Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất và sự tồn tại, phát triển c
Trang 1BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI - TÀI NGUYÊN -
CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Môn học: Môi trường
Giảng viên: PGS.TS.HUỲNH PHÚ
NHÓM 01
Trang 2Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất và sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam)
MÔI TRƯỜNG
Trịnh Khánh Linh
Trang 3PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG
Trịnh Khánh Linh
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN:
Gồm các nhân tố thiên nhiên (vật lý, hoá học, sinh học) tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người
Ánh sáng Mặt Trời
Núi đồi
Sông suối Động thực vật
Trang 4PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG
Trịnh Khánh Linh
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI:
• Là tổng thể các mối quan hệ giữa con
người với con người
• Là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định
ở các cấp khác nhau
• Định hướng hoạt động con người theo
khuôn khổ nhất định, tạo sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Trang 5PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG
Trịnh Khánh Linh
MÔI TRƯỜNG NHÂN TẠO:
Gồm các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống
Nhà ở
Công sở
Khu đô thị
Công viên
Trang 6CHỨC NĂNG CỦA
MÔI TRƯỜNG
Trịnh Khánh Linh
Trang 7MÔI TRƯỜNG
Không gian sống cho con người và
sinh vật
Chứa đựng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên
Chứa đựng các chất phế thải
Lưu trữ và cung cấp thông tin
Bảo vệ con người
Trịnh Khánh Linh
Trang 8• Sự phát triển của xã
hội làm môi trường bị
đe dọa: ô nhiễm không khí, nước, đất, rừng bị chặt phá
nhiều, hệ sinh thái biển đổi
MÔI TRƯỜNG ĐANG BỊ ĐE DỌA
Trịnh Khánh Linh
Trang 9• Môi trường bảo vệ
con người khỏi tác động từ bên ngoài như tầng ozon trong khí quyển hấp thụ
và phản xạ lại tia cực tím có hại cho sức khỏe con người
Trịnh Khánh Linh
Trang 10• Cần phải khai thác
một cách hợp lý và
có cơ sở khoa học
CÁC CHỨC NĂNG ĐỀU CÓ GIỚI HẠN
Trịnh Khánh Linh
Trang 11HƠN LÚC NÀO HẾT TRONG MỖI CHÚNG TA PHẢI CÓ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỂ BẢO VỆ CUỘC SỐNG
CHÚNG TA
Trịnh Khánh Linh
Trang 12SINH QUYỂN (BIOSPHERE)
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trang 13• Còn gọi là địa quyển hay môi trường đất.
• Gồm vỏ Trái Đất với độ sâu 60-70km phần lục địa và 20-30km dưới đáy đại dương.
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA
MÔI TRƯỜNG
Thạch quyển (Lithosphere)Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trang 15CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA
MÔI TRƯỜNG
Còn gọi là môi trường nước, bao gồm tất cả những phần nước của Trái Đất.
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA
MÔI TRƯỜNG
Thủy quyền (Hydrosphere)
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trang 16• Còn gọi là môi trường sinh học
Sinh quyển (Biosphere)
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trang 17Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
• Là sự thay đổi tính chất của môi
trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
• Gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái,
sức khỏe con người, và các loài sinh vật.
• Gồm 4 loại chính: ô nhiễm không khí,
ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn.
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trang 18Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trang 19Sự suy giảm về chất lượng và khả
năng của môi trường tự nhiên trong
việc cung cấp các dịch vụ sinh thái
cần thiết cho sự sống gây ảnh hưởng
xấu cho con người và thiên nhiên
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trang 20Những tình huống đột ngột và không mong muốn gây ra tổn thất nghiêm
trọng cho môi trường tự nhiên và con người
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trang 21QUẢN LÝ TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG
Quá trình lập kế hoạch, thực hiện ngăn
ngừa hoặc ứng phó với các sự cố môi
trường.
Một số loại tai biến thường xảy ra như:
• Tai biến về sự cố tràn dầu
• Tai biến về lũ lụt
• Khống chế sự phá hoại của bãoNguyễn Thị Quỳnh Như
Trang 22Quản lý tai biến
Trang 23Hệ sinh thái và
cân bằng sinh
thái
Trang 24Sinh thái học
• Định nghĩa: Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về mối
quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống của chúng
• Mục tiêu: Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tự nhiên, từ đó khai thác
và bảo vệ môi trường hiệu quả
Các cấp độ nghiên cứu:
• Cá thể: Nghiên cứu đặc điểm riêng của từng cá thể sinh vật
• Quần thể: Nghiên cứu nhóm cá thể cùng loài sống chung
• Quần xã: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài trong cùng một môi trường
Trang 25Các nhân tố sinh thái
Nhân tố vô sinh: Các yếu
tố không sống như khí
hậu, địa hình, nước, đất, Nhân tố hữu sinh: Các
sinh vật sống khác có ảnh hưởng đến sinh vật đang xét
Nhân tố con người: Hoạt động của con người tác
động mạnh mẽ đến môi
trường
Trang 26Phân bố không gian và thời gian
Phát triển và tiến hoá
Tự điều chỉnh
Trang 27Hệ sinh thái (HST) là một hệ
thống liên tục trao đổi vật
chất và năng lượng Các
chất dinh dưỡng được
tuần hoàn qua các sinh
vật trong HST thông
qua các chuỗi thức
ăn và lưới thức ăn
Chuỗi thức ăn: Là một dãy các sinh vật, mỗi loài ăn loài đứng trước và
bị loài đứng sau ăn
Lưới thức ăn: Là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn đan xen vào
nhau, tạo thành một mạng lưới phức tạp
Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái
Trang 28Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật (bậc 1), ăn thịt (bậc 2, bậc 3, )
Các bậc dinh dưỡng:
Sinh vật sản xuất: Thực vật tự tổng
hợp thức ăn từ chất vô cơ.
Sinh vật phân giải: Vi sinh vật phân hủy xác chết, trả lại chất dinh dưỡng cho đất
Trang 29Từ môi trường vào sinh vật: Sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng từ môi trường để xây dựng cơ thể.
Trong sinh vật: Các chất dinh dưỡng được chuyển hóa để cung cấp năng lượng và xây dựng tế bào mới
Từ sinh vật ra môi trường: Khi sinh vật chết, xác của chúng được phân hủy, trả lại chất dinh dưỡng cho môi trường
Quá trình chuyển hóa vật
chất:
Trang 30Tháp sinh thái là một hình ảnh minh họa trực quan về mối quan
hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật trong một hệ sinh thái Nó được biểu diễn bằng các hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, mỗi hình chữ nhật đại diện cho một bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh
thái
Trang 31Tháp số lượng: So sánh số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng Tháp sinh khối: So sánh khối lượng sinh khối (tổng khối lượng sinh vật) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp năng lượng: So sánh lượng năng lượng tích lũy ở mỗi
bậc dinh dưỡng Đây là loại tháp chính xác và hoàn thiện
nhất.
Các loại tháp sinh
thái:
Trang 32Quy luật của tháp sinh thái: Sinh vật ở các bậc dinh dưỡng
càng cao (xa sinh vật sản xuất) thì sinh khối trung bình càng nhỏ Điều này có nghĩa là năng lượng bị mất đi qua từng bậc dinh dưỡng do một phần năng lượng bị tiêu hao cho các hoạt động sống và chuyển hóa thành nhiệt
Trang 33Yếu tố sinh thái: Là những yếu tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, ảnh hưởng đến sự sống, sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
Các yêu tố sinh thái và sự
thích nghi của sinh vật
Trang 34Thành phần không sống: Gồm các chất vô cơ (CO2, N2, O2, C, H2O) và các chất hữu cơ riêng biệt (protein, lipid, glucid, mùn).
Yếu tố vật lý: Bao gồm các yếu tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí, gió, áp suất), đất (thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới đất, các tính chất lý hóa học của đất), địa hình (độ cao, trũng, dốc, hướng phơi của địa hình).
Đối với sinh vật dưới nước: Cũng chịu tác động của các yếu tố này nhưng do tính chất của môi trường nước quyết định.
Yếu tố vô sinh:
Trang 35Các cá thể sống: Bao gồm thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật.
Tác động của thực vật: Ảnh hưởng trực tiếp và tương hỗ (cơ học, cộng sinh, kỵ khí), ảnh hưởng gián tiếp qua môi trường sống khác (qua động vật, vi sinh vật, môi trường vô sinh).
Tác động của động vật: Gồm tác động trực tiếp (ăn, dẫm, đạp, làm
tổ, truyền phấn, phát tán hạt) và tác động gián tiếp qua môi trường sống.
Yếu tố hữu sinh
Trang 36Con người được coi là yếu tố
độc lập trong sinh thái học
do khả năng tác động có ý
thức và quy mô đặc trưng
đến môi trường tự nhiên
Mọi hoạt động xã hội của
con người đều làm biến đổi
môi trường sống của các
sinh vật
Yếu tố con người
Trang 37Cân bằng hệ sinh thái
Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của một hệ sinh thái, nơi các thành phần (sinh vật, môi trường) tương tác với nhau một cách hài hòa Sự cân bằng này được duy trì nhờ các cơ chế tự điều chỉnh phức tạp.
Đặc điểm chính của cân bằng sinh thái:
• Tự điều chỉnh
• Cân bằng động
• Phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trang 38Cân bằng thông qua sự điều chỉnh
số lượng quần xã động vật
Điều chỉnh bằng cách kìm hãm và hạn chế lẫn nhau Ví dụ, số lượng con mồi ảnh hưởng đến số lượng động vật ăn thịt.
Hình thức điều chỉnh bao gồm giảm sinh sản, tăng tử vong,
cạnh tranh, di cư, và ăn thịt lẫn nhau
Thực vật:
Sự điều chỉnh số lượng diễn ra ở nhiều loài trong quần xã
hoặc các cá thể trong một quần thể, nhưng mức độ không
mạnh mẽ và khó quan sát
Trang 39Cân bằng thông qua mối quan hệ phụ
thuộc giữa các loài trong thiên nhiên
Trong thiên nhiên, các loài sinh vật duy trì sự cân bằng sinh thái thông qua mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
Con người không luôn muốn hệ sinh thái tự điều chỉnh, như trong nông nghiệp thâm canh tạo ra dư thừa hữu cơ để cung cấp lương thực.
Sự mất cân bằng sinh thái có thể lan rộng Sự tự điều chỉnh của
hệ sinh thái là kết quả của sự điều chỉnh của từng cơ thể và quần
xã khi một nhân tố sinh thái thay đổi
Trang 40TÀI NGUYÊN
• Vật chất hữu dụng phục vụ cho sự tồn tại
và phát triển của con người và thế giới động vật
• Bao gồm đất, nước, không khí, khoáng sản, thực vật, động vật và năng lượng.
Tăng Ngọc Quỳnh Hương
Trang 41TÀI NGUYÊN
• Tài nguyên có chung 2 thuộc tính:
+ Phân bố không đồng đều giữa các vùng, mỗi nơi có 1 ít + Có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của
tự nhiên và lịch sử
>> Mục tiêu cuối cùng là tạo ra nhiều dòng tiền, phát triển kinh tế
và làm giàu cho Đất nước.
Tăng Ngọc Quỳnh Hương
Trang 42CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN
Tăng Ngọc Quỳnh Hương
Có 6 loại tài nguyên
Trang 43TÀI NGUYÊN ĐẤT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Cung cấp không gian sống, nơi trồng
trọt cho nhiều ngành công nghiệp,
nông nghiệp, xây dựng
*Ví dụ:
• Đất nông nghiệp ở đồng bằng
sông Cửu Long dùng để trồng lúa,
rau củ quả
• Đất xây dựng ở các khu đô thị
như TP Hồ Chí Minh phục vụ cho
nhà ở và công trình công cộng
Tăng Ngọc Quỳnh Hương
Bao gồm nước ngọt, nước biển, nước ngầm và có giá trị cho sự sống, các hoạt động kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất năng lượng
Trang 44Tăng Ngọc Quỳnh Hương
“Khoáng sản là tài nguyên lòng đất, trên mặt đất dưới dạng tích
tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở hệ rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể khai thác lại, cũng là khoáng sản.” - Luật khoáng sản Việt Nam
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Trang 45Tăng Ngọc Quỳnh Hương
Nhân tố cần thiết cho quá trình tiến hóa của sinh vật và phát triển của xã hội loài người
Bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng lòng đất, năng lượng bức xạ mặt trời và năng lượng hạt nhân.
*Ví dụ: Mỏ than Quảng Ninh, năng lượng mặt trời ở Bình Thuận
và vùng biển Đông còn chứa đựng các mỏ dầu khí có giá trị kinh
tế cao, cung cấp năng lượng cho đất nước.
TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG
Trang 46Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, với nhiều vịnh, đảo, và vùng nước sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí và phát triển du lịch biển
*Ví dụ: Ngư trường Phú Quốc, Nha Trang và Vũng Tàu.
>> Tài nguyên biển không chỉ là nguồn lực kinh tế mà còn là môi trường sống quý giá cần được bảo vệ và khai thác bền vững.
TÀI NGUYÊN BIỂN
Tăng Ngọc Quỳnh Hương
Trang 47TÀI NGUYÊN SINH HỌC TÀI NGUYÊN RỪNG
Tất cả các loại thực vật, động vật và
vi sinh vật sống hoang dã trong
rừng, trong đất, trong không khí và
trong các vực nước, gắn liền với đời
sống con người nên cần các biện
pháp bảo vệ
Tăng Ngọc Quỳnh Hương
Tài nguyên tái tạo, được khai thác sử dụng phục vụ cho nhu cầu đời sống nhưng mà cần có những biện pháp như là xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, trồng rừng, phòng cháy rừng
*Ví dụ: Các khu rừng như Cúc Phương, Cát Tiên, rừng ngập mặn Cần Giờ là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm và cung cấp gỗ, dược liệu
Trang 48Đa dạng di truyền: Sự biến đổi về gen trong các cá thể của cùng một loài
Đa dạng di truyền giúp loài có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi
và tăng cường sự tồn tại của loài
Tăng Ngọc Quỳnh Hương
Trang 50CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
-Con người là một thành viên trong các hệ sinh thái tự nhiên
Con người tồn tại như một bộ phận của tự nhiên
-Con người có vị trí đặc biệt khác xa với những loài động vật khác
-Được tạo nên bởi hai tính chất quy định bản chất của con người:
bản chất sinh vật và bản chất văn hóa
Trang 51-Bên cạnh đó sự tăng trưởng dân số và sự phát triển của đại
công nghiệp là hai yếu tố chính là hư hại sinh quyển
Hậu quả: mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học và tài nguyên, ô
nhiễm môi trường, thiếu nước trầm trọng,
=>Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm với thiên nhiên vì
đó cũng chính là trách nhiệm của bản thân mình
Trang 52Phát triển và phát triển bền vững
Sự phát triển kinh tế xã hội là quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên để sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
Phát triển là nâng cao điều kiện vật chất trong cuộc sống, tạo lập được
sự công bằng và bình đẳng của con người.
Ví dụ: Một cộng đồng đang thúc đẩy phát triển xã hội có thể tập trung
vào việc cải thiện hạ tầng giáo dục và chăm sóc sức khỏe cơ sở, để đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trang 53Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là ‘’sự phát triển có thể đáp ứng được những
nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, đan xen
và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ kinh tế, hệ xã hội và
hệ môi trường
+Sự bền vững về kinh
tế+Sự bền vững xã
hội+Sự bền vững về môi
trường
Trang 54Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững còn được gọi là mục tiêu toàn cầu
Trang 55BÙNG NỔ DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thường được đo bằng một cuộc điều tra
dân số và biểu hiện băng một tháp dân số
Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số
quá nhanh trong một thời gian ngắn
gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt
của đời sống xã hội
Trang 56Lịch sử và tình hình phát triển dân số
Sự phát triển của dân số thế giới bao gồm 4 thời kỳ
Thời kỳ trước khi có sản xuất
Từ đầu thời kỳ nông nghiệp đến cách mạng công nghiệp
Thời kỳ từ cách mạng công nghiệp tới chiến tranh thế giới thứ haiThời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Trang 57Dân số của Việt Nam đã trải qua một sự gia tăng đáng kể qua các năm
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường
Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Sự phát triển của yếu tố này có mỗi liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia
Trang 58Sức ép của gia tăng dân số đối với tài nguyên và môi trường
Tài nguyên
+Tài nguyên khoáng sản
+Tài nguyên
rừng+Tài nguyên sinh
vật+Tài nguyên
đất+Tài nguyên nước
Môi trường
+Môi trường
đất+Môi trường
nước+Môi trường không
khí