1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy Điện mặt trời Đa mi tại xã la ngâu, huyện tánh linh, tỉnh bình thuận

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy Điện mặt trời Đa Mi tại xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
Tác giả Công Ty Cổ Phần Thuỷ Điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Thuận
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 3,37 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (8)
    • 1.1. Tên chủ cơ sở (8)
    • 1.2. Tên cơ sở (8)
      • 1.2.1. Tên dự án (8)
      • 1.2.2. Địa điểm cơ sở (8)
      • 1.2.3. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt của cơ sở (12)
      • 1.2.4. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) (15)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở (16)
      • 1.3.1. Công suất của cơ sở (16)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (16)
      • 1.3.3. Sản phẩm của cơ sở (17)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của cơ sở (18)
      • 1.4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở (18)
      • 1.4.2. Nguồn cung cấp điện (18)
      • 1.4.3. Nguồn cung cấp nước (19)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (21)
  • CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (27)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (27)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (29)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (0)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (31)
      • 3.1.1. Thu gom thoát nước mưa (31)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (37)
        • 3.1.2.1. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt (37)
        • 3.1.2.2. Công trình thu gom, thoát nước thải vệ sinh tấm pin (39)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (39)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (43)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (43)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát (44)
    • 3.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (46)
      • 3.5.1. Sự cố cháy nổ, tràn dầu máy biến áp 110kV (46)
      • 3.5.2. Biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác động do ảnh hưởng của điện từ trường 39 3.5.3. Phòng chống sét đánh (46)
      • 3.5.4. Biện pháp neo giữ ổn định các mảng pin mặt trời (47)
      • 3.5.5. Biện pháp phòng chống va đập của các phương tiện lưu thông trên hồ vào các mảng pin mặt trời (48)
      • 3.5.6. Biện pháp phòng chống nguy cơ sụt lún, gãy đổ cột điện, đứt dây điện (48)
      • 3.5.7. Biện pháp an toàn trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng (48)
    • 3.6. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (49)
      • 3.6.1. Phòng chống, ứng phó sự cố cháy nổ (49)
    • 3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (50)
  • CHƯƠNG 4: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP MÔI TRƯỜNG (52)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (52)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (52)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở đối với chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát (52)
    • 4.4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (52)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (53)
    • 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (53)
    • 5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải (53)
    • 5.3. Kết quả quan trắc môi trường của cơ sở trong quá trình vận hành (53)
  • CHƯƠNG 6: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (57)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (57)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (57)
    • 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (57)
  • CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (58)
  • CHƯƠNG 8: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (59)

Nội dung

Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường: - Quyết định số 2716/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 80A, Trần Phú, phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Đặng Văn Cường - Tổng Giám đốc

- Email: trusochinh@dhd.com.vn

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần: Công ty đã được Sở

Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 5800452036, đăng ký lần đầu ngày 18/05/2005 và đăng ký thay đổi lần thứ

- Giấy xác nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 0487764632 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận, chứng nhận lần đầu ngày 06/02/2018.

Tên cơ sở

Nhà máy điện mặt trời Đa Mi

Cơ sở Nhà máy điện mặt trời Đa Mi tỉnh Bình thuận gồm các hạng mục sau:

- Nhà máy điện mặt trời Đa Mi với công suất 47,5 MW với diện tích xây dựng 44,9ha, nằm trên mặt nước hồ thuỷ điện Đa Mi; các trạm inverter có diện tích 0,35ha;

- Trạm biến áp 110kV có diện tích 0,5ha dự kiến được xây dựng tại bờ hồ thủy điện Đa Mi tại xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận;

- Đường dây 110kV đấu nối: có chiều dài 3.331m, 02 mạch;

Cụ thể vị trí các hạng mục công trình như sau: a) Phần nhà máy

Nhà máy điện mặt trời nổi được lắp đặt tại khu vực hồ thủy điện Đa Mi có công suất 47,5 MW nằm trên phần diện tích mặt nước hồ thuỷ điện Đa Mi với diện tích 44,9ha như sau:

- Phía Bắc : Giáp bờ hồ thủy điện Đa Mi;

- Phía Nam: Giáp bờ hồ thủy điện Đa Mi;

- Phía Tây: Giáp Công ty Cổ phần Tầm Long Đa Mi;

- Phía Đông: Giáp bờ hồ thủy điện Đa Mi

Bảng 1.1: Toạ độ vị trí các mảng lắp pin của nhà máy Điểm Tọa độ VN2000 - Múi chiếu 3 0 ,

KTT 108 0 30 Tọa độ WGS84 - zone 48

E8 1244348 428448 1245289 810810 Điểm Tọa độ VN2000 - Múi chiếu 3 0 ,

KTT 108 0 30 Tọa độ WGS84 - zone 48

Hình 1.1: Vùng mảng pin mặt trời của nhà máy b) Trạm Inverter

Cơ sở có 02 trạm Inverter, trạm inverter có chức năng chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC phù hợp để kết nối với lưới điện Cụ thể như sau:

- Trạm Inverter A: có diện tích khoảng 0,25ha thuộc xã La Ngâu, huyện Tánh Linh Khu vực các tấm pin A, B và F (các tấm pin) được nối về trạm inverter A, tổng diện tích lắp phao của khu vực mảng pin A, B, F khoảng 18,7ha

- Trạm Inverter B: có diện tích khoảng 0,1ha thuộc xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, Khu vực các tấm pin C, D và E được nối về trạm inverter B, tổng diện tích lắp phao khu vực tấm pin C, D, E khoảng 26,2ha

- Tọa độ vị trí các trạm Inverter theo bảng sau:

Bảng 1.2: Toạ độ vị trí trạm Inverter Điểm

Tọa độ VN2000 – Múi chiếu 3 o -

KTT 108 o 30 Tọa độ WGS84 - zone 48

IB4 1244492 428375 1245432 810735 c) Trạm biến áp 110kV

Trạm biến áp 110kV có diện tích 0,5ha được xây dựng tại bờ hồ thủy điện Đa Mi tại xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận Toạ độ vị trí địa lý như sau:

Bảng 1.3: Toạ độ vị trí trạm biến áp Điểm

Tọa độ VN2000 - múi chiếu 3 o -

KTT 108 o 30 Tọa độ WGS84 - zone 48

Hình 1.2: Vị trí công trình và xung quanh trên Google earth

Inverter A Trạm biến áp d) Đường dây 110kV đấu nối Đoạn đường dây 110kV đấu nối được mô tả như sau:

- Điểm đầu: Đấu nối tại khoảng cột 24-25, của đường dây 110kV Hàm Thuận - Đức Linh

- Điểm cuối: Thanh cái 110kV tại TBA 110kV của nhà máy điện mặt trời Đa Mi

- Chiều dài tuyến: 3.331m (phương án chọn)

- Dây chống sét: Toàn tuyến treo 02 dây chống sét loại GSW-50

Bảng 1.4: Toạ độ vị trí đường dây 110kV Điểm

Tọa độ VN2000 - múi chiếu

3 o - KTT 108 o 30 Tọa độ WGS84 - zone 48

1.2.3 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt của cơ sở

Về thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng:

- Quyết định số 974/QĐ-BCT ngày 22/3/2017 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-

- Quyết định số 110/QĐ-TĐĐHĐ ngày 18/12/2017 của Công ty cổ phần Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi;

- Văn bản số 104/ĐL-NLTT ngày 16/04/2019 của Cục Điện lực và năng lượng tái tạo - Bộ Công thương về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật dự án Nhà máy điện mặt trời Đa Mi tỉnh Bình Thuận

Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường:

- Quyết định số 2716/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ thuỷ điện Đa Mi;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết định thuê đất của cơ sở

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ký hiệu CS579767, số vào sổ cấp GCN: CT15608 do Giám đốc sở TNMT tỉnh Bình Thuận cấp ngày 17/9/2019 cho Công ty Cổ phần thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận – Đa Mi

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ký hiệu CS579768, số vào sổ cấp GCN: CT15610 do Giám đốc sở TNMT tỉnh Bình Thuận cấp ngày 17/9/2019 cho Công ty Cổ phần thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ký hiệu CS579766, số vào sổ cấp GCN: CT15609 do Giám đốc sở TNMT tỉnh Bình Thuận cấp ngày 17/9/2019 cho Công ty Cổ phần thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ký hiệu CS579770, số vào sổ cấp GCN: CT15615 do Giám đốc sở TNMT tỉnh Bình Thuận cấp ngày 17/9/2019 cho Công ty Cổ phần thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ký hiệu CS579771, số vào sổ cấp GCN: CT15612 do Giám đốc sở TNMT tỉnh Bình Thuận cấp ngày 17/9/2019 cho Công ty Cổ phần thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi

Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở

1.3.1 Công suất của cơ sở

Nhà máy điện mặt trời Đa Mi đi vào vận hành từ tháng 6/2019 với công suất 47,5 MWp;

Trạm biến áp 22/110kV có công suất 63 MVA;

Tuyến đường dây 110kV có điểm đầu đấu nối tại khoảng cột 24-25 của đường dây 110kV Hàm Thuận - Đức Linh và điểm cuối đấu nối vào Thanh cái 110kV tại TBA 110kV của nhà máy điện mặt trời Đa Mi với chiều dài 3.331m

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Các thành phần chính của nhà máy điện mặt trời PV như sau:

- Hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời (các module PV);

- Hệ thống chuyển đổi điện DC thành AC (các bộ inverter);

- Hệ thống cầu phao, phao đỡ và giá đỡ tấm pin quang điện PV;

- Hệ thống dây cáp điện;

- Máy biến áp nâng áp;

- Đường dây truyền tải điện 110kV.

Sơ đồ cấu trúc vận hành nhà máy cụ thể như sau:

Nhà máy sử dụng công nghệ tấm pin quang điện, lắp đặt nổi trên mặt hồ Đa Mi, sử dụng inverter trung tâm để chuyển dòng điện DC thành AC, thông qua các MBA nâng áp 0,4/22kV và 22/110kV để đấu nối lên hệ thống điện, không lưu trữ

Thuyết minh về công nghệ quang điện (PV):

- Tấm pin quang điện (PV module): là thành phần chuyển đổi bức xạ mặt trời trực tiếp thành điện năng DC thông qua hiệu ứng quang điện với một quy trình chuyển đổi hoàn toàn sạch và không yêu cầu các thành phần chuyển động như các máy điện quay thông thường Mỗi tấm pin quang điện gồm nhiều tế bào quang điện (PV cell) kết nối với nhau, các tấm quang điện sẽ được mắc nối tiếp thành chuỗi (string) và song song thành mảng (array) để đạt được công suất điện đầu ra DC yêu cầu.

- Bộ nghịch lưu (Inverter): là thiết bị điện tử công suất có chức năng chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC phù hợp để kết nối với lưới điện.

- Hệ thống giá đỡ (Mounting system): hệ thống cho phép các tấm pin quang điện được gắn cố định Hệ thống có thể thiết kế với góc nghiêng cố định hoặc bám theo mặt trời (sun-tracking system)

- Máy biến áp nâng áp: nhằm mục đích nâng điện áp đầu ra từ inverter lên cấp điện áp cao hơn phù hợp để đấu nối với hệ thống điện Cơ sở hạ tầng để đấu nối lưới điện: là cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc đấu nối nhà máy vào lưới điện Cụ thể ở đây là trạm biến áp, sẽ bao gồm các thiết bị bảo vệ, đo đếm, điều khiển.

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm đầu ra của cơ sở là điện năng, cơ sở phát điện với công suất 47,5MWp, sản lượng điện cơ sở sản xuất đưa lên hoà vào lưới điện Quốc gia trong các năm từ 2021-

2023 được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.5: Thống kê sản phẩm của cơ sở từ năm 2021-2023

Tổng lượng điện sản xuất (kWh)

Nguồn: Sản lượng điện sản xuất do Công ty CP thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của cơ sở

1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở Đối với nhà máy điện mặt trời, nguồn năng lượng chính cho sản xuất là ánh sáng mặt trời, vì vậy nguyên liệu chính để vận hành nhà máy điện mặt trời là nguồn ánh sáng mặt trời Nhà máy điện mặt trời sẽ chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng thông qua các tấm pin quang điện và truyền tải nguồn điện lên hệ thống lưới điện quốc gia

Các tấm pin có tuổi thọ 25 năm, tuy nhiên trong quá trình vận hành có một số tấm pin hư hỏng do va đập, cần phải thay thế, sửa chữa

Tính từ thời điểm vận hành năm 2019 đến nay, Nhà máy điện mặt trời Đa Mi có

2 lần thay các tấm pin do các tấm pin bị bể Đến nay cơ sở đã thay 7 tấm pin bị bể được thay thế với khối lượng phát sinh khoảng 154kg (mỗi tấm pin nặng 21,8kg)

Do vậy khối lượng nguyên liệu sử dụng trong quá trình vận hành Nhà máy điện mặt trời Đa Mi là rất nhỏ

Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện sử dụng hiện nay của cơ sở là điện lưới Quốc gia, cơ sở mua điện trực tiếp từ Công ty điện lực Bình Thuận

Nhu cầu sử dụng điện: Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở trong quá trình vận hành từ năm 2022 đến tháng 6/2024 như sau:

Bảng 1.6: Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở trong quá trình vận hành

- Nhu cầu sử dụng điện năm 2022 Đơn vị: kWh

Tháng Điểm đo 131C (cấp ĐA 110kV)

Bình thường Cao điểm Thấp điểm

- Nhu cầu sử dụng điện năm 2023 Đơn vị: kWh

Tháng Điểm đo 131C (cấp ĐA 110kV); k=0,9989082

Cộng Bình thường Cao điểm Thấp điểm

Nguồn: Số liệu do Chủ cơ sở cung cấp

- Nhu cầu sử dụng điện 6 tháng đầu năm 2024

STT Thời gian Lượng điện tiêu thụ (kWh)

Nguồn: Hoá đơn GTGT do Công ty điện lực tỉnh Bình Thuận lập từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2024

Nguồn cấp nước cho sinh hoạt

- Trạm biến áp 110kV: Sử dụng nước từ giếng khoan.

- Trạm Inverter A: Sử dụng nước hồ Đa Mi.

- Trạm Inverter B: Sử dụng nước từ hồ Đa Mi.

Nguồn cung cấp cho PCCC

- Trạm biến áp 110kV: Sử dụng nước từ giếng khoan.

- Trạm Inverter A: Sử dụng nước hồ Đa Mi;

- Trạm Inverter B: Sử dụng nước từ hồ Đa Mi

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt:

Nhân lực phục vụ vận hành cơ sở Nhà máy điện mặt trời Đa Mi (trong 1 ca) được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.7: Nhu cầu nhân lực của cơ sở trong 1 ca

Stt Khu vực Số người Ghi chú

Nhân viên vận hành 02 trực 3 ca 24/24h

Nhân viên bảo trì 03 làm theo giờ hành chính, thời gian làm việc không có mặt thường xuyên)

Vệ sinh công nghiệp 01 làm theo giờ hành chính

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt như sau: Theo TCVN 13606:2023 cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế, lượng nước sử dụng cho sinh hoạt của một công nhân trung bình là 100 lít/người/ngày (tiêu chuẩn cấp nước vùng ngoại đô của đô thị loại II, III, IV), như vậy lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân vận hành trong 01 ca/ngày như sau:

Nhu cầu sử dụng nước trong 01 ngày làm việc

Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng nước trong 01 ngày làm việc

Stt Vị trí Số người

Nhu cầu sử dụng nước (lít/người/ngày)

Nhân viên vận hành (3 ca 5 kíp) 02 100 200

Nhân viên bảo trì (giờ hành chính) 03 25 75

Vệ sinh công nghiệp (giờ hành chính) 01 25 25

Nhu cầu nước vệ sinh tấm pin mặt trời

Nguồn nước sử dụng để vệ sinh tấm pin được lấy từ nước hồ Đa Mi.

Phương pháp vệ sinh tấm pin: Vệ sinh pin bằng phương pháp thủ công, không sử dụng hóa chất.

Nhu cầu nước phục vụ cho PCCC

Nước phục vụ cho nhu cầu PCCC của cơ sở được lưu chứa trong bể chữa cháy tại Trạm biến áp 110kV, bể chứa nước cứu hoả có thể tích 140m 3

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

1.5.1 Diện tích sử dụng đất, sử dụng mặt nước của các hạng mục công trình của cơ sở

Diện tích sử dụng đất của cơ sở như sau:

Bảng 1.9: Thống kê diện tích sử dụng đất của các hạng mục của công trình

TT Hạng mục công trình

Diện tích sử dụng đất

Mô tả tuyến các hạng mục công trình

Hiện trạng sử dụng đất Địa phận các hạng mục xây dựng công trình

Nằm trên mặt nước hồ thủy điện Đa Mi

Xã La Ngâu, huyện Tánh Linh (đã cấp quyền sử dụng đất cho công trình năng lượng của công ty DHD)

0,35ha Bờ hồ thủy điện Đa Mi Đất trồng cây lâu năm

Xã La Ngâu, huyện Tánh Linh (Trạm Inverter B đã được cấp quyền sử dụng đất cho công trình năng lượng của công ty DHD)

3 Phần Trạm biến áp 0,5ha Bờ hồ thủy điện Đa Mi Đất trồng cây lâu năm

Xã La Ngâu, huyện Tánh Linh (đã cấp quyền sử dụng đất cho công trình năng lượng của công ty DHD)

Xuất phát từ trạm biến áp, tuyến băng qua đất trồng cây lâu năm của địa phương đấu nối vào đường dây 110kV Hàm Thuận - Đức Linh Đất trồng cây lâu năm

Xã La Ngâu - huyện Tánh Linh và xã Đa

Mi, xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

22kV 0,55ha Xuất phát từ

Trạm inverter Đất trồng cây lâu

Xã La Ngâu huyện Tánh Linh, tỉnh Bình

TT Hạng mục công trình

Diện tích sử dụng đất

Mô tả tuyến các hạng mục công trình

Hiện trạng sử dụng đất Địa phận các hạng mục xây dựng công trình

A về trạm trạm biến áp 110kV

2/3 (380m) tuyến băng qua đất trồng cây lâu năm của địa phương, 1/3 (170m) tuyến thuộc đất cấp cho công ty DHD năm Thuận

1.5.2 Hạng mục công trình chính a) Quy mô công suất

Bảng 1.10: Quy mô công suất của nhà máy

STT Hạng mục Tổng công suất

I Nhà máy điện mặt trời 47,5 MWp

1 Tấm pin 72 cell - 330Wp 47,5 MWp

2.2 MBA nâng áp 0,4/22kV - 3.250kVA 19,5MVA

3.2 MBA nâng áp 0,4/22kV - 3.250kVA 26 MVA

II Trạm biến áp 22/110kV 63MVA

1 MBA nâng áp 22/110kV - 63MVA 63 VA b) Sơ đồ nối điện chính

- Phía 0,4kV: 3 inverter nối vào 1 MBA 0,4/22kV có 3 cuộn hạ thế

- Phía 22kV: sơ đồ một thanh cái có phân đoạn, sử dụng các tủ hợp bộ 22kV đặt trong nhà, mỗi trạm có 2 xuất tuyến 22kV nối về TBA 110kV

- Phía 22kV: sơ đồ một thanh cái, sử dụng các tủ hợp bộ 22kV đặt trong nhà, có

4 xuất tuyến 22kV nối từ các trạm inverter A và B

Phía 110kV: sử dụng sơ đồ “chữ H thiếu” c) Hệ thống điều khiển bảo vệ

Hệ thống điều khiển sử dụng hệ thống điều khiển bằng máy tính cho phép điều khiển xa.

Hệ thống điều khiển giám sát, SCADA bao gồm các thiết bị điều khiển lập trình PLC, mạng LAN điều khiển, máy tính điều khiển, máy tính cơ sở dữ liệu, thiết bị cấp nguồn không gián đoạn.

Hệ thống bảo vệ của trạm biến áp sử dụng các rơ le kỹ thuật số có giao thức IEC61850 để kết nối với máy tính và hệ thống SCADA. d) Hệ thống thông tin viễn thông, điều độ vận hành

Nhà máy trang bị hệ thống thông tin quang STM-1 cấu hình đầu - cuối, kết nối thông tin nhà máy lên điều độ điện lực miền A2, điều độ Quốc gia (A0) thông qua điểm kết nối là nhà máy thủy điện Hàm Thuận,

Hệ thống thông tin viễn thông hỗ trợ truyền số liệu SCADA của nhà máy, truyền số liệu đo đếm điện năng thương phẩm về Tổng Công ty điện lực miền Nam. Đường truyền cáp quang dùng tuyến cáp quang thông tin nội bộ NMTĐ Hàm Thuận - Đa Mi treo trên đường dây cấp điện tự dùng nhà máy thủy điện Đa Mi, sử dụng cáp quang ADSS treo trên đường dây 22kV cấp điện tự dùng nhà máy điện mặt trời, chiều dài đấu nối khoảng 0,4km

Hệ thống thông tin trang bị bộ cấp nguồn tự dùng DC 48V. e) Hệ thống điện tự dùng Điện tự dùng xoay chiều: nhà máy sử dụng 02 MBA tự dùng 22/0,4kV-250kVA nhận điện từ hệ thống phân phối 22kV của trạm và lưới điện 22kV của địa phương. Điện tự dùng một chiều: Sử dụng 02 bộ ắc quy Niken-Cadmi (NiCd), điện áp 220VDC, dung lượng 200Ah. f) Hệ thống nối đất chống sét

Hệ thống nối đất sử dụng hệ thống cọc - thanh, kết hợp với giếng tiếp địa Cọc tiếp địa sử dụng cọc thép mạ kẽm 22, dài 3m; dây tiếp địa sử dụng dây thép mạ kẽm

14 Sử dụng hoá chất giảm điện trở suất của đất cho lưới tiếp địa và giếng.

Chống sét đánh trực tiếp sử dụng các kim thu sét bố trí trên các cột cổng thanh cái và cột chống sét độc lập.

Chống sét lan truyền sử dụng các chống sét van lắp đặt tại các đầu vào và ra của MBA lực. g) Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng trong nhà và ngoài trời sử dụng các đèn LED có cài đặt thời gian qua bộ PLC để tự động bật vào ban đêm và tắt vào ban ngày h) Các hạng mục khác

Nước mưa thoát theo hướng dốc của mặt bằng trạm chảy trực tiếp vào các rãnh thu nước xung quanh trạm và chảy theo hệ thống thoát nước của công trình hiện hữu nhà máy thủy điện Đa Mi PCCC: trang bị các bể chứa nước, bi chứa cát, bình bọt, bình CO2 và các dụng cụ thủ công như thang, xô, xẻng để bảo vệ các thiết bị trong nhà và ngoài trời.

Nhà quản lý vận hành:

Nhà quản lý vận hành nhà máy: Bao gồm nhà điều khiển và phòng phân phối 22kV kiểu một tầng, kích thước mặt bằng (12x20)m, chiều cao đến trần là 3,6m Kết cấu chịu lực chính bằng khung BTCT đổ toàn khối.

Trạm inverter A gồm các thiết bị inverter, MBA trung thế và tủ hợp bộ 22kV: kiểu 1 tầng, kích thước mặt bằng (17x32)m, chiều cao đến trần là 3,6m Kết cấu chịu lực chính bằng khung BTCT đổ toàn khối.

Trạm inverter B gồm các thiết bị inverter, MBA trung thế và tủ hợp bộ 22kV: kiểu 1 tầng, kích thước mặt bằng (20x32)m, chiều cao đến trần là 3,6m Kết cấu chịu lực chính bằng khung BTCT đổ toàn khối.

Bể dầu sự cố có thể tích chứa dầu 36 m 3 , có kích thước (4x5) m làm bằng bê tông cốt thép mác B15 (M200), trên có nắp đậy Dưới đáy bể có hố thu dầu, trong bể có bố trí các ống dẫn dầu Bể được xây chìm dưới đất, xung quanh có lát lớp đá dăm, thành bể có bố trí các bậc lên xuống bằng thép.

Mương cáp lực có 02 loại qua đường và không qua đường, mương có chiều rộng 1,1m Mương cáp làm bằng bê tông mác B12,5 (M150), nắp đậy trên, đáy mương có độ dốc về phía hố thu nước.

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Bình Thuận và được Phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư tại các quyết định:

- Quyết định số 974/QĐ-BCT ngày 22/3/2017 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-

- Quyết định số 2716/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện mặt trời Đa Mi

Sự phù hợp của cơ sở với Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia

Căn cứ Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2024 phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì mục tiêu của Quy hoạch nhằm “Chủ động phòng ngừa, kiểm soát được ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện được chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân trên cơ sở sắp xếp, định hướng phân bố hợp lý không gian, phân vùng quản lý chất lượng môi trường; định hướng thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; định hướng xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội bền vững theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp, hài hòa với tự nhiên và thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”

Công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi được xây dựng tại mặt nước hồ thuỷ điện Đa Mi, công trình sử dụng năng lượng của ánh nắng mặt trời để sản xuất điện năng

Cơ sở chỉ sử dụng nguồn ánh nắng mặt trời để sản xuất điện năng mà không khai thác và sử dụng bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào khác Hoạt động của cơ sở không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường do vậy góp phần cải thiện chất lượng môi trường môi trường sống trong khu vực Do đó, công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi, tỉnh Bình Thuận là phù hợp với mục tiêu của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08/7/2024

Sự phù hợp của cơ sở với Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh

Căn cứ Kế hoạch số 3781/KH-UBND ngày 08/11/2022 của UBND tỉnh Bình Thuận về triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Theo mục tiêu của Kế hoạch là “Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước”

Công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi được xây dựng tại mặt nước hồ thuỷ điện Đa Mi, công trình có ưu điểm là sử dụng năng lượng sạch của ánh nắng mặt trời để sản xuất điện năng Sản phẩm của cơ sở là điện năng được truyền tải thông qua hệ thống lưới điện nên không có quá trình chuyên chở và phát sinh chất thải Cơ sở không gây phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường do đó góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống Do đó, công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi, tỉnh Bình Thuận là phù hợp với mục tiêu của Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Sự phù hợp của cơ sở với Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ

Theo Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 27/12/2023 về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, một trong số quan điểm phát triển của Quy hoạch là “Khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất, phù hợp với xu thế phát triển mới và tiến bộ khoa học, công nghệ; bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học là nguyên tắc xuyên suốt bảo đảm sự phát triển bền vững”

Công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi được xây dựng tại mặt nước hồ thuỷ điện Đa Mi, với phần diện tích mặt nước là 44,9ha, việc tận dụng mặt nước hồ Đa Mi để xây dựng đã góp phần làm giảm khai thác sử dụng tài nguyên đất tại tỉnh Bình Thuận Công trình có ưu điểm là sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện năng, không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường Do đó, công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi, tỉnh Bình Thuận là phù hợp với quan điểm phát triển của Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 27/12/2023

Chương 2: Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch,

Sự phù hợp của cơ sở với Quy hoạch Điện

Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030, Phụ lục 1 - danh mục các dự án nguồn điện vào vận hành giai đoạn 2016 - 2030, Bảng 1- Danh mục các dự án nguồn điện vào vận hành giai đoạn

2016 - 2020, số thứ tự số 19 - mục các công trình vận hành năm 2019 tuy không đề cập đến tên dự án nhưng có đề cập đến nội dung “Năng lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, sinh khối,…” với công suất 450MVp

Căn cứ Quyết định số 974/QĐ-BCT ngày 22/3/2017 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020, theo đó công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi được phê duyệt bổ sung quy hoạch điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm

2020, được phê duyệt với các thông tin như sau:

- Công suất 47,5MW, vận hành năm 2018-2019;

- Diện tích trên mặt hồ Đa Mi khoảng 44,9ha, diện tích trên mặt đất khoảng 6,65ha;

- Xây dựng mới TBA 22/110kV điện mặt trời Đa Mi có công suất 63MVA, vận hành năm 2018-2019, đồng bộ với tiến độ nhà máy điện mặt trời Đa Mi;

- Xây dựng mới tuyến đường dây 110kV mạch kép chiều dài 3,331km, tiết diện 185mm 2 , đấu nối trạm biến áp 22/110kV Đa Mi chuyển tiếp trên đường dây 110kV Hàm Thuận - Tánh Linh, vận hành năm 2018-2019

Như vậy, công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi tỉnh Bình Thuận được xây dựng là hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch điện đã được phê duyệt.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Quá trình hoạt động Nhà máy điện mặt trời Đa Mi chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động sản xuất (nước thải vệ sinh tấm pin)

- Đối với khí thải: Vận hành của nhà máy không phát sinh khí thải do vậy không ảnh hưởng đến sức chịu tải của môi trường không khí

- Đối với nước thải sinh hoạt: Đối với nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh đã được thu gom xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn (3,33 m 3 tại Trạm biến áp 110kV và 1,92 m 3 /bể tại mỗi vị trí trạm inverter A và trạm inverter B) Nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn được dẫn về bể lọc sinh học trồng cây bằng bê tông cốt thép dạng kín được xây dựng trên phần đất của cơ sở

- Đối với nước thải từ hoạt động vệ sinh tấm pin: Nước thải trong quá trình cơ sở có phát nước thải từ hoạt động vệ sinh tấm pin, nguồn nước sử dụng cho vệ sinh pin là nước lấy từ hồ Đa Mi Trong quá trình vệ sinh tấm pin, chỉ sử dụng nước từ hồ Đa Mi và không sử dụng bất kỳ các chất tẩy rửa nào để vệ sinh tấm pin Nước thải sau khi vệ sinh tấm pin có thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, không có thành phần độc hại nên được chảy trực tiếp xuống hồ Đa Mi, không có thu gom, xử lý

- Đối với CTR sinh hoạt: Tổng số nhân viên vận hành cơ sở là 16 nhân viên được chia thành từng ca để thực hiện vận hành Trong quá trình vận hành chỉ có 02 người có mặt thường xuyên tại TBA 110kV, 01 bảo vệ tại Trạm Inverter A, 01 bảo vệ tại Trạm Inverter B Theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn Quốc gia về Quy hoạch xây dựng, khối lượng CTRSH phát sinh của 01 người thuộc đô thị loại V được dự báo không vượt quá 0,8kg/ngày, cơ sở nằm trên địa bàn xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận là khu vực nông thôn, do vậy ước tính khối lượng CTRSH phát sinh của 01 người là 0,65kg/người/ngày, nên khối lượng CTRSH của cơ sở phát sinh khoảng: 5,2kg/ngày CTRSH được cơ sở hợp đồng với Chi nhánh Công ty TNHH Môi trường xanh SV để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định (Hợp đồng số 03/HĐ-MTX-TĐĐHĐ ngày 01/01/2024 giữa Công ty cổ phần Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi và Chi nhánh Công ty TNHH Môi trường xanh SV)

- Đối với CTR công nghiệp thông thường: Hiện tại cơ sở chưa phát sinh CTRCNTT trong quá trình vận hành

- Đối với CTNH, CTKS: CTNH, CTKS phát sinh được cơ sở thu gom và lưu giữ tạm thời tại kho lưu giữ tạm thời CTNH/CTKS phát sinh tại khu vực nhà máy thủy điện Hàm Thuận, kho có diện tích 63,65m 2 sau đó Chủ cơ sở sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH, CTKS theo quy định

- Đối với phần đường dây 110kV quá trình vận hành không có nhân viên trực thường xuyên trên tuyến do vậy không phát sinh nước thải, chất thải rắn

Như vậy, với những tác động phát sinh từ hoạt động vận hành của Nhà máy điện mặt trời Đa Mi và các biện pháp xử lý, giảm thiểu đã được nêu ở trên thì cơ sở phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường

Các nội dung này đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

Hiện tại, Cơ sở đã đầu tư xây dựng hoàn thành các hạng mục thu gom, thoát nước mưa, xử lý nước thải Tổng hợp các hạng mục công trình đã hoàn thành của Dự án như sau:

3.1.1 Thu gom thoát nước mưa

* Thu gom, thoát nước mưa trên mái nhà

Thu nước mưa trên mái nhà trong TBA: Nước mưa trên mái được chảy tràn theo độ dốc của mái nhà theo độ dốc i=2% về rãnh thu nước trên mái, sau đó nước mưa được thu gom chảy qua ống PVC D90 và chảy xuống sân của TBA Nước mưa theo độ dốc của sân được thu gom vào 10 hố ga, kích thước hố ga 0,6x0,6x1,0 (m), nối giữa các hố ga là các ống nhựa PVC có đường kính 220mm dẫn ra mương và chảy vào hồ Đa Mi

Thu nước mưa trên mái nhà Trạm Inverter A: Nước mưa trên mái nhà Trạm

Inverter A được chảy tràn theo độ dốc của mái nhà theo độ dốc i=3% về rãnh thu nước trên mái, sau đó nước mưa được thu gom chảy qua ống PVC D90 và chảy xuống sân của trạm inverter A Nước mưa theo độ dốc của sân được thu gom vào 05 hố ga, kích thước hố ga 0,6x0,6x1,0 (m), nối giữa các hố ga là các ống nhựa PVC có đường kính

200mm dẫn ra mương và chảy vào hồ Đa Mi

Thu nước mưa trên mái nhà Trạm Inverter B: Nước mưa trên mái nhà trạm

Inverter B được chảy tràn theo độ dốc của mái nhà theo độ dốc i=3% về rãnh thu nước trên mái, sau đó nước mưa được thu gom chảy qua ống PVC D90 và chảy xuống sân của trạm inverter B Nước mưa theo độ dốc của sân được thu gom vào mương thu nước xây gạch và được dẫn ra mương để chảy vào hồ Đa Mi

* Thoát nước mưa khu vực tấm pin

Khu vực bố trí tấm pin: Nước mưa tại khu vực lắp đặt tấm pin chảy tràn theo góc nghiêng của các tấm pin và chảy môi trường tiếp nhận (hồ thuỷ điện Đa Mi)

* Thu gom, thoát nước mặt bằng

- Thoát nước mặt bằng tại TBA: nước mưa chảy tràn trên sân TBA 110kV → thu về hố ga → Hệ thống mương thoát nước mưa được xây ngầm xung quanh TBA 110kV

→ nước được thoát ra ngoài

- Thoát nước mặt bằng trạm Inverter A: nước mưa chảy tràn trên sân Trạm

Inverter A → thu về hố ga → thoát ra ngoài

- Thoát nước mặt bằng trạm Inverter B: Nước mưa chảy tràn trên sân trạm

Inverter B → Chảy tràn, thoát theo độ dốc của địa hình tự nhiên trong khu vực sân trạm

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa các khu vực của cơ sở

Môi trường tiếp nhận (Hồ thuỷ điện Đa Mi)

Hệ thống mương thu nước ngầm trong TBA 110kV

Nước mưa trên mái nhà

Rãnh và ống thoát nước trên mái nhà

Nước mưa khu vực TBA

110kV Nước mưa chảy tràn trên sân

Hố ga Thoát ra ngoài

Hệ thống mương thu hở và ngầm trong Trạm Inverter A

Nước mưa trên mái nhà

Rãnh và ống thoát nước trên mái nhà Nước mưa khu vực

Nước mưa chảy tràn trên sân

Chảy tràn, thoát theo độ dốc của địa hình tự nhiên trong khu vực sân trạm Inverter B

Nước mưa khu vực bố trí tấm pin

Nước mưa trên mái nhà

Rãnh và ống thoát nước trên mái nhà Nước mưa khu vực

B Nước mưa chảy tràn trên sân + nước mưa trên mái chảy xuống sân

I Hình ảnh thu gom, thoát nước mái nhà

1.1 Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mái nhà TBA 110kV Đường ống dẫn nước từ mái nhà xuống mặt đất TBA 110kV Ống thoát nước mưa mái nhà TBA 110kV

1.2 Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mái nhà Trạm inverter A

Rãnh thu nước và ống thoát nước mưa trên mái Trạm inverter A

1.3 Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mái nhà trạm inverter B

Rãnh thu nước và ống thoát nước mưa trên mái Trạm inverter B

II Hình ảnh thoát nước tại các mảng pin

Nước mưa chảy theo độ nghiêng của tấm pin xuống hồ Đa Mi

III Hình ảnh thu gom, thoát nước mặt bằng

3.1 Hình ảnh thu gom, thoát nước mặt bằng tại TBA 110kV

Vị trí cống thoát nước mưa ra ngoài môi trường của TBA 110kV

Vị trí cống thoát nước mưa ra ngoài môi trường TBA 110kV

Hố ga thu nước mưa trong TBA 110kV

3.2 Hình ảnh thu gom, thoát nước mặt bằng Trạm Inverter A

Mương cáp trong trạm inverter A

Hình 3.2: Hình ảnh Hệ thống thu gom, thoát nước mưa trên mái nhà, thoát nước tại các mảng pin và thoát nước mặt bằng TBA, trạm Inverter A, Inverter B

- Tọa độ điểm thoát nước mưa

Bảng 3.1: Vị trí điểm thoát nước mưa

Hệ Tọa độ VN2000 – Múi chiếu 3 o

1 Điểm thoát nước mưa khu vực TBA 1243744,687 428586,107

2 Điểm thoát nước mưa tại trạm Inverter A 1243861,209 428374,87

3 Điểm thoát nước mưa tại trạm Inverter B Chảy tràn, thoát theo độ dốc của địa hình tự nhiên trong khu vực sân trạm Inverter B

- Thông số của hệ thống thoát nước mưa của cơ sở

Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật của Hệ thống thoát nước mưa

STT Nội dung Đơn vị Số lượng

I Thông số hệ thống thoát nước mưa của TBA

STT Nội dung Đơn vị Số lượng

1 Ống BTLT D200 và phụ kiện m 28

2 Ống BTLT D300 và phụ kiện m 10

3 Ống uPVC D220 dày 5,1mm và phụ kiện m 36

4 Ống thoát nước BDSC - ống uPVC D220 dày

5 Ống thoát nước mương cáp - ống uPVC D90 dầy

6 Ống thoát nước nhà điều khiển - ống uPVC D110 dày 3mm và phụ kiện m 6

7 Hố ga thoát nước Hố 10

8 Số điểm thoát nước mưa ra ngoài môi trường Điểm 01

II Thông số hệ thống thoát nước mưa tại Trạm

1 Hố ga thoát nước (1,2x1,2x1,2)m Hố 1

2 Hố ga thoát nước (1,2x1,2x1)m Hố 1

3 Hố ga tự thấm (1,2x1,2x1)m Hố 2

4 Mương thoát nước xây gạch, láng đáy nền bê tông M100, kích thước 1,2x0,5 m 25,7

Nguồn: Bản vẽ hoàn công thoát nước của TBA 110kV và Trạm Inverter A

Hình 3.3: Bản vẽ hoàn công mặt bằng xây dựng bao gồm hệ thống thoát nước mưa trong trạm biến áp 110kV

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy điện mặt Đa Mi bao gồm nước thải sinh hoạt (nước thải từ khu vệ sinh của công nhân viên…) và nước thải từ hoạt động vệ sinh pin

3.1.2.1 Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt a) Công trình thu gom nước thải sinh hoạt:

Vận hành Cơ sở có tổng số 18 nhân viên, công nhân viên được chia theo ca để làm việc, 1 ca làm việc tại cơ sở có: (TBA: 02 người/ca), Trạm Inverter A (01 người), Trạm Inverter B (01 người), tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 0,5m 3 /ngày đêm Nước thải sinh hoạt gồm:

- Nước thải sinh hoạt từ nhà nghỉ của nhà điều khiển TBA 110kV được thu bằng đường ống D60 về bể tự hoại đặt trong khu nhà nghỉ của nhà điều khiển TBA 110kV

- Nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh tại nhà điều khiển TBA 110kV được thu gom bằng đường ống PVC D114, chiều dài 3m, độ dốc thoát nước i=3% chảy về bể tự hoại 3 ngăn tại nhà điều hành trong TBA để xử lý Bể tự hoại có kích thước ngoài: LxBxH=2,25m x 1,85m x 1,2m, thể tích ướt của bể: 3,33m 3

Nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn của mỗi nhà (nhà điều khiển và nhà nghỉ của nhà điều khiển) được dẫn bằng ống nhựa PVC D90 - D60, dài từ 10-15m dẫn nước tự chảy từ vào 02 bể lọc sinh học trồng cây bằng bê tông cốt thép, dung tích mỗi bể là 0,8 m 3 /bể đặt tại phía sau của Nhà điều khiển Trạm biến áp 110kV và bên ngoài hàng rào phía sau của Trạm biến áp 110 kV, các bể lọc sinh học trồng cây nằm trong phần đất của cơ sở

Bể lọc sinh học trồng cây được xây dựng dạng bể kín, kết cấu bằng bê tông cốt thép Các vật liệu lọc sử dụng trong bể là đá 1x2 với chiều dầy 30cm, cát dày 15cm, đất và cát mịn: 15cm

Nước thải sau khi qua Bể lọc sinh học trồng cây được dẫn về lưu chứa tại bể chứa bằng bê tông cốt thép dạng kín thể tích 0,8m 3 /bể

Tại Trạm Inverter A, trạm Inverter B

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động vệ sinh tại Trạm Inverter A, Inverter

B được thu gom bằng đường ống PVC D114, chiều dài 1m, độ dốc thoát nước i=3% chảy về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý, bể tự hoại được xây ngầm dưới nhà vệ sinh tại Trạm Inverter A, Trạm Inverter B

Bể tự hoại tại Trạm Inverter A: có kích thước trong: LxBxH=1,6m x 1,0m x 1,2m, thể tích ướt của bể: 1,92m 3

Bể tự hoại tại Trạm Inverter B: có kích thước trong: LxBxH=2m x 1,5m x 1,2m, thể tích ướt của bể: 1,92m 3

Nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, được dẫn bằng ống nhựa PVC D90 - D60 với chiều dài 10-15m, dẫn nước tự chảy từ vào Bể lọc sinh học trồng cây bằng bê tông cốt thép, dung tích 0,8 m 3 /bể đặt tại mái taluy của Trạm inverter B và tại mái taluy sau của Trạm inverter A

Hình 3.4: Sơ đồ thu gom, thoát nước thải b) Công trình thoát nước thải sinh hoạt:

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Công trình Nhà máy điện mặt trời Đa Mi được xây dựng tại mặt nước hồ thuỷ điện Đa Mi, công trình có ưu điểm là sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện năng, không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường Quá trình vận hành không có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và không sản xuất ra các sản phẩm, do vậy không có hoạt động chuyên chở sản phẩm Do vậy cơ sở không làm phát sinh bụi, khí thải trong quá trình vận hành.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt

* Khối lượng và nguồn phát sinh

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại cơ sở khoảng: 0,65kg/người/ngày x 8 người = 5,2kg/ngày Thành phần chất thải chủ yếu là các loại chất thải hữu cơ (rau, thức ăn thừa, hoa quả thải bỏ,…), chất thải vô cơ (vỏ hộp thức ăn, vỏ lon nước,…)

* Biện pháp thu gom, xử lý:

Bố trí các thùng thu gom rác thải thông thường ngay tại nơi phát sinh bao gồm khu TBA, Trạm Inverter A, Trạm Inverter B, loại thùng rác: 240 lít, có nắp đậy kín, có bánh xe di chuyển Chất thải rắn sinh hoạt được cơ sở hợp đồng với Chi nhánh Công ty

TNHH Môi trường xanh SV để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định (Hợp đồng số 03/HĐ-MTX-TĐĐHĐ ngày 01/01/2024 giữa Công ty cổ phần Thuỷ điện Đa Nhim- Hàm Thuận – Đa Mi và Chi nhánh Công ty TNHH Môi trường xanh SV)

Hình 3.9: Sơ đồ thu gom CTRSH

Hình 3.10: Hình ảnh thùng đựng CTR sinh hoạt tại cơ sở

3.3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Hiện tại cơ sở chưa phát sinh CTRCNTT trong quá trình vận hành.

Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát

Chất thải nguy hại (CTNH), chất thải công nghiệp phải kiểm soát (CTKS) phát sinh từ cơ sở trong quá trình vận hành thường gồm: Chất thải từ quá trình cạo, bóc tách sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ, hộp mực thải, các thiết bị linh kiện điện tử, dầu truyền nhiệt và cách điện MBA, giẻ lau dính dầu, pin ắc quy chì thải, pin quang điện… Để lưu giữ CTNH/CTKS phát sinh của Nhà máy điện mặt trời Đa Mi được chuyển về kho lưu giữ tạm thời CTNH, CTKS của Công ty tại Nhà máy Thủy Điện Hàm Thuận có diện tích 63,65m 2 Kho này lưu trữ chung cho cả 3 nhà máy Thủy điện Hàm Thuận, Thủy điện Đa Mi và Điện mặt trời Đa Mi

Chi nhánh Công ty TNHH Môi trường xanh SV gom, xử lý

Rác thải từ sinh hoạt

Rác thải từ quét dọn, vệ sinh

Bảng 3.4: Thành phần, khối lượng CTNH, CTKS của cơ sở

STT Tên chất thải Mã CTNH Số lượng (kg)

Chất thải từ quá trình cạo, bóc tách sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

2 Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại 08 02 04 1,0

3 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện có các linh kiện điện tử 16 01 13 5,0

4 Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải khác (dầu MBA) 17 03 05 50,0

5 Giẻ lau, vật liệu lọc thải bị nhiễm các thành phần nguy hại 18 02 01 10,0

6 Pin, ắc quy chì thải 19 06 01 177,0

7 Chất thải lẫn dầu (giấy cách điện MBA) 19 07 01 5,0

II Chất thải công nghiệp phải kiểm soát 154

Các loại pin, ắc quy khác (pin quang điện)

(khối lượng phát sinh trong 3 năm từ năm

Nguồn: Sổ đăng ký Chủ nguồn chất thải nguy hại, Mã số QLCTNH:60.00350.T ngày

24/4/2019 và Hợp đồng xử lý chất thải năm 2023

* Biện pháp thu gom, xử lý:

Hiện tại chủ cơ sở đang thực hiện các biện pháp thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải nguy hại như sau:

- Sau khi thu hồi các chất thải từ công trình sửa chữa, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát được phân loại, đưa vào kho chứa CTNH/CTKS và quản lý chặt chẽ theo từng loại chất thải như quy định

+ Chất thải lỏng được chứa vào các thùng kim loại có nắp đậy (có mã số của từng loại);

+ Chất rắn được chứa vào các thùng thu gom (có mã số của từng loại)

- Tại khu vực lưu giữ CTNH, CTKS tạm thời có dán nhãn cảnh báo, phòng ngừa CTNH theo tiêu chuẩn Việt Nam 6707: 2009

Chủ cơ sở đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường Việt Úc để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định, tần suất thu gom tùy thuộc vào khối lượng CTNH/CTKS phát sinh thực tế (Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH công trình năm 2023 đính kèm phụ lục)

Hình 3.11: Sơ đồ thu gom, lưu giữ, xử lý CTNH, CTKS tại cơ sở

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.5.1 Sự cố cháy nổ, tràn dầu máy biến áp 110kV

Giám sát hoạt động của MBA thường xuyên

Thực hiện đúng quy định bảo dưỡng các MBA

Xây dựng bể chứa dầu sự cố có dung tích chứa được toàn bộ dầu làm mát trong MBA khi xảy ra sự cố

Trong trường hợp xảy ra sự cố, lượng dầu máy rò rỉ sẽ được thu gom đúng quy định của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Tính khả thi: các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu được đề xuất phù hợp, dễ thực hiện

Không gian áp dụng: khu vực TBA 110kV

Thời gian áp dụng: thời gian vận hành của Trạm biến áp 110kV

Công trình thu gom dầu làm mát rò rỉ tại TBA:

Hố chứa dầu sự cố có kích thước tổng thể là 02 ngăn, kích thước (LxBxH= 4,4 x 4,6 x 2,35 (m) Hố thu dầu có dung tích đủ để chứa lượng dầu có trong MBA khi xảy ra sự cố

- Ngăn 1: chứa dầu và nước khi có sự cố MBA có kích thước: 4,6 x 2,2 x 2,35 và 3,2 x 2,2x 2,35(m);

- Ngăn 2: Ngăn chứa nước có kích thước 1,2 x 2,2 x 2,35 (m);

- Tại hố thu dầu có 2 cửa lên xuống (có bậc thang bằng sắt gắn vào tường)

- Bể có lỗ thông, mực nước trong bể luôn duy trì cao hơn lỗ thông để không cho dầu qua ngăn chứa nước

3.5.2 Biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác động do ảnh hưởng của điện từ trường Để đảm bảo tuyệt đối an toàn, công nhân vận hành sửa chữa phải tuân thủ quy trình vận hành để đảm bảo các yêu cầu về an toàn;

Trang bị áo chống từ trường khi nhân viên làm việc ở nơi có điện từ trường cao

CTNH, CTKS phát sinh tại TBA,

Kho lưu chứa tạm thời tại NMTĐ Hàm Thuận

Công ty cổ phần môi trường Việt Úc thu gom, vận chuyển, xử lý chuẩn ngành về mức cho phép của cường độ điện trường tần số công nghiệp và qui định việc kiểm tra chỗ làm việc;

Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, tuân thủ quy định về thời gian làm việc tại khu vực có cường độ điện trường cao để đảm bảo an toàn;

Thực hiện chế độ làm việc theo ca, kíp để đảm bảo thời gian tiếp xúc với cường độ điện trường trong giới hạn quy định Cụ thể:

Mức tiếp xúc cho phép với điện trường tại nơi làm việc theo quy định tại QCVN 25:2016/BYT với thời gian làm việc: 8h như sau:

Bảng 3.5: Mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tại nơi làm việc

Thời gian tiếp xúc cho phép

Cơ sở được trang bị hệ thống chống sét đánh:

- Hệ thống chống sét: bảo vệ chống sét đánh thẳng vào trạm bằng dây chống sét lắp trên cột cổng và kim thu sét lắp trên cột thu sét trong trạm;

- Dây dẫn dòng sét được nối đến hệ thống nối đất trạm bằng dây đồng trần có nhiều sợi bện xoắn có tiết diện 120mm 2 ;

- Để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào dây dẫn, đường dây đấu nối được thiết kế treo 2 dây chống sét Góc bảo vệ giữa dây chống sét và dây dẫn điện tại đỉnh cột đảm bảo nhỏ hơn 20 o , đảm bảo yêu cầu của Quy phạm 11 TCN-19-2006

3.5.4 Biện pháp neo giữ ổn định các mảng pin mặt trời Để giữ ổn định các mảng pin PV lắp nổi trên mặt nước hồ Đa Mi, hệ thống cầu phao, dây neo được thiết kế để làm nhiệm vụ neo giữ các mảng pin rất lớn ổn định trước các tác động của sóng, gió và dòng chảy

Cầu phao sử dụng cáp thép nối các mô neo trên bờ giữa trạm Inverter A và Inverter B, làm nhiệm vụ giao thông phục vụ vận hành, cầu phao có tác dụng chính là hệ neo giữ các mảng pin mặt trời ổn định trước các điều kiện sóng, gió và dòng chảy, truyền lực lên các mố neo trên bờ, và rùa neo đáy

Hình 3.12: Hình ảnh hệ thống cầu phao và dây neo giữ mảng pin

3.5.5 Biện pháp phòng chống va đập của các phương tiện lưu thông trên hồ vào các mảng pin mặt trời Để hạn chế các va chạm của các phương tiện di chuyển trên hồ Đa Mi va chạm với các mảng pin PV, cơ sở đã và đang bố trí các vòng tròn phía bên ngoài các mảng pin PV để tạo vành đai an toàn, làm giảm thiểu sự va chạm của các phương tiện di chuyển trên hồ Đa Mi tác động lên các mảng pin PV

Hình 3.13: Hình ảnh hệ thống vòng tròn tạo vành đai bảo vệ mảng pin tại cơ sở 3.5.6 Biện pháp phòng chống nguy cơ sụt lún, gãy đổ cột điện, đứt dây điện

Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kịp thời khắc phục các sự cố sụt lún xảy ra. Khi có sự cố đứt đường dây thì các rơle tự động ngắt điện và hệ thống báo động sẽ làm việc Khi đó, công nhân vận hành nhanh chóng đến hiện trường để giải quyết.

3.5.7 Biện pháp an toàn trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng

Việc quản lý vận hành và sửa chữa thuộc phạm vi dự án bao gồm: công tác sửa chữa, bảo dưỡng thường kỳ các giàn pin, trạm biến áp, trạm Inverter, tuyến đường dây cơ sở đã thực hiện:

Tuân thủ các quy định về an toàn khi vận hành lưới điện;

Trong quá trình vận hành, khi có sự cố hệ thống rơle bảo vệ tại mỗi giàn pin, trạm biến áp và trên tuyến đường dây sẽ tự động ngắt mạch hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự cố điện gây ra. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các giàn pin, trạm và tuyến đường dây, kịp thời phát hiện, khắc phục các sự cố sụt lún, ngăn ngừa sự cố gãy trụ, đứt dây và phóng điện xảy ra. Đối với những người lao động làm việc trên mặt nước, gần mặt nước phải được huấn luyện và biết bơi.

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

3.6.1 Phòng chống, ứng phó sự cố cháy nổ

Cơ sở đã trang bị các thiết bị PCCC:

- Hệ thống đường ống dẫn nước PCCC trong Trạm biến áp;

- Hệ thống chữa cháy cho các thiết bị điện dùng khí các bình dioxit cacbon (CO2);

- Hệ thống chữa cháy dầu dùng các bình bột hóa học, cát khô…;

- Định kỳ tổ chức diễn tập PCCC.

- Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị PCCC định kỳ theo quy định.

- Nâng cao ý thức cán bộ, công nhân vận hành về vấn đề PCCC.

- Cơ sở đã nhận được Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 3742/TD-PCCC ngày 17/12/2018 của Phòng cảnh sát PCCC &CNCH - Công an tỉnh Bình Thuận cấp.

Hệ thống đường ống cấp nước PCCC tại TBA 110kV

Hình 3.14: Hình ảnh hệ thống ống cấp nước PCCC và bình chữa cháy CO 2

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Công trình đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2716/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện mặt trời Đa Mi

Cơ sở hiện có một số các nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

Bảng 3.6: Thống kê các nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt

Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt

Thực tế xây dựng Đánh giá tác động việc thay đổi giữa báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và thực tế xây dựng

1 Vành đai an toàn bảo vệ mảng pin mặt trời

Chưa đề cập Trong quá trình vận hành,

Chủ cơ sở đã lắp đặt hệ thống vòng tròn bên ngoài các mảng pin mặt trời để tạo vành đai an toàn, giảm thiểu va chạm của các thuyền bè của người dân di chuyển trên hồ Đa Mi va chạm ảnh hưởng đến các mảng pin mặt trời

Thay đổi này giúp giảm bớt sự va chạm của các phương tiện di chuyển trên hồ với các mảng pin, góp phần giảm khối lượng tấm pin hư hỏng từ đó giúp giảm khối lượng chất thải công

Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt

Thực tế xây dựng Đánh giá tác động việc thay đổi giữa báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và thực tế xây dựng nghiệp phải kiểm soát phát sinh từ cơ sở

2 Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn

Nước thải sau xử lý tự thấm vào đất

Bể tự hoại 03 ngăn tại các vị trí TBA (kích thước ngoài: LxBxH=2,25m x 1,85m x 1,2m); trạm Inverter A, B là LxBxH=1,6m x 1,0m x 1,2m Nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn được thu gom vào lọc trồng cây bằng bê tông cốt thép có kích thước: đường kính:1m, chiều cao 1m với dung tích 01 bể: 0,8 m 3 Bể lọc sinh học trồng cây được xây dựng trong phần đất của cơ sở tại xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận Số lượng Bể lọc sinh học trồng cây: 04 bể tại các hạng mục TBA 110kV (2 bể), trạm Inverter A: 1 bể, trạm Inverter B: 1 bể

Thay đổi này đảm bảo cơ sở không xả thải ra môi trường, trên cơ sở đó cơ sở không gây nhiễm bẩn đối với môi trường xung quanh do nước thải sinh hoạt từ cơ sở.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

Cơ sở không xả nước thải sinh hoạt ra môi trường do vậy không đề xuất cấp phép đối với nước thải.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Cơ sở không có công trình xử lý khí thải đề nghị cấp phép.

Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở đối với chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát

Cơ sở không thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát nên không đề xuất nội dung này.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

Các máy móc thiết bị của Cơ sở không phát sinh tiếng ồn, độ rung nên không đề xuất nội dung này.

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

Do dự án không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đối chiếu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 20/01/2022 của Chính phủ quy định về quan trắc nước thải thì dự án giai đoạn vận hành không phải quan trắc nước thải.

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải

Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 98 và phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cơ sở không thuộc đối tượng phải quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải.

Kết quả quan trắc môi trường của cơ sở trong quá trình vận hành

5.3.1 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt

Trong quá trình vận hành, cơ sở đã thực hiện quan trắc môi trường nước mặt tại hồ Đa Mi theo khoản 3 điểm B Bảng 5.3 Mục 5.2 Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy điện mặt trời Đa Mi” lập năm 2017 và được phê duyệt theo Quyết định số 2716/QĐ-UBND ngày 15/09/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, kết quả quan trắc năm 2023, 2024 như sau: a) Kết quả quan trắc môi trường năm 2023

Vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích hiện trạng mẫu nước mặt hồ Đa Mi do Công ty CP DV TV Môi trường Hải Âu thực hiện, tháng 7 (Đợt 1) và tháng 10 (Đợt 2) năm

Bảng 5.1: Vị trí lấy mẫu nước Hồ Đa Mi tháng 7 (Đợt 1) và tháng 10 (Đợt 2) năm

Mã số mẫu Vị trí lấy mẫu

Ký hiệu mẫu Toạ độ Phương pháp lấy mẫu

TCVN5994-1995 TCVN 6663-3:2016 TCVN 6663-1:2011 TCVN 6663-6:2018 TCVN 6663 -14:2018 TCVN 8880-2011

Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước mặt do Công ty CP DV TV Môi trường Hải Âu thực hiện năm 2023

Kết quả phân tích mẫu nước mặt như sau:

Bảng 5.2: Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Đa Mi tại mảng C năm 2023

QCVN 08: 2023/ BTNMT, mức B Đợt 1 Đợt 2 HA.23.05223 HA.23.08231

Nitrit (N-NO2 -) (*)(a) mg/l KPH KPH 0,05

Sắt (Fe) (*)(a) mg/l KPH KPH 0,5 Đồng (Cu) (*)(a) mg/l KPH KPH 0,1

Kẽm (Zn) (*)(a) mg/l KPH KPH 0,5

Chì (Pb) (*)(a) mg/l KPH KPH 0,02

Tổng dầu mỡ (*)(a) mg/l KPH KPH 5

Nhôm (Al) (**) mg/l KPH KPH -

Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước mặt do Công ty CP DV TV Môi trường Hải Âu thực hiện năm 2023

(*): Chỉ tiêu được chứng nhận Vimcerts

(**): Chỉ tiêu chưa được chứng nhận Vimcerts, thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, mang tính chất tham khảo nội bộ

(a): Chỉ tiêu được chứng nhận VLAT-1.0444

QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Mức B: Chất lượng nước trung bình, hệ sinh thái trong nước tiêu thụ nhiều ôxy hoà tan do một lượng lớn chất ô nhiễm Nước có thể sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp

Kết quả phân tích năm 2023: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước hồ Đa

Mi tại tại mảng C được nêu trên cho thấy, tất cả các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2023 BTNMT, mức B b) Kết quả quan trắc nước mặt năm 2024

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt hồ Đa Mi mảng C đợt 1 năm 2024 như sau:

Bảng 5.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt hồ Đa Mi tại mảng C đợt 1 năm 2024

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

Giới hạn phát hiện/ phạm vi đo

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

Giới hạn phát hiện/ phạm vi đo

15 Colifrom chịu nhiệt (a) MPN/100mg/l 400 2

Ngày đăng: 20/11/2024, 09:32