PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀUBáo cáo: Một số biện pháp giúp học sinh phát huy khả năng chủ động, sáng tạo ở chủ đề 1: Sự thú vị của màu sắc trong môn Mĩ thuật lớp 4A t
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU
Báo cáo:
Một số biện pháp giúp học sinh phát huy khả năng chủ động, sáng tạo ở chủ đề 1: Sự thú vị
của màu sắc trong môn Mĩ thuật lớp 4A
trường Tiểu học Nguyễn Huệ
Giáo viên: Đặng Thị Hạnh Trường: Tiểu học Nguyễn Huệ
Trang 2NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP
2
NỘI DUNG BÁO CÁO
Trang 3và đánh giá thẩm mĩ Đồng thời, thông qua các đối tượng thẩm mĩ và phương pháp giáo dục tích cực, môn Mĩ thuật giúp học sinh nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ về bản thân và thế giới xung quanh, tình yêu nghệ thuật và cuộc sống, bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc, phát triển đời sống thẩm mĩ của cá nhân và cộng đồng; rèn luyện cho học sinh đức chuyên cần, tính trung thực, tình yêu lao động, ý thức trách nhiệm, tính tự lực, tinh thần hợp tác trong giải quyết vấn đề học tập và vận dụng thực tiễn,
Trang 4I MỤC ĐÍCH CỦA BIỆN PHÁP
Qua thực tế giảng dạy từ năm học trước 2023- 2024 tôi nhận thấy chủ đề 1 ở lớp 4 rất hay
và thú vị y như tên gọi của nó Những kiến thức của chủ đề này rất bổ ích đối với các em học sinh, hỗ trợ các em trong cuộc sống sau này Bởi màu sắc không chỉ đơn thuần là một phần của thẩm mĩ mà còn có vai trò quan trọng trong giao tiếp và truyền tải thông điệp Màu sắc là một công cụ mạnh mẽ trong nghệ thuật có khả năng ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của người xem Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy học sinh của tôi các em vẫn còn nhút nhát, chưa chủ động lĩnh hội kiến thức, trong các giờ học các em chưa có sự sáng tạo trong khi thực hành Vì muốn giúp các em học thật tốt ngay từ đầu năm học và vì yêu thích chủ đề này nên tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu đề ra một số biện pháp giúp học sinh phát huy khả năng chủ động, sáng tạo ở chủ đề 1: Sự thú vị của màu sắc trong môn Mĩ thuật lớp 4A trường Tiểu học Nguyễn Huệ
Trang 5II NỘI DUNG
CỦA BIỆN
PHÁP
Biện pháp 4: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học để học sinh chủ động nắm chắc kiến thức từ đó phát huy khả năng sáng tạo khi thực hành.
Biện pháp 3: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong giờ học.
Biện pháp 1: Nghiên cứu để hiểu rõ về nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề: Sự thú
vị của màu sắc
Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; Sưu tầm tài liệu tranh, ảnh, video phù hợp với nội dung bài dạy
Trang 6Biện pháp 1: Nghiên cứu để hiểu rõ về nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề: Sự thú vị của màu sắc
Trang 7Biện pháp 1: Nghiên cứu để hiểu rõ về nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề: Sự thú vị của màu sắc
+ Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu: Bài học này giúp các em học sinh biết được màu sắc
có độ đậm, nhạt khác nhau và cách tạo độ đậm, nhạt của màu, tạo sản phẩm theo ý thích, thấy được vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có các độ đậm, nhạt của màu Sau khi thực hành, học sinh trưng bày giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
Trang 8Biện pháp 1: Nghiên cứu để hiểu rõ về nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề: Sự thú vị của màu sắc
+ Bài 2: Màu nóng, màu lạnh: Bài học này giúp các em học sinh nhận biết được các màu nóng, màu lạnh và một số cách thực hành tạo sản phẩm đề tài phong cảnh quê hương; bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của một số phong cảnh thiên nhiên ở một số vùng miền và tác phẩm mĩ thuật có màu nóng, màu lạnh Tạo được sản phẩm tranh phong cảnh bằng màu nóng, màu lạnh theo ý thích Sau khi thực hành, học sinh giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn và ý tưởng sử dụng tranh phong cảnh trong cuộc sống
Trang 9Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; Sưu tầm tài liệu tranh, ảnh, video phù hợp với nội dung bài dạy
Để tiết học thêm sinh động, học sinh hào hứng học bài tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tôi đã chuẩn bị các thiết
bị như: Máy vi tính, điện thoại, thiết bị âm thanh Ngoài ra nhà trường đã tạo điều kiện cho việc giảng dạy bằng cách lắp máy chiếu và màn chiếu, hoặc ti vi ở các lớp học và phòng học Nghệ thuật rất thuận tiện cho tôi ứng dụng vào giảng dạy
Trang 10Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; Sưu tầm tài liệu tranh, ảnh, video phù hợp với nội dung bài dạy
Khi có đủ các thiết bị dạy học tôi sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về màu sắc, phong cảnh Dựa trên các yêu cầu cần đạt đối với học sinh tôi thiết kế và xây dựng một chương trình
cụ thể cho tiết dạy học (hình ảnh, âm thanh, video, câu hỏi tương tác, ) vào phần mềm trình chiếu thông qua các Slide của bài giảng Theo nội dung chương trình đã lập sẵn, tôi chỉ cần thao tác trên bàn phím hoặc điều khiển chuột để thực hiện các hoạt động thay treo tranh ảnh hoặc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh Khi thể hiện bài dạy tôi sẽ phải phối hợp nhịp nhàng giữa lời nói và các nội dung trình chiếu Máy vi tính chỉ là phương tiện hổ trợ cho các hoạt động dạy và học nên tôi luôn chủ động trong hoạt động dạy học của mình
Trang 11Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; Sưu tầm tài liệu tranh, ảnh, video phù hợp với nội dung bài dạy
Khi ứng dụng công nghệ thông tin và sưu tầm tài liệu liên quan đến nội
dung bài giảng vào dạy học, tôi tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi giới
thiệu các nội dung liên quan Tiết học thêm sinh động, các em học sinh sẽ được quan sát tranh ảnh, video liên quan đến bài học nhiều hơn từ đó các em
có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo trong thực hành, phát huy tính sáng tạo của học sinh
Trang 12Biện pháp 3: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong giờ học.
Trong quá trình dạy học bản thân tôi rất muốn tạo không khí học
tập thoải mái cho học sinh Câu nói “ Học mà chơi, chơi mà học”
là phương châm mà bản thân tôi muốn hướng tới cho tất cả học sinh trong giờ học môn Mĩ thuật Việc học chia làm hai dạng: học một cách thú vị và học một cách khổ sở Trong đó, học một cách thú vị chính là việc học gắn với việc vui chơi Vui chơi cũng có hai dạng: vui chơi có ích và vui chơi nhàm chán vô ích Nói một cách dễ hiểu thì vui chơi có ích chính là học tập
Trang 13Biện pháp 3: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong giờ học.
Vì vậy trong mỗi tiết dạy tôi luôn nghiên cứu cách thức nào để giờ học hấp dẫn đối với học sinh Hoạt động khởi động ở mỗi bài học chính là hoạt động dễ tạo lên không khí vui tươi nhất đối với học sinh Có thể tôi sẽ cho học sinh khởi động bằng bài hát, trò chơi, câu đố vui, ghép tranh hay xem video.
Trang 14Biện pháp 3: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong giờ học.
Ví dụ: Khi dạy bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu Tôi sưu tầm video bài hát trên mạng internet
"Bé học màu sắc" tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi tiếp sức "Ai nhanh hơn Tôi chia lớp học thành hai đội chơi, các em vừa nghe nhạc vừa viết tiếp sức tên màu, tên vật có trong lời bài bài hát tương ứng lên bảng Ví dụ Quả cảm - màu cam; bầu trời - màu xanh; Trong vòng 2 phút đội nào viết được nhanh, được nhiều tên màu tương ứng với tên vật thì dành chiến thắng Qua trò chơi tôi tạo ra cho các em tâm thế thoải mái khi học bài và từ đó tôi liên hệ giới thiệu nội dung bài học, kích thích sự tò mò, thích thú cho các em muốn khám phá kiến thức của bài học này.
Trang 15Biện pháp 3: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong giờ học.
Không chỉ tạo không khí ở phần khởi động, ở phần thực hành tôi cũng gợi ý cho học sinh có thể lựa chọn chất liệu để thực hành, các em sẽ không bị gò bó về chất liệu, thỏa sức sáng tạo với những chất liệu mà các em chuẩn bị được Không chỉ có vậy, tôi còn tạo sự thi đua giữa các nhóm, quy ước quá trình thực hành luyện tập của các em như cuộc thi vui: nhóm nào làm sản phẩm nhanh, sản phẩm đẹp thì nhóm đó
sẽ giành chiến thắng…
Nói tóm lại thông qua một số hoạt động nêu trên, học sinh của tôi được học tập trong không khí thoải mái, vui tươi, phấn khởi góp phần giúp học sinh tạo hứng thú, phát huy khả năng chủ động, sáng tạo trong giờ học
Trang 16Biện pháp 4: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học để học sinh chủ động nắm chắc kiến thức từ đó phát huy khả năng sáng tạo khi thực hành.
* Kĩ thuật Động não
Động não (công não) là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra
"cơn lốc" các ý tưởng.
Tôi tiến hành các bước như sau:
+ Tôi chia học sinh thành các nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký.
+ Tôi giao vấn đề cho nhóm tìm hiểu, thảo luận.
+ Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt.
+ Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những
ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả.
Trang 17Biện pháp 4: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học để học sinh chủ động nắm chắc kiến thức từ đó phát huy khả năng sáng tạo khi thực hành.
* Kĩ thuật Động não Tôi sử dụng kĩ thuật này vào mục tìm hiểu khám phá kiến thức mới của mỗi bài học Ví
dụ:
+ Bài 1: Đậm nhạt khác nhau của màu: tôi cho học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK và giao nhiệm vụ cho các nhóm tự tìm hiểu có những cách nào để tạo ra sản phẩm có độ đậm, nhạt của màu.
+ Bài 2: Màu nóng, màu lạnh: Tôi cho học sinh quan sát tranh và yêu cầu các nhóm thảo luận và nêu các ý kiến cá nhân về cách tạo sản phẩm tranh phong cảnh có sử dụng màu nóng, màu lạnh
Khi áp dụng kĩ thuật này tôi đã giúp học sinh dễ thực hiện nhiệm vụ, không mất nhiều thời gian, có thể huy động mọi ý kiến của các thành viên trong nhóm Tất cả học sinh chủ động tìm hiểu và tự khám phá kiến thức.
Trang 18Biện pháp 4: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học để học sinh chủ động nắm chắc kiến thức từ đó phát huy khả năng sáng tạo khi thực hành.
* Kĩ thuật Tia chớp
Tôi dùng kỹ thuật tia chớp để huy động sự
tham gia của mọi học sinh trong lớp vào một
câu hỏi chia sẻ ý tưởng trước khi các con thực
hành Nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và
không khí học tập trong lớp học
Khi học sinh chia sẻ ý tưởng thực hành, các em
được học hỏi lẫn nhau và có thể phát huy nhiều
hơn nữa trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo
khi thực hành của các em
Khi dùng kĩ thuật này tôi yêu cầu các thành viên lần lượt nêu thật nhanh và ngắn gọn
ý tưởng tạo sản phẩm của mình và cách thực hiện như thế nào.
Sau khi các em đã trình bày ý kiến, tôi sẽ thâu tóm lại các ý kiến của các em và nhận xét, động viên, khích lệ các em sau đó hướng dẫn, gợi mở thêm kiến thức để các em tham khảo sáng tạo sản phẩm sáng tạo, phong phú hơn.
Trang 19Biện pháp 4: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học để học sinh chủ động nắm chắc kiến thức từ đó phát huy khả năng sáng tạo khi thực hành.
Giao nhiệm vụ là kĩ thuật dạy học tích cực trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh thành nhiều nhóm nhỏ hoặc cá nhân và hướng dẫn học sinh cùng hợp tác, trao đổi ý kiến nhằm giải quyết các nhiệm vụ trong học tập.
Tôi sử dụng kĩ thuật này trong hoạt động thực hành của học sinh Tôi giao nhiệm vụ cho các em với các bước được xác định như sau:
+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm?
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu? + Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị
* Kĩ thuật Giao nhiệm vụ
Trang 20Biện pháp 4: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học để học sinh chủ động nắm chắc kiến thức từ đó phát huy khả năng sáng tạo khi thực hành.
+ Ở chủ đề này tôi đã giao cho các em nhiệm vụ như sau: Em hãy sử dụng độ đậm, nhạt của một số màu để sáng tạo tạo sản phẩm mĩ thuật theo ý thích; hoặc em hãy lựa chọn các hình thức vẽ, in, nặn, cắt dán để sáng tạo bức tranh phong cảnh với các gam màu nóng hoặc gam màu lạnh
Qua các kĩ thuật dạy học tôi đưa ra giúp học sinh phát huy khả năng chủ động của mình trong khám phá kiến thức về màu sắc, các em biết giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Kĩ thuật Giao nhiệm vụ
Trang 21III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG
THỰC TẾ DẠY HỌC
Sau khi áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy học sinh của tôi
đã nắm được các kiến thức trọng tâm của chủ đề Học sinh
đã chủ động nhận biết độ đậm, nhạt của màu, nhận biết màu nóng, màu lạnh và biết vận dụng kiến thức để thực hành một cách sáng tạo Các giờ học môn Mĩ thuật sau đó các em đã thích thú hơn, ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở chu đáo hơn Các em có nhiều sản phẩm sáng tạo hơn và hoàn toàn chủ động và tham gia tích cực trong các giờ học
Trang 22III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC
Năng lực Mĩ
thuật
Tổng số học sinh
Mức độ Chưa hoàn thành
Mức độ Hoàn thành Hoàn thành Mức độ
Tổng số học sinh
Mức độ Chưa hoàn thành
Mức độ Hoàn thành Hoàn thành Mức độ
tốt
Quan sát và nhận thức thẩm
mĩ 30 0 0 12 40 18 60
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ 30 0 0 9 30 21 70Phân tích và
đánh giá thẩm
mĩ 30 0 0 14 46,7 14 53,3
* Bảng khảo sát lớp 4A khi được áp dụng biện pháp:
* Bảng khảo sát lớp 4B khi
năng lực môn Mĩ thuật của học sinh :
Từ bảng số liệu trên, tôi nhận
thấy rằng: Năng lực Mĩ thuật của học
sinh đã có tiến bộ rõ rệt Điều đó
chứng tỏ rằng, tôi đã áp dụng các biện
pháp này cho môn học của mình là
phù hợp
Trang 23IV KẾT LUẬN
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của đồng nghiệp và các em học sinh, nên khi áp dụng biện pháp tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy của bộ môn mình phụ trách đạt được hiệu quả rất khả quan Điều này càng khẳng định vai trò của việc giúp học sinh phát huy khả năng chủ động, sáng tạo trong giờ học là rất cần thiết Với những kết quả đã đạt được sau khi áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh phát huy khả năng chủ động, sáng tạo ở chủ đề 1: Sự thú vị của màu sắc trong môn Mĩ thuật lớp 4A trường Tiểu
học Nguyễn Huệ” tôi nghĩ biện pháp này không chỉ áp dụng hiệu quả trong chủ
đề 1 của lớp 4 mà còn có khả năng áp dụng hiệu quả đối với các chủ đề khác trong chương trình môn học Mĩ thuật ở bậc tiểu học
Trang 24www.them egallery.co
m Company Logo
"Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa,
Người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng"