TrồngkhoaitâybằngphươngpháplàmđấttốithiểukếthợpvớicáchoạtđộnggiảmthiểuthuốcBVTV Đặtvấn đề Khoaitây là cây trồng quan trọngtrong công thức luân canh lúa xuân muộn - lúa mùa sớm - khoaitâyđông vàkhoai tây xuân – lúa xuân muộn – lúa mùa sớm – rau đông. Khoaitây là cây trồng có ưu thế hơn nhiều loạicây trồng khác về khả năng tiêu dùng và bảo quản lâu, là nguồn nguyên liệu quantrọng trong công nghiệp chế biến, cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nó cũnglà cây trồng góp phần bảo đảm an ninh lương thực. Ngoài ra đất đai, khí hậu,thời tiết vụ đông xuân ở các tỉnh miền bắc thuận lợi cho việc phát triển câykhoai tâyvới quy mô lớn. Với ưu thế đó, trong những năm gần đây diện tích trồngkhoaitây tại Hải Phòng ngày càng đượcmở rộng, hàng năm diện tích trồngkhoaitây toàn thành từ 1500 - 1600ha, nhiều địa phương đã ký hợpđồng trực tiếp vớicác nhà sản xuất về cung ứnggiống và bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên nông dân chủ yếu trồng theo phương phápcanh tác truyền thống. Được sự giúp đỡ của Cục Bảo vệ thực vật, Văn phòng FAO -IPM, Chi cục BVTV Hải Phòng triển khai, thựchiện mô hình “Trồng khoaitây bằngphương pháplàmđấttốithiểu kết hợpvớicáchoạtđộnggiảmthiểuthuốc BVTV” từ vụđông 2009 đến nay, cụ thể: + Vụ đông 2009:- Thực hiện tại thôn Đồng Hải – xã An Hưng–An Dương –Hải Phòng. + Vụ đông 2010: Thực hiện tại thôn Kinh Điền – xã tânViên – An Lão – Hải Phòng + Vụ xuân 2011: Thực hiện tại thôn Đồng Hải – xã An Hưng– An Dương – Hải Phòng. Cùng với việc triển khai các thí nghiệm ngoài đồng ruộng,chúng tôi còn tổ chức 03 lớp huấn luyện nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp(IPM) trên cây khoai tây. - Số nông dân tham dự: 30 người/lớp. Tổng số 90 người - Ngoài điều tra phân tích hệ sinh thái để đưa ra biện pháp xử lý đồng ruộng hàng tuần,nông dân còn được tham gia thảo luận và trao đổi các chủ đề như anh hưởng củathuốc BVTV đến sâu hại và thiên địch; sinh lý cây khoaitây qua các giai đoạnphát triển; ảnh hưởng của thuốcBVTV đến sức khỏe con người và môi trường; sửdụng thuốcBVTV an toàn và hiệu quả trên rau; quản lý chuột hại; quản lý bệnhhại…. II. Mụcđích - Ứngdụng tiến bộ kỹ thuật trồngkhoaitây mới bằng phương pháplàmđấttốithiểu đểgiảm công lao độngtrong khâu làm đất, chăm sóc và chi phí sản xuất. - Tậndụng các nguồn rơm rạ sau thu hoạch góp phần cải tạo đất, tránh ô nhiễm môitrường bảo vệ HST nông nghiệp. - Nângcao nhận thức cho nông dân về sử dụng thuốcBVTV an toàn hiệu quả nhằm giảm thiểuthuốc BVTV trên đồng ruộng. - Chuyểngiao tiến bộ kỹ thuật canh tác khoaitây có hiệu quả cho nông dân. III.Một số kết quả đã đạt được tại Hải Phòng Kết quả thí nghiệm cho thấy, trồngkhoaitâylàmđất tốithiểu tiết kiệm được công trồng, công làm đất, công thu hoạch, cho hiệu quảkinh tế cao hơn trồngkhoaitây theo phươngpháp truyền thống từ 1.945.000đ/sào - 2.310.000 đ/sào (tương đương54.027.000 - 63.987.000 đ/ha). Đồng thời sản phẩm khoaitây sau thu hoạch cómẫu mã đẹp hơn, củ sáng bóng, tạo sản phẩm sạch, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. - Các giống khoaitây ( Sinora, Atlantic, VT2, Diamant )trồng thí nghiệm theo phươngpháplàmđấttốithiểu đều cho năng suất và hiệuquả kinh tế cao hơn so vớiphươngpháp truyền thống. - Phươngpháptrồngkhoaitâylàmđấttốithiểu hiệu quảkinh tế cao hơn phươngpháp truyền thống, dễ thực hiện, không phụ thuộc chặtchẽ vào thành phần đất canh tác. Trồngkhoaitâybằngphươngpháplàmđấttốithiểu là mộttrong những tiến bộ trồng trọt mới trong sản xuất khoai tây. Chi cục bảo vệthực vật Hải Phòng đã triển khai và thực hiện thí nghiệm trồngkhoaitây bằngphương pháplàmđấttốithiểu qua 3 vụ liên tiếp. Qua kết quả thực hiện, Chicục BVTV Hải Phòng xây dựng quy trình trồngkhoaitâybằngphươngpháplàmđất tốithiểu như sau: IV. Quytình trồngkhoaitây theo phươngpháplàmđấttốithiểu CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT HẢI PHÒNG PHÒNG NGHIÊN CỨU ƯDCNSH QUY TRÌNH TRỒNG KHOAITÂYBẰNGPHƯƠNGPHÁPLÀMĐẤTTỐITHIỂUTrồngkhoaitâybằngphươngpháplàmđấttốithiểu là một trong những tiến bộ trồng trọt mới trong sản xuất khoai tây. Chi cục bảo vệ thực vật Hải Phòng đã triển khai và thực hiện thí nghiệm trồngkhoaitâybằng phương pháplàmđấttốithiểu qua 2 vụ đông 2009, 2010. Qua kết quả thí nghiệm, Chi cục BVTV Hải Phòng xây dựng quy trình trồngkhoaitâybằngphươngpháplàmđấttốithiểu như sau: 1. Thời vụ trồng - Vụ đông: trồng từ 5/10-20/11. - Vụ xuân: trồng từ 15/12 – 15/1. 2. Đấttrồng - Có thể trồng trên chân đất: thịt, thịt nhẹ, cát, cát pha và đất bãi bồi, pH khoảng 5,5 – 6,5. Đất phải chủ động tưới tiêu, không trồng trên đất trước đó trồng cây họ cà. - Đất sau khi trồng lúa hoặc các cây trồng khác, dọn sạch tàn dư, không phải cày bừa. - Tạo luống bề mặt rộng 1m, sau đó tạo rãnh rộng 30 cm, sâu 25 cm. Xung quanh ruộng tạo rãnh để thoát nước. Đất rãnh đập nhỏ dùng để phủ lên củ khoaitây khi trồng. 3. Mật độ trồngTrồng mật độ từ 1.000 – 1.300 gốc/sào với khoảng cách 50 x 30 cm hoặc 50 x 40 cm 4. Phân bón Để trồngkhoaitâybằngphươngpháplàmđấttốithiểu tốt nhất phải chuẩn bị phân chuồng, phân rác ủ hoai mục và một số loại phân hóa học khác. Lượng phân bón có thể dùng cho 1 sào bắc bộ (360 m 2 ) như sau: Loại phân Tổng lượng phân bón Bón thúc (%) Kg/sào Bón lót (%) Lần 1 Lần 2 P/c ủ mục 500-700 100 - - Đạm ure 6- 10 20 30 40 Lân supe 15- 20 100 - - Kali clorua 6- 10 20 30 40 Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh, phân rác qua chế biến thay thế phân chuồng với tỷ lệ 1/3 phân chuồng. - Cách bón thúc: + Lần 1: sau khi trồng 20- 30 ngày + Lần 2: sau lần 1 từ 15- 20 ngày. Có thể hòa nước tưới hoặc bón trực tiếp vào dưới lớp rạ sau đó tưới nước. 5. Chuẩn bị giống Tiêu chuẩn khoai giống: không bị sâu bệnh, kích cỡ củ phải đều, mầm phát triển bình thường (mập, khỏe), nên sử dụng củ giống trẻ sinh lý. Tốt nhất nên dùng giống đã qua xử lý và được bảo quản trong kho lạnh. Trước khi trồng 5-7 ngày, lấy khoai từ kho lạnh, để dưới đất, dưới có đặt lớp rơm mỏng, hàng ngày tưới đủ ẩm, kếthợp tưới thuốc Validacin xủ lý nấm bệnh cho khoai tây. Đưa khoai ra trồng khi mầm dài 0,2 - 0,5cm Nếu củ giống to quá, có thể cắt củ thành nhiều miếng để trồng, mỗi miếng cắt cần có từ 2-3 mầm và có trọng lượng 20-25g, khi cắt củ phải chú ý, tẩy trùng dao sạch trước khi cắt để tránh nấm và vi khuẩn lây lan qua vết cắt, cắt củ giống từ đầu củ tới đuôi củ. Có thể cắt củ theo 2 phương pháp: - Cắt dính: cắt củ thành 2 phần có dính nhau (đoạn dính khoảng 1cm), sau đó úp 2 miếng vào nhau như ban đầu để miếng cắt tạo mô sẹo. Khi trồng thì tách từng miếng cắt dời nhau ra để trồng. - Cắt rời chấm xi măng: Cắt rời từng miếng, sau đó chấm xi măng (xi măng bột dùng để xây nhà) kín mặt miếng cắt. Có thể dùng một số giống như: Diamant, Atlantic, Sinora, VT2… 6. Chuẩn bị rơm rạ Một sào khoaitây phải chuẩn bị từ 2 – 3 sào rạ (tùy theo độ dài rạ, nếu rạ dài thì sử dụng ít hơn). 7. Cách trồng Dùng toàn bộ phân chuồng ủ mục, 100% lân, 30% đạm trộn đều bón lót theo từng hốc. Sau đó đặt củ giống vào giữa hốc lót ít đất phía dưới. Dùng đất rãnh đập nhỏ phủ kín củ giống 1 lớp mỏng. Sau đó dùng rơm rạ phủ dầy lên toàn bộ mặt luống 7- 10 cm. Sau trồng 20 – 30 ngày, bổ sung thêm rạ đảm bảo rạ trên mặt luống luôn dày 7-10 cm. Chú ý: - Khi cắt rạ nên để nguyên nếp, không làm rối đẻ đảm bảo độ chặt của rạ khi phủ lên mặt luống. - Phải phủ rạ sát và kín gốc, đặc biệt từ giai đoạn hình thành tia củ và củ phát triển, nếu rạ phủ không đủ kín sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tia củ và củ, củ khi bị tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ bị xanh hóa. 8. Tưới nước và chăm sóc + Nguồn nước tưới phải dùng nước sạch không bị ô nhiễm. + Khoaitây cần nhiều nước, nhất là ở thời kỳ phình củ và thời kỳ củ lớn nhanh. Trong giai đoạn này có thể tưới nước vào rãnh cho ruộng thấm đều sau đó tháo hết nước thừa đi. Khoaitây không chịu được úng do đó tránh để nước đọngtrong luống. 9. Phòng trừ sâu bệnh Thường xuyên kiểm tra dồng ruộng theo phươngpháp IPM để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại. Cần chú ý một số đối tượng sâu bệnh hại như: sâu xám, sâu khoang, sâu đo xanh, bệnh sương mai,bệnh thối rễ gốc mốc trắng, bệnh héo xanh vi khuẩn… + Sâu hại: khi mật độ thấp có thể áp dụng các biện pháp thủ công hoặc bẫy bả để phòng trừ. Khi mật độ sâu hại cao có thể sử dụng một số loại thuốc có nguồn gốc sinh học để phòng trừ như: Sherpatin 18EC, 36EC; Silsau 4.5EC; Aremec 18 EC + Bệnh hại: Bênh sương mai, thối rễ gốc mốc trắng và một số bệnh do nấm gây hại phải phát hiện sớm, tiêu hủy tàn dư cây bệnh và có thể dùng một số loại thuốc trừ nấm sau để phun trừ: Ridomil MZ 72WP; Ridomil Gold 68WP, 68WG; Antracol 70WP; Mexyl MZ 72WP; Dithane M-45 80WP… Bệnh héo xanh vi khuẩn: Rất khó phòng trừ khi bệnh đã xuất hiện gây hại trên đồng ruộng. Vì vậy, cần phải áp dụng các biện pháp ngừa bệnh sau đây; Luân canh với cây lúa nước. Xử lý hạt giống trước khi trồng để tiêu diệt nguồn vi khuẩn . Bón lót phân chuồng mục, tưới tiêu hợp lý (không quá ẩm hoặc ngâm nước trong ruộng) Vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ kịp thời cây bệnh để gom, tiêu hủy. Chú ý: Khi sử dụng thuốcBVTV để phòng trừ phải sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. . Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu kết hợp với các hoạt động giảm thiểu thuốc BVTV Đặtvấn đề Khoai tây là cây trồng quan trọngtrong công thức. nghiệm trồng khoai tây bằngphương pháp làm đất tối thiểu qua 3 vụ liên tiếp. Qua kết quả thực hiện, Chicục BVTV Hải Phòng xây dựng quy trình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tốithiểu. Quytình trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT HẢI PHÒNG PHÒNG NGHIÊN CỨU ƯDCNSH QUY TRÌNH TRỒNG KHOAI TÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẤT TỐI THIỂU Trồng khoai