1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Yếu tố kì Ảo trong truyện kể

26 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu tố kì ảo trong truyện kể
Người hướng dẫn Phùng Diệu Thuỳ, Ngô Hải Yến, Dương Thị Yến, Đỗ Thị Hồng Nguyệt, Vũ Thị Thuỳ Vân
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 17,97 MB

Nội dung

Phẩm chất của nàng Bích Châu • Phẩm chất của nàng Bích Châu qua sự việc kì 3... * Phẩm chất Bích Châu qua suy nghĩChi tiết “Nghĩa là vua tôi, ơn là chồng vợ, đã không lấy lòng trung can

Trang 1

YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN KỂ

Bài 4:

Giáo viên thực hiện:

1 Phùng Diệu Thuỳ, Trường THPT Thanh Ba, Phú Thọ

2 Ngô Hải Yến, Trường THPT Quỳnh Lưu 1, Nghệ An

3 Dương Thị Yến, Trường THPT Phạm Văn Đồng, Gia Lai

4 Đỗ Thị Hồng Nguyệt, Trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội

5 Vũ Thị Thuỳ Vân, THPT Quang Trung, Hải Phòng.

Trang 2

Văn bản 1: Tiết 2

HẢI KHẨU LINH TỪ ( ĐỀN THIÊNG CỬA BỂ )

ĐOÀN THỊ ĐIỂM

Trang 3

-KHỞI ĐỘNG

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Trang 4

A Nhân vật, sự việc

B Nhân vật, sự việc, thủ pháp nghệ thuật

C Nhân vật, sự việc, kết cấu, thủ pháp nghệ thuật

Câu 1 Yếu tố nghệ thuật hiện diện chủ yếu ở những

phương diện nào sau đây?

B

Trang 5

A Không gian cõi tiên, không gian âm phủ

B Không gian cõi tiên, không gian khác lạ, không gian âm phủ

C Không gian cõi tiên, không gian âm phủ với khung cảnh hãi hùng

Câu hỏi 2 Không gian truyện truyền kì thường biểu

hiện ở những phương diện nào sau đây?

B

Trang 6

A Thời gian ban đêm huyền bí

B Thời gian khác lạ, ban đêm

C Thời gian ban đêm, hư ảo

Câu hỏi 3 Dòng nào nói đúng thời gian nghệ thuật

của truyện truyền kì?

C

Trang 7

A Lối nói so sánh, ẩn dụ, khoa trương

B Lối nói so sánh, ẩn dụ, ngôn từ hoa mĩ, điển cố

C Lối nói so sánh, ẩn dụ, khoa trương, phóng đại, điển cố, hoa mĩ

Câu 4 Ngôn ngữ truyện truyền kì thường là những

biểu hiện nào sau đây?

C

Trang 8

TỔNG KẾT

I

II 1 2 III

Trang 9

THẢO LUẬN NHÓM

b Phẩm chất của nàng Bích Châu

• Phẩm chất của nàng Bích Châu qua sự việc kì

3

Trang 10

II KHÁM PHÁ VĂN BẢN

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lai lịch

Chân dung:

Nhận xét

1 NHÂN VẬT NÀNG BÍCH CHÂU

Đền thờ Chế Thắng phu nhân

Nguyễn Thị Bích Châu là điểm du lịch

Hà Tĩnh nổi tiếng (Ảnh: sưu tầm)

a Lai lịch, chân dung nàng Bích Châu

Lai lịch

• Con gái nhà quan, tên chữ Bích Châu

• Là người thông hiểu âm luật

Chân dung:

• Đoan trang, dung nhan tươi tắn

Nhận xét

• Cách giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp, tạo

• được ấn tượng chân thực, quen thuộc, sâu

• sắc về nhân vật

Trang 12

* Phẩm chất Bích Châu qua lời can gián

Chi tiết + Bích Châu thấy chính sự quốc gia tiếp theo thói tệ thời Tôn

Đức nên ngày càng suy kém, bèn viết bài biểu Kê minh thập sách dâng lên

+ Khi nhà vua muốn dấy binh thảo phạt Chiêm Thành đang quấy phá bờ cõi, Bích Châu dâng biểu can gián, khuyên vua nên rộng lượng, dừng việc binh đao để dân chúng được yên vui

Phẩm chất Bích Châu là con người vừa có sự cương trực, vừa có lòng bao

dung, thương yêu dân chúng, ghét cảnh chiến tranh

Trang 13

* Phẩm chất Bích Châu qua suy nghĩ

Chi tiết “Nghĩa là vua tôi, ơn là chồng vợ, đã không lấy lòng trung can

gián nổi để giữ nền bình trị, lại không khéo lấy lời ngay để ngăn lòng hiếu chiến, thật là sống thừa trong cõi đất trời vậy”

Phẩm chất Bích Châu biết suy nghĩ một cách vẹn toàn về những điều gốc rễ

của chính sự quốc gia, lo lắng cho nền trị bình của đất nước

Trang 14

* Phẩm chất Bích Châu qua hành

động

Chi tiết Trong tình thế cấp bách, mặc dù nhà vua không chấp thuận

nhưng Bích Châu đã không “tham luyến phồn hoa”, chẳng “tiếc thân bồ liễu”; nàng cũng không cần so đo tính toán mà quyết gieo mình xuống biển, tự nộp thân mình cho Giao thần để giải gỡ mối nguy trước mắt của quan quân

Phẩm chất Bích Châu là con người quyết liệt, một lòng vì nghĩa vong thân, vì

an nguy của đất nước mà dũng cảm hy sinh, không màng sống chết

Trang 15

1 2

* Phẩm chất Bích Châu qua chi tiết kì ảo

Nàng Bích Châu hiển linh hai lần trong hai sự kiện “vãng - hoàn” của

vua Lê Thánh Tông:

Giãi bày mối oan

 ca tụng công tích sang khí tiết, phẩm giá

Lập đền thờ

Nhà vua “về đến kinh đô,

hạ chiếu, lập đền thờ Mãi đến đời nay khói hương vẫn còn nghi ngút, rất là

linh ứng”.

 Nàng Bích Châu trung trinh đã hóa thân thành một biểu tượng bất tử trong lòng

nhân dân.

Trang 16

Qua chi tiết kỳ ảo

Biểu tượng cho mẫu hình người phụ nữ mang vẻ đẹp lí tưởng: diện mạo xinh đẹp, tươi tắn, tính cách trung trinh, kiên định; có trí tuệ sắc sảo và tinh thần trượng nghĩa; có lòng nhân từ khoan hậu và đức hi sinh;

Trang 17

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

2 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN TRUYỀN KÌ

Trang 18

2 Đặc điểm truyện truyền kì

a Đề tài, cốt truyện

- Đề tài: Quá trình thống nhất giang sơn của các triều đại phong kiến,

sự kiện lịch sử diễn ra ở đời Trần và đời Lê.

- Cốt truyện: Các biến cố, sự kiện, hành động, kì ảo liên kết với nhau thành chuỗi, tạo nên cốt truyện có tính chất li kỳ, huyễn hoặc; cốt

truyện của truyện truyền kì Đền thiêng cửa bể gắn với các yếu tố văn

hoá, tín ngưỡng về đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu.

Trang 19

b Nhân vật

- Hệ thống nhân vật trong truyện thuộc nhiều giai tầng, lãnh

giới, thời đại khác nhau: vua Trần Duệ Tông, Bích Châu, các phụ lão, Giao thần, vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Trọng Ý, Lương Thế Vinh, Quảng Lợi vương Nhân vật chính là nàng Bích Châu

+ Nhân vật có thể có năng lực siêu nhiên, xuất thân kỳ lạ, diện

mạo khác thường, biến hoá,

+ Nhân vật kì ảo và nhân vật phàm trần đối thoại, tương tác với

nhau một cách tự nhiên, không có sự cách biệt

+ Nhân vật được chú trọng xây dựng với nhiều góc cạnh đa dạng: lai lịch, ngoại hiện, suy nghĩ, hành động, phẩm chất…

Trang 20

c Ngôn ngữ

- Lời kể: Lời kể ở ngôi thứ ba, điểm nhìn bên ngoài, có sự đan

xen tản văn với biền văn và vận văn; sử dụng lối nói so sánh - ẩn

dụ; ưa hình thức biểu đạt cầu kỳ, khoa trương, phóng đại; chuộng ngôn từ hoa mỹ; dùng nhiều điển cố, hình ảnh biểu trưng;

- Lời đối thoại: Ngôn ngữ đối thoại; có lời thoại trực tiếp; có cả

lời thoại trong “hiện thực lịch sử” và lời thoại của các nhân vật thuộc hai thế giới hữu hình và vô hình

=> Tính văn chương, giá trị biểu cảm của tác phẩm được chú trọng qua ngôn ngữ Điều này đã góp phần làm nên sự hấp dẫn

của câu chuyện trong việc thể hiện chủ đề - tư tưởng của tác

phẩm

Trang 21

Là yếu tố không thể thiếu của thể loại truyện truyền kì.

Khắc họa đậm nét nhân vật và sự việc, thể hiện dụng ý của nhà văn

Tạo nên sự lôi cuốn, li kì, sức hấp dẫn, cho câu chuyện

“Lấy kỳ nói thực” là phương thức lí giải nội dung hiện thực của

truyện truyền kì

* Liên hệ với vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện cổ dân gian…

Trang 22

III TỔNG KẾT

1 Giá trị nội dung

- Sử dụng kết hợp yếu tố kì ảo và yếu

tố thực:

+ Yếu tố kì ảo -> tăng sức hấp dẫn

cho câu chuyện

+ Yếu tố thực -> tăng sức thuyết phục

cho các sự kiện và nhân vật được kể

- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính

-> tạo sức lôi cuốn

- Cách kể, dẫn dắt truyện khéo léo,

nhiều chi tiết đặc sắc, hấp dẫn

2 Đặc sắc nghệ thuật

- Câu chuyện về nàng Bích Châu, một nhân vật gắn với những truyền tụng về các sự kiện lịch sử diễn ra ở đời Trần và đời Lê

- Gián tiếp đề cập quá trình thống nhất giang sơn của các triều đại phong kiến

- Ca ngợi tấm gương trung trinh, tiết nghĩa của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, một lòng vì non sông đất nước

Trang 25

V Đoạn văn tham khảo

Con người và thần linh, dương gian và âm thế, cõi thực và cõi mộng tất cả hòa quyện trong những chi tiết kì ảo, đưa người đọc đến với một không gian đa chiều, phức hợp trong tác phẩm Hải khẩu linh từ - Đền thiêng cửa bể (Đoàn Thị Điểm) Màu sắc kì ảo đã góp phần làm cho câu chuyện thêm phần kịch tính, khiến người đọc chờ đợi, hồi hộp suy đoán về cuộc đời nàng Bích Châu, về công tích và sự hi sinh vì chính nghĩa của nàng, về vận mệnh của giang san đất nước… Tất cả xoay quanh một trục hỗn hòa giữa “kì” và

“thực” tạo nên chất men say li kì, cuốn hút của tác phẩm

Trang 26

VI VẬN DỤNG

GV yêu cầu HS biên kịch và nhập vai tái hiện một cảnh đặc sắc trong câu

chuyện về nàng Bích Châu

Ngày đăng: 12/11/2024, 15:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN