Giai đoạn đầu của quá trình sấy là sự mất hơi nước và độ ẩm trên bề mặt vật liệu một cách nhanh chóng do nhiệt độ tăng cao đột ngột.. Mục đích thí nghiệm Trong bài báo cáo này, tiến hàn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC THỰC PHẨM
Năm học: 2024 – 2025 GVHD: ThS Hồ Thị Thu Trang SVTH: Nhóm 4
Thành phố Thủ Đức, tháng 11 năm 2024
Trang 2DANH SÁCH NHÓM VIẾT BÁO CÁO MÔN HỌC
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025
1 Mã lớp học phần: PPEF412650_24_1_03CLC
2 Giảng viên hướng dẫn: ThS Hồ Thị Thu Trang
3 Danh sách thành viên nhóm 4:
STT Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên Tỷ lệ % tham gia
Ghi chú:
– Tỷ lệ % = 100%: mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia được đánh giá bởi nhóm trưởng và thống nhất giữa các thành viên trong nhóm
– Trưởng nhóm: Nguyễn Ngọc Trinh SDT: 0797 463 762
Nhận xét của giảng viên:
TP HCM, ngày tháng năm 2024
Giảng viên chấm điểm
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm đã tổ chức môn Thí nghiệm Quá trình và Thiết bị trong Công nghệ Thực phẩm Môn học này đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng em áp dụng kiến thức lý thuyết đã học trên lớp vào thực tế, qua đó làm nền tảng cho việc phát triển bản thân về chuyên ngành mình học và là cơ sở để hoàn thành bài báo cáo này
Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô ThS Hồ Thị Thu Trang, người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích và gắn liền với thực tiễn Cô đã tận tình hướng dẫn nhóm chúng em nói riêng và lớp 03CLC nói chung cách học tập, vận dụng và tiếp thu để nắm vững nền tảng kiến thức cần thiết, giúp chúng em hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất và đúng thời hạn yêu cầu
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu vẫn còn nhiều giới hạn, nhóm chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện Chúng
em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ cô để có thể rút kinh nghiệm, hoàn thiện hơn cho môn học này
Cuối cùng, nhóm xin kính chúc cô dồi dào sức khỏe và luôn tràn đầy nhiệt huyết
để tiếp tục sự nghiệp giảng dạy, đào tạo nên những thế hệ sinh viên xuất sắc trong tương lai
Thành phố Thủ Đức, ngày 13 tháng 11 năm 2024
Tác giả Nhóm 4 _ 03CLC
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan rằng bài báo cáo thí nghiệm này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện của chính nhóm chúng em Mọi thông tin, số liệu và nội dung trong báo cáo đều trung thực và chính xác theo các bước tiến hành thí nghiệm, không sao chép hay sử dụng tài liệu của người khác mà không có trích dẫn rõ ràng Nhóm đã tuân thủ đúng các quy trình thí nghiệm theo yêu cầu của môn học và ghi nhận đầy đủ các kết quả, hiện tượng quan sát được trong quá trình thí nghiệm Chúng
em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về độ chính xác và tính trung thực của các dữ liệu được trình và phù hợp với dữ liệu thô đã nộp
Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ giảng viên để nhóm có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong những báo cáo sau này
Thành phố Thủ Đức, ngày 13 tháng 11 năm 2024
Tác giả Nhóm 4 _ 03CLC
Trang 5iv
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
- Bài 1: 1.1.1 – 1.1.3.2, phương pháp sấy đối lưu, sấy hồng ngoại
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC BẢNG x
Bài 1: THÍ NGHIỆM SẤY VẬT LIỆU ẨM 1
1.1 Tổng quan 1
1.1.1 Tổng quan về khoai môn 1
1.1.2 Tổng quan về vật liệu sấy 2
1.1.3 Tổng quan về quá trình và phương pháp sấy 3
1.1.4 Các biến đổi 8
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng 9
1.2 Mục đích thí nghiệm 10
1.3 Dụng cụ, thiết bị và phương pháp nghiên cứu 10
1.3.1 Dụng cụ 10
1.3.2 Thiết bị 10
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 10
1.4 Quy trình tiến hành thí nghiệm 14
1.4.1 Sơ đồ quy trình 14
1.4.2 Thuyết minh quy trình 14
1.5 Kết quả và bàn luận 15
1.5.1 Độ ẩm của vật liệu sấy 15
1.5.2 Đường cong sấy 16
1.5.3 Đường cong tốc độ sấy 24
1.5.4 Màu sắc của vật liệu 27
1.5.5 So sánh các phương pháp sấy 31
1.6 Kết luận 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Bài 2: THÍ NGHIỆM LẠNH ĐÔNG THỰC PHẨM 34
2.1 Tổng quan về quá trình lạnh đông 34
2.1.1 Định nghĩa 34
2.1.2 Mục đích 34
Trang 7vi
2.1.3 Phân loại các phương pháp lạnh đông 34
2.1.4 Các biến đổi trong quá trình lạnh đông 37
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lạnh đông 38
2.2 Mục đích thí nghiệm 41
2.3 Dụng cụ, thiết bị và phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1 Dụng cụ 41
2.3.2 Thiết bị 41
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu 41
2.4 Quy trình tiến hành thí nghiệm 44
2.4.1 Sơ đồ quy trình 44
2.4.2 Thuyết minh quy trình 44
2.5 Kết quả và bàn luận 46
2.5.1 Kết quả 46
2.5.2 Bàn luận 48
2.6 Kết luận 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Bài 3: THÍ NGHIỆM TRUYỀN NHIỆT ỐNG LỒNG ỐNG 53
3.1 Mục đích thí nghiệm 53
3.2 Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống 53
3.2.1 Giới thiệu 53
3.2.2 Nguyên lý hoạt động 54
3.2.3 Ứng dụng 54
3.2.4 Phân loại 55
3.3 Dụng cụ, thiết bị và phương pháp nghiên cứu 56
3.3.1 Dụng cụ 56
3.3.2 Thiết bị 57
3.3.3 Phương pháp nghiên cứu 58
3.4 Quy trình tiến hành thí nghiệm 60
3.5 Kết quả và bàn luận 61
3.5.1 Kết quả 61
3.5.2 Bàn luận 69
3.6 Kết luận 74
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Bài 4: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CAM SẤY DẠNG LÁT MỎNG 76
4.1 Lý do chọn đề tài 76
4.2 Tổng quan về sản phẩm 77
4.2.1 Giới thiệu 77
4.2.2 Khả năng công nghiệp hóa 78
4.2.3 Một số sản phẩm trên thị trường 79
4.3 Tổng quan về nguyên liệu 80
4.3.1 Nguồn nguyên liệu 80
4.3.1 Sản lượng 82
4.4 Quy trình sản xuất 83
4.4.1 Sơ đồ quy trình 83
4.4.2 Thuyết minh quy trình 83
4.5 Kết quả và bàn luận 84
4.5.1 Kết quả 84
4.5.2 Bàn luận 85
4.6 Kết luận và mở rộng 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 1
Trang 9viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Khoai môn trắng 1
Hình 1 2 Khoai môn sáp vàng 1
Hình 1 3 Khoai môn tím 2
Hình 1 4 Cấu tạo nguyên lý hoạt động thiết bị sấy đối lưu dạng tủ 4
Hình 1 5 Thiết bị sấy đối lưu dạng tủ 5
Hình 1 6 Tủ sấy hồng ngoại 6
Hình 1 7 Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy lạnh 7
Hình 1 8 Đường cong sấy W=f(τ) 12
Hình 1 9 Đường cong tốc độ sấy u = f(W) 13
Hình 1 10 Sơ đồ quy trình tiến hành thí nghiệm sấy vật liệu ẩm 14
Hình 1 11 Đồ thị đường cong sấy đối lưu khoai môn 16
Hình 1 12 Đồ thị đường cong sấy đối lưu khoai môn tại giai đoạn 1 16
Hình 1 13 Đồ thị đường cong sấy đối lưu khoai môn tại giai đoạn 2 17
Hình 1 14 Đồ thị đường cong sấy đối lưu khoai môn tại giai đoạn 3 18
Hình 1 15 Biểu đồ đường cong sấy hồng ngoại khoai môn 19
Hình 1 16 Đồ thị đường cong sấy hồng ngoại khoai môn tại giai đoạn 1 19
Hình 1 17 Đồ thị đường cong sấy hồng ngoại khoai môn tại giai đoạn 2 20
Hình 1 18 Đồ thị đường cong sấy hồng ngoại khoai môn tại giai đoạn 3 20
Hình 1 19 Đồ thị đường cong sấy lạnh khoai môn 21
Hình 1 20 Đồ thị đường cong sấy lạnh khoai môn tại giai đoạn 1 22
Hình 1 21 Đồ thị đường cong sấy lạnh khoai môn tại giai đoạn 2 22
Hình 1 22 Đồ thị đường cong sấy lạnh khoai môn tại giai đoạn 3 23
Hình 1 23 Đường cong tốc độ sấy theo phương pháp sấy đối lưu 24
Hình 1 24 Đường cong tốc độ sấy theo phương pháp sấy hồng ngoại 25
Hình 1 25 Đường cong tốc độ sấy theo phương pháp sấy lạnh 26
Hình 1 26 Màu sắc của khoai môn sau khi sấy đối lưu 27
Hình 1 27 Màu sắc của khoai môn sau khi sấy hồng ngoại 28
Hình 1 28 Màu sắc của khoai môn sau khi sấy lạnh 29
Hình 2 1 Quá trình lạnh đông thực phẩm 42
Hình 2 2 Sơ đồ quy trình tiến hành thí nghiệm lạnh đông thực phẩm 44
Hình 2 3 Cảm biến nhiệt được gắn vào khối khoai môn 45
Trang 10Hình 2 4 Giai đoạn quá lạnh của quá trình lạnh đông chậm mẫu khoai môn 46
Hình 2 5 Đồ thị động học của quá trình lạnh đông chậm mẫu khoai môn 46
Hình 2 6 Đồ thị động học của quá trình lạnh đông nhanh mẫu khoai môn 47
Hình 3 1 Cấu tạo trao đổi nhiệt ống lồng ống 53
Hình 3 2 Hệ thống truyền nhiệt ống lồng ống Hệ thống truyền nhiệt ống lồng ống xuôi dòng và ngược dòng 56
Hình 3 3 Hệ thống truyền nhiệt ống lồng ống chéo nhau 56
Hình 3 4 Máy đo nhiệt độ và độ ẩm không khí 57
Hình 3 5 Thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống xuôi dòng 57
Hình 3 6 Thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống ngược dòng 58
Hình 3 7 Sự biến thiên nhiệt độ của hai dòng lưu chất theo diện tích trao đổi nhiệt với trường hợp xuôi dòng 59
Hình 3 8 Sự biến thiên nhiệt độ của hai dòng lưu chất theo diện tích trao đổi nhiệt với trường hợp ngược dòng 60
Hình 4 1 Cam vang Úc 76
Hình 4 2 Sản phẩm cam sấy dạng lát mỏng 77
Hình 4 3 Cam cắt lát sấy khô (Công ty Goodprice Việt Nam) 79
Hình 4 4 Cam cắt lát sấy khô (Nông sản sạch Bảo Hạnh – BH Spices) 79
Hình 4 5 Cam sấy khô TaphaCo 80
Hình 4 6 Cam Navel Úc 81
Hình 4 7 Sản lượng trái cây họ cam quýt trên thế giới theo từng loại năm 2013 – 2014 82
Hình 4 8 Sơ đồ quy trình sản xuất cam sấy khô 83
Hình 4 9 Cam vàng trước khi sấy 84
Hình 4 10 Cam vàng sau khi sấy đối lưu 85
Hình 4 11 Sản phẩm cam lát sấy khô 85
Trang 11x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Độ ẩm vật liệu sấy biến thiên theo thời gian 𝜏𝑗 12
Bảng 1 2 Xác định độ ẩm ban đầu (W0) của vật liệu sấy 15
Bảng 1 3 Kết quả đo màu của sản phẩm sau khi sấy đối lưu 27
Bảng 1 4 Kết quả đo màu của sản phẩm sau khi sấy hồng ngoại 28
Bảng 1 5 Kết quả đo màu của sản phẩm sau khi sấy lạnh 30
Bảng 1 6 So sánh kết quả giữa các phương pháp sấy 31
Bảng 2 1 Giá trị L, a, b sau quá trình lạnh đông chậm mẫu khoai môn 47
Bảng 2 2 Giá trị L, a, b sau quá trình lạnh đông nhanh mẫu khoai môn 48
Bảng 3 1 Các thông số của thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống ngược dòng 61
Bảng 3 2 Số liệu thực nghiệm thu được của thiết bị ống lồng ống xuôi dòng 62
Bảng 3 3 Vận tốc dòng lưu chất nóng và lạnh của thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống xuôi dòng 63
Bảng 3 4 Kết quả nhiệt lượng trao đổi và nhiệt lượng tổn thất của thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống xuôi dòng 64
Bảng 3 5 Kết quả độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit của thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống xuôi dòng 64
Bảng 3 6 Kết quả hệ số truyền nhiệt của thiết bị ống lồng ống xuôi dòng 65
Bảng 3 7 Các thông số của thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống ngược dòng 65
Bảng 3 8 Số liệu thực nghiệm thu được của thiết bị ống lồng ống ngược dòng 66
Bảng 3 9 Vận tốc dòng lưu chất nóng và lạnh của thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống 67
Bảng 3 10 Kết quả nhiệt lượng trao đổi và nhiệt lượng tổn thất của thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống ngược dòng 68
Bảng 3 11 Kết quả độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit của thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống ngược dòng 68
Bảng 3 12 Kết quả hệ số truyền nhiệt của thiết bị ống lồng ống ngược dòng 69
Trang 12Bài 1: THÍ NGHIỆM SẤY VẬT LIỆU ẨM
1.1 Tổng quan
1.1.1 Tổng quan về khoai môn
Khoai môn là một loại cây củ nhiệt đới chứa khoảng 70 - 80% là tinh bột thuộc họ Arum (Aracea), chi Colocasia và có tên khoa học là Colocasia esculenta Chúng còn có một số tên gọi khác như dasheen, eddoe, cocoyam hay tannia Hiện nay ở Việt Nam, một số loại khoai môn được tiêu thụ rộng rãi đó là khoai môn trắng, khoai môn sáp vàng
và khoai môn tím Do kích thước hạt tinh bột nhỏ (0.25 – 0.5m) nên khoai môn rất dễ tiêu hóa Vì vậy, chúng được sử dụng để chế biến rất nhiều loại thực phẩm khác nhau (Kaushal et al., 2015) Loại cây này thuộc cây thân thảo, được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới Thông thường thời gian tăng trưởng của cây là từ 5 - 12 tháng
và chiều cao của chúng có thể đạt 1 - 2m Trung bình một củ khoai môn có khối lượng khoảng 1 – 2 kg và chiều dài củ dao động từ 10 - 15cm (DR et al., 2018)
Hình 1 1 Khoai môn trắng
Hình 1 2 Khoai môn sáp vàng
Trang 13Hình 1 3 Khoai môn tím
Củ khoai môn tương đối ít protein (1.5%) và chất béo (0.2%), điều này tương tự như nhiều loại cây trồng củ khác Nó chứa lượng tinh bột cao (70 - 80 g/100g khoai môn khô), chất xơ (0.8%) và tro (1.2%) Khoai môn cũng là một nguồn cung cấp thiamine, riboflavin, sắt, phốt pho, kẽm và là nguồn cung cấp vitamin B6, vitamin C, niacin, kali, đồng và mangan rất tốt Khoai môn cũng chứa độ ẩm cao nên cần được bảo quản trong môi trường thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp Tinh bột khoai môn có kích thước nhỏ
và không gây dị ứng, đồng thời cũng không chứa gluten nên có thể sử dụng cho người
bị dị ứng gluten Theo một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tinh bột khoai môn rất tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân mắc bệnh về tuyến tụy, các vẫn đề về gan mãn tính Hàm lượng đường chủ yếu trong khoai môn là sucrose nhưng bên cạnh đó cũng có sự hiện diện của fructose, maltose, glucose và raffinose với một lượng nhỏ; acid hữu có nhiều trong nguyên liệu là acid malic (60%), acid citric (25%), acid oxalic (15%) Củ khoai môn rất giàu tinh bột và củ chứa anthocyanin, cyanidin 3 -glucoside Cùng với flavonoid, anthocyanin liên quan được cho là cải thiện lưu thông máu bằng cách giảm độ mỏng manh của mao mạch để cải thiện thị lực, hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh và chất chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người (DR et al., 2018)
Khoai môn được sử dụng như một loại thực phẩm chủ yếu hoặc thực phẩm tự cung
tự cấp bởi hàng triệu người ở các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Trung
Mỹ Khoai môn có nhiều tầm quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, trong việc kiếm ngoại tệ và cũng là một phương tiện để phát triển nông thôn (Temesgen & Retta, 2015)
1.1.2 Tổng quan về vật liệu sấy
Có nhiều cách để phân loại vật liệu ẩm nhưng cách phổ biến đó là dựa vào tính chất vật lý của vật thể Theo cách này ta có thể chia vật liệu ẩm thành 3 dạng: vật liệu
Trang 14xốp mao dẫn, vật liệu keo và vật liệu keo xốp mao dẫn Trong thực tế, việc phân chia vật liệu ẩm là rất khó bởi các vật liệu sấy rất đa dạng nên phương pháp phân loại này chỉ mang ý nghĩa tương đối
- Vật liệu xốp mao dẫn: là liên kết mao dẫn giữa ẩm và vật liệu nên được gọi là vật
xốp mao dẫn Loại vật liệu này có khả năng hút mọi chất lỏng dính ướt mà không phụ thuộc vào thành phần hóa học của chất lỏng Ví dụ: than củi, cát Lực mao dẫn lớn hơn nhiều so với trọng lượng ẩm của vật Nếu trọng lượng ẩm cân bằng với lực mao dẫn thì vật liệu này được gọi là vật liệu xốp Những vật liệu xốp mao dẫn sau khi sấy có đặc điểm là trở nên giòn và dễ bị vỡ vụn
- Vật liệu keo: do có cấu trúc hạt nên vật liệu keo có tính dẻo Ẩm trong loại vật
liệu này liên kết ở dạng hấp thụ và thẩm thấu Ví dụ: tinh bôt, đất sét Các vật liệu keo sau sấy vẫn giữ được độ dẻo nhưng bị co ngót khá nhiều
- Vật liệu keo xốp mao dẫn: đây là loại vật liệu được coi là phổ biến trong tự nhiên,
chúng tồn tại các loại liên kết có trong vật liệu xốp mao dẫn và vật liệu keo Ví dụ: các loại hạt, ngũ cốc Về cấu trúc các vật liệu này thuộc xốp mao dẫn nhưng về bản chất lại là các vật liệu keo vì thành mao dẫn của chúng có tính dẻo, các mao quản trương lên khi hút ẩm và co lại khi sấy khô (Chước, 2006)
1.1.3 Tổng quan về quá trình và phương pháp sấy
1.1.3.1 Tổng quan về quá trình sấy
Sấy là quá trình tách ẩm, chủ yếu là nước và hơi nước, khỏi vật liệu sấy để thải vào môi trường Tùy vào phương pháp sấy mà ẩm và hơi nước trong vật liệu sẽ nhận được năng lượng theo cách nào đó để tách khỏi vật liệu sấy, đồng thời dịch chuyển từ trong lòng vật thể ra bề mặt và từ bề mặt ra ngoài môi trường xung quanh
Động lực quá trình sấy được duy trì nhờ môi chất mang ẩm thoát ra từ bề mặt vật liệu sấy thải vào môi trường Môi chất có vai trò nhận ẩm để mang chúng từ vật liệu ra ngoài gọi là tác nhân sấy Tác nhân sấy có thể là không khí, khói lò hoặc có thể là chất lỏng như dầu mỏ, macarin Trong đó, khói lò và không khí là tác nhân sấy phổ biến nhất (Phú, 2008)
Nước trong vật liệu tách ra theo nguyên tắc bốc hơi (evaporation) hoặc thăng hoa (sublimation) Trong quá trình sấy, nguyên liệu thường ở dạng rắn, lỏng hoặc huyền phù, đồng thời sản phẩm thu được luôn ở trạng thái rắn hoặc dạng bột (Mẫn, 2011)
Trang 151.1.3.2 Tổng quan về phương pháp sấy
Sấy đối lưu
Sấy đối lưu là phương pháp sử dụng gần như phổ biến để sấy vật liệu với tác nhân sấy là khí nóng đóng vai trò vừa truyền nhiệt vừa đuổi ẩm làm vật liệu sấy đạt được độ
ẩm mong muốn (Vượng, 2006) Đối với phương pháp sấy này việc gia nhiệt cho vật liệu
ẩm thực hiện bằng cách trao đổi nhiệt đối lưu (tự nhiên hay cưỡng bức) và môi chất sấy làm nhiệm vụ cấp nhiệt (Chước, 2006)
Các thiết bị sử dụng theo phương pháp sấy đối lưu được biết hiện nay là thiết bị sấy hầm, thiết bị sấy khí động, thiết bị sấy buồng, thiết bị sấy tầng sôi, thiết bị sấy tháp, thiết bị sấy phun (Chước, 2006)
Cấu tạo thiết bị sấy đối lưu:
- Buồng sấy làm bằng inox, có hoặc không có lớp sơn phủ tĩnh điện, giúp chống
gỉ, dễ vệ sinh sau khi sử dụng
- Hệ thống quạt gió: gồm 2 quạt được lắp đặt 2 bên thành trong của máy giúp luồng khí nóng luôn được điều hòa trong buồng
- Cửa hút gió: được đặt phía sau của máy giúp đưa gió vào buồng nhiệt và chia sang 2 bên hệ thống quạt
- Hộp điều khiển và các thiết bị điện được đặt phía trên cùng của máy làm cho thiết
bị trở nên nhỏ gọn, ít tốn diện tích
Hình 1 4 Cấu tạo nguyên lý hoạt động thiết bị sấy đối lưu dạng tủ
Nguyên tắc cấu tạo của thiết bị sấy đối lưu có cấu tạo khác nhau theo tính chất, kết cấu, hình dạng và kích thước của vật liệu ẩm (Vượng, 2006) Ở bài này thiết bị được lựa chọn để sấy theo phương pháp đối lưu là thiết bị sấy buồng dạng tủ sấy
Trang 16Sấy đối lưu hoạt động dựa trên nguyên lý tuần hoàn không khí nóng Khi dòng điện chạy qua, các thanh nhiệt bắt đầu tạo luồng không khí có nhiệt độ cao khoảng 30 - 150°C Hệ thống quạt đối lưu trong buồng sấy sẽ thổi tất cả khí nóng một cách tuần hoàn Giai đoạn đầu của quá trình sấy là sự mất hơi nước và độ ẩm trên bề mặt vật liệu một cách nhanh chóng do nhiệt độ tăng cao đột ngột Tiếp đến là do sự chênh lệch ẩm tại bề mặt vật liệu và tâm, dẫn đến hiện tượng khuếch tán nội và ngoại làm cho sự bốc hơi nước và ẩm từ tâm vật liệu lên bề mặt và thoát ra ngoài môi trường không khí trong buồng sấy Quá tình được lặp lại cho đến khi sản phẩm có khối lượng không đổi hoặc đạt được độ ẩm mong muốn (Phú, 2008)
Hình 1 5 Thiết bị sấy đối lưu dạng tủ
- Luồng không khí nóng phải được đảm bảo là luôn được tuần hoàn, nếu không hiệu suất sấy sẽ không cao
- Không sử dụng được cho các loại vật liệu cần thu hồi các hợp chất bay hơi như tinh dầu
Trang 17Sấy hồng ngoại
Sấy hồng ngoại là hệ thống sấy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ mà ở đây là tia hồng ngoại Năng lượng từ tia hồng ngoại được nguyên liệu hấp thụ và nhiệt độ của chúng tăng lên Nguyên liệu được cấp nhiệt theo hiện tượng bức xạ và sự thải ẩm của nguyên liệu ra môi trường theo nguyên tắc đối lưu, bước sóng hồng ngoại sử dụng cho phương pháp này nằm trong khoảng 0.8𝜇m – 0.8 mm (Dũng, 2013)
Cấu tạo:
- Thân đèn: làm từ vật liệu trong suốt như thủy tinh, nhựa trong suốt, cho phép ánh sáng hồng ngoại chiếu trực tiếp lên bề mặt vật liệu sấy
- Bóng đèn: thường sử dụng là bóng đèn hồng ngoại có công suất thấp khoảng 150
- 500W/h, bước sóng nằm trong khoảng 0.8𝜇m – 0.8mm (Dũng, 2013) cho phép chiếu sáng liên tục trong quá trình sấy và được gắn vào thân đèn
- Chân đế: giúp giữ cố định hệ thống đèn hồng ngoại bao gồm thân đèn và bóng đèn
- Dây cáp: nối nguồn điện với đèn
- Mạch điện: tất cả các linh kiện điều khiển điện tử, giúp điều chỉnh công suất chiếu sáng và nhiệt độ của đèn
Hình 1 6 Tủ sấy hồng ngoại
Nguyên lý hoạt động: Khi nhiệt được cung cấp cho nguyên liệu, năng lượng bức
xạ từ tia hồng ngoại phát ra từ đèn làm các phân tử nước trong nguyên liệu dao động và thắng lực liên kết hydro giữa chúng, các phân tử nước thoát lên bề mặt vật liệu và tách
ra khỏi vật liệu vào môi trường sấy Trong thiết bị sẽ có bộ phận quạt gió giúp đẩy không khí ẩm ra ngoài môi trường Bóng đèn bố trí trong thiết bị với dây tóc đèn làm bằng vonfram liên tục phát tia hồng ngoại có công suất 150 - 500 W/h, nhiệt độ từ 30 - 1500°C
Trang 18Ưu điểm:
- Cường độ bay hơi ẩm lớn, có thể gấp vài lần so với sấy đối lưu
- Thiết bị đơn giản, nhỏ gọn, ít chiếm diện tích
- Thời gian sấy nhanh, hiệu suất sấy cao
Nhược điểm:
- Sản phẩm sấy dễ nứt và cong vênh do sự tiếp xúc nhiệt không đều
- Cần xếp vật liệu sấy sao cho mọi diện tích của vật liệu phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn bức xạ hồng ngoại
Sấy lạnh
Sấy lạnh hay còn gọi là sấy bơm nhiệt, đây là phương pháp sấy khô thực phẩm bằng cách sử dụng không khí khô với độ ẩm từ 10 - 30% và nhiệt độ thấp từ 35 - 60°C Quá trình này giúp giữ nguyên màu sắc, hương vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm Sấy lạnh hoạt động bằng cách tuần hoàn không khí khô qua buồng sấy để tách ẩm khỏi sản phẩm Phương pháp này tiết kiệm năng lượng hơn so với sấy nóng và ít làm biến dạng thực phẩm
Cấu tạo của thiết bị sấy lạnh bao gồm: thiết bị bay hơi, máy nén, quạt gió, thiết bị ngưng tụ (calorifer), van tiết lưu
Hình 1 7 Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy lạnh
Nguyên lý hoạt động: Quá trình sấy tiến hành ở áp suất khí quyển, tác nhân sấy là
Trang 19nhiệt độ của chúng xuống dưới điểm đọng sương Hơi nước trong không khí bị ngưng
tụ tách ra làm cho không khí có độ chứa hơi giảm về 0, áp suất suất riêng phần hơi nước trong không khí giảm về 0, nhưng không thể bằng không Không khí này được dẫn qua thiết bị ngưng tụ của hệ thống lạnh (bơm nhiệt) để đốt nóng, nhiệt độ không khí tăng lên
và lớn nhất bằng nhiệt độ ngưng tụ môi chất lạnh ở thiết bị ngưng tụ Sau đó, chúng được dẫn vào buồng sấy chứa sản phẩm, dưới sự chênh lệch áp suất riêng của hơi nước trên bề mặt sản phẩm với áp suất riêng của hơi nước trong không khí (tác nhân sấy), hơi nước ở sản phẩm tự bay bốc hơi và làm khô Do nhiệt độ môi trường sấy thấp, cao nhất khoảng 35 - 45°C, nên chất lượng sản phẩm ít bị ảnh hưởng, có chất lượng tốt, mang lại giá trị kinh tế cao (Nguyễn và Cộng sự, 2018)
Ưu điểm:
- Quy trình tuần hoàn nhiệt, không cần phải làm nóng không khí nhiều lần
- Nhiệt độ sấy thấp giúp gia tăng tuổi thọ thiết bị
- Các loại thực phẩm được sấy ở nhiệt độ thấp nên giữ được độ tươi và dinh dưỡng
- Quy trình sấy khép kín, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài nên máy
sẽ ít bị hư hỏng khi sử dụng
Nhược điểm:
- Chi phí thiết bị cao
- Thiết bị chỉ phù hợp với những sản phẩm sấy khô ở nhiệt độ thấp như: rau củ quả, đông trùng hạ thảo…
- Tốn nhiều năng lượng và thời gian sấy
- Các tính chất vật lý như: hình dạng, kích thước, khối lượng, tỷ trọng, độ giòn…
sẽ thay đổi tùy thuộc vào bản chất nguyên liệu và các thông số công nghệ của quá trình sấy
Trang 20Tính chất hóa học
Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng hóa học cũng tăng theo Trong suốt quá trình sấy sẽ xảy ra nhiều phản ứng hóa học khác nhau trong nguyên liệu Những phản ứng hóa học này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thực phẩm Một số phản ứng có thể
kể đến như: phản ứng oxy hóa, phản ứng Maillard… Ngoài ra, trong quá trình sấy còn làm giảm độ ẩm của thực phẩm
Tính chất hóa lý
Ẩm trong nguyên liệu sẽ khuếch tán chuyển từ lỏng thành hơi Từ đó, giảm độ ẩm của sản phẩm
Tính chất sinh học
Độ ẩm trong thực phẩm giảm làm giảm hoạt độ nước, ức chế hoạt động của một
số loại vi sinh vật Ngoài ra, nhiệt độ tăng sẽ tiêu diệt một phần vi sinh vật từ đó kéo dài thời gian bảo quản
Tính chất hóa sinh
Trong giai đoạn đầu của quá trình sấy, nhiệt độ chưa tăng cao, các phản ứng trong enzyme tiếp tục diễn ra mạnh mẽ Khi nhiệt độ tăng cao, các enzyme bị vô hoạt và các phản ứng hóa sinh sẽ dừng lại (Lê và Cộng Sự, 2011)
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng
1.1.5.1 Các yếu tố liên quan đến điều kiện sấy
- Nhiệt độ tác nhân sấy: Khi tăng nhiệt độ của tác nhân sấy thì tốc độ sấy sẽ tăng
theo do tốc độ truyền nhiệt gia tăng Từ đó, làm giảm độ ẩm tương đối của vật liệu Tuy nhiên, nhiệt độ sấy quá cao cũng gây biến đổi một số tính chất của vật liệu như: vật lý, hóa học… Một số biến đổi có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng thực phẩm
- Áp lực: Áp lực của buồng sấy ảnh hưởng đến trạng thái của nước trong vật liệu
sấy Áp suất hơi của không khí giảm thì quá trình sấy diễn ra nhanh hơn và ngược lại
- Thời gian sấy: Thời gian sấy cũng ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
1.1.5.2 Các yếu tố liên quan đến nguyên liệu
- Diện tích bề mặt nguyên liệu: Diện tích bề mặt lớn thì thời gian sấy ngắn hơn do
khoảng cách giữa các phân tử nước bên trong nguyên liệu khuếch tán ra bề mặt ngắn hơn Ngoài ra, diện tích bề mặt lớn nên khả năng bốc hơi nhanh và sự khuếch tán ẩm từ trong vật liệu ra bề mặt tăng
Trang 21- Thành phần hóa học của vật liệu: Một số cấu tử như đường, tinh bột, protein,
muối… có khả năng tương tác với các phân tử nước Từ đó, làm giảm tốc độ khuếch tán của các phân tử nước từ tâm nguyên liệu ra bề mặt, làm chậm quá trình sấy
- Cấu trúc vật liệu: Các nguyên liệu trong ngành công nghệ thực phẩm có cấu tạo
từ những đơn vị là tế bào động vật hoặc thực vật Khi đó, phần ẩm nằm bên ngoài tế bào
sẽ rất dễ tách trong quá trình sấy và phần ẩm nằm bên trong tế bào sẽ rất khó tách Khi cấu trúc tế bào bị phá hủy, việc tách nước trong nội bào sẽ dễ dàng hơn Tuy nhiên, sự phá hủy này sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm sau khi sấy (Lê và Cộng Sự, 2011)
1.2 Mục đích thí nghiệm
Trong bài báo cáo này, tiến hành thực hiện khảo sát quá trình sấy khoai môn bằng thực nghiệm nhằm mục đích: xây dựng đường cong sấy; xây dựng đường cong tốc độ sấy; xác định các thông số của quá trình sấy như: tốc độ sấy đẳng tốc, độ ẩm tới hạn, độ
ẩm cân bằng, thời gian sấy đẳng tốc và giảm tốc
Xác định được tính chất keo hay xốp của vật liệu
Xác định ưu, nhược điểm của từng phương pháp sấy, từ đó lựa chọn phương pháp sấy phù hợp với từng loại vật liệu
1.3 Dụng cụ, thiết bị và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Dụng cụ
1.3.2 Thiết bị
- Thiết bị đo màu
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.3.1 Xác định độ ẩm của vật liệu sấy
Nguyên tắc của phương pháp trọng lượng xác định độ ẩm dựa trên độ giảm khối lượng của mẫu khi được làm nóng trong tủ sấy trong một khoảng thời gian đủ dài Trong
Trang 22Phương pháp thực hiện:
trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng rồi cân chính xác khối lượng của đĩa và đánh số thứ tự
- Cho khoảng 5g mẫu vật liệu đã được băm nhuyễn lên đĩa, trải đều bột rồi cân chính xác
- Lấy đĩa ra khỏi tủ sấy và để nguội trong bình hút ẩm, sau đó lấy ra cân
- Thực hiện lại thí nghiệm sau 1h cho đến khi khối lượng mẫu không đổi
- Tính độ ẩm theo phần trăm khối lượng
1.3.3.2 Xây dựng đường cong sấy
Xác định độ ẩm của vật liệu sấy biên thiên theo thời gian sấy
Trang 23Bảng 1 1 Độ ẩm vật liệu sấy biến thiên theo thời gian 𝜏𝑗
Hình 1 8 Đường cong sấy W=f(τ)
Giải thích đường cong sấy:
- Giai đoạn 1: đun nóng vật liệu sấy và làm bay hơi nước bề mặt, giai đoạn này đường cong sấy ở dạng phi tuyến
- Giai đoạn 2: quá trình bay hơi nước do quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại xảy ra đồng thời, giai đoạn này là sấy đẳng tốc, đường cong sấy ở dạng tuyến tính
- Giai đoạn 3: quá trình bốc hơi ẩm còn lại cho đến khi đạt độ ẩm cân bằng, quá trình này đường cong sấy ở dạng ohi tuyến rất phức tạp
1.3.3.3 Xây dựng đường cong tốc độ sấy
Từ phương trình đường cong sấy, lấy đaho hàm hai vế rồi nhân tử cho G và nhân mẫu cho F sẽ nhận được:
Trang 24Sau khi có số liệu thực nghiệm, tiến hành vẽ đường cong tốc độ sấy và so sánh giữa lý thuyết và thực nghiệm
Hình 1 9 Đường cong tốc độ sấy u = f(W) 1.3.3.4 So sánh màu sắc vật liệu
Mục đích: so sánh sự thay đổi màu sắc của vật liệu sấy trước và sau khi sấy Từ
đó, lựa chọn phương pháp sấy hợp lý cho từng loại vật liệu sấy
Phương pháp đo màu lab còn được gọi là phương pháp đo màu cielab Đây là cách
đo màu bằng không gian màu lab Không gian này được chia thành độ sáng (L*) và hai thành phần màu (a* biểu thị giá trị đỏ và xanh lá, b* biểu thị giá trị xanh dương và vàng) Trong đó:
- Kênh L (Lightness): Biểu diễn độ sáng của màu sắc, giá trị dao động từ 0 (đen tuyệt đối) đến 100 (trắng tuyệt đối) Kênh này chỉ chứa các thông tin về độ sáng mà không có giá trị màu nào thực sự
- Kênh a (Green-Red axis): Kênh a biểu diễn màu sắc từ xanh lá cây đến đỏ Giá trị âm thể hiện màu xanh lá cây, giá trị dương thể hiện màu đỏ
- Kênh b (Blue-Yellow axis): Kênh b biểu diễn màu sắc từ xanh dương đến vàng Giá trị âm thể hiện màu xanh dương, giá trị dương thể hiện màu vàng
Theo hệ màu lab:
- △L có giá trị càng lớn: Màu trên mẫu nghiên về màu trắng
- △L có giá trị càng bé: Màu trên mẫu nghiên về màu đen
- △a có giá trị càng lớn: Màu trên mẫu nghiên về màu đỏ
- △a có giá trị càng bé: Màu trên mẫu nghiên về màu xanh
- △b có giá trị càng lớn: Màu trên mẫu nghiên về màu vàng
- △b có giá trị càng bé: Màu trên mẫu nghiên về màu xanh
Trang 251.4 Quy trình tiến hành thí nghiệm
1.4.1 Sơ đồ quy trình
Hình 1 10 Sơ đồ quy trình tiến hành thí nghiệm sấy vật liệu ẩm
1.4.2 Thuyết minh quy trình
Xử lý nguyên liệu
Gọt vỏ nguyên liệu khoai môn, sau đó cắt thành các hình khối theo kích thước 0.04
× 0.04 (m) để chuẩn bị cho công đoạn cắt lát
Cắt theo hình dạng và bề dày đã xác định
Cắt nhỏ mẫu sản phẩm với mục đích làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu với tác nhân sấy, từ đó làm giảm thời gian sấy Khối khoai môn được cắt thành lát đồng đều với bề dày 0.001 (m), tạo ra khoảng 25 miếng khoai môn được sử dụng cho từng phương pháp sấy Các mẫu có kích thước bằng nhau sẽ giúp kết quả thu được chính xác hơn
Xác định khối lượng và độ ẩm ban đầu của vật liệu sấy:
Sử dụng cân 2 số để xác định khối lượng ban đầu của mẫu (khoảng 5g) Sau đó sấy ở nhiệt độ 105°C cho đến khi khối lượng mẫu không đổi trong 3 lần
Trang 26Sấy và xác định độ ẩm theo thời gian:
Sấy đối lưu: Mẫu đã được cắt theo hình dạng và bề dày xác định được đem cân
khoảng 40g, sau đó sấy ở nhiệt độ khoảng 60℃ Xếp từng lát khoai môn trên khay và
có khoảng cách nhất định, đảm bảo các mẫu sấy được đồng đều và tăng hiệu quả sấy
đặt mẫu trong bình hút ẩm sau mỗi lần lấy mẫu ra khỏi máy sấy)
Sấy lạnh: Mẫu đã được cắt theo hình dạng và bề dày xác định được đem cân khoảng
40g, sau đó sấy ở nhiệt độ khoảng 35℃ Xếp từng lát khoai môn trên khay và có khoảng cách nhất định, đảm bảo các mẫu sấy được đồng đều và tăng hiệu quả sấy Cứ 10 phút
Sấy hồng ngoại: Mẫu đã được cắt theo hình dạng và bề dày xác định được đem
cân khoảng 40g, sau đó sấy ở nhiệt độ khoảng 50 – 60℃ Xếp từng lát khoai môn trên khay và có khoảng cách nhất định, đảm bảo các mẫu sấy được đồng đều và tăng hiệu quả sấy Cứ 10 phút ta tiến hành cân mẫu để xác định độ ẩm của mẫu tại thời điểm 𝜏 =
1.5 Kết quả và bàn luận
1.5.1 Độ ẩm của vật liệu sấy
Bảng 1 2 Xác định độ ẩm ban đầu (W 0 ) của vật liệu sấy
Trang 271.5.2 Đường cong sấy
1.5.2.1 Sấy đối lưu
Hình 1 11 Đồ thị đường cong sấy đối lưu khoai môn
Nhận xét
Giai đoạn 1
Hình 1 12 Đồ thị đường cong sấy đối lưu khoai môn tại giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1, ẩm trong vật liệu sấy có xu hướng giảm dần với thời gian khá nhanh, chủ yếu là đun nóng và làm bay hơi nước trên bề mặt khoai môn Thời gian diễn ra giai đoạn 1 là 40 phút kể từ khi bắt đầu cho vật liệu vào tủ sấy và độ ẩm của vật liệu sấy trong giai đoạn này giảm 18.1%
Tại giai đoạn 1, ẩm lỏng trong vật liệu được đun nóng đến khi đạt được nhiệt độ sôi ứng với áp suất hơi nước trong môi trường không khí bên trong tủ sấy và tốc độ sấy
Trang 28tăng đến cực đại Thông thường giai đoạn 1 diễn ra với thời gian nhanh chóng và thời gian sấy ngắn Đối với nguyên liệu khoai môn thỏa mãn được điều này do hàm lượng
ẩm tự do trên bề mặt của chúng không quá lớn, cũng như kích thước và bề dày vật liệu được cắt mỏng dễ dàng cho việc thoát ẩm
Đường cong sấy ở giai đoạn 1 có dạng phi tuyến bậc 2 (Nguyễn Tấn Dũng, 2021),
cong sấy ở giai đoạn này phù hợp với lý thuyết, vì thế có ý nghĩa về mặt thống kê
Giai đoạn 2
Hình 1 13 Đồ thị đường cong sấy đối lưu khoai môn tại giai đoạn 2
Kết thúc giai đoạn đun nóng vật liệu, ẩm sẽ bay hơi ở lớp bề mặt của vật liệu sấy, còn ẩm lỏng bên trong vật liệu sẽ truyền ra ngoài bề mặt để hóa hơi Quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại xảy ra đồng thời Giai đoạn 2 gọi là quá trình sấy đẳng tốc (u = const) Dựa vào đồ thị trên, thấy rằng giai đoạn này diễn ra từ phút 50 đến phút thứ
110, tổng thời gian sấy là 70 phút và lúc này ẩm bên trong vật liệu còn lại 23.04% Thời gian sấy ở giai đoạn 2 dài hơn ở giai đoạn 1 do sự chênh lệch độ ẩm giữa bề mặt và trong lòng vật liệu sấy chưa đủ lớn để ẩm bên trong vật liệu di chuyển ra ngoài bề mặt
Ở giai đoạn 2, đường cong sấy ở dạng tuyến tính bậc 1 có phương trình y = –
lý thuyết, vì thế có ý nghĩa về mặt thống kê
Trang 29Giai đoạn 3
Hình 1 14 Đồ thị đường cong sấy đối lưu khoai môn tại giai đoạn 3
Giai đoạn 3 diễn ra trong vòng 90 phút cuối cùng Đây là quá trình bốc hơi ẩm còn lại cho đến khi đạt được độ ẩm cân bằng
Độ ẩm tại giai đoạn này giảm từ 20.92% xuống còn 11.55% và đây chính là độ ẩm cân bằng của quá trình sấy, tức là khối lượng sau khi sấy không đổi Nhận thấy rằng giai đoạn này diễn ra lâu nhất trong 3 giai đoạn, lý do là vì trong khoai môn không chỉ có nước mà còn có tinh bột, nước liên kết được giữ chặt trong cấu trúc tế bào và liên kết với các phân tử tinh bột làm cho nước bay hơi khó hơn, đồng thời tinh bột còn có tính chất giữ nước Việc sấy tại 2 giai đoạn đầu đã làm bay hơi nước tự do, chỉ còn nước liên kết khó thoát ra ngoài Vì thế với tính chất vật liệu này, thời gian để độ ẩm tới hạn đạt đến độ ẩm cân bằng là khá dài
Tại giai đoạn 3, đường cong sấy ở dạng phi tuyến tính rất phức tạp, tương ứng với
hoàn toàn không phù hợp về mặt lý thuyết, nguyên nhân làm cho hệ số tương quan thấp
có thể do nhiều yếu tố tác động trong quá trình làm thực nghiệm Tại phút thứ 130, vật liệu có tốc độ giải phóng độ ẩm khá nhanh, có thể đây là ngưỡng mà chúng đã đạt đến nhiệt độ sấy nhất định, quá trình bay hơi nước diễn ra nhanh chóng, dẫn đến sự giảm độ
ẩm cũng nhanh Tại phút thứ 140 và 150 có hiện tượng tái ẩm trở lại, làm cho mẫu có
độ ẩm tăng so với thời điểm trước đó, điều này được giải thích do thao tác giữa các lần lấy mẫu cân để bên ngoài quá lâu, hoặc bột hút ẩm chứa trong bình hút ẩm đã không còn tác dụng nên vẫn khiến cho mẫu có độ ẩm tăng lên
Trang 301.5.2.2 Sấy hồng ngoại
Hình 1 15 Biểu đồ đường cong sấy hồng ngoại khoai môn
Nhận xét
Giai đoạn 1
Hình 1 16 Đồ thị đường cong sấy hồng ngoại khoai môn tại giai đoạn 1
Quá trình sấy hồng ngoại nguyên liệu khoai môn ở giai đoạn 1 qua thực nghiệm khảo sát diễn ra trong 20 phút đầu tiên, với lượng ẩm từ 73.75% giảm xuống còn 67.01%
Có thể thấy, giai đoạn này diễn ra trong thời gian khá nhanh và lượng ẩm thoát ra khỏi vật liệu khá ít (9.14%)
Trang 31thích với lý thuyết, đường hồi quy xây dựng phù hợp với bộ dữ liệu, có ý nghĩa về mặt tính toán
Giai đoạn 2:
Hình 1 17 Đồ thị đường cong sấy hồng ngoại khoai môn tại giai đoạn 2
Thời gian sấy tại giai đoạn 2 diễn ra từ phút thứ 30 đến phút thứ 80, thời gian sấy hồng
ngoại tại giai đoạn này cũng khá ngắn do vật liệu được tác nhân sấy làm bay hơi nước bề mặt lớn, lôi kéo không khí bên trong vật liệu sấy ra ngoài, thời gian sấy càng ngắn chứng tỏ hơi nước bề mặt bay hơi lớn, dẫn đến sự chênh lệch độ ẩm cao khiến ẩm bên trong di chuyển ra bên ngoài nhanh hơn Độ ẩm của vật liệu sấy tại giai đoạn này giảm từ 61.93% xuống 16.93%
Ở giai đoạn này, đường cong sấy có dạng tuyến tính bậc 1: y = –0.9387x + 90.323
kê
Giai đoạn 3:
Hình 1 18 Đồ thị đường cong sấy hồng ngoại khoai môn tại giai đoạn 3
Trang 32Giai đoạn 3 là giai đoạn sấy giảm tốc và đưa độ ẩm vật của liệu tới trạng thái cân bằng Thời gian sấy ở giai đoạn này là lâu nhất, diễn ra trong 150 phút với độ ẩm giảm
từ 13.93% xuống còn 9.38%
Khi độ ẩm của khoai môn dần đạt đến độ ẩm cân bằng, nó sẽ dừng lại ở một giá trị không thay đổi trong nhiều lần nên nếu tiếp tục sấy mẫu sẽ có thể gây cháy mẫu Qua
số liệu thực nghiệm, xây dựng được đường cong sấy hồng ngoại ở giai đoạn 3 của quá
thực nghiệm không phù hợp với lý thuyết và hệ số tương quan không cao như ở hai giai đoạn 1 và 2 về mặt tính toán
Ở giai đoạn này, lượng ẩm trên bề mặt của vật liệu đã bay hơi gần hết, chỉ còn lại
ẩm sâu bên trong vật liệu, tại vị trí này ẩm khó thoát ra hơn nên làm cho tốc độ thoát ẩm trở nên không đồng đều và chậm hơn Ẩm bên trong vật liệu phải phân tán ra ngoài, làm giảm tốc độ thoát ẩm tổng thể Ta cũng có thể thấy, độ ẩm trong giai đoạn này giảm không đồng đều, có sự tăng lên ở các thời điểm như phút thứ 130 và phút thứ 200, nguyên nhân gây ra sự tăng ẩm trở lại có thể do sai lệch trong quá trình thực nghiệm từ các thao tác như cân mẫu quá lâu hay mở cửa buồng sấy quá lâu làm cho mẫu bị tái ẩm
1.5.2.3 Sấy lạnh
Hình 1 19 Đồ thị đường cong sấy lạnh khoai môn
Trang 33Nhận xét
Giai đoạn 1
Hình 1 20 Đồ thị đường cong sấy lạnh khoai môn tại giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1 của quá trình sấy lạnh, độ ẩm của vật liệu từ 73.75% giảm còn 58.4% trong thời gian 100 phút Trong giai đoạn này, dưới sự chênh lệch áp suất hơi nước trên
bề mặt vật liệu với áp suất hơi nước trong không khí (tác nhân sấy), hơi nước ở vật liệu bắt đầu bốc hơi ra môi trường bên ngoài Vì cần thời gian để hơi ẩm bắt dầu khuếch tán
ra bên ngoài nên ở giai đoạn này, sự hao hụt nước trong mẫu vật liệu diễn ra trong thời gian khá chậm Đồng thời, nhiệt để loại ẩm bên trong vật liệu sấy cũng khá thấp (~35℃) Đường cong sấy ở giai đoạn 1 là dạng phi tuyến bậc 2 có phương trình y= –
phù hợp với lý thuyết, vì thế có ý nghĩa về mặt thống kê
Giai đoạn 2
Hình 1 21 Đồ thị đường cong sấy lạnh khoai môn tại giai đoạn 2
Trang 34Giai đoạn 2 của quá trình sấy lạnh diễn ra từ phút thứ 110 đến phút thứ 220, đồng thời độ ẩm của mẫu vật liệu giảm từ 56.09% xuống 25.43% Ở giai đoạn này, sự bốc hơi nước diễn ra nhanh chóng do sự chênh lệch áp suất đã lôi cuốn ẩm bên trong vật liệu ra ngoài nhanh chóng Đây là giai đoạn giảm khá nhanh, do đây là giai đoạn bay hơi nước
do quá trình khuyếch tán nội và khuyếch tán ngoại xảy ra đồng thời nên làm bay hơi nước mạnh mẽ (Nguyễn Tấn Dũng, 2021)
Đường cong sấy tại giai đoạn 2 ở dạng tuyến tính bậc 1, có phương trình y = –
hồi quy xây dựng phù hợp với bộ dữ liệu, có ý nghĩa về mặt tính toán Đây là giai đoạn sấy đẳng tốc, tốc độ sấy tại thời điểm này không đổi (u = const) Qua đó có thể thấy tốc
độ sấy tại giai đoạn 2 thực nghiệm giống với tốc độ sấy theo lý thuyết
Giai đoạn 3
Hình 1 22 Đồ thị đường cong sấy lạnh khoai môn tại giai đoạn 3
Giai đoạn 3 diễn ra trong 180 phút, tương ứng với độ ẩm của mẫu vật liệu từ 28.41% giảm xuống còn 7.49% Trong giai đoạn cuối cùng của quá trình sấy lạnh, quá trình bốc hơi ẩm còn lại cho đến khi đạt tới độ ẩm cân bằng Qua đó, lượng ẩm ở giai đoạn này thoát ra ít hơn, nguyên nhân có thể do độ ẩm bên trong vật liệu sấy và độ ẩm bên ngoài môi trường sấy đã đạt trạng thái gần như cân bằng, làm cho nước bốc ra khỏi
bề mặt vật liệu ít hơn Bên cạnh đó, bề mặt vật liệu trở nên khô cứng hơn, làm hạn chế
sự thoát hơi nước của vật liệu khiến cho độ ẩm không thay đổi nữa
Đường cong sấy tại giai đoạn 3 ở dạng phi tuyến rất phức tạp, có phương trình bậc
Trang 35này phù hợp với lý thuyết, vì thế có ý nghĩa về mặt thống kê Đây là giai đoạn sấy giảm tốc, tốc độ sấy tại thời điểm này giảm dần theo thời gian, khi đó lượng ẩm trong mẫu đã đạt tới độ ẩm cân bằng so với môi trường
1.5.3 Đường cong tốc độ sấy
1.5.3.1 Sấy đối lưu
Hình 1 23 Đường cong tốc độ sấy theo phương pháp sấy đối lưu
Đường cong tốc độ sấy đối lưu của khoai môn được thể hiện theo như đồ thị trên
Và diễn ra theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Ở đầu giai đoạn này tốc độ sấy tăng chậm do bề mặt vật liệu chưa đạt đến nhiệt độ bão hòa tốc độ bay hơi nước còn thấp Khi bề mặt vật liệu đạt nhiệt độ bão hòa, nước trên bề mặt bắt đầu bay hơi nhanh chóng Giai đoạn này là giai đoạn đốt nóng nên tốc độ sấy tăng nhanh và đạt đến giá trị cực đại nhờ vào lượng nhiệt cung cấp, làm cho hơi nước di chuyển ra khỏi bề mặt vật liệu dễ dàng hơn
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này đường cong tốc độ sấy thường biểu diễn bằng hàm bậc 1, cho thấy mối quan hệ giữa lượng ẩm còn lại và thời gian sấy là tuyến tính Ở giai đoạn này thì tốc độ sấy không thay đổi hay còn gọi là giai đoạn đẳng tốc, giai đoạn này
đó cho thấy lượng ẩm thoát ra khỏi bề mặt vật liệu là ổn định Điều này có nghĩa là quá trình bay hơi diễn ra liên tục mà không bị gián đoạn Trong giai đoạn đẳng tốc, ẩm trên
bề mặt của vật liệu liên tục thoát ra môi trường nhờ vào dòng khí nóng Lượng ẩm bay hơi từ bề mặt được bổ sung liên tục từ bên trong vật liệu, giúp duy trì độ ẩm bề mặt ổn định
Trang 36Giai đoạn 3: Tại giai đoạn này tốc độ sấy giảm dần do lượng nước còn lại trong nguyên liệu đã giảm xuống mức thấp Khi đó, quá trình khuếch tán nước từ bên trong ra
bề mặt nguyên liệu trở nên chậm hơn, do đó đường cong sấy có dạng bậc 2, biểu thị tốc
độ sấy giảm dần và có xu hướng tuyến tính
Tuy nhiên trong giai đoạn các số liệu số liệu trên đồ thị có sự bất thường không ổn định, cụ thể là từ khoảng 130 phút đến 150 phút độ ẩm của vật liệu lại tăng lên bất thường từ 12.78% lên 14.89% Nguyên nhân có thể bắt đầu do sự sai sót trong quá trình thực hiện thí nghiệm, việc mở thiết bị tủ sấy nhiều lần gây mất nhiệt khiến mẫu bị tái
ẩm dẫn đến việc sai số Bên cạnh đó sự sai sót có thể đến từ thao tác cân mẫu của người thực hiện dẫn đến sự chênh lệch trong các số liệu thu thập được
1.5.3.2 Sấy hồng ngoại
Hình 1 24 Đường cong tốc độ sấy theo phương pháp sấy hồng ngoại
Giai đoạn 1: Trong giai đoạn đầu, tốc độ sấy tăng dần, tuy nhiên, sự gia tăng này diễn ra chậm do vật liệu cần thời gian để đạt đến nhiệt độ thích hợp Ban đầu, các tia bức xạ điện từ tác động lên vật liệu sấy, làm tăng nhiệt độ bên trong vật liệu, nhưng tốc
độ bốc hơi ẩm vẫn chưa cao Khi vật liệu đạt đến nhiệt độ nhất định, quá trình bay hơi
ẩm diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ dốc của đường cong tốc độ sấy Tốc độ sấy tiếp tục tăng cho đến khi đạt đến giá trị cực đại, thường là khi vật liệu đã được đốt nóng đồng đều và quá trình bốc hơi nước diễn ra mạnh mẽ nhất
Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, tốc độ sấy đạt trạng thái ổn định, không đổi theo
đó có thể thấy phương pháp sấy hồng ngoại có ưu thế rõ rệt so với sấy lạnh và sấy đối
Trang 37lưu, vì khả năng làm tăng nhiệt nhanh và đều Điều này giúp hơi ẩm bên trong vật liệu nhanh chóng di chuyển ra ngoài, rút ngắn thời gian sấy một cách hiệu quả
Giai đoạn 3: Tại giai đoạn này quá trình sấy có tốc độ sấy giảm dần do độ ẩm trong vật liệu sấy đã về đến độ ẩm cân bằng với khối lượng mẫu không đổi Lúc này, tốc độ khuếch tán nước từ bên trong vật liệu trở nên nhỏ hơn so với tốc độ bay hơi ẩm trên bề mặt, dẫn đến quá trình sấy chậm lại đáng kể
Tuy nhiên qua đường cong tốc độ sấy khi thực nghiệm với nguyên liệu khoai môn cho thấy đường cong tốc độ sấy nhóm thực nghiệm thu được có hình dạng không như đường cong tốc độ sấy lý thuyết Điều này xảy ra do sự tăng giảm bất thường của độ
ẩm, cụ thể từ phút 190 đến phút 200 độ ẩm từ 9.53% lại tăng lên 9.60% sau đó tiếp tục giảm còn 9.08% cho đến phút 230 lại tăng lên 9.38% Nguyên nhân gây ra sự không ổn định của độ ẩm có thể là do trong quá trình thực nghiệm đến từ việc mở cửa thiết bị liên tục để cân mẫu mỗi 10 phút và một số thao tác khác của người thực hiện như quá trình hút ẩm để nguội chưa đúng cách khiến cho mẫu bị tái ẩm trong quá trình dẫn đến thu nhận được kết quả bị sai số
1.5.3.3 Sấy lạnh
Hình 1 25 Đường cong tốc độ sấy theo phương pháp sấy lạnh
Giai đoạn 1: Theo lý thuyết thì tại giai đoạn 1 của quá trình sấy, tốc độ sấy sẽ tăng dần cho đến khi đạt đến độ ẩm cực đại của vật liệu Đối với vật liệu là khoai môn, tốc
độ sấy thực tế có xu hướng tăng đều dù nhiệt độ sấy ban đầu thấp Tuy nhiên, do cấu trúc và độ dày của khoai môn, độ ẩm giảm trong giai đoạn này không đáng kể, nhưng quá trình sấy diễn ra tương đối khá dài do ẩm thoát ra chậm và đều
Trang 38Giai đoạn 2: Trong giai đoạn 2 của quá trình sấy, đây là giai đoạn sấy đẳng tốc, nơi tốc độ sấy đạt cực đại và duy trì ổn định Giai đoạn này bắt đầu từ phút thứ 110 với
còn nhiều nước, và tốc độ khuếch tán nước từ bên trong vật liệu ra bề mặt lớn hơn tốc
độ bay hơi nước vào không khí Điều này có nghĩa là trong giai đoạn đẳng tốc, tốc độ sấy chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm không khí và tốc
độ gió
Giai đoạn 3: Trong giai đoạn sấy giảm tốc, tốc độ sấy nhanh chóng tiến về bằng không khi lượng nước bên trong khoai môn còn rất ít Điều này làm cho tốc độ khuếch tán nước từ bên trong vật liệu ra ngoài chậm hơn tốc độ bay hơi ẩm trên bề mặt Do đó, quá trình sấy trong giai đoạn này diễn ra khá ngắn vì hàm lượng ẩm đã đạt đến giá trị cân bằng với môi trường xung quanh Đây là lúc khoai môn đạt độ ẩm mục tiêu và tốc
độ sấy gần như ngừng lại
1.5.4 Màu sắc của vật liệu
1.5.4.1 Sấy đối lưu
Hình 1 26 Màu sắc của khoai môn sau khi sấy đối lưu Bảng 1 3 Kết quả đo màu của sản phẩm sau khi sấy đối lưu
Trang 39Giá trị L (độ sáng): dao động từ 71.38 đến 71.44, với giá trị trung bình là 71.41 Điều này cho thấy sản phẩm có độ sáng ổn định sau khi sấy, có sự chênh lệch rất nhỏ giữa các lần đo Độ đồng đều về màu sắc của sản phẩm có thể được đánh giá là khá cao Giá trị a dao động từ 0.76 đến 0.79, với giá trị trung bình là 0.77 Giá trị a dương cho thấy màu sắc của sản phẩm hơi nghiêng về sắc đỏ nhẹ, nhưng sự thay đổi không đáng kể Điều này có thể liên quan đến quá trình sấy đối lưu đã làm thay đổi màu sắc của khoai môn, nhưng vẫn giữ được độ ổn định về sắc tố
Giá trị b dao động từ 10.77 đến 10.78, với giá trị trung bình là 10.78 Giá trị b dương cho thấy màu sắc của sản phẩm có sắc vàng và với giá trị ổn định trong những lần đo cho thấy quá trình sấy không tạo ra biến đổi lớn về sắc tố vàng
Kết luận: Bảng số liệu này cho thấy màu sắc của khoai môn sau khi sấy đối lưu khá đồng đều, với các thành phần hệ màu L, a, b ít thay đổi giữa các lần đo Điều này chứng tỏ quy trình sấy đối lưu đã kiểm soát tốt màu sắc của sản phẩm, giúp duy trì tính
Trang 40Giá trị L (độ sáng): dao động từ 76.97 đến 77.14, với giá trị trung bình là 77.08 Giá trị L trung bình của sấy hồng ngoại cao hơn so với kết quả sấy đối lưu là 71.41, điều này cho thấy sản phẩm có độ sáng cao hơn khi sử dụng phương pháp sấy hồng ngoại Điều này có thể do phương pháp sấy hồng ngoại giúp bề mặt sản phẩm khô nhanh hơn, giữ được độ sáng tự nhiên của sản phẩm tốt hơn
Giá trị a: dao động từ 0.94 đến 0.98, với giá trị trung bình là 0.96 Giá trị a dương
và cao hơn so với sấy đối lưu là 0.77, qua đó có thể thấy khi sấy hồng ngoại sản phẩm
có sắc đỏ cao hơn Điều này có thể là do tác động của bức xạ hồng ngoại làm tăng cường sắc tố đỏ trong khoai môn sau khi sấy
Giá trị b: dao động từ 11.43 đến 11.45, với giá trị trung bình là 11.44 Giá trị b khi sấy hồng ngoại cũng cao hơn so với khi sấy đối lưu là 10.78, qua đó cho thấy khi sử dụng phương pháp sấy hồng ngoại có thể đã ảnh hưởng làm tăng giá trị của sắc tố vàng khiến màu sắc của sản phẩm nghiêng về sắc vàng nhiều hơn
Kết luận: Kết quả trên cho thấy phương pháp sấy hồng ngoại tạo ra sản phẩm có
độ sáng (L) cao hơn, cùng với sự gia tăng nhẹ về sắc tố đỏ (a) và sắc tố vàng (b) so với sấy đối lưu Điều này cho thấy sấy hồng ngoại có thể mang lại màu sắc sáng và tươi hơn cho sản phẩm khoai môn, phù hợp cho những yêu cầu về màu sắc bắt mắt và hấp dẫn hơn Tuy nhiên, một số miếng có màu nâu sậm ở bề mặt hoặc các cạnh, có thể là do tác động của nhiệt độ cao trong quá trình sấy hồng ngoại Điều này cho thấy phương pháp sấy có thể đã làm một số vùng bề mặt bị quá nhiệt, gây hiện tượng cháy nhẹ hoặc thay đổi màu sắc
1.5.4.3 Sấy lạnh
Hình 1 28 Màu sắc của khoai môn sau khi sấy lạnh