TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN Học phần : Chủ nghĩa xã hội khoa học Tên đề tài : “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân và sự vận dụng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
Học phần : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tên đề tài : “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện nay
Trang 2Mục lục I/ Lý do chọn đề tài
II/ Nội dung
Luận điểm 1 : Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1 Khái quát về giai cấp công nhân
A Khái niệm
B Đặc điểm
C Quan điểm của Mác - Lênin về giai cấp công nhân :
2 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
A Khái quát
B Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
B.1 : Điều kiện khách quan
a Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội
b Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân B.2 : Điều kiện chủ quan
a Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân về số lượng
và chất lượng
Trang 3b Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử
C Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
C.1 : Nội dung
Nội dung kinh tế
Nội dung chính trị
Nội dung văn hoá , tư tưởng
C.2 Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ nhữngtiền đề kinh tế - xã hội của sản xuất mang tính xã hội hóa
b Thực hiện sứ mệnh lịch sử là sự nghiệp cách mạng của bảnthân giai cấp công nhân cùng đông đảo nhân dân lao động do Đảng Cộng sản lãnh đạo và mang lại lợi ích cho đa số
c Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thay thế chế độ sỡ hữu tư nhân này bằng một chế độ sỡ hữu tư nhân khác mà là xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu
d Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị là tiền
đề cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nhằm giải phóng con người
Trang 4 Luận điểm 2 : Sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện nay
1 Tư tưởng của V.I Lê-nin là cơ sở lý luận, được vận dụng kiênđịnh và sáng tạo, từng bước định hình con đường và bước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của ViệtNam
2 Tư tưởng của V.I Lê-nin về NEP là cơ sở nền tảng để Đảng
ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa - sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thựctiễn Việt Nam trong bối cảnh mới
3 Các nguyên lý của chủ nghĩa Mác, đặc biệt là tư tưởng củaV.I Lê-nin được Đảng ta vận dụng, phát triển vào xây dựng,củng cố liên minh giai cấp và đại đoàn kết toàn dân tộc, pháthuy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội
4 Tư tưởng của V.I Lê-nin về Đảng Cộng sản kiểu mới đã đượcvận dụng sáng tạo, đem lại những thành tựu trong xây dựng vàcủng cố vai trò Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước
và xã hội ở Việt Nam - nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảmcho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đi đếnthắng lợi
5 Đảng ta vận dụng tư tưởng của V.I Lê-nin trong xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong nhận
Trang 5diện và xử lý mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý và nhân dân làm chủ
III/ Kết luận
Đề bài : “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện nay”
I/ Lý do chọn đề tài
Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều có vai trò sáng tạo chân chính
ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng tạo công cụ sản xuất, giá trị thặng dư và chính trị xã hội Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nghiên cứu một cách toàn diện về các quy luật chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình thành
và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa Trong
đó chủ nghĩa xã hội khoa học đã tập trung nghiên cứu những nguyên tắc căn bản, những điều kiện, con đường, hình thức, phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội
Trang 6 Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội đang ở trong thời kì thoái trào, thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa cơ bản lên chủ nghĩa xã hội còn
có nhiều biến động và có nhiều tiêu cực thì vấn đề làm sáng tỏ
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được đặt ra trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh hưởng tới sự chuyển biến của lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh tế khác, thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác
mà còn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội, nó tác động đến quá trình sản xuất cụ thể,tới bộ mặt phát triển của thếgiới Từ những vai trò to lớn trên việc nghiên cứu sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân có ý nghĩa quan trọng về lý luận lẫn thực tiễn
Nước Việt Nam ta trong quá trình hình thành và xây dựng đất nước từ bao thế kỷ trước , đã chứng kiến biết bao lần bị xâm chiếm , đô hộ , nhân dân đói khổ lầm than , với một lòng yêu nước, yêu đồng bào nồng nàn sâu sắc , chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tìm rất nhiều cách để giải cứu đất nước , đem lại độc lập tự
do cho dân tộc và ngài đã tìm thấy con đường của mình - kế thừa tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin Cho đến hiện nay , với
Trang 7tình hình trị an ổn định , nhân dân được hưởng nền thái bình , thịnh trị để tập trung vào sản xuất , phát triển đất nước , có thể thấy , con đường của Bác là một hướng đi vô cùng đúng đắn Đảng và nhà nước đã có sự kế thừa và phát huy rất tốt tư tưởng của Mác - Lênin ( cũng chính là con đường chính trị Bác đã chọn ) để xây dựng đất nước Việt Nam với tốc độ pháttriển nhanh chóng , bền vững như hiện tại Nghiên cứu về vấn
đề này , để hiểu sâu sắc hơn cách các nhà lãnh đạo đã áp dụng
tư tưởng Mác - Lênin và xây dựng một nước Việt Nam theo hướng Xã hội chủ nghĩa phát triển như hiện tại
II / Nội dung
LUẬN ĐIỂM 1 : QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1 Kháiquátvềgiaicấpcôngnhân
A Khái niệm :
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó, như: giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại,giai cấp công nhân đại công nghiệp, Mặc dù vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công
Trang 8nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
B Đặc điểm : Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai cấp có hai đặc trưng cơ bản sau đây:
Về phương thức lao động của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay giántiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệpngày càng hiện đại,ngày càng có trình độ xã hội hóa cao Giai cấp công nhân có một quá trình phát triển từ những người thợ thủ công thời kỳ trung cổ đến những người thợ trong công trường thủ công và cuối cùng đến những người công nhân trong công nghiệp hiện đại Trong xã hội tư bản, nền sản xuấtđại công nghiệp ngày càng phát triển,máy móc ngày càng nhiều, sản xuất ngày càng có năng suất cao, làm cho những thợthủ công bị phá sản, những người nông dân mất việc làm buộc phải gia nhập vào hàng ngũ công nhân
Về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giaicấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản Trong tác
Trang 9phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen
đã đưa ra định nghĩa: "Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứkhông phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ
sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức
là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi
C Quan điểm của Mác - Lênin về giai cấp công nhân :
Giai cấp công nhân là giai cấp cơ sở của xã hội: Mác và Lênin tin rằng giai cấp công nhân là lực lượng cơ sở của xã hội và là người lao động chủ yếu trong sản xuất Họ thấy giai cấp công nhân là người chịu nhiều khổ cực trong xã hội tư sản và bị áp bức bởi tư sản
2.Nộidungsứmệnhlịchsửcủagiaicấpcôngnhân
A Khái quát :
Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại,lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai; do vậy, về mặt khách quan đây là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế
Trang 10độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa C.Mác và Ph.Ăngghen đã tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chỉ ra con đường và những biện pháp cần thiết để giai cấp công nhân hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.
V.I.Lênin cho rằng: "Điểm chủ yếu trong học thuyết Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản
là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa".Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân cần phải trải qua hai bước Bước thứ nhất
"Giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị" và "Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước"
Bước thứ hai: " Giai cấp vô sản dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước" tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa Hai bước này quan hệ chặt chẽ với nhau: giai cấp công nhân không thực hiện được bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai nhưng bước thứ hai là quan trọng nhất
để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.Để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp
Trang 11công nhân nhất định phải tập hợp được các tầng lớp nhân dân lao động xung quanh nó, biến hành cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt kinh tế, chính trị, và văn hóa, tư tưởng Đó là một quá trình lịch sử hết sức lâu dài và khó khăn.
B Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
B.1 : Điều kiện khách quan
a Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin, giai cấp công nhân là giai cấp là yếu tố quan trọng nhất với các tính chất sau
Về số lượng: Trong nền sản xuất công nghiệp giai cấp công nhân chiếm ưu thế với số lượng lớn.Về chất lượng: Do điều kiện lao động gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, để tồn tại đã buộc giai cấp công nhân đã không ngừng học tập và vươn lên sao cho đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất ngày càng hiện đại Do vậy đội ngũ công nhân được tri thức hóa ngày càng tăng
Về quyền lợi: Giai cấp tư sản muốn duy trì chế độ bóc lột đối với quần chúng lao động Ngược lại, giai cấp công nhân đòi xóa bỏ chế
độ bóc lột, xóa bỏ tư hữu tư bản chủ nghĩa tư liệu sản xuất giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân
b Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
Trang 12Do địa vị kinh tế - xã hội quy định đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị - xã hội mà các giai cấp khác không có như:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng, vì họ đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến và được trang bị bởi một lí luận khoa học,cách mạng, luôn luôn điđầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng.Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày nay, vì trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản họ không có gì để mất ngoài đóinghèo, nhưng thắng lợi họ sẽ được tất cả và khác với giai cấp
là ở chỗ sau khi giành chính quyền họ không chia nhỏ tư liệu sản xuất của xã hội thành của riêng từng người, mà họ sẽ xây dựng một phương thức mới ở đó tư liệu sản xuất là của chung, xóa bỏ chế độ bóc lột người, thực hiện công bằng xã hội theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo kết quả lao động
Thứ ba, giai cấp có ý thức tổ chức kỹ luật cao do được rèn luyện trong nền sản xuất đại công nghiệp nên giai cấp công nhân đã có tinh thần đoàn kết , ý thức tổ chức kỹ luật trong sảnxuất, vì vậy trong cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột
Trang 13của giai cấp tư sản, nếu có được một chính đảng cách mạng tiến bộ lãnh đạo, tổ chức lại thì họ sẽ trở thành một lực lượng hùng mạnh đông đảo.
Thứ tư, giai cấp có bản chất quốc tế do tính chất của sản xuất
mà giai cấp công nhân có khả năng và điều kiện để tiếp thu lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, giác ngộ về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp mình, cũng như có khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, đoàn kết với các tầng lớp lao động khác với các giai cấp khác một cách dễ dàng ở trong phạm vi một nước cũng như trên phạm vi quốc tế theo chủ nghĩa quốc tế vô sảnB.2 : Điều kiện chủ quan
a Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng.
- Chất lượng của giai cấp công nhân phải thể hiện ở trình độ trưởng thành về ý thức chính trị của một giai cấp cách mạng, tức là sự tự giác nhận thức được vai trò và trọng trách của giai cấp mình đối với lịch sử Do đó giai cấp công nhân phải được giác ngộ về lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Chất lượng của giai cấp công nhân còn phải thể hiện ở năng lực và trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhất là trong điều kiện hiện nay
Trang 14b Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử
- Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân ra đời và đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp cách mạng
- Quy luật chung, phổ biến cho sự ra đời của Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác – Lênin
- Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của Đảng Cộng sản , làm cho đảng mang bản chất giai cấp công nhân, trở thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấucủa giai cấp
- Đảng chỉ gồm những người ưu tú, giác ngộ lý luận, kiên quyết cáchmạng nhất Đảng cao hơn giai cấp ở trình độ giác ngộ lí tưởng, trí tuệ, phẩm chất và sự hi sinh cho giai cấp - lãnh đạo giai cấp
- Đảng Cộng sản đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc và xã hội
C Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.C.1 : Nội dung
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là lực lượng tiên phong, đi đầu trong cách mạng xác lập hình thái kinh
Trang 15tế - xã hội chủ nghĩa cộng sản
Thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản , giai cấp công nhân tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bất công, xoá bỏ các chế độ áp bức, bóclột, bất công, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới
- Nội dung kinh tế: Giai cấp công nhân đại biểu cho quan hệ sản xuất
mới, phương thức sản xuất tiến bộ là chủ thể của quá trình sản xuất của cải vật chất tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
- Nội dung chính trị: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản , giai cấp
công nhân đấu tranh giành chính quyền, xây dựng nhà nước kiểu mới của nhân dân
- Nội dung văn hoá, tư tưởng : Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
, giai cấp công nhân xây dựng nền văn hoá, xây dựng con người mới, đạo đức và lối sống mới XHCN
C.2 Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền
đề kinh tế - xã hội của sản xuất mang tính xã hội hóa.
- Quá trình sản xuất mang tính xã hội hoá làm xuất hiện những tiền
đề vật chất, thúc đẩy sự phát triển xã hội, thúc đẩy sự vận động của mâu thuẫn cơ bản trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Sự xung đột giữa tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất