BÀITẬPPHẦNNHÔM 1. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2 O 3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí H 2 ( đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là: A. 48%. B. 50%. C. 52%. D. 54%. 2. Ngâm 2,7 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào 200 gam dung dịch NaOH 10% đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch có khối lượng 200,24 gam. Khối lượng Al và Fe lần lươt là: A. 0,27 gam; 2,43 gam. B. 0,54 gam; 2,16 gam. C. 1,35 gam; 1,35 gam. D. 1,62 gam,; 1,08 gam. 3. Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí NO và NO 2 , có tỉ khối so với hidro 16,75. Thể tích của NO và NO 2 ở đktc là: A. 2,24 lít; 1,34 lít. B. 2,016 lít; 0,672 lít. C. 1,568 lít; 0,672 lít. D. 1,34 lít; 2,24 lít. 4. Cho 4,32 gam Al tác dụng vừa đủ với 400 gam dung dịch HNO 3 thu được 0,672 lít khí X ( đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,672 lít khí Z ( đktc). Công thức của X là: A. N 2 . B. NO 2 . C. N 2 O. D. NO. 5. Dung dịch A có chứa m gam NaOH và 0,3 mol NaAlO 2 . Cho từ từ 1 mol HCl vào A thu được 15,6 gam kết tủa và dung dịch B. Thêm tiếp HCl vào B lại thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m bằng: A. 24. B. 48. C. 16. D. 32. 6. Cho 1,41 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 loãng sinh ra 1,568 lít khí ( đktc). Nếu ngâm 0,705 gam cũng hỗn hợp trên vào dung dịch CuSO 4 dư thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m bằng: A. 4,48 gam. B. 2,24 gam. C. 3,36 gam. D. 1,12 gam. 7. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al vào dung dịch H 2 SO 4 ( vừa đủ) thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch NaOH 0,8M cần cho vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là: A. 0,50 lít. B. 0,75 lít. C. 0,25 lít. D. 0,375 lít. 8. Trộn 21,60 gam bột Al với hỗn hợp bột Fe 2 O 3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan X bằng dung dịch HNO 3 đun nóng thu được V lít khí NO duy nhất ( đktc)( không có sản phẩm khử khác). V có giá trị bằng: A. 14,48 lít. B. 17,92 lít. C. 8,96 lít. D. 16,72 lít. 9. Cho 31,2 gam hỗn hợp gồm bột Al và Al 2 O 3 tác dụng với V ml dung dịch NaOH 4M, thu được 13,44 lít hidro ( đktc). Biết rằng người ta đã lấy dư 10% so với lượng thực tế phản ứng. V có giá trị là: A. 220 ml. B. 110 ml. C. 165 ml. D. 200 ml. 10. Trộn 2,7 gam bột Al với 9,28 gam Fe 3 O 4 rồi nung trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X ( giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe 3 O 4 thành Fe). Hòa tan hoàn toàn chất rắn X bằng dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí ( đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là: A. 80%. B. 75%. C. 100%. D. 60%. 11. Hòa tan hoàn toàn 9 gam hỗn hợp X gồm bột Al và bột Mg bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được khí A và dung dịch B. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch B sao cho kết tủa đạt tới lượng lớn nhất thì dừng lại. Lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam chất rắn. Thể tích khí A thu được ở đktc là: A. 6,72 lít. B. 10,08 lít. C. 7,84 lít. D. 8,96 lít. 12. Hòa tan 12,7 gam hỗn hợp gồm Na và Al vào nước dư. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A, V lít khí B ( đktc) và còn 2,7 gam chất rắn không tan. V có giá trị là: A. 8,96 lít. B. 4,87 lít. C. 9,74 lít. D. 4,48 lít. 13. Một hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,06 mol Mg. Nếu đem hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 đặc thu được 0,03 mol sản phẩm X có sự khử của N +5 , nếu đem cũng hỗn hợp đó hòa tan trong H 2 SO 4 đặc nóng cũng thu được 0,03 mol sản phẩm Y có sự khử của S +6 . X, Y là: A. NO 2 và H 2 S. B. NO và SO 2 . C. NH 4 NO 3 và H 2 S. D. NO 2 và SO 2 . 14. Trộn 10,8 bột Al với hỗn hợp bột Fe 2 O 3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan X bằng dung dịch HNO 3 đun nóng thu được V lít khí NO duy nhất ( đktc)( không có sản phẩm khử khác). V có giá trị bằng: A. 8,96 lít. B. 6,72 lít. C. 4,48 lít. D. 7,84 lít. 15. Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe 2 O 3 . Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo ra 0,672 lít khí ( đktc). Giá trị của m là: A. 0,54. B. 0,81. C. 1,08. D. 1,755. 16. Thêm 2,16 gam Al vào dung dịch HNO 3 rất loãng, vừa đủ thì thu được dung dịch A và không thấy khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A cho đến khi kết tủa vừa tan hết thì số mol NaOH đã dùng là: A. 0,16 . B. 0,19. C. 0,32. D. 0,35. 17. Cho 2,7 gam Al vào 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Thêm 0,35 mol HCl vào dung dịch A thì lượng kết tủa thu được bằng: A. 0,0 gam. B. 7,8 gam. C. 3,9 gam. D. 11,7 gam. 18. Thêm HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol Na[Al(OH) 4 ]. Khi kết tủa thu được là 0,08 mol thì số mol HCl đã dùng là: A. 0,08 mol hoặc 0,16 mol. B. 0,26 mol. C. 0,16 mol. D. 0,18 mol hoặc 0,26 mol. 19. Hỗn hợp X gồm a mol Al và 0,2 mol Al 2 O 3 . Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y. Dẫn CO 2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z đến khối lượng không đổi thu được 40,8 gam chất rắn E. Giá trị cảu a bằng: A. 0,4. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,1. 20. Hỗn hợp X gồm có Al và Al 4 C 3 . Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với H 2 O thu được 31,2 gam Al(OH) 3 . Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl, thu được một muối duy nhất và 20,16 lít hỗn hợp khí ( đktc). Khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp bằng: A. 5,4 gam Al; 7,2 gam Al 4 C 3 . B. 10,8 gam Al; 14,4 gam Al 4 C 3 . C. 6,75 gam Al; 11,52 gam Al 4 C 3 . D. 16,2 gam Al; 17,28 gam Al 4 C 3 . 21. Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn có thể dùng hóa chất nào sau đây: A. H 2 SO 4 loãng. B. H 2 SO 4 đặc nguội. C. dd NaOH, khí CO 2 . D. dd NH 3 . 22. Al(OH) 3 không tan trong dung dịch nào sau đây: A. H 2 SO 4 . B. KHSO 4 . C. NH 3 . D. NaOH. 23. Có 3 chất rắn là Mg, Al, Al 2 O 3 đựng trong 3 lọ riêng biệt. Dùng duy nhất một hóa chất để phân biệt chúng. Hóa chất không thể dùng được là: A. dd HCl đặc . B. H 2 SO 4 đặc nguội. C. dd NaOH. D. HNO 3 đặc nguội. 24. Tính bazo của hidroxit nào yếu nhất trong số các hidroxit sau đây: A. Al(OH) 3 . B. NaOH. C. Mg(OH) 2 . D. Ba(OH) 2 . 25. Phèn chua không được dùng để: A. Làm trong nước. B. Thuộc da. C. Khử trùng nước. D. Cầm màu trong công nghiệp nhuộm. 26. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các dung dịch MgCl 2 , CaCl 2 , AlCl 3 : A. dd Na 2 CO 3 . B. dd KOH. C. dd AgNO 3 . D. dd H 2 SO 4 . 27. Những ứng dụng nào sau đây của nhôm được dựa trên tính chất hóa học của nhôm: A. Làm dây dẫn điện. B. Làm dụng cụ đun nấu. C. Làm bao gói thực phẩm. D. Chế tạo hỗn hợp Tecmit để hàn kim loại. 28. Tính chất nào sau đây đã làm cho muối nhôm được dùng là chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải: A. Chúng là những hợp chất lưỡng tính. B. Chúng dễ bị thủy phân tạo kết tủa Al(OH) 3 . C. Chúng tam tốt trong nước . D. Tác dụng được với dung dịch bazo tạo kết tủa Al(OH) 3 . 29. Cho phản ứng: M + HNO 3 → M(NO 3 ) n + NH 4 NO 3 + H 2 O. Kim loại M có thể là: A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Ag. 30. Cho luồng khí H 2 dư đi qua ống sứ chứa bột Al 2 O 3 , FeO, CuO, MgO đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống là: A. Al, Cu, Fe, Ag. B. Al, Cu, Fe, MgO. C. Al 2 O 3 , MgO, Fe, Cu. D. Al, Mg, CuO, FeO. 31. Trong công nghiệp, người ta không điện phân nóng chảy AlCl 3 để sản xuất nhôm vì: A. AlCl 3 không tan trong nước. B. AlCl 3 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn Al 2 O 3. C. AlCl 3 dễ phân hủy ở nhiệt độ cao. D. AlCl 3 dễ bị thăng hoa ở nhiệt độ cao. 32. Cho Al tác dụng với dung dịch X tạo ra khí A nhẹ hơn khí CO. Dung dịch X là: A. H 2 SO 4 đặc nóng. B. HNO 3 đặc nguội. C. HNO 3 đặc nóng. D. H 2 SO 4 loãng. 33. Cho dãy chuyển hóa: Phản ứng nào trong dãy chuyển hóa trên không thể thực hiện được: 34. Một hỗn hợp bột gồm Al, Mg, Zn. Hóa chất nào sau đây giúp tách được Al ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng Al. A. dd FeCl 3 . B. dd NaOH. C. dd HCl. D. dd H 2 SO 4 đặc nguội. 35. Cho từ từ dung dịch AlCl 3 vào dung dịch Na 2 CO 3 . Hiện tượng xảy ra là: A. Có kết tủa trắng không tan tạo thành. B. Có bọt khí thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa trắng không tan. C. Xuât hiện kết tủa sau đó có bọt khí thoát ra. D. Không có kết tủa chỉ có bọt khí thoát ra. . BÀI TẬP PHẦN NHÔM 1. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2 O 3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí H 2 ( đktc). Phần trăm khối lượng của Al. dd KOH. C. dd AgNO 3 . D. dd H 2 SO 4 . 27. Những ứng dụng nào sau đây của nhôm được dựa trên tính chất hóa học của nhôm: A. Làm dây dẫn điện. B. Làm dụng cụ đun nấu. C. Làm bao gói thực phẩm chất rắn X bằng dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí ( đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là: A. 80%. B. 75%. C. 100%. D. 60%. 11. Hòa tan hoàn toàn 9 gam hỗn hợp X gồm bột Al và