Card mạng ảo trong VMware Workstation có các thao tác như: thêm, xóa một vmnet, sửa dải IP của một vmnet, cấu hình DHCP.. b.Cấu hình mạng trong phần mềm mô phỏng Virtualbox C
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA AN TOÀN THÔNG TIN
-
Môn : Thực tập cơ sở
Bài 5: Cài đặt, cấu hình mạng doanh nghiệp với Pfsense firewall
Sinh viên :Nguyễn Quang Trường
Mã sinh viên :B21DCAT196
Giảng viên hướng dẫn :Nguyễn Hoa Cương
Hà Nội – 2024
Trang 21.Lí thuyết
a.Cấu hình mạng trong phần mềm mô phỏng Vmware
VMware Workstation có nhiều tính năng của mạng giúp tạo và quản lý các mạng riêng tư, chia sẻ hoặc mạng cách ly bên trong VMware Workstation Để bắt đầu cấu hình mạng trong VMware Workstation Mở VMware Workstation> Chuyển đến Edit menu Chọn Virtual Network Editor Card mạng ảo trong VMware Workstation có các thao tác như: thêm, xóa một vmnet, sửa dải IP của một vmnet, cấu hình DHCP
Có 3 mạng mặc định được tạo khi cài đặt VMware Workstation Đó là vmnet0, vmnet1, vmnet8 Chúng là 3 chế độ khác nhau: Bridged, Host-only, NAT
Bridged: Máy ảo hoạt động độc lập được kết nối với switch và router vật lý và trực tiếp nhận địa chỉ IP từ DHCP Server có mặt trong mạng lưới Nó có quyền truy cập vào các máy khác trên mạng và có thể được các máy khác liên hệ trên mạng như thể là một máy tính vật lý
NAT: Đây là chế độ mạng mặc định được sử dụng và gán khi tạo một máy ảo Ở chế độ này, máy ảo không có địa chỉ IP riêng trên mạng bên ngoài Thay vào đó, một mạng riêng được thiết lập trên máy chủ lưu trữ Máy ảo nhận một địa chỉ trên mạng đó từ máy chủ DHCP VMware ảo Thiết bị VMware NAT truyền dữ liệu mạng giữa một hoặc nhiều máy ảo và mạng bên ngoài Nó xác định các gói dữ liệu đến dành cho mỗi máy ảo và gửi chúng đến đích chính xác
Host-only: Được sử dụng khi cần tạo một mạng hoàn toàn bị cô lập để máy ảo của bạn không thể thấy mạng khác hoặc Internet, cung cấp kết nối mạng giữa máy ảo
và máy chủ, sử dụng bộ chuyển đổi Ethernet ảo hiển thị trên hệ điều hành máy chủ
b.Cấu hình mạng trong phần mềm mô phỏng Virtualbox
Các máy ảo chạy trên VirtualBox có thể được kết nối với các mạng khác nhau VirtualBox cung cấp nhiều chế độ mạng cho máy ảo Mỗi máy ảo VirtualBox có thể sử dụng tối đa tám bộ điều hợp mạng(Adapter) ảo, mỗi bộ điều hợp trong số đó được gọi là bộ điều khiển giao diện mạng (NIC) Bốn bộ điều hợp mạng ảo có thể được định cấu hình trong VirtualBox Tất cả các bộ điều hợp mạng ảo có thể được cấu hình bằng lệnh VBoxManage modvm VBoxManage là một công cụ
Trang 3quản lý dòng lệnh của VirtualBox có thể được sử dụng để định cấu hình tất cả cài đặt VirtualBox bao gồm cài đặt mạng VirtualBox
VirtualBox cung cấp nhiều chế độ mạng cho mỗi bộ điều hợp mạng ảo, đây là một trong những tính năng thú vị khi cài đặt mạng VirtualBox Một số chế độ mạng đó là:
Not attached(Không kết nối): Bộ điều hợp mạng ảo được cài đặt trong máy ảo,
nhưng không có kết nối mạng
NAT: Chế độ mạng này sử dụng cho bộ điều hợp mạng ảo theo mặc định Hệ điều
hành khách trên máy ảo có thể truy cập các máy chủ trong mạng cục bộ vật lý (LAN) bằng cách sử dụng thiết bị NAT ảo (Dịch địa chỉ mạng) Các mạng bên ngoài, bao gồm cả internet, có thể truy cập được từ hệ điều hành khách Không thể truy cập máy khách từ máy chủ hoặc từ các máy khác trong mạng khi chế độ NAT được sử dụng cho mạng VirtualBox
NAT Network: Chế độ này tương tự như chế độ NAT, nhưng nếu sử dụng chế độ
Mạng NAT cho nhiều máy ảo, chúng có thể giao tiếp với nhau qua mạng Các máy ảo có thể truy cập các máy chủ khác trong mạng vật lý và có thể truy cập các mạng bên ngoài bao gồm cả internet
Bridged Adapter: Chế độ này được sử dụng để kết nối bộ điều hợp mạng ảo của
máy ảo với mạng vật lý mà bộ điều hợp mạng vật lý của máy chủ VirtualBox được kết nối Bộ điều hợp mạng ảo VM sử dụng giao diện mạng máy chủ để kết nối mạng
Host-only Adapter: Chế độ mạng này được sử dụng để giao tiếp giữa máy chủ
và khách Một máy ảo có thể giao tiếp với các máy ảo khác và với máy chủ
1.2 Các bước thực hiện
1.2.1 Cấu hình topo mạng – Cấu hình ip tĩnh cho các máy
Tạo 2 Subnet trên vmware vmnet4 có địa chỉ 10.10.19.0/24 cho mạng External và vmnet8 có địa chỉ 192.168.100.0/24 cho mạng Internal:
Trang 4Cấu hình địa chỉ IP cho máy Windows Server 2019 mạng Internal(IP 192.168.100.201), và mạng External(IP 10.10.19.202):
Trang 5Cấu hình địa chỉ IP(10.10.19.148) cho Kali Linux External và kiểm tra:
Trang 6Bấm Ctr + x -> y -> enter 2 lần
Cấu hình địa chỉ IP(192.168.100.3) cho Kali Linux Internal và kiểm tra:
Cấu hình địa chỉ IP(192.168.100.147) cho Ubuntu Linux Internal và kiểm tra:
Trang 7Cài đặt máy ảo tường lửa pfSense:
- Sau khi cài đặt pfsense thì chọn 2 để thiết lập địa chỉ ip cho máy pfsense
- Sau khi đặt địa chỉ Ip ta sẽ được hình bên dưới
Ping giữa các máy trong mạng Internal
Ping giữa Kali Linux và Ubuntu:
Trang 8Ping giữa Kali Linux và Windows Server 2019:
Ping giữa Windows Server 2019 và Ubuntu:
Ping giữa các máy trong mạng External:
Ping giữa Kali Linux và Windows Server 2019:
Cài đặt cấu hình pfsense firewall cho lưu lượng ICMP:
Trên máy Linux victim ở mạng trong, vào http://192.168.100.1 để cấu hình pfsense qua giao diện web
Trang 9Bấm Next liên tục cho đến khi cài đặt xong
Sau khi cài đặt xong ta sẽ được như hình bên dưới
Trang 10Cấu hình luật firewall để cho phép luồng ICMP ở mạng External ping được tới giao diện 10.10.19.1
Truy cập vào Firewall/Rule và Add để thêm luật cho pfSense: Bấm
Firewall->Rules->add
Bấm Save
Kiểm tra bằng cách ping tới 10.10.19.1 từ máy Kali attack ở mạng ngoài
Trang 11Sau khi áp dụng rule, máy Kali Linux External không thể ping tới Ubuntu Internal,
nhưng Ubuntu Internal có thể ping tới Kali Linux External
Trả lời câu hỏi:
Theo mặc định, có bao nhiêu cổng TCP mở trên giao diện mạng trong của pfSense?
- Trả lời: Thử nghiệm quét bằng nmap cho thấy có 2 cổng TCP mở trên giao diện mạng trong của pfSense
Theo mặc định, có bao nhiêu cổng TCP mở trên giao diện mạng ngoài của pfSense?
Trang 12- Trả lời: Thử nghiệm quét bằng nmap cho thấy mặc định không có cổng TCP mở trên giao diện mạng ngoài của pfSense
Cài đặt cấu hình pfsense firewall cho phép chuyển hướng lưu lượng tới các máy trong mạng Internal:
Vào http://192.168.100.1 để cấu hình NAT trên pfsense qua giao diện web Truy cập vào Firewall/Rule và Add trên web quản lý của pfSense:
Trang 13Bấm Save để hoàn thành
Kiểm tra bằng cách truy cập ssh tới 10.10.19.1
KẾT LUẬN:
Cài đặt, cấu hình địa chỉ IP thành công, các máy trong mạng ping được nhau Cài đặt cấu hình pfsense firewall cho lưu lượng ICMP
Cài đặt cấu hình pfsense firewall cho phép chuyển hướng lưu lượng tới các máy trong mạng Internal