Các quy tắc bảo mật cơ bản dành cho website pdf

7 345 0
Các quy tắc bảo mật cơ bản dành cho website pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các quy tắc bảo mậtbản dành cho website Khi website xuất hiện lỗ hổng, tội phạm mạng dễ dàng xâm nhập, tấn công và tiến hành khai thác dữ liệu khiến cho website bị nhiễm độc gây nguy hiểm không chỉ cho chủ sở hữu trang web mà cho cả những người dùng Internet khác. Sau khi website đã được khử độc, nếu người dùng vẫn chủ quan không quan tâm đến các lỗ hỗng này thường xuyên thì website vẫn sẽ dễ dàng bị nhiễm độc trở lại. Để ngăn chặn điều này xảy ra, người dùng cần những phương pháp thích hợp để bảo vệ máy chủ cũng như máy tính của mình khi kết nối với tài khoản máy chủ. Các chuyên gia bảo mật Kaspersky Lab đã đưa ra một số quy tắc bảo mậtbản dành cho website mà người dùng thể tham khảo:  Sử dụng mật khẩu mạnh: thoạt nghe, quy tắc này khá bình thường nhưng sử dụng mật khẩu mạnh là nền tảng bản giúp tăng cường bảo mật cho hệ thống máy chủ. Mật khẩu không chỉ bắt buộc thay đổi sau khi xảy ra sự cố mà cần phải thay đổi thường xuyên, tốt nhất là định kỳ mỗi tháng một lần. Một mật khẩu đủ mạnh cần đáp ứng được các tiêu chí bản. Mật khẩu an toàn phải được tích hợp giữa chữ, số và các ký tự đặc biệt nhưng phải đảm bảo dễ nhớ để không phải ghi chú lại mật khẩu này vào sổ hay máy tính, không sử dụng cùng 1 mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau như email, tài khoản ngân hàng,… Người dùng thể tham khảo thêm các tiêu chí cho một mật khẩu mạnh tại http://www.kaspersky.com/passwords  Liên tục cập nhật: để nâng cao mức độ bảo mật, người dùng cần phải cập nhật website của mình thường xuyên. Tội phạm mạng xu hướng khai thác lỗ hổng trong các phần mềm được thiết kế như một malware nhắm vào người sử dụng hay hệ thống website hoặc cả 2 đối tượng trên. Tất cả các phần mềm mà người sử dụng quản lý bằng tài khoản máy chủ phải là phiên bản mới nhất và tất cả các bảnbảo mật cần phải được áp dụng ngay sau khi phát hành. Điều này sẽ giảm nguy một cuộc tấn công nhằm mục đích vào việc khai thác dữ liệu. Danh sách các lỗ hổng thường bị tấn công thể xem tại http://cve.mitre.org/  Tạo các bản sao lưu - một bản sao lưu tất cả các nội dung của máy chủ không bị nhiễm bệnh chắc chắn sẽ giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Một bản sao gần nhất sẽ rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh cũng như trong trường hợp máy tính hoặc trang web bị nhiễm độc.  Quét tập tin thường xuyên ngay cả khi không dấu hiệu bị nhiễm độc nào được tìm thấy. Đây là một thao tác rất hữu ích để bảo vệ website, quét tất cả các tập tin trên máy chủ trong một thời gian nhất định ít nhất là một lần.  Quan tâm đến bảo mật máy tính: rất nhiều malware độc hại tấn công vào các trang web và được phát tán bằng cách nhiễm bệnh vào các máy tính. Vì vậy, vấn đề an ninh của máy chủ quản lý trang web là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong việc bảo mật website. Giữ cho máy tính luôn trong tình trạng an toàn và không bị nhiễm độc sẽ nâng cao mức độ an toàn cũng như tránh được sự tấn công của các malware.  Tăng cường mức độ bảo mật của máy chủ: nếu sở hữu hệ thống máy chủ, người dùng cần chú ý đến cấu hình của máy để bảo đảm mức độ an toàn nhất thể. Hoạt động để tăng cường bảo mật máy chủ gồm những phần sau: o Loại bỏ tất cả các phần mềm không sử dụng o Vô hiệu hóa tất cả các dịch vụ và module không cần thiết o Thiết lập chính sách phù hợp cho người dùng và các nhóm o Thiết lập quyền truy cập/hạn chế truy cập vào các tập tin và thư mục nhất định o Vô hiệu hóa việc duyệt thư mục trực tiếp o Thu thập các tập tin ghi nhận hoạt động, thường xuyên kiểm tra các hoạt động đáng ngờ o Sử dụng mã hóa và các giao thức an toàn Các malware tấn công trên website là một cơn ác mộng thực sự cho các nhà quản trị web và người sử dụng Internet trong khi tội phạm mạng không ngừng nâng cao kỹ thuật của mình và tạo thêm các cuộc khai thác mới. Việc lây lan các phần mềm độc hại diễn ra rất nhanh thông qua Internet gây ảnh hưởng đến máy chủ và các máy trạm. Điều đó nói lên sự thật rằng không cách nào loại bỏ các mối đe dọa này hoàn toàn. Tuy nhiên, tất cả các chủ sở hữu trang web và những người sử dụng Internet thể làm cho Internet an toàn hơn bằng cách thực hiện theo các quy tắc bảo mậtbản và giữ cho website, máy tính người dùng không bị nhiễm độc trong bất cứ thời điểm nào. Cấu trúc dữ liệu được mã hóa của Gauss vẫn là một bí ẩn Trong một nghiên cứu gần đây nhất, Kaspersky Lab đã tìm thấy một loại Trojan mới với tên gọi Gauss, một trong những gián điệp trên mạng tương tự như Stunex, Flame hay Duqu. Cấu trúc dữ liệu được mã hóa của Gauss không chỉ là tính năng độc đáo của Trojan này mà còn là sự bí ẩn đầy thách thức đối với các chuyên gia bảo mật khi mà mục đích chính của cấu trúc này vẫn chưa câu trả lời chính xác. Gauss là một công cụ gián điệp trên mạng phức tạp dấu hiệu được tài trợ bởi một tổ chức/quốc gia nào đó. Gauss khả năng ăn cắp nhiều thông tin, đặc biệt tập trung vào mật khẩu của trình duyệt, thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến và các cấu hình hệ thống máy tính bị nhiễm. Các chuyên gia của Kaspersky Lab phát hiện ra Gauss bằng cách xác định sự tương đồng của chương trình độc hại với Flame. Từ cuối tháng 5 năm 2012, hơn 2.500 trường hợp lây nhiễm đã được ghi nhận bởi hệ thống bảo mật dựa trên đám mây của Kaspersky Lab, với phần lớn trường hợp được tìm thấy ở Trung Đông. Các phát hiện về Gauss chỉ ra rằng lẽ còn nhiều phần mềm độc hại khác liên quan đến gián điệp trên mạng hoạt động. Những căng thẳng hiện nay ở Trung Đông càng làm gia tăng cường độ của các chiến dịch chiến tranh không gian mạng và hoạt động gián điệp không gian mạng đang diễn ra. Ảnh – Hơn 1.600 máy tính đã bị lây nhiễm ở Lebanon Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã công bố nghiên cứu về Gauss đồng thời phân tích các chức năng bản và đặc điểm của nó, bên cạnh cấu trúc, các mô- đun độc nhất, phương pháp giao tiếp, và các số liệu thống kê của các trường hợp bị lây nhiễm. Tuy nhiên, một số bí ẩn và câu hỏi về Gauss vẫn chưa được giải đáp và cấu trúc dữ liệu được mã hóa của Gauss chính là khía cạnh hấp dẫn nhất. Cấu trúc dữ liệu được mã hóa nằm ở module đánh cắp dữ liệu của USB của Guass và được thiết kế để nhắm vào một hệ thống nhất định cài đặt một chương trình cụ thể bằng cách thức phẫu thuật. Khi một thanh USB bị nhiễm được cắm vào một máy tính không được bảo mật, phần mềm độc hại được thực thi và giải mã các cấu trúc dữ liệu bằng cách tạo ra một chìa khóa để mở khóa nó. Chìa khóa này xuất phát từ cấu hình cụ thể của hệ thống trên máy tính. Ví dụ, nó bao gồm tên của một thư mục trong Program Files và phải ký tự đầu tiên được viết bằng một bộ ký tự mở rộng như tiếng Ả Rập hay tiếng Do Thái. Nếu phần mềm độc hại xác định được các cấu hình hệ thống thích hợp, nó sẽ mở khóa và thực hiện truyển dữ liệu đánh cắp được. Aleks Gostev, Trưởng nhóm chuyên gia an ninh, thuộc Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu, Kaspersky Lab cho biết: "Mục đích và chức năng của cấu trúc dữ liệu được mã hóa hiện nay vẫn là một bí ẩn. Cách viết mật mã và các biện pháp phòng ngừa mà các tác giả đã sử dụng để che giấu cấu trúc này cho thấy mục tiêu của nó nhắm vào các cấu hình cao. Kích thước của cấu trúc dữ liệu cũng là một mối quan tâm. Nó đủ lớn để chứa mã thể được sử dụng cho sự phá hoại trên không gian mạng, tương tự như mã SCADA của Stuxnet. Giải mã thành công cấu trúc dữ liệu này sẽ cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về các mục tiêu tổng thể và bản chất của mối đe dọa này." . Các quy tắc bảo mật cơ bản dành cho website Khi website xuất hiện lỗ hổng, tội phạm mạng dễ dàng xâm nhập, tấn công và tiến hành khai thác dữ liệu khiến cho website bị nhiễm. thích hợp để bảo vệ máy chủ cũng như máy tính của mình khi kết nối với tài khoản máy chủ. Các chuyên gia bảo mật Kaspersky Lab đã đưa ra một số quy tắc bảo mật cơ bản dành cho website mà người. tham khảo:  Sử dụng mật khẩu mạnh: thoạt nghe, quy tắc này khá bình thường nhưng sử dụng mật khẩu mạnh là nền tảng cơ bản giúp tăng cường bảo mật cho hệ thống máy chủ. Mật khẩu không chỉ bắt

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan