1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thí nghiệm quá trình thiết bị bài sấy đối lưu

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÀ KỸ THUẬTKHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

-*** -BÁO CÁO THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

BÀI : SẤY ĐỐI LƯU

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

I KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THÔ

Khối lượng của khăn lúc khô hoàn toàn: G0 = 21,50 (g) = 0,0215 (kg)

Bảng 1 Kết quả đo số liệu thô

Trang 4

II KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1) Các thông số, công thức tính toán cho 2 chế độ sấy 50, 60.

-  (min): thời gian sấy.

- G (g): Khối lượng vật liệu sấy.

- Tư (trước), Tk (trước), Tư (sau), Tk (sau) (oC): Nhiệt độ sấy bầu ướt và khô tại thời điểm trước và sau sấy.

- U(trước), U(sau) (%): Độ ẩm trước và sau khi sấy.

Độ ẩm tương đối (tính theo vật liệu khô hoàn toàn):

U (%)=Gẩm

Trong đó:

 G: khối lượng vật liệu ẩm (kg)

 G0: khối lượng vật liệu khô hoàn toàn (kg)  Gẩm: khối lượng ẩm chứa trong vật liệu (kg)

 Tk: nhiệt độ bầu khô (°C)  Tư: nhiệt độ bầu ướt (°C)

Trang 5

Cách tra Pm và P (dùng giản đồ trạng thái không khí ẩm):

Dựng đường cong sấy U =f (τ )

- Bỏ qua giai đoạn đốt nóng.

- Trong giai đoạn sấy đẳng tốc ta chọn một nhóm các điểm sao cho chúng hơi thẳng hàng và sử dụng phương pháp bình phương cực tiểu để vẽ.

Dựng đường cong tốc độ sấy N=f (U )

Đường cong tốc độ sấy là đạo hàm của đường cong sấy Trên cơ sở đó, ta thực hiện như sau:

- Ở giai đoạn sấy đẳng tốc: sau khi đã có hàm của đường thẳng, ta đạo hàm để tìm giá trị của tốc độ sấy trong giai đoạn sấy đẳng tốc Đó chính là giá trị tuyệt đối của hệ số góc của đoạn thẳng vừa tìm được (vì Nđt=−dUdτ )

- Ở giai đoạn sấy giảm tốc: như ta đã biết, khăn là vật liệu dạng xốp nên đường cong tốc độ sấy trong giai đoạn sấy giảm tốc là đường thẳng Trong đó Uth ta xác định trên đồ thị đường cong tốc độ sấy tại hoành độ giao điểm giữa đường sấy đẳng tốc và đường sấy giảm tốc.

Trang 6

- Pm và P tra như phần 1 trên giản đồ không khí ẩm.

- Tính toán tương tự cho các thí nghiệm còn lại ta được bảng 2 và bảng 3.

Bảng 2 Kết quả tính toán từ các thông số thô ở chế độ sấy 50

Trang 8

Hình 2: Đường cong tốc độ sấy ở chế độ 50℃

Bảng 3: Kết quả, tính toán từ các thông số thô ở chế độ sấy 60

Trang 10

Hình 4: Đường cong tốc độ sấy ở chế độ 60

3) Đánh giá kết quả thí nghiệm a) Kết quả tính toán trên đồ thị :

 Xét chế độ sấy 50oC:

- Độ ẩm tới hạn Uth được xác định là độ ẩm tại điểm kết thúc giai đoạn sấy đẳng tốc trên đường cong tốc độ sấy Ta được: Uth = 41,3333%.

- Giá trị U*: Tra “Hướng dẫn tính toán đồ án môn học quá trình thiết bị – Phạm Văn

- N là tốc độ sấy đẳng tốc Dựa vào đồ thị xác định được N = 145,51 (%/h) - Hệ số sấy tương đối  = U 1

- Hệ số tỷ lệ (hệ số sấy): K = N = 0,0242×145,51= 3,524 (1/h)

Trang 11

- Thời gian sấy đẳng tốc 1 = U0−Uth

Với Q = 15 (m3/ph) là lưu lượng dòng khí; F là diện tích mặt cắt không khí đi qua

Trang 15

Thực nghiệm Lý thuyết Sai số (%) Thực nghiệm Lý thuyết Sai số (%) 50 độ

60 độ

Chế độ Thời gian sấy đẳng tốc Thời gian sấy giảm tốc

Thực nghiệm Lý thuyết Sai số (%) Thực nghiệm Lý thuyết Sai số (%) 50 độ

Trang 16

1 Nhận xét kết quả thí nghiệm thô.  

Qua quá trình sấy, khi thời gian càng tăng thì khối lượng của vật liệu bắt đầu giảm dần đến khi không còn giảm được nữa, độ ẩm của bật liệu cũng giảm dần.

2 Nhận xét và giải thích dạng đường cong sấy - đường cong tốc độ sấy so với dạng lý thuyết.

*Đường cong sấy: chia thành 3 giai đoạn như lý thuyết:

- Giai đoạn 1: Gian đoạn đun nóng vật liệu: Theo lý thuyết thì giai đoạn này diễn ra trong thời gian rất ngắn và độ ẩm của vật liệu thay đổi không đáng kể Tuy nhiên, trên đồ thị đường cong sấy dựng được ta thấy đoạn này tương đối dốc, độ ẩm thay đổi nhiều vì vậy, kết quả sai lệch nhiều so với lý thuyết do sai số trong quá trình thí nghiệm.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn sấy đẳng tốc: Trong giai đoạn này tương tự như lý thuyết, độ ẩm của vật liệu giảm nhanh theo đường thẳng xuống đến khi chạm độ ẩm tới hạn.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn sấy giảm tốc: Độ ẩm của vật liệu và tốc độ sấy sẽ giảm dần từ cực đại về 0 Độ ẩm sẽ giảm dần tới U2 và dần tiệm cận đến U* Tuy nhiên trên đồ thị ta dựng được thì giá trị U* và Uth rất khó xác định và đường thẳng lúc này có xu hướng song song với trục hoành  dẫn tới U* luôn tiệm cận với trục hoành việc ta xác định của giá trị U2, U*, Uth khó khăn điều này là do các sai sót trong quá trình làm thí nghiệm và độ ẩm của môi trường bên ngoài.

Trang 17

*Đường cong tốc độ sấy: Đường cong sấy có dạng phù hợp với lý thuyết Nhìn chung tuy đúng về hình dạng nhưng giá trị không được chính xác và sai số rất lớn Dạng đường cong tốc độ sấy vẽ theo phương pháp bình phương cực tiểu tương tự với lý thuyết và gồm 3 giai đoạn ứng với đường cong sấy tuy nhiên có sự sai lệch lớn so với thực nghiệm.

3 Nhận xét và giải thích kết quả các đại lượng tính toán trong từng chế độ thí nghiệm, nêu lên mối quan hệ của các thông số sấy.

 Nhận xét và giải thích, mối quan hệ của các thông số sấy + Ở chế độ 50o C: τ=75 phút

+ Ở chế độ 60o C: τ=45 phút

- Tốc độ sấy tăng dần khi nhiệt độ sấy tăng: Do khi tăng nhiệt độ thì thế sấy tăng tạo động lực sấy lớn hơn nên cường độ sấy tăng, tốc độ sấy và hệ số sấy tăng.

- Độ ẩm tới hạn là độ ẩm cuối cùng của quá trình sấy đẳng tốc Độ ẩm tới hạn còn phụ thuộc vào Uo và U*.

- Độ ẩm cân bằng (U*): phụ thuộc vào độ ẩm không khí và nhiệt độ Với cùng độ ẩm, khi nhiệt độ càng tăng thì độ ẩm của vật liệu càng giảm đến khi không đổi nữa, tức là đạt đến độ ẩm cân bằng. 

- Tốc độ sấy N: khi nhiệt độ càng tăng thì tốc độ sấy đẳng tốc càng tăng.

- Hệ số tương đối của giai đoạn sấy đẳng tốc: chỉ phụ thuộc vào tính chất của vật liệu ẩm không phụ thuộc vào nhiệt độ của tác nhân sấy.

- Hệ số sấy trong giai đoạn giảm tốc K: phụ thuộc vào tốc độ sấy đẳng tốc (N) và tính chất vật liệu ẩm Tức là với tính chất vật liệu ẩm không đổi khi nhiệt độ tác nhân sấy càng tăng khi K càng tăng.

- Thời gian sấy đẳng tốc: khi nhiệt độ càng tăng thì thời gian sấy đẳng tốc càng giảm.

- Thời gian sấy giảm tốc: nhiệt độ sấy càng cao thì thời gian sấy giảm tốc càng giảm.

- Khi nhiệt độ tác nhân sấy tăng thì: U* ↓, Uth ↓, hệ số tương đối của giai đoạn sấy đẳng tốc không đổi, thời gian sấy đẳng tốc ↓, thời gian sấy giảm tốc ↓,K ↑, N↑.

- Tốc không đổi, thời gian sấy đẳng tốc ↓, thời gian sấy giảm tốc ↓,K ↑,N↑.

Trang 18

- Hệ số tương đối của giai đoạn sấy đẳng tốc: chỉ phụ thuộc vào tính chất của vật liệu 4 Kết quả đánh giá sai số, nêu các nguyên nhân và biện pháp khắc phục sai số.

Nguyên nhân:

+ Các thao tác kỹ thuật trong quá trình thí nghiệm còn chưa chuẩn xác Canh thời gian chưa ổn định.

+ Ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường, gió từ quạt trong PTN sẽ làm cân dao động từ đó ảnh hưởng đến giá trị cân.

+ Sai số do hệ thống thiết bị hoạt động không ổn định

+ Vật liệu sấy hút ẩm từ môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đên giá trị G0 của vật liệu.

+ Sai số khi đọc nhiệt độ bầu khô, bầu ướt Biện pháp khắc phục sai số:

+ Quan sát thật kỹ và chờ cho cân dao động ít nhất mới đọc giá trị.

+ Không bật quạt, mở cửa tại nơi đặt hệ thống thí nghiệm để không làm ảnh hưởng đến cân.

+ Phải nắm rõ thao tác và trình tự thí nghiệm, tiến hành đúng trình tự và chính xác trong thao tác

+ Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Văn Đài và các tác giả,"Cơ sở quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa học” [2] Nguyễn Văn Lụa, “QT &TB trong CNHH - Tập 7 - Kỹ thuật sấy Vật liệu",

ĐH Bách Khoa, Tp HCM.

[3] Võ Văn Bang - Vũ Bá Minh, “QT&TB trong CNHH - Tập 3 - Truyền Khối", NXB ĐH Quốc gia TP.HCM.

[4] Các tác giả, "Giáo trình Phương pháp tính", NXB ĐH Quốc gia TP.HCM [5] Các tác giả, “Sổ tay Quá trình và Thiết bị tập 1& 2", ĐHBK Hà Nội [6] Các tác giả, "Quá trình & Thiết bị - Ví dụ tập 10", ĐHQG TP.HCM.

Ngày đăng: 01/05/2024, 08:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w