Giả định đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu đã thành công và hợp đồng qui định giao hàng theo điều kiện CRF Singapore Port INCOTERMS 2020 và thanh toán bằng L/C trả ngay thì nhà xuất khẩu cầ
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 11 năm 2024
Họ và tên sinh viên:
Ngô Kim Thanh
Trang 2MỤC LỤC
A LÝ THUYẾT 3
Câu 1: Đàm phán hợp đồng xuất khẩu (1,5đ) 3
1.1 Cho biết để đàm phán hợp đồng xuất khẩu thành công thì nhà xuất khẩu cầu lưu ý những vấn đề gì (giai đoạn TIỀN-CHÍNH-HẬU) 3
1.2 Cho ví dụ về đàm phán xuất khẩu 1 mặt hàng cụ thể? 6
Câu 2 : Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu (1,5đ) 8
2.1 Giả định đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu đã thành công và hợp đồng qui định giao hàng theo điều kiện CRF Singapore Port (INCOTERMS 2020) và thanh toán bằng L/C trả ngay thì nhà xuất khẩu cần phải làm gì ? 8
2.2 Chọn 1 mặt hàng cụ thể và trình bày qui trình xuất khẩu vừa nêu trên? 9
B BÀI TẬP 10
Câu 1: Phương án kinh doanh (2đ) 10
1.1 11
1.2 11
1.3 11
Câu 2: Lựa chọn chào hàng thích hợp (2đ) 12
Câu 3: Chỉ ra sai sót và hoàn chỉnh hợp đồng xuất khẩu (3đ) 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 3A LÝ THUYẾT
Câu 1: Đàm phán hợp đồng xuất khẩu (1,5đ)
1.1 Cho biết để đàm phán hợp đồng xuất khẩu thành công thì nhà xuất khẩu cầu lưu ý những vấn đề gì (giai đoạn TIỀN-CHÍNH-HẬU)
Giai đoạn chuẩn bị (Tiền)
Giai đoạn chuẩn bị được coi là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định 80% kết quả đàm phán, thế nên về phía người xuất khẩu phải lưu ý những điều như:
Thứ nhất, Tìm hiểu rõ thông tin, đánh giá về thị trường đối tác cũng như đối tác về lịch sử kinh
doanh, độ uy tín và khả năng tài chính của đối tác để tránh rủi ro không thanh toán
Thứ hai, xác định mục tiêu rõ ràng về giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng, chất lượng
sản phẩm, và các điều khoản khác Đồng thời cũng nên chú ý vạch sẵn một kế hoạch thương lượng
sẽ đi từ những bước nào, nếu nhà nhập khẩu đưa ra những yêu cầu không như dự tính ban đầu thì nhà xuất khẩu phải giải quyết như thế nào Nhà xuất khẩu phải chuẩn bị những kế hoạch B, C, D, phòng trường hợp các nhà nhập khẩu phản ứng với dự tính ban đầu của nhà xuất khẩu
Thứ ba, Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến cuộc đàm phán đầy đủ, kỹ lưỡng và minh bạch như
việc catalog sản phẩm, hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, và các giấy tờ liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng
Thứ tư, Kiểm soát và tuân thủ các quy định quốc tế và nội địa cũng là một điều quan trọng hơn hết,
không chỉ riêng nhà xuất khẩu mà cả hai bên đều phải hiểu các quy định về thuế xuất khẩu và các yêu cầu hải quan của cả hai nước để đảm bảo hợp đồng tuân thủ pháp luật, thuế, hạn ngạch, quy định an toàn và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong đàm phán khi cả hai đều hiểu luật ở của hai nước Nếu không chú trọng đến các điều khoản pháp
lý, không hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng sẽ có thể xảy ra tranh chấp sau này và gây thiệt hại không mong muốn cho cả hai bên
Giai đoạn đàm phán (Chính)
Khi đàm phán thì có những hình thức đàm phán sau đây:
Hình thức gặp mặt trực tiếp và hình thức qua thư điện tử/điện thoại
Với hình thức đàm phán gặp mặt trực tiếp:
Chào hỏi:
Nhà xuất khẩu phải tìm hiểu thật kĩ về văn hóa của đối tác để tránh tạo ra những cái nhìn không tốt
Trang 4như nên tránh bắt tay người phụ nữ Ấn Độ vì điều này sẽ thể hiện mình không tôn trọng họ Trong khi người phương Tây thì khá thoải mái với việc này Hoặc một ví dụ khác, khi chào hỏi với người Phương Tây, có thể gọi tên riêng Tuy nhiên với người Nhật Bản, phải gọi tên đi kèm với danh xưng như ông, bào, nếu không họ sẽ thấy không được tôn trọng
Ngoài ra, còn cần phải tránh việc nếu bắt tay thì không được bắt quá mạnh và giữ quá lâu Mắt phải nhìn thẳng, tập trung và giữ thái độ tích cực, vui vẻ
Lưu ý: Với những đối tác đến từ Bắc Mỹ như Đức, chúng ta sẽ tránh chào hỏi dài dòng mà có thể
đi thẳng vào vấn đề
Khi trao danh thiếp:
Khi trao danh thiếp cho đối tác cần chú ý đưa bằng hai tay, vừa đưa vừa tự giới thiệu tên của mình Khi nhận danh thiếp của đối tác, nhà xuất khẩu cũng cần phải nhận bằng hai tay với thái độ trân trọng, tránh vồ vập và cố gắng ghi nhớ tên cũng như chức vụ của người sắp trao đổi hợp đồng với mình rồi mới cất đi
Khi ứng xử với đối tác là phụ nữ cần phải nhẹ nhàng, luôn tỏ thái độ quan tâm và giúp đỡ, nếu lối
đi hẹp thì phải nhường đường cho phụ nữ đi trước hoặc có khó khăn trên đường đi phải đi trước để
mở đường
Tiếp chuyện với đối tác:
Nếu được sắp xếp lịch hẹn tại công ty của nhà xuất khẩu, thì nhà xuất khẩu sẽ ngồi bên trái và đối tác sẽ ngồi bên phải
Khi được hẹn ở công ty của người nhập khẩu, nên đợi đối tác mời ngồi thì nhà xuất khẩu hãy ngồi Không được tự ý lấy thứ gì ra xem hay chạm vào đồ vật của đối tác Dù được hẹn ở đâu thì tác phong cũng rất quan trọng Khi tiếp chuyện, không được rung đùi, liếc láo liên
Đàm phán:
Nêu lí do
Nhà xuất khẩu nêu rõ lý do của buổi gặp mặt ngày hôm nay Sau đó bước vào giới thiệu rõ ràng những thông tin về sản phẩm của mình cung cấp, cung cấp những hình ảnh, bằng chứng, giấy từ chứng nhận liên quan đến sản phẩm để tạo lòng tin cho khách hàng
Bám theo mục tiêu
Nhà xuất khẩu nên bám rõ vào mục tiêu, đưa ra mức giá phù hợp Ở bước này, có thể phần lớn khách hàng sẽ đưa ra mặc cả, thế nên việc nhà xuất khẩu cần làm là phải chuẩn bị trước những kế hoạch rõ ràng về hệ thống giá để ứng phó với yêu cầu mặc cả của khách hàng để vẫn vừa có lợi nhuận mà vẫn giữ chân được khách hàng Sau khi trao đổi về giá thì phải thảo luận để chốt những
Trang 5điều khoản phù hợp với hai bên và đảm bảo đúng với pháp luật Bên cạnh đó, phía nhà xuất khẩu cũng sẽ chủ động thông báo quy trình làm việc với sản phẩm của mình để đối tác có thể nắm rõ
Cẩn thận, kỹ lưỡng, khôn khéo trong việc thảo luận
Cả hai sẽ thảo luận kỹ và thống nhất các thông tin như Lựa chọn điều khoản Incoterms phù hợp; giao/nhận hàng khi nào, trong bao lâu; ai sẽ chịu trách nhiệm và rủi ro của hàng hóa; ai sẽ mua bảo hiểm(nếu cần); Chọn phương thức thanh toán an toàn, nhà xuất khẩu nên chọn L/C trả trước hoặc trả ngay sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu Ngoài ra, cả hai cũng phải xem xét điều khoản phạt vi phạm hợp đồng và có thể thuê một bên thứ ba làm trọng tài để công bằng cho cả hai
Khi đàm phán, nhà xuất khẩu luôn phải giữ thái độ tích cực nhưng thẳng thắng, gây sức ép nhưng cương quyết, cần phải chú ý, tinh tế để cân đo đong đếm cho hợp lý
Quan trọng hơn hết, trong cuộc đàm phán đôi khi có thể xảy ra xung đột, người xuất khẩu nên biết cách tiết chế và điều khiển cảm xúc cá nhân cũng như phải học cách ứng xử khéo léo để “vuốt giận” đối tác
Khi đàm phán qua điện thoại, thư điện tử:
Chào hỏi:
Người gọi chủ động là bên nhà xuất khẩu thì phải tự giới thiệu rõ bản thân là ai, chức vụ gì liên quan đến cuộc đàm phán này và lý do gọi là gì Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu luôn thể hiện sự sẵn lòng lắng nghe đối tác và chủ động tạo không khí thoải mái qua điện thoại để cảm giác cả hai được thân hơn nhưng vẫn tôn trọng đối tác
Tương tự vậy, khi trao đổi qua email thì nhà xuất khẩu cũng nên chủ động giới thiệu mình là ai và
lý do gửi email
Đàm phán:
Để tránh dài dòng khi trao đổi qua điện thoại/ thư điện tử:
Phía nhà xuất khẩu sẽ nêu ra những giới thiệu sản phẩm, đề nghị về giá cả và những điều khoản
tương tự như khi đàm phán gặp mặt trực tiếp được nêu trên.
Trong quá trình đàm phán qua điện thoại, nhà xuất khẩu luôn chuẩn bị đầy đủ giấy bút để ghi chú lại những gì hai bên đã trao đổi và nếu muốn ngắt cuộc gọi, hãy lịch sự gợi ý về điều đó, chờ phản hồi và sau đó hãy ngắt máy
Còn khi đàm phán qua thư điện tử phía nhà xuất khẩu phải viết rõ tất cả thông tin, minh bạch, câu
từ một nghĩa để tránh gây hiểu lầm
Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng:
Trang 6Khi tiếp nhận được phản hồi từ khách hàng, nếu khách hàng mặc cả qua điện thoại hoặc Email sau
đó Vì trong giai đoạn chuẩn bị, nhà xuất khẩu đã vạch ra rõ ràng kế hoạch về hệ thống giá, thế nên
sẽ linh hoạt dựa trên bảng hệ thống đã có được đề ra trước đó để thuyết phục khách hàng; liên tục đưa ra những lợi ích mà những bên khác không cung cấp được và chỉ có khách hàng nhận được khi hợp tác với nhà xuất khẩu, khi nhận thấy mình nhận được nhiều món hời như vậy thì nhà nhập khẩu sẽ dễ hướng đến quyết định đồng ý ký kết hợp đồng
Giai đoạn sau đàm phán (Hậu):
Và mục tiêu của các nhà xuất khẩu là đàm phán thành công Thế nên, khi kết thúc của đàm phán, nhà xuất khẩu cần lưu ý những điều sau:
Xác nhận lại các điều khoản chính của hợp đồng và đảm bảo hợp đồng được ký bởi người có thẩm quyền Theo dõi quá trình vận chuyển và thanh toán
Rút kinh nghiệm bằng cach: Đánh giá về quá trình diễn ra cuộc đàm phán điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức như:
Đánh giá hiệu quả của hợp đồng:Các điều khoản có rõ ràng, đầy đủ và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp không?; Có những rủi ro nào có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng?; Hợp đồng
có đạt được mục tiêu doanh số đề ra không?
1.2 Cho ví dụ về đàm phán xuất khẩu 1 mặt hàng cụ thể?
Hàng hóa: hồ tiêu
Thị trường xuất khẩu : Hoa Kỳ
Giai đoạn chuẩn bị (Tiền)
Nghiên Cứu Thị Trường, Phân tích nhu cầu của thị trường muốn thâm nhập:
Một công ty xuất khẩu hồ tiêu ở Việt Nam nghiên cứu thị trường Mỹ và phát hiện rằng nhu cầu về
hồ tiêu hữu cơ đang tăng cao do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm tự nhiên và sức khỏe.Công ty tìm hiểu về các nhà cung cấp hồ tiêu khác trong khu vực và thấy rằng có một số nhà cung cấp lớn, nhưng vẫn có khoảng trống cho sản phẩm chất lượng cao, hữu cơ
Xác Định Đối Tượng Khách Hàng: Công ty xác định các nhà nhập khẩu và nhà phân phối hồ tiêu tại Mỹ là một chuỗi siêu thị lớn tại Mỹ
Lập Kế Hoạch Chiến Lược: Công ty đặt mục tiêu xuất khẩu 20 tấn hồ tiêu hữu cơ trong quý tiếp
theo và chuẩn bị tài liệu để thuyết phục đối tác Bên cạnh đó, Công ty Việt Nam cũng vạch ra một vài kế hoạch còn lại để có thể giải quyết khi đối tác không đồng ý kế hoạch ban đầu của Công Ty Việt nam đưa ra
Trang 7Ngoài ra, còn tìm hiểu rõ về hệ thống pháp lý ở Hoa kỳ như chú ý các quy định của Cục Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan Kiểm dịch Thực vật và Động vật (APHIS),Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP), Các quy định về nhãn mác và an toàn thực phẩm
Thời gian đàm phán: 30/11/2024
Địa điểm tại trụ sở chính của công ty A tại Việt Nam
Giai đoạn đàm phám (chính):
Giai đoạn này thì Công ty Việt Nam ưu tiên lắng nghe, ý kiến và nhu cầu của đối tác sẽ nhập khẩu sản phẩm của mình- đại diện đến từ chuỗi siêu thị tại Mỹ để xây dựng niềm tin và tạo ra cuộc đàm phán tích cực
Nếu Công ty Việt Nam chưa rõ ngôn ngữ tiếng anh thì cần thuê người phiên dịch viên chuyên nghiệp để cuộc đàm phán diễn ra dễ dàng hơn
Đưa ra những mục tiêu rõ ràng và bám theo mục tiêu đã đưa ra, tuy nhiên vì đã có những kế hoạch phụ nên có thể cân nhắc để có thể đi đến cuộc đàm phán thành công như
Đàm Phán Giá Cả: Công ty đưa ra mức giá khởi điểm là 5 USD/kg cho hồ tiêu hữu cơ, trong khi nhà nhập khẩu mong muốn mức giá là 4,5 USD/kg Sau quá trình thương lượng, hai bên thống nhất mức giá là 4,8 USD/kg
Thảo Luận Điều Khoản Hợp Đồng
Điều khoản giao hàng: Hai bên thống nhất điều kiện giao hàng là FOB (Free on Board) tại cảng Hải Phòng và người nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm cho hàng hóa(nếu muốn)
Thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng được thỏa thuận là 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng Điều kiện thanh toán: Thỏa thuận điều kiện thanh toán là 30% trước khi giao hàng và 70% sau khi nhận hàng Bên cạnh đó, xác định phương thức thanh toán là L/C trả trước
Giải Quyết Xung Đột: Công ty đã chuẩn bị các điều khoản giải quyết tranh chấp, nếu có, bao gồm việc thương lượng trước và có thể nhờ một bên thứ ba làm trung gian nếu cần thiết
Giai đoạn sau đàm phán (hậu):
Kiểm tra lại sự rõ ràng trong điều khoản pháp lý và giải quyết tranh chấp, điều khoản bảo hiểm hàng hóa, đảm bảo đủ tài liệu và chứng từ yêu cầu và Đảm bảo hợp đồng được ký bởi người có thẩm quyền
Sau đàm phán, nhà xuất khẩu nên đánh giá toàn diện cuộc đàm phán về những điều làm tốt và chưa tốt để rút kinh nghiệm và sửa đổi Sau đó đi đến phân tích đối tác để hiểu rõ họ hơn và xây dựng mối quan hệ để duy trì và nắm bắt các cơ hội hợp tác tiềm năng trong tương lai Đánh giá
Trang 8hiệu quả của hợp đồng đàm phán lần này đã đáp ứng những mục tiêu đã đặt ra trước đó và cả những mục tiêu chưa đạt được để xem xét và sửa đổi để phù hợp, linh hoạt hơn
Câu 2 : Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu (1,5đ)
2.1 Giả định đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu đã thành công và hợp đồng qui định giao hàng theo điều kiện CRF Singapore Port (INCOTERMS 2020) và thanh toán bằng L/C trả ngay thì nhà xuất khẩu cần phải làm gì ?
Bước 1: Nhà xuất khẩu xin giấy phép xuất khẩu mặt hàng
Bước 2: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thảo luận hợp đồng ngoại thương và đồng ý sử dụng L/C trả ngay Sau đó, nhà xuất khẩu đề nghị và chờ đợi nhà nhập khẩu yêu cầu lập tín dụng thư tại ngân hàng xuất tín dụng thư (Issuing bank)
Bước 3: Người xuất khẩu có nhiệm vụ kiểm tra xem L/C đã trùng khớp với các điều kiện như trên hợp đồng đã thỏa thuận chưa Nếu đã hợp lệ thì nhà xuất khẩu đồng ý chấp nhận L/C và tiến hàng chuẩn bị hàng và giao hàng
Bước 4: Với khâu chuẩn bị hàng hóa nhà xuất khẩu tự sản xuất hay mua lại của một bên khác Nhà xuất khẩu cần phải kiểm tra để đảm bảo những yêu cầu về số lượng, chất lượng, đóng gói, có đầy đủ hàng đúng ngày của hai bên được thỏa thuận trước đó trong hợp đồng
Bước 5: Nhà xuất khẩu tiếp nhận thông báo về thời gian tàu đến nhận hàng
Bước 6: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Bước 7: Theo điều kiện CFR (INCOTERMS 2020) thì nhà xuất khẩu sẽ chi phí giao hàng
từ khi xuất kho cho đến khi hàng đến cảng đến là Singapore Port và chịu rủi ro từ kho cho đến khi đưa hàng lên boong tàu tại cảng đi Việc mua bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa sẽ phụ thuộc vào nhà nhập khẩu (nếu cần)
Bước 8: Sau khi giao hàng thì nhà xuất khẩu lập bộ hồ sơ chứng từ theo yêu cầu của L/C
*Bộ hồ sơ cơ bản bao gồm:
Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
Commercial invoice - Hóa đơn thương mại (không thuế)
Packing list - Danh sách hàng hóa xuất khẩu
Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Bill of lading - Hợp đồng vận tải
Certificate of origin - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Trang 9Người xuất khẩu liên hệ với hãng tàu để hoàn thiện bộ chứng từ (có thể liên hệ với công ty logistics)
Bước 9: Người xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng xác nhận để yêu cầu thanh
toán và chờ Ngân hàng xác nhận kiểm tra bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì sẽ thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu
Bước 10: Giải quyết khiếu nại (nếu có)
2.2 Chọn 1 mặt hàng cụ thể và trình bày qui trình xuất khẩu vừa nêu trên?
Công ty xuất khẩu: Một công ty A
Công ty nhập khẩu: Công ty FairPrice- Singapore
Mặt hàng: Vải thiều tươi
Bước 1: Công ty A xin giấy phép xuất khẩu sản phẩm mình cung cấp
Bước 2: Công ty A và Công ty FairPrice- Singapore ký hợp đồng ngoại thương và chấp
nhận thanh toán L/C trả ngay Sau đó, nhà xuất khẩu đề nghị và đợi Công ty FairPrice yêu cầu lập tín dụng thư tại ngân hàng xuất tín dụng thư (Issuing bank) tại Singapore Tín dụng thư (L/ C) được lập và thông qua ngân hàng xác nhận (Confirming bank) tại Việt Nam và bản gốc L/C được gửi cho ngân hàng xác nhận
Bước 3: Công ty A có nhiệm vụ kiểm tra xem L/C đã trùng với các điều kiện như trên hợp đồng đã thỏa thuận chưa Nếu đã hợp lệ thì nhà xuất khẩu đồng ý chấp nhận L/C và tiến hàng giao hàng
Bước 4: Chuẩn bị hàng
Nhà xuất khẩu tự sản xuất vải thiều cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Số lượng: 6 Tấn
Chất lượng: Quả không bị dập, chín vừa
Đóng gói: công nghệ mới, chắc chắn
Ngày giao: 30/12/2024
Bước 5: Công ty A tiếp nhận thông báo về thời gian tàu đến nhận hàng
Bước 6: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Bước 7: Công ty A sẽ thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa để chuyển hàng từ kho đến
Trang 10Cảng Cát Lái và bóc hàng lên boong tàu theo quy định của Công ty FairPrice Công ty A sẽ chịu chi phí từ khi hàng xuất kho đến cảng Singapore và chỉ chịu trách nhiệm đến khi hàng được đưa lên boong tàu tại cảng Cát Lát (Việt Nam)
Bước 8: Sau khi giao hàng thì Công ty A lập bộ hồ sơ chứng từ theo yêu cầu của L/C
Công ty liên hệ với hãng tàu để hoàn thiện bộ chứng từ (có thể liên hệ với công ty logistics)
*Bộ hồ sơ bao gồm:
Hóa đơn thương mại (không thuế) - (Commercial invoice)
Hợp đồng vận tải (Bill of lading)
Chứng nhận số lượng ( Certificate of Quantity)
Chứng nhận chất lượng ( Certificate of Quality)
Danh sách hàng hóa xuất khẩu (Packing list)
Certificate of origin - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Food Safety Certificate)
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Bước 9: Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Bước 10: Công ty A chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng xác nhận để yêu cầu thanh toán
B BÀI TẬP
Câu 1: Phương án kinh doanh (2đ)
● Số lượng hàng xuất khẩu: 1.000 MT
● Giá chào bán: 567 USD/MT FOB Saigon Port
● Phương thức thanh toán: L/C trả chậm trong vòng 3 tháng
● Chi phí mua hàng: 12.000.000 VND/MT (bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng Sài Gòn, trả vào lúc giao hàng)
● Chi phí trực tiếp: 500.000 VND/MT (bốc dỡ, lệ phí hải quan, chứng từ, kiểm hàng)
● Chi phí gián tiếp: 250.000 VND/MT (điện thoại, văn phòng phẩm, hành chính)
● Thuế xuất khẩu: 0%
● Tỷ giá ngoại tệ: 25.294 VND/USD
● Lãi vay ngân hàng: 9%/năm (vay để trang trải tất cả các chi phí)
● Thời gian trả chậm: 3 tháng (tương đương 1/4 năm)