Đây là Tiểu luận kết thúc học phần Địa lý kinh tế xã hội đại cương với đề tài Tìm hiểu địa lý ngành công nghiệp cơ khí của Đại học Hải phòng, khoa Văn - Địa.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA NGỮ VĂN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Địa lý KTXH đại cương 1
CHUYÊN ĐỀ
TÌM HIỂU ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Nhung
Lớp : DHSPV – ĐL.K21
Mã sinh viên : 203114217014
Người hướng dẫn :TS.Vũ Thị Kim Cúc
Trang 2MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Nội dung 2
2.1 Các vấn đề chung về ngành công nghiệp 2
2.1.1 Vai trò của công nghiệp 2
2.1.2 Đặc điểm của sản xuất công nghiệp 4
2.1.3 Phân loại ngành công nghiệp 5
2.2 Ngành công nghiệp cơ khí 6
2.2.1 Vai trò của ngành cơ khí 7
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố công nghiệp cơ khí 8
2.2.3 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật .10
2.3 Tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp cơ khí .11
2.3.1 Tình hình sản xuất và phân bố công nghiệp cơ khí trên Thế giới .11
2.3.2 Tình hình sản xuất và phân bố công nghiệp cơ khí Việt Nam .15
2.4 Những mặt hạn chế của ngành cơ khí Việt Nam và giải pháp .18
Kết luận 21
Tài liệu tham khảo 22
Trang 3Đặt vấn đề
Thời đại công nghệ phát triển,ngành công nghiệp cũng là một trong các yếu
tố để làm nên cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại Bên cạnh đó ngành cơ khí cũng vì thế trở nên đắt giá Đây chính là ngành đang chiếm tỉ trọng nhân lực cao nhất trong xã hội Sức hút của nó luôn hấp dẫn thị trường, con người và nguồn cung cầu Công nghiệp cơ khí là một ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế bởi vì đây là một ngành sản xuất máy móc, thiết bị cung cấp cho toàn bộ các ngành kinh tế khác
Trên thế giới không có bất kì quốc gia nào thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà lại không có nền công nghiệp cơ khí mạnh, sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vừa là nền tảng vừa là động lực cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề khác nhau trong xã hội, nó còn có tác động tích cực đến ngành dịch vụ thông qua sự phát triển của mạng lưới phân phối, thu hút số lượng lao động xã hội, tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế
Như chúng ta đã biết, nghành công nghiệp cơ khí là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm và giữ vai trò lòng cốt trong mỗi quốc gia Phát triển công nghiệp cơ khí cho phép các nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ lớn dành cho nhập khẩu máy móc thiết bị hàng năm Đồng thời, giúp các nước phát triển một cách vượt trội, nổi bật
Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các quốc gia, trên lĩnh vực kinh tế Việt Nam cũng là một trong những nước đó Nhận thức được vấn đề này, em chọn ngành công nghiệp “địa lí cơ khí” nghiên cứu và hiểu sâu xa hơn về ngành công nghiệp trọng điểm này
Trang 4Nội dung
2.1 Các vấn đề chung về ngành công nghiệp
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt
2.1.1 Vai trò của công nghiệp
Chúng ta đã biết ngành công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, trong việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia Mỗi quốc gia hay vùng miền nào đó có nền kinh tế phát triển và tập trung đông dân cư thì không thể thiếu ngành công nghiệp, góp mặt trong các nền kinh tế trọng điểm
Công nghiệp là bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân Nó tạo ra tư liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm Hoạt động công nghệ bao gồm cả 3 loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo nó
Bên cạnh đó, công nghiệp hoá là quá trình nâng cao tỉ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế Đây là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức
độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp Công nghiệp hoá là một phần của hiện đại hoá
Trang 5Công nghiệp có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hoá của các nước đang phát triển, trong
Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Công nghiệp có tác động trực tiếp và là chiếc chìa khoá để thúc đẩy các ngành kinh tế
- Công nghiệp có vai trò đặc biệt, quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn Công nghiệp vừa tạo ra thị trường và vừa tạo
ra những điều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát triển
- Công nghiệp trực tiếp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của chúng và mở ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm này trong nước
và xuất khẩu
- Cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho nông nghiệp, góp phần nâng cao trình độ công nghiệp trong sản xuất, nhờ đó làm tăng sức lao động, hạ giá thành nâng cao chất lượng
Trang 6Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, phương pháp quản lí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ
Công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất nào sánh được, đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất thị trường lao động và giải quyết việc làm
Công nghiệp đóng vai trò vào tích luỹ của nền kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
- Sự phát triển công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh của nền kinh tế
- Như vậy nền kinh tế công nghiệp còn góp phần tích luỹ cho nền kinh tế Tuy công nghiệp mang lại vai trò rất lớn, nhưng bên cạnh đó mặt trái của nó
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường gây ra sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, nước và đất, vấn đề sức khỏe, một số loài đã tuyệt chủng, và nhiều hơn nữa Vậy nên dù vai trò lợi ích của công nghiệp mang đến rất lớn thì chúng ta vẫn phải luôn chú trọng vào môi trường, luôn đi đều với phát triển là bảo vệ
2.1.2 Đặc điểm của sản xuất công nghiệp
Quá trình công nghiệp sản xuất thường được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động (môi trường tự nhiên) để tạo ra nguyên liệu (từ việc khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh cá, ) và giai đoạn chế biến các nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng
Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp không phải theo trình tự bắt buộc như nông nghiệp mà có thể tiến hành, đồng thời và thậm chí cách xa nhau về mặt không gian Bởi vì, sản xuất công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động cơ, lí, hoá trực tiếp vào giới tự nhiên để lấy và biển đổi các vật thể tự nhiên thành các sản phẩm cuối cùng nhằm phục vụ nhân loại
Trang 7Tính tập trung cao độ của công nghiệp và tập trung sản phẩm Trên một diện tích không rộng, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau với hàng vạn công nhân và sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp
Chúng còn đa dạng chủng loại, kích thước khác nhau tạo nên những ngành công nghiệp lớn
Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều phân ngành phức tạp, nhưng được phân công tỉ mỉ và có sự phân phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng
Công nghiệp là tập hợp của hệ thống các phân ngành như khai khoáng, điện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất, thực phẩm,… Các phân ngành này không hoàn toàn tách rời nhau, mà có liên quan với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Một trong những cách phân loại ngành công nghiệp phổ biến nhất hiện nay là dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm
2.1.3 Phân loại ngành công nghiệp
Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp Nên xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm: công nghiệp nặng (nhóm A) gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, chế tạo máy, điện tử
- tin học, hoá chất - vật liệu xây dựng… và công nghiệp nhẹ (nhóm B) gồm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm
Trong đó, đặc biệt ngành công nghiệp cơ khí được chú trọng và quan trọng trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước Nó được phân thành nhiều loại, cơ khí rộng lớn trong ngành kỹ thuật, nó được chia theo chức năng và mục đích
Có rất nhiều chuyên về cơ khí như: luyện kim, hàng không vũ trụ, xây dựng, điện lực, chế tạ, hóa học, công nghiệp, y sinh, sinh học, … Kể cả công nghệ nano hay cơ điện tử y học… Tuy nhiên, để phân luồng theo chuyên ngành được đào tạo thì cơ khí bao gồm những ngành sau:
Trang 8- Ngành thiết kế và chế tạo cơ khí: Những chiếc máy hiện đại, hay những bản vẽ, phần mềm tinh xảo Tất cả đều do các kỹ sư cơ khí thiết kế và chế tạo ra Đây cũng chính là mục đích của ngành thiết kế và chế tạo cơ khí
Áp dụng những nguyên tắc định lý được học, sử dụng công nghệ tiên tiến Những dòng máy hiện đại được ra đời như thế
- Cơ khí chế tạo máy: Việc vận hành, điều khiển, bảo dưỡng, kiểm tra máy móc… Chính là ngành chế tạo máy Không chỉ dừng ở việc tạo ra những chiếc máy thay thế con người lao động Cơ khí còn đảm nhận việc vận hành an toàn, đảm bảo công suất, chất lượng hoạt động
- Cơ khí gia công chế tạo hình: Đây chính là công việc sử dụng các máy móc, công nghệ CNC để gia công chế tạo hình Những việc như phay, tiện, đột, dập các nguyên vật liệu để tạo hình Nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ các hoạt động khác
2.2 Ngành công nghiệp cơ khí
Trước tiên, ta hiểu khái niệm cơ khí là một ngành khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng cao, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống Cơ khí tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị và các công cụ thay thế lao động thủ công, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra các sản phẩm dân dụng phục vụ đời sống con người
Cơ khí được thấy nhiều trong công tác thiết kế và sửa chữa thuộc các lĩnh vực như: ô tô, máy bay, các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, vũ khí…
Hay cơ khí còn là ngành khoa học ứng dụng, nó dựa vào các định luật, định
lý, nguyên lý vật lý để sáng tạo ra sản phẩm Bên cạnh đó các kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng được áp dụng để thiết kế, sản xuất, bảo hành các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất Nhìn chung, đây là một ngành nghề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng máy móc Sản phẩm chủ yếu là những loại máy móc trong sản
Trang 9xuất Đồng thời còn là các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, đồ dân dụng phục vụ nhu cầu con người Những sản phẩm này dần thay thế sức lao động của con người Nó tạo ra nền sản xuất hiện đại, tiên tiến với tốc độ nhanh, chính xác và thẩm mỹ cao Các lĩnh vực mà nó ứng dụng như: động lực học, cơ học, nhiệt học, cơ năng, nhiệt động lực học, năng lượng, cấu trúc, phân tử, … Được vận dụng bởi nhiều lĩnh vực khác nhau nên nó phục vụ, hỗ trợ tối đa trong cuộc sống Bất kỳ trong ngành nghề, lĩnh vực nào cơ khí cũng đều tham gia vào
2.2.1 Vai trò của ngành cơ khí
Công nghiệp cơ khí có vai trò quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp Nó không chỉ là “quả tim” của công nghiệp nặng mà còn là “máy cái” của nền sản xuất xã hội Công nghiệp cơ khí cung cấp máy công cụ, máy động lực, thiết
bị toàn bộ, … cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu con người
Sự ra đời của công nghiệp cơ khí tạo ra bước nhảy vọt về công cụ lao động, góp phần vào việc chuyển từ lao động cơ bắp sang lao động máy móc Công nghiệp
cơ khí, góp phần thực hiện nội dung cơ bản của các mạng khoa học kĩ thuật về công
cụ lao động Nhờ vậy, người lao động được giải phóng khỏi điều kiện nặng nhọc hoặc có tính độc hại, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ (nhiệt độ cao, có chất độc…), khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên nhanh chóng, tiết kiệm chi phí sản xuất Công nghiệp cơ khí còn tác động thúc đẩy việc thực hiện điện khí hoá, hoá học hoá quá trình sản xuất, phân công lao động trong công nghiệp nói riêng và nền sản xuất nói chung
Công nghiệp cơ khí với hệ thống các máy móc, thiết bị có vai trò tích cực vào quá trình cải tạo và sử dụng tự nhiên, nâng cao mức sống cho con người
Đây có thể coi là ngành chủ chốt không chỉ về giá trị sản xuất mà cả về số lượng đông đảo công nhận trong toàn bộ ngành công nghiệp
Đối với các nước đang phát triển, trước yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công nghiệp cơ khí phải đủ sức mạnh
Trang 10để thực hiện nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp, để đổi mới công nghệ cho các ngành kinh tế Công nghiệp cơ khí góp phần từng bước biến nền sản xuất với kĩ thuật lạc hậu thành nền sản xuất tiến tiến, hiện đại, có năng suất lao động cao, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố công nghiệp cơ khí
Nhưng bên cạnh thuận lợi và vai trò phát triển của ngành cơ khí thì ngành cơ khí còn có mặt hạn chế và khó khăn như: đòi hỏi trình độ kĩ thuật người công nhân cao, có tay nghề để sản xuất máy móc hiện đại, đi cùng với thời đại mới Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cơ khí tại nước ta hiện nay đang gặp phải khá nhiều khó khăn,
do ngành nghề này đòi hỏi số vốn ban đầu khá lớn nhưng việc thu hồi vốn lại rất lâu
do chu kỳ sản xuất dài Do đó, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều ở mức quy mô nhỏ, lẻ theo kiểu hộ gia đình, số lượng lao động ít nên sản phẩm làm ra đơn điệu và thiếu tính cạnh tranh trên thị trường Đa phần các sản phẩm làm ra là những thiết bị đơn giản như chế tạo đường ống áp lực, gò hàn, cán tôn,… chứ không sản xuất được ra phôi hay các chế tạo khuôn mẫu Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa, theo khảo sát của Sở Công Thương năm 2016 trên 330 cơ sở sản xuất gia công cơ khí, có tới gần 97% doanh nghiệp thuộc dạng siêu nhỏ Trong đó, khoảng 70,31% có vốn dưới 1 tỉ đồng và 26,56% doanh nghiệp có vốn đầu tư từ trên 1 tỉ đến dưới 10 tỉ đồng Những con số này cho thấy Nhà Nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn nữa trong việc đầu tư vốn sản xuất vào ngành công nghiệp trọng điểm này
Việc đầu tư vào ngành cơ khí trong những năm qua chưa thật sự đồng bộ và thống nhất ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước Theo ông Nguyễn Mạnh Quân – Vụ Trưởng Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công Thương cho biết: Cả nước ta hiện nay
có khoảng 3.100 doanh nghiệp cơ khí trong tổng số 53.000 cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này Trong đó có gần 450 doanh nghiệp quốc doanh, 1.250 cơ sở sản xuất tập
Trang 11thể và 156 xí nghiệp tự doanh Ngoài ra, chỉ có khoảng 50% nhà sản xuất là chuyên chế tạo và lắp ráp, còn lại hầu hết là cơ sở sửa chữa Sự phân tán và chưa đồng bộ trong việc đầu tư vào ngành này khiến cho việc phối hợp liên kết giữa các cơ sở không đủ mạnh để làm đòn bấy thúc đẩy sự phát triển toàn ngành
Trình độ kỹ thuật ở nước ta còn khá yếu kém và hạn chế khi đa phần người lao động đều không được đào tạo bài bản, mà thường là tự học nghề Do đó, đối với những thiết bị công nghệ đòi hỏi kỹ thuật cao, trình độ chuyên môn và khả năng sản xuất tập trung thì nguồn lao động của Việt Nam lại chưa hoàn toàn đáp ứng được Đây được xem như một trong những vấn đề khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và kinh tế của ngành gia công sản phẩm cơ khí của nước nhà Vậy nên việc tập trung đào tạo trình độ kỹ thuật và chuyên môn cho người lao động trong lĩnh vực này cũng là vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp nên chú trọng thực hiện
• Ngành cơ khí phân ra làm 4 phân ngành:
Phân ngành cơ khí thiết bị toàn bộ: máy có khối lượng và kích thước lớn (sản xuất ra các máy cái: máy tiện, máy phay, máy bào…; máy phục vụ cho các ngành giao thông, năng lượng, nông nghiệp…) sử dụng nhiều kim loại đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, lao động lành nghề, thường tập trung ở các vùng luyện kim ở các nước công nghiệp phát triển
Phân ngành cơ khí máy công cụ: máy có khối lượng và kích thước trung bình (cho giao thông: ô tô, mô tô, ca nô; cho nông nghiệp: máy bơm, xay xác…; cho công nghiệp: máy dệt, máy may…) có mặt hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển với mức độ khác nhau
Phân ngành cơ khí hàng tiêu dùng (cơ khí dân dụng: máy giặt, tủ lạnh…, máy phát điện và động cơ điện loại nhỏ…) có hai xu hướng phát triển và phân bố: các sản phẩm có chất lượng cao được tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, còn sản xuất theo mẫu có sẵn, lắp ráp, sửa chữa tập trung nhiều tại các nước đang phát triển
Trang 12Phân ngành cơ khí chính xác (thiết bị y tế, quang học, thiết bị nghiên cứu, kĩ thuật điện, chi tiết máy của ngành hàng không, vũ trụ…) chỉ có ở các nước công nghiệp phát triển vì đòi hỏi sự đầu tư lớn về khoa học – công nghệ, vốn, lao động kĩ thuật
Phân loại sản phẩm cơ khí
Có nhiều cách phân loại sản phẩm cơ khí khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau:
• Căn cứ vào công nghệ sản xuất phân thành 3 nhóm:
- Sản phẩm cơ khí chính xác
- Sản phẩm cơ khí chế tạo
- Sản phẩm cơ khí lắp ráp
• Căn cứ vào mục đích sử dụng các sản phẩm cơ khí phân thành 4 nhóm:
- Cơ khí giao thông
- Máy nông - lâm - ngư nghiệp
- Dụng cụ cầm tay và đồ cơ kim khí gia dụng
2.2.3 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật
Công nghiệp cơ khí tạo ra hàng loạt sản phẩm rất đa dạng, nhưng lại có đặc điểm chung về quy trình công nghệ Đó là từ kim loại (và các vật liệu khác) chế tạo
ra các bộ phận (chi tiết) riêng, sau đó được lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh (máy thành phẩm, ô tô, máy bay )