1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đà Nẵng - Nguyễn Thị Huế

130 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Thị Huế
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hoà Nhân
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 8,21 MB

Nội dung

soát RRTD trong cho vay tiêu dùng nên tôi chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tím dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt ‘Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng ” làm luận văn tốt

Trang 1

NGUYEN THI HUE

TIEU DUNG TAI NGAN HANG TMCP CONG

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYÊN THỊ HUẾ

KIÊM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

Trang 3

LOLCAM DOAN Tôi xin cam đoan luận văn nảy là công trình nghiên cứu cúa cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hoà Nhân

Các số liệu, kết quả trình bảy trong luận văn lả trung thực, tuân thú theo

đúng quy định về sở hữu trí tuệ vả liêm chính học thuật

“Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huế

Trang 4

MUC LUC

1 Tính cấp thiết của đẻ tải

6 Tổng quan tài liệu nghiên cửu

CHƯƠNG I1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ K SOAT RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM

1.1 RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY CUA NHTM

1.1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

1.1.2 Rủi ro tin dụng trong cho vay của NHTM :

12 KIỀM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM

1.2.1 Đặc điểm kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng

CHƯƠNG 2 KIỀM SOAT RRTD TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI

Trang 5

2.1 TONG QUAN VE NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET

2.1.1 Lich sir hinh thinh và phát triển của Ngân Hàng TMCP Công

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân Hang TMCP

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hing TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đả Nẵng ws " ~-.- 42

22 THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT RRTD TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI

2.2.1 Mô hình và công cụ kiểm soát RRTD cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chỉ nhánh Đà Nẵng .46 2.2.2 Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại

'TMCP Công thương Việt Nam -Chỉ nhánh Đà Nẵng

2.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chỉ nhánh Đà Nẵng 50

23 KET QUA HOAT DONG KIEM SOAT RRTD TRONG CHO VAY

TIEU DUNG TAI NGAN HANG TMCP CONG THƯƠNG VIỆT NAM- CN

2.3.2 Biến động trong cơ cầu nhóm nợ cho vay

2.3.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng cho vay tiêu dùng

Trang 6

2.4.1 Những kết quả đạt được

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHÀM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

KIEM SOAT RRTD CHO VAY TIEU DUNG TAI NGAN HANG TMCP

3.1.1 Định hướng chung hoạt động tín dụng và hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chỉ nhánh Đà Nẵng 77

3.1.2 Định hướng về hoạt động kiểm soát RRTD cho vay tiêu dùng của

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Chỉ nhánh Đà Nẵng 79

3.2 KHUYÊN NGHỊ HOÀN THIÊN HOẠT ĐỘNG KIÊM SOÁT RỦI RO

TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIEU DUNG TAI NH TMCP CONG THUONG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NANG

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác thâm định khách hàng vay vi

3.2.2 Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho

3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ .86

3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ giảm thiểu tổn thất -.89

3.2.5 Thực hiện các biện pháp phân tán chuyển giao rủi ro, trích lập và

Trang 7

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

NHTM Ngân hàng thương mại

Trang 8

DANH MUC CAC BANG

aL Tinh Hình hoạt động kinh đoanh tại Vietinbank- CN Di [ „

Trang 9

DANH MUC CAC SO DO, HINH VE

Trang 10

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Củng với sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế thể giới, kinh tế Việt

Nam gần đây cũng có nhiều sự thay đổi to lớn nhằm bất kịp với xu thể hội nhập và phát triển toản cầu, ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế này Hệ thông NHTM ở nước ta luôn là ngảnh tiên phong trong quả trình đổi

mới, hoàn thiện, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hỗ trợ khách hảng Hoạt

động kinh doanh của các NHTM trong nền kinh tế thị trưởng hiện nay là một

hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nén kinh tế - xã hội đều nhanh

chóng tác động đến hoạt đông ngân hảng gây nên những xáo động bắt ngờ và

làm cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh

chóng Hơn nữa trong hoạt động kinh doanh ngân hãng phải đối đầu với hàng

loạt các rủi ro như: RRTD, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản

Nền kinh tế phát triển kéo theo đó lả nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân cũng tăng, kèm theo đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt đồng tín dụng của các NHTM RRTD là rủi ro có tác động mạnh nhất đến lợi nhuận

kinh doanh của NHTM Việt Nam hiện nay vì phần lớn nguồn vốn của các

ngân hàng đều dảnh cho hoạt động tín dụng Rủi ro tử hoạt động tín dụng đã

và đang tăng là vấn để quan tâm lớn của tất các các ngân hàng trong hoạt

động kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu kinh doanh hiệu quả Khi rủi ro

xảy ra, nếu ở mức độ thấp sẽ ảnh hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh va

uy tín của ngân hàng; cỏn xảy ra ở mức độ cao sẽ dẫn đến nguy cơ ngân hàng

có thể bị phá sản Nhất là đối với tình hình như hiện nay, nền kinh tế chịu ảnh

hướng từ đại địch Covid-19

Trong giai đoạn 2019- 2021, nhóm các ngân hảng chịu ảnh hưởng nặng

nể nhất khi dịch Covid lây lan nhanh chóng, tình trạng giãn cách xã hội kéo.

Trang 11

dài, rủi ro từ các phân khúc cá nhân, cũng như các doanh nghiệp vừa vả nhỏ,

vốn có sức chống chịu thấp Mặc dù chịu ánh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-

19 nhưng tin dụng toản nẻn kinh tế tăng ngay từ đầu năm Tỉnh đến 22/12/2021, tín dụng đổi với nên kinh tế tăng 12,68 so với cuối năm 2020,

tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020 Tín dụng tăng mạnh kèm theo

đó là mức nợ xấu cũng tăng cao Theo BCTC được các ngân hàng công bố gần đây cho thấy, tổng số dư nợ xầu đến ngày 30/6/2020 đã tăng hơn 102.000

tỷ đồng, tức là tăng khoảng 20,6% so với cuỗi năm 2019 Nếu xét về số dư nợ

xấu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hiện đứng đầu

với 22.767 tý đồng tăng 16.8% so với cuối năm 2019 Tiếp đó là Ngân hàng

Công Thương Việt Nam (VietinBank) với 15.968 tỷ đồng, tăng 47,7%, đặc

biệt nợ nhóm 3 và 4 (nợ dưới tiêu chuẩn vả nợ nghỉ ngờ mất vốn) của ngân

hàng này tăng đột biển 250% và 85% so với cuối năm 2019

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với mục tiêu phát triển thành

một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, vì mục tiêu đó, hiện may ngân hàng triển khai

đa dạng nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ hướng tới đối tượng cá nhân Mức cho vay tiêu dùng những năm qua luôn duy trì mite gin 40% trên tổng dư nợ

cho vay cá nhân khẳng định sự thành công trong định hướng phát triển của

ngân hàng nhưng cũng là thách thức lớn đối với Ngân hàng trong việc kiếm soát RRTD Là một bộ phận cúa hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chỉ nhánh Đà Nẵng cũng không nằm ngoài tỉnh trạng nảy Những

nam gan day số lượng KH cho vay tiêu dùng tại chỉ nhánh đã tăng lên về cả

số lượng và quy mô Năm 2020, 2021 vừa qua do ánh hưởng của dịch Covid nên hoạt động cho vay tiêu dùng của chỉ nhánh cũng bị ảnh hưởng Năm

2020, dư nợ cho vay tiêu dùng là 2.161 tỷ đồng (chiếm 10,12% tổng dư nợ)

năm 2021 là 1.913 tý đồng (chiếm 9,21% tông dự nợ Cho vay tiêu dùng là

một kênh cho vay mang lại nguồn thu rất lớn vì lãi suất cho vay tiêu dùng

Trang 12

thường cao hơn cho vay kinh doanh nhưng cũng nhiều rủi ro hơn Thực tế hiện nay, các chính sách cho vay tiêu dùng của Vietinbank Đả Nẵng đều rất

than trọng, chú trọng RRTD hơn là lợi nhuận mà kênh cho vay này mang lại Đây là biện pháp an toàn nhưng so với các ngân hảng cùng địa bản thì tý trọng cho vay tiêu dùng không tương xứng với quy mô chỉ nhánh Mặc dù công tác kiểm tra, kiểm soát RRTD tại chỉ nhánh được đấy mạnh nhưng vẫn

còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và việc mở rộng cho

vay tiêu dùng cũng như sự phát triển lâu dải của chỉ nhánh Từ ý nghĩa có tính

lý luận và thực tiễn, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng nên tôi chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tím

dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

‘Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng ” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích thực trạng kiểm soát

RRTD cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế Từ đó đề xuất

các khuyến nghị để hoàn thiên hoạt động kiểm soát RRTD cho vay tiêu dùng

tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của để tải tập trung vào ba nội dung chính sau:

~ Hệ thống hỏa cơ sở lý luận về RRTD và kiểm soát RRTD trong cho

vay tiêu dùng của NHTM

~ Phân tích, đánh giả thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay

tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021

~ Nghiên cứu để xuất khuyến nghị nhằm tăng cường kiểm soát RRTD.

Trang 13

trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu chung và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi như sau:

~Kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng gồm những nội dụng nảo?

Các tiêu chí dùng để đánh giá RRTD trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng lagi?

~ Thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đả Nẵng? Các kết quả đạt được, han chế và nguyên nhân?

~ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Da Ning can lâm gì để kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Để tải nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực

tiễn liên quan đến việc kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng Thông qua

dữ liệu về tỉnh hình và kết quả hoạt động của Ngân hảng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng cũng như việc khảo sát ý kiến tử các

bộ phận có liên quan đến hoạt động cho vay và kiểm soát RRTD trong cho

vay tiêu dùng như cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm soát nội bộ để đánh giá

thực trạng của chỉ nhánh

~ Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Đề tại tập trung phân tích thực trạng kiểm soát RRTD

trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng

+ Kể không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đả Nẵng cụ thể:

Trang 14

Phỏng Bán lẻ tại Hội sở chỉ nhánh vả 8 phòng giao địch trực thuộc chỉ nhánh

Phòng Hỗ trợ tín dụng, phòng Tổng hợp tại chí nhánh, Phòng kiểm tra-

kiểm soát khu vực 15 phụ trách chỉ nhánh, Phỏng Quản lý rủi ro Trụ sở chính + Vé thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021

4 Phương pháp nghiên cứu

~_ Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp

Trong luận văn này, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích, đánh

giá thực trang hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng Dữ liệu thứ cấp

được thu thập từ số liệu, báo cáo, bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động

kinh doanh và báo cáo tải chính giai đoạn 2019-2021 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng

Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các tải liệu từ văn bản pháp luật, các quy định quy chế và các văn bản của Ngân hàng và các ban ngành liên quan

đến tín dụng và RRTD nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc tiếp cận, phân tích và giải quyết vẫn đề cụ thể đối với trường hợp nghiên cứu tại Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đả Nẵng

~ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Dữ liêu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vẫn phỏng vẫn sâu với

các cán bộ quan hệ khách hàng, bộ phận kiểm soát nội bộ để đánh giá mặt

tích cực và hạn chế trong công tác kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại chỉ nhánh

Thực hiện phỏng vấn CB QHKH phòng bán lẻ, phòng giao dịch để hiểu

rõ hơn về các phân khúc khách hàng cho vay tiêu dùng mả ngân hàng đang

tiếp cận, tìm hiểu về hoạt động kiểm soát lúc tiếp nhận, kiểm tra hỗ sơ và các

Trang 15

yêu cầu khi lãnh đạo phòng phê duyệt; Phỏng vấn cán bộ kiểm soát nội bộ: tìm hiểu về các bước kiểm tra hỗ sơ tín dụng, tài sản đảm bảo sau khi phê duyệt có thực hiện đúng quy trình, hỗ sơ có đây đủ điều kiện giải ngân, phân

loại nhóm nợ và trích dự phỏng rủi ro, định hướng phát triển cho vay tiêu

dùng và những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác kiểm soát RRTD

trong cho vay tiêu dùng tại chỉ nhánh trong giai đoạn tới

~_ Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu:

Từ các số liệu có được, tác giả thực hiện thống kẽ, xử lý các dữ liệu cho

phù hợp với những chỉ số cần phân tích Sau đó tổng hợp thành các bảng số

liệu từ tổng quan đến chỉ tiết

~ Phương pháp phân tích:

Dựa trên cơ sở số liệu các báo cáo, tác giả sẽ so sánh, đối chiều theo

không gian, thời gian nhằm phân tích sự biến động và xu thế của hiện để đưa

ra đánh giá về hoạt động kiểm soát RRTD cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

“TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng

m soát RRTD trong cho vay tiêu dùng

~ Chương 2: Thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay tiều dùng tại Ngan hing TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng

~ Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoản thiện công tác kiểm soát RRTD

trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ Nhánh Đả Nẵng

Trang 16

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu dé tai “Kiểm soát rủi ro tín dụng

trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chỉ

Nhánh Đà Nẵng", tôi đã tiên hành tham khảo một số đề tải luận văn thạc sỹ

đã bảo vệ nghiên cứu về kiểm soát RRTD trong cho vay và một số bài báo

khoa học trên các tạp chỉ kinh tế có nội dung liên quan đến đẻ tải vả có cùng

các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này như sau:

6.1 Các luận văn thạc sỹ được công bồ tại Trường đại học Kinh tế Đà

Aẵng có liên quan đến đề tài nghiên cứu

(i) Luan văn“Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu đùng tại Ngân hàng

TMCP Bưu Điện Liên Liệt - chỉ nhảnh Đắk Nóng” của tác giả Trần Doãn

‘Thanh (2021)

Trong luận văn này tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về hoạt

động cho vay tiêu dùng các NHTM, xây dựng được các nội dung và các tiêu

chí đánh giá kết quả của hoạt động cho vay tiêu dùng Từ cơ sở lý thuyết,

luận văn di sâu vào phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Bưu điện Lên việt - chỉ nhánh Đắk Nông giai đoạn 2018-2020

Qua những đánh giá chung kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, tác giá xây dựng các khuyến nghị nhằm định hướng và hoản thiên hoạt động

cho vay tiêu dùng tại chỉ nhánh

(0i) Luận văn “Kiểm soát rúi ro tín dựng trong cho vay tiêu dùng tại

Ngân hàng TMCP Í Châu - Chỉ nhánh Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Hoang Anh (2021)

Luận văn nảy tác giả đã hệ thông hóa được cơ sở lý thuyết về RRTD

trong cho vay của NHTM, xây dựng được các nội dung vẻ hoạt động cho vay

tiêu dùng, mục tiêu vả các tiêu chí để đánh giá hoạt động kiểm soát RRTD

cho vay tiêu dùng Từ cơ sở lý thuyết, luận văn đi sâu vào phân tích thực

Trang 17

trạng hoạt động kiểm soát RRTD cho vay tiêu đùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chí nhánh Quảng Bình trong giai đoạn 2017 ~ 2019 Đánh giá những

kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế Từ đó tác giả đưa

ra các khuyến nghị để hoản thiện hoạt động kiểm soát RRTD cho vay tiêu

dùng tại chỉ nhánh

(ii) Luận văn "Quản ứrị rủi ro tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Liệt Nam, chỉ nhánh Quảng Ngài” của tác giả Nguyễn Hoài Thu Duyên (2022)

Trong phan co so ly luận, tác giả đã trình bày đây đủ vẻ hoạt động tín

dung và các khái niệm cơ bản về RRTD, các căn cứ để xác định RRTD điểm,

từ đó tác giả đưa ra các khải niệm, sự cần thiết và nội dung của quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại NHTM Từ kết quả hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank- CN Quảng Ngãi về tình hình hoạt động cho vay, tinh hình quá hạn, nợ xâu của chỉ nhánh giai đoạn 2018-2020, tác giả phân tích

những yếu tổ ảnh hưởng tới RRTD tại Vietinbank- CN Quang Ngãi Dựa trên

tình hình hoạt động cho vay, tác giả đưa ra đánh giá về công tác quản trị RRTD trong cho vay KHCN, chính sách và quy định chỉ nhánh đang áp dụng,

nhận định về thành tựu cũng như hạn chế trong công tắc nảy tại chỉ nhánh

đồng thời phân tích những nguyên nhân căn bản dẫn tới những hạn chế này

Đây là cơ sở để tác giả đưa ra khuyến nghị khắc phục tổn tại và nâng cao chất

lượng quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại chỉ nhánh

(iv) Luận văn “Toàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu đùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-

CN Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng” của tắc giả Đặng Thị Kim Phượng (2019) Trong luận văn tác giả hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cho vay tiêu dùng và RRTD trong cho vay tiêu dùng Tác giả đã nghiên cứu khải niệm, đặc điểm và tiêu chỉ để đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay

Trang 18

tiêu dùng tại NHTM Qua việc phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển néng thôn Việt Nam- CN Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng giai đoạn 2016-2018 đã cho

thấy kết quả và hạn chế trong hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của đơn vị Từ các đánh giá về nguyên nhân các hạn chế của chỉ nhánh,

tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện định hướng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

(v) Luận văn “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho

vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Liệt Nam, chỉ Nhánh Ngữ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”, của tác giả Nguyễn Nho Hiễu

(2019)

Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại các NHTM Luận văn trình bảy đây đủ các khái niệm liên quan đên cho vay tiêu dùng, nội dung và các tiêu chí đánh giá các nhân tổ ảnh hưởng đến kết quả kiếm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng Qua sự đánh giá

về thực trạng cho vay, các quy trình, quy định trong cho vay tiêu dùng cũng

như hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Thương mại cô phân Công thương Việt Nam, chỉ Nhánh Ngũ Hành Sơn

thành phố Đã Nẵng giai đoạn 2015-2017, tác giả đánh giá những hạn chế và

thành tựu mà đơn vị đạt được Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất khuyến nghị

nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của chỉ

nhánh cho năm 2018 và những năm tiếp theo

(vi) Luan văn “Kiểm soát rửi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đâu Tư và Phát triển Liệt Nam chỉ nhánh

Bac Dak Lak” cia tác giả Phạm Thanh Tuần (2019)

Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động cho vay, RRTD trong

cho vay và kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của NHTM, làm rõ các

Trang 19

10

khái niệm, đặc điểm, phân loại các tiêu chỉ phản ánh kết quả hoạt động kiếm

soát RRTD trong cho vay tiêu dùng Từ việc phân tích thực trạng hoạt động

kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư va Phát triển Việt Nam chỉ nhánh Bắc Dak Lak trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 tác giả đưa ra các đánh giá những kết quả và hạn chế

trong hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của đơn vi Trên cơ

sở phân tích các nguyên nhân, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm hoàn thiện

hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng

6.2 Các bài báo trên các tạp chí khoa học

(i) Bai đăng tạp chí Công thương số I0 tháng 5/2020 cia ThS

Nguyễn Thị Phương Thảo (Trường Đại học Kinh tế và Quán trị Kinh doanh- Đại học Thái Nguyên) “Cho vay tiêu dùng tại Liệt Nam: Thị trường tiềm

năng và đây cạnh tranh”

Bài viết giới thiệu về cho vay tiêu dùng và đặc điểm hình thức chủ yếu

của cho vay tiêu dùng hiện nay Từ các số liệu thông kê vẻ tốc độ tăng trưởng

và doanh thu tài chính bản lẻ từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

giải đoạn 2012-2020 cho thấy tiềm năng phát triên rất lớn trong cho vay tiêu

dùng

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, cho vay tiêu dùng không cỏn là khái niệm mới mẻ nhất là những người dân sống ở thành thị Tuy nhiên, thị

trường nảy vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng bởi những hạn chế tử chỉnh

NHTM, các công ty tài chính và trong thói quen tiêu dùng cũng như tư duy

của người dân Bên cạnh các sản phẩm cho vay của các NHTM là sự nổi lên

của các sản phẩm và hình thức cho vay đa dạng, để dàng tiếp cận của các công ty tải chỉnh Tuy nhiên, sự nhanh chóng, đơn giản trong thủ tục cho vay

của công ty tải chính khiển cho hoạt động này tiểm ấn nhiều rủi ro, giảm lợi

Trang 20

1I

ích của hoạt động cho vay tiêu dùng Điều đó cũng chẻn ép và gây tác động

xấu đến hoạt động của các NHTM trong lĩnh vực này

(ii) Bai ding tap chí Công thương tháng 7/2021 của tác giả ThS Trần

Thế Hệ (Trường Đại học Luật, Đại học Huế): "7ực trạng về hoạt động cho

vay tiêu dùng tại các công ty tài chính ở Liệt Nam ”

Bài viết nghiên cửu về thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính (CTTC) ở Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đề

hoàn thiện các quy định pháp luật vẻ hoạt động CVTD của các CTTC và thực

hiện pháp luật về hoạt động tín dụng CVTD tại các CTTC ở Việt Nam

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biển phức tạp, thu nhập của

người dân chịu nhiều ảnh hướng khiến nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm sút

Theo quy luật, khi kinh tế phát triển, tiêu dùng tăng hoạt động đi vay để phục

vụ tiêu dùng của người đân cũng tăng Trong những năm qua, hoạt động CVTD tại Việt Nam phát triển khá mạnh với sự tham gia tích cực của nhiều

tô chức tin dụng, đặc biệt là các CTTC Tuy nhiên, hoạt động cho vay tiêu

dùng tại các CTTC hiện mang lại rất nhiễu rủi ro và ảnh hưởng không nhỏ

đến hoạt động của các NHTM Vì vậy tác giá đã đưa ra 3 giải pháp hoàn thiện

hoạt động CVTD tại các CTTC: Thứ nhất hoàn thiện quy định pháp luật về

CVTD tai các CTTC: thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động CVTD tại các CTTC: thứ ba, cần có sự quản lý nhà nước chặt chẽ hơn nữa đối với hoat động CVTD cúa các CTTC

(iii) Bai dang tap chi Céng thương Số 3 tháng 2 năm 2021 của ThS Đăng Thị Hồng Nhung (Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành

phố Hỗ Chí Minh) “Nâng cao hiệu quả quản lý rúi ro tín dụng cả nhân tại

ngân hàng Thương mại cổ phần Đâu tư và Phát triển Việt Nam"

ân

Trong bài viết, tác giá sử dụng mô hình CAMELS lâm cơ sở lý cho quá trình quản lý rủi ro tín dụng Mô hình này liên quan đến việc phân

Trang 21

12

tích 6 nhóm chỉ tiêu sau: Mức an toàn vốn (Capital adequaey), chất lượng tải san (Asset quality), chất lượng quản lý (Management soundness), lợi nhuận

(Earnings), khả năng thanh khoản (Liquidity), nhạy cảm với rủi ro của thị

trường (Sensiivity) Từ cơ sở lý luận, tác giá đánh giá quy trình, thắm quyển cấp tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2019-2020 để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý RRTD cá nhân tại Ngân hàng

Khoảng trồng nghiên cứu:

Trên đây là những tài liệu mang tính tham khảo để có cái nhìn tông quát,

phát huy những điểm nổi bật trong nghiên cứu, khắc phục những tôn tại và

tìm ra hướng đi mới cho để tải

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra các đánh giá, giải pháp, khuyến nghị phù hợp tại từng đơn vị nghiên cứu trong thời gian vừa

qua, giải quyết những khó khăn thách thức, nguy cơ dẫn đến rủi ro mà các

NHTM đó gặp phải trong hoạt động kiểm soát RRTD cho vay

Hướng nghiên cứu về kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng là hướng

nghiên cứu hẹp hơn và chưa có công trình nghiên cứu về kiểm soát rủi ro cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đà Nẵng trong thời gian gần đây, giai đoạn từ 2019-2021 Vì vậy việc phân tích,

đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm hoản thiện và phát triển hoạt động kiểm soát

RRTD cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ

nhánh Đà Nẵng trong bối cảnh thị trường tải chính đây biến động như hiện

nay là thật sự cần thiết

Trang 22

13

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỀM SOAT RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CỦA NHTM

1,1,1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

a, Khai niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận, đây là hoạt động đem lại khoản thu nhập khá lớn cho NH

'Theo thơng tư 39/2016/TT-NHNN thì *Cho vay tiểu dùng là việc tổ chức

tín dụng cho vay đổi với khách hàng là cá nhân để thanh tốn các chỉ phí cho

mục địch tiêu dùng, sinh hoạt của cả nhân đĩ hoặc gia đình của cá nhân đĩ Cho vay tiêu dùng lä các khoản cho vay được các tổ chức tín dụng cung cắp cho khách hàng để đáp ứng nhu cẩu tiêu dùng cá nhân như mua bất động

sản (căn hộ, nhà ở, đất thơ cư), mua sắm hàng hĩa tiêu dùng (xe cơ hàng điện

từ, hàng gia dụng), trang trải chỉ phí sinh hoạt (thực phẩm, dịch vụ ăn uống,

giải trí, du lịch, vận chuyển ), y tế (chỉ phí khám chữa bệnh), giáo dục (học

phí du học), thậm chỉ một vài khoản chỉ phí như ma chay, cưới hỏi cũng cĩ

thể được các TCTD đáp ứng bằng các khoản cho vay tiêu dùng ứng trước Cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay nhằm tải trợ cho nhu cầu chỉ tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn

tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng thanh tốn các chỉ phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình của cá nhân đĩ

b, Phân loại cho vay tiêu dùng,

Cĩ thẻ phân loại cho vay theo nhiều tiêu thức khác nhau:

~ Phân loại theo thời hạn khộn vay

+ Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay cĩ thời hạn đến 1 năm Mục đích

của loại cho vay này cho các tiêu dùng tức thời, ngắn hạn của KHCN.

Trang 23

14

+ Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ trên 1 năm đến S năm Mục đích của loại cho vay này thường lả cho vay mua xe, vay du học + Cho vay dai han: La loai cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục địch của

loại cho vay này thường nhằm vay mua nhà đất ở, vay sửa chữa nhà

~ Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay'

+ Vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho vay nhằm phục vụ các nhu cầu

về xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình

+ Vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay với mục đích phục vụ

nhu cau cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, giải trí, du

lich, hoc taj

~ Phân loại theo hình thức bảo đảm

+ Cho vay bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay có tài sản thể chấp, cảm

cổ hay bảo lãnh của bên thứ ba hoặc TSĐB hình thành trong tương lai Hiện nay các khoản vay lớn của KHCN đều được áp dụng loại cho vay này

ngân hàng, phương án vay có hiệu quả, dòng tiễn trả nợ rõ rằng, chắc chắn

~ Phân loại theo phương thức hoàn trả

+ Vay tiêu dùng trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đỏ người đi vay vốn sẽ trả nợ (gốc + lãi) cho ngân hàng nhiễu lần, theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phương thức này thường được áp dụng đối với các khoản vay trá góp có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay

không đủ để có thê thanh toán hết một lần số nợ vay

+ Vay tiêu dùng phí trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó tiên

Trang 24

15

vay vốn sẽ được khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn cho ngân

hàng Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dải

+ Vay tiêu dùng tuần hoàn là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc cho phép thâu chỉ dựa trên tải khoản vãng lai Ở phương thức cho vay nảy thời

gian tín dụng sẽ được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chỉ tiêu cũng như

thu nhập kiểm được từng thời kỳ, khách hàng được ngân hảng cho phép thực hiện việc vay với một hạn mức tín dụng và được trá nợ nhiều kỳ một cách tuân hoàn

~ Phân loại theo hình thức hình thành khoản vay

+ Cho vay trực tiếp: Phần lớn cho vay của NH là cho vay trực tiếp Đây

là các khoản cho vay khi KH trực tiếp đến Ngân hàng và xin vay vốn NH

trực tiếp chuyền giao tiễn cho KH sử dụng trên cơ sở những điều kiện ma hai

bên thoá thuận

+ Cho vay gián tiêp: Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức

trung gian NH cho vay qua các tổ, đội, hội nhóm, như nhóm sản xuất hội

nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ .Các tổ chức này thường xuyên

liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yêu đều hỗ trợ lẫn

nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên Vì vậy việc phát triển kinh tế, làm

giàu, xoá đói giảm nghèo luôn được các trung gian rất quan tâm

NH cũng có thể cho vay thông qua việc mua lại các khế ước, chứng từ

nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như chiết khẩu thương phiếu, mua các phiếu bán hàng tiêu dùng, máy móc trả góp

e, Đặc điểm cho vay tiêu dùng

- ANhư cầu cho vay biến động theo chu kỳ Hiều một cách đơn giản,

biên độ vay dịch chuyển theo sự thay đổi của nền kinh tế Khi nền kinh tế

Trang 25

16

phat triển, tiềm năng lợi nhuận khả quan sẽ thúc đây nhu câu cho vay Ngược lại, tình trạng suy thoái, đầu tư giảm dẫn đến lạm phát và thất nghiệp tăng cao Từ đó kéo theo ảnh hưởng về sự giảm sút nhu cầu vay mượn từ ngân

hing

Bên cạnh mỗi quan hệ với thu nhập, cho vay tiêu dùng còn phụ thuộc

vào trình độ văn hóa của khách hàng Đối với khách hàng có trình độ học vấn

cao, nhu cầu sở hữu hàng hóa cao cấp lớn hơn Nhờ đó, như cầu vay vốn dé

tiêu dùng cũng tăng lên

~ Khoản cho vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn:

Mục đích của các khoản vay tiêu dùng cho cuộc sống như mua nhà đất

mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng, sửa chữa nhà, du học Số tiền cho vay hai mục đích nảy đêu bị giới hạn bởi khả năng trả nợ của khách hàng được

trích từ thu nhập, không nhất thiết phải là từ kết quá của việc sử dụng những khoản vay đó So với các khoản vay của các doanh nghiệp thì khoản vay nảy nhỏ hơn rất nhiều lẫn Tuy vậy nhưng các khoán vay cá nhân nhiều và thường

xuyên phát sinh nên khối lượng giao dịch ngày cảng lớn Vì số lượng khoản

vay nhiều nên lợi nhuận từ hoạt động cho vay cá nhân sẽ không nhỏ nêu Ngân

hàng biết cách huy động vả làm tốt các công tác quản lí có liên quan khác

~ Khó khăn trong kiểm soát chất lượng thông tim khách hàng: Đ tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động cho vay, Ngân hàng thường tiêu tốn nhiều thời gian và tiên bạc vào hoạt động thâm định và giám sát khoản vay một cách nghiêm ngặt Tư cách của khách bảng vay tiêu dùng ảnh hưởng rất

lớn đến khá năng thu h

hàng phụ thuộc vảo mức độ thiện chí trả nợ Tuy nhiên,

tin của đối tượng khách hàng này thường khó đây đủ và chính xác, Ngân hàng

có thể gặp RRTD nếu đưa ra quyết định sai lâm Những khách hảng có việc

làm, mức thu nhập ổn định và có trình độ học vấn lả những tiêu chí quan

Trang 26

17

trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay

~ Lãi suất thường cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khác:

Khách hàng vay tiêu dùng thường ít quan tâm đến lãi suất mà thường

quan tâm đến số tiền họ phải thanh toán Về lãi suất, do quy mô các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản vay để mua bất động sản), dẫn đến chí phí

bỏ ra để quản lí lại rất lớn nên các NHTM phải đẻ ra mức lãi suất cao để bù

đắp chỉ phí (gầm chỉ phí vẻ thời gian, nhân lực, thâm định quản lí ), do vay,

lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại

~ Các khoản cho vay tiêu dùng thường có rủi ro lớn

Do khách hàng gặp phải các vấn đề tải chính dẫn đến mất khả năng

thanh toán hoặc rủi ro do khách hàng sau khi tiêu dùng mua sắm mà không

muốn trả tiền Mặt khác, trong trường hợp khách hảng gặp sự cổ về sức khỏe

dẫn đến không còn đủ khả năng trả nợ thì việc thu hồi nợ là rất khó khăn Do

đó, các khoản cho vay tiêu dùng thường được quản lý một cách chặt chẽ và Tỉnh hoạt

~ Mức thu nhập và trình độ học vấn có quan hệ mật thiết tới nhu câu

vay tiêu dùng của khách hàng

Khách hàng cỏ thu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với mức thu nhập thấp và có nhu cẩu tiêu dùng các sản phẩm giá trị và công nghệ cao

d, Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng

~_ Đồi với ngân hàng thương mại:

Do có đổi tượng khách hàng rất rộng nên việc phát triển cho vay tiêu

dùng sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp

Cho vay tiêu dùng giúp hình thành mỗi quan hệ vững chắc giữa ngân hàng

với khách hàng Đây cũng là

lâm tăng doanh thu của ngân hằng

Thực tế chỉ ra rằng, khách hàng có xu hướng sử dung tiếp những sản

tảng thúc đây việc sử dụng dịch vụ khác,

Trang 27

18

phẩm dịch vụ khác của ngân hàng khi có được sự hài lòng trong quá trình

giao dịch trước đó Nhu cẩu vay vốn cảng lớn, cơ hội mở rộng nguồn khách hàng cảng cao, Thực hiện tốt cho vay tiêu dùng là cơ sở để sở hữu nguồn khách hàng tiềm năng nhằm duy trì và nâng cao doanh thu từ các sản phẩm

dịch vụ khác như: huy động vốn, thanh toán quốc tế, bảo lãnh

Cho vay tiêu dùng tác động tích cực đến quá trình đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nguồn thu nhập gia tăng giúp phân tán rủi ro cho

ngân hàng

~_ Đối với các khách hàng cá nhân

Cuộc sống con người luôn tổn tại những nhu cầu về vật chất và tỉnh thần,

những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao xa xỉ hơn cùng với sự phát triển của nên kinh tế Cho vay tiêu dùng giúp cho các khách hàng lĩnh hoạt hơn,

người tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữa thoá mãn nhu cầu ở biện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng Vai trò này hết sức có ý nghĩa đối với

những trường hợp mua sảm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa,

xe hơi

Ngoài ra, cho vay tiêu dùng là biện pháp cải thiện đời sống dân cư, giúp

cung cấp cuộc sống tiện nghỉ hơn, đầy đủ hơn, cải thiện tính thần, nâng cao

chất lượng cuộc sống

~ Vai trò đổi với nền kinh tế:

Nhu cau vé hang tiêu dùng của KH tăng nhanh kéo theo nền sản xuất

hàng hoá, dịch vụ được đây mạnh, lưu thông hàng hoá cũng được tăng cường

Những nhả sản xuất luôn muốn tiêu thụ nhanh chóng hàng hoá, dịch vụ của

mình, tuy nhiên điều này phụ thuộc phần lớn vào khá năng tải chính của người tiêu dùng.

Trang 28

19

1.1.2 Rui ro tín dụng trong cho vay của NHTM

a, Khái niệm rủi ro tín dụng

Có thể thấy hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của NH, cũng là

hoạt động đem lại nguồn thu chính của các NHTM Tuy nhiên, các hoạt động

tín dụng tiêm ân rất nhiều RRTD Có nhiều định nghĩa khác nhau về RRTD

như:

“Rui ro tin dung là rủi ro hoặc mắt mát do doi tac hoặc người di vay

gây ra.” (Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng BCBS)

“Rui ro tin dung là những tốn thất do khách hàng vay không trả được

nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay.” (Ioel Bessic, 2012)

ra ton that

“Ruii ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khá năng xá

đổi với nợ của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài do khách

hàng không có khả năng trả được một phẩn hoặc toàn bộ nợ cúa mình theo

hop đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọi chung là thỏa thuận) với tổ chức tín

dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài ” (Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2021/TT-NHNN)

Như vậy, có thể hiểu RRTD là những tốn thất tiểm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của NH, do KH vay không thực hiện nghĩa vụ trả

nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH như đã cam

kết trong hợp đẳng Đây là rủi ro gắn liên với hoạt động tín dụng, dẫn đến tôn

that tdi chính như giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn

b, Phân loại rủi ro tin dung

Cách phân loại RRTD được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu học

thuật cũng như trong thực tế đó là phân loại rủi ro tín dụng theo tỉnh chất như

sau:

- Ciin cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Trang 29

Rai ro lựa Rai ro bao Rủi ro ủi rô nội Rui ro tip

+ Răi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh gid KH Rui ro giao dịch có ba bộ

Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tin

dụng khi NH lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho

vay

Rui ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều

khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chú thể đảm bảo, cách thức đảm bảo vả mức cho vay trên trị giá của TSĐB

Rúi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và

hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rúi ro và kỹ

thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề,

+ Rải ro danh mục: Là rùi ro phát sinh do những hạn chế trong quản

lý danh mục cho vay của NH, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

đi ro nội tại: Xuất phát từ các yêu tố, đặc điểm riêng có, mang tính

riêng biệt bên trong của mỗi chú thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế, Nó

xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay

Rúi ro tập trung: Khi NH tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một

số KH; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành,

Trang 30

21

lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại

hình cho vay có rủi ro cao

~ Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng

+ Rui ro khéng hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mỗi quan hệ tín

dụng, NH và KH phải quy ước vẻ khoản thời gian hoàn trả nợ vay Tuy nhiên,

đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vẫn vay

+ Rúi ro do mắt khả năng chỉ trá: Là vủi ro xảy ra trong trường hợp

doanh nghiệp đi vay mắt khả năng trả nợ NH phải thanh lý TSĐB của doanh

nghiệp để thu nợ

+ RRTD không giới hạn ớ hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng cúa NH như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tải trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đẳng

tai tro

c, Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD

~ Các yếu tô từ bên ngoài ngân hàng

Các yếu tô về môi trường kinh tế

+ Chụ kỳ phát tiển kinh tế: Khi nền kinh té tăng trưởng và ôn định thì hoạt động tin dụng cũng sẽ tăng trưởng theo và ít rủi ro hơn Ngược lại, khi nên kinh tế rơi vào suy thoái thì sản xuất kinh đoanh của KH bị thu hẹp hoặc

đình trệ, dẫn tới thua lỗ và bị phá sản Nếu NH vẫn mạo hiểm tăng trưởng tín

dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro không thu được nợ sẽ tăng lên

+ Rúi ro do quả trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Xu hưởng

toàn câu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thể giới có thể làm cho nợ xấu ngây cảng gia tăng khi tạo ra một môi trưởng cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến những KH của NH phải

thải khắc nghiệt của thị trường, Thêm vào đỏ, sự cạnh tranh của các NH nước

¡ mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật đào ngoài cũng khiển cho các NH trong nước nếu không quản trị rủi ro tín dụng.

Trang 31

22

higu qua bi lép vé va mat din cic KH cé tiém luc tai chinh lon

Các yếu tỗ về môi trường pháp bs

+ Nhiéu khe hớ trong áp dụng thí hành luật pháp

Luật và các văn bản có liên quan của nước ta không đồng bỏ, còn nhiều khe hở, điển hình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi

khách hàng không trả được nợ Thực tế, các NHTM không làm được điều nảy

vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước nên không có chức năng cường chế, do đó phải đưa ra Toả án xử lý qua

con đường tổ tụng, dẫn đến thời gian thu hồi được nợ là khá lâu, phức tạp và tốn không ít chỉ phí cũng như nhân lực

+ Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của NH Nhà nước mang nặng tính hình thức: Mô hình tổ chức của thanh tra NH cỏn nhiều bất cập, chưa phát

huy hết khả năng, hoạt đông thanh tra giám sát thường chí tiến hành tại chỗ là

chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý “khi sự đã rồi”, ít có khả năng ngăn

chặn và phòng ngừa rủi ro Vì thể có những sai phạm của các NHTM không

được thanh tra NH Nhà nước cảnh báo sớm, để đến khi hậu quả nặng nễ xảy

ra roi mới can thiệp thì đã quá muộn

Nguyên nhân từ KH vay'

+ Sứ dụng vốn sai mục đích, không có thiện chỉ trong việc trả nợ: Đỗi

với các doanh nghiệp, khi hỗ sơ vay vốn trình lên các các CBTD thì đều có

mục đích rõ rằng, phương án kinh đoanh cụ thể và khả thĩ; còn các cá nhân thì

kê khai đây đủ mục đích va khả năng tài chính cỏ thể trả nợ đúng hạn Tuy

nhiên không it khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, không có

thiên chí trả nợ sẽ làm cho các NH bị tốn thất vả rủi ro trong vấn đề thu hồi

nợ

lu chiến

+ Khả năng quản lý hoạch định chiên lược kinh doanh kém:

lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn

Trang 32

trả nợ NH cho vay dira trén ké hoach, chién luge kinh doanh vì đấy là nguồn

trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽ làm cho phương án kinh doanh có thể đi vào phá sản, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

của KH

+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiểu minh bạch : Hiện

nay các BCTC của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phải là nguồn thông

tin xác thực, bởi chúng được “phủ phép” sao cho đẹp đẻ dễ tiếp cận vốn vay

Mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhưng bên trong lai tiém ấn, chứa

đựng nhiều vẫn đề, rủ

~ Các yếu tố từ bên trong ngân hàng

+ Rúi ro do chính sách tín dụng của ngân hàng: Chỉnh sách tin dung

i ro,

không rõ rằng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, dẫn đến việc cấp

tin dung sai lầm, tạo ra những kẽ hớ cho người sử dụng vốn lách luật va cuối cùng thì ngân hãng lại phải chịu thiệt thỏi

+ Do những yếu kém và thiểu sót của cản bộ tín dụng: Các CBTD

không nắm vững nghiệp vụ có thể tính toán không chính xác hoặc bỏ lỡ các

dự án đầu tư hiệu quả Hoặc các CBTD do bị áp doanh số cho vay, cẩn hoàn

thành chỉ tiêu nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các dự án không có hiệu qua,

điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho NH

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tô quyết định để hạn chế

RRTD Một cán bộ kém về năng lực thì có thể trau đổi thêm kinh nghiệm, nhưng một cản bộ *có tài mà không có đức” được bố trí trong công tác tin

dụng thì vô cùng bắt lợi đối với NH

+ Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay: Việc theo dõi giám sắt sau

cho vay là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng đối với CBTD Thường xuyên

thăm hỏi KH sẽ giúp NH xác nhận KH có tuân thủ của các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng hay không, đồng thời sớm phát hiện ra được vấn đề

Trang 33

khó khăn, nguy cơ tiêm ấn của khách hang để có những biện pháp giám thiểu

rủi ro thích hợp

d, Hậu quả của rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM,

chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cầu danh mục đầu tư của các NHTM và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70% đến 90%/Téng thu nhập của các NHTM) Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên hoạt động tín dụng chứa đựng nhiễu yếu tế rủi ro Do đó, nếu quản lý RRTD không tốt sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã

hội của mỗi quốc gia, thâm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu

~ Đổi với ngắn hàng bị rủi ro: khi RRTD xảy ra, điều này có nghĩa NH không thu hồi được nợ và sẽ làm cho NH không có khả năng thanh toán cho

người gửi tiền Bên cạnh đó, NH phải trích lập dự phòng rủi ro làm cho chỉ

phí tăng lên và lợi nhuận giảm thấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất vốn

và tuyên bố phá sản

~ Đổi với hệ thống ngân hàng: khi có sự thất thoát trong hoạt động tín

dụng, dù chỉ một NH và ở một mức nhất định nảo đó cũng sẽ đe dọa đến sự

an toàn và ôn định của toàn hệ thông NH

~ Đổi với nễn kính t: ngân hàng có mỗi quan hệ chặt chẽ với nên kinh tế,

là nơi luân chuyên vốn và phân bỗ các nguồn lực tải chính trong nên kinh tế

Vì vậy, RRTD gây nên sự phá sản của một NH sẽ ánh hưởng trực tiếp đến

toàn bộ nên kinh tế, tỉnh hình sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, thất nghiệp

Trang 34

25

trang nay kéo đài không khắc phục được, NH sẽ bị phá sản gây hậu quả

nghiêm trọng cho nên kinh tế nói chung và hệ thông ngân hằng nói riêng

Xuất phát từ những hậu quả của RRTD như đã trình bảy ở trên, các nhả

quan tri NH ngày nay đặc biệt quan tâm đến vấn đẻ RRTD trong kinh doanh

NH Thông qua việc đưa ra những giải pháp một cách cụ thể và thích hợp

nhằm hạn chế thấp nhất những RRTD trong kinh doanh NH

@ Quản trị RRTD trong cho vay của NHTM

Quản trị RRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản trị và kinh đoanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vĩ

mức rủi ro có thể chấp nhận Quản trị RRTD là mục tiêu của các NHTM

nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bên vững Hoạt động quan trị RRTD của ngân hảng gắn chặt với hoạt động cấp tín dụng

Nội dung quản trị RRTD trong cho vay của NHTM

~ Nhận diện RRTD: Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống Bất

ky khoản vay nào cũng có thể có vấn để,

van dé va có

việc sớm nhan bic

pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề,

ên mức thấp nhất Các dấu hiệu nhận biết phô biến thường

tập trung vảo dấu hiệu tải chính và dấu hiệu phi tài chính của KH vay

những

thất có thể giảm

~ Đo lường RRTD: Đo lường RRTD là việc lượng hỏa mức độ các rủi

ro, cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra

để xem xét khả năng chấp nhận nó của NH Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phủ hợp nhanh

chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra

~ Kiểm soát RRTD: Lä việc sử dụng các công cụ, kỳ thuật, biện pháp chiến lược để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tôn thất, những thiệt

hại không mong đợi có thê xảy ra với NHTM

~ Tài trợ RRTD: là việc dùng nguồn tải chính trong và ngoài ngân hàng

Trang 35

26

bù đắp tốn thất các khoản vay khi rủi ro xảy ra Nợ rủi ro sau khi được xử lý

sẽ được thu hôi hoặc chuyển qua theo dõi ngoại bảng

1.2 KIEM SOAT RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY TIEU

DUNG CUA NHTM

RRTD trong cho vay tiêu dùng được coi là khả năng xây ra tốn thất

trong hoạt động cho vay tiêu dùng khi khách hàng vay tiêu dùng không trả được cá gốc và lãi đúng hạn hoặc bên cho vay chí thu được một phẩn gốc và lãi hoặc không thu được cả gốc vả lãi của khoản vay đó như đã thỏa thuận

trong hợp đồng

Kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng là việc ngân hàng sử dụng những cách thức, phương pháp, biện pháp và những quá trình nhằm chủ động

điều khiển, biển đôi rủi ro RRTD cho vay tiêu dùng đối với khách hàng thông

qua việc kiểm soát tần suất, mức độ tốn thất nhằm đạt mục tiêu mà ngân hàng

đặt ra

1.2.1 Đặc điểm kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng,

~ Tình trạng thông tìn bắt đối xứng có nguy cơ nghiêm trọng hơn so với

cho vay doanh nghiệp

Khác với cho vay doanh nghiệp có trụ sở được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước vì vậy những thông tin được cung cắp bởi các đối tượng đi váy

là doanh nghiệp nảy rất chỉ tiết và đảm bảo an toàn hơn Với tiêu dùng do sự

không cân xứng về thông tin các thông tin được tiêu dùng là đối tượng đi vay

cung cấp không rõ ràng và độ chính xác không cao Trong nhiều trường hợp

mặc dù khi thể chấp tại ngân hàng có đầy đủ giấy tờ sở hữu nhưng trên thực tế

có nhiều tài sản về hình thức có day đủ những giấy tờ về sở hữu hợp pháp

nhưng vẫn ấn chứa nhiều tranh chấp khác nhau như đối với đất đai việc cấp đất

không có căn cứ pháp luật hay là tranh chấp khác liên quan Vẫn đề này sẽ ảnh hưởng và tiềm ấn nhiều rủi ro hơn so với việc cho vay doanh nghiệp.

Trang 36

với trường hợp cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo, ngân hảng rất

khó để thu hỗi nợ vay nều khách hảng không có thiện chí trả nợ

~ Chỉ phí kiểm soát RRTD lớn

Do số lượng các khoản vay nhiều, khối lượng khách hàng lớn nên việc

kiểm soát RRTD tiêu dùng cũng gây phát sinh nhiều chỉ phí liên quan khi

thấm định, thấm định lại, kiểm soát sau Bên cạnh, mục đích vay tiêu dùng

cũng rất đa dạng Như vậy đòi hỏi ngân hàng cẩn có quy trình kiểm soát hợp

lý cân bằng giữa lợi nhuận và chỉ phí

~ Các biện pháp kiểm soát RRTD ít da dạng hơn so với pháp nhán

Các pháp nhân khi được cấp tín dụng sẽ yêu câu về tình hình hoạt động

và kinh đoanh rõ rằng, hơn so với tiêu dùng Do đó các RRTD sẽ nhận diện và có biện pháp kiểm soát cụ thẻ, rõ rằng và đa dạng hơn Trong khi đó,

tiêu dùng với mục đích sử dụng vốn đa dạng, khi cho vay ngân hàng sẽ gặp

phải việc thông tin bat đối xứng nên việc kiểm soát RRTD ít da dang như

pháp nhân

1.2.2 Nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng

Nội dung công tác kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng là tổng thể

những biên pháp, công cụ mã ngân hảng áp dụng nhằm hạn chế khả năng xuất

hiện rủi ro trong cho vay tiêu dùng và giám bớt tồn thất do hậu quả của rủi ro

gây ra, bao gồm nẻ tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tồn thất, chuyển

giao RRTD.

Trang 37

a, Né triinh RRTD cho yay tiéu ding

Né trinh RRTD ld né trinh nhiing hoat déng lam phat sinh tén that do

cá nhân vay vốn không trả nợ đúng hạn như cam kết Né tránh rủi ro có thể

được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu quá trình cho vay Để né tránh rủi ro 'NHTM thưởng sử dụng các biện pháp sau đây:

~ Từ chổi cho vay: NH từ chỗi cho vay đối với KH không đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vay Đây là biện pháp né

tránh hoản toản RRTD đảm bảo cho ngân hàng không đối diện với RRTD có

nguy cơ tôn thất cao

~ Giới hạn tỷ lệ dự nợ đổi với những KHCN có liên quan đến lĩnh vực,

ngành nghề có RRTD cao: Xác định giới hạn tín dụng đổi với KH làm việc

hoặc có đầu tư trong các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao như bất động sản, đầu

tư chứng khoán là cần thiết tránh tình trạng sử dụng sai mục đích vay vốn

Đồng thời khuyến khích cho vay các khách hàng có thu nhập ôn định, làm

việc trong những ngành nghề ít rủi ro: giáo viên, viên chức, bác sĩ Biện

pháp này giúp né tránh một phần RRTD nhằm giới hạn RRTD ở mức cho

phép

b

Đối với các khoản nợ không thể thực hiện được biện pháp né tránh hoàn

toàn RRTD, NHTM tiền hành các hoạt động ngăn ngửa RRTD không đề nó

xảy ra Ngăn ngừa RRTD trong cho vay tiêu dùng là các hoạt động của

NHTM nhằm ngăn can kha năng xảy ra RRTD nhằm giảm thiểu tốn thất vốn

của NHTM Các hoạt động này được tiến hành trước khi RRTD xảy ra, căn

cứ vào kết quả nhận dạng và đánh giá RRTD trong cho vay tiêu dùng Các

n ngừa RRTD cho vay tiêu dùng

biện pháp ngăn ngừa RRTD trong cho vay tiêu dùng bao gồm:

~ TSĐB nợ vay: TSĐB là những tài sản thuộc sở hữu của KH vay dùng

để đảm báo thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các khoản phí liên quan

Trang 38

29

cho ngân hàng theo các cam kết trong hợp đồng tín dụng Khi thể chấp tải

sản, KH có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ đúng hạn Tý lệ giá trị TSĐB tuỳ thuộc vào mức độ RRTD mâ NHTM đánh giá với từng KH trong từng

thời kỳ NHTM có thể yêu cầu KH bố sung thêm TSĐB khi cần thiết Để biện

pháp này được thực hiện hiệu quả, NHTM phải thực hiện tốt các công tác sau:

+ Định giá tải sản đúng giá trị thị trưởng, công tác định giá phải đảm bảo đúng với giá trị thị trường và tại mọi thời điểm, NHTM phải đảm bảo giá

trị TSĐB không thấp hơn giá trị thị trường (NHTM có thể tiến hành định giá

lại khi cần thiết.)

+ Chọn lọc TSĐB có tính thanh khoản nhắm đảm bảo tải sản bán được trên thị trường khi KH không trả được nợ vay

+ Định kỳ TSĐB phải được NHTM kiểm tra để TS không bi mat mat,

thiệt hại

~ Công tác tổ chức cho vay:

Nâng cao chất lượng công tác xét duyệt hỗ sơ, đặc biệt là các điều kiện

vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh; Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn

vay, bổ trí nguồn vốn phát triển các gói sản phẩm đáp ứng nhu cầu phục vụ

đời sống chính đáng: Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng phục vụ mục đích tiêu

dùng; Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát, kiếm toán nội

+ Phân cấp phê duyệt hạn mức cho vay theo mức độ RRTD: mục đích

của việc phân cấp giúp cho công tác cho vay được xem xét thận trọng tương

tướng với RRTD và trình độ của cán bộ

+ Xây dựng quy trình cho vay tương ứng với từng mức RRTD: mỗi một sản phẩm cho vay đều có mức độ RRTD khác nhau, có đặc điểm riêng

Do vậy dé hạn chế được RRTD, NHTM ban hành quy trình cho vay theo từng

sản phẩm cho vay.

Trang 39

30

~ Sứ dụng các biện pháp tải chính: Đề đảm bảo KH sử dụng vốn vay có hiệu quả NH cần phái thỏa thuận với KH các điều kiện vay vốn trước khi giải ngân như lãi suất, lãi quá hạn

~ Thu nợ trước hạn: Đây là biện pháp NH thu hồi nợ vay trước ngày

đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng do KH không thực hiện đúng các

cam kết trong hợp đồng tín dụng Để biện pháp thu nợ được thực hiện tốt trong các hợp đồng tín dụng, NHTM phải thỏa thuận các trường hợp thu nợ

trước hạn

¢, Giảm thiểu tốn thất do ##7D cho vay tiêu dùng gây ra

Né tránh, ngăn ngừa RRTD là những biện pháp can thiệp vào xác suất xảy ra RRTD trong cho vay tiêu dùng Tuy nhiên, có những RRTD mà

NHTM không thể ngăn ngừa hoặc chỉ ngăn ngừa một phan Để bổ sung vào

các biện pháp kiểm soát RRTD, NHTM sử dụng biện pháp giảm thiểu tôn

thất Giảm thiểu tôn thất là biện pháp giảm bớt giá trị thiệt hại khi tốn thất xảy

ra và được thực hiện trước khi RRTD xảy ra Các biện pháp giảm thiểu tôn

thất thường sử dụng trong cho vay DN 1a:

~ Trích lập quÿ dự phòng RRTD: Khi đã chấp nhận rủi ro thì NH phải dự

trù về nguôn tài chính đề khi rủi ro xây ra thì sẽ khắc phục được kịp thời

nhằm bù đắp những tôn thất mắt mát Quỹ dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng

rủi ro cụ thể và dự phòng chung Mức trích dự phỏng rủi ro cụ thể là mức độ tổn thất tin dụng đo vậy nó phụ thuộc vào: (¡) mức độ rúi ro của từng KH, (ii)

Giá trị tài sản đảm bảo Mức trích dự phỏng chung không phụ thuộc vào tải sản đâm bảo, mức độ rủi ro của KH

~ Ấp dụng lãi suất cho vay theo mức độ RRTD của từng khoản vay: Lãi suất cho vay tùy thuộc vào mức RRTD tương ứng nhằm giúp NH đảm bảo có

khoản thu nhập bù đắp RRTD KH vay vốn có xếp hạng tín dụng nội bộ cao

sẽ có lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn có

Trang 40

31

mức định hạng thấp hơn Việc áp dụng lãi suất vay vốn theo mức độ RRTD,

tạo động lực cho KH nẵng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý để được

nâng hạng tín dụng

~ Giảm dẫn đư nợ: Trong quá trình nhận diện, đánh giá RRTD trong cho

vay đối với khách hàng, NH nhận thấy tình hình tải chính của KH giảm sút chẳng hạn như kinh doanh thua lỗ thu nhập giảm và KH vay vốn có nguy cơ

bị xuống hạng, tùy vào mức độ mà ngân hàng sẽ hạn chế cho vay và rút dẫn

dư nợ vay

d, Chuyén giao RRTD trong cho vay tiêu dùng

Chuyển giao RRTD là việc tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một

thực thễ phải gánh chịu RRTD, thông qua việc chuyển giao toàn bộ tải sản và hoạt động có RRTD đến một người hay một nhóm người khác hoặc cả hai Trong hoạt động kiểm soát RRTD của NHTM, chuyển giao RRTD được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Mua bảo hiểm cho các khoản vay tiêu dùng: Đỗi với các khoản vay

trung hoặc đải hạn như vay mua nhà, mua bất động sản, mua xe NH thường yêu cầu KH mua bảo hiểm cho khoản vay để tránh trường hợp khách hàng

gặp rủi ro không có khả năng tiếp tục trả nợ, hoặc mua bảo hiểm cho các tải

sản như xe, phương tiện vận chuyến là các tai sản dễ bị tốn thất, bị giảm giá trị, hư hỏng

~ Bán nợ: Trong quá trình giám sát khoản vay, NH thấy món vay đã giải

ngân có dấu hiệu RRTD vả được đánh giá có khả năng xảy ra tốn thất hoặc

khoản vay đó làm cho danh mục cho vay của NH có nguy cơ rủi ro cao hơn

NH có thể thực hiện bán nợ cho các chủ thẻ khác để hạn chế RRTD xảy ra

~ Bảo lãnh của bên thứ ba: Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, để báo

dam thêm cho khoản vay thường là vay trung dài hạn, NHTM có thê yêu cầu

KH phải có bảo lãnh của bên thứ ba Bên thứ ba dùng tài sản của mình để

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w