1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Tác giả Nguyễn Ngọc Thiên Hương
Người hướng dẫn Th.S Đỗ Thị Mỹ Linh
Trường học Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thiết kế thời trang
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 23,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (10)
    • 1.1 Lí do chọn đề tài (10)
    • 1.2 Mục đích nghiên cứu (10)
    • 1.3 Giới hạn đề tài (11)
    • 1.4 Quá trình nghiên cứu (12)
    • 1.5 Xác định thuật ngữ (13)
  • CHƯƠNG 2 (14)
    • 2.1 Cơ sở lý luận (14)
      • 2.1.1 Tìm hiểu về ý tưởng (14)
      • 2.1.2 Nghiên cứu về trang phục dự sự kiện (27)
    • 2.2 Những ảnh hưởng đến đề tài (36)
      • 2.2.1 Các bộ sưu tập có ảnh hưởng (36)
      • 2.2.2 Nhà thiết kế có ảnh hưởng (37)
  • CHƯƠNG 3 (43)
    • 3.1 Phương án thiết kế mẫu (43)
      • 3.1.1 Phát triển mẫu (43)
      • 3.1.2 Bộ sưu tập 20 mẫu thiết kế (49)
    • 3.2 Phương án thực hiện (50)
      • 3.2.1 Thử nghiệm phom (50)
      • 3.2.2 Thử nghiệm xử lý chất liệu (53)
  • CHƯƠNG 4 (56)
    • 4.1 Quá trình thực hiện mẫu 1 (56)
      • 4.1.1 Ý tưởng (56)
      • 4.1.2 Mẫu phác thảo màu (56)
      • 4.1.3 Bảng vẽ kỹ thuật (57)
    • 4.2 Quá trình thực hiện mẫu 2 (60)
      • 4.2.1 Ý tưởng (60)
      • 4.2.2 Mẫu phác thảo màu (61)
      • 4.2.3 Bảng vẽ kỹ thuật (62)
      • 4.2.4 Quá trình thực hiện (62)
    • 4.3 Quá trình thực hiện mẫu 3 (63)
      • 4.3.1 Ý tưởng (63)
      • 4.3.2 Mẫu phác thảo màu (63)
      • 4.3.3 Bảng vẽ kỹ thuật (64)
      • 4.3.4 Quá trình thực hiện (65)
    • 4.4 Quá trình thực hiện mẫu 4 (67)
      • 4.4.1 Ý tưởng (67)
      • 4.4.2 Mẫu phác thảo màu (67)
      • 4.4.3 Bảng vẽ kỹ thuật (69)
      • 4.4.4 Quá trình thực hiện (69)
    • 4.5 Quá trình thực hiện mẫu 5 (70)
      • 4.5.1 Ý tưởng (70)
      • 4.5.2 Mẫu phác thảo màu (71)
      • 4.5.3 Bảng vẽ kỹ thuật (72)
      • 4.5.4 Quá trình thực hiện (72)
  • CHƯƠNG 5 (81)
  • KẾT LUẬN (81)
    • 1. Kết luận (81)
    • 2. Kiến nghị (81)
      • 5.1 Kết luận (81)
      • 5.2 Kiến nghị (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)

Nội dung

Nhận thấy lăng Khải Định là một côngtrình lăng độc đáo đạt đỉnh cao kỳ công nhất nghệ thuật khảm sành sứ với nhiều nétkiến trúc mang hơi thở của thời đại, kết hợp giữa những dấu ấn phươn

Lí do chọn đề tài

Rực rỡ, tinh xảo và độc đáo là những gì mà tôi cảm nhận được khi lần đầu nhìn thấy một bức tranh rồng khảm nổi trên một trang báo mạng Tìm hiểu sâu hơn, tôi được biết đó là một loại hình nghệ thuật cung đình mang tên ‘Khảm sành sứ’ Càng xem, tôi càng say mê và ám ảnh về vẻ đẹp giá trị nghệ thuật của các họa tiết hoa văn, những mảnh vỡ gốm sứ ấy, tôi quyết định đặt chân đến với mảnh đất Cố Đô và đã hoàn toàn bị mê hoặc khi tận mắt thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy của các bức tranh khảm đầy sắc màu trong cung Thiên Định - lăng vua Khải Định.

Những mảnh vỡ đã trở thành một trong những chất liệu quan trọng thể hiện giá trị, nội dung của các công trình kiến trúc Huế, phản ánh những xu hướng thẩm mỹ cung đình, những sắc thái văn hóa, tinh thần xuyên suốt thời kỳ đại phong kiến Xuất phát từ yêu cầu thực tế và gu thẩm mỹ cung đình, nghệ thuật dát sứ vượt qua sự đơn điệu, phóng khoáng của dân gian, đạt đến sự tinh tế, triết lý và chặt chẽ Một chất liệu mô hình dân gian đơn giản, nâng cao giá trị nghệ thuật của trang trí kiến trúc cung đình đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho tôi áp dụng vẻ đẹp này vào trang phục thanh lịch, đang là xu hướng được giới trẻ ngày nay yêu thích Nhận thấy lăng Khải Định là một công trình lăng độc đáo đạt đỉnh cao kỳ công nhất nghệ thuật khảm sành sứ với nhiều nét kiến trúc mang hơi thở của thời đại, kết hợp giữa những dấu ấn phương Đông và phương Tây, tôi quyết định lựa chọn đề tài này cho đồ án tốt nghiệp để thực hiện hóa ý tưởng thông qua bộ sưu tập“Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nữ từ 23-30 tuổi theo phong cách dân tộc lấy ý tưởng từ lăng Khải Định”.

Mục đích nghiên cứu

Trước mắt (về học tập): Bộ sưu tập tốt nghiệp này đánh dấu hành trình bốn năm đại học của tôi và phản ánh quan điểm thẩm mỹ và thời trang mà tôi theo đuổi. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã có cơ hội rèn luyện kỹ năng xây dựng một bộ sưu tập hoàn chỉnh Tôi đã học được cách duy trì cảm hứng từ những ý tưởng cho đến khi chúng trở thành một sản phẩm hoàn thiện trọn đời Hoàn thành dự án này cho phép tôi đánh giá được khả năng chuyên môn và kiến thức tôi thu thập được, từ việc lựa chọn xu hướng, làm việc với chất liệu, thiết kế mẫu mã cho đến hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.

Lâu dài (đáp ứng nhu cầu xã hội): Là một người trẻ khi nhìn về quá khứ hoàng kim của nghệ thuật truyền thống dân tộc, tôi cảm thấy bản thân và giới trẻ hiện nay cần có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa Việt.

Về lâu dài, tôi mong muốn những đề tài về văn hóa truyền thống dân tộc được phát triển trên đa dạng thể loại trang phục và những mẫu thiết kế xuất phát từ ý tưởng mang đậm chất Việt sẽ được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến.

Giới hạn đề tài

Đề tài: Thiết kế trang phục mang cảm hứng về cấu trúc, màu sắc, họa tiết, kỹ thuật xử lý như nghệ thuật khảm bên trong cung Thiên Định - lăng vua Khải Định Tái hiện lại vẻ đẹp nghệ thuật công phu, đầy sáng tạo của các nghệ nhân đã tạo ra những giá trị nghệ thuật đầy tính biểu hiện dưới góc nhìn thẩm mỹ cá nhân.

Thể loại trang phục: Bộ sưu tập với những trang phục ứng dụng dành cho các sự kiện như họp báo, liên hoan phim; liveshow, concert, MV ca nhạc, chụp ảnh họa báo, triển lãm Những mẫu thiết kế sẽ nhấn mạnh vào việc xử lí chất liệu, tạo hoa văn bề mặt độc đáo, phù hợp cho mục đích sử dụng, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo sự nổi bật, thể hiện phong cách và cái tôi của người mặc Thiết kế sẽ mang kiểu dáng hiện đại và lồng ghép các yếu tố hình ảnh mang tính dân tộc như đầm dài, quần ống loe, áo cổ yếm,

Kỹ thuật thực hiện: Bộ sưu tập với đề tài lăng Khải Định vừa mang giá trị văn hóa phương Đông vừa đậm chất hiện đại kiến trúc phương Tây Vậy nên, tôi sẽ thực hiện các mẫu thiết kế trang phục với phong cách dân tộc kết hợp hiện đại trên phương pháp rã ráp làm rập 2D và kỹ thuật draping Màu sắc chủ đạo của cung Thiên Định là xám-vàng, đây cũng là tone màu chủ đạo tôi lựa chọn cho bộ sưu tập Bên cạnh đó để tạo cảm xúc cho bề mặt, tôi lựa chọn 3 chất liệu chính: taffeta, metalics, lưới sẽ được phối lại với nhau cùng các phương pháp chồng lớp đắp vải để tăng chiều sâu, các kỹ thuật xử lý thêu lắc tay, ráp mảnh, đính kết, wash nhuộm màu tạo nên các họa tiết,màu sắc khảm, tranh vẽ bên trong cung Thiên Định - lăng Khải Định. Đối tượng khách hàng: Nhắm đến đối tượng khách hàng là nghệ sĩ, fashionita,người nổi tiếng, thường tham gia vào các sự kiện, chụp ảnh nghệ thuật Là người có sức ảnh hưởng đến xã hội nên họ sẽ chú trọng trong việc ăn mặc bắt mắt, chỉn chu khi xuất hiện trước truyền thông và công chúng Với độ tuổi từ 23-30, có mức thu nhập ổn định từ 50.000.000-70.000.000vnđ, họ là những người có tính cách phóng khoáng, có sở thích đi du lịch, đọc sách và yêu thích các văn hóa truyền thống của dân tộc nhưng vẫn bắt kịp những xu hướng hiện đại.

Quá trình nghiên cứu

Sưu tập tài liệu (nguồn):Để thực hiện bộ sưu tập này một cách chuyên nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu kỹ về đề tài đã chọn và kết hợp với kiến thức thời trang. Tôi đã có chuyến đi thực tế đến Huế để trực tiếp quan sát vẻ đẹp của lăng Khải Định và nghệ thuật khảm sành sứ tại đây Sau đó, tôi tìm hiểu thêm thông tin từ sách báo, tạp chí và internet về các hình ảnh liên quan và lưu chúng lại như tư liệu nghiên cứu. Tôi cũng tham khảo luận án tốt nghiệp của các bạn đi trước để học hỏi cách thực hiện ý tưởng, từ đó rút ra kinh nghiệm và hạn chế các sai sót không cần thiết Bên cạnh đó, tôi cập nhật xu hướng từ các buổi trình diễn thời trang mới nhất trong nước và quốc tế để đảm bảo bộ sưu tập của mình phù hợp và tốt nhất Tôi cũng đi khảo sát các trung tâm thương mại, các thương hiệu thời trang và thăm các chợ vải lớn trong thành phố để hiểu rõ thị trường và lựa chọn chất liệu vải phù hợp nhất cho bộ sưu tập của mình

Phân tích tài liệu:Trong chuyến đi thực tế ở Huế, tôi đã ghi lại hình ảnh và phân tích các đặc điểm về cấu trúc, hoa văn và màu sắc đặc trưng của lăng Khải Định. Tôi đã khảo sát và tổng hợp kết quả từ các lần tham quan thị trường thời trang trực tiếp tại các trung tâm thương mại lớn nhỏ cũng như từ các nguồn tài liệu trên internet và các trang báo Đồng thời, tôi đã nghiên cứu tài liệu luận án tiến sĩ “Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916-1925) tại quần thể di tích Cố đô Huế” để hiểu và áp dụng chính xác, kết hợp giữa văn hóa truyền thống và phong cách hiện đại vào bộ sưu tập của mình.

Tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để nhận diện những đặc trưng quan trọng trong cách phối màu, quy trình thực hiện và nguyên liệu của nghệ thuật khảm sành sứ trong lăng Khải Định Dựa trên các tư liệu này và thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với chất liệu và tranh khảm trong lăng, tôi đã phân tích cách phối màu để hiểu ý nghĩa về âm dương ngũ hành và cảm xúc riêng biệt của từng màu sắc Qua đó, tôi đã thống kê và xác định những chi tiết quan trọng cần có để nổi bật ý tưởng trong bộ sưu tập của mình, từ việc lựa chọn và xử lí chất liệu đến thiết kế kiểu dáng.

Tôi cũng đã đánh giá mức độ tương quan giữa cách thể hiện bộ sưu tập của mình và những tiến bộ của các nghiên cứu trước đó Tôi học hỏi phương pháp lập luận vấn đề và sự liên kết giữa ý tưởng và các vấn đề thực tế để định hướng và phát triển bộ sưu tập của riêng mình.

Sáng tạo (tính mới của đề tài):Sau khi quan sát những thông tin, hình ảnh chi tiết hoa văn cung Thiên Định - lăng Khải Định theo nhìu góc độ, tôi nhận thấy đây là một đề tài mới mà chưa được khai thác nhiều vào thời trang Vì vậy ở đề tài này tôi tập trung phân tích, lựa chọn và thiết kế cách điệu ra những họa tiết từ cung Thiên Định, nghiên cứu phương án xử lý chất liệu phù hợp với bộ sưu tập cũng như đề tài đã chọn. Các bộ trang phục mà tôi hướng đến mang nét truyền thống nhưng sẽ được cách điệu form dáng, kết hợp giữa thời trang văn hóa Đông-Tây tạo ra tính mới mẻ, đa dạng cho bộ sưu tập và dễ dàng tiếp cận với giới trẻ không chỉ là trong nước mà còn để quảng bá tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến các bạn bè quốc tế.

Xác định thuật ngữ

1 Khảm sành sứ: là một dạng nghệ thuật trang trí tranh khảm được làm từ việc khảm, ốp, dát các mảnh gạch và đồ sành vỡ (miễng sành) ghép lại với nhau một cách nghệ thuật.

2 Draping: : Kỹ thuật tạo mẫu thực hiện trên ma – nơ – canh.

3 Fashionita: là một thuật ngữ trong lĩnh vực thời trang, dùng để chỉ những người có phong cách ăn mặc ấn tượng.

4 Form: hình dáng của trang phục.

Cơ sở lý luận

Tổng quan lăng Khải Định - Ứng Lăng

Lăng Khải Định có bố cục đối xứng theo một trục thần đạo, trải dài từ thấp lên cao trên sườn dốc của ngọn đồi Diện tích xây dựng của lăng nhỏ nhưng mật độ xây dựng dày đặc, không có mặt nước, diện tích cây xanh rất khiêm tốn Từ dưới lên trên, các công trình được bố trí trên 5 cấp sân Công trình Ứng Lăng hoàn toàn khác biệt với các lăng và hệ thống kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở cả hình thức kiến trúc và sử dụng vật liệu Nếu như phần lớn vật liệu xây dựng 6 lăng vua Nguyễn tiền nhiệm là gỗ, đá, vôi gạch khai thác và sản xuất trong nước thì hầu hết vật liệu xây dựng lăng Khải Định phải nhập ngoại: Sắt, thép, xi măng, kính, ngói ardoise mua từ Pháp, sành sứ phải đặt ở Giang Tây (Trung Quốc) Hệ thống kết cấu là bê tông cốt thép - một loại vật liệu và kỹ thuật xây dựng du nhập từ phương Tây Bên cạnh đó, công trình còn có hệ thống điện, hệ thống chống sét Trong sân có các tượng quan, binh, voi , ngựa và tất cả đều được thiết kế tỉ mỉ, điêu khắc bằng chất liệu quý hiếm, ghép bằng gốm, thủy tinh củaTrung Quốc, Nhật Bản… Toàn cảnh toát lên vẻ uy nghiêm như đang tái hiện lại cảnh chầu của triều đình dưới thời vua Khải Định khi còn sống Kiến trúc lăng bộc lộ nét riêng, sức hút riêng qua bố cục màu xám, thành công trong việc khắc họa nền văn hóa,phong tục của quan lại và con người Việt xưa từ 1916 đến 1925 Hai tầng này chứa các sân nhỏ dẫn vào cung Thiên Định (tầng thứ 5), nơi lưu giữ hầu hết các giá trị văn hóa trong lăng Khải Định.

Hình 1: Toàn cảnh lăng Khải Định

Hình 2: Các tượng quan, binh, voi, ngựa

Kiến trúc cung Thiên Định

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng Công trình này gồm 5 phần liền nhau: Hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành - nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố Về kiến trúc lăng được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng tạo ra từ phong cách kiến trúc Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:

 Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;

 Trụ biểu dạng phù đồ (stoupa) của Phật giáo;

 Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;

 Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể,… Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của vua Khải Định.

Hình 3: Kiến trúc bên ngoài cung Thiên Định

Hình 4,5: Hàng rào và những trụ cột bị ảnh hưởng từ các trường phái kiến trúc

Bảng 1: Bảng nghiên cứu về kiến trúc cung Thiên Định

Chất liệu cung Thiên Định Để xây lăng, vua Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise , cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định Ba gian giữa trong cung đều được trang trí nội thất tinh xảo bằng nghệ thuật khảm sành sứ Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng dát vàng của vua Khải Định được đúc với tỉ lệ 1:1 tại Pháp năm 1920, do 2 người Pháp là P Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định.

Hình 6,7,8: Ba gian giữa trong cung Thiên Định Ở đây, sự ảnh hưởng của phương Tây được thể hiện ở các vật liệu trang trí có nguồn gốc ngoại lai được đưa vào lăng: xi măng, thủy tinh, sơn dầu Cụ thể: xi măng và những sản phẩm liên quan đến nó như vữa, bê tông có thể thấy ở khắp các thành phần kiến trúc bên ngoài của cung Thiên Định, đi kèm theo đó là các họa tiết trang trí, tượng tròn được đắp bằng xi măng, vôi vữa Vật liệu thủy tinh được tìm thấy nhiều ở mắt của các con rồng, hoặc được tạo hình thành chữ vạn màu xanh ở các vòm cửa, các diện tường nội thất cung Thiên Định Với sơn dầu, trên trần nhà của cung Thiên Định là bức tranh “Cửu long ẩn vân” nổi tiếng của họa sĩ Phan Văn Tánh.

Tuy nhiên, dấu ấn thẩm mỹ phương Đông vẫn được thể hiện rõ nét trong nghệ thuật trang trí Đầu tiên là chất liệu gốm sứ Ở Việt Nam, gốm sứ đã xuất hiện từ lâu và đưa vào trang trí kiến trúc từ rất sớm, đến thời Nguyễn, việc trang trí bằng gốm sứ này tiếp tục được duy trì và phát huy cao độ, thể hiện rõ ở trong các lăng tẩm vua Nguyễn, mà nội thất lăng Khải Định là bằng chứng rực rỡ nhất Ở lăng Khải Định, bên cạnh các vật liệu gốm, sành, sứ có sẵn trong nước, nhà vua đã cho nhập thêm từ Trung Quốc và Nhật Bản Thậm chí, trong quá trình trang trí lăng, nhà vua đã cho đập những chiếc bình cổ đẹp và có giá trị ra thành nhiều mảnh vỡ và khảm lại trên tường Bằng bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo, những người nghệ nhân tài hoa đã tạo nên những bức tranh bằng gốm sành sứ tuyệt đẹp miêu tả cảnh sắc thiên nhiên với màu sắc rực rỡ của xứ sở nhiệt đới Màu sắc này càng thêm óng ánh, lung linh khi có sự va đập của ánh sáng.Điều này làm cho nội thất lăng Khải Định thêm sáng bừng, chứ không âm u, lạnh lẽo.

Bảng 2: Bảng nghiên cứu về chất liệu cung Thiên Định

Màu sắc cung Thiên Định

Nếu như ngoại thất có hình dáng một khối công trình đồ sộ, bề thế được làm bằng xi măng, sắt thép với chủ tông màu trắng theo phong cách phương Tây thì ngược lại bên trong nội thất lại bị choáng ngợp với vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ sắc màu bởi hàng trăm hàng nghìn bức tranh, phù điêu được trang trí tinh xảo từ hàng nghìn hàng vạn chi tiết sành sứ và thủy tinh màu. Để tạo nên bối cảnh rực rỡ và đường nét tinh tế cho công trình khảm bên trong cung Thiên Định, gam màu của men sành sứ rất quan trọng Phần lớn chúng có màu sắc tươi sáng, rực rỡ Những mảnh có tông màu trầm thì đường nét cũng phải sắc sảo, lớp men bóng chất lượng Tiếp đó, nghệ thuật phối màu sành sứ cũng được lấy cảm hứng từ tư tưởng Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Sự kết hợp giữa các gam màu nóng và lạnh, tối và sáng tạo nên sự hài hòa, rực rỡ Các màu cam, vàng, đỏ tía thuộc gam nóng sẽ là sắc màu chủ đạo trong các bức khảm Các màu phụ họa là gam xanh như xanh lục,xanh lam, xanh tím, đặc trưng cho nét đẹp cung đình Huế Nhờ kĩ thuật phối màu tài tình mà các mảng khối trang trí trông rất mềm mại, sống động như những bức họa màu.

Bảng 3: Bảng nghiên cứu về màu sắc cung Thiên Định

Họa tiết cung Thiên Định

Các kiểu cột, các hoa văn ảnh hưởng đặc trưng của mỹ thuật phương Tây Trên mũ cột ở nhà bia bát giác hay ở nội thất cung Thiên Định được trang trí làm theo kiểu thức Corinth ra đời vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên, mũ cột là một lẵng hoa kết bằng hai tầng lá A-can (phiến thảo) Ở ngoại thất cung Thiên Định, mũ cột được làm bằng xi măng, màu ghi xám Còn ở nội thất cung Thiên Định thì mũ cột với hình lá phiến thảo lại được ghép bằng mảnh sành sứ Một kiểu cột khác của phương Tây cũng được đưa vào là kiểu Doric ra đời vào thế kỷ thứ I trước Công nguyên, do người Doric ở Hy Lạp tạo ra Ở lăng Khải Định, kiểu cột Doric không còn thuần như trước mà được biến thể sang kiểu cột vuông và không có chức năng chống đỡ mà là cột giả, với chức năng trang trí là chính Một số hoa văn đặc trưng hay biểu tượng của người Tây như hàng rào thánh giá, hay trán tường cung Thiên Định được làm theo phong cách Tân cổ điển xuất hiện loại hoa Lily of valley (hoa linh lan) - đây là loại hoa được người Pháp yêu thích.

Những nghệ nhân giỏi đã dùng hàng vạn mẩu sành sứ và thủy tinh đủ màu sắc đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh sinh động Những vật liệu cứng, biệt lập, qua bàn tay vàng khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mềm mại, sống động và vô cùng rực rỡ Đặc biệt, trên trần 3 gian giữa điện Khải Thành có bức tranh “Cửu long ẩn vân” do nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ rất cầu kỳ.

Hình 9: Bức họa “Cửu Long Ẩn Vân”

Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định không chỉ phản ánh những giá trị văn hóa, nghệ thuật mà còn đề cập đến vấn đề nhận thức, chủ đề tư tưởng của công trình và ý muốn của nhà vua Bên cạnh các đồ án trang trí rút từ các điển tích Nho giáo và cuộc sống của chốn cung đình, còn có những đồ án trang trí của Lão Giáo Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua Các mảng trang trí khảm sứ, thủy tinh ở bệ tượng cũng được bố trí theo ô, hộc Đề tài vẫn là hình rồng, chữ Vạn, hoa lá Trên trần là hình tượng rồng đang ngậm chữ, bốn góc có hình tượng con dơi, hàm ý là chúc phúc cho nhà vua (Dơi có tên chữ nho là Biên Phúc, có âm trùng với chữ Phúc là tốt lành Trang trí 5 con dơi thì hàm ý là “Ngũ Phúc lâm môn”- 5 cái phúc lành cùng kéo đến) Trong Chính Tẩm còn có các hàng cột trang trí rồng trên thân cột Tại Hậu Tẩm thờ bài vị, có đến hàng trăm chữ Vạn giản thể - biểu tượng của nhà Phật được khảm bằng thủy tinh màu xanh.

Một số vật dụng khác đậm tính chất phương Tây cũng được đưa vào làm họa tiết trang trí trong các ô hộc của cung Thiên Định và được ghép bằng gốm sứ tinh xảo có thể đến như: đèn kiểu Tây, đồng hồ, ly rượu champane… Các vật dụng này không mang nhiều tính biểu tượng mà chỉ đơn giản là làm cho nghệ thuật trang trí lăng Khải Định thêm phong phú và độc đáo Các đề tài trang trí quen thuộc với người phương Đông xuất hiện nhiều, được thấy là các đề tài tứ linh: long, lân, quy, phượng trong đó hình tượng long gắn liền với thiên tử xuất hiện dày đặc nhất với nhiều motip như: lưỡng long chầu nhật, long ẩn vân, ngư-long hí thủy… Đề tài tứ quý: mai, lan, cúc, trúc (đôi khi hoa lan thay bằng hoa sen, trúc thay bằng tùng) đề cao những đức tính cao đẹp tiêu biểu cho người quân tử, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên qua bốn mùa xuân hạ, thu đông Đề tài bát bửu, bát quả và những hình tượng như cá, dơi, gà trống thường được người phương Đông gắn với ý nghĩa tốt đẹp phúc, lộc tăng thêm ý nghĩa tốt lành Các đề tài này nhằm truyền tải những giá trị tinh thần tốt đẹp của Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo, đồng thời nói lên mơ ước về một cuộc sống thanh cao, hạnh phúc mà người phương Đông muốn hướng tới.

Bảng 4: Bảng nghiên cứu về họa tiết cung Thiên Định

Bảng 5: Bảng cảm xúc của bộ sưu tập “Nề ngõa”

2.1.2 Nghiên cứu về trang phục dự sự kiện

Khái niệm trang phục dự sự kiện

Trang phục dự sự kiện là những trang phục đặc biệt được dùng trong các bữa tiệc quan trọng Chúng thường được thiết kế tinh xảo và chi tiết, thậm chí có thể không có tính ứng dụng cao Việc tạo ra một bộ trang phục dự tiệc đòi hỏi người thiết kế rất nhiều công sức và thời gian, bắt đầu từ việc tìm kiếm ý tưởng cho đến việc phát triển các thiết kế ấn tượng và phù hợp với chủ đề của sự kiện mà khách hàng sẽ tham dự. Đặc trưng về kiểu dáng

Trang phục dự sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người mặc nổi bật tại các buổi tiệc Những thiết kế với kiểu dáng bắt mắt như kiểu bóng A, O, X, I, đều tạo ra sự độc đáo và thu hút Trang phục nên được thiết kế để tôn lên các đường nét cơ thể, kết hợp vẻ đẹp nữ tính, gợi cảm với sự cá tính của người mặc.

Hình 10: Một số kiểu dáng của trang phục sự kiện Đặc trưng về màu sắc

Màu sắc được coi như một ngôn ngữ phi vật thể, có khả năng kích thích giác quan của con người Do đó, việc lựa chọn màu sắc cho trang phục là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi tham dự sự kiện Những màu cơ bản như trắng, đen, xám luôn được các nhà thiết kế ưa chuộng vì chúng mang đến vẻ sang trọng và phù hợp với nhiều người Ngoài ra, dresscode của sự kiện, sở thích cá nhân và xu hướng màu sắc cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn màu sắc trang phục Đôi khi, các nhà thiết kế sẽ phải mix & match để tạo ra những gam màu tương phản và rực rỡ, giúp người mặc thu hút ánh nhìn

Hình 11: Một số cách phối màu cho trang phục Đặc trưng về chất liệu

Chất liệu là một trong những yếu tố cơ bản cho mọi thiết kế, đó là phương tiện truyền đạt ý tưởng của nhà thiết kế đến với khách hàng và là yếu tốt cốt lõi cho một bộ trang phục Với trang phục sự kiện, ngoài việc tạo sự bắt mắt thì lựa chọn chất liệu trang phục cũng cần quan tâm đến sự thoải mái, phù hợp kiểu dáng người mặc và thể hiện được tinh thần của bộ sưu tập.

Hình 12: Một số chất liệu trong trang phục sự kiện Đặc trưng về hoạ tiết

Những ảnh hưởng đến đề tài

2.2.1 Các bộ sưu tập có ảnh hưởng

BST Haute Couture Spring 2019 với tông màu chủ yếu là vàng lục lam và vàng cổ, được trang trí với các họa tiết tinh xảo Trong bộ sưu tập này, Guo Pei thể hiện các yếu tố văn hóa phương Đông thông qua hàng dệt may phương Tây: vải chéo được dệt bằng da sáng chế kim loại đầy màu sắc, sequin và họa tiết kiểu khảm Các loại vải có họa tiết cao mang đến sự hấp dẫn của phong cách đương đại rực rỡ, trong khi các loại vải có màu xanh da trời chảy tự do hoặc vàng nguyên chất như mặt trời phản ánh sức sống của thiên nhiên.Với dòng máu Trung Hoa chảy trong huyết quản, những thiết kế của Guo Pei luôn có cách phối màu sặc sỡ, được thêu, đính hạt và xếp lớp vô cùng vương giả, những bộ váy áo được làm kỹ lưỡng, công phu đến từng chi tiết Ở đó, biết bao nét đẹp đậm chất Á đông đã được phục dựng, như hoa văn gốm sứ, hoạ tiết rồng phượng hay thậm chí là mấn mão vua chúa Họa tiết năm màu của rồng – đen, xanh lá cây, vàng, bạc và đỏ – ám chỉ triết lý Ngũ sắc của Trung Quốc cổ đại Các yếu tố và Âm/Dương Nhà thiết kế cũng lấy cảm hứng từ hình tượng cổ xưa, triệu tập tất cả các loài động vật tốt lành từ văn hóa dân gian phương Đông và tái tạo chúng thành biểu tượng của tương lai, xóa mờ ranh giới giữa thế giới con người và thế giới thần thoại Dù mang đậm phong cách Trung Hoa, song các thiết kế của Guo Pei vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây và kết hợp những nét đặc trưng nhất của văn hóa Đại lục, dệt chúng thành các họa tiết thêu cầu kì, điểm trang cho form dáng cổ điển, đặc trưng Châu Âu Vì vậy sự kết hợp trong bộ sưu tập này rất phù hợp với đề tài lấy cảm hứng từ cung Thiên Định - một kiến trúc mang đậm sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của nước ta Các kỹ thuật xử lý chất liệu như thêu nổi, tạo form 3D, những nếp gấp vải tinh tế từ tay nghề thủ công tinh xảo nhưng không kém phần độc đáo đã đưa ra một dòng sản phẩm đa dạng mang đậm phong cách vừa truyền thống vừa đậm chất tương lai.

Hình 16: Các thiết kế trong bộ sưu tập Guo Pei Couture Spring 2019

2.2.2 Nhà thiết kế có ảnh hưởng

Thuỷ Nguyễn, nổi tiếng với thương hiệu Thủy Design House, sinh ra ở Hà Nội và là một họa sĩ cũng như nhà thiết kế thời trang Cô luôn yêu thích nét nữ tính trong các thiết kế cổ điển của Chanel và Dior Thuỷ theo học khoá thạc sĩ hội hoạ tại Châu Âu,nơi cô bắt đầu học hỏi và phát triển kỹ năng thiết kế thời trang Thành lập Thủy Design

House, cô tập trung vào việc thể hiện vẻ đẹp của Việt Nam qua các thiết kế, sử dụng họa tiết truyền thống và chất liệu như lụa, gấm cùng các phụ kiện thô mộc Cô không được đào tạo chuyên nghiệp nhưng đã xây dựng sự nghiệp thành công, kết hợp sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, Đông và Tây, với phong cách cá tính và độc đáo.

Mỗi bộ sưu tập và tác phẩm của Thuỷ Nguyễn luôn mang đậm dấu ấn của cuộc sống hàng ngày và những kỷ niệm cá nhân xung quanh cô Những hoa văn gạch bông trên áo dài Cô Ba Sài Gòn được lấy cảm hứng từ kiến trúc của những ngôi nhà xưa, những món đồ chơi từ Nga mà bố mẹ cô mang về, chiếc áo dài thời cấp ba với các ký tên tập thể lớp như một món quà chia tay, hay chiếc váy in lại bức thư tay con gái viết tặng mẹ Thuỷ Nguyễn cho rằng những người ảnh hưởng đến thời trang và xã hội cần truyền cảm hứng, để áo dài không chỉ được mặc trong những dịp trọng đại mà còn trở thành trang phục hàng ngày của người Việt Nam Điều này là ước mơ của cô, muốn tiếp tục kể chuyện, mang văn hóa và truyền thống ra ngoài sách vở, để nó có thể sống động trong cuộc sống thực của mọi người, như tà áo dài không chỉ xuất hiện vào những dịp đặc biệt mà còn thực sự thấm đẫm trong tim mỗi người.

Hình 17: Các thiết kế trong bộ sưu tập Tình Tang của Thuy Design House 2019

Hình 18: Triển lãm bộ sưu tập “Mộng bình thường” tại Trung tâm Thông Tin và Triển

Với ý tưởng từ cung Thiên Định, tôi muốn thể hiện vẻ đẹp lộng lẫy của khảm sành sứ và kiến trúc kết hợp văn hóa Đông - Tây đặc sắc nơi đây Bộ sưu tập hướng đến dòng trang phục sự kiện ở phân khúc tầm trung, mang tính ứng dụng vào các sự kiện, họp báo, quan trọng cần sự thu hút từ truyền thông.

Thể loại trang phục: trang phục ứng dụng sự kiện. Đối tượng khách hàng: Nữ từ 23 đến 30 tuổi.

Phong cách: “Neofolk style” Các trang phục trong bộ sưu tập mang hơi hướng cổ điển nhưng có sự kết hợp với các kiểu dáng hiện đại, giúp người mặc có thể phù hợp với các sự kiện trang trọng và gây ấn tượng nổi bật hơn trong mắt người đối diện.

Màu sắc: xanh xám, vàng, đỏ, đen, xám, trắng

Hoa văn, họa tiết: hoa văn cách điệu từ các hình ảnh kiến trúc và trang trí của cung Thiên Định ( kỹ thuật in chuyển nhiệt, thêu nổi và đính kết).

Kỹ thuật xử lý chất liệu: áp dụng phương pháp tạo form dáng trang phục trên mannequin, phối hợp các chất liệu với nhau để tạo ra chất liệu mang hiệu ứng mới và xử lý bề mặt chất liệu như in chuyển nhiệt, đính kết, cut – out, thêu,… để tạo sự 2D và 3D cho trang phục giúp có chiều sâu hơn.

Phụ kiện: giày, hoa tai, vòng cổ,…

Bảng 9: Bảng tổng hợp bộ sưu tập “Nề ngõa”

Bảng 10: Bảng phân tích ý tưởng cung Thiên Định

Phương án thiết kế mẫu

Sau khi thu thập đủ thông tin nghiên cứu và tổng hợp các ý tưởng liên quan đến cung Thiên Định, cùng với sử dụng phong cách dân tộc đương đại kết hợp với những xu hướng thời trang thịnh hành trong mùa Xuân Hè 2024-2025, tôi sẽ phác họa nên một bộ sưu tập thời trang mang đậm những hoa văn đường nét cổ điển trong các phom dáng hiện đại Các hình ảnh về kiến trúc, màu sắc, hoa văn, chất liệu sẽ được lồng ghép tinh tế vào các bộ trang phục.

Nhìn từ bên ngoài, cung Thiên Định mang một tone màu sắc xi măng trầm, bề mặt được phù điêu nhiều hoa văn ảnh hưởng của mỹ thuật phương Đông và phươngTây xen kẽ kết hợp, đây là những hình ảnh đặc trưng của kiến trúc cung Thiên Định.Tuy là một công trình có sự giao thoa văn hóa Đông - Tây nhưng vì biết cách chọn lọc không bê nguyên mẫu nên có tổng thể hài hòa Tổng thể lăng là tone màu xám nên đây sẽ là tone màu chính của những thiết kế này.

Bảng 11: Bảng phân tích ý tưởng bên ngoài cung Thiên Định

Bên trong cung Thiên Định, màu sắc rực rỡ bóng bẩy của những miếng thủy tinh màu và những bức tranh khảm sứ kết hợp cùng nhau làm cho người tham quan phải bất ngờ vì độ đẹp của nó Những mảnh vỡ ấy tưởng chừng bỏ đi nhưng khi sắp xếp lại và biết đặt để phối hợp màu sẽ tạo nên những bức tranh sinh động độc đáo Những đặc trưng và màu sắc đó được đưa vào trang trí trong các mẫu thiết kế.

Bảng 12: Bảng phân tích ý tưởng khảm thủy tinh màu bên trong cung Thiên Định

Ngoài những đặc trưng về khảm thì trên trần nhà của cung Thiên Định có một bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Cửu long ẩn vân” Màu sắc và họa tiết của bức tranh này rất hài hòa tạo cho tôi một cảm giác chuyển động mềm mại Ngoài ra các đường diềm vàng trên trần làm tương phản màu sắc của tranh khiến cho bức tranh càng sinh động hơn Đó cũng là cảm xúc mà tôi muốn đưa vào các mẫu thiết kế.

Bảng 13: Bảng phân tích bức họa “Cửu long ẩn vân”

Khu vực Chính Tẩm cũng là nơi lộng lẫy nhất trong cung Thiên Định, có nhiều hoa văn họa tiết đặc biệt với nhiều kích thước khác nhau Cung có hình chữ nhật, nền dưới lót bằng đá cẩm thạch và toàn bộ nội thất bên trong đều được đầu tư trang trí bằng những bức phù điêu ghép từ sành sứ và thủy tinh vô cùng tinh xảo, đẹp mắt Tất cả toát lên vẻ trang trọng, mang giá trị nghệ thuật cao, đồng thời tăng thêm phần hấp dẫn.

Bảng 14: Bảng phân tích ý tưởng bên trong Chính tẩm

Chẳng phải ngẫu nhiên nghệ thuật khảm sành sứ lại trở thành hồn cốt cho vẻ đẹp của lăng tẩm, đền đài và các ngôi mộ táng Để từ nét đẹp dân gian trở thành làng nghề, biến hóa nên nghệ thuật trang trí cung đình thì việc chọn men khảm sành sứ rất quan trọng Đây cũng là đặc trưng được nhắc đến nhiều nhất ở cung Thiên Định.

Bảng 15: Bảng phân tích ý tưởng khảm sành sứ

3.1.2 Bộ sưu tập 20 mẫu thiết kế

Qua quá trình phân tích các ý tưởng, tôi sẽ sử dụng những màu sắc, hình ảnh đặc trưng của cung Thiên Định để làm chủ đề cho các trang phục trong bộ sưu tập Với màu sắc chủ đạo là xám - xanh -vàng kết hợp với các phom dáng hiện đại hợp xu hướng và kỹ thuật xử lí chất liệu đa dạng trên trang phục như thêu, in chuyển nhiệt, chần bông, hiệu ứng đắp 3D để góp phần diễn đạt hiệu quả vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của đề tài mà tôi muốn gửi đến mọi người.

Hình 19: Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập “Nề ngõa”

Phương án thực hiện

Tôi chọn mẫu thể hiện về khảm thủy tinh màu và phom dáng corset phồng xòe bên hông để thử nghiệm phom.

Hình 20: Mẫu chọn thử nghiệm phom

Với mẫu thiết kế này, tôi muốn chiếc corset phải ôm vào ngưc và phồng 2 bên hông. Tuy nhiên ở phần eo trước không được phồng vì sẽ làm cho dáng người mặc không đẹp. Tôi sử dụng phương pháp làm rập giấy 3D trên manocanh và rã các đường gọng sao cho ôm vào cơ thể một cách tốt nhất.

Sau khi đã lên rập và thử nghiệm trên vải mộc, tôi nhận thấy các đường rã của mình chưa hợp lý, phần đánh phồng bên hông bị cong gắt không mềm mại, phần vải cần xử lý thêm 2 lớp keo và nhiều gọng để đứng phom hơn Tôi sẽ sửa lại rập khắc phục các nhược điểm này khi đưa lên vải chính.

Hình 21: Thử nghiệm phom áo corset

Thử nghiệm phom quần ống loe

Với mẫu thiết kế này, tôi muốn chiếc quần ôm trên dùi và rộng dần ra ở gối rồi loe rộng ở lai Mẫu quần này cần sự mềm mại nhưng vẫn phải đứng phom nhẹ để phù hợp với chiếc corset ở trên Sau khi lên phom thử, tôi cần lưu ý và sửa lại rập phần đùi Mẫu thử nghiệm bị hơi rộng nên khiến cho chiếc quần chưa được đúng sketch Khi lên vải thật cần bóp nhỏ mỗi bên đùi thêm 1cm.

Hình 22: Thử nghiệm phom quần ống loe

3.2.2 Thử nghiệm xử lý chất liệu

Kỹ thuật in chuyển nhiệt & Vẽ màu trên vải

Tôi sử dụng hình ảnh bức tranh khảm hoa cúc bên trong cung Thiên Định để in mờ dưới lớp vải mỏng làm nền màu cho chiếc quần Bên cạnh đó sử dụng màu acrylic để vẽ lên rồi nhấn nhá màu sắc cho tấm vải Tôi thử nghiệm in trên vài loại vải xuyên thấu để tìm ra chất liệu phù hợp nhất để ra được cảm xúc như trên bảng sketch Tôi sử dụng 2 loại vải là organza tơ tằm và lưới vi tính mềm để thử nghiệm cho việc in vải này. Kết quả trên vải lưới vi tính mềm cho ra tốt hơn, màu sắc rõ ràng sắc nét phù hợp với tiêu chí tôi đặt ra Sau đó để tạo cảm giác hoa văn mềm mại và có độ sáng tối hơn thì dùng màu acrylic pha loãng để lên màu và nhấn nhá họa tiết.

Hình 23: Thử nghiệm in chuyển nhiệt và vẽ màu trên vải

Kỹ thuật đổ resin Để tạo hiệu ứng chất liệu thủy tinh màu, tôi dùng kẽm để tạo khuôn định hình và đổ resin đã pha màu màu mình muốn vào Sau đó dùng hạt pha lê để xỏ vào kẽm và quấn lại vừa để che kẽm vừa để tạo hiệu ứng lấp lánh cho chi tiết Kết quả cho ra đúng với tinh thần mà tôi muốn, resin có độ trong và nhìn giống với màu thủy tinh Tuy nhiên khi lên mẫu thật sẽ thay đổi bằng kẽm vàng thay vì kẽm trắng như bản thử.

Hình 24: Thử phiệm kỹ thuật tạo hình đổ resin

Qua quá trình thử nghiệm dựng phom và một số kỹ thuật xử lý chất liệu, tôi rút ra được những lưu ý cần thiết cho sau này khi bắt đầu lên vải chính Để thực hiện hóa được các bộ trang phục một cách đẹp nhất cần chú ý về tỉ lệ cơ thể của người mặc so với trang phục được vẽ trên sketch, chú ý các đường rã trên đồ phải tinh tế và tôn lên dáng của người mặc, các họa tiết trang trí trong bộ sưu tập tuy màu sắc rực rỡ nhưng phải vừa đủ và tạo được điểm nhấn Để thể hiện rõ được cảm xúc của bộ sưu tập thì lựa chọn chất liệu may cũng rất quan trọng Đối với bộ có ý tưởng ở bên ngoài cung Thiên Định thì quan trọng nhất phải tìm chất liệu vải bề mặt hơi nhám và xử lý sao cho thấy được độ 3D của các họa tiết điêu khắc Đối với các bộ mang ý tưởng bên trong cung Thiên Định cần phải phối nhiều màu rực rỡ với nhau nhưng không được làm trang phục bị diêm dúa Các cách kỹ thuật xử lý chất liệu cũng phải liên tưởng đến những đặc trưng chất liệu của cung Thiên Định như sành sứ, thủy tinh màu, ngói ardoise, màu xi măng,…

Hình 25: Các mẫu chọn may trong bộ sưu tập “Nề ngõa”

Quá trình thực hiện mẫu 1

Nhìn từ bên ngoài, kiến trúc cung Thiên Định mang một tone màu sắc xi măng trầm, bề mặt được phù điêu nhiều hoa văn ảnh hưởng của mỹ thuật phương Đông và phương Tây xen kẽ kết hợp Các hoa văn hình chữ “Vạn” của người Á Đông được sắp kề nhau giống như một bề mặt nổi họa tiết của tấm vải Đó là nguồn cảm hứng để tôi sử dụng họa tiết này để đưa trực tiếp vào mẫu thiết kế bằng cách chần bông để nổi khối trên phom dáng cách điệu từ mái ardoise Bên trên mái, các họa tiết phù điêu đắp nổi cầu kỳ là điểm nhấn Sử dụng 2 tone màu chính của kiến trúc bên ngoài cung là trắng ghi và màu xám, cùng với đó là chiếc corset ẩn bên trong để bộ trang phục giúp người mặc tôn dáng.

Hình 26: Mẫu phác thảo màu 1

Hình 27: Bảng vẽ kỹ thuật của mẫu 1

2.1.3 Quá trình thực hiện mẫu 1

Mẫu thiết kế này có 2 loại chất liệu vải đối lập kết hợp với nhau Chất liệu ở phần corset cần có độ mềm và xuyên thấu giúp tôn lên đường nét thanh mảnh ở phần eo người mặc Ngược lại, phần váy cần một chất liệu có bề mặt lì ít co giãn để xử lý chần bông nổi khối và thành phần vải có nhiều polyester để dễ lên màu khi xử lý in chuyển nhiệt Dưới đây là 2 chất liệu được lựa chọn cho mẫu 1.

Sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt trên vải denim mỏng trắng thành màu xám để phù hợp với màu của vải lưới corset Cùng với đó là xử lý bề mặt vải bằng phương pháp chần bông để nổi khối Các họa tiết điêu khắc được cách điệu và dùng phương pháp thêu lắc tay, sau đó ủi 2 lớp vải nỉ vào mặt sau miếng thêu tạo độ dày cho họa tiết.

Hình 28: Xử lý chần bông và may lộn 2 lớp

Phần váy bên dưới cần có một độ đứng vừa phải khi xếp các lớp vải đã được chần bông lên với nhau Tận dụng các miếng của phom vải mộc đã xử lý ủi keo sau đó lót vào giữa lớp chần và lớp lót giúp váy đủ độ cứng để đứng phom.

Hình 29: Dựng phom váy trên vải mộc

Quá trình thực hiện mẫu 2

Bước chân vào điện Khải Thành bên trong cung Thiên Định, ta sẽ bị choáng ngợp bởi những màu sắc rực rỡ đập ngay vào mắt Đó là những bức tranh khảm sành sứ đủ kiểu được trang trí chia theo các ô hộc hình chữ nhật Trong số đó các bức tranh về đề tài tứ quý: mai, lan, cúc, trúc được trang trí to, cao và bắt mắt, tượng trưng cho những đức tính cao đẹp tiêu biểu cho người quân tử, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên qua bốn mùa xuân hạ thu đông Tôi chọn bức tranh hoa cúc để thực hiện hóa lên trang phục vì nó là loài hoa xuất hiện nhiều nhất và được lồng ghép cách điệu trong nhiều bức tranh khảm ở cung Thiên Định Hơn nữa, trên nhiều món đồ sứ của triều Nguyễn, ngoài việc viết chữ Nhật làm hiệu đề, còn sử dụng hình tượng hoa cúc như vương huy của triều đại nhà Nguyễn Dường như ý nghĩa của loại hoa này cùng với khát vọng trường tồn của vương triều Nguyễn đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo thật phong phú và độc đáo của các nghệ nhân xưa Chủ đề này rất gần gũi với người Á Đông nên tôi đã đưa vào trong trang phục của bộ sưu tập.

Hình 30: Mẫu phác thảo màu 2

Hình 31: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu 2

Phần vải cho chiếc corset tôi lựa chọn vải jacquard họa tiết dát vàng nổi rõ trên bề mặt, có cảm giác mềm mịn suông phẳng nhưng vẫn đủ độ dày để dựng phom corset.

Sử dụng phương pháp vẽ màu acrylic và đính đá nhấn chi tiết hoa của quần Để cho màu không làm vải bị cứng cần pha loãng theo tỉ lệ và tô nhiều lớp thật nhạt chồng màu lên từ từ để ra được hiệu ứng.

Phần vải chính corset và phần vải mộc dựng bên trong cần phải ủi keo và sau khi đạp gọng dựng phom thì đính dính 2 lớp với nhau Hai bên phồng của áo đính dây câu bên trong để phom lên ôm tròn xòe đẹp hơn Phần quần cần độ đứng dưới lai nên khi may sẽ kẹp lưới vào trong.

Quá trình thực hiện mẫu 3

Ngước nhìn lên trên trần cung Thiên Định đó là bức tranh “Cửu long ẩn vân”- 9 con rồng ẩn trong mây sinh động hài hòa, do nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ rất cầu kỳ. Trải qua gần một thế kỷ từ khi xây dựng đến nay bức vẽ trên trần lăng vua Khải Định chưa một lần được tô sửa, tuy nhiên bức tranh vẫn còn nguyên như mới và bức tranh sinh động rực rỡ này chưa bao giờ có mạng nhện bám lên cho dù xung quanh điện nhện giăng tơ rất nhiều Điều đáng nói là bức họa này được nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ bằng chân, một kỳ tài có một không hai trong lịch sử hội họa ở nước ta Màu sắc của bức tranh với 3 tone màu chủ đạo là xám xanh - đen - vàng .

Hình 32: Mẫu phác thảo màu 3

Hình 33: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu 3

Phần đầm này tôi chọn chất liệu lưới vi tính mềm vừa có độ đứng nhẹ vừa đủ độ xuyên thấu vừa phải

Dùng màu sắc và họa tiết của bức tranh này in chuyển nhiệt vào chất liệu vải lưới vi tính mềm xuyên thấu để ẩn hiện họa tiết và tôn vinh đường nét cơ thể của người mặc.Các chi tiết cut-out bên hông theo đường thẳng được xử lý đính kết cườm ống màu vàng giúp eo của người mặc trông nhỏ hơn và gây ấn tượng.

Với bộ trang phục này cần thiết kế các đường rã ráp trên đầm sao cho phù hợp với tỉ lệ cơ thể.

Hình 34: Lên phom đầm hoàn chỉnh

Quá trình thực hiện mẫu 4

4.4.1 Ý tưởng Đi sâu hơn vào khu vực Chính Tẩm, nơi đặt mộ vua ở dưới, trên có tượng vua và có tán che được làm bằng bê tông, sắt thép nhưng đường nét hết sức mềm mại, tinh tế. Ngoài ra còn có một bức phù điêu mặt trời rất to mà bất kỳ ai vào lăng cũng đều sững sờ trước sự nổi bật về màu sắc và vẻ đẹp hoành tráng bởi kích thước của nó Vị trí của bức phù điêu này thuộc phía sau tượng vua, thể hiện phân nửa thuộc phần trên mặt trời. Người ta cho rằng bức phù điêu này là biểu tượng mặt trời đang lặn với hàm ý vua đã khuất núi nhưng ở một góc độ tiếp cận khác, chúng ta lại có thể thấy nhiều hàm ý nữa của bức phù điêu này Thực tế, bức phù điêu này là hình ảnh của mặt trời nhưng cũng chính là hoa cúc bởi chúng được lồng ghép, hòa quyện với nhau Tâm giữa là các vòng tròn nhỏ được phân ô, thể hiện phần nhụy hoa Kế đến là vòng với nhiều tia nhỏ, dài là các cánh hoa chồng lên nhau Còn lại, quầng mây ngũ sắc là cầu vồng - là điểm nhấn hiệu quả và sinh động Đây chính là biểu đạt cho cảnh mặt trời đang lặn trong hoàng hôn thật lãng mạn Vì vậy mà tôi chọn hình ảnh này kết hợp cùng chiếc bodysuit cá tính để đưa vào trang phục

Hình 35: Mẫu phác thảo màu 4

Hình 36: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu 4

Chất liệu vải cho bộ bodysuit này cần độ dày và màu sắc phù hợp như bản sketch Phần áo mặt trời cần độ cứng nhẹ để dựng phom Tôi chọn chất liệu vải gấm cho mẫu bodysuit và lưới vi tính cho phần áo mặt trời.

Dùng đá vàng nhiều size và sắc độ để đính kết tỏa tia, viền đám mây của phần áo trên và gọng của bodysuit

Dựng phom này có hai tone màu chủ đạo trắng- xanh dương Sử dụng chi tiết này tách riêng ra để thể Với bộ trang phục này cần thiết kế các đường rã gọng phù hợp để dựng phom bodysuit Phần áo trên xử lý may 2 lớp lưới vi tính và luồn gọng để đứng phom áo.

Quá trình thực hiện mẫu 5

Sau khi chiêm ngưỡng tổng quan về mọi thứ xung quanh trong cung Thiên Định,khi đến gần nhìn ngắm kỹ hơn các bức tranh khảm sành sứ, ta càng thấy bất ngờ vì độ tỉ mẫn trong từng chi tiết của các nghệ nhân khảm ngày xưa Các ô hộc của những bức tranh đều có các họa tiết khảm viền nhỏ hơn tạo nên độ sắc nét của riêng từng ô tranh khảm Những chi tiết tuy nhỏ nhưng thể hiện sự tinh tế và cầu kỳ, góp phần làm cungThiên Định rực rỡ hơn rất nhiều Loại mảnh sứ được sử dụng khi khảm viềnhiện trên một bộ trang phục bằng cách xử lý nặn đất sét và vẽ hoa văn để thể hiện chất liệu sành sứ.

Hình 37: Mẫu phác thảo màu 5

Hình 38: Bảng vẽ kỹ thuật mẫu 5

Chất liệu cho chiếc crinoline cần độ cứng để dựng phom và phần corset phía trên thì mỏng nhẹ xuyên thấu ôm sát vào cơ thể.

Phần đá đính sành sứ là vật liệu quan trọng nhất của mẫu này Tôi dùng đất sét để nặn và tạo hình mảnh vỡ rồi đục lỗ để có thể đính kết Sau khi đất sét khô thì cần mài nhám các cạnh để thẩm mỹ hơn rồi bắt đầu vẽ màu sành sứ Cuối cùng đổ một lớp resin để phủ bóng tạo hiệu ứng tráng men.

Hình 39: Tạo hình và vẽ màu sành sứ

Với bộ trang phục này cần dựng phom sao cho tôn dáng cơ thể người mặc Lưới vi tính cần được kẹp 2 lớp dày và đạp gọng rồi dùng dây viền che xung quanh Cuối cùng nối các vòng tròn của váy bằng một lớp lưới hình chữ nhật dọc thẳng xuống.

Tiểu kết chương 4 (Look book)

Bộ sưu tập “Nề ngõa” được thực hiện hóa với 5 mẫu thiết kế theo dòng cảm xúc khi tham quan cung Thiên Định của tôi Đó là những gì mà tôi muốn truyền tải đến với người xem và muốn tiếp tục gìn giữ, tôn vinh những gì thuộc về văn hóa truyền thống của các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên Mẫu thứ nhất mang một màu sắc trầm xi măng và kỹ thuật điêu khắc bên ngoài cung Thiên Định, lột tả nên cảm xúc vẻ đẹp của chất liệu thô sơ nhưng lại không kém phần cầu kỳ công phu Mẫu thứ hai mang màu sắc tươi tắn khi đã đặt chân bước vào bên trong cung Thiên Định, khắc họa hình ảnh rực rỡ của thủy tinh màu khi được các nghệ nhân khảm lên Mẫu thứ ba không mang một màu sắc rõ ràng nhất định mà chỉ có những lớp màu ẩn hiện sau lớp vải với họa tiết mờ và cũng là cảm xúc khi tôi ngắm bức tranh “Cửu long ẩn vân” được nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ trên trần nhà Mẫu thứ tư với một sắc vàng chủ đạo và những viên đá lấp lánh đính trên đó thể hiện cho màu của sự lộng lẫy xa hoa bên trong chính tẩm Mẫu thứ năm là mẫu mà người xem có thể hình dung rõ ràng nhất về nghệ thuật khảm của cung Thiên Định với hai tone màu quen thuộc trắng - xanh của sành sứ, nêu bật và tôn vinh vẻ đẹp tái sinh rực rỡ mà các nghệ nhân đã tỉ mỉ khảm nên.

Hình 40: Poster của bộ sưu tập “Nề ngõa”

Ngày đăng: 18/11/2024, 23:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Toàn cảnh lăng Khải Định - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 1 Toàn cảnh lăng Khải Định (Trang 15)
Bảng 1: Bảng nghiên cứu về kiến trúc cung Thiên Định - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 1 Bảng nghiên cứu về kiến trúc cung Thiên Định (Trang 17)
Bảng 2: Bảng nghiên cứu về chất liệu cung Thiên Định - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 2 Bảng nghiên cứu về chất liệu cung Thiên Định (Trang 20)
Bảng 3: Bảng nghiên cứu về màu sắc cung Thiên Định - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 3 Bảng nghiên cứu về màu sắc cung Thiên Định (Trang 22)
Bảng 4: Bảng nghiên cứu về họa tiết cung Thiên Định - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 4 Bảng nghiên cứu về họa tiết cung Thiên Định (Trang 25)
Hình 11: Một số cách phối màu cho trang phục - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 11 Một số cách phối màu cho trang phục (Trang 28)
Hình 14: Một số kỹ thuật xử lý trong trang phục sự kiện - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 14 Một số kỹ thuật xử lý trong trang phục sự kiện (Trang 30)
Bảng 6: Bảng nghiên cứu phong cách dân tộc - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 6 Bảng nghiên cứu phong cách dân tộc (Trang 32)
Bảng 8: Bảng nghiên cứu xu hướng thời trang Xuân - Hè 2024/2025 - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 8 Bảng nghiên cứu xu hướng thời trang Xuân - Hè 2024/2025 (Trang 36)
Hình 17: Các thiết kế trong bộ sưu tập Tình Tang của Thuy Design House 2019 - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 17 Các thiết kế trong bộ sưu tập Tình Tang của Thuy Design House 2019 (Trang 38)
Hình 18: Triển lãm bộ sưu tập “Mộng bình thường” tại Trung tâm Thông Tin và Triển - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 18 Triển lãm bộ sưu tập “Mộng bình thường” tại Trung tâm Thông Tin và Triển (Trang 39)
Bảng 9: Bảng tổng hợp bộ sưu tập “Nề ngõa” - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 9 Bảng tổng hợp bộ sưu tập “Nề ngõa” (Trang 41)
Bảng 10: Bảng phân tích ý tưởng cung Thiên Định - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 10 Bảng phân tích ý tưởng cung Thiên Định (Trang 42)
Bảng 11: Bảng phân tích ý tưởng bên ngoài cung Thiên Định - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 11 Bảng phân tích ý tưởng bên ngoài cung Thiên Định (Trang 44)
Bảng 13: Bảng phân tích bức họa “Cửu long ẩn vân” - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 13 Bảng phân tích bức họa “Cửu long ẩn vân” (Trang 46)
Bảng 14: Bảng phân tích ý tưởng bên trong Chính tẩm - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 14 Bảng phân tích ý tưởng bên trong Chính tẩm (Trang 47)
Bảng 15: Bảng phân tích ý tưởng khảm sành sứ - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Bảng 15 Bảng phân tích ý tưởng khảm sành sứ (Trang 48)
Hình 19: Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập “Nề ngõa” - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 19 Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập “Nề ngõa” (Trang 49)
Hình 23: Thử nghiệm in chuyển nhiệt và vẽ màu trên vải - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 23 Thử nghiệm in chuyển nhiệt và vẽ màu trên vải (Trang 53)
Hình 24: Thử phiệm kỹ thuật tạo hình đổ resin - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 24 Thử phiệm kỹ thuật tạo hình đổ resin (Trang 54)
Hình 25: Các mẫu chọn may trong bộ sưu tập “Nề ngõa” - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 25 Các mẫu chọn may trong bộ sưu tập “Nề ngõa” (Trang 55)
Hình 28: Xử lý chần bông và may lộn 2 lớp - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 28 Xử lý chần bông và may lộn 2 lớp (Trang 59)
Hình 29: Dựng phom váy trên vải mộc - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 29 Dựng phom váy trên vải mộc (Trang 60)
Hình 34: Lên phom đầm hoàn chỉnh - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 34 Lên phom đầm hoàn chỉnh (Trang 66)
Hình 39: Tạo hình và vẽ màu sành sứ - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 39 Tạo hình và vẽ màu sành sứ (Trang 73)
Hình 41: Lookbook 1 - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 41 Lookbook 1 (Trang 76)
Hình 42: Lookbook 2 - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 42 Lookbook 2 (Trang 77)
Hình 43: Lookbook 3 - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 43 Lookbook 3 (Trang 78)
Hình 44: Lookbook 4 - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 44 Lookbook 4 (Trang 79)
Hình 45: Lookbook 5 - Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện dành cho nữ từ 23-30 tuổi mang phong cách dân tộc đương đại lấy ý tưởng từ Lăng Khải Định
Hình 45 Lookbook 5 (Trang 80)
w