1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

thành phần cơ giới đất phù sa của việt nam pptx

5 7,5K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Diện tích, đặc điểm nhóm đất phù sa FluvisolsĐất phù sa có 41.002 ha, chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên của nước ta, gồm 7 loại đất là: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không đư

Trang 1

Diện tích, đặc điểm nhóm đất phù sa (Fluvisols)

Đất phù sa có 41.002 ha, chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên của nước ta, gồm 7 loại đất là: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ đá vàng, đất phù sa úng nước, đất phù sa phủ trên nền cát biển

và đất phù sa ngòi suối

1 Đất phù sa được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Có diện tích 2.661 ha, chiếm

0,53% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Phú Lộc, Phong Điền và một số ít ở thành phố Huế Đất được hình thành do lắng đọng phù sa sông, nhưng do các sông ở Thừa Thiên Huế đều có vận tốc dòng chảy lớn, nên lắng đọng được các sản phẩm thô, vì vậy đất có thành phần cơ giới nhẹ, hình thái phẫu diện tương đối đồng nhất về thành phần cơ giới và màu sắc Một vài nơi cũng gặp hiện tượng phân hóa về thành phần cơ giới, nhưng không phải do quá trình rửa trôi mà do các lớp bồi tích ở từng đợt lũ khác nhau Đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn ở tầng mặt trung bình (1-1,5%), đạm tổng số và lân tổng

số trung bình, lân dễ tiêu nghèo, độ no bazơ trung bình (50-60%)

Như vậy, loại đất này có độ phì tự nhiên khá, lại có những ưu điểm như: thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, tầng đất dày, thoát nước tốt, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như: ngô, đậu, lạc, rau màu , tuy vậy, do địa hình thấp nên lưu ý khi bố trí cây trồng phải lựa chọn thời vụ để tránh mùa ngập lụt

2 Đất phù sa không được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Diện tích có 20.635 ha,

chiếm 4,1% tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Phú Lộc, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy (nay là Thị xã Hương Thủy) và một ít ở thành phố Huế Đất cũng có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được bồi hàng năm nhưng do phân bố ở xa sông hoặc ở địa hình cao, nên rất ít được bồi đắp phù sa Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét Đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn từ trung bình - hơi nghèo (0,9 - 1,5%), đạm tổng số trung bình (0,08 - 0,1%), lân tổng số khá (0,1 - 0,12%), lân dễ tiêu trung bình, độ no bazơ thấp -

Trang 2

trung bình (40 - 55%) Như vậy, đất có độ phì tự nhiên khá, có thể bố trí nhiều công thức luân canh cây trồng khác nhau và có thể cho năng suất khá

3 Đất phù sa glây (Gleyic Fluvisols): Có diện tích 5.955 ha, chiếm 1,18% diện tích tự

nhiên, phân bố ở các huyện Phú Lộc, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền Đất cũng được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa, nhưng phân bố ở địa hình thấp, khó thoát nước Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, bí, trong đất các quá trình khử xảy ra mãnh liệt, hình thái phẫu diện thường có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, glây trong toàn phẫu diện, màu xám xanh có xen lẫn những vệt vàng Đất có phản ứng chua vừa (pHKCl dao động từ 4,4 - 4,8), mùn ở tầng mặt khá cao (2 - 3%), đạm, lân tổng số và cation trao đổi đều thuộc loại khá Đây là vùng đất trọng điểm lúa của tỉnh, có khả năng cho năng suất cao, tuy vậy cần bón vôi khử chua cho đất và tìm cách giảm quá trình khử để hạn chế quá trình glây làm xấu tính chất của đất

4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Dystric Plinthosols): Diện tích 4.846 ha, chiếm

0,96% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở thành phố Huế và các huyện: Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc và Hương Thủy (nay là Thị xã Hương Thủy) Đất cũng có nguồn gốc hình thành như các loại đất cùng nhóm, nhưng phân bố ở địa hình vàm cao hoặc cao, có chế độ nước không đều trong năm, mùa mưa cũng bị ngập nhưng mùa khô đất bị thiếu nước nghiêm trọng Vì vậy trong đất xảy ra 2 quá trình: quá trình khử và quá trình oxy hóa; mùa mưa ngập nước thì quá trình khử xảy ra mạnh, mùa khô thì quá trình oxy hóa xảy ra, Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ tạo ra những vệt loang lổ

đỏ vàng trong phẫu diện đất Đất có khả năng thoát nước tốt, quá trình rửa trôi trọng lực trong phẫu diện đất xảy ra mạnh, thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng chua vừa đến ít chua (pHKCl 4,6 - 5,5), hàm lượng mùn trung bình (1,5 - 2%), đạm tổng số khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo

Loại đất này hiện đang sử dụng với nhiều phương thức khác nhau nhưng phần lớn là trồng lúa, một số khá lớn diện tích chỉ sản xuất được 1 vụ lúa do thiếu nước Nếu giải quyết được vấn đề tưới thì có thể mở rộng diện tích bằng con đường tăng vụ từ 1 vụ thành 2 - 3 vụ trong năm

5 Đất phù sa phủ trên nền cát biển (Areni Dystric Fluvisols): Diện tích 4.115 ha

chiếm 0,81% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng phù

sa với dải cát biển hoặc cồn cát trắng vàng, có nhiều ở các huyện Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc Đất hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa trên nền cát biển Độ dày của lớp phù sa phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bồi đắp của hệ thống sông và địa hình của vùng cát trước khi bồi đắp Thành phần cơ giới đất tầng mặt

từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, dưới lớp phù sa là cát trắng xám hoặc cát vàng nhạt; đất có phản ứng chua vừa đến ít chua; tầng mặt có hàm lượng mùn trung bình (1 - 1,5%), nghèo đạm, nghèo lân tổng số cũng như dễ tiêu Đây là loại đất có ý nghĩa cho các vùng cát biển trong việc trồng lúa để cung cấp lương thực tại chỗ Cần chú ý không nên phá vỡ tầng đế cày của đất

6 Đất phù sa úng nước (Stagni Dystric Fluvisols): Diện tích 2.200 ha, chiếm 0,44%

diện tích tự nhiên của tỉnh Là một loại đất trong nhóm đất phù sa, nhưng phân bố ở địa hình trũng dạng lòng chảo khó thoát nước, được coi là địa hình tích đọng, đất ngập nước quanh năm nên hạn chế quá trình khoáng hóa, quá trình tích lũy mùn mạnh, nên giàu mùn, đất bị glây mạnh, rất chua, đạm tổng số giàu, nhưng nghèo lân và kali tổng số cũng như dễ tiêu Đây là loại đất có nhiều yếu tố hạn chế, không chỉ do ngập úng mà trong đất

Trang 3

chứa nhiều chất độc cho cây như: Al3+ di động, H2S, CH4, vì thế đất thường cho năng suất lúa thấp, không ổn định

7 Đất phù sa ngòi suối (Dystric Fluvisols): Diện tích 590 ha, chiếm 0,12% diện tích tự

nhiên của tỉnh, phân bố tập trung ở Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông Đất hình thành do

sự lắng đọng của phù sa suối, nên thành phần cơ giới thường thô, nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền Độ phì nhiêu tự nhiên tùy từng nơi mà rất khác nhau, nhưng nói chung đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lượng mùn trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo Tuy là diện tích không nhiều, nhưng loại đất này có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết lương thực trên địa bàn miền núi, nhưng do thường thiếu nước nên năng suất lúa thấp và bấp bênh, có nơi chỉ trồng được 1 vụ lúa, 1 vụ màu

Nước ta có 2 vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long:

Là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 734km² Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau

Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ Sự hạ thấp của mực nước biển một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm tích Pleistocen Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác

Trang 4

định bằng C14 cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000 năm (Ngộ, 1988) Sau thời kỳ băng

hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng vào khoảng 3–4 m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm (Blackwelder và những người khác, 1979), gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng thấp của châu thổ; tại đây những

sinh vật biển như hàu (Ostrea) được tìm thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng

bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680 năm (Ngộ, 1988)

Đồng bằng sông Cửu Long tương đối bằng phẳng, độ dốc không đáng kể ( 1cm/km) Sông Cửu Long với 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu, dài trên 120 km Lượng phù sa của sông Cửu Long lớn đạt 1000 triệu tấn /năm, 1m3 nước có 0,1 kg phù sa ở mùa khô (tháng 3-4), 0.3 kg phù sa ở mùa lũ cao ( tháng 9,10)

-Đất đai chủ yếu là phù sa sông Tiền, sông Hậu khoảng 1.800.000 ha, đất phèn 1.100.000

ha, đất mặn 320.000 ha, đất than bùn và đất thấp Glây- mùn

Thành phần cơ giới của đất phù sa là sét, chất dinh dưỡng phong phú song thiếu lân

- Đồng bằng sông Hồng:

Toàn bộ miền đồng bằng sông Hồng nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại giống nền

đá ở vùng Đông Bắc Cách đây 200 triệu năm, vào cuối đại Cổ sinh, lớp đá này bị sụt xuống Vào thời đó, biển lên đến quá Việt Trì ngày nay, tiến sát các vùng đồi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Nho Quan Cửa sông Hồng lúc đó ở Việt Trì Chế độ biển kéo dài trên 170 triệu năm Các trầm tích Neogen lắng xuống làm cho vịnh biển thu hẹp lại Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000 mét Trên cùng là lớp phù

sa Holocen dày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, và càng

xa trung tâm thì càng mỏng dần

Trang 5

Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ

Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua Có thể chia làm ba loại:

* Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, đây là loại đất tốt

* Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua

* Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa mạnh, chất hữu

cơ phân hủy chậm, thường bị chua

Nguồn: http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=705

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w