7 chủ đề nên đề cập trong một cuộc phỏng vấn pdf

6 442 0
7 chủ đề nên đề cập trong một cuộc phỏng vấn pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

7 chủ đề nên đề cập trong một cuộc phỏng vấn Trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc tra hỏi, mà giống một cuộc hội thoại hơn. Đểmột cuộc hội thoại hấp dẫn, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin về công việc cũng như đời sống riêng tư của bạn. Điều gì được coi là cần thiết cho một cuộc phỏng vấn? Nếu bạn đọc những cuốn sách tư vấn phỏng vấn xin việc, bạn sẽ thấy các nhà tuyển dụng sẽ chỉ đưa cho bạn một list dài những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn. Trong khi đó, trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc tra hỏi, mà giống một cuộc hội thoại hơn. Và đểmột cuộc hội thoại hấp dẫn, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin về công việc cũng như đời sống riêng tư của bạn. Khi bạn đi phỏng vấn, hãy để sự hồi hộp ở bên ngoài và quên phắt nó. Sự chuẩn bị tốt nhất là hãy thể hiện chính bản thân mình và cách tốt nhất để thể hiện cái tôi của bạn chính là những câu chuyện của bạn. Ngày nay các cuộc phỏng vấn kỹ năng cơ bản thường sử dụng rộng rãi cách đó. Thế nhưng trong các cuộc phỏng vấn truyền thống, nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào các câu hỏi để xem bạn có kỹ năng hay hiểu biết cần cho công việc đó hay không. Còn ngày nay, nhà tuyển dụng sẽ dành một nửa thời gian hỏi bạn về kỹ năng nghề nghiệp và một nửa cho khả năng ứng xử của bạn. Dựa vào đó, các phỏng vấn viên sẽ tìm ra những "bằng chứng" xem bạn thực sự có tài trong những tình huống thật như thế nào. Họ muốn biết bạn là người có khả năng hay có trách nhiệm, nói cách khác bạn sẽ tạo ra tiền hay sẽ tiết kiệm tiền cho công ty; họ cũng muốn biết bạn có khả năng làm việc theo nhóm hay không, bạn sẽ phù hợp trong tập đoàn liên thông hay giống như một hạt cát trong dây chuyền tập thể và liệu bạn có thể đưa ra những đề nghị thích hợp hay không. Tất nhiên họ cũng muốn biết liệu bạn có khả năng phù hợp với môi trường của công ty hay không, bởi chẳng ai tuyển dụng bạn lại muốn bạn tách biệt với những người còn lại trong công ty cả. Vì vậy, để thể hiện bạn là người có khả năng, hãy tạo ra những câu chuyện trong khoảng từ 30 đến 90 giây mỗi phần. Và hãy bắt đầu câu chuyện của bạn bằng cách phát triển 7 ý cơ bản sau: 1. Số lần mà bạn làm ra tiền hoặc tiết kiệm tiền cho công ty cũ của bạn. 2. Một bước ngoặt trong cuộc đời hay nghề nghiệp của bạn và bạn đã vượt qua nó như thế nào? 3. Khoảng thời gian mà bạn làm việc trong một nhóm và những đóng góp của bạn đối với nhóm. 4. Khoảng thời gian trong nghề nghiệp hay công việc mà bạn gặp phải những khó khăn vất vả và bạn đã vượt qua những căng thẳng đó như thế nào? 5. Một khoảng thời gian trong công việc mà bạn đã đạt những thành công với vai trò là người lãnh đạo hay người hướng dẫn 6. Một thất bại mà bạn từng vấp phải trong công việc và cách mà bạn đã vượt qua nó. 7. Một vài sự kiên quan trọng đã xảy ra trong suốt nghề nghiệp của bạn đã tạo ra cho bạn những thay đổi đáng kể Hãy nhớ, một cuộc phỏng vấn không phải một cuộc tra hỏi. Nó là một cuộc đối thoại giữa hai người ngang bằng nhau. Vì vậy khi bạn thực hiện những điều trên, bạn sẽ từng bước tiến gần đến mục tiêu công việc của bạn, cái mà bạn thực sự muốn, bởi vì nó là một cuộc hội thoại thành công, một cuộc hội thoại mang công việc đến cho bạn. Những câu phỏng vấn tuyển dụng khó Đối với không ít người, đi phỏng vấn xin việc căng thẳng hơn cả bước vào trường đấu. Tuy nhiên, dù có xuất phát từ bao nhiêu người phỏng vấn khác nhau từ nhiều vị trí, ở nhiều công ty, nhiều ngành khác nhau, những câu hỏi phỏng vấn bao giờ cũng có một số mẫu số chung. Đọc kỹ những câu hỏi sau và tìm cách trả lời hoàn hảo nhất các câu hỏi chính là cách chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn xin việc của bạn. Tại sao chúng tôi phải nhận anh (chị)? Câu hỏi này thực chất là cơ hội để bạn có cơ hội quảng bá cho chính bạn. Chính vì thế hãy nói một cách ngắn gọn nhất, súc tích nhất và ấn tượng nhất về năng lực, bằng cấp và khả năng của bạn trong công việc đó. Tuy nhiên nên nhớ đừng trả lời quá chung chung khái quát. Gần như tất cả mọi người khi nhận được câu hỏi này đều trả lời rằng họ rất chăm chỉ và tích cực. Đừng tự đơn giản mình đi. Hãy tạo ra dấu ấn của riêng mình bằng cách chỉ ra những ưu điểm đặc trưng của bạn. Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở đây? Câu hỏi này thực ra là một công cụ để nhà tuyển dụng kiểm tra bạn đã tìm hiểu được gì về đơn vị của họ trước khi đến tham gia phỏng vấn. Nếu bạn không biết chắc chắn về công ty, về tiêu chí mục đích và vị trí của nó trong ngành nghề mà nó tham gia, tốt nhất là bạn không nên trả lời câu hỏi này. Trong trường hợp bạn đã nghiên cứu kỹ tất cả những yếu tố trên, thì đây chính là cơ hội để bạn "trình diễn" kinh nghiệm và trình độ của bạn với nhà tuyển dụng đấy. Điểm yếu lớn nhất của anh (chị) là gì? Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là hãy chỉ ra một cách thành thật nhất điểm yếu của bạn và đồng thời chỉ ra luôn cách thức mà bạn đã biến điểm yếu đó thành điểm mạnh của mình. Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong khâu tổ chức, lập kế hoạch, hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục nó, lập kế hoạch và kiểm soát thời gian của mình. Điều này thường chỉ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng biết mình biết người cũng như năng lực của bạn trong việc cải thiện bản thân. Tại sao anh (chị) lại không tiếp tục công việc cũ? Phải cực kỳ cẩn thận khi trả lời câu hỏi này, dù công việc cũ trong mắt bạn có tồi tệ đến đâu. Hãy khôn khéo nhất trong khả năng bạn có thể. Nếu bạn tìm thấy những điểm tiêu cực trong công việc cũ, hãy nêu luôn cả những điểm tích cực của nó. Nên nhớ, phàn nàn không ngớt về công việc cũ không làm tăng điểm cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy mô tả một tình huống khó khăn nhất của anh (chị) và cách thức anh (chị) giải quyết nó? Thông thường các ứng cử viên thường rất "dị ứng" với câu hỏi này, nhất là với các ứng viên vừa rời ghế giảng đường và chưa có kinh nghiệm trong công việc. Thực chất câu hỏi này là để kiểm tra khả năng giải quyết một cách sâu sắc và thấu đáo vấn đề của bạn, bất kể đó là vấn đề gì. Thậm chí nếu như bạn chưa có đủ thời gian để giải quyết vấn đề đó, hãy vạch ra các bước, các thao tác mà bạn giải quyết vấn đề đó. Điều này chỉ ra rằng bạn là người đầy trách nhiệm và có khả năng giải quyết rắc rối của chính mình. Nhiệm vụ nào mà anh (chị) cho là thực hiện thành công nhất? Bí quyết để trả lời câu hỏi này là nhấn mạnh vào những phần công việc mà bạn làm thành công nhất có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy luôn tâp trung vào những phần công việc mà công ty tuyển dụng đang cần và chỉ ra bạn có thể đáp ứng nó tốt đến mức nào. Anh (chị) muốn nhận bao nhiêu tiền lương một tháng? Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu kỹ các thang bậc lương tương xứng với trình độ và kỹ năng của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Tốt nhất là làm sao để nhà tuyển dụng thấy được thiện chí của bạn, biết rằng bạn sẵn sàng đàm phán mức lương vào thời điểm hợp lý. Nếu như buộc phải đưa ra một câu trả lời chắc chắn, hãy đưa ra theo kiểu "khoảng" hơn là đưa ra một con số chính xác. "Ra giá" với nhà tuyển dụng Một trong những câu hỏi rất thường gặp trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng là "Anh (chị) muốn lương của mình ở mức nào?". Không ít người lúng túng với câu hỏi này bởi không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy trong trường hợp này, bạn nên làm gì? Kinh nghiệm cho thấy, thông thường, câu hỏi dạng này thường được nhà tuyển dụng đưa ra sau khi bạn đã gửi hồ sơ xin việc nhằm tìm ra các thí sinh tiềm năng và cân nhắc tuyển dụng. Nên nhớ rằng, nếu như bạn đòi hỏi mức lương của mình quá cao, bạn sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc "đọ sức". Nhưng nếu bạn chỉ yêu cầu một mức lương "khiêm tốn" hơn so với khả năng của bạn, bạn lại phải chịu một thực tế thiệt thòi là lương thấp. Vậy làm cách nào để vừa có công việc như ý muốn lại vừa có được mức lương theo yêu cầu? Hãy thử làm theo một số mẹo nhỏ sau đây: Đưa ra mức lương "trong khoảng" Thay vì đưa ra một con số cụ thể, bạn nên đưa ra một khoảng lương. Đây sẽ là sách lược tốt nhất trong trường hợp bạn chưa biết chính xác công việc của mình như thế nào và phụ cấp ra sao. Đồng thời bạn cũng nên cân nhắc tới các yếu tố như bảo hiểm, chế độ chăm sóc sức khoẻ, hưu trí và chế độ nghỉ lễ sao cho phù hợp. Bạn có thể cho ông chủ tương lai thấy bạn đang mong đợi điều gì, bằng những câu đơn giản như: "Tôi muốn mức lương của mình sẽ dao động trong khoảng từ XX (đồng/USD) đến YY (đồng/USD), tùy thuộc trách nhiệm công việc tại công ty". Bằng cách này, sau khi làm việc một thời gian, bạn vẫn "có cửa" để đàm phán nâng lương với ông chủ. Nghiên cứu kỹ trước khi quyết định Trước khi đưa ra mức lương yêu cầu, bạn hãy nghiên cứu kỹ để có thể đưa ra mức lương phù hợp nhất. Sau đó bạn hãy xem xét xem với nghề nghiệp và trình độ tương tự như thế, ở các công ty khác, hay ở các thành phố khác, người ta sẽ trả bạn bao nhiêu. "Không nên trả lời ngay khi chưa làm một phép toán nhỏ, bạn phải biết áng chừng mức lương của mình sao cho tương ứng với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển", ChristopherElmes, chuyên gia tư vấn nguồn lực con người ở công ty DBM (New York, Mỹ) nói. Tất nhiên bạn không thể gọi điện đến từng công ty để xin thông tin về lương bổng. Do đó tốt nhất hãy hỏi những người bạn của bạn đã hoặc đang làm tại công ty để xin những lời khuyên bổ ích. Sau khi có được một số thông tin, bạn nên đưa ra một mức lương cao hơn mức tối thiểu một chút. Bởi điều này sẽ giúp bạn có thể linh hoạt thương lượng với ông chủ tương lai của mình. Elmes cho rằng "một số công ty đã từng tiết lộ, thực ra họ chỉ đặt câu hỏi đó với mục đích kiểm tra độ trung thực và khả năng phản ứng nhanh của các ứng viên". So sánh Trong trường hợp đặc biệt, nếu ông chủ mới của bạn quan tâm tới mức lương mà bạn đã từng được nhận ở một công ty nào khác hơn là mức lương mà bạn yêu cầu, bạn có thể thêm những thông tin này vào phần cuối bản lí lịch trích ngang. Cân nhắc nếu có sự thay đổi Nếu bạn chuẩn bị chuyển tới một thành phố khác và thay đổi nơi làm việc, bạn phải thật cẩn thận khi đưa ra những con số cụ thể. Bạn có thể giải thích tại sao có sự khác biệt này trong lá thư xin việc (chẳng hạn do thành phố này giá cả sinh hoạt khó khăn hơn) hoặc bạn có thể đề cập đến vấn đề này ở cuộc phỏng vấn. Cuối cùng, điều cốt yếu nhất mà các chuyên gia khuyên bạn là nên gây thiện cảm với các nhà tuyển dụng bởi nếu như bạn đã tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp, họ sẽ sẵn lòng nhận bạn vào làm với mức lương cao hơn mức lương bạn yêu cầu. . 7 chủ đề nên đề cập trong một cuộc phỏng vấn Trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc tra hỏi, mà giống một cuộc hội thoại hơn. Để có một cuộc hội thoại hấp. cho một cuộc phỏng vấn? Nếu bạn đọc những cuốn sách tư vấn phỏng vấn xin việc, bạn sẽ thấy các nhà tuyển dụng sẽ chỉ đưa cho bạn một list dài những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn. Trong. nó. 7. Một vài sự kiên quan trọng đã xảy ra trong suốt nghề nghiệp của bạn đã tạo ra cho bạn những thay đổi đáng kể Hãy nhớ, một cuộc phỏng vấn không phải một cuộc tra hỏi. Nó là một cuộc

Ngày đăng: 29/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan