1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành ngành thú y – chăn nuôi

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực hành về hình thái cấu tạo của giáp xác, thân mềm và cá lóc
Tác giả Lương Hoàng Hiếu, Lễ Vũ Tuấn Minh, Đào Thụy Huỳnh Anh, Nguyễn Trần Gia Linh, Nguyễn Trần Văn Tân
Người hướng dẫn TS. Trịnh Thị Lan Anh
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Chuyên ngành Thú y – Chăn nuôi
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 11,29 MB

Cấu trúc

  • I. VỊ TRÍ PHÂN LOẠ (5)
  • II. MẪU VẬT, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT (5)
    • 1. Mẫu vật (5)
    • 2. Dụng Cụ (6)
    • 3. Hóa Chất (6)
  • III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU (6)
  • IV. NỘI DUNG (7)
    • 1. Cấu Tạo Ngoài (7)
    • 2. Cấu tạo trong (10)
  • BÀI 2. BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA THÂN MỀM (12)
    • I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG (12)
    • II. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI (12)
    • III. MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT (13)
      • 2. Dụng cụ (14)
      • 3. Hóa chất (14)
    • IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU (14)
    • V. NỘI DUNG ỐC NHỒI (15)
      • 1. Cấu tạo ngoài (15)
    • VI. NỘI DUNG TRAI SÔNG (18)
      • 1. Câu tạo ngoài (18)
  • BÀI 3. BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA CÁ LÓC (21)
    • V. NỘI DUNG (23)
  • BÀI 4. BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA LỚP LƯỠNG CƯ (29)
  • BÀI 5. BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA LỚP BÒ SÁT (39)
  • BÀI 6. BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA LỚP CHIM (47)
  • BÀI 7. BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA LỚP THÚ (58)

Nội dung

Cấu Tạo Ngoài Hình dạng ngoài của tôm càng Macrobrachium nipponennse Cơ thể chia làm 2 phần: là đầu ngực và bụng, bao ngoài là lớp vỏ kitin.. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCMMặt ngoài giá

VỊ TRÍ PHÂN LOẠ

Họ: Palaemonidae ( Họ tôm gai hay họ tôm càng)

Chi: Macrobrachium ( Chi tôm càng)

Loài: Macrobrachium nipponense ( Loài tôm càng sông)

MẪU VẬT, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT

Mẫu vật

Hình 1.1 Tôm càng ( Macrobrachium nipponense)

Tôm có hình dạng tương tự tôm càng xanh nhưng kích cỡ bé hơn, màu sắc cơ thể và đôi càng thường có màu vàng hoặc sẫm Khi nhỏ tôm càng sông và tôm riu cùng cỡ vẫn phân biệt được, vì tôm càng sông cơ thể dài và chân bò phát triển hơn. Chúng thành thục và sinh sản sau 5 – 6 tháng, cơ thể dài từ 5 – 9 cm, trọng lượng từ 10 – 15 gam/con.

Tôm càng thường sống phổ biến ở sông suối, ao, hồ, ruộng… Chúng bò dưới đáy, ở trong các hang hốc của các bến đá, ao ngầm tre gỗ, hay bơi trong nước Tôm càng ăn côn trùng dưới nước, nòng nọc, giáp xác nhỏ. Để có mẫu vật sống có thể mò tôm bằng tay ở nơi có các rễ cây si, cây sung… hay câu tôm bằng rớ, vó, lờ Tốt nhất đặt cho các vó bè hay mua ở chợ vào lúc sáng sớm.

Có thể nuôi tôm trong phòng thí nghiệm bằng các bể kính hay các bô can thủy tinh lớn Chú ý tính phàm ăn của tôm và nhu cầu của tôm và nhu cầu oxy rất cao, thức ăn là cám rang, tép, giun, và cá con.

Phân biệt tôm đực và tôm cái bằng cách so sánh 2 con cùng kích thước, con nào có càng lớn hơn thì đó là con đực.

Dụng Cụ

Giấy vẽ hình, bút chì, bút màu,

Thiết bị chụp ảnh mẫu: máy ảnh, điện thoại.

Hóa Chất

Xanh methylene ( methylene blue) Đỏ trung tính,

Thuốc nhuộm hematoxylin hay eosin.

PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU

Dùng mẫu vật tươi hay định hình trong cồn 70 để nghiên cứu hình dạng ngoài o

Gỡ nhẹ nhàng các phần phụ theo thứ tự từ trước ra sau và quan sát dưới kính lúp để bàn hay kính lúp cầm tay Để quan sát nội quan cần phải gỡ một phần vỏ giáp đầu ngực về phía mặt lưng và phần thân: cầm tôm trên tay, cắt hai đường dọc theo 2 bên than từ phần đầu ngực tới cuối bụng Sau đó gỡ vỏ và gỡ dần các lớp cơ để quan sát nội quan Trong phần đầu ngực có dạ dày, tim, khối gan tụy, các tuyến và ống sinh dục. Muốn quan sát hệ thần kinh thì phải gỡ bỏ tất cả các nội quan Chú ý vị trí của não, vòng thần kinh hầu và các đôi hạch khác Muốn quan sát hệ tuần hoàn thì phải tiêm camine- gelatin vào tim của tôm sống, khi tim vẫn còn đang co bóp yếu.

NỘI DUNG

Cấu Tạo Ngoài

Hình dạng ngoài của tôm càng (Macrobrachium nipponennse)

Cơ thể chia làm 2 phần: là đầu ngực và bụng, bao ngoài là lớp vỏ kitin.

Phần đầu - ngực: gồm 1 đôi mắt kép, càng, chân bò, hai đôi râu ( Anten I, Anten

II ) và các chân hàm Gồm 13 đốt dính liền nhau, có tấm giáp bọc kín, chỉ để hở phía bụng Phía trước có chủy đầu là gai dài, nhọn và sắc cạnh Cạnh trên có 13 – 14 răng, cạnh dưới có 3 – 5 răng Phía trước giáp đầu ngực có 2 đôi gai ở hai bên, đôi gai dưới là gai anten (gai râu), đôi gai trên gọi là gai gan Trên bề mặt của giáp đầu ngực có các đường gờ và rãnh, chia giáp đầu ngực thành vùng: vùng tim, vùng mang, vùng vị,vùng mắt, vùng râu và vùng má.

Mặt ngoài giáp đầu ngực của tôm càng

Phần bụng (chân bơi và telson): gồm 7 đốt, mỗi đốt có một vòng vỏ, vòng vỏ trước che lấp vòng vỏ sau Trên mặt telson có 2 đôi gai bất động, đầu telson có 2 gai động.

Tùy theo chức phận mà phần phụ của tôm có cấu tạo khác nhau, tuy nhiên về cơ bản vẫn là phần phụ hai nhánh điển hình cho giáp xác: mỗi phần phụ gồm có 2 đốt gốc ( đốt thứ nhất là coxopodite nối với than, đốt thứ 2 gọi là basipodite nối với 2 nhánh ngọn) Nhánh ngọn có 2 lá nhánh ngọn ngoài (exopodite) và nhánh ngọn trong (endopodite).

Tôm càng có tất cả 19 đôi phần phụ, sắp xếp theo thứ tự từ đầu xuống đuôi như sau: 2 đôi anten (râu), 1 đôi hàm trên, 2 đôi hàm dưới, 3 đôi chân hàm, 5 đôi chân bò (chân ngực), 5 đôi chân bơi (chân bụng), 1 đôi chân đôi, còn telson không có phần phụ

Anten I (râu I): phần gốc có 3 đốt, đốt thứ nhất dài có hốc lõm ở mặt lưng và có gai cảm giác nhỏ ở mặt bụng, đốt thứ 3 có 3 nhánh là nhánh trong, nhánh ngoài và nhánh phụ ngoài.

Râu II: phần gốc 2 đốt, đốt thứ 2 mặt lưng có một gai,mặt bụng có lỗ bài tiết. Phần ngọn 2 nhánh: nhánh ngoài dẹt gọi là vảy anten, nhánh trọng hình sợi dài Bên dưới râu II có một nếp gấp kitin có thể xem là môi trên.

Hàm trên: gồm 2 phần nằm thẳng góc với nhau: phần dùng để xé mồi dẹp có 3 – 4 răng, phần dùng để nghiền mồi dày hơn có 5 – 6 răng.

Hàm dưới I: phần gốc 2 đốt hình lá nằm ngang, cạnh trong có lông cứng Nhánh trong không phân đốt, đầu chẻ đôi.

Hàm dưới II: phần gốc 2 đốt, nhánh trong không phân đốt, ngắn, chen giữa nhánh ngoài dẹt, rộng thành bộ phận quạt nước.

Chân hàm I: phần gốc có 2 đốt, cạnh trong có lông cứng Nhánh trong nhỏ, nhánh ngoài kéo dài thành một đuôi, góc nhánh ngoài có 2 thùy mang (enpipodite).

Chân hàm II: phần gốc 2 đốt hình lá, nhánh trong cong, có 5 đốt, nhánh ngoài không phân đốt.

Chân hàm III: cấu tạo kiểu phần phụ miệng 2 nhánh điển hình: gốc 2 đốt, nhánh ngoài không phân đốt, nhánh trong có 4 đốt Gốc chân hàm có tấm mang khớp ( Arthrobranchia).

Chân bò: có 5 đôi chân bò, mỗi chân có phần gốc 2 đốt ( coxopodite, endopodite) và phần ngọn 5 đốt ( ischiopodite, meropodite, carpodite, propodite và dartylus) Đôi chân bò thứ nhất và thứ 2 biến đổi thành càng, trên đầu có kẹp do đốt dartylus khớp động với đốt propodite Càng sau lớn hơn càng trước và càng con cái nhỏ và nhẵn hơn con đực.

Chân bơi: có 5 đôi ở phần bụng, có cấu tạo phần phụ 2 nhánh điển hình Đôi chân bơi 1 và 2 nhánh trong và ngoài dài ngắn khác nhau, các đôi còn lại có độ dài của nhánh trong và ngoài gần như nhau Riêng con đực có thêm phần phụ sinh dục hình que dài có lông cứng ở đôi chân bơi II.

Chân đuôi: đôi chân đuôi khớp sát với telson, mỗi bên có 2 nhánh xòe rộng. Cùng với telson có nhiệm vụ giữa thăng bằng và hướng chuyển động của tôm.

Các phần phụ của tôm càng

Cấu tạo trong

Cấu tạo trong của tôm càng a Hệ thần kinh

Có các đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ mắt và từ các anten về bộ não nằm ở gần mắt, phía đầu của vỏ giáp, và các dây thần kinh từ não tỏa đến các cơ, để điều khiển vận động, và bộ phận cơ thể khác, dọc theo một trục đi ở phía dưới bụng tôm. b Hệ tuần hoàn

Có tim nằm ở phía sau gan bên trong vỏ giáp và gần tiếp giáp với phần bụng, bơm máu, dẫn dinh dưỡng từ gan và dạ dày, và dẫn oxy từ hệ hô hấp đến các bộ phận khác qua các mạch máu, gồm có mạch máu chạy dọc ở phần phía trên của bụng (chạy dọc lưng) song song với ruột, và các mạch máu dẫn xuống phía dưới ở trong vỏ giáp, và có thể có thêm mạch máu chạy dọc ở phần phía dưới của bụng, mạch máu đi đến phía đầu. c Hệ tiêu hóa

Gồm có miệng nằm gần các chân hàm, dẫn thức ăn vào khoang dạ dày, nằm ngay sau não bên trong vỏ giáp và chiếm một thể tích lớn bên trong vỏ giáp Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày, sẽ được đẩy chạy dọc theo ruột, là đường ống nhỏ chạy dọc ở phần phía trên của bụng (chạy dọc lưng), và chất thải được đi ra ở lỗ mở của ruột nằm ở đuôi tôm Phía cuối dạ dày cũng có đường ống nối với gan, nằm ở phía sau dạ dày bên trong vỏ giáp, là nơi chất dinh dưỡng có thể được dự trữ. d Hệ hô hấp

Có các mang nằm ở sát hai bên thành của mai, phía bên trong mai, gần các chân hàm Ở một số loài mang còn xuất hiện ở các chân bơi Nước thường xuyên được chảy qua các mang để cung cấp oxy và mang đi khí cacbonic nhờ vào chuyển động của một số chân hàm, và chân bơi với các mang nằm ở gần chân bơi. e Hệ bài tiết

Gồm 2 đôi tuyến xanh lục nằm ở gốc anten II ( được gọi là tuyến anten ) Ống dẫn bài tiết ngắn, đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết nằm ở mặt bụng của gốc thứ 2 của anten

II Có thận, bàng quang và niệu đạo dẫn chất thải ra ngoài, tất cả nằm cạnh nhau và ở phía đầu của tôm, bên trong vỏ giáp, và phía trước miệng f Hệ sinh dục

Tôm đực gồm: có tinh hoàn nằm ở bên dưới tim và các ống dẫn tinh trùng xuống bên dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò (pereiopod) thứ năm

Tôm cái: gồm buồng trứng ở dưới tim và ống dẫn trứng xuống bên dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò thứ ba

Hình ảnh bộ phận sinh dục của tôm

BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA THÂN MỀM

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Cơ thể vốn có đối xứng hai bên tuy phần lớn ốc có cơ thể mất đối xứng Thân mềm, thường có 3 phần đầu, chân và thân Mô bì phần thân phát triển thành vạt áo Bờ vạt áo thường tiết vỏ đá vôi bọc ngoài cơ thể Khoang trống giữa vạt áo và các phần khác của cơ thể là khoang áo Trong khoang áo thường có cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi), một vài giác quan, lỗ bài tiết, lỗ hậu môn, lỗ sinh dục… gọi chung là cơ quan áo Mức độ phát triển và vị trí tương đối của các phần của cơ thể nhóm (song kinh có vỏ, vỏ một tấm, chân đầu cổ) vẫn có một số cơ quan sắp xếp theo kiểu phân đốt. Thể xoang của thân mềm thu nhỏ chỉ còn một phần bao quanh tim (xoang bao tim) và phần bao quanh tuyến sinh dục (xoang sinh dục) Phần còn lại gữa các nội quan có mô liên kết lấp kín.

Thân mềm có hệ tuần hoàn hở nhưng có tim khá chuyên hóa gồm tâm thất và tâm nhĩ Hệ bài tiết là dạng biến đổi của hậu đơn thận Hệ thần kinh theo kiểu bậc thang kép (ở nhóm cổ) hoặc hạch phân tán.

Hệ tiêu hóa có lưỡi bào (radula) đặc trưng Cơ quan hô hấp ở nước là mang lá đối (ctenidia bắt nguồn từ ctenidi, HI: lược) Thân mềm sinh sản hữu tính Trứng giàu noãn hoàng, phân cắt hoàn toàn, xoắn ốc và xác định.

Vỏ của thân mềm là sản phẩm tiết của bờ vạt áo, cấu tạo bằng CaCO , gắn kết 3 với nhau trên khuôn protein Phần chất hữu cơ có thể chiếm tới 30% (chân bụng) hoặc 70% (chân rìu) khối lượng khổ của vỏ Thường thì vỏ của thân mềm có 3 lớp: lớp sừng (periostracum) ở ngoài cùng, lớp xà cứ kết bằng nhiều tấm canxi ở trong cùng và lớp lăng trụ canxi dày ở giữa Tất cả các lớp vỏ đều do bờ vạt áo tiết ra Do đó, khi giữa bờ vạt áo và mặt trong của vỏ có các hạt bé (cát, vật ký sinh ), các tấm xà cừ được bờ vạt áo tiết ra sẽ bám xung quanh tạo thành các hạt óng ánh sắc màu gọi là "ngọc trai" Chỉ có một số loài trai cho ngọc đẹp Trong tự nhiên, các cá thể cho ngọc dẹp thường hiếm (1/1000 cá thể) Trong nghề nuôi trai lấy ngọc, người nuôi đã chủ động cấy các hạt nhựa vào vị trí thích hợp giữa bờ vạt áo và vỏ để tạo ngọc và thu hoạch ngọc trong khoảng 5-7 năm sau Nhờ có lớp xà cừ và lớp làng trụ canxi vỏ thân mềm được dùng làm nguyên liệu cho các hàng mỹ nghệ.

VỊ TRÍ PHÂN LOẠI

Loài: Pila polita (Oocd nhồi hay ốc bươu)

Lớp: Bivalvia (Hai mảnh vỏ)

Loài: Sinanodonra jourdyi hay S.woodiana

MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

1 Mẫu vật Ốc Nhồi (Pila polita)

Thường sống ở ao hồ và đồng ruộng, nhiều nhất là ở các ao, hồ có thể sen hai súng Chúng thường bỏ trên rong, bùn, ăn thực vật thối rữa và nổi lên mặt nước để thở.

Có thể mò ốc bằng tay Khi trời lạnh giá hay nóng bức, ốc nhồi thường nổi lên mặt nước nên có thể dùng vợt để vớt (chú ý sáng sớm ốc ăn gần bờ, chỗ cạn, trưa và chiều thưởng ở xa bờ và chỗ sâu) Muốn bắt được nhiều ốc thì có thể thả xác thực vật thối rữa xuống ao hồ, để qua đêm và lượm ốc vào sáng hôm sau Cũng có thể mua ốc nhồi ở các chợ Để chủ động mẫu, có thể nuôi ốc trong các bể sạch mực nước sâu 7 – 8 cm, đáy cát sạch và thả rong đuôi chó, bèo cái Cần đậy bể nuôi kín để tránh ốc bò ra ngoài và không bị chuột ăn ốc Cho ăn bằng thức ăn là cám, cơm, thay nước 3 – 4 ngày/lần Do khả năng chịu hạn giỏi nên cũng có thể bỏ ốc vào giỏ để trên cạn dùng làm mẫu thực hành. Ốc sên (Achatina fulica)

Là loài động vật thân mềm sống trên cạn trong các vườn cây quanh nhà Hàng năm vào tháng ba là mùa hoạt động cũng là mùa sinh sản mạnh.

Chúng thường hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng ẩn náu trong các hang

Do vậy việc thu thập mẫu vật vào thời kỳ này không có khó khăn gì.

Trai nước ngọt (Sinanodonta jourdyi)

Trai nước ngọt thường sống ở các thủy vực nước ngọt có dáy cát hay bùn Chúng thường vùi mình trong cát hoặc bùn, chỉ để lộ 2 xiphong ở cuối cơ thể Có thể bắt trai ở các thủy vực trên hay mua ở chợ.

Sáng sớm có thể mò theo vết đường cày trên cát để bắt trai Nuôi trai trong bể nuôi hoặc chậu thủy tinh, có đáy cát 10 cm, bùn non.

Cho ăn cám rang, thủy tảo, rận nước, ngày thay nước một lần và có sục khí Thả them bèo, rong vào bể nuôi.

Giấy vẽ hình, bút chì, bút màu,

Bê/chậu thủy tinh nuôi động vật thí nghiệm,

Thiết bị chụp ảnh mẫu.

Gelatin và chất gây mê (chi tiết tuỳ theo đối tượng nghiên cứu)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU

Mẫu sống dùng để quan sát hình dạng ngoài của ốc nhồi: Để giải phẫu phải giết chết ốc bằng cách cho chúng vào nước lạnh rồi đun nóng dần cho đến khi chúng thò cơ thể ra khỏi vỏ (chú ý không giết chúng bằng nước sôi vì như vậy chúng sẽ chết đột ngột, toàn bộ cơ thể sẽ rút vào trong vỏ gây khó khăn cho việc giải phẫu) Sau khi ốc chết, dùng vật cứng đập vỡ vụn vỏ ra, dùng kẹp gắp dần các mảnh vỏ Cần gỡ nhẹ nhàng để tránh làm rách lớp áo.

Muốn quan sát hệ tuần hoàn phải tiêm vào tim và các mạch máu lớn của ốc sên một dung dịch màu pha gelatin nóng chảy sau đó mới tiến hành giải phẫu để tránh làm đứt các mạch máu (chú ý khi tiêm dung dịch màu phải tiến hành trong nước ấm). Muốn giải phẫu, dùng kéo nhỏ cắt một đường ngang dưới mép áo: bắt đầu từ lỗ phổi theo một đường từ mép áo ở gốc không có phức hệ cơ quan áo tới sát tim Sau đó cắt thêm một đường dọc ở giữa đầu, từ phần đã cắt rời lên đến đỉnh đầu tới sát mép miệng Lật mảnh áo đã cắt sang bên phải và ghim chặt vào chậu mồ Đến đây đã có thể quan sát được tim, phổi, tuyến Bojanus Sau đó dùng kéo tiếp tục cắt bỏ màng bao nội quan ở phía dưới và thành cơ thể ốc để có thể quan sát được hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, tuần hoàn và thần kinh.

Muốn nghiên cứu nội quan phải tách Trai ra khỏi vỏ: Dùng dao lách nhẹ vào khe bụng Trai, tách rời áo Trai ra khỏi vỏ ở chỗ đường viền áo và cắt đứt 2 khối cơ khép vỏ nằm ở phía đầu và đuôi của con vật.

Muốn quan sát hệ tuần hoàn phải tiêm dung dịch màu pha trong gelatin nóng chảy trong nước ấm Vị trí tiêm là tâm thất hay động mạch trước Chú ý là trước khi tiêm phải giết chết Trai hay gây mê thì mới có hiệu quả.

Muốn quan sát hệ sinh dục phải lột lớp áo và cơ bao phủ

Muốn quan sát hệ tiêu hóa phải ghim chặt Trai vào tư thế thẳng đứng trong chậu mổ Từ từ lột bỏ áo, cơ và hệ sinh dục thì sẽ thấy hệ tiêu hóa Chú ý là đường đi của hệ tiêu hóa Trai rất phức tạp do đó phải giao phổi thật cẩn thận.

Muốn quan sát hệ thần kinh thì giao phối Trai đã định hình bằng formalin thì tốt hơn Trai còn sống vì hệ thần kinh của Trai đã định hình sẽ cứng và có màu sắc phân biệt rõ hơn so với Trai còn sống.

NỘI DUNG ỐC NHỒI

Hình ảnh cấu tạo ngoài của ốc

Vỏ của ốc nhồi nhân, bỏng, màu xanh đen pha màu vàng, có 5 vòng xoắn, vòng xoắn thứ 5 có miệng và nên rất lớn Và có vòng xoắn thuận.

Nắp miệng vỏ bằng tầm sừng, hơi dài, tâm hơi lệch về một bên Khi ốc thò đầu ra khỏi vỏ ta thấy ở giữa là thủy miệng, hai bên là xiphông, ống bên trái rất lớn thông với xoang phối được gọi là ống hút (hút nước vào) Còn ống bên phải nhỏ hơn, thông với xoang mang được gọi là ống thoát (thải nước ra).

Có nếp da bao quanh miệng kéo dài thành mấu lồi, phía ngoài mấu lồi này là 2 tua đầu, khi vươn ra có thể dài tới 5 cm Gốc của tua cảm giác có 2 mắt đỉnh trên 2 cuống ngắn.

Phía dưới phần đầu là phần chân, có rãnh dọc chia chân thành 2 mảnh Khi di chuyển, chân thường bè rộng đẩy nắp miệng về phía sau.

Tiếp theo là phần áo: cửa áo nằm ngay trên miệng và chạy từ trái sang phải Bề mặt của áo cũng như toàn thân ốc nhồi luôn có một lớp chất nhầy Bên trong là xoang áo Bên phải áo có lỗ sinh dục cái hay cơ quan giao phối nếu là ở con đực và hậu môn Bên trái áo có cơ quan cảm giác hóa học osphradi, đó là một mẫu lỗi ngắn màu vàng nhạt.

Hình ảnh cấu tạo trong của ốc

Nội quan: phần lớn nội quan nằm ở vòng xoắn cuối Qua lớp màng mỏng có thể phân biệt được một số cơ quan như:

Khối gan – tụy: có màu vàng xen lẫn với màu xanh đen.

Dạ dày: màu đỏ nằm trong khối gan tụy. a Hệ tiêu hóa

Trong thủy miệng có hành miệng gồm 2 dãy răng kitin ở hai bên, ở giữa là lưỡi gai với công thức răng là 2.1.1.1.2 Tiếp theo là thực quản dài và hẹp nối hành miệng với dạ dày, màu đỏ năm trong khối gan - tụy Sau dạ dày là ruột uốn khúc ngoằn ngoèo trong khối gan tụy, rồi đổ ra trực tràng chạy về phía trước cơ thể Cuối cùng là hậu môn nằm bên phải của áo Vùng miệng còn có một đôi tuyến nước bọt màu vàng đổ vào thực quản Khối gan tụy chia làm 2 phần: phần tiêu hóa pha màu vàng đỏ, phần bài tiết màu đen. b Hệ tuần hoàn

Tim nằm ở trong bao tim về trái của cơ thể Tim gồm 1 tâm nhĩ màu trắng nằm phía trước và 1 tâm thất màu nâu có thành dày nằm ở phía sau Các động mạch phổi qua tĩnh mạch chủ vào tâm nhĩ còn tâm thất thì nối với bầu động mạch ở phía sau phổi thông với ngoài qua xiphông hút Phần bên phải của xoang áo là xoang mang, thông ra

16 ngoài theo xiphông thoát Trong xoang mang có một dãy lá mang chạy song song với đoạn ruột thẳng.

Hình ảnh hệ tiêu hóa và tuần hoàn của ốc c Hệ bài tiết

Gồm một tuyến Bojanus màu đen sẫm phủ trên đoạn ruột cạnh bao tim và đổ ra đáy xoang áo. d Hệ sinh dục Ốc nhồi là động vật phân tính, có thể phân biệt ốc nhồi đực và cái qua hình dạng ngoài Con cái lớn hơn, đỉnh vỏ thấp và không nhọn như ốc đực.

Cơ quan sinh dục đực: gồm một tuyến tinh nhỏ màu trắng nằm cạnh ruột xoắn gần dạ dày ống dẫn tinh nhỏ, màu trắng chạy qua tuyến gan - tụy và dưới trực tràng, đồ vào túi chứa tinh dẫn đến cơ quan giao phối Cơ quan giao phối có rãnh hình máng để dẫn tinh trùng

Cơ quan sinh dục cái: gồm một tuyến trứng hình khối nhỏ màu trắng, nằm cạnh tuyến anbumin Ống dẫn trứng màu trắng chạy xuyên qua tuyến anbumin rồi theo chiều từ trái sang phải, hướng về phía trước đổ ra ngoài qua lỗ sinh dục cái. e Hệ thần kinh Ốc nhồi có 2 hạch não nằm trên hành miệng giữa hai hạch thần kinh có cầu nối với nhau vắt qua hành miệng và có các dây thần kinh đi đến tua đầu và mắt Hai khối hạch chân nằm ở hai bên dưới hành miệng, mỗi khối hạch này là do một hạch áo và một hạch chân gắn lại với nhau Hai khối hạch chân bên có cầu nối với nhau và với hạch não Hạch thần kinh trên ruột có dây thần kinh điều khiển mang, áo và osphradi, nổi hạch chân – áo Còn có khối hạch phủ tạng nối với hạch trên ruột Cơ quan cảm giác của ốc nhồi là một đôi mắt và cơ quan cảm giác hóa học là osphradi nằm gần miệng Ngoài ra còn có cơ quan thăng bằng nắm trong một hốc màu vàng.

NỘI DUNG TRAI SÔNG

Hình ảnh cấu tạo ngoài của trai sông

Vỏ trai bao bọc bên ngoài cơ thể gồm nhiều lớp khác nhau: ngoài cùng là lớp sừng (Conchiolin) màu nâu sẫm, tiếp đến là lớp đá vôi dày, màu trắng, trong cùng là lớp xà cừ có màu sắc lóng lánh, sặc sỡ.

Vỏ Trai gồm 2 mảnh bằng nhau, xếp đối xứng trái, phải, dính với nhau ở phía lưng Chỗ 2 vỏ dính với nhau có dây chằng và bản lề, đó cũng chính là đỉnh vỏ, là nơi được tạo ra sớm nhất của Trai.

Khi Trai lớn dần thì các vòng vỏ càng lớn, tạo ra các đường cong càng lớn xung quanh định vỏ và được gọi là đường tuổi Phân biệt phía đầu là vỏ hơi lồi, phía đuôi hơi nhọn Hai mảnh vỏ được khép chặt nhờ 2 khối cơ khép vỏ lớn và khỏe Thấy rõ ở mặt trong của vỏ Trai Mặt trong của vỏ còn thấy rõ đường viền của áo Trai, nổi liền 2 vết bám của khối cơ khép vỏ.

Nhìn chung cơ thể Trai giống như một quyển sách mà 2 bìa sách là 2 vỏ, còn các tờ giấy bên trong là áo, mang và thân Trai Sau khi bỏ vỏ thì ngoài cùng là áo, tiếp đến là mang (gồm 2 lá, lá mang ngoài và lá mang trong) và thân Trai ở giữa Nhìn từ phía lưng còn thấy bao tim, trong đó có 1 đoạn ruột chạy qua tâm thất Trước bao tim có 2 dài màu hồng làm thành hình chữ "V" ngược, đó là cơ quan Keber Dưới xoang bao tim có hai vệt dài màu đen thẫm, đó là thận Phía dưới thận là chân Khoảng trống

18 nằm giữa 2 tấm áo là xoang áo Về phía sau, 2 mép áo khớp lại với nhau tạo thành hai ống hình phễu gọi là xiphông, xiphông hút ở dưới, xiphông thoát ở trên.

Hình ảnh cấu tạo trong của trai sông a Hệ tiêu hóa

Gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột giữa, ruột sau và khối gan tụy thực quản là một ống lớn thông với phần trước của dạ dày Dạ dày không có hình dạng nhất định và có thể tích khá lớn (hình 17.10) Tiếp theo là ruột giữa khá dài, cuộn thành nhiều khúc: đoạn đầu ruột chạy từ dạ dày hướng ra phía sau và xuống dưới, đoạn cuối cùng nằm gần song song đoạn đầu nhưng theo chiều ngược lại, từ dưới lên trên, hướng về phía trước Tiếp theo là ruột sau, có một đoạn chui qua tâm thất Hậu môn nằm gần xiphông thoát, trong xoang áo. b Hệ hô hấp

Có 4 lá mang, mỗi bên thân có 2 lá Mỗi lá mang gồm 2 tấm mang (tấm ngoài và tấm trong), mỗi tấm do nhiều sợi mang ghép lại mà thành. c Hệ tuần hoàn

Là hệ tuần hoàn hở, gồm 1 tâm thất và 2 tâm nhĩ, các động mạch và tĩnh mạch cùng với các khe xoang Xoang bao tim khá lớn, có thành mỏng, nằm phía sau lưng Tâm thất hình quả lê, nằm giữa xoang bao tim, phần sau lớn hơn phần trước Hai tâm nhĩ hình tam giác, đỉnh của chúng tiếp xúc với hai bên tâm thất, ở đó có lỗ nhĩ thất.

Phần gốc của động mạch trước bao phủ hai bên của ống ruột sau Phần gốc của động mạch sau năm dưới ruột sau Từ động mạch trước có các nhánh đi vào khối gan tụy, cơ khép vỏ trước, thùy miệng, mang, thận, chân và áo Bờ mép áo có động mạch chứa máu từ tâm thất theo động mạch trước và động mạch sau.

Hệ tĩnh mạch Ở bờ mép áo Máu từ đây chảy theo hai hướng trước và sau rồi trở về tĩnh mạch mang Từ các khe xoang máu được dẫn tới các tĩnh mạch tới mang Ở mang sau khi thực hiện quá trình trao đổi oxy, máu theo các tĩnh mạch rời mang trở về tĩnh mạch mang, từ đó đổ vào tâm nhĩ. d Hệ thần kinh

Gồm 3 đôi hạch (hạch não - bên, hạch chân và hạch phủ tạng) Ngoài ra còn có các dây thần kinh. Đôi hạch não - bên hình tam giác, màu vàng da cam, nằm dưới thành cơ thể, ở hai bên miệng gần với gốc thủy miệng Chúng nối với nhau bởi cầu nối nằm ngay trên thực quản Từ hạch thần kinh não - bên có dây thần kinh đi tới cơ khép vỏ trước, thùy miệng đi tới cơ khép vỏ trước, thùy miệng và áo. Đôi hạch phủ tạng dính với nhau nằm ngay dưới bụng của cơ khép vỏ, gần hậu môn Từ đây có các dây thần kinh đi tới bụng và mang Giữa hạch não - bên và phủ tạng có dây thần kinh não - phủ tạng Phía trước hai dây này xa nhau, còn về phía sau thì 2 dây này càng gần nhau. Đôi hạch thần kinh chân nằm sâu trong khối cơ chân Muốn thấy được đôi hạch này thì phải giải phẫu dọc cơ chân Đôi hạch này liên hệ với nhau bằng một cầu nối ngắn, từ mỗi hạch chân đều có dây thần kinh điều khiển hoạt động của chân và các dây thần kinh liên hệ với các hạch thần kinh khác Cơ quan cảm giác quan trọng nhất là bình nang, nằm cạnh hạch chân Đó là một túi nhỏ, vách túi là các tế bào các tế bào cảm giác có chất keo bao bọc Trong túi có bình thạch Bình nang chịu sự điều khiển của hạch thần kinh não - bên Ngoài ra Trai còn có các tế bào cảm giác phân bố trên lớp biểu bì của thùy miệng và các xiphông. e Hệ bài tiết

Là thận màu đen thẫm, năm dưới xoang bao tim và cơ quan Keber năm viên bao phía trước xoang bao tim, màu hồng, có hình chữ "V" Sản phẩm bài tiết của cơ quan Keber đổ vào xoang bao tim, rồi từ đó qua thận đổ ra ngoài. f Hệ sinh dục

Trai sông là động vật phân tính (con đực nhỏ và dẹp, con cái lớn và dày hơn) Đôi tuyển sinh dục nằm trong phần thân, bao quanh hệ thống ruột, mỗi tuyến có một lỗ thông với xoang áo ngay sau lễ thận Tuyến sinh dục đực màu trắng sữa, tuyến sinh dục cái màu vàng nâu vào mùa sinh sản thấy các ấu trùng của Trai Sông (glochidium) chứa đầy trong các lá mang Khi nghiên cứu cấu tạo của trai sông cần lưu ý tới tính chất đối xứng hai bên rõ rệt, sự thích nghi với đời sống trong bùn, cát Điều này cho thấy Trai sông khác hẳn với các nhóm động vật Thân mềm khác như Song kinh, Ốc sên, Duốc biển ).

BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA CÁ LÓC

NỘI DUNG

Hình ảnh cấu tạo ngoài của cá lóc

Cá lóc có cơ thể thân dài hình trụ chia làm ba phần: Đầu, thân và đuôi. a Đầu Được giới hạn từ sau khe mang trở về trước Mút trước của đầu là miệng có hình bán nguyệt Quanh miệng có nếp môi trên và nếp môi dưới.

Mắt cá tròn, không mí nằm hai bên đầu Trước mắt, phía trên miệng là đôi lỗ mũi thông với xoang khứu giác Trong lỗ mũi có van mũi ngăn đôi Sau mắt, ở hai bên đầu là hộp mang che các cung mang nằm bên trong.

Sau hộp mang là khe mang Viền mang ở khe mang là nếp da mỏng đóng vai trò quan trọng trong tác động hô hấp. b Thân

Từ sau khe mang đến lỗ huyệt Trên thân phủ lớp vảy xương tròn Dọc hai bên thân có cơ quan đường bên là hai hàng chấm chấm chạy từ khe mang đến tận đuôi Số vảy của cơ quan đường bên cũng như số vảy một hàng thẳng đứng với trục cơ thể phía trên và phía dưới cơ quan này có ý nghĩa quan trọng trong phân loại cá Phía sau lưng thân cá có vảy lưng. c Đuôi Được tính từ sau lỗ huyệt Phần đuôi cũng phủ lớp vảy xương tròn Mặt bụng của đuôi sau lỗ huyệt là vây hậu môn lẻ có cấu tạo tương tự vây lưng.

Ba tia đầu tiên biến thành gai cứng Gai I bé nhất, tiếp đến gai II, lớp nhất là gaiIII, phía sau có răng cưa Vây hậu môn tham gia vào chức năng giữ thăng bằng Tận cùng của đuôi là vây đuôi có hai thùy đều nhau, kiểu vây đồng vĩ Vậy đuôi chỉ có tia da không có tia gai cứng, vừa có chức năng chuyển vận vừa có bánh lá.

Hình ảnh cấu tạo trong của cá lóc

Bóng bơi: Hay còn gọi là bong bóng lớn gồm hai khoang nằm sát thành lưng cá, khoang trước tròn và lớn hơn, khoang sau mút hơi kéo dài.

Thận: Nằm ở chỗ thắt bong bóng, màu đỏ thẫm.

Tuyến sinh dục: Là hai khối lớn nằm dọc, song song với bong bóng ở phía dưới Còn đực có tinh hoàn màu trắng sữa Con cái có buồng trứng màu hồng nhạt ở cá non và màu vàng dạng hạt ở cá trưởng thành.

Ruột: uốn khúc nằm dưới tuyến sinh dục

Gan: hình dài, phân tán.

Huyệt: có lỗ hậu môn ở phía trước lỗ niệu sinh dục phía sau.

Tim: ở dưới nắp mang, nằm trong xoang bao tim sau tim có màng ngăn tim bụng. a Hệ tiêu hóa

Dùng kẹp và kim mũi mác tiếp tục gỡ và kéo thằng ruột một cách nhẹ nhàng và từ từ Bắt đầu ống tiêu hóa là miệng Quang miệng có nếp môi trên và nếp môi dưới. Sau miệng là xoang miệng, tiếp đến là hầu và thực quản ngắn.

Dạ dày có kích thước không lớn hơn ruột nhưng có thành cơ bên trong lớn hơn ruột Ruột có phần trước uốn khúc, có thể coi là ruột tá, phần giữa là ruột non, ruột già, đoạn cuối là ruột thẳng và đổ ra lỗ hậu môn.

Gan màu vàng nâu phân tán và chạy dọc theo ruột, phía đầu có túi mật Tuyến tụy phân tán dọc theo ruột như gan, thường màu trắng Tỳ là khối hình lá màu đỏ đậm nằm cạnh túi mật và kéo dài về sau.

Sự ra đời của các quai hàm miệng cá ở cho phép cá ăn được nhiều chủng loại thức ăn hơn, bao gồm cây cỏ và các sinh vật khác Cá ăn thức ăn bằng miệng và sau đó bị phân tách nhỏ một phần trong thực quản Khi thức ăn vào tới dạ dày, nó bị phân tách tiếp, và ở nhiều loài cá, quá trình phân rã tiếp theo trong các túi giống ngón tay gọi là manh tràng môn vị Manh tràng môn vị tiết ra các enzym tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thức ăn đã tiêu hóa Các cơ quan như gan và tụy bổ sung các enzym và nhiều hóa chất tiêu hóa khác khi thức ăn chuyển động trong hệ tiêu hóa Tại ruột thì quá trình tiêu hóa được hoàn thiện và các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn qua thành ruột cung cấp cho cơ thể, các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài qua lỗ hậu môn. b Hệ sinh dục

Hầu hết các loài cá đơn tính Thụ tinh ngoài Phát triển ngoài cơ thể cá mẹ. Ở cá Lóc chỉ có thể phân biệt đực, cái quan cơ quan sinh dục Về màu sinh sản, ở bên ngoài có thể thấy được bụng cá cái to hơn do chứa đầy trứng.

Con đực có đôi dịch hoàn là hai khối hình trắng đục, có cạnh sắc nằm hai bên lườn cá, ngay dưới bong bóng Dịch hoàn được bao phủ bởi màng mỏng Màng này kéo dài thành ống dẫn phẩm sinh dục, phần cuối chúng hợp lại đổ vào xoang niệu sinh dục.

Con cái có đôi buồng trứng tùy theo tuổi cá mà có màu sắc khác nhau Hai ống dẫn trứng cũng được tạo nên bởi hai màng bao buồng trứng, phần cuối hợp lại đổ vào xoang niệu sinh dục Ống dẫn sản phẩm sinh dục không liên quan gì với ống Wolf và ống Muller.

Hình ảnh hệ bài tiết và sinh dục của cá lóc c Hệ bài tiết

Là trung thận nằm sát thành lưng kéo dài từ phía trước cho đến tận phía sau bong bóng Bờ sau thận có đôi ống Wolf dẫn sản phẩm bài tiết tới túi niệu nhỏ, cuối cùng đổ ra ngoài qua xoang niệu sinh dục.

Giống như nhiều loại động vật thủy sinh, phần lớn các loài cá giải phóng các chất thải chứa nitơ dưới dạng amonia Một lượng nhỏ chất thải khuếch tán qua mang vào trong môi trường nước xung quanh Phần còn lại được đưa vào thận, cơ quan bài tiết lọc các chất thải từ máu Thận giúp cá kiểm soát nồng độ amonia trong cơ thể chúng. d Hệ tuần hoàn

Hình ảnh hệ tuần hoàn của cá lóc Cắt bỏ một phần hộp mang để quan sát tim và các mạch máu của cá Lóc.Tim nằm trong xoang bao tim Từ bầu chủ động mạch sẽ phát triển lên phía trước động mạch chủ bụng.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA LỚP LƯỠNG CƯ

CẤU TẠO CỦA LỚP LƯỠNG CƯ

Lưỡng cư (còn gọi là Lưỡng thê, Ếch nhái) là lớp Động vật có xương sống ở cạn đầu tiên, nhưng còn giữ nhiều nét của tổ tiên sống ở nước Điều đó thể hiện trong quá trình phát triển cá thể của động vật Lưỡng cư: Trứng được thụ tinh ở trong môi trường nước, ngoài cơ thể Ấu trùng phát triển ở nước Sau biến thái thành con trưởng thành sống trên cạn.

Lưỡng cư có những cấu tạo tiến bộ để thích nghi với môi trường sống trên cạn:

Bộ xương hầu như đã có cốt hóa Cột sống phân thành 4 phần (ở cá chỉ có hai phần): cổ, thân, chậu và đuôi Ở Lưỡng cư có đuôi, các đốt xương sống ngực có xương sườn Ở ếch nhái, xương sườn tiêu giảm Lần đầu tiên xương ức xuất hiện ở Lưỡng cư.

Sọ có hai lồi cầu chẩm, nhờ đó sọ Lưỡng cư khớp động với cột sống Xương hàm trên gắn liền với hộp sọ và có xương giam hàm Sụn móng hàm còn làm nhiệm vụ treo hàm như ở cá mà giảm nhỏ, biến thành xương tai – xương bàn đạp (stapes), nằm trong tai giữa.

Thần kinh trung ương phát triển: Não trước phát triển và phân rah ai bán cầu, có não thất rõ ràng Vách bên và nóc não có chất thần kinh làm thành vòm não.

Cơ quan hô hấp ở cá thể trưởng thành là phổi và da Mang, cơ quan hô hấp ở cá chỉ tồn tại ở ấu trùng Lưỡng cư, ở cá thể trưởng thành, mang và cung mang tiêu giảm, chỉ một phần cung mang biến đổi thành xương móng, nâng đỡ lưỡi Xương nắp mang thông với xoang hầu qua lỗ mũi trong (hay khoan).

Hệ tuần hoàn: Tim động vật Lưỡng cư có ba ngăn: hai tâm nhĩ và một tâm thất. Hai vòng tuần hoàn Liên quan tới hô hấp da ở ếch nhái có sự tuần hoàn pha tạp, máu động mạch từ phổi về tâm nhĩ và từ da về tâm nhĩ phải, đều tập trung vào một tâm thất.

Cơ quan tiêu hóa: có lưỡi chính thức Răng nhọn để giữ mồi Sau xoang miệng là thực quản ngắn, rồi đến dạ dày, ruột Các tuyến tiêu hóa phát triển Có tuyến môn vị.

Lưỡng cư có những đặc điểm thể hiện tính chất nguyên thủy của Động vật

Cơ quan bài là trung thận Ống dẫn niệu tương ứng với ống Vonphơ, thông với khoang huyệt Có bóng đái thông với huyệt Nói chung cơ quan bài tiết của ếch nhái giống với cá sụn và cá phổi.

Da trần dễ thấm nước, có nhiều tuyến da.

Trứng không có màng đai và chỉ phát triển được ở nước.

Thân nhiệt tùy thuộc nhiệt độ và ẩm độ của môi trường Lưỡng cơ là động vật biến nhiệt.

II VỊ TRÍ PHÂN LOẠI Ếch đồng có vị trí phân bố như sau:

Ngành: Chordata (Có dây sống)

Ngành phụ: Craniota (Có sọ) hay ngành phụ: Vertbrata (Có xương sống) Lớp: Amphibia (Ếch nhái)

Loài: Rana rugulosa (Ếch đồng)

III MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

Mẫu vật, Dụng cụ Ếch đồng sống

Cấu tạo nội quan chung của Ếch đồng

Hệ mạch máu của Ếch đồng

Cơ quan sinh dục của Ếch đồng

Não bộ của Ếch đồng.

IV PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU

Trước khi mổ, dùng kim mũi nhọn chọc tủy ếch Để xác định vị trí chọc tủy, ta lấy hai điểm mép sau của hai mí mắt trên nối lại thành đáy tam giác đều, định hướng về phía sau Đỉnh của tam giác đều là điểm cần chọc tủy Đó chính là khớp giữa sọ và cột sống Dùng khăn bông sạch cầm ếch để lộ phần đầu Bẻ gập đầu ếch xuống một chút, dùng kim mũi nhọn chọc vào điểm chọc tủy đã xác định, sau thân để phá tủy ếch. Nếu chọc đúng thì chân ếch sẽ duỗi mạnh xuôi xuống Ếch đã chọc tủy vẫn sống nhưng không nhảy được Sau khi đã chọc tủy, đặt ngửa ếch trên ván mổ, dùng kim đóng găng bốn chân.

Lấy kẹp nâng da bụng lên, dùng kéo cắt một mũi ngang ngỏ ở cuối bụng gốc hai chân sau Sau đó dùng kẹp nâng da bụng lên cắt một đường dọc lên phía trước đến tận xương hàm dưới Nâng da lên để xác định ranh giới các túi bạch huyết Sau đó tiếp tục mổ cơ bụng ếch tương tự như mổ da ếch nhưng lệch sang bên độ 2 – 3 cm, tránh làm đứt tĩnh mạch bụng Khi mổ đến vùng ngực thì dùng kẹp nâng đai vai lên và luôn kéo cắt.

Sau đó nhổ kim hai chân trước đóng lui ra hai bên để mở rộng vùng ngực cho dễ quan sát Chú ý không cắt những dây ngang vì dễ cắt vào động mạch và tĩnh mạch

30 dưới đòn Không cắt vùng cơ dưới hàm vì sẽ cắt vào động mạch cảnh và làm rách thềm miệng.

Hình ảnh cấu tạo ngoài của ếch

Cơ thể Ếch đồng ngắn, không đuôi Phần đầu và phần thân không phân biệt rõ rang. a Đầu Đầu dẹp, có dạng hình tam giác đỉnh hơi tròn và hơi gập về phía trước, có thể cử động theo chiều lên xuống.

Mắt lớn và lồi, có mi trên phát triển, mi dưới không cử động Ngoài ra, còn có một màng nháy màu trắng, nằm ở góc mắt được xem là mi mắt thứ ba của Ếch đồng.

Cơ quan đỉnh trên đỉnh đầu đã tiêu giảm chỉ còn một chấm nhỏ và sáng Sau mắt là màng nhĩ là vùng da mỏng.

Phía trước mõm có một đôi lỗ mũi ngoài có van đóng mở theo nhịp thở, sau mắt có màng nhĩ tròn và đôi tuyến mang tai lớn.

Xoang miệng rộng nằm ở phía trước đầu Hai bên góc miệng hàm ếch đực có màng kêu mỏng và có màu đen Khi ếch kêu màng này sẽ căng lên, có tác dụng như cái túi cộng hưởng âm thanh ( nhiều loài ếch nhái màng kêu ẩn dưới da hoặc không có) Trong miệng ếch có nhiều răng nhỏ nằm ở hàm trên có tác dụng giữ mồi Phía trước thềm miệng có lưỡi là khối cơ dẻo Đầu lưỡi tự do xẻ rãnh sau hướng vào phía trong Phía trước vòng miệng có đôi lỗ mũi trong hay lỗ khoan thông với lỗ mũi ngoài. Cạnh lỗ mũi trong có hàm răng lá mía có thể coi là dấu tích cấu tạo đặc trưng của cá có răng, phân bố hầu khắp xoang miệng Phía góc trong miệng có đôi lỗ ống Eustachi thông xoang miệng với tai giữa, đặc trưng cho cấu tạo tai trong động vật có xương sống ở cạch nhằm điều hòa áp lực trong và ngoài màng nhĩ Phía trong thềm miệng ngay đầu lưỡi là khe thanh quản được giới hạn bởi đôi sụn thanh quản hay sụn hạt cau và dây thanh âm Phía sau khe thanh quản là thực quản. b Thân

Da ẩm ướt và tuyến nhờn Da ếch là cơ quan hô hấp và trao đổi nước và khí đặc biệt quan trọng Da ếch mỏng và ẩm, gắn liền với cơ theo đường nhất định Dưới da là những túi bạch huyết, chứa đầy bạch huyết bảo đảm sự trao đổi khí qua da dễ dàng Da thiếu sản phẩm sừng và có rất nhiều tuyến đa bào tiết chất nhầy Da ếch giống da cá nhưng khác ở chỗ có tuyến đa bào và thiếu vảy.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA LỚP BÒ SÁT

CẤU TẠO CỦA LỚP BÒ SÁT

Bò sát là lớp Động vật Có xương sống đầu tiên thực sự ở trên cạn Chúng có những đặc điểm như sau:

Cơ thể có hình dạng khác nhau, được bao phủ bởi vảy sừng hoặc bởi những tấm xương bì, ít tuyến da Vảy sừng phát sinh từ biểu bì, khác vảy cá phát sinh từ bì.Nhờ đó Bò sát không phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường.

Bộ xương hóa cốt hoàn toàn Cột sống gồm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi Sọ có một lồi cầu, có quá trình tiến hóa tiêu giảm xương bì của giáp sọ, hình thành hố thái dương dùng làm nơi ẩn cho cơ nhai Có sườn chính thức Chi 5 ngón khỏe, thích nghi với chuyển vận nhanh Ở một số loài chi thoái hóa, mất hẳn.

Hệ thần kinh trung ương phát triển Não trước, tiểu não lớn, vòm bán cầu não có chất thần kinh làm thành não mới (neopallium) Đã có đủ 12 dây thần kinh não.

Cơ quan cảm giác hoàn chỉnh hơn ở ếch Mắt có hai mí trên, dưới và màng nháy bảo vệ mắt khỏi khô Tai trong phát triển Đa sô có màng nhĩ và khoang tai giữa. Riêng rắn không có tai giữa Âm thanh được truyền vào tai trong nhờ xương hàm dưới.

Cơ quan Jacopson khá phát triển.

Cơ quan hô hấp hoàn toàn bằng phổi Mang chỉ có ở giai đoạn phôi Đương hô hấp tách biệt với đường tiêu hóa Lỗ mũi vào sau miệng do hình thành khẩu cái thứ sinh.

Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, trừ cá sấu 4 ngăn Đã có vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn Động mạch cảnh xuất phát từ cung chủ động mạch phổi mang máu động mạch đi nuôi phần đầu của cơ thể Hai cung chủ động mạch trái và phải nhập một ở phía sau cơ thể tạo thành động mạch lưng đem máu đi nuôi phần sau cơ thể.

Bò sát là động vật biến nhiệt

Phân tính Con đực có cơ quan giao cấu Thụ tinh trong Trứng lớn có vỏ dai hay vỏ thấm vôi Trong giai đoạn phát triển có sự hình thành các màng phôi, đặc biệt tạo vỏ thấm vôi Trong giai đoạn phát triển có sự hình thành các màng phôi, đặc biệt tạo thành các túi niệu (allantois), túi ối (amnios) và túi noãn hoàng.

II VỊ TRÍ PHÂN LOẠI

Ngành: Chordata (Có dây sống)

Ngành phụ: Craniota (Có sọ) hay ngành phụ Vertebrata (Có xương sống) Lớp: Reptilia (Bò sát)

Bộ phụ: Lacertilia (Thằn lằn)

Họ: Scincidae (Thăn lằn mun)

Loài: Eutropis longicaudata (Thằn lằn bóng dài)

Loài: Eutropis multifasciata (Thằn lằn bóng hoa)

III MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

Thằn lằn sống hoặc đã ngâm formalin Nếu dùng thằn lằn sống có thể gây mê bằng cách tẩm ether hay chlorophorm trước khi tiến hành giải phẫu.

Do Thằn lằn thường hoạt động vào mùa hè và mùa thu nên cần thu mẫu trước về nuôi hoặc ngâm trong dung dịch trước khi giải phẫu 5 – 6 giờ.

IV PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU

Cố định vị trí mẫu vật trên khay mổ bằng cách ghim chặt các chân và đầu của Thằn lằn vào khay.

Lấy kẹp nâng da lên dùng kéo cắt một đường thẳng từ huyệt lên hàm theo đường mũi tên.

Bóc da sang hai bên và dùng ghim đóng căng da hoặc bỏ hẳn theo đường lượn mũi tên và tiếp tục mổ cơ theo đường đó Khi mổ chú ý không chọc sâu lưỡi kéo gây hỏng nội quan Kéo cơ đã cắt sang hai bên và gim xuống ván.

Hình ảnh cấu tạo ngoài của thằn lằn a Đầu

Phía trước có miệng, bên trong có xoang miệng Gần mõm có hai lỗ mũi Lui về sau có hai mắt phân bố hai bên đầu Sau hai mắt là hai lỗ tai.Trên đầu có lông phủ lớp vảy dạng hình khiên Trước mõm là vảy mõm hay vảy giam hàm,lẻ Sau vảy này là đôi vảy mũi Mỗi vảy mũi có một lỗ mũi Tiếp đến là vảy trán – mũi Nằm hai bên và lui về phía sau vảy này là đôi vảy trước chán Sau đôi vảy trước trán là vảy trán khá lớn, phía tiếp sau là đôi vảy trán – đỉnh Kế sau vảy này là đôi vảy đỉnh Xen kẽ giữa hai vảy này là vảy gian đỉnh Ngay sau các vảy đỉnh là hàng vảy chẩm, phía sau các vảy đỉnh là hàng vảy chẩm, phía ngoài có vảy thái dương Bên ngoài các vảy trán là hàng vảy trên ổ mắt Phía ngoài hàng vảy này là hàng vảy trên mi gồm các vảy rất nhỏ. Trước mắt có vảy trước ổ mắt Giữa vảy mũi và vảy trước ổ mắt có 2 – 4 hàng vảy má.

Bờ trên miệng là hàng vảy môi trên và tương ứng với nó là hàng vảy môi dưới ở môi dưới Tương ứng với mõm của hàm trên là vảy cằm ở trước hàm vảy môi dưới. Mặt dưới đầu là các vảy cổ xếp nằm ngang Một số loài có nếp gấp da là nếp gấp hầu.

Sự sắp xếp vảy trên đầu Thằn Lằn cũng thay đổi theo loài, thậm chí với cá thể trong cùng loài.

Trong xoang miệng có lưỡi đầu hơi xẻ đôi Gốc lưỡi có khe thanh quản được tạo nên bởi hai sụn hạt cau và dẫn vào khí quản Hai bên mép hàm là khối cơ thái dương hai cơ nhai Phía trong xoang miệng có lỗ mũi trong ở lui về phía sau và xuất hiện khẩu cái thứ cấp ở vòm miệng Hai bên gốc trong vòm miệng có hai lỗ ống Eustatchi thông xoang miệng với tai giữa. b Cổ

Có vảy phủ khá đồng đều và có dạng lớp ngói.

Cổ hơi thắt lại so với đầu và thân, ranh giới giữa đầu và thân là tương đối. c Thân

Vảy tương tự trên phần cổ Thằn lằn Lưng có vảy thẫm màu hơn so với bụng Hai bên thân có hai dải nâu kéo dài từ mắt tới đuôi Số vảy vòng quanh thân có ý nghĩa phân loại ở bò sát, thường đạt 25 vảy ở Mabuya Iongicaudata. d Đuôi Đuôi khá dài và có vảy phủ tương tự thân Ranh giới giữa thân và đuôi là khe huyệt Gốc đuôi con đực có cơ quan giao cấu Trước khe huyệt có hàng vảy hậu môn nằm ngang, đôi khi phía trước có hàng vảy trước hậu môn nhỏ hơn Chú ú khả năng tự cắt đuôi để tự vệ của Thằn lằn khi gặp nguy hiểm Vị trí nơi đuôi tự cắt có khả năng tái sinh Có thể phần đuôi tái sinh với phần đuôi chính thức nhờ vào kích thước ngắn hơn và màu sắc sáng hơn, đồng thời có hơi thắt lại của phần đuôi tái sinh.

Hình ảnh cấu tạo trong của thằn lằn

Tim nằm dưới đai ngực và được bao bọc trong xoang tim Tim Thằn lằn gồm hai tâm nhĩ và một tâm thất Tâm thất có thành dày, màu hồng nhạt, đỉnh hướng về phía sau thân Hai tâm nhĩ ở phía trước tâm thất, có thành mỏng hơn và mẫu thẫm.

Từ tâm thất phát ra hai cung chủ động mạch đi vẽ hai bên phải và trái Tử cung chủ động mạch phải phát ra động mạch cảnh chung đi lên phía trên rồi chia đôi thành động mạch cảnh trái Các động mạch cảnh mỗi bên liên hệ với cung chủ động mạch cùng bên qua ông cánh Hai cung chủ động mạch vòng về phía sau và hợp thành động mạch chủ lưng lê Động mạch này là dòng máu chủ yếu đi nuôi nội quan, từ động mạch này máu được phân tới các cơ quan trọng cơ thể ở xoang bụng Động mạch dưới đòn trái và phải đều đi qua từ giữa cung chủ động mạch phải đưa màu vào chỉ trước. Tiếp tục nâng tâm nhĩ lên sẽ thấy ở mỗi bên có tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch dưới đòn đưa mẫu từ phần đầu và các chi trước Đặt biệt ở Thằn lằn có tĩnh mạch đầu lễ năm lệch về phía bên phải Các tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch dưới đòn cùng bên hợp thành tĩnh mạch chủ trước đưa máu về xoang tĩnh mạch Nâng tâm thất về phía trước sẽ thấy tĩnh mạch chủ sau tĩnh mạch này cũng đổ vào xoang tĩnh mạch Máu tĩnh mạch từ xoang này đồ vào tâm nhĩ phải Máu ở phần sau cơ thể theo tĩnh mạch bụng đổ vào gan Máu ở ruột theo tĩnh mạch cửa gan cũng đổ vào gan Máu ở gan theo tĩnh mạch gan đổ vào tĩnh mạch chủ sau Máu ở thận theo hai tĩnh mạch thận cũng đổ vào tĩnh mạch chủ sau. b Hệ hô hấp

Hai lỗ mũi ngoài mở ra phía trước mõm Thần lẫn thông với lỗ mũi trong - lỗ khoan ở phía trên vòm miệng Phía sau gốc lười ở thêm miệng là hai khe thanh quản được giới hạn bởi đồi sụn hạt cau và dẫn vào khí quản là một ống dài cấu tạo bởi nhiều vòng sụn năng đã nằm ở mặt lưng của tim Gạt tìm lên phía trước quan sát hai phế quản ngắn dẫn đến phối Phổi Thần lẫn là hai túi xốp cấu tạo dạng tổ ong và thưởng bị gan che lấp một phần nhỏ. c Hệ tiêu hóa

BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA LỚP CHIM

CẤU TẠO CỦA LỚP CHIM

Chim là lớp Động vật Có xương sống có số lượng loài nhiều nhất (trên 8600 loài) sau lớp cá xương, phân bố khắp mọi miền Trái Đất Trên suốt 130 triệu năm tiến hóa theo hướng thích nghi với chuyển vận bay nên tất cả các loài chim hiện đại từ chim ruồi chỉ nặng 1,8g đến đà điểu châu Phi to lớn nặng gần 80kg đều có cấu trúc cơ thể đồng dạng Hình thái và cấu tạo cơ thể chim có những đặc điểm sau:

Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, chia bốn phần: đầu, cổ, thân và đuôi. Toàn thân phủ lông vũ Chi trước thường biến đổi thành cánh thích nghi để bay Chi sau biến đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi trong nước Bàn chân thường 4 ngón.

Dạ mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu Lông vũ bao phủ gần khắp cơ thể Giò phủ vảy sừng Ngón chân có móng sừng.

Bộ xương hóa cốt hoàn toàn Xương xốp, nhiều khoang khí Các xương hộp sọ gắn kết lại với nhau.Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm Xương hàm không có răng, phủ mỏ sừng Các đốt sống thân có chiều hướng gắn lại với nhau, còn các đốt sống cổ khớp động linh hoạt Xương sườn nhỏ Xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái Đai vai, xương chi trước biến đổi hình dạng và khớp động thích nghi với bay Đại hông có cấu tạo thích ứng với để trứng lớn có vỏ cứng, là chỗ dựa vững chắc cho chi sau.

Hệ thần kinh phát triển cao Bán cầu não, thùy thị giác, tiểu não lớn, thùy khứu giác nhỏ Não bộ uốn khúc rõ ràng Đã có 12 đôi dây thần kinh não.

Giác quan: Thính có tai trong, tai giữa và tai ngoài Có vành tai sơ khai Mắt lớn, là cơ quan định hướng khi bay Khứu giác của chim kém phát triển.

Hệ tuần hoàn: Tim bốn ngăn Chỉ còn cung chủ động mạch phải Máu nuôi cơ thể không bị pha trộn Hệ gan, thận tiêu giảm Tế bào máu đỏ, có nhân.

Hệ hô hấp: Hô hấp bằng phổi, nhưng độ co giãn của lồng ngực kém Hệ thống túi khí phát triển len lỏi giữa các nội quan, cơ dưới da và khoang khí của xương Túi khí giúp cơ thể chim cách nhiệt, giảm nhẹ thể trọng, hô hấp chủ yếu trong khi bay.

Cơ quan tiêu hóa có cấu tạo theo hướng làm nhẹ cơ thể: không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần phụ tạng đều tập trung ở phần trước cơ thể.

Hệ bài tiết là hậu thận Ống dẫn niệu nối với huyệt Chim không có bóng đái. Nước tiểu đặc Chất thải bài tiết chủ yếu là axit uric Nước tiểu thải ra cùng với phân.

Hệ sinh dục: Chim phân tính Con trống có đôt tinh hoàn không bằng nhau. Tinh quản đổ vào huyệt Cơ quan giao cấu chỉ có ở vịt, ngan, chim chạy và một vài loài chim khác Con mái chỉ có một buồng trứng và một ống dẫn trứng trái Nhờ đó thể trọng cơ thể chim giảm đi rất nhiều.

Thụ tinh trong Trứng chim nhiều noãn hoàng và có vỏ màng ở trong và vỏ vôi cứng ở ngoài Quá trình phát triển phôi hình thành các màng phôi Chim mới nở hoặc là chim non khỏe, phát triển đầy đủ, hoạt động được ngay, hoặc là chim non yếu, mù mắt, trụi lông.

II VỊ TRÍ PHÂN LOẠI

Chim Bồ câu có vị trí phân loại như sau:

Ngành : Chordata (Có dây sống)

Ngành phụ : Cratiota (Có sọ) hay ngành phụ (Vertebrata) có xương sống Lớp : Aves (Chim)

Loài : Columba livia (Chim Bồ Câu)

III MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

Chim Bồ câu có vị trí phân loại như sau:

Ngành : Chordata (Có dây sống)

Ngành phụ : Cratiota (Có sọ) hay ngành phụ (Vertebrata) có xương sống Lớp : Aves (Chim)

Loài : Columba livia (Chim Bồ Câu).

IV PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU Đặt chim trong khay (ván/bàn) mổ Dùng dây buộc căng cánh và chi sau ra sau ván mổ Dùng dao rạch một đường dọc giữa ngực hai bên gờ lưỡi hái theo hình mũi tên.

Chú ý rạch từ từ sẽ thấy màng mỏng trong suốt và các túi khí xen vào cơ ngực. Hai khối cơ lớn nằm hai bên xương lưỡi hái là hai cơ ngực lớn rất khỏe Khi cơ co sẽ thực hiện động tác đập cánh Gỡ, và kéo cơ ngực sang hai bên, không nên cắt rời vì dễ chạm phải động mạch ngực nhỏ hơn Khi cơ này co thì cánh được nâng lên Kích thước hai cơ này cho thấy động tác nâng cánh tốn ít năng lượng hơn động tác hạ cánh. Thực ra khi nâng cánh, ngoài cơ này còn có sự tham gia của cơ đòn và sự sắp xếp của lông cánh Tiếp tục dùng kéo mổ một đường từ huyệt tới xương ức Cắt xương ức và nâng mũi kéo lên Cắt xương quạ để mở xoang ngực và tiến hành quan sát cấu tạo trong.

Hình ảnh cấu tạo ngoài của chim bồ câu

Toàn bộ cơ thể chim (trừ mỏ và phần dưới của chân) được phủ lớp lông vũ tạo nên hình dạng ngoài của chim.

Lồng gồm bốn loại: lông bao, lông nệm, lông tơ và lông đặc biệt Quan sát lồng cánh hoặc lông đuôi Lông bao bọc quanh cơ thể chim gồm thân lông và hai phiên lông Phần dưới thân lông rỗng gọi là gốc lông cắm vào da Phần trên đặc là thân lồng mang phiến lồng Mỗi phiến lông có nhiều râu lông dài gọi là râu sơ cấp kép vào nhau và gốc đỉnh vào thân Hai bên râu sơ cấp có hai hàng râu mảnh hơn là râu thứ cấp Mỗi râu lông thư cấp thuộc hàng xa có móc nhỏ gọi là móc lông để móc vào râu thứ cấp hàng gần của râu sơ cấp tiếp theo.

Hai phiền lông của lông cánh thưởng không đều nhau: Phiên bên ngoài hẹp, phiến bên trong rộng hơn Điều này có ý nghĩa trong sự sắp xếp của lông cánh liên quan đến động tác nâng cánh và hạ cánh khi bay. Đầu mút gốc lông có một lỗ nhỏ là lỗ nhỏ dưới là nơi đi vào của mạch máu nuôi lồng trong thời kỳ phát triển Rất dễ quan sát khi ta nhổ lông sẽ thấy máu Mặt dưới thân lông, chỗ ranh giới giữa thân lông và gốc lông có lỗ nhỏ trên cũng là nơi đi vào của mạch máu nuôi lồng Bên cạnh lỗ này đôi khi có một thân lông phụ kém phát triển. Trên cơ thể chim lông phân bố không đều Tùy theo chỗ có lông hay không mà chia ra hai loại vùng là vùng có lông và vùng không có lông (vùng trụi lông) Vùng có lông phân bố hầu khắp cơ thể Vùng trụi thường ở gốc các chi, nơi cử động nhiều, hoặc ở bụng chim là vùng ấp Vùng các cơ nâng cánh và đập cảnh cũng không có lông giúp các cơ này cử động được dễ dàng.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA LỚP THÚ

CẤU TẠO CỦA LỚP THÚ

Thú là lớp động vật có tổ chức cao nhất trong các lớp Động vật Có xương sống. Các loài thú hiện đại rất đa dạng về hình thái và cấu tạo cơ thể, song chúng có những đặc điểm cấu tạo điển hình sau đây :

Cơ thể phủ lông mao, trừ một số rất ít loài không có lông.

Vỏ da có nhiều tuyến : tuyến mồ hôi, tuyến bã, tuyến thơm, và đặc biệt là tuyến sữa.

Bộ xương : Sở có hai lối cấu chấm Xương màng nhĩ và xương xoắn mũi phát triển phức tạp, liên quan tới sự phát triển của cơ quan thính giác và khứu giác Cổ thường chỉ có 7 đốt Chỉ kiểu 5 ngón điển hình nhưng đã có những biến đổi thích nghi với các cách chuyển vận khác nhau.

Miệng có răng mọc trên xương hàm Ràng phân hóa và cấm trong lỗ răng. Não bộ phát triển cao, mức độ phân hóa khác nhau tùy vị trí của loài trong hệ thống phân loại Bán cầu não trước có vòm nào mới Trên bề mặt não có nhiều khe, rãnh Tiểu não phát triển thành bán cầu tiểu não Có đủ 12 đôi dây thần kinh não.

Thị giác, thính giác, khứu giác phát triển Mắt có mí hoạt động Tai giữa có đủ ba xương tai : xương bàn đạp, xương đe và xương búa Có vành tai ngoài.

Hệ tuần hoàn : tim bốn ngăn, chỉ có cung chủ động mạch trái Hồng cầu không nhân và lõm hai mặt.

Hệ hô hấp có phổi và cơ quan buồng thanh Phổi có cấu tạo hoàn chỉnh, nhiều phế nang, đảm bảo cho sự trao đổi khí với cường độ cao.

Cơ hoành ngăn cách xoang cơ thể thành xoang ngực và xoang bụng 10 Hệ bài tiết là hậu thận Ống dẫn niệu mở vào bóng đái. Đẳng nhiệt.

Huyệt chỉ có ở thú huyệt, còn ở các loài thú khác, ống niệu – sinh dục và ống tiêu hóa đổ ra ngoài ở hai lỗ khác nhau.

Phân tính Cơ quan giao cấu có ở tất cả các loài thú Dịch hoàn nằm ở vị trí khác nhau tùy nhóm thú, thường ở trong bìu, ngoài xoang bụng Hai buồng trứng, ống dẫn trứng có tử cung và âm đạo.

Trứng nhỏ, trừ thú huyệt Thụ tinh trong và phát triển trong tử cung Ở thú cao. phối liên hệ mật thiết với cơ thể mẹ qua màng phôi : màng ối, màng đệm, túi niệu, tạo thành nhau.

Con non dinh dưỡng bằng sữa mẹ do tuyến sữa tiết ra.

II VỊ TRÍ PHÂN LOẠI

Ngành: Chordata (Có dây sống)

Ngành phụ: Craniota (Có sọ) hay Ngành phụ Vertebrata (Có xương sống) Lớp: Mammalia

Loài: Oryctolangus cuniculus (Thỏ nhà)

III MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

Dây gai để buộc chân Thỏ

Khăn lau, bông thấm nước

Tranh vẽ/hình chụp về nội quan

IV PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU

Phương pháp giải phẫu Thỏ đặt ngửa Thỏ trên bàn mổ, dùng dây gai buộc chặt chân Thỏ vào đình ở hai bên mép ván Lấy ít bông thấm nước về gọn lại tầm nước và vắt qua đi rồi vuốt theo đường dọc giữa bụng cho ướt lông Lấy tay rẽ lông ướt sang bên thành một đường thẳng.

Dùng kẹp nâng da trước lỗ niệu sinh dục lên, lấy kéo cắt một đường thẳng dọc theo đường lông ướt lên đến tận hàm dưới Bóc da sang hai bên Chú ý tránh chọc vào hai tĩnh mạch cảnh nằm ngay dưới da hai bên cổ Dùng kẹp nâng cơ và lấy kéo cắt dọc theo đường trắng từ lỗ niệu sinh dục đến mẫu hình kiếm của xương ức Không cất vào xương ức để quan sát cơ hoành Tiếp tục cắt cơ sang bên dọc sườn cuối Sau đó có thể ghim cơ này sang hai bên vẫn mổ Quan sát vị trí tự nhiên trong xoang bụng Thỏ.

Hình ảnh cấu tạo ngoài của thỏ a Đầu

Chia làm hai phần Phần trước là sọ mặt, phần sau là sọ não Ranh giới hai phần không rõ ràng Có thể lấy mắt làm ranh giới tạm xác định: phía trước mắt là sọ mặt, phía sau là phần sọ não.

Miệng nằm ở bờ trước và hai bên phần mặt Quanh miệng là môi Bên trong miệng phía trước có đôi răng cửa và đôi răng cửa dưới Đầu ngoài răng cửa vát nhọn và nhô ra trước Góc trong của đôi răng cửa trên có răng nhỏ, là răng cửa phụ Vì vậy người ta gọi Thỏ là bọn răng cửa kép Thỏ không có răng nanh và răng trước hàm trên nên hai hàm Thỏ có một khoảng trống Hai bên mõm có nhiều lông dài làm nhiệm vụ xúc giác gọi là lông xúc giác.

Trước mõm có đôi lỗ mũi ngoài Môi trên xẻ rãnh đến tận mũi Mắt nằm ở hai bên đầu Mắt Thỏ có ba mí: mí trên, mí dưới và mí thứ ba bé ở góc trước của hai mắt gọi là màng nhảy Ở sau mắt là tai Tai Thỏ có vành tai rất phát triển. b Cổ: ngắn, khá linh hoạt. c Thân: hình trụ, có hai đôi chi và đuôi Chỉ sau của Thỏ phát triển mạnh hơn hẳn đội chi trước, do cách chuyển vận chủ yếu của Thỏ là động tác nhảy.

Chi kiều năm ngón điển hình, nhưng ở chỉ sau ngón I tiêu giảm Đầu ngón chân có móng sản nhưng cùn Thỏ đi kiểu nửa bàn, nghĩa là khi đi toàn bộ ngón và một phần bàn chạm đất.

Toàn thân Thỏ phủ lớp lông mao, mềm mại Cũng như tất cả lông thú, lông Thủ có hai loại: lông phủ dài và dày bao bọc bên ngoài cho hình dáng của Thỏ, lông nệm ngắn và mềm hơn ở bên dưới lớp lông tơ.

Lông nệm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nhiệt. d Đuôi: Nằm ở phía sau thân, lông đuôi xù.

Hình ảnh cấu tạo trong của thỏ

Hình ảnh bộ xương thỏ Giữa bụng là hai cơ thẳng bụng nằm dọc hai bên đường trắng - đường nằm chính giữa bụng Thỏ Trên cơ thẳng bụng có nhiều đường ngang chia cơ này thành nhiều đoạn Dấu hiệu đặc trưng của động vật có xương sống thấp còn giữ lại ở thú.

Ngày đăng: 10/11/2024, 21:42

w