1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của “Nhà Máy Chế Biến Mủ Cao Su Các Loại” Của Công Ty TNHH Cao Su Tân Thành Tài
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 4,56 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (8)
    • 1. Tên chủ cơ sở (8)
    • 2. Tên cơ sở (8)
      • 2.1. Vị trí nhà máy (8)
      • 2.2. Về sự phù hợp của cơ sở với tính chất ngành nghề sản xuất tại xã Hiếu Liêm (9)
      • 2.3. Các hạng mục công trình của cơ sở (10)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (11)
      • 3.1. Công suất của cơ sở (11)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (12)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (17)
      • 4.1. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất đầu vào (17)
      • 4.2. Nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng điện (19)
      • 4.3. Nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng nước (19)
    • 5. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất (20)
    • 6. Tổ chức quản lý và thực hiện (21)
  • CHƯƠNG 2 (23)
    • 1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (23)
    • 2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (23)
      • 2.1. Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải (0)
      • 2.2. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước (27)
      • 2.3. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh (28)
      • 2.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác (29)
      • 2.5. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác (29)
      • 2.6. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Bé (29)
  • CHƯƠNG 3 (32)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (32)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (32)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (32)
      • 1.3. Xử lý nước thải (35)
        • 1.3.1. Nguồn phát sinh (35)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (47)
      • 2.1. Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu (47)
      • 2.6. Giảm thiểu khí thải từ máy phát điện dự phòng (55)
      • 2.7. Các nguồn ô nhiễm khác (55)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (55)
      • 3.1. Chất thải sinh hoạt (55)
      • 3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải công nghiệp thông thường (57)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (58)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (60)
      • 5.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn (60)
      • 5.2. Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (61)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (62)
      • 6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (63)
        • 6.1.1. Công trình ứng phó sự cố (63)
        • 6.1.2. Biện pháp phòng ngừa (63)
        • 6.1.3. Một số kịch bản ứng phó sự cố nước thải (65)
      • 6.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải (70)
        • 6.2.1. Phương án phòng ngừa (70)
        • 6.2.2. Phương án ứng phó khi gặp sự cố (70)
      • 6.3. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với kho chứa chất thải rắn: . 67 6.4. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (74)
        • 6.4.1. Biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động (76)
        • 6.4.2. Biện pháp phòng tránh tai nạn điện (76)
        • 6.4.3. Biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông (77)
        • 6.4.4. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố rò rỉ nguyên, nhiên liệu, hóa chất (77)
        • 6.4.5. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ (87)
        • 6.4.6. Sự cố đối với máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất (89)
        • 6.4.8. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (90)
    • 7. Các nội dung thay đổi so với Bản ĐKĐTCMT (91)
  • CHƯƠNG IV (93)
    • 1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI (93)
      • 1.1. Nội dung cấp phép xả nước thải (93)
        • 1.1.1. Nguồn phát sinh nước thải (93)
        • 1.1.2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải (93)
          • 1.1.2.1. Nguồn tiếp nhận nước thải (93)
          • 1.1.2.2. Vị trí xả nước thải (93)
          • 1.1.2.3. Lưu lượng xả nước thải lớn nhất (93)
      • 1.2. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (94)
        • 1.2.1. Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa về hệ thống xử lý nước thải (94)
        • 1.2.2. Công trình, thiết bị xử lý nước thải (94)
        • 1.2.3. Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (95)
        • 2.1.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải (95)
        • 2.1.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải (95)
      • 2.2. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải và hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (96)
        • 2.2.1. Mạng lưới thu gom khí thải từ các nguồn phát sinh bụi, khí thải để đưa về hệ thống xử lý bụi, khí thải (96)
        • 2.2.2. Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải (96)
        • 2.2.3. Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (97)
    • 3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG (97)
      • 3.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (97)
        • 3.1.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (97)
        • 3.1.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (97)
        • 3.1.3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của tiếng ồn, độ rung (97)
      • 3.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (98)
    • 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (98)
      • 4.1. Chủng loại, khối lƣợng chất thải phát sinh (98)
        • 4.1.1. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên (98)
        • 4.1.2. Khối lƣợng, chủng loại CTR công nghiệp phát sinh (99)
        • 4.1.3. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân viên phát sinh (99)
      • 4.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại (99)
        • 4.2.1. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại (99)
        • 4.2.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường (100)
        • 4.2.3. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt (100)
  • CHƯƠNG V (101)
    • 1. Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải (101)
    • 2. Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải (102)
      • 2.1. Hiện trạng chất lƣợng không khí và tiếng ồn (102)
      • 2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường khí thải (104)
  • CHƯƠNG VI (106)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải (106)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (106)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (106)
        • 1.2.1. Kế hoạch quan trắc nước thải (106)
        • 1.2.2. Kế hoạch quan trắc bụi, khí thải (107)
        • 1.2.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch (107)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật (108)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (108)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (108)
      • 2.3. Dự toán kinh phí giám sát môi trường hàng năm (109)
  • CHƯƠNG VII (110)

Nội dung

Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước Nước thải Công ty với các thành phần chất ô nhiễm nếu Công ty không xử lý hoặc xử lý kém hiệu quả sẽ gây tác động đến h

Tên chủ cơ sở

 Chủ cơ sở: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài

 Địa chỉ văn phòng: Số 257, Ấp Bà Đã, xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương

 Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: (Bà) Phạm Hoài Dung

 Chức vụ: Tổng Giám Đốc

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3702549131 cấp đăng ký lần đầu ngày 31/03/2017, cấp thay đổi lần thứ 02 là 28/12/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Dương cấp.

Tên cơ sở

 Tên cơ sở: “Nhà máy chế biến mủ cao su các loại”

 Địa điểm cơ sở: Ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương

 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

 Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07 năm 2017 Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Công ty đã đƣợc các cơ quan chức năng cấp các pháp lý nhƣ sau:

 Công văn chấp thuận địa điểm thực hiện dự án của Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài ngày 07/09/2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3702549131 cấp đăng ký lần đầu ngày 31/03/2017, cấp thay đổi lần thứ 02 là 28/12/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Dương cấp

 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với số vào Sổ cấp GCN: CT19963 ngày 16/10/2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Dương cấp

 Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 3043/PXN-TNMT ngày 05/10/2005 của Doanh nghiệp tư nhân Thương mại sản xuất Xây dựng Tân Thành (Nhà máy chế biến mũ cao su Phương Nam) do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp

 Công văn số 3791/STNMT-CCBVMT ngày 07/09/2017 về việc xin sử dụng lại Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận của Doanh nghiệp tư nhân Thương mại sản xuất Xây dựng Tân Thành do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp

 Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mã số QLCTNH: 74.000590.T ngày 05/11/2019 do Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương cấp

 Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 08/GP-UBND ngày 25/01/2018 do UBND tỉnh Bình Dương cấp

 Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tƣ công): Tiêu chí phân loại dự án Nhóm B

Vị trí của dự án đƣợc thể hiện trong hình sau:

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí nhà máy theo vệ tinh

Vị trí tiếp giáp với tứ cận của dự án:

Phía Bắc: Giáp đất trồng cây ăn trái

Phía Nam: Giáp đất trồng cây ăn trái

Phía Đông: Giáp đất trồng cây ăn trái

Phía Tây: Giáp đường Hiếu Liêm 04

 Khu đất của dự án có tọa độ địa lý nhƣ sau (Hệ tọa độ VN-2000):

Bảng 1.1 Tọa cột mốc ranh giới của dự án

 Các đối tƣợng xung quanh khu vực cơ sở:

 Hệ thống đường giao thông :

 Cách khu dân cƣ tập trung gần nhất: 8km

 Cách UBND xã Tân Định: 10km

 Cách TP.Thủ Dầu Một: 45 km

 Cách thị trấn Uyên Hƣng: 20 km

 Hệ thống sông, suối, ao hồ:

Nhà máy cách suối nhánh chảy ra sông Bé khoảng 52m

2.2 Về sự phù hợp của cơ sở với tính chất ngành nghề sản xuất tại xã Hiếu Liêm

- Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài đã đƣợc cấp Công văn chấp thuận địa điểm thực hiện dự án ngày 07/09/2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp

- Hiện trạng khu đất: Khu đất của Công ty hiện tại đã đƣợc xây dựng các nhà xưởng và các công trình phụ trợ hoàn thiện

- Hướng gió chủ đạo khu vực Công ty là Tây và Tây Nam, khi hoạt động sản xuất thì môi trường không khí tại khu vực phía Bắc và Đông sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất Tại khu vực tứ cận xung quanh đều là đất trồng cao su và đường lên xã Công ty đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường đến mức tối đa để không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh

2.3 Các hạng mục công trình của cơ sở:

Hiện trạng quản lý sử dụng đất của Công ty:

Khu đất thực hiện nhà máy của Công ty đƣợc mua lại từ DNTN Trạm xăng dầu Tân Thành Phần diện tích mà DNTN Trạm xăng dầu Tân Thành đã thực hiện theo Bản ĐKĐTCMT trước đây có tổng diện tích đất 268.021 m 2

Bảng thống kê diện tích đất theo Bản ĐKĐTCMT nhƣ sau:

Bảng 1.2 Danh mục các hạng mục công trình theo Bản ĐKĐTCMT

TT Hạng mục Diện tích (m 2 )

4 Khu xử lý nước thải 7.000

5 Sân bãi và công trình phụ 7.100

6 Hồ ổn định sinh học 10.000

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024 Đến năm 2017, Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài đã mua lại nhà xưởng của DNTN Trạm xăng dầu Tân Thành và đã được Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CH 332752 ngày 16/10/2017 với tổng diện tích đất 20.006 m 2 (trong đó có 226m 2 đất thuộc hành lang an toàn đường bộ; việc quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn công trình)

Phần diện tích Công ty đã chuyển nhượng hiện trạng bao gồm các nhà xưởng sản xuất và các công trình phụ trợ với tổng diện tích 20.006 m 2 Ngoài ra, trên phần đất sẵn có đã có sẵn một phần đất đầu tư cho hạng mục hệ thống xử lý nước thải, hồ sự cố (dự trù xử lý nước thải), hồ chứa nước mưa với tổng diện tích 10.000 m 2 Đối với phần đất này Công ty TNHH Tân Thành Tài đã đƣợc DNTN Trạm xăng dầu Tân Thành cho phép sử dụng để phục vụ cho công đoạn xử lý nước thải

Diện tích đất xây dựng các hạng mục công trình của cơ sở:

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí các hạng mục của dƣ án: đính kèm phụ lục.

Bảng 1.3 Danh mục các hạng mục công trình của cơ sở

I Hạng mục công trình chính 11.174,8 55,86

II Hạng mục công trình phụ trợ 4.576,6 22,87

8 Khu vực nhập mủ - cănteen 600 3,00 Đã xây dựng

9 Miếu thờ 36 0,18 Đã xây dựng

10 Nhà văn phòng 158,8 0,79 Đã xây dựng

11 Cănteen của công nhân viên 223 1,11 Đã xây dựng

12 Nhà vệ sinh công nhân viên 24 0,12 Đã xây dựng

13 Ký túc xá công nhân viên 512 2,56 Đã xây dựng

14 Khu vực chứa hóa chất 20 0,10 Đã xây dựng

15 Khu vực lọc nước 134 0,67 Đã xây dựng

16 Nhà lò hơi 131 0,65 Đã xây dựng

17 Đường giao thông nội bộ, sân bãi 2.737,8 13,68 Đã xây dựng

III Hạng mục công trình bảo vệ môi trường 4.254,6 21,27

18 Hồ chứa nước mưa khu mủ nước (khu vực đánh đông) 209 1,04 Đã xây dựng

+ Khu chứa chất thải công nghiệp: 22,3m 2

+ Khu chứa chất thải công nghiệp: 22,3m 2

20 Diện tích cây xanh, thảm cỏ 4.001 20,00 Đã xây dựng

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

Diện tích đất xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường mà DNTN

Trạm xăng dầu Tân Thành đang cho Công ty TNHH Tân Thành Tài sử dụng:

Bảng 1.4 Thống kê phần diện tích đất sử dụng để xử lý nước thải

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số

Mục đích sử dụng đất Mục đích sử dụng Diện tích sử dụng

Thị Tắm và Ông Trần Đình Vọng

- Đất trồng cây lâu năm còn lại 4.189 m 2

Khu vực xử lý nước thải 8.000

Hồ sự cố (dự trù xử lý nước thải) 1.500

Hồ chứa nước mưa khu vực mủ tạp 500

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất của cơ sở:

Bảng 1.5 Danh mục các sản phẩm và công suất của cơ sở

TT Loại sản phẩm Đơn vị

Số lƣợng theo Bản ĐKĐTCMT (tấn/năm)

Số lƣợng hiện hữu xin cấp phép (tấn/năm)

1 Mủ nước SVR3L Tấn/năm

2 Mủ tạp SVR10 Tấn/năm 2.100

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở: a/ Quy trình sản xuất mủ nước:

Hình 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất mủ nước SVR3L

Nguyên liệu chế biến mủ mủ nước SVR3L là mủ nước Nguyên liệu mủ được tính toán và cân đong bằng thước đo, mủ nước cần loại bỏ các tạp chất như lá cây, cành … bằng rây lọc Nguyên liệu sau khi tách rác đƣợc đƣa vào máng, máng chứa có chứa thiết bị khuấy nhằm mục đích khuấy trộn đều và loại bỏ đất cát có trong khối nguyên liệu

Tiếp nhận, đo TSC, rây lọc

Pha loãng, xả vào mương Đánh đông, ổn định

Thành phẩm mủ nước SVR3L

CTR Ép và đóng gói

Quá trình khuấy sẽ được bổ sung thêm nước sạch để pha loãng mủ Lượng nước pha loãng sẽ căn cứ vào trị số DRC của mủ cao su DRC của mủ nguyên liệu dao động từ 18-38%, sau khi bổ sung nước pha loãng, DRC của mủ giảm xuống còn 25% (nếu DRC thấp hơn 25% sẽ không cần bổ sung thêm nước sạch để pha loãng) Quá trình sấy sẽ được thực hiện trong thời gian 5 – 10 phút, sau đó để lắng từ 15-30 phút trước khi xả xuống mương đánh đông

Hình 1.2 Hình ảnh khu vực tiếp nhận, đo TSC, rây lọc và mương đánh đông mủ

Lượng mủ xả vào mương đánh đông có chiều cao khoảng 18cm, nồng độ Acid Formic bổ sung vào mủ là 1-2%, pH đạt 5-5,2 Công nhân dùng dầm quậy cho trộn đều acid trên toàn mương đánh đông

Quá trình đánh đông xảy ra trong khoảng thời gian 4 giờ Tuy nhiên, để ổn định khối lượng mủ đông, thời gian lưu giữ khối mủ trong mương kéo dài khoảng 10-16 giờ Để lấy khối mủ ra khỏi mương đánh đông, tiếp tục bổ sung nước vào để làm nổi tấm mủ cao su

Tấm mủ cao su được đưa qua thiết bị cán kéo tách nước và bọt khí, sau đó qua các máy cán ép 1, cán ép 2, cán ép 3 và máy băm tạo hạt Quá trình này sử dụng rất nhiều nước để rửa Tại thiết bị băm tạo hạt, tấm cao su được xẻ thành từng miếng nhỏ và hút qua dàn tách nước bằng bơm áp lực Mủ cao su tách nước rơi vào thùng sấy và đưa vào lò sấy Quá trình sấy đƣợc thực hiện nhờ nhiệt cung cấp từ lò hơi Nhiệt độ dao động theo mùa khoảng 105-110 0 C, thời gian sấy kéo dài khoảng 2-3 giờ Nhiệt độ sau khi sấy xong khá cao, nên sản phẩm đƣợc để nguội tự nhiên trong khoảng 01-02 giờ Sau đó khi làm nguội xong, công nhân tiến hành ép lại thành khối và đóng gói

Một số hình ảnh khu vực sản xuất mủ nước SVR3L

Khu vực tiếp nhận, đo TSC, rây lọc Mương đánh đông mủ

Khu vực sấy Khu vực ép và đóng gói

Sản phẩm cuối cùng đã được đóng gói sẽ được lưu kho và bán ra thị trường

Trong quá trình sản xuất mủ nước: nước được sử dụng ở các công đoạn pha loãng, đặc biệt nước sử dụng rất nhiều ở các công đoạn cán kéo, băm tạo hạt Ngoài ra còn cung cấp cho lò hơi trong quá trình sấy thành phẩm Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, để tiết kiệm nước cấp vào, công ty tuần hoàn tái sử dụng lại nước trong các mương gạn mủ trước để sử dụng cho mương gạn mủ sau b/ Quy trình sản xuất mủ tạp:

Hình 1.3 Quy trình công nghệ sản xuất mủ tạp SVR10

Mủ tạp là mủ đƣợc để đông tự nhiên mà không cần thêm hóa chất để làm đông mủ, mủ tạp có lẫn các tạp chất nhƣ cát, đá, lá cây,… và chuyển màu đen do bị oxy hóa sau khi đƣợc vận chuyển về nhà máy sẽ đƣợc tập kết tại bãi chứa nguyên liệu của nhà máy, bãi nguyên liệu sẽ được phân thành từng ô và ghi chép theo thứ tự trước sau

Mủ tạp sau khi thu mua sẽ đƣợc tập kết tại bãi chứa mủ nguyên liệu Tại công đoạn lưu trữ nguyên liệu mủ tạp, ngoài phát sinh mùi hôi thì còn phát sinh nước rò rỉ từ việc lưu trữ mủ nguyên liệu, lưu lượng nước rò rỉ phát sinh sẽ được thu gom bởi các mương thoát nước có bề rộng 25cm được bố trí xung quanh bãi chứa mủ Nước rò rỉ sau khi chảy vào các mương thoát nước sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải để xử lý chứ không thải trực tiếp ra môi trường

Mủ tạp là mủ đã đông cứng trước khi sản xuất, có lẫn nhiều đất, tạp chất và mùi

Làm nguội Ép và đóng gói Cán xé tạo hạt

Thành phẩm mủ tạp SVR10

Xếp thùng sấy hôi Mủ tạp đƣa đến nhà máy đƣợc kiểm tra, cân đong, sau đó loại bỏ các tạp chất đất cát, mùi hôi bằng cách xối rửa áp lực nhiều lần từ lần 1, lần 2 đến lần 3 Các thiết bị rửa giống nhau và nối tiếp với nhau bằng băng tải xích Nước rửa liên tiếp được bơm vào thiết bị rửa

Những tấm mủ cao su sau khi đƣợc rửa sạch sẽ đƣợc đƣa vào máy cán kéo nhằm mục đích san mỏng thành các tấm cao su

Sau đó tấm mủ cao su đƣợc đƣa qua thiết bị cán xé tạo hạt Quá trình sử dụng rất nhiều nước để rửa và vận chuyển bằng bơm Tại thiết bị cán xé tạo hạt, tấm cao su được xẻ thành từng miếng nhỏ và hút qua dàn tách nước bằng bơm áp lực Mủ cao su tách nước rơi vào thùng sấy và đưa vào lò sấy

Quá trình sấy đƣợc thực hiện nhờ nhiệt cung cấp từ lò hơi Nhiệt độ dao động theo mùa khoảng 105-110 0 C, thời gian sấy kéo dài khoảng 2-3 giờ Nhiệt độ sau khi sấy xong khá cao, nên sản phẩm đƣợc để nguội tự nhiên trong khoảng 01-02 giờ

Sau đó khi làm nguội xong, công nhân tiến hành ép lại thành khối và đóng gói Sản phẩm cuối cùng đã được đóng gói sẽ được lưu kho và bán ra thị trường

Trong quá trình sản xuất mủ tạp: nước được sử dụng rất nhiều ở công đoạn rửa, các công đoạn cán kéo, băm tạo hạt Ngoài ra còn cung cấp cho lò hơi trong quá trình sấy thành phẩm

Một số hình ảnh khu vực sản xuất mủ tạp SVR10:

Mủ nguyên liệu Khu vực rửa nước

Khu vực cán kéo, cán xé tạo hạt

Xếp vào thùng sấy Khu vực sấy

Khu vực ép Thành phẩm sau đóng gói.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất đầu vào: a/ Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất:

Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất

TT Nguyên vật liệu Đơn vị Số lƣợng Chức năng

1 Mủ nước SVR3L Tấn/năm 13.000 Nguyên liệu chính

2 Mủ tạp SVR 10 Tấn/năm 4.200 Nguyên liệu chính

3 Bọc PE dầy 0,04 có in /bọc trơn Tấn/năm 6,4 Đóng gói sản phẩm

4 Bọc PE dầy 0,13 có in /bọc trơn Tấn/năm 17,1

5 Gỗ nguyên Palét thành phẩm, chất lƣợng theo quy định Tấn/năm 3,5

6 Thảm lót PE ( 33,33/35 kg) Tấn/năm 4,7

7 Thảm trùm PE Tấn/năm 6,5

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024 b/ Nhu cầu sử dụng hóa chất:

Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng hóa chất

TT Nguyên vật liệu Đơn vị Số lƣợng/năm Chức năng

I Hóa chất phục vụ sản xuất

1 Acid Formic Tấn/năm 45 Đánh đông mủ

2 NaOH Tấn/năm 3 Rửa mương

3 NH 4 OH Tấn/năm 2,1 Chống đông

4 BW 9000 Tấn/năm 1,8 Phá cáu cặn lò hơi

II Hóa chất phục vụ xử lý môi trường

1 NaOH Kg/năm 5.000 - Xử lý khí thải lò sấy

2 Vôi Kg/năm 150 Xử lý nước thải

3 Mật rỉ Kg/năm 3.000 Xử lý nước thải

4 Chế phẩm sinh học Lít/năm 72.000 Xử lý nước thải

5 Chlorine Kg/năm 1.500 Xử lý nước thải

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024 c/ Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:

Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của nhà máy

TT Nguyên vật liệu Đơn vị Số lƣợng/năm Chức năng

1 Củi trấu Tấn/năm 30 Phục vụ sấy mủ

2 Khí gas sinh học từ

HTXL nước thải Tấn/năm 5 Phục vụ sấy mủ

3 Dầu nhớt bôi trơn Tấn/năm 2,1 Bôi trơn máy móc

4 Dầu DO lít/năm 5.580 Chạy máy phát điện

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

Thành phần và tính chất của một số nguyên liệu, hóa chất:

Bảng 1.9 Thành phần và tính chất của một số nguyên liệu, hóa chất

Tên thành phần Cas -No Tính chất

1 Mủ cao su tạp Rắn Bao nylon (C5H8)n

- Công thức cấu tạo: polyisoprene (C 5 H 8 ) n ,

- Nhiệt độ hóa thủy tinh (T g ): -700C

- Hệ số giãn nở thể tích:

- Nhiệt dung riêng: 1,88 kJ/kg 0 K

- Trạng thái vật lý: chất lỏng

- Điểm/khoảng nóng chảy/đông đặc: Điểm nóng chảy: 8.5°C

- Điểm sôi/khoảng sôi ban đầu: 100.80°C ở 1,013 hPa

- Nhiệt độ tự bốc cháy: 528°C ở 1,008 hPa

- Độ hòa tan trong nước: ở 20 C có thể trộn lẫn trong tất cả tỷ lệ

- Trạng thái: chất bột hoặc hạt

- Màu sắc: màu trắng hoặc xám trắng

- Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn (20 o C) : < 18 mmHg ở 20°C (68°F); 3 nmmHg ở 37°C (99°F)

- Khối lƣợng riêng (kg/m 3 ) : : 2.130 kg/m 3

- Khối lƣợng phân tử: 40 g/mol

- Mùi đặc trƣng: mùi hăng, cay

- Độ hòa tan trong nước: Tan hoàn toàn

- Độ PH: Không có thông tin

- Khối lƣợng riêng (kg/m 3 ): 900 kg/m 3

- Mùi đặc trƣng: Không mùi

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024.

4.2 Nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng điện:

- Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho nhà máy được đấu nối từ mạng lưới điện quốc gia thông qua đường điện lưới trung thế quốc gia 220KV trạm hệ thống cấp điện chung

- Để phục vụ cho quá trình sản xuất trong trường hợp nhà máy có sự cố cúp điện xảy ra, Công ty trang bị 01 máy phát điện dự phòng công suất 600 KVA phục vụ cho hoạt động sản xuất

- Nhu cầu sử dụng điện khi hoạt động ổn định: Q điện = 1.351.200 kWh/năm tương đương 112.600 kWh/tháng

4.3 Nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng nước:

- Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, rửa xe, vệ sinh nhà xưởng, phòng cháy chữa cháy và tưới cây Tuy nhiên, lượng nước sử dụng hàng tháng của nhà máy phụ thuộc vào thời gian thu hoạch mủ, khối lƣợng mủ thu hoạch về nhà máy

- Nguồn cung cấp nước: Hiện nay, Công ty đang sử dụng 2 nguồn nước là nguồn nước mưa và nguồn nước mặt từ sông Bé để phục vụ cho sản xuất, vệ sinh nhà xưởng, tưới cây và PCCC,….Công ty đã được Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (Đính kèm phụ lục)

- Tính toán lượng nước sử dụng:

Bảng 1.10 Bảng tổng hợp nhu cầu cấp nước của nhà máy

TT Nhu cầu sử dụng Quy mô Nhu cầu sử dụng (m 3 /ngày)

Nhu cầu xả thải (m 3 /ngày) Tiêu chuẩn

1 Nước sinh hoạt cho công nhân 50 người 4 4

2 Nước cấp cho nhà ăn 50 người 1,3 1,3 Thực tế

Nước cấp cho quy trình sản xuất mủ nước

4 Nước cấp cho quy trình sản xuất mủ tạp SVR10

5 Nước cấp cho vệ sinh khu vực sản xuất - 8 8 Thực tế

6 Nước cấp cho hoạt động rửa xe - 6 6 Thực tế

7 Nước cấp bổ sung hao hụt cho lò hơi

01 lò đốt củi nén 12 - Thực tế

8 Nước cấp cho HTXL khí thải lò hơi

01 lò đốt củi nén 3 3 Thực tế

9 Nước cấp cho HTXL khí thải lò sấy 3 HT 9 9 Thực tế

10 Nước tưới cây, rửa đường - 5 - Thực tế

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

Ngoài ra, còn có nước phục vụ cho PCCC: Được tính cho 1 đám cháy là 15 lít/s, trong 3h Vậy sẽ có khoảng: Q = 30,23 m 3 , đây chỉ là lượng nước dự phòng cho PCCC.

Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất

Bảng 1.11 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất của nhà máy

TT Máy móc - Thiết bị Xuất xứ Đơn vị Số lƣợng Tình trạng

I Máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất

1 Máy cán mủ tạp 432 Việt Nam Máy 1 80%

2 Máy cán mủ 360A Việt Nam Máy 3 80%

3 Lò sấy 1.000kg/giờ Việt Nam Lò 2 80%

4 Máy cán cắt Việt Nam Máy 3 80%

5 Máy ép kiện Việt Nam Máy 1 80%

6 Máy cắt miếng Việt Nam Máy 2 80%

7 Máy băm thô Việt Nam Máy 2 80%

8 Máy cán 410 Việt Nam Máy 4 80%

9 Bồn pha acid 2m 3 và máng dẫn Việt Nam Bồn 1 80%

10 Máy khuấy trộn Việt Nam Máy 4 80%

11 Băng tải cao su Việt Nam Băng 4 80%

12 Bơm cớm Việt Nam Cái 1 80%

13 Sàng rung Việt Nam Cái 1 80%

14 Rây lọc mủ Việt Nam Cái 1 80%

15 Băng tải cao su dài Việt Nam Băng 3 80%

16 Băng tải gàu Việt Nam Băng 5 80%

17 Bơm thổi rửa Việt Nam Cái 2 80%

18 Sàng tĩnh Việt Nam Cái 3 80%

19 Băng tải cao su di động Việt Nam Băng 1 80%

20 Lò hơi đốt củi nén 6 tấn/giờ Việt Nam Lò 1 80%

21 Xe tải Việt Nam Xe 3 80%

II Máy móc, thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường

22 Hệ thống xử lý nước thải Việt Nam HT 1 80%

23 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi Việt Nam HT 1 80%

24 Hệ thống xử lý khí thải lò sấy mủ Việt Nam HT 3 80%

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024.

Tổ chức quản lý và thực hiện

Bảng 1.12 Nhu cầu sử dụng lao động của cơ sở

TT Phân loại công nhân viên Số lượng (người)

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

Chế độ làm việc 300 ngày/năm, làm việc 01 ca/ngày, 08 giờ/ca Các công nhân sẽ làm việc theo ca và thay phiên nhau Các quy định về giờ giấc và chế độ làm việc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phân công làm việc theo ca, ) sẽ đƣợc công ty thực hiện đúng theo Luật lao động b/ Tổ chức quản lý và thực hiện:

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức quản lý của dự án Ghi chú: Bộ phận môi trường bao gồm 3 người 01 người có nhiệm vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải; 01 người có nhiệm vụ kiểm soát hệ thống xử lý khí thải; 01 người có nhiệm vụ tiến hành giám sát, tập huấn, cập nhật các quy định về an toàn lao động, ứng phó các sự cố, PCCC cho cán bộ công nhân viên của Công ty

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài đã đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật với đầy đủ phân khu chức năng và tổ chức các hệ thống kỹ thuật hạ tầng nhƣ giao thông, cấp điện và các hạng mục phụ trợ

Công ty đã được UBND tỉnh Bình Dương cấp Công văn chấp thuận địa điểm thực hiện dự án của Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài ngày 07/09/2017

Công ty được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp Công văn số 3791/STNMT-CCBVMT ngày 07/09/2017 về việc xin sử dụng lại Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận của Doanh nghiệp tư nhân Thương mại sản xuất Xây dựng Tân Thành do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp

Vị trí đấu tƣ của Công ty nằm tại Ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương, nơi đầu tư tách biệt với khu dân cư, tứ cận vị trí tiếp giáp chủ yếu tiếp giáp với đất trồng cây ăn trái của chủ cơ sở cũng như người dân trong khu vực, do đó sẽ hạn chế các tác động đến người dân trong khu vực

Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với số vào Sổ cấp GCN: CT19963 ngày 16/10/2017 do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương cấp Mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp Thời hạn sử dụng đến ngày 22/11/2054 Tổng diện tích khu đất là 20.006 m 2 (trong đó có 226 m 2 đất thuộc hành lang an toàn đường bộ; việc quản lý sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn công trình)

Nhƣ vậy, vị trí đầu tƣ cơ sở của Công ty là hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch sử dụng đất, với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của xã Hiếu Liêm nói riêng và của huyện Bắc Tân Uyên nói chung.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nước thải tại Công ty được xử lý đạt QCVN 01-MT:2015/BTNMT (cột A, K q 0,9; K f = 1,1) sau đó thoát vào suối nhánh nhỏ phía sau Công ty chảy về sông Bé

2.1 Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải

Nguồn tiếp nhận nước thải của Công ty là suối nhánh nhỏ phía sau Công ty => Sông Bé

Trên thƣợng nguồn sông Bé có các công trình thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srốc Phú Miêng, hồ Phước Hòa Chế độ dòng chảy trên sông Bé sau hồ Phước Hòa được điều tiết bởi trực tiếp bởi công trình Phước Hòa Do đặc điểm địa hình nên sông Bé đoạn từ thượng nguồn đến ngã ba Thác Cây Chanh không bị ảnh hưởng bởi thủy triều, đoạn từ ngã ba Thác Cây Chanh đến hợp lưu sông Bé –sông Đồng Naichịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển đông Lưu lượng tại trạm Phước Hòa – sông Bé được thể hiện như sau:

Hình 2.1 Lưu lượng trạm Phước Hòa – sông Bé

Sông Giai đoạn Thông số

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Nguồn: Trạm thủy văn Phước Hòa

Từ bảng trên ta thấy rằng, trên thƣợng nguồn sông Bé có nhiều công trình thủy điện, do đó dòng chảy trên sông Bé đƣợc điều tiết theo từng giai đoạn xây dựng các công trình thƣợng nguồn

Trước khi có thủy điện Thác Mơ (trước 1990), vào mùa lũ tổng lượng nước mùa lũ

6016 triệu m 3 , lưu lượng trung bình là 379 m 3 /s, tổng lượng nước mùa kiệt 740 triệu m 3 , lưu lượng trung bình là 58,9 m 3 /s Sau khi có thủy điện Thác Mơ tổng lượng nước mùa lũ giảm

327 triệu m 3 tương đương giảm 5,4% , còn 5690 triệu m 3 , lưu lượng trung bình mùa lũ 359 m 3 /s; vào mùa kiệt tổng lượng nước mùa kiệt là 2159 triệu m 3 , tăng lên 1419 triệu m 3 tương đương tăng gấp 3 lần so với trước khi có thủy điện Thác Mơ, lưu lượng trung bình mùa kiệt 152,6 m 3 /s

Tiếp tục, sau khi xây dựng xong Cần Đơn và Srốck Phú Miêng, tổng lượng nước trong mùa lũ là 6531 triệu m 3 ; mùa kiệt là 2159 triệu m 3

Sau khi xây dựng công trình thủy điện Phước Hòa, tổng lượng mùa lũ là 6510 triệu m 3 giảm 21,2 triệu m 3 tương đương 0,32%, lưu lượng trung bình mùa lũ là 413m 3 /s; vào mùa kiệt tổng lượng nước là 2765 triệu m 3 tăng lên 606 triệu m 3 tức tăng lên 28,07%, lưu lương trung bình mùa kiệt là 181 m 3 /s

Mực nước thu thập được tại trạm Phước Hòa được thể hiện trong bảng 11 và hình 14

Bảng 2.2 Mực nước trung bình trạm Phước Hòa (2011-2012)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hình 2.3 Mực nước đo đạc tại trạm Phước Hòa

Từ kết quả bảng 11 và hình 14 ta thấy tại trạm Phước Hòa mực nước trung bình năm đạt 21,2 cm, lớn nhất lớn nhất là 30 cm, nhỏ nhất là 17,2 cm Nhƣ vậy căn cứ vào số liệu thu thập được cho thấy có sự chênh lệch mực nước trong những tháng mùa lũ và mùa kiệt chênh lệch nhau không lớn khoảng 18,2cm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Kết quả đo thuỷ văn sông Bé - Trạm Thác Cây Chanh, từ ngày 15 đến 19 tháng 3 năm 2013 do Đề án thực hiện đƣợc thể hiện trên hình 15 và bảng 12

Hình 2.4 Đường quá trình mực nước, lưu lượng sông Bé - Trạm Thác Cây Chanh, xã Tân Định, huyện Tân Uyên(Thời gian đo từ 13 giờ, ngày 15 đến 7 giờ ngày 19 tháng

3 năm 2013) Bảng 2.3 Đặc trưng dòng chảy thực đo sông Bé - trạm Thác Cây Chanh

(Thời gian đo từ 13 giờ, ngày 15 đến 7 giờ, ngày 19 tháng 3 năm 2013)

Trị đặc trƣng Đơn vị

Lưu lượng Mực nước Lưu tốc TBMC

Trước khi có kênh chuyển nước từ hồ Phước Hòa qua hồ Dầu Tiếng thì lưu lượng sông Bé phía sau hồ Phước Hòa là 158 m 3 /s (thu thập tháng 3/2012).Sau khi kênh chuyển nước được xây dựng và đi vào sử dụng thì lưu lượng trên sông Bé sau hồ Phước hòa chỉ còn 82,2 m 3 /s (theo kết quả đo đạc thể hiện trên bảng 10) Nhƣ vậy sau khi có kênh chuyển nước thì lượng trên sông Bé đã giảm 75,8 m 3 /s

2.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước

Nước thải Công ty với các thành phần chất ô nhiễm nếu Công ty không xử lý hoặc xử lý kém hiệu quả sẽ gây tác động đến hệ sinh thái thủy sinh đối với các sông, suối

Mặt dù nước thải của Công ty đạt quy chuẩn nhưng trong thành phần nước thải vẫn còn nồng độ các chất ô nhiễm nên việc xả nước thải không tránh khỏi gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường

Các thành phần ô nhiễm trong nước thải có một số tác động như sau:

- Đối với các chất hữu cơ:

Sự có mặt với hàm lƣợng cao của các chất hữu cơ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh sử dụng lượng oxy này để phân hủy các chất hữu cơ Hàm lƣợng oxy hòa tan giảm quá mức sẽ làm thành phần loài thủy sinh vật kém phong phú

Thời gian (ngày/giờ) Đường quá trình mực nước, lưu lượng thực đo

(thành phần ít, mật độ cũng nhƣ sinh khối thấp) và làm giảm khả năng tự làm sạch của sông, suối

- Đối với các chất lơ lửng:

Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất lơ lửng sẽ làm tăng độ đục của nguồn nước, gây bồi lắng dòng sông, suối và cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, làm động vật phù du nghèo nàn

- Đối với các chất dinh dƣỡng (hợp chất Nitơ và photpho):

Nếu hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng vừa phải sẽ tạo điều kiện cho rong tảo, thủy sinh phát triển trong chu trình thức ăn Tuy nhiên, nồng độ các chất dinh dƣỡng cao quá sẽ dẫn đến sự phát triển đột ngột của rong tảo, gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng hóa (thừa dinh dƣỡng) Sau thời kỳ nở rộ thực vật nổi, một lƣợng lớn tảo bị chết hàng loạt gây mùi khó chịu Tảo chết chìm xuống đáy sông, suối với một khối lƣợng lớn sẽ tạo thành lƣợng chất dinh dưỡng tích lũy dưới đáy Một số chất dinh dưỡng vô cơ dễ phân hủy được khoáng hóa trong chu trình trao đổi vật chất sẽ làm suy giảm lƣợng oxy tầng đáy, từ đó gây ra điều kiện yếm khí tầng đáy và những sản phẩm độc hại nhƣ khí H 2 S, khí CH 4 , làm chết cá và một số loài thủy sinh vật khác

- Coliform: Đây là chỉ tiêu chỉ thị khả năng hiện diện của nhóm vi sinh vật gây bệnh trong nước Nước thải ô nhiễm vi sinh khi thải vào nguồn nước mặt có thể gây ra các dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân có hoạt động liên quan đến nguồn nước mặt này

- Đối với lượng dầu mỡ từ nước thải khi chảy vào sông, khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l, nước có mùi hôi không dùng để ăn, uống được

2.3 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng với hệ thống thoát nước thải Khu vực sân bãi được bê tông hóa và tạo độ dốc cần thiết để nước mưa thoát nhanh

Sơ đồ thoát nước mưa của Công ty:

Hình 3.1 Sơ đồ thoát nước mưa của Công ty

- Nước mưa từ mái nhà xưởng một phần được thu gom bởi các phễu thu và đường ống uPVC có đường kính D45-90mm và các máng thu nước mưa inox đưa về hồ chứa nước mưa Một phần được thu gom cùng với nước mưa chảy tràn trên bề mặt về hệ thống thoát nước mưa dạng mương hở bằng bê tông cốt thép có kích thước rộng từ 250-500mm (có nắp đậy), cao từ 250-500mm được bố trí dọc theo đường nội bộ Nhà máy sau đó được dẫn về 02 hồ chứa nước mưa để tái sử dụng cho quá trình sản xuất

- Thống kê khối lƣợng xây dựng cống, hố ga nhƣ sau:

Bảng 3.1 Khối lượng hố ga, đường ống thu gom, thoát nước mưa

TT Tên công trình Đơn vị

Thông số kỹ thuật Chiều dài (m) Đường kính ống (mm)

1 Đường ống dẫn nước mưa D45-

90mm uPVC 720 D45-90mm Dọc theo các mái nhà xưởng

2 Mương thoát nước BTCT/Inox

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

 Đánh giá khả năng tiêu thoát nước mưa: Đường ống thu gom nước mưa là Mương thoát nước BTCT/Inox 250-500mm × 250-500mm với đường kính được tính toán trên cơ sở số liệu về mưa ở khu vực, bề mặt phủ, chế độ thủy lực mà đơn vị xây dựng đã thiết kế trước đó các mương được đặt theo độ dốc tính toán, thu nước mưa trong cơ sở dẫn ra các hồ chứa nước mưa Vì thế, với kết cấu trên việc tiêu thoát nước mưa là đáp ứng tốt cho khu vực trong Công ty

1.2 Thu gom, thoát nước thải:

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng với hệ thống thoát nước thải

Sơ đồ thu gom nước thải toàn nhà xưởng:

Hệ thống đường ống thu gom

Hình 3.2 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của Công ty

 Thu gom nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn, nước thải từ quá trình vệ sinh, rửa tay chân và nước thải từ nhà ăn được thu gom bằng đường ống uPVC D60mm

Nước thải sinh hoạt được thu gom bằng đường ống uPVC D60mm về hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Cụm 3 – Nước thải từ khu vực mủ tạp; nước thải sản xuất khác; nước thải sinh hoạt và nấu ăn, bắt đầu là Bể tách mủ C (TK02-C) để xử lý

Bảng 3.2 Số liệu chi tiết hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

TT Tên công trình Đơn vị

Thông số kỹ thuật Chiều dài (m) Đường kính ống (mm) Chiều sâu

1 Ống uPVC D60mm (thu gom nước sinh hoạt về Bể tách mủ C

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

 Thu gom nước thải sản xuất

- Nước thải sản xuất phát sinh từ khu vực nhập mủ, đánh đông mủ nước được thu gom theo mương hở có kích thước 250mm×250mm dẫn về HTXL nước thải tập trung tại Cụm 1 – Nước thải từ khu vực nhập mủ, đánh đông mủ nước bắt đầu là Bể thu gom A (TK01-A) để xử lý

- Nước thải sản xuất phát sinh từ khu vực cán – kéo – sấy mủ nước được thu gom theo mương hở có kích thước 250mm×250mm dẫn về HTXL nước thải tập trung tại Cụm 2 – Nước thải từ khu vực cán – kéo – sấy mủ nước bắt đầu là Bể thu gom B (TK01-B) để xử lý

- Nước thải sản xuất phát sinh từ khu vực mủ tạp; nước thải từ quá trình vệ sinh khu vực sản xuất; nước thải từ hoạt động rửa xe; nước thải từ HTXL khí thải lò hơi; nước thải sinh hoạt và nấu ăn được thu gom theo mương hở có kích thước 250mm×250mm dẫn về HTXL nước thải tập trung tại Cụm 3 – Nước thải từ khu vực mủ tạp; nước thải sản xuất khác; nước thải sinh hoạt và nấu ăn bắt đầu là Bể tách mủ C (TK02-C) để xử lý

Thông số kỹ thuật của hệ thống cống thu gom nước thải sản xuất: kích thước, vật liệu, chiều dài các loại ống cống và số lƣợng hố ga đƣợc trình bày trong bảng sau:

Nước thải từ khu vực nhập mủ, đánh đông mủ nước

HTXL nước thải tập trung công suất thiết kế:

Suối nhánh nhỏ phía sau Công ty

Nước thải phát sinh từ khu vực cán – kéo – sấy mủ nước

Nước thải phát sinh từ Nước thải từ khu vực mủ tạp; nước thải từ quá trình vệ sinh khu vực sản xuất; nước thải từ hoạt động rửa xe; nước thải từ HTXL khí thải lò hơi; nước thải sinh hoạt và nấu ăn

Bảng 3.3 Số liệu chi tiết hệ thống thu gom nước thải sản xuất

TT Tên công trình Đơn vị

Thông số kỹ thuật Chiều dài (m)

Mương hở thu gom nước thải sản xuất phát sinh từ khu vực nhập mủ, đánh đông mủ nước về HTXL nước thải tập trung

Mương hở thu gom nước thải sản xuất phát sinh từ khu vực cán – kéo – sấy mủ nước Mương hở 130 250mm×250mm 0,25

Mương hở thu gom nước thải sản xuất phát sinh từ khu vực mủ tạp; nước thải từ quá trình vệ sinh khu vực sản xuất; nước thải từ hoạt động rửa xe; nước thải từ HTXL khí thải lò hơi; nước thải sinh hoạt và nấu ăn

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

Mạng lưới thoát nước thải sau xử lý:

Nước thải sau HTXL nước thải cục bộ tại nhà máy đạt quy chuẩn xả thải QCVN 01- MT:2015/BTNMT, cột A được dẫn theo mương hở có kích thước 250mm×250mm qua đồng hồ chảy tràn về suối nhánh nhỏ phía sau Công ty cách vị trí sau đồng hồ khoảng 50m Điểm xả nước thải sau xử lý:

Nước thải sau xử lý tại Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn xả thải QCVN 01-MT:2015/BTNMT, cột A chảy vàosuối nhánh nhỏ phía sau Công ty và sông Bé suối Lò Gạch (trường hợp lượng nước tưới cao su dư) tại khu vực xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và sau đó đổ ra sông Bé

Vị trí nguồn tiếp nhận nước thải là suối nhánh nhỏ phía sau Công ty, sau đó đổ ra sông Bé

- Vị trí xả thải của Công ty đến suối nhánh nhỏ phía sau Công ty khoảng 15 km + Số lượng điểm xả: 01 điểm Tọa độ vị trí tiếp nhận nước thải trên suối nhánh nhỏ phía sau Công ty (X= 1235867; Y= 630006)

+ Phương thức xả nước thải: Tự chảy

- Vị trí xả thải của Công ty đến suối nhánh nhỏ phía sau Công ty khoảng 15 km Tọa độ vị trí tiếp nhận nước thải tại sông Thị Tính (X= 1240335; Y= 600869)

Hình ảnh vị trí điểm xả nước thải:

Hình 3.3 Hình ảnh vị trí điểm xả thải

1.3.1 Nguồn phát sinh: a/ Nước thải sinh hoạt:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt của công nhân: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của dự án bằng 100% lượng nước cấp thì tổng lượng nước thải sinh hoạt là 4 m 3 /ngày.đêm

- Nước thải nhà ăn phát sinh với lưu lượng 1,3 m 3 /ngày.đêm

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.1 Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu:

Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển, quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu là nguồn phân tán và khó có thể thu gom, xử lý Do vậy, để hạn chế nguồn ô nhiễm này Công ty đã thực hiện một số các biện pháp giảm thiểu nhƣ sau:

- Bố trí lượng xe ra, vào Công ty hợp lý, tránh trường hợp nhiều xe cùng tập trung cùng thời điểm để giảm bụi, ồn và khí thải phát sinh

- Thường xuyên kiểm tra, tiến hành bảo dưỡng, tra dầu mỡ cho các phương tiện vận chuyển ra vào

- Bê tông hóa hoặc nhựa hóa toàn bộ các tuyến đường giao thông nội bộ trong khu vực nhà máy

- Đảm bảo diện tích cây xanh đúng theo quy hoạch Cây xanh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa vi khí hậu, giúp hấp thụ các thông số ô nhiễm không khí phát sinh Đồng thời cây xanh còn cho bóng mát, tạo vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực

- Thực hiện phun xịt nước tại các tuyến giao thông nội bộ, bảo đảm độ ẩm và cải thiện điều kiện vi khí hậu tại khu vực dự án Biện pháp này được thực hiện thường xuyên (khoảng 1-2 lần/ngày)

- Quy định cho các phương tiện ra vào khu vực bãi đỗ xe của dự án phải giảm tốc độ và không đƣợc bấm còi gây ồn cho khu vực

- Thường xuyên quét dọn đường, khuôn viên cơ sở

2.2 Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi từ quá trình lưu trữ mủ cao su

Trong quá trình lưu trữ mủ sẽ gây ra quá trình phân hủy mủ làm phát sinh mùi ra môi trường xung quanh chủ yếu là H2S, NH 3 , Để giảm thiểu mùi phát sinh từ quá trình sấy mủ, cán, quá trình phân hủy mủ, Công ty đã áp dụng các biện pháp sau:

- Xung quanh khuôn viên nhà xưởng sẽ trồng cây xanh với 2 hàng cây, bề rộng dãy cây xanh là 5m, mỗi cây trồng cách nhau từ 2-3m Bên cạnh đó, xung quanh khu đất dự án chủ yếu trồng cây cao su nên hạn chế ảnh hưởng của mùi hôi

- Nhà xưởng thiết kế cao và cửa số lớn để thông gió tự nhiên

- Trang bị các cửa thông gió, đồng thời trang bị thêm các quạt công nghiệp cục bộ nhằm tăng khả năng thông gió, làm giảm nhiệt độ và độ ẩm trong xưởng sản xuất

- Công ty sử dụng tất cả máy móc, thiết bị hiện đại, thực hiện bảo dƣỡng máy móc, thiết bị theo định kì và sửa chữa khi cần thiết

- Công nhân đƣợc trang bị khẩu trang để hạn chế mùi hôi

- Thường xuyên kiểm tra và nạo vét đường ống cống, các hố ga nhằm hạn chế khả năng nước ứ đọng và mủ cao su vướng lại gây mùi hôi

- Hệ thống xử lý nước thải được đặt khu vực cuối hướng gió khu vực nhà máy

- Duy trì sản xuất liên tục

- Vệ sinh nhà xưởng cuối mỗi ca sản xuất

Ngoài những biện pháp kiểm soát nhà máy còn tăng cường các biện pháp để hạn chế mùi hôi từ quá trình lưu trữ mủ cao su nguyên liệu tại bãi chứa mủ nguyên liệu như sau:

- Để hạn chế được mùi hôi tại khu vực lưu giữ mủ cao su có mái che để hạn chế được nhiệt độ của môi trường tự nhiên gây phân hủy mủ cao su từ đó gây mùi hôi và phát tán ra môi trường và gây ảnh hưởng đến các đối tượng xung quanh dự án

- Nhà máy đã bố trí tường bao, mái che xung quanh bãi chứa mủ để khống chế sự phát tán của mùi hôi đến khu vực xung quanh

2.3 Công trình xử lý khí thải từ công đoạn sấy nước và mủ tạp: Để phục vụ cho công đoạn sấy khô mủ nước và mủ tạp, Công ty đang sử dụng 03 lò sấy, trong đó:

- 01 lò sấy mủ tạp sử dụng nguồn cung cấp nhiệt từ lò hơi đốt củi trấu

- 02 lò sấy mủ nước, trong đó lò sấy mủ nước số 01 sử dụng khí gas thu hồi từ các hầm biogas của HTXL nước thải, khi nào không đủ nhiên liệu đốt Công ty sẽ tiếp tục sử dụng nhiệt cấp từ lò hơi đốt củi trấu Lò số 2 sử dụng nhiệt 100% cấp từ lò hơi đốt củi trấu

 Số lượng: 03 hệ thống xử lý Trong đó:

+ 01 HTXL khí thải lò sấy mủ tạp

+ 01 HTXL khí thải lò sấy mủ nước số 01

+ 01 HTXL khí thải lò sấy mủ nước số 02

 Vị trí xây dựng: Bản vẽ đính kèm phụ lục

 Chức năng công trình: Xử lý khí thải tại lò sấy mủ tạp, lò sấy mủ nước số 1,2

Lò sấy mủ cao su của Công ty đƣợc thế kế kín, chỉ bố trí hở 2 đầu để đƣa mủ vào và ra khỏi lò sấy, vì vậy khi lò sấy đƣợc khởi động để sấy mủ thì quạt hút cũng đƣợc khởi động đồng thời đảm bảo khí thải từ quá trình sấy mủ (khí thải đầu vào và đầu ra) của lò sấy đƣợc thu gom về hệ thống xử lý thải Đối với khí thải lò sấy phát sinh trong quá trình sấy mủ chủ yếu là các hợp chất hữu cơ nhƣ NH 3 , H 2 S, CH 3 SH sẽ đƣợc thu gom về hệ thống xử lý khí thải lò sấy hiện hữu của nhà máy với quy trình xử lý nhƣ sau:

Quy trình xử lý nhƣ sau:

Hình 3.6 Sơ đồ quy trình xử lý khí thải lò sấy mủ nước và mủ tạp

Hình ảnh hệ thống xử lý:

Hình ảnh HTXL khí thải lò sấy mủ tạp

Hệ thống xử lý nước thải Chụp hút

Tháp hấp thụ Ống khói

Cặn Hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý Khí thải lò sấy mủ

Tháp hấp thụ NaOH Ống thải

Hình ảnh HTXL khí thải lò sấy mủ nước số 01

Hình ảnh HTXL khí thải lò sấy mủ nước số 02

Khí thải từ lò sấy mủ nước, mủ tạp có chứa bụi và các khí ô nhiễm (NH 3 , H 2 S,

CH 3 SH) Từ lò sấy, khí thải theo đường ống dẫn khí và được hút bởi quạt hút vào tháp hấp thụ Trong tháp dung dịch dùng để hấp thụ là NaOH Trong tháp, chất hấp thụ đƣợc phân tán vào thể tích bể nhờ bơm Trong quá trình tiếp xúc với dung dịch hấp thụ, các chất ô nhiễm sẽ đƣợc giảm thiểu đáng kể Dòng khí sau khi qua khỏi tháp đã đƣợc loại bỏ tro bụi trong khí thải, đạt quy chuẩn cho phép nên sẽ đƣợc hút vào ống dẫn nhờ quạt hút và phát tán ra ngoài môi trường qua ống thải

Tro bụi trong khí thải cũng đƣợc tách khỏi dòng khí khi tiếp xúc với dung dịch hấp thụ trong tháp và theo dung dịch xả ra ngoài theo ống dẫn về bể thu gom nước thải Theo định kỳ nước thải sẽ dẫn về hệ thống xử lý nước thải để xử lý Phần cặn được thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định

Hiệu quả xử lý của tháp hấp thụ có thể đạt khoảng 95% Khí thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B trước khi thải ra môi trường

 Thông số kỹ thuật HTXL:

Tháp hấp thụ NaOH Ống thải

Tháp hấp thụ NaOH Ống thải

Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật HTXL khí thải lò hơi đốt củi

TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Đơn vị Số lƣợng

1 Lò sấy mủ tạp - Lò 1 - 1 90%

2 Lò sấy mủ nước số 01 - Lò 1 - 1 90%

3 Lò sấy mủ nước số 02 - Lò 1 - 1 90%

Hệ thống đường ống thu gom

7 Tháp hấp thụ - Kích thước: DH = 1,2m 

Bồn chứa dung dịch NaOH hấp thụ

- Đường kính: D500mm, cao 10,5m (tính từ mặt đất)

- Vật liệu: Inox 304, dày 2mm Ống 1 3 3 90%

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

2.4 Công trình xử lý khí thải lò hơi:

 Số lượng: 01 hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt củi trấu, công suất 6 tấn/giờ

 Vị trí xây dựng: Bản vẽ đính kèm phụ lục

 Chức năng công trình: Xử lý khí thải lò hơi đốt củi trấu

Quy trình xử lý nhƣ sau:

Hình 3.7 Sơ đồ quy trình xử lý khí thải lò hơi

Hình ảnh hệ thống xử lý:

Hệ thống xử lý nước thải Chụp hút

Cặn Hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý

Venturi khử bụi Ống khói

Hình ảnh hệ thống xử lý khí thải lò hơi

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.1 Chất thải sinh hoạt: a/ Nguồn phát sinh:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Công ty chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên có thành phần nhƣ sau:

+ Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ nhƣ thực phẩm, rau quả, thức ăn dƣ thừa…

+ Các hợp chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống,

+ Các hợp chất vô cơ nhƣ nhựa, plastic, PVC, thủy tinh…

+ Kim loại nhƣ vỏ hộp…

Chất thải rắn sinh hoạt này có các thành phần hữu cơ cao nên dễ phân hủy gây mùi hôi, khó chịu Lượng nước thải rò rỉ từ rác có nồng độ gây ô nhiễm rất cao nên rất dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm Trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có những thành phần rất khó phân hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất như nylon, nhựa,

Hệ số rác thải phát sinh thực tế tại cơ sở là 0,1 kg/người/ngày

Số lượng công nhân viên tại nhà máy hiện hữu là 50 người Tổng lượng rác phát sinh trong ngày là 25 kg/ngày

Bảng 3.16 Khối lượng phát sinh chất thải sinh hoạt của nhà máy

TT Nhóm CTRSH Khối lƣợng

(kg/năm) Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRSH

1 Chất thải sinh hoạt 7.500 Xí nghiệp CTCC huyện Bắc Tân Uyên

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024 b/ Biện pháp xử lý:

- Phương pháp phân loại: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở đƣợc thu gom và phân loại đúng theo quy định của pháp luật Căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Nghị định số 08/2022/ NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường Việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt đƣợc công nhân phân loại thành 03 nhóm sau:

+ Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế

+ Nhóm chất thải thực phẩm

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác

Bố trí tổ vệ sinh chuyên quét dọn, thu gom và phân loại rác thải, tập trung vào nơi quy định Bố trí thùng rác dọc theo các đường nội bộ nhà máy, trong các phòng ban Hằng ngày công nhân dọn vệ sinh của nhà máy thu gom và phân loại sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý đúng theo quy định

Chất thải rắn sinh hoạt được lưu chứa trong 8 thùng (120 lít), có nắp đậy kín và phải được vệ sinh hằng ngày Tương ứng với các thùng là các túi nylon đặt phía bên trong, không quy định màu sắc túi chứa rác Phân loại các loại chất thải khác nhau bằng các hình thức như dán nhãn, ghi dòng chữ trên túi trước khi thu gom, xử lý

- Bố trí các thùng thu gom rác tại các điểm nhƣ sau:

 04 Thùng (120 lít), được bố trí đặt giữa các nhà Xưởng 1,2,3,4,5,6,7 được đặt ở phía giữa 02 xưởng lối ra vào xưởng

 02 thùng (120 lít) đƣợc đặt tại khu vực văn phòng 1,2, hành lang, đƣợc đặt tại các vị trí thuận tiện

 02 Thùng (120 lít), đƣợc bố trí tại khu vực nhà ăn và ký túc xá, đƣợc đặt tại khu vực ăn uống và nhà bếp

Hình ảnh thiết bị lưu chứa:

TT Tên công trình/ thiết bị ĐVT Số lƣợng

+ Có nắp đậy ngăn mùi và chắn nước mƣa, nắng

+ Cấu tạo nhẵn hai mặt giúp việc vệ sinh thùng rác sau khi thu gom rác đƣợc dễ dàng

Công ty thực hiện quét dọn đường bộ, đồng thời đặt các thùng chứa rác trong khu vực một cách hợp lý để thuận tiện cho quá trình thu gom Đơn vị thu gom và xử lý sẽ đến thu gom hằng ngày

Công ty ký hợp đồng với Xí nghiệp CTCC huyện Bắc Tân Uyên đến thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt phát sinh (Hợp ồng ính kèm Phụ lục) Đánh giá khả năng đáp ứng của khu vực chứa chất thải sinh hoạt:

Với lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 25 kg/ngày So với lƣợng chất thải rắn phát sinh Công ty đã bố trí các thùng chứa đảm bảo thu gom triệt để chất thải rắn phát sinh tại nhà máy Công ty bố trí 8 thùng (120 lít) Tổng khả năng chứa của 8 thùng 120 lít tính bình quân khoảng 960 kg > 25 kg/ngày Hằng ngày chất thải sinh hoạt của nhà máy đều đƣợc thu gom, lƣợng rác thải sinh hoạt rất ít khi tồn đọng tại nhà máy

3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải công nghiệp thông thường: a/ Nguồn phát sinh:

Bảng 3.17.Thành phần và khối lượng chất thải công nghiệp thông thường

TT Tên chất thải Trạng thái

1 Bao bì nylon thải Rắn 220 18 01 06 TT-R

Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng

2 Giấy và bao bì giấy các tông thải bỏ Rắn 25 18 01 05 TT-R

Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng

3 Tro xỉ phát sinh từ hệ thống lò hơi Rắn 12.000 12 01 10 TT Chất thải không có khả năng tái chế

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024 b/ Biện pháp xử lý:

Công ty dành diện tích khoảng 10m 2 để làm khu vực lưu trữ chất thải rắn công nghiệp Khu vực lưu chứa được xây dựng với kết cấu nền bê tông, nền cao có mái che đảm bảo không bị phát tán và rò rỉ chất thải ra ngoài môi trường

Chất thải rắn không nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất đƣợc thu gom và phân loại cụ thể cho từng loại, được bố trí trong khu vực từng xưởng sản xuất có phát sinh chất thải, khu vực nhà kho

- Đối với bao bì carton, nylon và giấy phế liệu thải ra từ văn phòng: các loại rác này có khả năng đƣợc sử dụng để tái chế, tái sử dụng

- Đối với các loại chất thải không có khả năng tái chế: đƣợc thu gom phân loại cho vào từng khu vực riêng biệt, có dán nhãn, biển cảnh báo phân từng loại cụ thể

Dán nhãn, biển cảnh báo:

Biển cảnh báo khu vực lưu chứa chất thải công nghiệp

Công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định khi khối lƣợng phát sinh nhiều.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Bảng 3.18 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên

TT Tên chất thải Trạng thái

1 Pin, ắc quy chì thải Rắn 12 16 01 12 NH

2 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 12 16 01 06 NH

3 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác Lỏng 50 17 02 03 NH

4 Hộp mực in thải Rắn 12 08 02 04 NH

5 Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại Rắn 50 18 02 01 KS

6 Bao bì mềm thải Rắn 10 18 01 01 KS

Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn

8 Bao bì cứng thải bằng nhựa Rắn 16 18 01 03 NH

9 Bùn từ hệ thống xử lý nước thải Bùn 2.068 12 06 05 NH

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

Ghi chú: Mã CTNH theo Thông tƣ số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 về Quản lý chất thải nguy hại b/ Biện pháp xử lý:

 Chức năng công trình: Lưu chứa chất thải nguy hại

 Vị trí xây dựng: Phía sau khu đất nhà máy

Phương thức thu gom, phân loại:

Công ty thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH theo đúng yêu cầu kỹ thuật nhƣ: các thùng chứa CTNH, nhà chứa CTNH phải đƣợc dán nhãn theo đúng yêu cầu kỹ thuật của Thông tƣ số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nếu có phát sinh thì cuối giờ làm việc hàng ngày, công nhân sẽ tiến hành đến các khu vực sản xuất phát sinh ra chất thải sau đó mang đến khu vực lưu chứa CTNH Nếu ít, công nhân tự đƣa đến nhà CTNH, nếu nhiều sẽ đƣợc thu gom bằng xe nâng đến nhà CTNH

Dán nhãn, biển cảnh báo:

Biển cảnh báo khu vực lưu chứa chất thải nguy hại

Hình 3.9 Biển cảnh báo khu vực lưu chứa chất thải nguy hại

Công ty hướng dẫn công nhân cách thức phân loại, lưu chứa đúng loại chất thải theo nhãn và dấu hiệu nhận biết dán trên các thùng chứa

Công ty thu gom lưu chứa chất thải nguy hại vào khu vực lưu chứa riêng với diện tích 10m 2 Khu vực này đƣợc xây dựng tách riêng biệt với các khu vực khác

Khu lưu chứa được thiết kế với kết cấu nền bê tông, có mái che, có gờ chống tràn riêng biệt đảm bảo không bị phát tán và rò rỉ chất thải ra ngoài môi trường; có dán nhãn cảnh báo theo đúng quy định Có trang bị PCCC theo quy định

 Nhà rác có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt, mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào

 Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH bằng vật liệu không cháy, trừ các thiết bị lưu chứa CTNH

 Có phân chia cho từng loại CTNH hoặc nhóm CTNH có cùng tính chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hoá học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp CTNH

Công ty đã đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 74.000590.T do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp

Công ty ký hợp đồng với Chi nhánh xử lý chất thải – Công ty CP – Tổng Công ty nước – Môi trường Bình Dương đến thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh theo đúng quy định với tần suất 01 tháng/lần Đánh giá khả năng đáp ứng của nhà chứa chất thải nguy hại:

Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 2.250 kg/năm (tương đương 187,5 kg/tháng)

Bảng 3.19 Khả năng đáp ứng của nhà chứa chất thải nguy hại

TT Loại chất thải phát sinh

Diện tích cần lưu chứa (m 2 )

Lƣợng rác tồn đọng tối đa (1-2 ngày)

1 Pin, ắc quy chì thải 1 Thùng

2 Bóng đèn huỳnh quang thải

Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác

4 Hộp mực in thải 1 Thùng

Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

6 Bao bì mềm thải 1 Thùng

Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn

8 Bao bì cứng thải bằng nhựa

9 Bùn từ hệ thống xử lý nước thải

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

Theo như đánh giá tại bảng trên thì tổng diện tích lưu trữ của nhà chứa CTNH là hoàn toàn đáp ứng được khả năng lưu chứa chất thải khi nhà máy khi đạt 100% công suất tối đa Diện tích thực tế cần chứa là 4,6 m 2 < diện tích nhà CTNH là 10m 2 Đồng thời, Công ty sẽ tiến hành hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải là 01 tháng/lần Do đó, việc tồn trữ chất thải tại Công ty hầu nhƣ là không có Nếu có thì ƣớc tính chiếm khoảng 15% dao động trong vòng 1 – 2 ngày do sự cố từ đơn vị thu gom không kịp đến thu gom hoặc rớt vào ngày lễ tết Tuy nhiên, diện tích vẫn hoàn toàn đáp ứng đƣợc khi lƣợng rác này còn tồn lưu, ngay sau khi thu gom thì khối lượng rác kế tiếp trong tháng tới sẽ giảm xuống so với khối lượng tháng trước đó.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

5.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn:

- Tiếng ồn phát sinh từ hoạt ộng sản xuất là các máy móc thiết bị:

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất do hoạt động của máy móc, thiết bị chủ yếu từ hoạt động nhƣ:

+ Khu vực đánh đông mủ nước

+ Khu vực cán kéo mủ nước

+ Khu vực sấy mủ nước

+ Khu vực băm mủ tạp

+ Khu vực cán mủ tạp

+ Khu vực sấy mủ tạp

+ Khu vực xử lý nước thải

- Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông ra vào nhà máy:

Các phương tiện giao thông ra vào dự án làm phát sinh tiếng ồn chủ yếu là xe máy của công nhân viên và xe tải vận chuyển nguyên vật liệu tới nhà máy và vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ Đây là nguồn ồn phân tán, thay đổi tùy thuộc vào mật độ giao thông ở từng thời điểm khác nhau

Mức ồn từ các phương tiện giao thông giao động từ 65-80 dBA

Phạm vi tác động của tiếng ồn: tiếng ồn chủ yếu tác động đến nội bộ nhà máy và các khu vực lân cận nhà máy Mức độ gây ồn khác nhau tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau Tuy nhiên, chủ dự án đã có phương án cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa các tác động của tiếng ồn đến sức khỏe công nhân viên

5.2 Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: a/ Giảm thiểu tiếng ồn:

Trong quá trình hoạt động của dự án có phát sinh tiếng ồn, để kiểm soát đƣợc tiếng ồn có thể áp dụng một số giải pháp sau:

 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung trong quá trình sản xuất:

Tại khu vực nhà máy, ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các loại máy móc, thiết bị trong các khu vực sản xuất, khu vực lò hơi, tua bin máy phát điện, buồng khí nén, ống khói, …Các biện pháp sau đƣợc áp dụng:

- Trang bị các dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại nhằm giảm tối đa khả năng phát sinh tiếng ồn

- Bố trí các máy móc hợp lý nhằm tránh tập trung các thiết bị có khả năng gây ồn trong khu vực hẹp

- Các thiết bị tạo độ rung cao sẽ đƣợc lắp đặt trên nền rộng và có móng sâu, có biện pháp giảm chấn

- Bố trí các công đoạn đặc thù tại các phân xưởng khác nhau nhằm hạn chế khả năng cộng hưởng của tiếng ồn

- Bố trí các cụm thiết bị hợp lý theo hướng giảm khả năng cộng hưởng làm tăng mức ồn, khu vực lao động gián tiếp đƣợc bố trí cách ly khu vực vận hành máy móc thiết bị và sử dụng kính chống bụi, chống ồn cho khu văn phòng

- Phân phối luồng xe vào ra nhà máy theo hướng giảm phát sinh tiếng ồn đồng thời

- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng hoạt động của cụm thiết bị gây ồn

- Kiểm tra độ mòn chi tiết máy và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hƣ hỏng nhằm hạn chế tiếng ồn

- Tuân thủ các quy định kỹ thuật khi vận hành thiết bị

- Bảo dƣỡng các máy móc, thiết bị định kỳ

 Biện pháp hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn và độ rung cho công nhân:

- Đối với công nhân làm việc tại các công đoạn có độ ồn cao đƣợc trang bị đầy đủ nút bịt tai, hoặc bao ốp tai chống ồn

- Bố trí thời gian lao động thích hợp tại các khâu gây ồn, hạn chế tối đa số lƣợng công nhân có mặt tại nơi có độ ồn cao

- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của công nhân b/ Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt:

Tác động do nhiệt dƣ của dự án đối với công nhân viên vận hành là nhỏ, Công ty cũng đã tăng cường các biện pháp thông thoáng tự nhiên và cưỡng bức để cải thiện điều kiện làm việc của công nhân

- Thiết kế nhà xưởng cao, tạo nhiều cửa để giảm diện tích tường bao xung quanh nhà xưởng

- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí sẽ đƣợc trang bị cho các phòng, gian máy, nhà xưởng nhằm tạo môi trường làm việc thích hợp cho con người và thiết bị, máy móc

- Việc thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí có xem xét đến khả năng xảy ra hỏa hoạn trong từng khu vực để cho phép thông thoát các sản phẩm cháy nhằm giảm nguy cơ thiệt hại đối với người và thiết bị

- Hệ thống thông gió sẽ đƣợc trang bị tại những nơi không trang bị hệ thống điều hòa không khí để đảm bảo nhiệt độ tại khu vực không cao hơn nhiệt độ môi trường 10 0 C và luôn nhỏ hơn 35 0 C

- Hệ thống thông gió có thể đƣợc trang bị các phin lọc thích hợp để đảm bảo không có bụi thâm nhập vào bên trong

- Giảm khả năng phát sinh nhiệt của các máy móc bằng cách kiểm tra bảo dƣỡng định kỳ, bôi trơn chống ma sát sinh nhiệt

- Bố trí các công đoạn sản xuất, thiết bị với các khoảng cách ly hợp lý hạn chế tác động do nhiệt phát sinh tập trung Khu vực lò hơi đƣợc bố trí tại khu vực riêng biệt với các khu vực sản xuất khác Sử dụng vật liệu cách nhiệt tránh tổn thất nhiệt qua tường lò và vật liệu bảo ôn cho các đoạn ống dẫn khí nóng nếu cầu thiết

- Áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm năng lƣợng trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án

- Các mảng cây xanh đƣợc trồng trong khuôn viên nhà máy là cách khống chế ô nhiễm nhiệt và cải tạo điều kiện vi khí hậu khá hiệu quả đồng thời tạo cảnh quan cho nhà máy

- Việc thông thoáng, điều hòa không khí trong nhà máy là một việc làm cần thiết nhằm đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân vận hành và các máy móc thiết bị Chi phí đầu tƣ và vận hành không cao nên biện pháp này khả thi và chắc chắn sẽ đƣợc thực hiện

- Ngoài ra, thực hiện các biện pháp tổ chức lao động và phòng hộ cá nhân nhƣ: Không bố trí một người làm việc quá lâu trong khu vực nhiệt độ cao, có thể bố trí luân phiên nhau hoặc để người lao động thường xuyên ra ngoài nghỉ trong chốc lát; uống đủ nước để bù đắp lượng nước mà cơ thể mất đi do đổ mồ hôi; bổ sung thêm muối vào đồ ăn và nước uống đề bù đắp lượng muối mất đi; sử dụng quần áo bảo hộ lao động có khả năng cách nhiệt; luôn cảnh giác trước mọi dấu hiệu mỏi mệt của cơ thể để có biện pháp ngăn ngừa ứng cứu các tai nạn có thể xảy ra.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Tại Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, đồng thời cũng tại Điều 108 và Điều 109 Nghị định 08/2022/NĐ-

CP quy định về kế hoạch ứng phó sự cố môi trường Quy định này yêu cầu các Chủ dự án đầu tƣ, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều

124 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Nhà máy sẽ công khai kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường và gửi kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp phường và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện Khi có sự cố môi trường xảy ra và nhà máy có thể khắc phục thì sau khi ứng phó sự cố sẽ tổng hợp báo cáo và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương và cơ quan quản lý địa phương để báo cáo về tình hình ứng phó sự cố Đối với trường hợp nhà máy không thể tự ứng phó sự cố, sẽ báo ngay đến Ủy ban nhân dân xã và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để nhận đƣợc sự giúp đỡ kịp thời, sau khi sự cố đƣợc khắc phục nhà máy sẽ lập báo cáo và gửi về các cơ quan trên để báo cáo và đưa ra phương án phục hồi môi trường nếu có

- Xây dựng quy trình ứng phó sự cố nhƣ sau:

Hình 3.10 Sơ đồ ứng phó sự cố của nhà máy

6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải:

6.1.1 Công trình ứng phó sự cố:

- Quy trình ứng phó sự cố: Trường hợp nước thải sau xử lý vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải hoặc công trình xử lý nước thải tập trung gặp sự cố và phải dừng hoạt động, nước thải sẽ được bơm về 01 bể ứng phó sự cố với tổng thể tích 9.498 m 3 (45,1m × 32,4m × 6,5m) để lưu giữ tạm thời hoặc giảm công suất sản xuất hoặc dừng sản xuất để hạn chế hoặc không làm phát sinh nước thải Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải được bơm về hệ thống xử lý nước thải để tiếp tục xử lý, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, không được phép xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn quy định ra môi trường

- Thường xuyên theo dõi hoạt động của bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, tránh các sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải

Một số nguyên nhân và phương án phòng ngừa ứng phó sự cố đối với nước thải:

Bảng 3.20 Nguyên nhân và phương án phòng ngừa ứng phó sự cố về HTXL nước thải của nhà máy

TT Dự báo sự cố xảy ra

Nguyên nhân xảy ra sự cố

Nước thải không đạt chuẩn đƣợc xả ra môi trường

- Không có nhân viên trực vận hành để theo dõi và điều chỉnh hệ thống

- Nhân viên không đƣợc đào tạo, không có

Nhân viên vận hành xử lý nước thải được tập huấn về chương trình vận hành và bảo dưỡng của hệ thống

- Tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dƣỡng đƣợc thiết lập cho nhà máy xử lý nước thải

Có thể lập tức xử lý

Tình trạng khẩn cấp phát sinh

Nhân viên trực ban Đội trưởng đội ứng phó

Trưởng ban đội ứng phó

Khắc phục trong thời gian sớm nhất

Có thể lập tức xử lý

Nhân viên thuộc đội ứng phó

UBND xã Hiếu Liêm, UBND huyện Bắc Tân uyên và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

TT Dự báo sự cố xảy ra

Nguyên nhân xảy ra sự cố

Phương pháp phòng ngừa chuyên môn thực hiện

- Không thực hiện bảo trì thay thế các thiết bị bị hỏng

- Không cung cấp kinh phí thực hiện duy trì hệ thống xử lý nước thải

- Lập nhật ký vận hành để lưu trữ các thông tin về quá trình hoạt động của hệ thống làm cơ sở để theo dõi và đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống, phòng ngừa những sự cố có thể xảy ra

- Hàng ngày kiểm tra lưu lượng nước thải, tính chất nước thải đấu nối và nước thải đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý nước thải, lượng hóa chất sử dụng, pH của nước thải đầu vào

2 Rò rỉ, tràn nước thải

- Tắc đường ống dẫn tại các bể xử lý

- Vỡ, nứt đường ống thu gom và dẫn nước thải

- Không thường xuyên bảo trì bảo dƣỡng, kiểm tra hệ thống

- Lưu lượng nước thải tăng đột ngột

- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hệ thống đường ống và hố thu gom

- Kiểm tra hệ thống xử lý và các van báo mực nước để khi lượng nước tăng lên đột ngột sẽ có báo động về tủ điều khiển

Hỏng thiết bị ở HTXL nước thải

- Không thường xuyên bảo trì bảo dƣỡng, kiểm tra hệ thống

- Thiết bị cũ nên dễ bị hỏng hóc

- Theo hồ sơ hoàn công, số lƣợng máy móc thiết bị đều đƣợc dự phòng trong từng hạng mục xử lý, trường hợp máy móc thiết bị chính bị hỏng sẽ sử dụng ngay thiết bị dự phòng;

- Dự trữ sẵn các thiết bị dự phòng và phụ tùng thay thế nhằm sửa chữa, thay thế nhanh khi có sự cố;

- Định kỳ, bảo dƣỡng máy móc thiết bị theo đúng hướng dẫn vận hành thiết bị và thay thế khi cần thiết

- Tìm hiểu và thuê những đơn vị dịch vụ chuyên về sửa chữa thiết bị quan trọng của Hệ thống XLNTTT để khắc phục kịp thời

Sự cố do 1 hoặc tất cả các giai đoạn của hệ thống

XLNT bị hỏng và phải tạm ngƣng hoạt động

- Hƣ hỏng thiết bị phải sửa chữa trong thời gian dài

- Bể xử lý không đạt hiệu quả

- Sử dụng các vật liệu có độ bền cao và chống ăn mòn, phù hợp với môi trường khắc nghiệt trong xử lý nước thải

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các bể xử lý, trường hợp bất thường phải khắc phục kịp thời

- Định kỳ bảo trì, bảo dƣỡng máy móc thiết bị và thay thế khi cần thiết, tránh hiện tƣợng máy móc thiết bị hƣ hỏng nặng dẫn đến ngƣng hoạt động hệ thống xử lý

- Để kiểm soát sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải, chủ đầu tƣ tuân thủ các yêu cầu thiết kế, nhân viên vận hành phải được tập huấn chương trình vận hành và bảo dƣỡng hệ thông xử lý Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vận hành, thực hiện tốt việc quan trắc hệ thống xử lý

Tràn đổ, rò rỉ hóa chất, dầu nhớt là

- Bất cẩn trong quá trình vận chuyển (có thể do rung lắc, va chạm với

- Vận hành tuân thủ theo huấn luyện, kiểm tra thiết bị vận chuyển lưu chứa háo chất

- Trong quá trình pha hóa chất phải cẩn thận và

TT Dự báo sự cố xảy ra

Nguyên nhân xảy ra sự cố

Phương pháp phòng ngừa chất thải trên đường vận chuyển các vật khác dẫn tới thùng chứa bị móp méo, bật nắp…) làm tràn đổ, rò rỉ ra bên ngoài

- Sử dụng các thùng chứa bị thủng hoặc hƣ hỏng

- Không sử dụng thiết bị di chuyển chất thải chuyên dụng tuân thủ hướng dẫn của nhà cung cấp

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

Khi có sự cố nghiêm trọng về HTXL nước thải, nhà máy sẽ ngưng hoạt động để kiểm tra, khắc phục sự cố trước khi vận hành lại Sau mỗi sự cố, nhà máy sẽ làm báo cáo về sự cố và giải pháp khắc phục để gửi về UBND xã Hiếu Liêm, UBND huyện Bắc Tân Uyên và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

6.1.3 Một số kịch bản ứng phó sự cố nước thải:

Trong quá trình hoạt động, các sự cố hệ thống xử lý nước thải có thể xảy ra như sau:

- Sự cố hệ thống thu gom nước thải

- Sự cố về điện đối với hệ thống xử lý nước thải

- Sự cố hư hỏng thiết bị, máy móc đối với hệ thống xử lý nước thải

- Sự cố khi quá tải lưu lượng

- Sự cố khi nước thải sau xử lý tại bể chứa nước thải cuối cùng có các chỉ tiêu không đạt quy chuẩn cho phép

- Sự cố khi hệ thống XLNT ngƣng hoạt động trong thời gian dài do thiết bị hƣ hỏng, chờ sửa chữa

Công ty đã xây dựng các kế hoạch, lập các kịch bản ứng phó sự cố cho hệ thống xử lý nước thải, cụ thể như sau:

Kịch bản 1: Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố về hệ thống thu gom nước thải: Để ngăn ngừa các sự cố môi trường đối với các hệ thống XLNT, Công ty đã thực hiện các biện pháp sau:

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước thải và chế độ vận hành để tối ưu lượng hóa chất sử dụng

- Đối với những máy móc thiết bị thường xuyên bị hỏng như motor, máy bơm nước…Tại mỗi bể xử lý, Công ty bố trí 02 thiết bị (01 thiết bị vận hành, 01 thiết bị dự phòng), 02 thiết bị này chạy luân phiên và nhằm thay thế cho nhau khi cần thiết

- Thực hiện tốt việc quan trắc hệ thống xử lý

- Trường hợp phát hiện lưu lượng nước thải giảm bất thường sẽ tiến hành rà soát, yêu cầu các cơ sở kiểm tra cửa xả nước thải xem có xảy ra tình trạng nghẽn đường ống hay không để tiến hành khơi thông đường ống kịp thời

Kịch bản 2: Khắc phục các sự cố về điện đối với hệ thống xử lý nước thải:

Các nội dung thay đổi so với Bản ĐKĐTCMT

Bảng 3.27 Các nội dung thay đổi so với Bản ĐKĐTCMT

TT Nội dung Phương án theo Bản ĐKĐTCMT Phương án hiện hữu Ghi chú

- 02 nhà xưởng với tổng diện tích 5.068,8 m 2

- 01 nhà văn phòng diện tích 158,8 m 2

- 07 nhà xưởng với tổng diện tích 11.174,8 m 2

- 02 nhà văn phòng diện tích 158,8 m 2

Phát sinh tăng thêm 05 nhà xưởng

2 Công suất Mủ nước và mủ tạp:

Mủ nước SVR3L và Mủ tạp SVR10: 6.600 tấn/năm Công suất giảm

Khí thải lò hơi Không

- 01 lò hơi công suất 6 tấn/giờ sử dụng nhiên liệu là củi trấu phục vụ cho 03 lò sấy mủ

- Công nghệ xử lý: Khí thải phát sinh từ lò hơi đốt củi nén 6 tấn/giờ (nguồn số 04) => Chụp hút => Cyclone => Venturi khử bụi => Tháp hấp thụ => Quạt hút => Ống thải đường kính 600mm, cao 19,2m

Công ty đã đầu tƣ 01 lò hơi 6 tấn/giờ để cung cấp nhiệt cho 03 lò sấy mủ Công ty đã đầu tƣ lò hơi tầng sôi 6 tấn/giờ với công nghệ mới, công nghệ xử lý khí thải tiên tiến nhằm đảm bảo khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường

 Việc phát sinh tăng lò hơi và sử dụng lò hơi có công nghệ tiên tiến, hiện đại có công nghệ xử lý đạt tiêu chuẩn, theo kiểm định định kỳ cũng nhƣ các kết quả giám sát cho thấy các tác động của lò hơi sau xử lý đều đạt tiêu chuẩn

- 02 lò sấy sử dụng nhiên liệu đốt là dầu

Thoát ra ngoài qua ống thải

- 03 lò sấy đƣợc cấp nhiệt từ lò hơi 06 tấn/giờ và khí gas sinh học từ các hầm biogas thu từ HTXL nước thải

- Công nghệ xử lý: Khí thải phát sinh từ lò sấy => Chụp hút

=> Quạt hút => Tháp hấp thụ

=> Ống thải đường kính 500mm, cao 10,5m

Phát sinh tăng 01 lò sấy Công ty đã đầu tƣ thêm 03 hệ thống xử lý khí thải nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường

- 01 HTXL nước thải, công suất 800

- 01 HTXL nước thải, công suất

- Do số lƣợng công nhân thực tế chỉ có 50 người, theo m 3 /ngày

Nước thải từ các nguồn => Hệ thống tấm ngăn bẩy mủ =>

Thiết bị tách mủ thứ cấp => Hồ sinh học hiếu khí bậc 1 => Hồ lắng bùn hoạt tính =>

Hồ sinh học hiếu khí bậc 2 (kết hợp xử lý cùng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý qua bể tự hoại) => Hồ lắng bùn hoạt tính => Hồ ổn định sinh học nước thải => Thải ra Suối nhánh nhỏ phía sau Công ty => Sông Bé

+ Nước thải từ khu vực nhập mủ, đánh đông => Bể thu gom

A (TK01-A) => Bể tách mủ A (TK02-A) => Bể biogas A/B (TK03-A/B) => Bể khử bọt A/B (TK04-A/B) => Bể Biogas

C (TK05) => Bể tách rác 2 cấp (TK06) => Bể kỵ khí UASB-A (TK07-A) (1)

+ Nước thải từ khu vực cán – kéo – sấy => Bể thu gom B (TK01-B) => Bể tách mủ B (TK02-B) => Bể kỵ khí UASB-

+ Nước thải sinh hoạt và nấu ăn

=> Bể tự hoại => Bể thu gom C (TK01-C) => Bể tách mủ C (TK02-C) (Nhập chung cùng với Nước thải từ khu vực mủ tạp, Nước thải sản xuất khác tại

 (1) + (2) + (3) => Bể sinh học thiếu khí Anoxic (TK08)

=> Bể sinh học hiếu khí Aerotank (TK09A/B/C/D/E) =>

Bể lắng sinh học (TK10- A/B/C/D/E) => Bể khử trùng (TK11) => Nước thải đạt QCVN 13-MT:2015/BTNMT, Cột A (K q = 0,9; K f =1,1) và QCVN 40:2011/BTNMT, Cột

A (K q = 0,9; K f =1,1) => Hệ thống mương dẫn nước thải hở 0,25m x 0,25m => Suối nhánh nhỏ phía sau Công ty => Sông

Bé thống kê hằng ngày khối lượng nước thải sản xuất phát sinh cũng như nước thải sinh hoạt Công ty chỉ phát sinh khoảng 163,3 m 3 /ngày.đêm, do đó Công ty đã đầu tư HTXL nước thải công suất 190m 3 /ngày để xử lý nước thải phát sinh

- Công nghệ xử lý hiện đại và qua nhiều bậc xử lý hơn so với BĐKĐTC môi trường đã đƣợc phê duyệt Định kỳ Công ty cũng đã quan trắc và cho thấy hàm lƣợng các chất ô nhiễm có trong nước thải thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

1.1 Nội dung cấp phép xả nước thải

1.1.1 Nguồn phát sinh nước thải:

- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh với lưu lượng khoảng 4 m 3 /ngày

- Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh với lưu lượng khoảng 1,3 m 3 /ngày

- Nguồn số 03: Nước thải từ quy trình sản xuất mủ nước SVR3L với lưu lượng khoảng 90 m 3 /ngày

- Nguồn số 04: Nước thải từ quy trình sản xuất mủ tạp SVR10 với lưu lượng khoảng

- Nguồn số 05: Nước thải vệ sinh khu vực sản xuất với lưu lượng khoảng 8 m 3 /ngày

- Nguồn số 06: Nước thải từ hoạt động rửa xe với lưu lượng khoảng 6 m 3 /ngày

- Nguồn số 07: Nước thải từ HTXL khí thải lò hơi với lưu lượng khoảng 3 m 3 /ngày

- Nguồn số 08: Nước thải từ 03 HTXL khí thải lò sấy với lưu lượng khoảng 9 m 3 /ngày

1.1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải:

1.1.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải:

Suối nhánh nhỏ phía sau Công ty chảy vào sông Bé thuộc Ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

1.1.2.2 Vị trí xả nước thải:

- Một điểm tại hố ga thoát nước thải đấu nối vào suối nhánh nhỏ phía sau Công ty chảy vào sông Bé

Tọa độ vị trí xả nước thải: X = 1235867; Y = 630006 (theo hệ tọa ộ VN 2.000, kinh tuyến trục 105 0 45’, múi chiếu 3 0 )

- Điểm xả nước thải sau xử lý có biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường

1.1.2.3 Lưu lượng xả nước thải lớn nhất:

Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 163,3 m 3 /ngày.đêm (24 giờ). a/ Phương thức xả nước thải:

- Nước thải sau xử lý tại công trình xử lý nước thải tập trung => Hệ thống mương dẫn nước thải hở 250mm × 250mm => Suối nhánh nhỏ phía sau Công ty => Sông Bé

- Phương thức xả thải: Tự chảy b/ Chế độ xả nước thải: Liên tục 24 giờ/ngày c/ Chất lượng nước thải:

Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên QCVN 01-MT:2015/BTNMT, Cột A (K q = 0,9; K f =1,1), cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

1.2 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục:

1.2.1 Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa về hệ thống xử lý nước thải:

Hệ thống thu gom, thoát nước thải được tách riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước mưa

- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, nước rửa tay chân của công nhân viên dẫn theo đường ống nhựa uPVC đường kính 60mm về công trình xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 190 m 3 /ngày để xử lý

- Nguồn số 02: Nước thải phát sinh từ nhà ăn được thu gom theo đường ống nhựa uPVC đường kính 60mm về công trình xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 190 m 3 /ngày để xử lý

- Nguồn số 03 đến 07: Nước thải từ quy trình sản xuất mủ nước SVR3L; từ quy trình sản xuất mủ tạp SVR10; nước thải vệ sinh khu vực sản xuất; nước thải từ hoạt động rửa xe; nước thải từ HTXL khí thải lò hơi; nước thải từ 03 HTXL khí thải lò sấy được thu gom bằng mương hở có kích thước 250mm × 250mm về công trình xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 190 m 3 /ngày để xử lý

1.2.2 Công trình, thiết bị xử lý nước thải: b/ Công trình, thiết bị xử lý nước thải tập trung, công suất 450 m 3 /ngày:

Nước thải từ khu vực nhập mủ, đánh đông => Bể thu gom A (TK01-A) => Bể tách mủ A (TK02-A) => Bể biogas A/B (TK03-A/B) => Bể khử bọt A/B (TK04-A/B) => Bể Biogas C (TK05) => Bể tách rác 2 cấp (TK06) => Bể kỵ khí UASB-A (TK07-A) (1)

Nước thải từ khu vực cán – kéo – sấy => Bể thu gom B (TK01-B) => Bể tách mủ B (TK02-B) => Bể kỵ khí UASB-B (TK07-B) (2)

Nước thải sinh hoạt và nấu ăn => Bể tự hoại => Bể thu gom C (TK01-C) => Bể tách mủ C (TK02-C) (Nhập chung cùng với Nước thải từ khu vực mủ tạp, Nước thải sản xuất khác tại Bể tách mủ C (TK02-C)) (3)

(1) + (2) + (3) => Bể sinh học thiếu khí Anoxic (TK08) => Bể sinh học hiếu khí

Aerotank (TK09A/B/C/D/E) => Bể lắng sinh học (TK10-A/B/C/D/E) => Bể khử trùng (TK11) => Nước thải đạt QCVN 13-MT:2015/BTNMT, Cột A (K q = 0,9; K f =1,1) và QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A (K q = 0,9; K f =1,1) => Hệ thống mương dẫn nước thải hở 0,25m x 0,25m => Suối nhánh nhỏ phía sau Công ty => Sông Bé

- Công suất thiết kế: 190 m 3 /ngày

- Hóa chất, vật liệu sử dụng: Chlorine (hoặc các hóa chất khác tương đương đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu và không phát sinh thêm chất ô nhiễm)

1.2.3 Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục:

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ

2.1.1 Nguồn phát sinh bụi, khí thải:

- Nguồn số 1: Khí thải phát sinh từ lò sấy mủ tạp

- Nguồn số 2: Khí thải phát sinh từ lò sấy mủ nước số 1

- Nguồn số 3: Khí thải phát sinh từ lò sấy mủ nước số 2

- Nguồn số 4: Khí thải phát sinh từ lò hơi đốt củi nén 6 tấn/giờ

- Nguồn số 5: Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng

2.1.2 Dòng khí thải, vị trí xả khí thải: a/ Vị trí xả khí thải:

Bảng 4.2 Vị trí xả khí thải, lưu lượng xả khí thải lớn nhất

Dòng khí thải Vị trí phát sinh Ký hiệu

1 Nguồn số 01 Dòng khí thải số 01

Tương ứng với Ống thải của công trình xử lý khí thải tại lò sấy mủ tạp

2 Nguồn số 02 Dòng khí thải số 02

Tương ứng với Ống thải của công trình xử lý khí thải tại lò sấy mủ nước số 1

3 Nguồn số 03 Dòng khí thải số 03

Tương ứng với Ống thải của công trình xử lý khí thải tại lò sấy mủ nước số 2

4 Nguồn số 04 Dòng khí thải số 04

Tương ứng với Ống thải của công trình xử lý khí thải lò hơi 6 tấn/giờ

Tương ứng với 02 Ống thải của công trình thoát khí thải máy phát điện dự phòng

(*): Hệ tọa ộ VN 2.000, kinh tuyến trục 105 0 45’, múi chiếu 3 0

Vị trí xả khí thải nằm trong khuôn viên của Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài tại Ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương b/ Lưu lượng xả khí thải lớn nhất:

- Dòng khí thải số 01: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất là 8.000 m 3 /giờ

- Dòng khí thải số 02: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất là 8.000 m 3 /giờ

- Dòng khí thải số 03: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất là 8.000 m 3 /giờ

- Dòng khí thải số 04: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất là 16.000 m 3 /giờ

- Dòng khí thải số 05: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất là 1.500 m 3 /giờ

- Dòng khí thải số 06: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất là 1.500 m 3 /giờ c/ Phương thức xả khí thải:

- Dòng khí thải số 01-04: Khí thải sau xử lý được xả ra môi trường qua ống thải, xả liên tục 08/24 giờ (theo ca sản xuất)

- Dòng khí thải số 04-05: Khí thải được xả ra môi trường qua ống thoát khí thải tương ứng, xả gián đoạn (chỉ hoạt động khi cúp điện) d/ Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng bụi, khí thải:

Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (Cột B, các hệ số Kp = 0,9 và Kv = 1,2), cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng bụi, khí thải

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

II Dòng khí thải số 04

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

2.2 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải và hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục:

2.2.1 Mạng lưới thu gom khí thải từ các nguồn phát sinh bụi, khí thải để đưa về hệ thống xử lý bụi, khí thải:

- Nguồn số 01: Khí thải phát sinh từ lò sấy mủ tạp được thu gom theo đường ống có đường kính 500mm về công trình xử lý khí thải để xử lý, sau đó xả ra môi trường thông qua ống thải đường kính 500mm, cao 10,5m (tính từ mặt đất)

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG

3.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:

3.1.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

- Nguồn số 01: Khu vực đánh đông mủ nước

- Nguồn số 02: Khu vực cán kéo mủ nước

- Nguồn số 03: Khu vực sấy mủ nước

- Nguồn số 04: Khu vực băm mủ tạp

- Nguồn số 05: Khu vực cán mủ tạp

- Nguồn số 06: Khu vực sấy mủ tạp

- Nguồn số 07: Khu vực xử lý nước thải

- Nguồn số 08: Khu vực lò hơi

3.1.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:

3.1.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:

Bảng 4.4 Vị trí phát sinh tiếng ồn tại cơ sở

TT Nguồn phát sinh Vị trí phát sinh Tọa độ (*)

1 Nguồn số 01 Khu vực đánh đông mủ nước 1235951 629985

2 Nguồn số 02 Khu vực cán kéo mủ nước 1235953 629985

3 Nguồn số 03 Khu vực sấy mủ nước 1235928 630008

4 Nguồn số 04 Khu vực băm mủ tạp 1236018 630044

5 Nguồn số 05 Khu vực cán mủ tạp 1236022 630029

6 Nguồn số 06 Khu vực sấy mủ tạp 1235972 630085

7 Nguồn số 07 Khu vực xử lý nước thải 1235867 630006

8 Nguồn số 08 Khu vực lò hơi 1235893 630013

(*): Hệ tọa ộ VN 2.000, kinh tuyến trục 105 0 45’, múi chiếu 3 0

3.1.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của tiếng ồn, độ rung:

Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể nhƣ sau: a/ Tiếng ồn:

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 - Khu vực thông thường b/ Độ rung:

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

3.2 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:

- Tách riêng khu vực văn phòng và khu vực sản xuất; Chủ dự án đảm bảo toàn bộ máy móc, thiết bị sẽ được nâng cấp đạt yêu cầu về kỹ thuật trước khi chuyển đến và đưa vào hoạt động sản xuất do đó sẽ hạn chế đƣợc phần nào khả năng gây ồn

- Đảm bảo độ cân bằng của máy móc, thiết bị trong quá trình lắp đặt và vận hành

- Kiểm tra độ mòn chi tiết và thường xuyên bôi trơn máy móc hoặc thay thế các thiết bị hƣ hỏng

- Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su theo nhƣ thiết kế của các máy móc thiết bị để giảm rung, giẩm ồn

- Kiểm tra độ cân bằng của các máy móc, thiết bị và hiệu chỉnh nếu cần thiết

- Bảo dƣỡng các máy móc, thiết bị định kỳ

- Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung cho công nhân

- Đối với công nhân làm việc tại các công đoạn có độ ồn cao đƣợc trang bị đầy đủ nút bịt tai, bao ốp tai chống ồn

- Bố trí thời gian lao động thích hợp tại các khâu gây ồn, hạn chế tối đa số lƣợng công nhân có mặt tại nơi có độ ồn cao

- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của công nhân

Công trình, biện pháp giảm thiểu độ rung:

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống cách nhiệt để phát hiện ra những sai phạm và kịp thời sửa chữa

- Trên mái một số nhà xưởng và nhà kho trang bị các quả cầu thông gió mái nhà xưởng Đồng thời trang bị thêm các quạt công nghiệp cục bộ và quạt thông gió tại các nhà xưởng nhằm tăng cường khả năng thông gió, làm giảm nhiệt độ và độ ẩm trong xưởng sản xuất

- Sử dụng các biện pháp thông gió nhân tạo đảm bảo không tích tụ khí độc, hơi nước, nhiệt Đặt các chậu cây xanh xung quanh dự án để góp phần điều hòa không khí, cải thiện các điều kiện vi khí hậu trong nhà máy.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1 Chủng loại, khối lƣợng chất thải phát sinh:

4.1.1 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên:

Bảng 4.5 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên

TT Tên chất thải Trạng thái

1 Pin, ắc quy chì thải Rắn 12 16 01 12 NH

2 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 12 16 01 06 NH

3 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác Lỏng 50 17 02 03 NH

4 Hộp mực in thải Rắn 12 08 02 04 NH

5 Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại Rắn 50 18 02 01 KS

6 Bao bì mềm thải Rắn 10 18 01 01 KS

Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn

8 Bao bì cứng thải bằng nhựa Rắn 16 18 01 03 NH

9 Bùn từ hệ thống xử lý nước thải Bùn 2.068 12 06 05 NH

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

4.1.2 Khối lƣợng, chủng loại CTR công nghiệp phát sinh:

Bảng 4.6 Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường

TT Tên chất thải Trạng thái

1 Bao bì nylon thải Rắn 220 18 01 06 TT-R

Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng

2 Giấy và bao bì giấy các tông thải bỏ Rắn 25 18 01 05 TT-R

Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng

3 Tro xỉ phát sinh từ hệ thống lò hơi Rắn 12.000 12 01 10 TT Chất thải không có khả năng tái chế

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

4.1.3 Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân viên phát sinh:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên tại nhà máy, bao gồm: rác hữu cơ (rau quả, thực phẩm thừa, giấy vụn,…), rác thải vô cơ (túi nilon, vỏ lon,…), khối lượng khoảng 7.500 kg/năm, tương đương khoảng 25 kg/ngày

4.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại:

4.2.1 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:

Thiết bị lưu chứa: Trang bị các thùng phuy, khay đựng đƣợc bố trí để trong kho chứa có dán nhãn phân biệt chất thải nguy hại

Kho/ khu vực lưu chứa:

- Diện tích khu lưu chứa chất thải: 10 m 2

- Vị trí khu vực lưu chứa: Nằm phía sau khu đất nhà máy Tọa độ (X = 1235867, Y

(Hệ tọa ộ VN2000, kinh tuyến 105 o 45’ múi chiếu 3 o )

- Thiết kế, cấu tạo của kho: Tường gạch bao xung quanh; nền bê tông chống thấm, đảm bảo kín khít, không bị thẩm thấu; có nền cao hơn mặt bằng xung quanh, đảm bảo ngăn nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; đảm bảo không chảy tràn chất thải lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn; có mái tôn che kín nắng, mƣa; biển cảnh báo; trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô)… theo quy định

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

4.2.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường:

Thiết bị lưu chứa: Bao bì, thùng chứa

Khu vực kho lưu chứa:

- Diện tích khu vực lưu chứa: 10 m 2

- Vị trí khu vực lưu chứa: Nằm phía sau khu đất nhà máy Tọa độ (X = 1235869, Y

(Hệ tọa ộ VN2000, kinh tuyến 105 o 45’ múi chiếu 3 o )

- Thiết kế, cấu tạo của kho: Có nền bê tông chống thấm, tường bao xây gạch, mái che tôn, có cửa ra vào; phân riêng từng khu vực lưu chứa các loại chất thải và có dán nhãn phân biệt cho từng khu vực lưu chứa

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

4.2.3 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:

Thiết bị lưu chứa: Các loại thùng nhựa có nắp đậy

Kho/khu vực lưu chứa:

- Không có kho lưu chứa riêng chất thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở đƣợc thu gom và phân loại đúng theo quy định của pháp luật Căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Nghị định số 08/2022/ NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm

2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường Việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt đƣợc công nhân phân loại thành 03 nhóm sau:

+ Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế

+ Nhóm chất thải thực phẩm

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác

Chất thải rắn sinh hoạt đƣợc bố trí các thùng thu gom tại các điểm phát sinh nhƣ sau:

04 Thùng (120 lít), được bố trí đặt giữa các nhà Xưởng 1,2,3,4,5,6,7 được đặt ở phía giữa

02 xưởng lối ra vào xưởng; 02 thùng (120 lít) được đặt tại khu vực văn phòng 1,2, hành lang, đƣợc đặt tại các vị trí thuận tiện; 02 Thùng (120 lít), đƣợc bố trí tại khu vực nhà ăn và ký túc xá, được đặt tại khu vực ăn uống và nhà bếp Các thùng lưu chứa đều có nắp đậy kín và phải được vệ sinh hằng ngày Tương ứng với các thùng là các túi nylon đặt phía bên trong, không quy định màu sắc túi chứa rác Phân loại các loại chất thải khác nhau bằng các hình thức như dán nhãn, ghi dòng chữ trên túi trước khi thu gom, xử lý

Bố trí tổ vệ sinh chuyên quét dọn, thu gom và phân loại rác thải, tập trung vào nơi quy định Bố trí thùng rác dọc theo các đường nội bộ nhà máy, trong các phòng ban Hằng ngày công nhân dọn vệ sinh của nhà máy thu gom và phân loại sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý đúng theo quy định

Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải

Qua các thời kỳ năm 2022, 2023, 2024, Trung tâm quan trắc – kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương đã tiến hành khảo sát, thu mẫu và phân tích chất lượng môi trường nước thải tại cơ sở

TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu

Ngày lấy mẫu Qua các thời kỳ năm 2022, 2023, 2024 Điều kiện lấy mẫu Trời nắng ráo

 Kết quả phân tích chất lượng môi nước thải:

Bảng 5.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả năm 2022 QCVN 01-MT:2015/

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả năm 2023 QCVN 01-MT:2015/

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả năm 2024 QCVN 01-MT:2015/

Nguồn: Trung tâm quan trắc – kỹ thuật t i nguy n v môi trường tỉnh Bình Dương, 2024 Nhận xét v ánh giá: Qua kết quả phân tích nước thải sau xử lý qua các quý cho thấy nước thải sau xử lý các chỉ tiêu có trong nước thải đều đạt QCVN 01-MT:2015/BTNMT (cột A,

K q = 0,9; K f = 1,1) trước khi thải vào suối nhánh nhỏ phía sau Công ty chảy về sông Bé.

Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải

2.1 Hiện trạng chất lƣợng không khí và tiếng ồn

Qua các thời kỳ năm 2022, 2023, 2024, Công ty đã kết hợp với Trung tâm quan trắc – kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương tiến hành khảo sát, thu mẫu và phân tích chất lượng môi trường nước thải tại cơ sở.

Vị trí các điểm lấy mẫu đƣợc thể hiện trong bảng sau và sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu đính kèm phụ lục

Bảng 5.2 Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng môi trường không khí

TT Vị trí lấy mẫu Kí hiệu

2 Khu vực sản xuất mủ nước X= 1235925; Y= 630006

3 Khu vực đóng gói, thành phẩm X= 1235892; Y= 630035

Ngày lấy mẫu Qua các thời kỳ năm 2022, 2023, 2024 Điều kiện lấy mẫu Trời nắng ráo

 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn:

Bảng 5.3 Kết quả phân tích chất lượng không khí và tiếng ồn khu vực cổng bảo vệ

TT Chỉ tiêu Đơn vị

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả năm 2023 Quy chuẩn Giới hạn

Nguồn: Trung tâm quan trắc – kỹ thuật t i nguy n v môi trường tỉnh Bình Dương, 2024 Ghi chú:

 QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh

Bảng 5.4 Kết quả phân tích chất lượng không khí và tiếng ồn khu vực sản xuất mủ nước và khu vực đóng gói, thành phẩm

TT Chỉ tiêu Đơn vị

QCVN 03:2019/BTNMT – Giới hạn tiếp xúc ca làm việc

2 Tiếng ồn (Lmin) dBA 72,4 73,7 QCVN 24:2016/BYT

3 Tiếng ồn (Lmax) dBA 77,2 78,2 QCVN 24:2016/BYT

4 Tiếng ồn (Leg) dBA 74,7 75,6 QCVN 24:2016/BYT

QCVN 03:2019/BTNMT – Giới hạn tiếp xúc ca làm việc

QCVN 03:2019/BTNMT – Giới hạn tiếp xúc ca làm việc

TT Chỉ tiêu Đơn vị

QCVN 03:2019/BTNMT – Giới hạn tiếp xúc ca làm việc

2 Tiếng ồn (Lmin) dBA 74,5 76,2 QCVN 24:2016/BYT

3 Tiếng ồn (Lmax) dBA 83,7 84,6 QCVN 24:2016/BYT

4 Tiếng ồn (Leg) dBA 78,3 80,4 QCVN 24:2016/BYT

QCVN 03:2019/BTNMT – Giới hạn tiếp xúc ca làm việc

03:2019/BTNMT – Giới 10.000 hạn tiếp xúc ca làm việc

Nguồn: Trung tâm quan trắc – kỹ thuật t i nguy n v môi trường tỉnh Bình Dương, 2024

- DV0823-42577: Khu vực sản xuất mủ nước

- DV0823-11725: Khu vực óng gói, th nh phẩm

 QCVN 24:2016/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

 QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi, giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;

 QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

Theo kết quả đạc tại bảng trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đạt quy chuẩn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 02:2019/BYT; QCVN 03:2019/BYT, QCVN 24:2016/BTNMT trước khi thải ra môi trường Điều này chứng tỏ chất lượng không khí và tiếng ồn tại nhà máy đang quản lý đang hiệu quả Công ty tiếp tục duy trì các biện pháp giảm thiểu nhƣ hiện hữu để giảm thiểu ô nhiễm phát sinh.

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường khí thải

Công ty đã phối hợp với Trung tâm quan trắc – kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương đã tiến hành khảo sát, thu mẫu và phân tích chất lượng môi trường khí thải tại cơ sở

Vị trí các điểm lấy mẫu đƣợc thể hiện trong bảng sau và sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu đính kèm phụ lục

Bảng 5.5 Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng môi trường khí thải

TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu

1 Ống thải sau HTXL khí thải lò hơi X= 1235893; Y= 630033

Ngày lấy mẫu Qua các thời kỳ năm 2022, 2023,

2024 Điều kiện lấy mẫu Trời nắng ráo

 Kết quả phân tích chất lượng môi trường khí thải:

Bảng 5.6 Kết quả phân tích chất lượng môi trường khí thải

TT Kết quả thử nghiệm Lưu lượng

1 Ống thải sau HTXL khí thải lò hơi – Lần 1 (06/06/2022) 11.581 64,1 32 24 < 26,2 < 18,8

2 Ống thải sau HTXL khí thải lò hơi – Lần 2 (28/08/2023) 11.943 62,5 25 17 < 26,2 < 18,8

3 Ống thải sau HTXL khí thải lò hơi – Lần 3 (18/10/2023) 12.124 63,6 23 22 < 26,2 < 18,8

TT Kết quả thử nghiệm Lưu lượng Nhiệt độ Bụi CO SO 2 NO x

1 Ống thải sau HTXL khí thải lò hơi – Lần 1 (27/06/2023) 12.667 67,6 23 32 < 26,2 < 18,8

2 Ống thải sau HTXL khí thải lò hơi – Lần 2 (28/08/2023) 11.943 65,2 25 < 23 < 10 < 6

3 Ống thải sau HTXL khí thải lò hơi – Lần 3 (18/10/2023) 12.486 61,6 18 44 < 1,5 < 32

TT Kết quả thử nghiệm Lưu lượng

1 Ống thải sau HTXL khí thải lò hơi – Lần 1 (18/06/2024) 4.807 85,2 9 275 < 26,2 105

Nguồn: Trung tâm quan trắc – kỹ thuật tài nguyên v môi trường tỉnh Bình Dương, 2024. Ghi chú:

 QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

Căn cứ vào kết quả phân tích trình bày trong bảng trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường Điều này chứng tỏ, hệ thống xử lý khí thải lò hơi của Công ty đang vận hành hiệu quả.

Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Theo quy định tại Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và điểm b Khoản 6 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022

- Thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm: 30 ngày kể từ ngày đƣợc cấp giấy phép môi trường

- Thời gian kết thúc vận hành thử nghiệm: 40 ngày kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm (Chủ dự án đầu tƣ thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan cấp giấy phép môi trường trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải để theo dõi, giám sát)

- Công suất dự kiến vận hành thử nghiệm cho các công trình:

Bảng 6.1 Bảng tổng hợp công suất dự kiến vận hành thử nghiệm cho các công trình xử lý môi trường của cơ sở

TT Công trình vận hành thử nghiệm Đơn vị tính

Công suất dự kiến VHTN

1 Công trình xử lý nước thải tập trung, công suất 190 m 3 /ngày m 3 /ngày 1 190 1 60-100%

II Công trình khí thải

2 Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò sấy mủ tạp m 3 /giờ 1 8.000 1 60-100%

3 Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò sấy mủ nước số 1 m 3 /giờ 1 8.000 1 60-100%

4 Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò sấy mủ nước số 2 m 3 /giờ 1 8.000 1 60-100%

5 Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò hơi 6 tấn/giờ m 3 /giờ 1 16.000 1 60-100%

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

1.2.1 Kế hoạch quan trắc nước thải:

- Thời gian đánh giá trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải: 3 ngày liên tiếp

- Tần suất quan trắc: 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào tại bể thu gom nước thải tập trung và 03 mẫu đơn nước thải đầu ra sau công trình xử lý nước thải công suất 190 m 3 /ngày tại hố ga đấu nối vào suối nhánh nhỏ phía sau Công ty trong 03 ngày liên tiếp)

Bảng 6.2 Kế hoạch quan trắc nước thải để vận hành thử nghiệm

Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu phân tích

Công trình xử lý nước thải tập trung, công suất

- Nước thải đầu vào của công trình xử lý nước thải tập trung công suất 190 m 3 /ngày.đêm:

+ 01 mẫu tại Bể tách mủ A (TK02-A)

+ 01 mẫu tại Bể tách mủ B (TK02-B)

+ 01 mẫu tại Bể tách mủ C (TK02-C)

+ 01 mẫu nước thải đầu ra sau công trình xử lý nước thải công suất 190 m 3 /ngày tại hố ga đấu nối vào suối nhánh nhỏ phía sau Công ty trong 03 ngày liên tiếp pH, BOD5, COD, TSS, Tổng Nitơ, Amoni (tính theo Nitơ), nhiệt độ, Coliform

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

1.2.2 Kế hoạch quan trắc bụi, khí thải:

- Thời gian đánh giá trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý khí thải:

- Tần suất quan trắc: 01 ngày/lần

Bảng 6.3 Kế hoạch quan trắc bụi, khí thải để vận hành thử nghiệm

Công trình vận hành thử nghiệm

Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò sấy mủ tạp

Tại ống thải sau công trình xử lý

QCVN 19:2009/ BTNMT (Cột B, các hệ số Kp = 0,9 và Kv = 1,2)

Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò sấy mủ nước số 1

Tại ống thải sau công trình xử lý

QCVN 19:2009/ BTNMT (Cột B, các hệ số Kp = 0,9 và Kv = 1,2)

Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò sấy mủ nước số 2

Tại ống thải sau công trình xử lý

QCVN 19:2009/ BTNMT (Cột B, các hệ số Kp = 0,9 và Kv = 1,2)

Công trình xử lý khí thải phát sinht từ lò hơi 6 tấn/giờ

Tại ống thải sau công trình xử lý

QCVN 19:2009/ BTNMT (Cột B, các hệ số Kp = 0,9 và Kv = 1,2)

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

1.2.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch:

- Tên đơn vị: Trung tâm quan trắc – kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương

- Địa chỉ: Số 26 Huỳnh Văn Nghệ, Phường Phú Lợi, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương

- Email: quantrac.tnmt@binhduong.gov.vn.

Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: a/ Quan trắc nước thải:

Bảng 6.4 Kế hoạch quan trắc nước thải định kỳ hằng năm

TT Công trình Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu phân tích Quy chuẩn so sánh Tần suất

Công trình xử lý nước thải tập trung, công suất 450 m 3 /ngày.đêm

- Nước thải đầu ra sau công trình xử lý nước thải công suất 190 m 3 /ngày tại hố ga đấu nối vào suối nhánh nhỏ phía sau Công ty pH, BOD 5 , COD, TSS, Tổng Nitơ, Amoni (tính theo Nitơ), Nhiệt độ, Coliform

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024 b/ Quan trắc bụi, khí thải:

Bảng 6.5 Kế hoạch quan trắc bụi, khí thải hằng năm

Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò sấy mủ tạp

Tại ống thải sau công trình xử lý

QCVN 19:2009/ BTNMT (Cột B, các hệ số Kp 0,9 và Kv = 1,2)

Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò sấy mủ nước số 1

Tại ống thải sau công trình xử lý

QCVN 19:2009/ BTNMT (Cột B, các hệ số Kp 0,9 và Kv = 1,2)

Công trình xử lý khí thải phát sinh từ lò sấy mủ nước số 2

Tại ống thải sau công trình xử lý

QCVN 19:2009/ BTNMT (Cột B, các hệ số Kp 0,9 và Kv = 1,2)

Công trình xử lý khí thải phát sinht từ lò hơi 6 tấn/giờ

Tại ống thải sau công trình xử lý

QCVN 19:2009/ BTNMT (Cột B, các hệ số Kp 0,9 và Kv = 1,2)

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: a/ Quan trắc nước thải:

- Dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP b/ Quan trắc bụi, khí thải:

- Dự án không thuộc đối tƣợng phải quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

2.3 Dự toán kinh phí giám sát môi trường hàng năm:

Tổng kinh phí dự toán cho chương trình giám sát môi trường hàng năm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 6.6 Tổng kinh phí dự toán cho chương trình giám sát môi trường hằng năm

TT Hạng mục Số lƣợng/năm Chi phí giám sát (VNĐ)

1 Giám sát môi trường khí thải 2 mẫu/năm 10.000.000

2 Giám sát môi trường khí thải 8 mẫu/năm 48.000.000

5 Thu thập số liệu và viết báo cáo 01 lần/năm 3.000.000

Nguồn: Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài, 2024.

Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài đã đi vào hoạt động từ năm 2017 Trong 02 năm gần đây, Công ty không có đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở.

Ngày đăng: 14/11/2024, 15:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí nhà máy theo vệ tinh. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí nhà máy theo vệ tinh (Trang 9)
Hình 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất mủ nước SVR3L. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất mủ nước SVR3L (Trang 12)
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất (Trang 17)
Hình 2.1. Lưu lượng trạm Phước Hòa – sông Bé. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 2.1. Lưu lượng trạm Phước Hòa – sông Bé (Trang 24)
Hình 3.3. Hình ảnh vị trí điểm xả thải. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 3.3. Hình ảnh vị trí điểm xả thải (Trang 35)
Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ XLNT tập trung, công suất 190 m 3 /ngày.đêm. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ XLNT tập trung, công suất 190 m 3 /ngày.đêm (Trang 38)
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xử lý khí thải lò sấy mủ nước và mủ tạp. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xử lý khí thải lò sấy mủ nước và mủ tạp (Trang 49)
Hình ảnh HTXL khí thải lò sấy mủ nước số 01. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
nh ảnh HTXL khí thải lò sấy mủ nước số 01 (Trang 50)
Hình 3.7. Sơ đồ quy trình xử lý khí thải lò hơi. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 3.7. Sơ đồ quy trình xử lý khí thải lò hơi (Trang 52)
Hình ảnh hệ thống xử lý khí thải lò hơi. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
nh ảnh hệ thống xử lý khí thải lò hơi (Trang 53)
Hình 3.10. Sơ đồ ứng phó sự cố của nhà máy. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 3.10. Sơ đồ ứng phó sự cố của nhà máy (Trang 63)
Hình 3.11. Quy trình ứng phó khi chất lượng nước chưa đạt quy chuẩn. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 3.11. Quy trình ứng phó khi chất lượng nước chưa đạt quy chuẩn (Trang 69)
Hình 3.12. Hình ảnh hướng dẫn ứng phó sự cố khí thải. - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 3.12. Hình ảnh hướng dẫn ứng phó sự cố khí thải (Trang 72)
Hình 3.13. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của “nhà máy chế biến mủ cao su các loại” của công ty tnhh cao su tân thành tài
Hình 3.13. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w