21DCVT273 Lớp: D21CQVT01-B
HÀ NỘI, 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN 2 BÀI LÀM 3
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
đã đưa môn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” vào trong chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên cô Từ Thảo Hương Giang, người cô đã luôn dạy dỗ, rèn luyện, truyền đạt cho chúng em những kiến thức tốt nhất bằng thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt huyết
Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, học tập được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc Đây thực sự là những điều cần thiết cho quá trình học tập và công tác của em sau này Môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là môn học thú vị, bổ ích và gắn liền với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên Tuy nhiên, do thời gian học tập trên lớp không nhiều, kiến thức nắm bắt của em
có thể còn nhiều thiếu sót, kính mong cô xem xét và góp ý để em hoàn thiện mình hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Câu 1: (5 điểm) Hãy chọn một trong hai công trình khoa học được gửi kèm và thực hiện các nội dung:
1 Phân tích cấu trúc logic của công trình khoa học
2 Xác định một vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của công trình khoa học
3 Chỉ rõ một luận điểm được tác giả trình bày trong công trình khoa học và chỉ ra ít nhất 2 luận cứ (luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn) được tác giả sử dụng để chứng minh luận điểm
4 Chỉ ra một phương pháp lập luận (diễn dịch, quy nạp, loại suy) được tác giả sử dụng trong quá trình tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm Chỉ rõ nội dung tác giả đã áp dụng phương pháp đó
5 Chỉ ra một nội dung có giá trị gợi ý cho một hướng nghiên cứu mới liên quan tới một mặt yếu nào đó trong công trình khoa học:
- Chỉ rõ nội dung gợi ý này được rút ra từ luận điểm, luận cứ hay luận chứng
- Từ vấn đề nghiên cứu đã phát hiện, hãy đề xuất một ý tưởng khoa học
Câu 2: (5 điểm) Hãy xây dựng đề cương nghiên cứu cho một đề tài nghiên cứu khoa học (không giới hạn về nội dung, chuyên ngành) do cá nhân đề xuất Đề cương gồm những nội dung chính sau:
- Lý do lựa chọn đề tài
- Tổng quan nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Tài liệu tham khảo (APA)
Trang 5BÀI LÀM
Câu 1: (5 điểm) Công trình khoa học “Ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam.”
1 Cấu trúc logic của công trình khoa học:
- Đặt vấn đề: Nêu bối cảnh và lý do quan trọng của việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong ngành bán lẻ Việt Nam Phần này cũng trình bày nhu cầu cấp thiết trong chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất kinh doanh
- Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Cung cấp khái niệm về Công nghệ kỹ thuật số và chuyển đổi số Sau đó, sử dụng công nghệ kỹ thuật
số trong bán lẻ nhằm phân tích các công nghệ kỹ thuật số Từ đó, nêu sự ảnh hưởng của các công nghệ đế hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình và các giả thuyết để kiểm định
- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả quá trình thu thập và xử lý dữ liệu từ các doanh nghiệp bán lẻ, với việc sử dụng phần mềm SPSS để phân tích
dữ liệu và kiểm định giả thuyết
- Kết quả nghiên cứu: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam
đã chỉ ra rằng trong số các công nghệ kỹ thuật số, 7 công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất kinh doanh Các công nghệ được đánh giá
và sắp xếp mức độ ảnh hưởng
- Thảo luận và hàm ý đối với doanh nghiệp: Đưa ra các đề xuất cho doanh nghiệp bán lẻ trong việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số để cải thiện hiệu suất kinh doanh
- Kết luận và hướng nghiên cứu tương lai: Tóm tắt kết quả nghiên cứu, các hạn chế và đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo
2 Xác định một vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của công trình khoa học:
- Vấn đề nghiên cứu là: Các công nghệ kỹ thuật số ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
3 Chỉ rõ một luận điểm được tác giả trình bày trong công trình khoa học và chỉ ra
ít nhất 2 luận cứ (luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn) được tác giả sử dụng để chứng minh luận điểm
Luận điểm: Các công nghệ kỹ thuật số khác nhau, bao gồm dữ liệu lớn, internet vạn vật, điện toán đám mây, truyền thông xã hội, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, in 3D, xe tự lái và công nghệ chuỗi khối, có tác động tích cực đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ
Luận cứ lý thuyết:
- Dữ liệu lớn có tác động tích cực đến hiệu suất kinh doanh, được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Shankar (2019) và Vũ Thị Thu Hương (2020)
Trang 6- Internet vạn vật có tác động tích cực, được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Ashton (2009)
- Điện toán đám mây có ảnh hưởng tích cực, theo Mohammed Maqsood Ali & Mohammad Haseebuddin (2015)
- Truyền thông xã hội có ảnh hưởng tích cực, được chứng minh bởi Mobango & Wagandu (2017)
- Trí tuệ nhân tạo có ảnh hưởng tích cực, theo nghiên cứu của Shankar (2018) và Oosthuizena & cộng sự (2020)
- Thực tế ảo có ảnh hưởng tích cực, được xác nhận bởi Zhu & cộng sự (2017) và Xue & cộng sự (2019)
- In 3D có tác động tích cực, theo Rindfleisch & cộng sự (2017) và Laplume & cộng sự (2016)
- Xe tự lái và máy bay không người lái có ảnh hưởng tích cực, được chứng minh qua nghiên cứu của Maurer & cộng sự (2016) và Bayyou (2019)
- Công nghệ chuỗi khối có tác động tích cực, theo Verma (2018) và Sharma (2017)
Luận cứ thực tiễn:
- Hệ thống vật lý không gian mạng được ứng dụng trong các lĩnh vực như
y tế, ứng phó khẩn cấp, quản lý giao thông, và sản xuất năng lượng, cho thấy tính ứng dụng đa dạng của công nghệ kỹ thuật số trong thực tế
- Dữ liệu lớn dùng để chỉ tập dữ liệu với kích thước vượt quá khả năng lưu trữ, quản lý và phân tích của phần mềm cơ sở dữ liệu Dữ liệu lớn đóng vai trò trung tâm cho việc ra quyết định của các nhà bán lẻ (Shankar, 2019) Phân tích dữ liệu lớn giúp nhà bán lẻ biết được các thông tin về nhân khẩu học, sở thích tiêu dùng, thói quen mua sắm của khách hàng…
từ đó các nhà bán lẻ có thể sử dụng vào việc quyết định bán loại sản phẩm nào, quyết định giá và dịch vụ cá nhân hóa khách hàng Dữ liệu lớn giúp nhà bán lẻ cải thiện được kết quả hoạt động kinh doanh (Vũ Thị Thu Hương, 2020)
- Internet vạn vật: Internet vạn vật là mạng kết nối các thiết bị, trong đó các thiết bị, phương tiện được nhúng với với các bộ phận điện tử, giúp các thiết bị có thể thu thập và truyền tải dữ liệu Công nghệ này đã được
sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ, như trong quản lý kho hàng quy mô lớn, giảm lỗi xử lý đơn hàng và giao hàng (Ashton, 2009)
4 Chỉ ra một phương pháp lập luận (diễn dịch, quy nạp, loại suy) được tác giả sử dụng trong quá trình tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm Chỉ rõ nội dung tác giả đã áp dụng phương pháp đó
Tác giả đã sử dụng phương pháp quy nạp để tổ chức luận cứ chứng minh luận điểm này
Nội dung tác giả đã áp dụng:
- Phần đặt vấn đề tác giả đã khẳng định nội dung xuyên suốt của bài báo cáo là: “Các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đã phát triển liên tục trong thời gian qua Trong xu thế chuyển đổi số là tất yếu, các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam sẽ phải sử dụng những công nghệ kỹ thuật số nào để nâng cao hiệu suất kinh doanh, để thành công trong quá trình
Trang 7chuyển đổi số Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số”
- Các phần: “Lý thuyết và mô hình nghiên cứu”, “Phương pháp nghiên cứu”, “Kết quả nghiên cứu”, “Kết luận, hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai” là các phần làm rõ cho vấn đề mà tác giả đã đặt ngay ở phần đầu tiên của bài báo cáo khoa học
- Chỉ ra một nội dung có giá trị gợi ý cho một hướng nghiên cứu mới liên quan tới một mặt yếu nào đó trong công trình khoa học:
- Chỉ rõ nội dung gợi ý này được rút ra từ luận điểm, luận cứ hay luận chứng
- Từ vấn đề nghiên cứu đã phát hiện, hãy đề xuất một ý tưởng khoa học
5 Nội dung và ý tưởng khoa học:
Nội dung có giá trị gợi ý cho một hướng nghiên cứu mới là:
- Một điểm yếu được chỉ ra trong nghiên cứu là mặc dù các công nghệ kỹ thuật số có tác động tích cực đến hiệu suất kinh doanh, nhưng chưa có sự đánh giá về tính kết hợp của các công nghệ này với nhau Mỗi công nghệ như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật có thể phát huy hiệu quả cao hơn khi được tích hợp và vận hành cùng nhau trong một hệ thống
- Nội dung gợi ý này được rút ra từ luận điểm là: “Mubarak & cộng sự (2019) đã xác lập mô hình về mối quan hệ giữa hiệu suất kinh doanh với các công nghệ kỹ thuật số là dữ liệu lớn, internet vạn vật, hệ thống vật lý không gian mạng, và sự kết nối của các công nghệ kỹ thuật số trên với nhau.”
- Luận cứ lý thuyết: Mubarak và cộng sự (2019) đề xuất rằng sự kết hợp giữa các công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại tác động tích cực, nhưng nghiên cứu chỉ mới phân tích ảnh hưởng của từng công nghệ riêng lẻ đến hiệu suất kinh doanh
- Luận cứ thực tiễn: Các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật hiện đang được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp bán lẻ nhưng thường vận hành độc lập Điều này tạo ra một cơ hội nghiên cứu xem liệu sự kết hợp giữa các công nghệ này có thể cải thiện hiệu suất kinh doanh hơn nữa hay không
Ý tưởng khoa học cho hướng nghiên cứu mới:
- Tác động của sự kết hợp giữa các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, và Internet vạn vật) đến hiệu suất kinh doanh của ngành bán lẻ tại Việt Nam
Trang 8Câu 2: (5 điểm) Hãy xây dựng đề cương nghiên cứu cho một đề tài nghiên cứu khoa học (không giới hạn về nội dung, chuyên ngành) do cá nhân đề xuất Đề cương gồm những nội dung chính sau:
- Lý do lựa chọn đề tài
- Tổng quan nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Tài liệu tham khảo (APA)
Trang 9BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN
TỬ 1
-o0o -Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-o0o -Hà Nội, ngày tháng năm 2024
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
1 Tên đề tài: Nghiên cứu và Thử nghiệm Quy trình CI/CD cho hệ thống Embedded với Github Actions
Mã số: …
2 Thuộc lĩnh vực: Điện tử
3 Lý do lựa chọn đề tài
Lý do lựa chọn đề tài “Nghiên cứu và thử nghiệm quy trình CI/CD cho hệ thống Embedded với GitHub Actions” xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao trong việc tăng cường tính tự động hóa, tối ưu hóa quá trình phát triển và triển khai các hệ thống nhúng
Tối ưu hóa quy trình phát triển và tích hợp phần mềm: Các hệ thống nhúng thường có quá trình phát triển phức tạp và đặc thù, bao gồm nhiều bước như viết code, biên dịch, kiểm thử và triển khai lên phần cứng Sử dụng CI/CD có thể giúp giảm thời gian và công sức trong quá trình này, từ đó tăng năng suất làm việc của nhóm phát triển
Đảm bảo chất lượng và ổn định của phần mềm nhúng: Với CI/CD, các lỗi có thể được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn phát triển, nhờ đó giúp cải thiện chất lượng và
độ tin cậy của phần mềm trước khi được triển khai lên phần cứng
Tính khả dụng của GitHub Actions và sự tiện lợi: GitHub Actions là một công cụ CI/CD mạnh mẽ, dễ tích hợp, và miễn phí cho các dự án mã nguồn mở, giúp dễ dàng triển khai các quy trình tự động từ đơn giản đến phức tạp GitHub Actions còn tích
Trang 10hợp tốt với hệ sinh thái của GitHub, giúp theo dõi thay đổi và tự động kích hoạt các quy trình CI/CD ngay khi có thay đổi mã nguồn
3 Mục tiêu, nội dung và kết quả đề tài
a) Mục tiêu: Xây dựng một quy trình CI/CD hoàn chỉnh cho hệ thống Embedded
sử dụng Github Actions
b) Nội dung:
- Nghiên cứu tổng quan
- Lựa chọn giải pháp
- Xây dựng phần cứng
- Xây dựng phần mềm
- Thử nghiệm sản phẩm
c) Kết quả:
- Báo cáo khoa học
- Sản phẩm phần cứng đã được tích hợp phần mềm
4 Kinh phí dự trù
5 Đơn vị chủ trì đề tài
6 Cơ quan phối hợp (nếu có)
7 Chủ trì đề tài
8 Những người tham gia thực hiện
9 Giảng viên hướng dẫn
10 Tổng quan nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu về quy trình CI/CD cho hệ thống embedded với GitHub Actions tập trung vào việc phân tích và thử nghiệm các kỹ thuật tự động hóa để tăng tốc độ, độ tin cậy và chất lượng trong phát triển phần mềm nhúng
CI/CD (Continuous Integration / Continuous Deployment) là một quy trình hiện đại giúp tự động hóa các bước từ kiểm thử, tích hợp mã nguồn đến triển khai, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển phần mềm
Các hệ thống nhúng thường yêu cầu nhiều bước kiểm thử và triển khai phức tạp
vì phải làm việc trực tiếp với phần cứng vật lý, các giao thức truyền thông cụ thể, và
Trang 11yêu cầu nghiêm ngặt về hiệu năng Nghiên cứu này đặt trọng tâm vào việc áp dụng CI/CD để giảm thiểu các khó khăn trong quá trình phát triển hệ thống nhúng
GitHub Actions là một dịch vụ CI/CD được tích hợp vào nền tảng GitHub, cho phép người dùng tự động hóa quy trình phát triển phần mềm bằng cách tạo các workflow (luồng công việc) dưới dạng các file YAML đơn giản Với GitHub Actions, người dùng có thể cấu hình các bước như kiểm thử, xây dựng mã nguồn, và triển khai một cách dễ dàng, thuận tiện và trực tiếp trong GitHub Khả năng tích hợp trực tiếp với các kho mã nguồn và sự linh hoạt của GitHub Actions giúp nó trở thành lựa chọn
lý tưởng cho việc triển khai CI/CD cho các dự án hệ thống nhúng
11 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ giới hạn trong việc triển khai CI/CD cho các dự án phần mềm nhúng, bao gồm các bước như: tự động biên dịch mã nguồn, kiểm thử chức năng, kiểm thử tích hợp, và triển khai mã trên các môi trường mô phỏng hoặc thiết bị nhúng thực tế
Đề tài chỉ tập trung vào việc sử dụng GitHub Actions để thực hiện các quy trình CI/CD cho hệ thống nhúng, do GitHub Actions dễ dàng tích hợp vào các dự án mã nguồn mở và có tính linh hoạt trong việc cấu hình các workflow tự động
Nghiên cứu chủ yếu áp dụng trên các hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển phổ biến (như ARM Cortex-M, STM32) hoặc các nền tảng nhúng hỗ trợ lập trình qua ngôn ngữ C Đây là các hệ thống nhúng có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều loại thiết
bị, và yêu cầu cấu hình CI/CD có độ ổn định và tự động hóa cao
Đề tài sẽ thử nghiệm các workflow CI/CD khác nhau trên GitHub Actions, đánh giá độ ổn định, hiệu suất và khả năng phát hiện lỗi của quy trình Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ xem xét mức độ linh hoạt và giới hạn của GitHub Actions khi tích hợp với các bước như build và test trong hệ thống nhúng
12 Phương pháp nghiên cứu
Trang 12Thu thập và nghiên cứu các tài liệu về CI/CD, hệ thống nhúng, và GitHub Actions Tìm hiểu các nguyên lý cơ bản của CI/CD và cách ứng dụng của nó trong phát triển phần mềm nói chung, cũng như các phương pháp, công cụ CI/CD đã được
sử dụng trong lĩnh vực hệ thống nhúng
Phân tích đặc điểm của hệ thống nhúng để xác định các yêu cầu cần thiết cho quy trình CI/CD, bao gồm: kiểm thử tự động, biên dịch mã nguồn, kiểm tra tính tương thích với phần cứng, và các yêu cầu về độ ổn định, tối ưu hóa tài nguyên
Xây dựng các quy trình CI/CD mẫu đáp ứng các yêu cầu này và đánh giá tính khả thi của việc áp dụng GitHub Actions cho từng bước trong quy trình
Tiến hành thử nghiệm các workflow CI/CD đã thiết kế trên GitHub Actions, đo lường các chỉ số như thời gian thực hiện, tỷ lệ lỗi, độ ổn định và tính chính xác trong việc phát hiện lỗi của quy trình
Dựa trên kết quả thử nghiệm, phân tích hiệu quả của quy trình CI/CD qua các chỉ
số đã đo lường và so sánh với các giải pháp CI/CD khác để tìm ra những điểm mạnh
và yếu của GitHub Actions trong phát triển hệ thống nhúng
13 Tài liệu tham khảo
[1] Github, "Understanding GitHub Actions” [Online] Available: https://docs.github.com/fr/actionsy [Accessed 11 May 2024]
https://docs.github.com/en/actions/writing-workflows [Accessed 11 May 2024]
[3] Matt Chernosky, "Continuous firmware delivery with Github Actions" [Online] Available: https://www.electronvector.com/blog/continuous-firmware-delivery-with-github-actions
14 Sản phẩm giao nộp của đề tài
a) Dạng sản phẩm: Báo cáo kết quả nghiên cứu
b) Kết quả sản phẩm: