DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học; BVMT : Bảo vệ môi trường; COD : Nhu cầu oxy hoá học; CTR : Chất thải rắn; CTNH : Chất thải nguy hại; CTCNTT : Chất th
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ Cơ sở
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MẶT TRỜI VĨNH HẢO
- Địa chỉ trụ sở chính: thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận;
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông WANG SHU QUAN
- Chức vụ: Tổng Giám đốc;
- Số điện thoại: Fax: Email:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3401140031 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp, đăng ký lần đầu ngày 15/12/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 08/6/2020
- Quyết định chủ trương đầu tư số 717/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận quyết định chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần điện mặt trời Vĩnh Hảo thực hiện dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo tại thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Tên Cơ sở
NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI VĨNH HẢO
(gọi tắt là Nhà máy) 2.1 Địa điểm Cơ sở
- Địa điểm Cơ sở: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo được xây dựng tại thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách UBND xã Vĩnh Hảo khoảng 2,5km về hướng Tây Nam, có ranh giới tứ cận như sau:
+ Phía Bắc: giáp Nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo;
+ Phía Đông Nam: giáp khu đất trống (do UBND xã Vỉnh Hảo quản lý) và Nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo mở rộng;
+ Phía Tây Nam: giáp đường nhựa;
+ Phía Đông Bắc: giáp khu công nghiệp Tuy Phong
Các điểm góc tọa độ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1: Giới hạn tọa độ khu vực Nhà máy theo hệ toạ độ VN 2000
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Nguồn: Bản đồ trích đo vị trí khu đất
Hình vị trí Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo so với các đối tượng xung quanh
2.2 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án
- Quyết định số 4799/QĐ-BCT ngày 08/12/2016 của Bộ Công thương phê duyệt bổ sung dự án Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3401140031 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp, đăng ký lần đầu ngày 15/12/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 08/6/2020;
- Quyết định chủ trương đầu tư số 717/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận quyết định chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Điện mặt trời Vĩnh Hảo thực hiện dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận;
- Quyết định số 1978/QĐ-UBND ngày 12/7/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc cho Công ty Cổ phần Điện mặt trời Vĩnh Hảo thuê đất để đầu tư Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong với mục đích sử dụng đất là đất công trình
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo năng lượng, diện tích 320.780,1 m 2 ;
- Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 02/02/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc cho Công ty Cổ phần Điện mặt trời Vĩnh Hảo thuê đất (đợt 2) để đầu tư Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong với mục đích sử dụng đất là đất công trình năng lượng, diện tích 59.887,9 m 2
- Quyết định số 1002/QĐ-UBND ngày 19/4/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo;
- Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày 03/5/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
2.3 Quy mô của Cơ sở (phân loại theo tiêu chí pháp luật về đầu tư công)
- Ngành nghề: Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời
- Tổng vốn đầu tư của Nhà máy: 1.179 tỷ đồng (Một nghìn một trăm bảy mươi chin tỷ đồng)
- Theo quy định tại khoản 1, điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Cơ sở thuộc dự án nhóm B (từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng) Quy mô của cơ sở thuộc nhóm II theo số thứ tự 02 mục I của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 39, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm
2020, khoản 1 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo đã có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận, đã đi vào hoạt động trước ngày 01/01/2022, thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường, mẫu báo cáo theo mẫu Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với Nhà máy là UBND tỉnh Bình Thuận.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở
3.1 Công suất hoạt động của Cơ sở
- Quy mô, công suất của Nhà máy:
Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo với quy mô công suất phát điện 29,99MW được xây dựng tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận bao gồm các hạng mục sau:
+ Lắp đặt các tấm quang điện mặt trời (PV), số lượng 120.168 tấm, công suất 285 Wp/tấm;
+ Hệ thống nghịch lưu (Interver), máy biến áp (MBA) trung thế và đường dây DC,
AC đấu nối trong khu vực nhà máy;
+ Trạm biến áp (TBA) 22/110kV – Công suất 40 MWA
+ Trạm biến áp (TBA) 220kV khu công nghiệp Vĩnh Hảo
+ Đường dây 110kV mạch kép, chiều dài 0,1km, tiết diện phân pha 2x185 mm2, đấu nối trạm biến áp 22/110kV điện mặt trời Vĩnh Hảo chuyển tiếp trên đường dây 220kV Ninh Phước – Phan Rí;
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
+ Đường vào nhà máy, khu quản lý vận hành, nhà trạm, đường giao thông nội bộ, hàng rào nhà máy và một số công trình phụ trợ khác;
+ Hệ thống đường dây 22kV cấp điện thi công – tự dùng
+ Quy mô các công trình đã xây dựng của Nhà máy
Trên diện tích đất được giao Nhà máy đã bố trí các hạng mục công trình như sau:
Bảng 2 Hạng mục các công trình của Nhà máy
STT Diện tích sử dụng đất Đơn vị
2 Khu đặt tấm pin năng lượng mặt trời 354.992 93,26
2.1 Khu đặt tấm pin năng lượng mặt trời – Khu A 25.242 6,63
2.2 Khu đặt tấm pin năng lượng mặt trời – Khu B 132.460 34,80
2.3 Khu đặt tấm pin năng lượng mặt trời – Khu C 36.658 9,63
2.4 Khu đặt tấm pin năng lượng mặt trời – Khu D 49.790 13,08
2.5 Khu đặt tấm pin năng lượng mặt trời – Khu E 110.842 29,12
Nguồn: Cơ sở cung cấp
- Các hạng mục công trình chính của Nhà máy:
Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo có công suất lắp đặt 34.2478MWp, có 12 trạm hợp bộ (Interver + MBA trung thế), bao gồm các hạng mục chính như sau: a Tấm pin năng lượng mặt trời
Tấm pin mặt trời sử dụng cho Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo là loại pin quang điện Polysilicon, công suất định mức 285Wp, hiệu suất chuyển đổi trên 18.02% Các tấm
PV được lắp cố định trên hệ thống khung đỡ, góc nghiêng lắp đặt các tấm PV khoảng 10 độ, hướng chính Nam
Bảng 3 Thông số kỹ thuật của tấm PV
TT Thông số kỹ thuật Giá trị
1 Công suất định mức Pmpp 285 Wp
2 Điện áp định mức Umpp 31.4 V
3 Dòng điện định mức Impp 9.06 A
4 Điện áp hở mạch UOC 38.3 V
5 Dòng điện ngắn mạch ISC 9.64 A
7 Điện áp tối đa của hệ thống (tiêu chuẩn IEC) 1000 VDC
8 Dòng điện định mức tối đa của cầu chì chuỗi 15 A
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
TT Thông số kỹ thuật Giá trị
10 Dải nhiệt độ vận hành -40°C ~ +85°C
II Đặc tính cơ học
1 Loại tế bào quang điện Polysilicon 6 inch
2 Số lượng tế bào quang điện 60 (6×10)
5 Độ dày tấm kính phủ 3,2 mm
6 Hộp nối dây Tiêu chuẩn IP68
AWG (UL), 1000 mm b Hệ thống bộ chuyển đổi điện (Inverter)
Thiết bị điều chỉnh Inverter chuyển đổi điện năng một chiều (DC) sang điện năng xoay chiều (AC), loại 3 pha, công suất định mức 2.500 kW/máy, tổng số 12 máy, hiệu suất trên 99%
Bảng 4 Các thông số chính của inverter
TT Thông số kỹ thuật Giá trị
6 Dòng điện tối đa cho mỗi ngõ vào 300A
1 Công suất tối đa 630 kW
5 Hiệu suất tối đa 99.00% c Các thiết bị và cấu kiện khác
Cáp điện đấu nối đến trạm biến áp chính sử dụng loại cáp đồng 3 pha, điện áp 22 kV, cách điện XLPE, một lõi có tiết diện 3x240mm 2
Tuyến cáp điện đặt trong mương cáp, đi dọc theo đường giao thông nội bộ Nhà máy Nối đất trong Nhà máy: Hệ thống giá đỡ tấm PV, trạm hợp bộ interver và máy biến áp được nối đất, điện trở nối đất đảm bảo nhỏ hơn 4 Ω
B Phần trạm biến áp 110 kV a Các thiết bị chính
Hệ thống phân phối 110kV loại lắp đặt ngoài trời điện áp định mức là 123kV, mức cách điện phù hợp với tiêu chuẩn IEC, các thiết bị chính như sau: máy cắt 110kV, dao
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo cách ly 110kV, biến điện áp 110kV đường dây, biến dòng điện 110kV ngăn lộ tổng, chống sét van lớn hơn192kV, chống sét van 34kV, đấu nối thiết bị trong ngăn lộ 110kV sử dụng 01 dây ACSR-240mm 2
Bao gồm các thiết bị phân phối 22kV, bao gồm các thiết bị chính sau: máy cắt hợp bộ VTK-24/1250-25 , dòng điện định mức 630A/1250 Biến điện áp loại số hiệu JDZX9-24, dung lượng định mức thứ cấp 30/30(VA) , Máy biến điện áp được cách điện bằng nhựa epoxy và máy biến áp được đóng hoàn toàn Thứ cấp của máy biến điện áp được bảo vệ bởi một bộ ngắt mạch thu nhỏ Máy biến dòng số hiệu LZZBJ9-24, Máy biến dòng được cách điện bằng nhựa epoxy, máy biến dòng được bao kín hoàn toàn và đáp ứng các yêu cầu về độ ổn định động và nhiệt của dòng điện ngắn mạch, tỉ lệ dòng định mức 200-400-600/1A/500-1000-1500/1A
+ Các tủ phân phối trọn bộ 22kV được đặt trong phòng phân phối
+ Nhà điều khiển và phân phối: Nhà một tầng, diện tích xây dựng 280m 2 , bố trí các phòng đảm bảo quy định về vận hành, bao gồm: phòng điều khiển, phòng ắc quy, phòng phân phối 22kV, phòng làm việc, phòng rơle, khu WC b Hệ thống bảo vệ quá điện áp và nối đất
Bảo vệ chống sét đánh thẳng: Sử dụng hệ thống chống sét trực tiếp bằng dây, kim thu sét đặt trên giàn trụ cổng
Lưới nối đất sử dụng hệ thống nối đất dây, sử dụng dây đồng trần, điện trở nối đất không quá 5 Ω c Điện tự dùng
Sử dụng 02 máy biến áp, điện áp 22/0,4 kV, máy biến áp sử dụng loại công suất 100 kVA, kiểu 3 pha, ngâm dầu, làm mát tự nhiên, cấp điện áp 22±2x2,5%/0,4 kV, tổ đấu dây Dyn-11 d Hệ thống điều khiển và giám sát SCADA
Nhà máy được trang bị hệ thống điều khiển bằng máy tính theo cấu hình DCS Hệ thống điều khiển này cho phép thực hiện các nhiệm vụ điều khiển và giám sát hoạt động các thiết bị trong nhà máy
Các mức tín hiệu được thu thập bao gồm:
- Tín hiệu từ hộp gom dây: đo tín hiệu dòng và áp của các chuỗi pin;
- Tín hiệu từ inverter: đo tín hiệu đầu vào và ra của các inverter;
- Tín hiệu từ trạm đo khí tượng: các dữ liệu khí tượng;
- Tín hiệu tại các tủ điều khiển, bảo vệ 22kV, 110kV
Tất cả các tín hiệu trên sẽ được truyền về phòng điều khiển trung tâm đặt tại TBA 22/110kV, nơi đặt hệ thống điều khiển SCADA Hệ thống SCADA sẽ liên tục giám sát các tín hiệu để đánh giá hiệu suất của nhà máy cũng như phát hiện ra các thiết bị hư hỏng, suy giảm
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Hình ảnh trạm biến áp của Nhà máy d Hệ thống PCCC
Trạm biến áp 110kV được thiết kế gồm: các thiết bị chữa cháy bằng khí CO2, bằng bột, kết hợp với các dụng cụ chữa cháy thông thường khác như xẻng, bể cát…
Hệ thống báo cháy tự động gồm 07 đầu báo cháy khói, 02 nút ấn báo cháy địa chỉ, 02 bộ còi báo cháy Trung tâm báo cháy được lắp đặt ở cao độ 1,5m so với sàn, được tiếp đất bảo vệ Khoảng cách giữa các đầu báo cháy khói nhỏ hơn 5m, khoảng cách giữa đầu báo cháy khói với tường nhỏ hơn 2,5m Nút ấn báo cháy được lắp tại các hành lang, cửa thoát nạn ở cao độ 1,5m so với sàn Dây tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động có tiết diện 2,5mm 2
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở
4.1 Nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ các hoạt động của Cơ sở
Co sở sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời và các thiết bị liên quan phục vụ cho hoạt động sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời Danh mục vật tư, thiết bị nêu cụ thể trong bảng sau:
Bảng 5 Danh mục thiết bị Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Stt Tên thiết bị Thông số Đơn vị Số lượng
1 Cáp ngầm 22kV Cáp 24kV 3 pha
Cu/XLPE/DSTA/PVC 3Cx70mm 2 m 4.102
2 Cáp ngầm 22kV Cáp 24kV 3 pha
Cu/XLPE/DSTA/PVC 3Cx120mm 2 m 2.012
3 Cáp ngầm 22kV Cáp 24kV 3 pha
Cu/XLPE/DSTA/PVC 3Cx185mm 2 m 1.705
5 Ống nhựa vặn xoắn HDPE 165/125 m 150
6 Đầu nối cáp ngầm 24kV Loại 3 pha cỡ dây 70mm 2 bộ 24
7 Đầu nối cáp ngầm 24kV Loại 3 pha cỡ dây 120mm 2 bộ 12
8 Đầu nối cáp ngầm 24kV Loại 3 pha cỡ dây 185mm 2 bộ 8
A2 Inverter và trạm hợp bộ 0,6/22kV
1 Inverter (xuất xứ G7) Công suất: 2500kVA Điện áp DC: 850 – 1.425V Bộ 12
Trạm biến áp hợp bộ
Loại hợp bộ có 3 ngăn:
1 Tấm pin năng lượng mặt trời
Loại >285 Wp-31,4V, (LxWxT)=(1650x992x35),Weight 18,2Kg
2 Tủ String Monitor box Loại 16 kênh đầu vào Bộ 336
3 Cáp đồng DC loại 1 lõi DC Cable 1Cx4mm 2 m 550.000
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Stt Tên thiết bị Thông số Đơn vị Số lượng
Nối giữa 2 dây DC Cable-1Cx4mm 2 và dây DC Cable-1Cx6mm 2 Loại: 4-6mm 2 /45A/1000VDC (Cặp đực - cái)
5 Ống nhựa vặn xoán HDPE; Φ25mm m 15.00
6 Ống nhựa vặn xoán HDPE; Φ100mm m 3.500
C HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG
1 Hệ thống PV SCADA và PPC
SCADA giám sát điều khiển nhà máy điện mặt trời bao gồm phần cứng và phần mềm bộ 1
Bộ điều khiển xử lý giao thức Sc-Com
(được tích hợp sẵn trên inverter)
Hỗ trợ đầu vào RS-485, giao tiếp Modbus TCP/UDP qua đường cấp quang và cáp đồng cái 50
3 Webbox Chuyển đổi giao thức sang Modbus
4 Các thiết bị đấu nối mạng và cáp tín hiệu
Bao gồm các SWITCH, chuyển đổi quang điện, hộp nối, cáp đồng Ethernet và cáp quang truyền thông nội bộ nhà máy lô 1
Nguồn: Cơ sở cung cấp + Nguyên liệu phục vụ sản xuất
Nhà máy sản xuất điện từ năng lượng mặt trời nên trong quá trình hoạt động không có nhu cầu về nguyên, nhiên liệu đầu vào
Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng của Công ty Điện lực Bình Thuận trong các tháng gần nhất (tháng 01, 02, 3 và 4/2024) (đính kèm phụ lục báo cáo), nhu cầu tiêu thụ điện của Nhà máy trong quá trình hoạt động thể hiện chi tiết tại bảng sau:
Bảng 6 Thống kê nhu cầu tiêu thụ điện
(ngày/tháng/năm) Điện năng tiêu thụ /tháng (kWh)
Nguồn: Cơ sở cung cấp dựa trên hóa đơn GTGT tiền điện
- Hệ thống điện sử dụng tại Nhà máy đã đạt được những mục tiêu chính sau:
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
+ Cung cấp đủ và liên tục cho các máy móc vận hành việc truyền tải điện
+ Cung cấp cho hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy bao gồm hệ thống bơm nước, bọt chữa cháy và hệ thống tín hiệu báo cháy tự động Các hệ thống này yêu cầu đầy đủ theo công suất và đảm bảo thời gian 24/24h
+ Cung cấp điện sinh hoạt hàng ngày cho đội ngũ cán bộ nhân viên
Nguồn cung cấp: Điện năng cung cấp cho các hoạt động của Nhà máy được lấy từ đường dây 22kV cấp điện tự dùng trong quá trình hoạt động và điện lưới theo Hợp đồng mua bán điện với Tổng Công ty điện lực miền Nam - TNHH
4.3 Nhu cầu sử dụng nước a Nhu cầu sử dụng nước
Hiện tại, lượng cán bộ công nhân hoạt động của Cơ sở tối đa là 11(7) người, gồm 4 người vận hành trực tiếp và 7(3) người gián tiếp Cơ sở bố trí lực lượng vận hành (04 người) thực hiện đi ca theo chế độ trực ca xoay vòng liên tục, mỗi ngày 2 người (01 người trực ca 24 giờ, 01 người trực ca 12 giờ) Quản lý, kế toán và kỹ thuật viên, nhân viên vệ sinh không có (7 (3)người) làm việc theo giờ hành chính (nghỉ thứ 7, chủ nhật)
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi cán bộ, công nhân bình quân khoảng 120 lít/người/ngày (theo TCXDVN 33-2006) Như vậy, nếu tính theo định mức thì lượng nước cấp tối đa cho sinh hoạt của Nhà máy (11 người) khoảng: 11*120 = 1.320 lít tương đương 1,32 m 3 /ngày đêm
Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng vận hành (04 người) thực hiện đi ca theo chế độ trực ca xoay vòng liên tục, mỗi ngày 2 người, nhu cầu sử dụng nước khoảng 1,08 m 3 /ngày đêm, cụ thể như sau:
+ Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại khu vực nhà quản lý điều hành (7(5) người/ngày) khoảng: 7(5)*120 = 840(600) lít tương đương 0,84(0.64) m 3 /ngày đêm
+ Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại khu vực trạm biến áp
(2 người/ngày) khoảng: 2*120 = 240 lít tương đương 0,24m 3 /ngày đêm
- Nước sử dụng cho việc rửa tấm pin:
Nước cần thiết để vệ sinh thường xuyên hệ thống mô-đun quang điện nhằm giảm thiểu tổn thất hiệu suất hoạt động do bụi bẩn bề mặt các mô-đun quang điện Tần suất vệ sinh các mô-đun quang điện tùy thuộc vào các yếu tố khí hậu và môi trường tại địa điểm lắp đặt và độ nghiêng của mô-đun
Phương án vệ sinh tấm pin được thực hiện bằng cơ giới kết hợp thủ công Trong quá trình hoạt động của Nhà máy thực hiện chu kỳ vệ sinh là 1 lần trong 1 năm, mỗi lần trong vòng 15 ngày Với đặc điểm khí hậu và môi trường trong khu vực lượng nước sử dụng để vệ sinh tấm pin là 1,0 lít/tấm pin/1 lần rửa
Tổng lưu lượng nước vệ sinh tấm pin sử dụng cho 01 ngày:
(120.120 tấm pin x 01 lít/tấm pin)/15 ngày = 8,008 (m 3 /ngày)
- Nhu cầu nước tưới cây, rửa đường: Đặc thù Nhà máy là sản xuất điện sử dụng năng lượng mặt trời nên trong khu vực Nhà
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo máy chỉ lắp đặt các tấm pin năng lượng mà không trồng cây để hạn chế bóng râm ảnh hưởng đến việc sản xuất điện Chỉ trồng các loại cây cảnh xung quanh khu vực nhà điều khiển Theo thực tế hoạt động, lượng nước tưới cây và rửa đường chỉ sử dụng cho khu vực này khoảng 1,0m 3 /ngày đêm
- Nhu cầu nước dùng để phòng cháy chữa cháy:
Trong trạm biến áp bố trí các thiết bị chữa cháy bằng khí CO2, bằng bột, kết hợp với các dụng cụ chữa cháy thông thường khác như xẻng, bể cát…
Ngoài ra, khi có sự cố cháy lớn, cần phải gọi xe chữa cháy chuyên dùng để hỗ trợ Lượng nước chữa cháy không phát sinh thường xuyên nên sẽ không tính đến lượng nước phát sinh hàng ngày
Bảng 7 Tổng nhu cầu sử dụng nước và nước thải của Nhà máy
Stt Mục đích dùng nước
Lưu lượng nước cấp (m 3 /ngày.đêm)
Lưu lượng nước thải (m 3 /ngày.đêm)
1 Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân viên
2 Nước vệ sinh tấm pin 8,008* 8,008**
3 Nước tưới cây, rửa đường 1,0 -
Nguồn: Cơ sở cung cấp Ghi chú:
* Nước rửa các tấm pin là nước sạch, vì vậy, nước thải sau khi vệ sinh các tấm pin chỉ chứa bụi, đất cát mà không có thành phần nguy hại hay ô nhiễm hữu cơ Căn cứ thực tế vận hành nhà máy hiện hữu, lượng nước cấp cho hoạt động rửa pin chỉ vừa đủ để làm ướt và sạch bề mặt tấm pin Một phần (chiếm khoảng 60% lượng nước cấp) nhỏ giọt tương tự như mưa rơi xuống mặt đất dưới tấm pin rồi tự thấm, phần còn lại (chiếm khoảng 40% lượng nước cấp) còn đọng lại trên bề mặt tấm pin và bốc hơi vào không khí) Nước từ hoạt động rửa pin không tạo thành dòng thải Vì vậy, không tính trong nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của Nhà máy
** Nước vệ sinh tấm pin có thể xem như nước mưa làm sạch tấm pin nên không thu gom xử lý
Vậy nhu cầu sử dụng nước lớn nhất hàng ngày của Nhà máy là 2,08 m 3 /ngày.đêm (không bao gồm lượng nước PCCC và nước rửa pin)
+ Đối với nước sinh hoạt, PCCC
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Khu vực Nhà máy chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung Do đó, hiện tại Nhà máy đang mua nước từ đơn vị cung cấp nước sạch trong địa bàn xã Vĩnh Hảo để cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt Nước được đơn vị cung cấp vận chuyển đến Cơ sở, bơm vào bồn Inox 2000 lít sau đó phân phối đến các vị trí dùng nước trong Nhà máy bằng đường ống PVCФ34
Nhà Máy đang dùng nước máy được cung cấp thông qua hệ thống cấp nước sạch của địa phương
+ Đối với nước vệ sinh các tấm pin
Vào kỳ vệ sinh các tấm pin, Nhà máy sẽ bơm nước sạch từ nguồn cấp nước của nhà máy vào các xe bồn và vận chuyển đến khu vực cần vệ sinh
Đối với Cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu
Hoạt động của Nhà máy là sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và truyền tải điện nên việc sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất là không có Do đó, báo cáo không đề cập đến hạng mục này.
Các nội dung khác liên quan đến Cơ sở
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Hiện nay, UBND tỉnh chưa ban hành quyết định quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường Tuy nhiên Nhà máy phù hợp với quy hoạch tỉnh Bình Thuận ban hành theo Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 27/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về quyết định “Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” và phù hợp với kinh tế, môi trường khu vực như sau:
- Phù hợp về quy hoạch phát triển điện lực
+ Quyết định số 428/QĐ TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030;
+ Quyết định số 11/2017/QĐ TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam
+ Quyết định số 4799/QĐ-BCT ngày 08/12/2016 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020
- Phù hợp về quy hoạch đất đai:
+ Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Bình Thuận đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại nghị quyết số 19/2016/NQ HĐND ngày 20/12/2016
+ Nhà máy đã được UBND tỉnh Bình Thuận cho thuê đất để xây dựng “Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo” tại Xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, mục đích sử dụng đất là đất công trình năng lượng theo Quyết định số 1978/QĐ-UBND ngày 12/7/2017 và Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 02/02/2018
+ Nhà máy đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH 369998, CH 369998 ngày 28/7/2017, CH 369998, CH
818840, CH 818841, CH 818842 ngày 08/02/2018 với tổng diện tích 38ha, mục đích sử dụng đất là đất công trình năng lượng
- Về chủ trương đầu tư: Nhà máy đã được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 717/QĐ-UBND ngày 21/3/2017, Giấy chứng nhận đầu tư số
6726805830 ngày 17/4/2017; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3401140031 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp, đăng ký lần đầu ngày 15/12/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 08/6/2020; Quyết định số 1002/QĐ-UBND ngày 19/4/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
- Đánh giá hiệu quả hoạt động Nhà máy: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo tại khu vực xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với quy mô công suất 29,99MW góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, nâng cao độ tin cậy cấp điện liên tục, ổn định cho phụ tải khu vực, bảo vệ môi trường và tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên tái tạo để tạo
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo ra sản phẩm cho xã hội, cung cấp nguồn điện năng hòa lưới điện quốc gia và khai thác sử dụng các diện tích đất hiệu quả
Như vậy, hoạt động của Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Nhà máy đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày 03/5/2018
Từ thời điểm đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy không tăng công suất, không mở rộng diện tích so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt Nhà máy luôn chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
- Đối với môi trường không khí:
Là loại hình sản xuất lượng sạch nên hoạt động của Nhà máy không phát sinh bụi và khí thải trong quá trình vận hành
- Sân đường nội bộ trong Nhà máy đã được bê tông hoá, xây dựng hoàn chỉnh và được quét dọn hàng ngày nên gần như không phát sinh bụi
- Xe cộ ra vào Nhà máy chủ yếu là xe gắn máy của cán bộ, công nhân viên với số lượng ít nên không phát sinh khí thải, bụi Do đó trong quá trình hoạt động của Nhà máy, ô nhiễm do khí thải và bụi gần như không phát sinh nên Cơ sở không đầu tư công trình xử lý mà chỉ áp dụng các biện pháp giảm thiểu đơn giản dễ thực hiện
- Quá trình vận hành Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo chỉ thực hiện việc truyền tải điện, không có nhu cầu về nguyên vật liệu cũng như không sản xuất ra các sản phẩm, do đó không có hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm nên không phát sinh khí thải và bụi Sản xuất điện từ năng lượng sạch không làm phát sinh chất thải, bụi, các khí thải độc hại, đặc biệt là không phát thải các khí hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu
Với ưu điểm không phát sinh khí thải, bụi trong quá trình vận hành nên Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo được đánh giá là một dạng “năng lượng sạch”, góp phần tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch Với công suất 29,99MW Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo mang lại nhiều nguồn lợi cho địa phương nói riêng và cho tỉnh Bình Thuận nói chung mà không tác động tới môi trường không khí khu vực
- Đối với môi trường nước: Đối với nước thải từ các nhà vệ sinh sẽ được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó cho tự thấm Bùn trong bể tự hoại định kỳ thuê đơn vị có chức năng tới hút mang đi xử lý theo đúng quy định Phương án thu gom, xử lý nước thải phát sinh của Nhà máy đã được đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày 03/5/2018
- Đối với môi trường đất :
Hoạt động của Nhà máy không xả thải chất thải rắn, chất thải nguy hại trực tiếp ra môi trường đất, không có các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
Chính vì vậy, hoạt động của Nhà máy phù hợp với các quy định bảo vệ môi trường và khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khu vực Nhà máy và xung quanh
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thu gom nước mưa của Nhà máy được xây dựng tách riêng hoàn toàn so với hệ thống thu gom nước thải Cụ thể hệ thống thu gom nước mưa của Nhà máy chia làm các khu vực như sau:
- Tại khu vực lắp các tấm pin mặt trời:
Khu vực đã được san gạt, đảm bảo độ dốc để thoát nước theo địa hình tự nhiên, đảm bảo không gây ngập khi có mưa lớn
Nước mưa được thu gom bằng các mương rãnh có kích thước B300-800, dẫn đến các hố ga sau đó theo các ống tròn bê tông cốt thép D400-800, thoát ra ngoài qua các cửa xả (mặt bằng thoát nước mưa được đính kèm trong phần phụ lục)
- Tại khu vực trạm biến áp và nhà quản lý điều hành:
Nước mưa trên mái nhà điều khiển khu vực trạm biến áp, nhà quản lý điều hành được thu gom bằng các đường ống PVC D42-114 dẫn vào hố ga và đường ống thu nước mặt dưới đất dẫn ra hố thu nước tự thấm
Nước mưa trong trạm và từ các mương cáp được thoát qua các đường ống thu nước đến các hố thu Đáy mương cáp được láng vữa tạo độ dốc 0,2% về phía đặt ống thoát nước dẫn đến các hố thu (ống thoát nước được đặt sát đáy mương cáp)
Nước mưa chảy tràn tại khu vực để xe, sân đường nội bộ được tự thấm và phần chảy tràn được thu theo các hố thu nước vào hệ thống thoát nước mưa chung của khu vực trạm (mặt bằng thoát nước mưa đính kèm trong phần phụ lục)
Hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy được thu gom theo sơ đồ sau:
Nước mưa trên mái nhà
Nước mưa chảy tràn Đường ống thoát/mương thoát
Hố ga tự thấm/Cửa xả
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Bảng 8 Chi tiết hệ thống thu gom và thoát nước mưa của Nhà máy
TT Ilạng mục Số lượng Đơn vị tính
3 Cửa thu, cửa xả D600 (kết nối với kênh thoát nước bên ngoài)
II Khu vực trạm biến áp và nhà điều khiển
1 Hố thu nước ven đường 05 Hố
Nguồn: Bản vẽ hoàn công hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy
1.2 Thu gom, thoát nước thải
1.2.1 Công trình thu gom nước thải a Thu gom nước thải sinh hoạt
Hiện tại, lượng cán bộ công nhân hoạt động của Cơ sở tối đa là 11 người, gồm 4 người vận hành trực tiếp và 7 người gián tiếp Cơ sở bố trí lực lượng vận hành (04 người) thực hiện đi ca theo chế độ trực ca xoay vòng liên tục, mỗi ngày 2 người (01 người trực ca 24 giờ, 01 người trực ca 12 giờ) Quản lý, kế toán và kỹ thuật viên, nhân viên vệ sinh (7 người) làm việc theo giờ hành chính (nghỉ thứ 7, chủ nhật)
+ Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại khu vực nhà quản lý điều hành (7 người/ngày) khoảng: 7*120 = 840 lít tương đương 0,84 m 3 /ngày đêm
+ Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại khu vực trạm biến áp
(2 người/ngày) khoảng: 2*120 = 240 lít tương đương 0,24m 3 /ngày đêm
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa tại Nhà máy được tính bằng 100% lượng nước cấp là: 0,84 + 0,24 = 1,08 m 3 /ngày
Nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nhà quản lý điều hành và khu vực trạm biến áp được mô tả cụ thể như sau:
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên phát sinh tại khu vực nhà quản lý điều hành
- Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên phát sinh tại khu vực nhà điều khiển trạm biến áp
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ bồn cầu, bồn tiểu của các nhà vệ sinh được thu gom bằng đường ống thu gom ống PVC 114; PVC 60; PVC 42 về ngăn chứa của bể tự hoại 3 ngăn để xử lý Nước từ các bồn rửa tay được thu gom, dẫn đến ngăn lọc của bể tự hoại 3 ngăn, sau đó thoát ra môi trường bằng hình thức tự thấm
Tại khu vực nhà quản lý điều hành và khu vực nhà điều khiển trạm biến áp Cơ sở đã xây dựng 01 bể tự hoại với dung tích là 16,269 m 3 (5,8x1,7x1,65) và 01 bể tự hoại với dung tích 1,386 m 3 (1,4x0,6x1,65)
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy b Thu gom nước thải sản xuất
Trong quá trình vận hành, việc vệ sinh tấm pin được thực hiện theo chu kỳ 15 ngày Nước rửa các tấm pin là nước sạch, vì vậy, nước thải sau khi vệ sinh các tấm pin chỉ chứa bụi, đất cát mà không có thành phần nguy hại hay ô nhiễm hữu cơ Căn cứ thực tế vận hành nhà máy hiện hữu, lượng nước cấp cho hoạt động rửa pin chỉ vừa đủ để làm ướt và sạch bề mặt tấm pin Một phần (chiếm khoảng 60% lượng nước cấp) nhỏ giọt tương tự như mưa rơi xuống mặt đất dưới tấm pin rồi tự thấm, phần còn lại (chiếm khoảng 40% lượng nước cấp) còn đọng lại trên bề mặt tấm pin và bốc hơi vào không khí) Nước từ hoạt động rửa pin không tạo thành dòng thải, không phải thu gom xử lý
Sơ đồ mạng lưới thu gom nước thải của Nhà máy
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
+ Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom nước thải của Nhà máy
Bảng 9: Khối lượng hệ thống thoát nước của Nhà máy
Stt Nội dung, chủng loại Khối lượng Đơn vị tính
(Nguồn: Bản vẽ hoàn công hệ thống thoát nước)
Bảng 10 Chi tiết bể tự hoại và giếng thấm của Nhà máy
STT Hạng mục Thông số kỹ thuật Số lượng Kết cấu xây dựng
Bể tự hoại khu vực nhà điều khiển trạm biến áp
Thành và đáy bể xây gạch đặc, vữa xi măng M75, dùng bê tông có cấp độ bền B20 (M250) đá 1x2 Lớp lót dùng bê tông có cấp độ bền
B7,5(M100) đá 4x6 Đáy và thành bể được trát VXM M75 dày 20mm, quét 2 lớp nước xi măng nguyên
Nước thải từ nhà vệ sinh
Tự thấm không thu gom và xử lý
Nước từ bồn rửa tay
Nước vệ sinh tấm pin
Thoát ra môi trường tự thấm
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
STT Hạng mục Thông số kỹ thuật Số lượng Kết cấu xây dựng chất chống thấm
Bể tự hoại khu vực nhà điều hành
Thành và đáy bể xây gạch đặc, vữa xi măng M75, dùng bê tông có cấp độ bền B20 (M250) đá 1x2 Lớp lót dùng bê tông có cấp độ bền
B7,5(M100) đá 4x6 Đáy và thành bể được trát VXM M75 dày 20mm, quét 2 lớp nước xi măng nguyên chất chống thấm
(Nguồn: Bản vẽ hoàn công hệ thống thoát nước thải)
1.2.2 Công trình thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nhà quản lý điều hành và khu vực nhà điều khiển trạm biến áp chia làm 02 dòng thải Nước thải sinh hoạt phát sinh từ bồn cầu, bồn tiểu của các nhà vệ sinh được thu gom về ngăn chứa của bể tự hoại 3 ngăn để xử lý Nước từ các bồn rửa tay được thu gom, dẫn đến ngăn lọc của bể tự hoại 3 ngăn, sau đó thoát ra môi trường bằng hình thức tự thấm
1.2.3 Điểm xả nước thải sau xử lý
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ bồn cầu, bồn tiểu của các nhà vệ sinh được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý, khi bể đầy thuê đơn vị có chức năng đến thu gom phần bùn, phần nước trong sau khi qua bể tự hoại thoát ra môi trường theo phương thức tự thấm phù hợp với đặc điểm của Nhà máy và khu vực
Nước từ các bồn rửa tay được thu gom, dẫn đến ngăn lọc của bể tự hoại 3 ngăn, sau đó thoát ra môi trường bằng hình thức tự thấm
- Chế độ xả nước thải:
+ Chế độ xả nước thải: không liên tục
+ Lưu lượng xả thải tối đa: 1,08m 3 /ngày.đêm
+ Phương thức xả thải: tự chảy
- Vị trí xả nước thải:
+ Vị trí 1: Tại vị trí khu vực nhà quản lý điều hành có tọa độ theo hệ tọa độ VN2000 là: X(m): 1.230.113; Y(m): 524.148
+ Vị trí 2: Tại vị trí khu vực nhà điều khiển trạm biến áp có tọa độ theo hệ tọa độ VN
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
- Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được thu gom, dẫn đến bể tự hoại 3 ngăn để xử lý và thoát ra môi trường bằng hình thức tự thấm
1.3.1 Xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, đây là biện pháp kinh tế và hiệu quả nhất Nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn được thoát ra môi trường theo phương thức tự thấm phù hợp với đặc điểm của Nhà máy và khu vực
* Sơ đồ và quy trình công nghệ xử lý: Để thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh và đảm bảo thời gian xử lý, hiện tại khu vực nhà quản lý điều hành và khu vực nhà điều khiển trạm biến áp Cơ sở đã xây dựng 01 bể tự hoại với dung tích là 16,269 m 3 (5,8x1,7x1,65) và 01 bể tự hoại với dung tích 1,386 m 3 (1,4x0,6x1,65) (vị trí cụ thể trên Bản vẽ hoàn công hệ thống thoát nước thải)
Bể tự hoại được xây dựng tại Nhà máy là dạng bể tự hoại 3 ngăn cải tiến Theo phân tích từ các chuyên gia, so với các loại bể 3 ngăn thông thường, bể tự hoại 3 ngăn cải tiến có hiệu suất xử lý chất thải cao gấp 2 – 3 lần Đặc biệt, bể hoạt động ổn định và đạt hiệu quả nhất khi nồng độ và lưu lượng nước thải ở mức trung bình hoặc ít Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (đạt giá trị cột B)
Loại bể này gồm 3 ngăn là: ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc Cụ thể như sau:
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo sản xuất điện từ năng lượng mặt trời nên hoạt động của Nhà máy không phát sinh bụi và khí thải trong quá trình vận hành
Là nhà máy sản xuất điện nên không có xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy Xe cộ ra vào nhà máy chỉ phục vụ đi lại của cán bộ vận hành với số lượng rất ít và đa số là xe đời mới nên không phát sinh khí thải, bụi
Sân đường nội bộ trong khu vực nhà quản lý vận hành đã được tráng bê tông và xây dựng hoàn chỉnh, được quét dọn hàng ngày nên gần như không phát sinh bụi
Do đó ô nhiễm do khí thải và bụi từ các phương tiện giao thông không đáng kể nên Cơ sở không đầu tư các công trình kỹ thuật để xử lý bụi, khí thải mà chỉ áp dụng các biện pháp đơn giản, thủ công như vệ sinh sân đường sạch sẽ.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Toàn bộ rác thải sinh hoạt, rác thải rắn sản xuất phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy đều được thu gom phân loại tại nguồn theo quy định tại Luật BVMT năm
3.1 Công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt của Nhà máy chủ yếu phát sinh từ văn phòng, sinh hoạt của nhân viên trong nhà điều khiển, thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ như hộp thức ăn, thực phẩm thừa, rau quả, hộp nhựa,…
- Khối lượng: Hàng ngày có khoảng 9 người là cán bộ công nhân làm việc thường xuyên tại nhà máy, 2 người làm việc theo ca, 7 người làm việc theo giờ hành chính Do đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh rất ít chỉ khoảng 3kg/ngày Lượng rác này được thu gom tập trung vào 03 thùng rác loại 180 lít bằng nhựa, có nắp đậy được đặt tại khu vực nhà quản lý điều hành và khu vực trạm biến áp Nhà máy đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Tuy Phong để thu gom vận chuyển, xử lý lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
Bảng 11 Thành phần rác thải thải sinh hoạt của Nhà máy
STT Thành phần Khối lượng phát sinh
1 Thực phẩm thừa 2 Ký hợp đồng với
Công ty TNHH Môi trường Tuy Phong để thu gom vận chuyển, xử lý
Nguồn: Cơ sở cung cấp + Biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý:
Chất thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại Nhà máy đều được thu gom và chứa trong
03 thùng nhựa dung tích 180 lít, có nắp đậy kín và được bố trí ngay tại các khu nhà điều khiển để tiện thu gom theo quy trình sau:
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Rác sinh hoạt Thùng đựng rác Đơn vị thu gom Quét dọn vệ sinh
- Tổ chức phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn để thuận tiện cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt:
+ Đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng sẽ được thu gom, bán phế liệu + Đối với chất thải hữu cơ và các loại không có khả năng tái sử dụng sẽ được thu gom vào các thùng rác và ký hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Tuy Phong để thu gom vận chuyển, xử lý
3.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Đối với chất thải từ các tấm pin hư hỏng, thay thế:
Trung bình tuổi thọ của tấm pin mặt trời PV nếu được bảo dưỡng tốt sẽ sử dụng được khoảng 20 25 năm thì thay thế
Trong quá trình vận hành, các tấm pin hỏng do va đập vật lý: vỡ, nứt sẽ được thay thế Do tấm pin mặt trời thải (tấm quang năng thải) là chất thải rắn công nghiệp thông thường phải kiểm soát có mã 19 02 08 theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Theo điều 24, thông tư 02/2022/TT-BTNMT, khi Nhà máy không phân định tấm pin mặt trời thải thì sẽ quản lý tấm pin mặt trời thải này như chất thải nguy hại Vì vậy, các tấm pin thải sẽ được lưu trữ tại kho chứa chất thải nguy hại tạm thời và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom vận chuyển và xử lý
- Chất thải rắn thông thường khác:
Chất thải rắn khác phát sinh từ hoạt động bảo trì, bão dưỡng thiết bị, máy móc: Trong quá trình bảo trì, vận hành hệ thống sẽ phát sinh các loại bao bì, gỗ, nhựa đựng các thiết bị điện với khối lượng ước tính khoảng 5kg/tháng Chất thải CNTT này được thu gom sau đó lưu trong các thùng chứa có dung tích 20 lít và 50 lít trong kho chứa đến cơ số đủ để xử lý
Hiện nay, Cơ sở đã xây dựng 02 kho chứa vật tư có diện tích mỗi kho 20 m 2 (4 x 5)m có mái che bằng tôn, tường phần dưới xây bằng xi măng, có cửa ra vào để chứa các chất thải rắn thông thường khác phát sinh từ hoạt động bảo trì, bão dưỡng thiết bị, máy móc, định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom theo quy định
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Hình ảnh kho chứa vật tư của Nhà máy
Ngoài ra trong quá trình bảo trì, còn tiến hành phát quang một số cây bụi nhỏ khu vực xung quanh Nhà máy để đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất Phần chất thải phát sinh này sẽ được thu gom và xử lý chung với chất thải sinh hoạt.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Nguồn phát sinh: chủ yếu từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc văn phòng
Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên: Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Nhà máy khoảng 36kg/năm Theo chứng từ chất thải nguy hại năm 2023 thì chất thải nguy hại phát sinh tại Nhà máy được thống kê tại bảng sau
Bảng 12 Thành phần và số lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Nhà máy
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại
Số lượng trung bình (kg/năm)
1 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 4 16 01 06
2 Pin, ắc quy thải Rắn 32 16 01 12
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh khi có sự cố: Dầu thải từ máy biến áp (mã chất thải: 17 07 03) không phát sinh thường xuyên mà chỉ phát sinh đột xuất khi có sự cố các máy biến áp Đối với tấm pin mặt trời thải: Trong quá trình vận hành, các tấm pin hỏng do va đập vật lý: vỡ, nứt sẽ được thay thế Do tấm pin mặt trời thải (tấm quang năng thải) là chất thải rắn công nghiệp thông thường phải kiểm soát có mã 19 02 08 theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Theo điều 24, thông tư 02/2022/TT-BTNMT, khi Nhà máy không phân định tấm pin mặt trời thải thì sẽ quản lý tấm pin mặt trời thải này như chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại được thu gom, dán nhãn, ghi mã số sau đó lưu trong các thùng chứa có dung tích 20 lít và 60 lít Thực hiện đúng trách nhiệm của chủ nguồn thải theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022
- Bố trí khu vực lưu giữ tạm CTNH có diện tích 9 m 2 (dài 6m, rộng 1,5m) làm khu vực Kết cấu: tường xây gạch, có mái che, đáy và mặt sàn láng phẳng, thiết kế cửa ra vào có gờ cao không để nước mưa chảy tràn cuốn theo chất thải nguy hại
- Đối với dầu máy biến áp: Khi máy biến áp có sự cố rò rỉ hoặc có nguy cơ cháy nổ, hoặc khi thay dầu máy biến áp thì dầu máy biến áp được thu gom, lưu trữ xuống bể dầu sự cố có dung tích 120m 3 (Kích thước: L x B x H: 6 x 5 x 4)m cho khu TBA 110kV và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý CTNH để vận chuyển và xử lý theo quy định
- Quy trình thu gom dầu như sau: Dầu từ MBA → Bể thu dầu sự cố (phần nước trong dầu sẽ theo đường ống thép đến bể thu nước (được ngăn ra và thông với bể thu dầu, trên có lắp bơm nước), dầu sau khi được thu gom vào bể dầu sự cố sẽ được đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để hút và vận chuyển đi xử lý theo quy định xử lý CTNH
+ Trong công tác thu gom và dán nhãn CTNH
- Quá trình thu gom chất thải tại nguồn được thực hiện bởi các công nhân tại Nhà máy Thu gom và chuyển tới kho lưu trữ CTNH ngay khi chất thải phát sinh
- Lượng CTNH được thu gom theo tính chất của từng loại chất thải, tùy theo tính chất hóa học và trạng thái vật lý (rắn, lỏng) để có phương án thu gom thích hợp
- Việc thu gom cần hết sức chú ý nhằm tránh tràn đỗ, rò rỉ hay gây ra cháy nổ
- Dán nhãn trên các thùng chứa, bao chứa CTNH và hóa chất thải bỏ được dán nhãn để đơn vị thu gom dễ dàng trong công tác vận chuyển và bảo quản, đồng thời ghi rõ các hiệu lệnh cảnh báo để tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc
+ Trong công tác lưu giữ CTNH
- Vị trí kho lưu trữ: bố trí kho lưu trữ CTNH tách biệt với các loại chất thải thông thường
- Các thiết bị an toàn tại kho lưu trữ: Trong kho lưu trữ có lắp đặt các thiết bị chiếu
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo sáng, thiết bị bình phòng cháy chữa cháy, có biển cảnh báo và dán nhãn theo quy định tại kho CTNH
- Bố trí chất thải trong khu vực lưu chứa: Tuân thủ các quy định an toàn trong lưu trữ tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên, có khoảng trống và chừa lối đi lại bên trong để kiểm tra, chữa cháy
+ Vận chuyển, thải bỏ và xử lý CTNH
Cơ sở đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và xây dựng An Sinh đến thu gom và xử lý chất thải nguy hại cho Nhà máy với tần suất 01 lần/năm
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Hình ảnh khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời của Nhà máy
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Hoạt động sản xuất điện của Cơ sở chỉ phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào Nhà máy và từ máy móc của trạm biến áp khi hoạt động Để hạn chế tối đa tiếng ồn và độ rung phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy Cơ sở đang áp dụng các biện pháp sau:
- Kiểm tra, bảo dưỡng các máy biến áp định kỳ để đảm bảo vận hành đạt quy chuẩn về độ ồn theo QCVN26:2010/BTNMT và độ rung QCVN 27:2010/BTNMT
- Các máy móc và thiết bị được mua mới hoàn toàn nên hoạt động trong tình trạng tốt, theo kết quả đo môi trường lao động năm 2023 của Nhà máy, tại các vị trí quan trắc tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
6.1 Biện pháp giảm thiểu tác động điện từ trường
Phòng tránh ảnh hưởng của điện từ trường đối với công nhân vận hành:
- Để đảm bảo tuyệt đối an toàn, công nhân vận hành sửa chữa phải tuân thủ quy trình vận hành để đảm bảo các yêu cầu về an toàn;
- Khi làm việc ở nơi có ảnh hưởng của điện từ trường cao phải tuân thủ theo tiêu chuẩn ngành về mức cho phép của cường độ điện trường tần số công nghiệp và quy định việc kiểm tra chỗ làm việc;
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, tuân thủ quy định về thời gian làm việc tại khu vực có cường độ điện trường cao để đảm bảo an toàn;
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
- Thực hiện chế độ làm việc theo ca, kíp để đảm bảo thời gian tiếp xúc với cường độ điện trường trong giới hạn quy định
Theo kết quả đo môi trường lao động năm 2023 của Nhà máy, tại các vị trí quan trắc điện từ trường nằm trong giới hạn cho phép
6.2 Phòng chống, ứng cứu sự cố, an toàn cháy nổ
- Nhà máy đã lập phương án PCCC, trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị PCCC và được Phòng cảnh sát PCCC và CNCH nghiệm thu thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC tại văn bản số 3753/TD-PCCC ngày 02/01/2019
- Huấn luyện PCCC&CNCH cho cán bộ, công nhân viên và nhà thầu
- Thường xuyên diễn tập PCCC nội bộ, định kỳ 03 tháng/lần
- Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị PCCC định kỳ theo quy định
- Nâng cao ý thức cán bộ, công nhân vận hành về vấn đề PCCC
- Trong quá trình vận hành, khi có sự cố các rơ le bảo vệ đặt trên tuyến đường dây sẽ tự động ngắt mạch
- Khi có cháy nổ do sự cố, các hệ thống báo cháy tự động và bằng tay sẽ phát tín hiệu bằng còi báo cháy
- Khi có cháy do sự cố về chập điện, do sét đánh, hệ thống bảo vệ rơ le sẽ tác động ngay để cô lập nguồn điện
- Khi có sự cố cháy do lửa, do dầu lan cục bộ bắt cháy riêng rẽ, dùng bình bọt, bình
CO2 dập lửa cục bộ và khở động hệ thống PCCC cho MBA ở khu vực bị hỏa hoạn
- Nhân viên vận hành có nhiệm vụ báo cho lực lượng cứu hỏa địa phương hỗ trợ chữa cháy
- Huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho đơn vị vận hành trạm và thực tập phương án PCCC&CNCH tại chỗ
- Quản lý và duy trì hoạt động thường xuyên của đội PCCC tại trạm
- Luôn kiểm tra hệ thống báo cháy và thiết bị chữa cháy trong trạm
- Sử dụng các phương tiện tại chỗ như cát, bình bọt, bình CO2, nước cứu hỏa, hệ thống điều khiển chữa cháy trung tâm…để hạn chế hỏa hoạn
- Hướng dẫn lực lượng chữa cháy địa phương theo sơ đồ cứu hỏa để thực hiện việc cứu hỏa nhanh, hiệu quả
6.3 Phòng chống rủi ro trượt lở đất, nguy cơ sụt lún, ngã trụ đỡ pin, ngã trụ điện gây đứt dây điện
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kịp thời khắc phục các sự cố sụt lún xảy ra
- Khi có sự cố đứt đường dây thì các rơ le tự động ngắt điện và hệ thống báo động sẽ làm việc Khi đó, công nhân vận hành nhanh chóng đến hiện trường để giải quyết
6.4 An toàn trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng công trình
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
Việc vận hành và sửa chữa thuộc phạm vi Cơ sở bao gồm: Công tác sửa chữa, bảo dưỡng thường kỳ các vùng pin, các trạm biến áp khắc phục kịp thời sự cố đường dây do đơn vị quản lý vận hành trực tiếp đảm nhận Để giảm thiểu tác động và tiêu cực, hạn chế các loại sự cố điện, đảm bảo hệ thống đường dây tải điện và lưới điện vận hành an toàn, hạn chế tai nạn lao động trong quá trình vận hành, sửa chữa
- Trong quá trình vận hành, khi có sự cố hệ thống rơ le bảo vệ tại trạm biến áp và trên tuyến đường dây sẽ tự động ngắt mạch hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự cố điện gây ra
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng TBA và tuyến đường dây, kịp thời phát hiện, khắc phục các sự cố sụt lún, ngăn ngừa sự cố gãy trụ, đứt dây và phóng điện xảy ra
Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao:
- Thiết lập chương trình đào tạo về kỹ thuật và sử dụng các biện pháp an toàn kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các thiết bị bảo vệ, cứu nạn của công nhân khi bị ngã
- Thiết lập hệ thống bảo vệ an toàn lao động như chống rơi, ngã, phù hợp với việc lắp dựng trên cao từ 2m trở lên; trước khi thực hiện công việc trên cao thì kiểm tra các kết cấu giàn giáo, giá đỡ…
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị an toàn cá nhân cho các công nhân làm việc trên cao (quần áo bảo hộ, dây đai an toàn,…)
- Khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện trên cao, người lao động phải sử dụng dây đeo an toàn thứ hai
- Tránh tiến hành lắp đặt các thiết bị trong điều kiện thời tiết xấu và đặc biệt là nơi có nguy cơ sét đánh
- An toàn khi làm việc với các thiết bị điện, nguồn điện cao thế
- Chỉ cho phép công nhân đã được đào tạo vầ chứng nhân lắp đặt, bảo trì, hoặc sửa chữa các thiết bị điện
- Tắt và nối đất trực tiếp đúng cách đường dây phân phối điện trước khi công việc được thực hiện trên đó
6.5 Sự cố tràn dầu máy biến áp
- Cơ sở không sử dụng dầu cho MBA có chứa chất PCBs
- Công trình, thiết bị phòng ứng phó sự cố tràn dầu là bể dầu sự cố, bằng bê tông trong bể vét 1 lớp chống thấm
- Quy trình thu gom dầu:
- Quy trình thu gom dầu: để thoát dầu từ máy biến áp khi có sự cố, trong trạm đã bố trí bể thu dầu chung Bể dầu sự cố có thể tích đủ chứa toàn bộ lượng dầu có trong máy biến áp và một phần lượng nước chữa cháy, được xây bằng bê tông cốt thép, trên có nắp đậy Dưới đáy bể có hố thu dầu, trong bể có bố trí các ống dẫn dầu Bể được xây chìm dưới đất, xung quanh có lát lớp đá dăm, thành bể có bố trí các bậc lên xuống bằng thép Dầu sau khi được thu gom vào bể dầu sự cố sẽ được đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để hút và vận chuyển đi xử lý theo quy định xử lý CTNH
6.6 Phòng chống các rủi ro do sét đánh
- Lắp đặt rơ le hoạt động trên hệ thống đường dây để tự động ngắt điện khi có sự cố
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
- Treo dây chống sét trên toàn tuyến đường dây để bảo vệ chống xét đánh trực tiếp vào dây dẫn
- Tất cả các cột của đường dây đều được nối đất, phù hợp với điện trở suất đất của khu vực tuyến đường dây đi qua, điện trở nối đất đảm bảo theo quy phạm hiện hành
- Kiểm tra định kỳ và kiểm tra sau khi có giông bão, gió lốc hoặc các hiện tượng bất thường về thời tiết để phòng chống sự cố
6.7 Phòng chống các rủi ro do thời tiết xấu, giông bão, gió lốc, lũ lụt
- Kiểm tra định kỳ, kiểm tra sau khi có giông bão, gió lốc hoặc các hiện tượng bất thường về thời tiết
- Lắp đặt rơ le tự động trên hệ thống đường dây để khi thời tiết xấu, giông bão, gió lốc gây đứt dây, nhã trụ, rơ le tự động trong hệ thống sẽ tự động ngắt điện và hệ thống báo động làm việc Khi đó, nhân viên vận hành sẽ thông báo và phối hợp với các đơn vị liên quan để khắc phục và xử lý sự cố.
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
7.1 Quản lý hành lang an toàn lưới điện
Cơ sở thực hiện công tác vận hành theo quy định hiện hành của EVN bao gồm bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp như qui định tại Nghị định 14/2014/NĐ CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện Các công tác có liên quan bao gồm:
- Kiểm tra thường xuyên hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình Khi phát hiện hành vi vi phạm, báo cáo và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm đó;
- Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện đúng thời hạn quy định
- Công nhân quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện phải thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện
7.2 Giảm thiểu nhiệt thừa Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt thừa đến môi trường làm việc của công nhân, Cơ sở đã thực hiện những giải pháp sau:
- Lắp đặt máy điều hòa trong văn phòng làm việc của nhà điều khiển;
- Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kì, tránh để tình trạng máy biến áp phát sinh nhiều nhiệt trong quá trình làm việc
- Đối với khu vực xung quanh Nhà máy, khu đất trống tiến hành trồng cây tầm thấp, cây cảnh nhỏ xung quanh để tạo cảnh quan.
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các công trình bảo vệ môi trường của Cơ sở không thay đổi so với kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày 03/5/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy luôn tuân thủ công tác bảo vệ môi trường và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường 01
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo lần/năm để quản lý Bên cạnh đó, Nhà máy cũng không nhận được khiếu nại khiếu kiện từ người dân xung quanh về vấn đề vận hành Nhà máy
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
1.1 Nguồn phát sinh nước thải
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên phát sinh tại khu vực nhà quản lý điều hành
- Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên phát sinh tại khu vực nhà điều khiển trạm biến áp
1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa
Lưu lượng xả nước thải tối đa của Nhà máy là: 1,08m 3 /ngàyđêm
Số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép: 2 dòng thải
- Đối với khu vực nhà quản lý điều hành:
Nước thải sinh hoạt sau khi qua xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn dung tích 16,269 m 3 (5,8mx1,7mx1,65m) đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (đạt giá trị cột B) được dẫn ra môi trường và tự thấm
- Đối với khu vực nhà điều khiển trạm biến áp:
Nước thải sinh hoạt sau khi qua xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn dung tích 1,386 m 3 (1,4mx0,6mx1,65m) đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (đạt giá trị cột B) được dẫn được dẫn ra môi trường và tự thấm
1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm
Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, k=1,2, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
Các thông số xác định chất lượng nước thải sau xử lý bao gồm: pH; BOD5 (20 0 C); Tổng chất rắn lơ lửng (TSS); Tổng chất rắn hòa tan; Sunfua (tính theo H2S); Amoni (tính theo N); Nitrat (NO3 -) (tính theo N); Dầu mỡ động, thực vật; Tổng các chất hoạt động bề mặt; Phosphat (PO4 3-) (tính theo P); Tổng Coliforms
Bảng 13 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải sinh hoạt
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị giới hạn cho phép
03 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 100
04 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) mg/l 1000
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị giới hạn cho phép
07 Nitrat NO3- (tính theo N) mg/l 50
08 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 20
09 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 10
10 Phosphat PO4 3- (tính theo P) mg/l 10
Ghi chú: Giới hạn cho phép là QCVN 14:2008/BTNMT cột B, K = 1,2 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt
1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
- Vị trí xả nước thải:
+ Vị trí 1: Tại vị trí khu vực nhà quản lý điều hành có tọa độ theo hệ tọa độ VN2000 là: X(m): 1.230.113; Y(m): 524.148
+ Vị trí 2: Tại vị trí khu vực nhà điều khiển trạm biến áp có tọa độ theo hệ tọa độ VN
- Phương thức xả thải: Nước thải của sau xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn được thoát ra nguồn tiếp nhận là môi trường đất khu vực Nhà máy theo phương thức tự thấm
- Chế độ xả nước thải: Không liên tục
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Môi trường đất khu vực Nhà máy tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
Theo ĐTM được phê duyệt, nước thải phát sinh tại Nhà máy là nước thải sinh hoạt, được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn rồi cho tự thấm ra môi trường và không phải thực hiện quan trắc định kỳ Do đó, Cơ sở không tiến hành quan trắc nước thải trong thời gian vừa qua.
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải
Tại cơ sở không phát sinh bụi, khí thải từ quá trình sản xuất, chỉ phát sinh bụi, khí thải từ các xe cộ ra vào Nhà máy với lưu lượng thấp, không đáng kể, là nguồn phân tán nên không cần qua hệ thống xử lý khí Do đó, Cơ sở không thực hiện quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải trong quá trình hoạt động.
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với điện từ trường
Cơ sở đã phối hợp với Trung tân Phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam đo đạc cường độ điện trường và cường độ từ trường tại Nhà máy thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ theo quy định Kết quả cho thấy hoạt động sản xuất điện của Nhà máy không gây ảnh hưởng điện trường và từ trường cho khu vực
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Nhà máy
Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định: Công trình xử lý chất thải không phải thực hiện vận hành thử nghiệm gồm: Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định)
Tại Nhà máy nước thải được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn theo phương án đã được phê duyệt tại báo cáo ĐTM (Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày 03/5/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận), các bể tự hoại của Nhà máy đang hoạt động bình thường và thuộc đối tượng không phải thực hiện vận hành thử nghiệm Do đó, Nhà máy không lập Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải cho các bể tự hoại 3 ngăn của Nhà máy
Theo điểm b khoản 1 của Điều 46 của Luật BVMT công trình thu gom, lưu trữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển CTR đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế không thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm Tại Nhà máy chỉ bố trí các thùng chứa chất thải rắn, khu vực lưu giữ tạm thời và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý Vì vậy, Nhà máy không lập Kế hoạch vận hành thử nghiệm đối với hạng mục này.
Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật
- Căn cứ khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và Điều 97, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Nhà máy không thuộc đối tượng phải thực hiện chương trình quan trắc định kỳ và quan trắc tự động liên tục đối với nước thải
- Căn cứ khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và Điều 98, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Nhà máy không thuộc đối tượng phải thực hiện chương trình quan trắc định kỳ và quan trắc tự động liên tục đối với khí thải
- Quan trắc chất thải rắn thông thường: khối lượng, chủng loại Tại vị trí khu tập trung chất thải rắn thông thường, tần suất: thường xuyên
- Quan trắc chất thải nguy hại: khối lượng, chủng loại (qua sổ nhật ký theo dõi) Tại vị trí khu vực lưa chứa tạm thời chất thải nguy hại, tần suất thường xuyên
- Chế độ báo cáo: Nhà máy thực hiện báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường gửi đến UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Tuy Phong theo quy định
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Từ khi Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy luôn tuân thủ các biện pháp BVMT theo đúng ĐTM đã được phê duyệt và chưa có đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường44 2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan
Công ty Cổ phần điện mặt trời Vĩnh Hảo cam kết các thông tin, số liệu đuợc nêu trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo là hoàn toàn chính xác
2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan
Công ty Cổ phần điện mặt trời Vĩnh Hảo cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan, cụ thể như sau:
+ Về thu gom và xử lý nước thải
Cam kết tách riêng hệ thống thu gom nước thải và nước mưa trong Nhà máy, nước thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh được thu gom dẫn về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý trước khi thải nguồn tiếp nhận là vùng đất xung quanh khu vực Nhà máy bằng hình thức tự thấm Cam kết kiểm tra, bảo trì bể tự hoại thường xuyên để hoạt động ổn định đảm bảo hiệu suất xử lý
+ Về thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường
Cam kết thường xuyên thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh Thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải sinh hoạt bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
+ Về thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
Bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại và thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý toàn bộ các loại chất thải nguy hại bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
+ Cam kết khắc phục, giảm thiểu sự cố:
- Cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo
- Cam kết trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam và để xảy ra các sự cố môi trường thì chịu trách nhiệm đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường theo quy định.