1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế Ở việt nam hiện nay

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng là một xu thế tất yếu, nó thể hiện sự phát triển vượt bậc về chất củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- 

-Khoa Lý luận chính trị BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI

“Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay”

Mã sinh viên :

GV hướng dẫn :

HÀ NỘI – 04/2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Những vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế 2

1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế 2

1.1.1 Khái nhiệm về hội nhập kinh tế quốc tế 2

1.1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 2

1.2 Nội dung, hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 3

1.2.1 Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công 3

1.2.2 Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhâp kinh tế quốc tế 4

* Hợp tác kinh tế song phương 4

* Hội nhập kinh tế khu vực 4

Chương 2 Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay 5

2.1 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế 5

2.2 Những thời cơ và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 6

2.2.1 Những thời cơ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 6

2.2.2 Những thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 8

2.3 Thành tựu và hạn chế trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 9

2.3.1 Những thành tựu đạt được 9

2.3.2 Hạn chế trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 9

2.4 Trách nhiệm của sinh viên trong hội nhập kinh tế quốc tế 10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng là một xu thế tất yếu, nó thể hiện sự phát triển vượt bậc về chất của lực lượng sản suất trên cơ sở phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới Sự liên kết, liên minh về kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và vận mệnh của nhiều quốc gia Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa sống còn đối với các quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam Ngay từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sớm nhận thức được tính cấp thiết và

sự quan trọng cần phải hội nhập kinh tế quốc tế để thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển Từ đó đến nay, nhất là kể từ sau Đại hội VI của Đảng, quan điểm, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta không ngừng được củng cố, hoàn thiện

và phát triển để phù hợp với tình hình của đất nước ở từng giai đoạn cụ thể

Ngày nay, trước những biến động phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, cùng với sự tác động mạnh mẽ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề trên, em xin lựa

chọn đề tài: “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu

luận Kính mong cô giáo tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến để bài viết của em tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh Em xin chân thành cảm ơn!

1

Trang 4

Chương 1: Những vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế 1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1 Khái nhiệm về hội nhập kinh tế quốc tế

- Theo Wikipedia, Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến

trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau Hình thức này đã diễn ra từ hàng ngàn năm về trước, được tính khi đế quốc La Mã mở rộng sự bành trướng của mình ra bên ngoài, quá trình xâm lược các quốc gia trên thế giới đồng thời là quá trình mở mang hệ thống mạng lưới giao thông, thúc đẩy giao thương giữa các nước

và áp đặt giá trị đồng tiền của mình đến những nơi hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra

Nếu hiểu theo nghĩa chặt chẽ hơn, hội nhập kinh tế quốc tế chính là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau 1

- Theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác - Lênin, hội nhập kinh tế quốc tế là

quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung 2

1.1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

- Thứ nhất, xuất phát từ xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Toàn cầu hóa thực chất là quá trình tạo ra vô số những liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia theo xu hướn ngày càng tăng các mối quan hệ trên phạm

vi và quy mô toàn cầu Toàn cầu hóa được diễn ra theo cả chiều sâu và bề rộng trên tất cả các phương diện của đời sống, trong đó toàn cầu hóa trên lĩnh vực kinh tế là xu thế trội, vừa là xu thế chủ đạo, trung tâm, vừa là xu tế tạo tiền đề, cơ sở, động lực thúc đẩy toàn cầu hóa trên các lĩnh vực khác diễn ra Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng nhanh chóng các mối quan hệ về mặt kinh tế trên thế giới, nó vượt qua giới hạn biên giới của một quốc gia, dân tộc và tạo ta sự ảnh hưởng, phụ thuộc lần nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới

Hội nhập kinh tế quốc tế đã cuốn các quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, khiến cho hệ thống sản suất và phân công lao động của các nước trở thành một bộ phận khẳng khít của chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, do vậy nếu

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_nh%E1%BA%ADp_kinh_t%E1%BA%BF

2 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Dành cho bậc đại học – không chuyên lý luận chính trị), tr 162

2

Trang 5

không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước sẽ bị tụt hậu và khó có thể tự bảo đảm những điều kiện càn thiết để duy trì và thực hiện nền sản xuất, quản lý và phân phối lao động, sản phẩm làm ra

Viết trong cuốn “Toàn cầu hóa và những mặt trái”, Joseph Eugene Stiglitz đã nhận định: “Toàn cầu hóa tất yếu đã làm giảm đi tình trạng cô lập mà các nước đang phát triển thường gặp và tạo ra cơ hội tiếp cận tri thức cho nhiều người ở những nước đang phát triển…” 3

- Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế chính là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.

Đối với các nước đang và kém phát triển nói chung, đối với Việt Nam nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội thuận lợi nhất, để tạo ra con đường ngắn nhất

để các quốc gia có thể rút ngắn, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước phát triển Cùng với đó, hội nhập kinh tế quốc tế là “chìa khóa” mở cửa ra thị trường thế giới, thu hút nguồn vốn, công nghệ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng; tạo cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho người lao động Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ thuận lợi, quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế, các nước đang và kém phát triển cũng phải đối mặt với hàng loạt rủi ro và thách thức, nguy cơ lớn nhất đó là sự phụ thuộc vào các nước lớn do nợ nước ngoài ngày càng gia tăng, mất bản sắc dân tộc và định hướng chính trị, Điều đó đòi hỏi các nước kém và đang phát triển phải có chiến lược, sách lược hợp lý và từng bước đi cụ thể trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế

1.2 Nội dung, hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1 Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công.

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nhân loại trong thời đại ngày nay Hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia, trong đó có Viêt Nam phải cân nhắc với những bước đi, cách làm tối ưu nhất, nó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị đầy đủ các tiền

đề, điều kiện nội tại của nền kinh tế cũng như các mối quan hệ ngoại giao phù hợp với từng nước hoặc các tổ chức trên quốc tế một cách phù hợp Các điều kiện cần phải chuẩn bị gồm: tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế, tư duy đổi mới sáng tạo, sự đồng thuận của toàn xã hội, xây dựng và hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, khung pháp lý để hội nhập, nguồn nhân lực và sự hiểu biết về môi trường đầu tư, hội nhập quốc tế,

3 Joseph Eugene Stiglitz, Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010, tr.36.

3

Trang 6

1.2.2 Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhâp kinh tế quốc tế

Tùy vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tiềm lực của mối quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo những chiều hướng nông, sâu và nhiều mức

độ khác nhau Về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: hợp tác song phương, hội nhập kinh tế khu vực, cụ thể như sau:

* Hợp tác kinh tế song phương

Hợp tác kinh tế song phương là loại hình hội nhập kinh tế quốc tế mà một quốc gia hội nhập cùng các nền kinh tế của các quốc gia khác Đây là loại hình hội nhập kinh tế xuất hiện đầu tiên và lâu đời nhất

Loại hình này có thể tồn tại ở các dạng cụ thể như: một hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư; một thoả thuận; một hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận thương mại tự do song phương (FTAs)

Tính đến tháng 01/02/2023, với việc thiết lập thêm quan hệ ngoại giao với Trinidad và Tobago, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức 192 quốc gia trên thế giới (bao gồm 190/193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc), qua đó tiếp tục thể hiện chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; có quan hệ kinh tế với hơn 221 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế lớn Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện với các cường quốc khu vực và thế giới 4

* Hội nhập kinh tế khu vực

Xu thế này xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay, chúng có sự thay đổi phụ thuộc vào sự phát triển của tình hình phát triển kinh tế thế giới theo từng giai đoạn lịch sử nhất định Các học giả Châu Âu đã phân loại hội nhập kinh tế khu vực thành những mức độ từ thấp đến cao: Khu vực Mậu dịch tự do (FTA), Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung (CM), Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU)

4 Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia thứ 192, https://thanhnien.vn/viet-nam-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-voi-quoc-gia-thu-192-185230202163546862.htm

4

Trang 7

Chương 2 Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay 2.1 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế

- Quan niệm về “hội nhập” và những nội ham của nó lần đầu được đề cập trong

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng: “Xây dựng một nền kinh

tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả” 5

- Phát triển quan điểm trên về hội nhập, tại Nghị quyết số 07 - NQ/TW ngày

27/11/2001 của Bộ Chính trị khóa IX của Đảng xác định: “Chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa…” 6

- Đại hội X tiếp tục khẳng định chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế “đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” Với chủ trương7

đó, hợp tác quốc tế được tiến hành đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đẩy mạnh tiến trình hội nhập trong khuôn khổ các nước ASEAN làm chủ đạo

- Đại hội XI, Đảng đã có những bước phát triển mới, quan trọng về tư duy chuyển đổi từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị Khóa XI ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về hội nhập quốc tế” Đây là sự kiện có ý nghĩa chiến lược, chính là phương châm chỉ đạo chiến lược để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn trong lĩnh vực kinh tế ở các giai đoạn tiếp theo

- Đại hội XII của Đảng, ngày 5/11/2016 tại Hội nghị Trung ương 4, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhất quán với quan điểm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển,

đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại… chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng” 8

5 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (phần I), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019,

tr 690.

6 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (phần I), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019,

tr 878.

7 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (phần II), Sđd, tr 123.

8 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t I, tr 161 – 162.

5

Trang 8

2.2 Những thời cơ và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.1 Những thời cơ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

- Từ sau đổi mới, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và bước tiến quan trọng Năm 2019, CPTPP chính thức có hiệu lực ở Việt Nam; năm 2020, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký kết EVFTA Điểm quan trọng là FTA thế hệ mới có mức độ cam kết rộng nhất, bao phủ gần như toàn bộ các lĩnh vực về hàng hóa và dịch vụ; có mức độ cam kết sâu nhất, mức cắt giảm thuế gần như về 0%; có cơ chế thực thi chặt chẽ 9

- Đối với CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trong đó 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Đối với EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 65% dòng thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực; xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong vòng 9 năm 10

- Không chỉ vậy, ngoài việc hưởng lợi ích từ việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới còn là việc tiếp nhận kịp thời thông tin về các FTA, hưởng các ưu đãi theo FTA, được bảo vệ lợi ích khi thực thi các FTA đồng thời với trách nhiệm thực thi hiệu quả các FTA Đặc biệt, việc tham gia FTA thế hệ mới giúp các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng nắm bắt các cơ hội để tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia hiệp định, đơn cử như với CPTPP11

+ Thứ nhất, lợi ích về xuất khẩu: Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tạo

ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu

+ Thứ hai, lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu: Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000

tỷ USD, trong đó bao gồm các thị trường lớn, như Nhật Bản, Canada, Australia Tham gia CPTPP sẽ mở ra nhiều cơ hội trong hình thành chuỗi cung ứng, là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động,

9 Bộ Công thương: Sổ tay Hội nhập kinh tế quốc tế, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Nxb Dân trí, Hà Nội, 2021.

10 Bộ Công thương: Sổ tay Hội nhập kinh tế quốc tế, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Nxb Dân trí, Hà Nội, 2021.

11 Bộ Công thương: Sổ tay Hội nhập kinh tế quốc tế, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Nxb Dân trí, Hà Nội, 2021

6

Trang 9

giảm dần việc gia công lắp rắp, tham gia các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh…

- Ngoài ra, các FTA thế hệ mới mở ra cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tự nâng cấp chính mình, chấp nhận những luật chơi mới, khó hơn để tiến sâu hơn, vươn lên những công đoạn có giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối toàn cầu 12

- Năm 2019, thương mại quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, xung đột thương mại ở nhiều khu vực trên thế giới, sự suy giảm tương ứng của nhiều nền kinh tế Các năm 2020 - 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu, hoạt động thương mại bị xáo trộn chưa từng có tiền

lệ Diễn biến dịch bệnh, chính sách giãn cách xã hội, các quyết định đóng cửa tạm thời nền kinh tế, đứt gãy chuỗi sản xuất và vận tải… là những yếu tố bất thường, tác động trực tiếp tới hoạt động thương mại Trong bối cảnh đó, thương mại giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP vẫn được kết nối thông suốt Năm đầu tiên (năm 2019), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khối này đạt 39,5 tỷ USD Năm thứ hai (năm 2020), dưới tác động của dịch bệnh COVID-19, kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ, đạt 38,75 tỷ USD, nhưng bước sang năm thứ ba đã lấy lại đà tăng trưởng, cho thấy nỗ lực vượt khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam Theo Bộ Công Thương, năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường CPTPP đạt 91,4 tỷ USD Việt Nam xuất khẩu nông sản, máy móc - thiết bị, điện thoại - linh kiện, hàng dệt may, da giày, thủy sản… sang 10 quốc gia thành viên CPTPP với giá trị 46 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 45,4 tỷ USD Trong đó, các thị trường xuất khẩu đạt giá trị lớn gồm: Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico, Chile Ba thị trường còn lại (Peru, Brunei và New Zeland) dù tăng trưởng mạnh, nhưng giá trị tuyệt đối trong giao dịch thương mại còn thấp 13

- Đối với EVFTA, các doanh nghiệp bắt đầu thể hiện tính tích cực hơn và những lợi ích của Hiệp định đem lại rõ rệt hơn Tỷ lệ sử dụng chứng nhận xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định tăng cao Đáng chú ý, 6 tháng năm 2022, tỷ lệ này đã tăng trên

12 EVFTA thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tự nâng cấp chính mình”, Tạp chí Tài chính online, ngày 7-8-2020, https://tapchitai chinh.vn/evfta-thuc-day-cac-doanh-nghiep-viet-nam-tu-nang-cap-chinh-minh.html

13 “Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường CPTPP tăng trưởng dương”, Trang thông tin điện tử Trung tâm WTO và hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ngày 21-3-2022, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/20302-xuat-khau-cua-viet-nam-sang-cac-thi-truong-cptpp-tang-truong-duong

7

Trang 10

32% - cao hơn khoảng hơn 4 lần so với tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong CPTPP Trong giao dịch thương mại với EU, riêng năm 2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam

và EU đạt 63,6 tỷ USD, tăng trưởng 14,8% so với năm 2020 Cụ thể, tổng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 45,8 tỷ USD, tăng 14,2%; còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2020 Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O mẫu EUR.1) đạt khoảng 7,8 tỷ USD, cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của EU theo EVFTA Trong 6 tháng đầu năm15

2022, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 23,82 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2021

và nhập khẩu đạt 7,88 tỷ USD, giảm 4,7% so với năm 2021 16

2.2.2 Những thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

- Một là, các điều khoản của FTA được đánh giá tạo ra nhiều khó khăn mới cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau

Trong đó, đáng chú ý là vấn đề về lao động, bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ

Do vậy, việc nâng cao sự hiểu biết và kiến thức cơ bản về các khái niệm, quy định điều chỉnh các FTA trong các lĩnh vực liên quan là rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp của Việt Nam, tăng khả năng tiếp cận với

hệ thống thương mại toàn cầu 17

- Hai là, sau một thời gian thực thi các FTA thế hệ mới, lợi ích nhận được từ

các hiệp định này còn hạn chế

Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa nắm rõ về những ưu đãi thuế quan theo các hiệp định, cũng như khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu Phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ hiểu biết sơ bộ về hiệp định,

14 Tuệ Minh: “Doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội và tận dụng hiệu quả EVFTA sau 2 năm thực thi”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, ngày 28-7-2022, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi- truong-nuoc-ngoai/doanh-nghiep-da-nam-bat-co-hoi-va-tan-dung-hieu-qua-evfta-sau-2-nam-thuc-thi.html

15 “Các FTA thế hệ mới kích đà tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam”, Cổng thông tin điện

tử Bộ Công thương, ngày 15-5-2022, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cac-fta-the-he-moi-kich-da-tang-kim-ngach-xuat-khau-cua-viet-nam.html

16 Tuệ Minh: “Doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội và tận dụng hiệu quả EVFTA sau 2 năm thực thi”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, ngày 28-7-2022, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi- truong-nuoc-ngoai/doanh-nghiep-da-nam-bat-co-hoi-va-tan-dung-hieu-qua-evfta-sau-2-nam-thuc-thi.html

17 Phan Thanh Vs: “Những thách thức trong lĩnh vực lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ khi hội nhập quốc tế”, Trang thông tin điện tử Thông tấn xã Việt Nam, ngày 5-11-2021,

https://news.vnanet.vn/?

created=365%20day&keyword=FTA&servicecateid=1&scode=1&qcode=17

8

Ngày đăng: 19/11/2024, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w