1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

141 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Tác giả Hoàng Hữu Nguyễn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Việt Long
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 23,88 MB

Nội dung

Theo Báo cáo tổng kết công tác CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Đắk Lắk, một số cơ quan, đơn vị còn chậm triển khai các chỉ đạo của Trung ương, chưa quan tâm đúng mức trong

Trang 1

HOC VIEN HANH CHINH QUOC GIA

HOANG HUU NGUYEN

ĐÁNH GIA THUC HIEN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

TAI CAC CO QUAN CHUYEN MON THUOC

UY BAN NHAN DAN TINH DAK LAK

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ CÔNG

DAK LAK - NĂM 2024

Trang 2

HOC VIEN HANH CHÍNH QUỐC GIA

HOÀNG HỮU NGUYÊN

ĐÁNH GIA THUC HIEN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

TAI CAC CO QUAN CHUYỂN MÔN THUOC

UY BAN NHAN DAN TINH DAK LAK

LUAN VAN THAC SI QUAN LY CONG

Mã số: 8 34 04 03

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS NGUYEN VIET LONG

DAK LAK - NAM 2024

Trang 3

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia và Phân hiệu khu vực Tây Nguyên, giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn Xin cảm ơn lãnh đạo Sở Nội

vụ, các đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất

cho tôi trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu và nghiên cứu, hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Việt Long, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, định hướng, đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp tôi giải quyết được các vướng mắc trong quá

trình nghiên cứu, hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình

Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng Đánh giá Luận văn quan tâm xem xét,

nghiên cứu vả cho ý kiến góp ý về những thiếu sót để tôi kịp thời sửa đổi, bỗ

sung nhằm hoàn thiện đề tài khoa học

Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, xin kính chúc quý Thầy, Cô, lãnh đạo

và các đồng nghiệp đồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt!

Tác giả luận văn

Hoàng Hữu Nguyên

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguôn gốc rõ ràng và được trích dẫn đây đủ theo quy định

Tác giả luận văn

Hoàng Hữu Nguyên

Trang 5

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VẺ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CÁP

ban nhân dân cấp tỉnh 22©22222222222221122211122711227112111122711211 2.2220 12

1.1.2 Mục đích thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - -222222222221222221122221222111222212221 ce 14 1.1.3 Yêu cầu thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 222 ©222+222222222112222122211222222222222 16 1.2 Nội dung cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

mn‹c co 18

1/22 Cãi cách thủ tực hành Chih esses cssccssscncsessnscemeaseneesu ns csnenuess 19

1.2.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước .2 -2- 2 21

1.2.4 Cải cách chế độ công vụ -2-©22222222222221122211222211222712211 22222 23

1/255 Cái cách tải chính.CÔNHĐcessseseseessrssiserosiididnniiiiTEBidgE-i0108dggggnggogt gu ga 24

1.2.6 Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số 25

1.3 Kinh nghiệm thực hiện cải cách hành chính của một số địa phương 27 1.3.1 Kinh nghiệm thực hiện cải cách hành chính của tỉnh Quang Ninh 27 1.3.2 Kinh nghiệm thực hiện cải cách hành chính của thành phó Hải Phòng 29 1.3.3 Kinh nghiệm thực hiện cải cách hành chính của tỉnh Lâm Đồng — 32 1.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc thực hiện cải cách hành chính tại các

cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - + 33

Trang 6

CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

ĐẤT TẤT: scszsce6tososgebsiosttl4G0qGBlRGGGEORGGSSRGEQSGGEEIOIGUERHIOGSE 37

2.1 Các yếu tố tác động đến việc thực hiện cải cách hành chính tại các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắtk + 37

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk . -e 37

2.1.2 Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân đân tỉnh 22222222SEEE222212222231222212221312222122222 ee 38

2.1.3 Năng lực của đội ngũ công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách

hành CHÍNH cossneoiabssaboibdooeis8OSHAGGGIEREAGSSGESSGHGSSRSSQUIGEER2S00063 G8886 00866E 39

2.1.4 Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện cải cách hành chính 40 2.2 Thực trạng cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân đân tính Đắk LLÃK:ssssscszs48180100818080G,02043GU8838830đGi31g88 42

2.2.1 Đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp tham mưu triển khai, thực hiện

l2): 1008:216108J0)01 NT 42

2.2.2 Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính 2522222 46

2.2.3 Cải cách thể chế -cccccccccrkrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrie 52

2.2.4 Cải cách thủ tục hành chính 252225222222 £2E2EzzEEzzrrrrrer 58

2.2.5 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước . - + 65

2.2.6 Cải cách chế độ công vụ -©222222222222122222112222121111222212221.ee 70

2.2.7 Cải cách tài chính công -. - 5 5222 S2+ 2xx rrrrrrrrrrerrrrrrrsre 76

2.2.8 Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số 80

2.3 Đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 2222222+22E2222E222+222zz.zzzeer 84 2.3.1 Những ưu điểm 22+2222222222222111222111222112211112222122112 222221 ee 84 2.3.2 Những hạn chế 22+222222222122211122211122211221112221221122221221ee 86

Trang 7

Chương 3 MỘT SỐ QUAN ĐIỄM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIEU QUA THUC HIEN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TAI CAC CO QUAN

CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK 93

3.1 Quan điểm thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân đân tỉnh Đắk Lắk -222222222222222222222222222222e 93

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắtk + 95

3.2.1 Nhóm giải pháp về lãnh đạo, triển khai thực hiện CCHC 95

3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC nói chung, đội ngũ CCVC thực hiện công tác CCHC nói riêng của các CQCM thuộc UBND tỉnh 98 3.2.3 Đây mạnh thực hiện công tác tuyên truyền CCHC 104

3.2.4 Tập trung làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành CCHC 107

3.2.5 Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nội dung CCHC

Tidu két Chiron ndá 115

FBI EUAN ccc sueeroresssvzscsvenesszncesieneeenscenrecvu suns vi tecsorecesvoeescsocecusee eS 116 00I2908)-/9)04- (0 NT“ 118

Trang 9

Bảng 2.1: Tần suất tham gia bồi dưỡng, tập huấn về CCHC 43 Bảng 2.2: Thời gian làm công tác CCHC -. -: 2 ©7+2++s++z+sz+>s>+ 44

Bảng 2.3 Khảo sát về mức độ hải lòng đối với công việc 45 Bảng 2.4 Đánh giá của người dân về tỉnh thần, thái độ thực thi công vụ

nhiệm vụ của công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc 46 Bảng 2.5: Kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành CCHC 48 Bảng 2.6: Thống kê kết quả công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, xử lý văn

bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk -2-©22-22s22E222E2222zxeczx 52

Bảng 2.7 Khảo sát CCVC và người dân về tính phù hợp, khả thi, hợp lý của

hệ thống văn bản QPPL của tỉnh Đắk Lắk -22+222222222z+2222zzzxz2 54

Bảng 2.8: Thống kê dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp tại thời điểm cuối năm 2022 61 Bang 2.9: Các cơ quan có hồ sơ TTHC giải quyết quá hạn qua các năm 63 Bảng 2.10: Khảo sát tính hợp lý của việc phân phối thu nhập tăng thêm 79 Bảng 2.11: Tỷ lệ hồ sơ TTHC trực tuyến được tiếp nhận trong năm 2021,

Trang 10

Cải cách hành chính (CCHC) là một trong những giải pháp trọng tâm

để thúc đây thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của

Đảng yêu cầu phải “đổi mới mạnh mẽ tư duy , chú trọng đổi mới sáng tao, đây mạnh chuyên đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số” và đặt

ra mục tiêu “Đến năm 2025: Lả nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao Đến

năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao” [15, tr.37] Dé thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, mọi cấp, mọi

ngành cũng như từng địa phương cụ thê

Tại tỉnh Đắk Lắk, việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, 2021 - 2030 gắn với triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, 2021 - 2030

đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào quá trình phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

(CBCCVC) có số lượng và cơ cấu hợp lý hơn, có trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ Nhân dân và phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển của tỉnh, của đất nước; 100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm Sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công lĩnh vực y tế, giáo dục đạt mức trên 80% vào năm 2019 Bộ máy hành chính ở ba cấp chính quyền từng bước được kiện toàn và củng cô theo hướng tinh gon, bao đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả Việc thực hiện tình giản biên chế giai đoạn 2015 - 2021 trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ đề ra

Trang 11

động lực mạnh mẽ trong thu hút đầu tư; là một trong những điểm nghẽn kìm

hãm sự phát triển kinh tế - xã hội Theo Báo cáo tổng kết công tác CCHC nhà

nước giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Đắk Lắk, một số cơ quan, đơn vị còn chậm triển khai các chỉ đạo của Trung ương, chưa quan tâm đúng mức trong

chỉ đạo triển khai thực hiện CCHC, hiệu quả triển khai một số hoạt động thấp;

đội ngũ lãnh đạo, quản lý của tỉnh và người dân chưa đánh giá cao công tác CCHC của tỉnh; Chỉ số CCHC của tỉnh chưa đạt kết quả để ra và thụt dần về phía cuối bảng xếp hạng, các nhiệm vụ trong Chương trình CCHC của tỉnh có kết quả thấp hơn các tỉnh, thành phố trong cả nước và chưa có nhiều sáng kiến

mang tính đột phá; các đánh giá của Chỉ số PAPI về thủ tục hành chính của

tỉnh, về dich vu chứng thực, xác nhận, về dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất thuộc nhóm 16 tỉnh thấp nhất nước: 50% người dân, tổ chức được

khảo sát cho rằng cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính và cần phải rút

ngắn thời gian thực hiện dịch vụ công; vẫn còn nhiều phòng chuyên môn thuộc sở, ngành có cơ cấu lãnh đạo chưa hợp lý (số lượng lãnh đạo nhiều hơn

số lượng chuyên viên); vẫn còn hiện tượng CBCCVC không muốn thực hiện

CCHC, có thái độ giao tiếp chưa tốt, gây phiền hà, nhũng nhiễu, khó khăn cho

người dân, doanh nghiệp ở cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; Chỉ số hài lòng

về công chức nói chung đạt 73,49% và thấp hơn mức trung bình của cả

nước:;

Trong các năm 2021, 2022, 2023, công tác CCHC của tỉnh Đắk Lắk tuy

có nhiều chuyển biến tích cực, Chỉ số CCHC của tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều

cải thiện, song vẫn còn cách xa mục tiêu được tỉnh đề ra tại Chương trình

CCHC nhà nước tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm

Trang 12

CCHC là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; kết quả thực hiện CCHC

của tỉnh Đắk Lắk phụ thuộc vào kết quả thực hiện CCHC của từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh: các cơ quan chuyên môn (CQCM) thuộc Ủy ban

nhân dân (UBND) tinh, các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn,

các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan ngành dọc Trong đó, các CQCM thuộc UBND tỉnh - với chức năng tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương - có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình CCHC của tỉnh Chính vì vậy, để nâng cao

hiệu quả CCHC của tỉnh Đắk Lắk thì việc nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh

giá thực trang, chi ra những hạn chế, bất cập, từ đó đề ra các giải pháp nâng

cao hiệu quả thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk có ý

nghĩa thực tiễn to lớn trong giai đoạn hiện nay

Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Đắk Lắk” đề làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trong thời gian qua, đề tài về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác CCHC được nhiều tác giả, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu tìm

hiểu ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau; có thể kể đến như:

- Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (2009), Cải cách nên hành chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội Cuốn sách nảy tổng hợp các công trình nghiên cứu được thực hiện bởi tập thể các nhà khoa học quốc tế và trong nước đo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam khởi xướng và được hoàn thiện qua các cuộc hội thảo được tô chức trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu khoa học của Chương

Trang 13

phát triển hỗ trợ cộng đồng thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật Việt Nam

Trong công trình này, các tác giả đã phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa

hành chính công và phát triển kinh tế, đánh giá vai trò của nền hành chính nhà

nước trong công cuộc phát triển kinh tế; nghiên cứu, phân tích, đề xuất các

giải pháp đổi mới, cải cách các yếu tố cầu thành của nền hành chính nhà nước như: tài chính công, hệ thống công vụ, thể chế quản lý hảnh chính công, cơ cấu tô chức của Chính phủ và bộ máy quản lý nhà nước; đồng thời phân tích mối quan hệ giữa tham nhũng, hành chính nhà nước và phát triển kinh tế

- Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) (2016), Cải cách hành chính nhà nước -

Lÿ luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Công trình nghiên cứu,

trình bảy một số nội dung liên quan đến vấn để cải cách hành chính nhà nước như: quyền hành pháp và các cách tiếp cận về hành chính nhà nước, các mô

hình hành chính nhà nước và xu hướng CCHC trên thế giới và thực tiễn CCHC ở Việt Nam qua các thời kỳ

- Ngô Thành Can (chủ biên) (2018), Hành chính nhà nước và CCHC nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Công trình nghiên cứu cung cấp

những kiến thức cơ bản về hành chính nhà nước và CCHC nhà nước, van dé

công vụ, công chức, nội dung CCHC và việc triển khai thực hiện CCHC, một

số giải pháp CCHC nhà nước ở Việt Nam, đồng thời, giới thiệu một số kinh

nghiệm quốc tế về CCHC nhà nước

- Nguyễn Trọng Thừa (chủ biên) (2020), CCJC nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội Công trình này do tập thể tác giả Bộ Nội vụ biên soạn, trong đó, nghiên cứu một cách chuyên sâu các vấn đề lý luận về CCHC; khái quát về CCHC

Trang 14

triều vua Lê Thánh Tông, vua Minh Mạng ) cho đến CCHC thời kỳ đổi mới;

kinh nghiệm CCHC của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Xingapo, Hoa Kỳ, Pháp; nội dung và nhiệm vụ CCHC thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quản lý CCHC, cụ thể là xây dựng và tổ

chức thực hiện kế hoạch CCHC, theo dõi, đánh giả CCHC

- Đàm Bích Hiên (2022), “Những thành tựu nỗi bật trong công tác cải

cách hành chính nhà nước ở Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay”, Tap chi

Tổ chức nhà nước ngày 10/12/2022 Trong bài viết này, tác giả phân tích, nêu bật những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau gần 30 năm tiến hành công tác CCHC nhà nước trong tất cả các lĩnh vực CCHC, cụ thể là: thể chế hành chính nhà nước được xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả; thủ tục

hành chính đã chuyền biến căn bản theo hướng công khai, đơn giản và thuận

tiện; hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước không ngừng được nâng cao; đổi mới mạnh mẽ chế độ công vụ và xây dựng đội ngũ CBCCVC; nâng cao hiệu quả quản lý tải chính công; thúc đẩy chuyên đổi số trong nền hành

chính nhà nước

- Phạm Thị Thanh Trà (2023), “Tiếp tục đẩy mạnh CCHC nhà nước,

đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả”, Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 22/8/2023 Trong bài viết này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phân tích, làm rõ các chủ trương, quan điểm của Đảng và triển khai của Chính phủ về CCHC nhà nước, một số kết quả nổi bật đã đạt được trong công tác CCHC ở nước ta và để xuất

một số giải pháp nhằm đây mạnh CCHC nhà nước, xây dựng nền hành chính

dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới

Trang 15

quan, đơn vị như:

- GOPA L, giai đoạn 2008 - 2011, “Kinh nghiệm xây dựng và triển khai

kế hoạch CCHC ở cấp tỉnh” (2013), Hà Nội Cuốn sách này được xuất bản

trong khuôn khổ Chương trình Quản trị công và CCHC giai đoạn I (GOPA ])

do Chính phủ Đan Mạch tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 với mục tiêu chung là thúc đây phát triển quản trị công đân chủ, quản lý công và trách nhiệm giải trình tại Việt Nam Trong đó chia sẻ các kinh nghiệm về xây đựng

và triển khai kế hoạch CCHC ở cấp tỉnh để các địa phương trong cả nước

tham khảo, triển khai thực hiện

- “Sổ tay kinh nghiệm lập kế hoạch, tổ chức triển khai và theo dõi,

đánh giá kết quả thực hiện CCHC” (2014), Đắk Lắk, do nhóm tác giả Sở Nội

vụ tỉnh Đắk Lắk biên soạn Căn cứ thực trạng thực hiện CCHC và điều kiện thực tế tại tỉnh Đắk Lắk, công trình trình bảy phương pháp lập kế hoạch CCHC, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch CCHC và phương pháp đánh

giá kết quả thực hiện CCHC Trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện CCHC

tại tỉnh Đắk Lắk, đây là một công trình tham khảo hữu ích đối với các CQCM

+ V6 Thi Cam Nhung (2019), “CCHC theo hướng phục vụ ở Hậu Giang trong giai doan hién nay”, Luan van thac si Luat hoc, Hoc vién Chinh trị quốc gia Hồ Chí Minh;

Trang 16

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

+ Đinh Văn Thụy, Phạm Ngọc Hòa (2020), “Công tác CCHC ở Đồng Tháp hiện nay”, 7ạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, số 6+7 (67 -

2020)

Trong số các công trình trên, một số công trình đã xây dựng hệ thống cơ

sở lý luận về nền hành chính nhà nước, CCHC nhà nước, khái quát quá trình CCHC ở Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử và đề ra một số giải pháp mang tính định hướng đề thực hiện CCHC thành công tại Việt Nam Một số công trình tiếp

cận, nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện CCHC tại một số Cơ quan, địa phương cụ thể Đây là nguồn tải liệu tham khảo có ý nghĩa hết sức

quan trọng đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu, kế thừa, phát triển đề tài

luận văn của mình Tuy nhiên, trong số những công trình khoa học mà tác giả được biết, chưa có công trình nào nghiên cứu việc thực hiện CCHC tại các

CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk” là không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc

UBND tỉnh Đắk Lắk; từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm

nâng cao hiệu quả thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn mới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 17

- Phân tích, làm rõ cơ sở khoa học về thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh; nội dung, mục đích, yêu cầu thực hiện CCHC tại các

CQCM thuộc UBND cấp tỉnh

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm

2023; từ đó đánh giá những kết quả nỗi bật đã đạt được, chỉ ra những tồn

tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong thực hiện CCHC tại

các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện CCHC tại các

CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn dé ly luận và thực tiễn về

thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk

Trang 18

của Đảng về CCHC nhà nước

%.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

- Phương pháp phân tích tài liệu:

Tác giả phân tích các tài liệu (Từ điển, sách, báo, tạp chí, công trình khoa học ) liên quan đến công tác CCHC, từ đó tổng hợp, xây dựng hệ

thống lý luận về thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm:

Nghiên cứu, xem xét, đánh giá kết quả thực hiện CCHC tại một số tỉnh

để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc

UBND tỉnh Đắk Lắk

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:

Tác giả tiền hành thu thập các thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua khảo sát, phỏng vấn, từ các tài liệu (kế hoạch, báo cáo, kết luận ) của UBND tỉnh Đắk Lắk và một số CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk Từ đó, xử

lý và phân tích các thông tin, số liệu thu thập được để đánh giá về thực trạng, kết quả thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk

- Phương pháp thống kê, so sánh:

Phương pháp này được dùng để thống kê số liệu, so sánh kết quả thực hiện các nội dung CCHC giữa các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk qua các năm, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá kết quả thực hiện CCHC tại các

CQCM

- Phương pháp điều tra: phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập

và phân tích thông tin sơ cấp khách quan để có thêm cơ sở đánh giá kết quả

thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk.

Trang 19

Địa điểm điều tra: Các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Lắk, Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk

Đối tượng điều tra: đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) thực hiện

công tác CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk và người dân thực

hiện các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các CQCM thuộc UBND

tỉnh Đắk Lắk

Hình thức điều tra: phát phiếu hỏi đến đối tượng điều tra

Số lượng phiếu điều tra: 75 phiếu dành cho CCVC, 75 phiếu dành cho

người dân

Nội dung điều tra: ý kiến đánh giá của CCVC và người dân về thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk

- Phương pháp chuyên gia:

Thu thập ý kiến và thông tin từ những người có chuyên môn cao để có được các thông tin chuyên sâu hơn, từ đó có cái nhìn đa chiều, đa phương

diện về việc thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk Số lượng: phỏng vấn 03 lãnh đạo CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk có liên

quan đến công tác CCHC, giải quyết TTHC

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ýnghĩa lý luận

Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong

thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ là tiền đề để

đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay

6.1 Ýnghĩa thực tiễn

Trang 20

Các kiến nghị, giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể là tải liệu

tham khảo cho các CQCM thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk trong việc nâng cao

hiệu quả thực hiện CCHC nhằm phục vụ Nhân dân và xã hội tốt hơn, nâng

cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk

7 Kết cầu của luận văn

Luận văn gồm có phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo và phụ lục; trong đó, phần nội dung chính được kết cấu thành 3 Chương:

Chương 1 Cơ sở khoa học về thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Chương 2 Thực trạng cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Chương 3 Một số quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk

Lak

Trang 21

HANH CHINH TAI CAC CO QUAN CHUYEN MON

THUOC UY BAN NHAN DAN CAP TINH

1.1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1.11 Khái niệm cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Khải niệm “cải cách”:

Từ điển tiếng Việt định nghĩa cải cách là: “sửa đổi những bộ phận cũ (trong lĩnh vực kinh tế, xã hội) cho thành hợp lí và đáp ứng yêu cầu khách

quan hơn” [60, tr 104]

Có tác giả định nghĩa cải cách là: “một biện pháp giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định” [3, tr.26] Theo cách hiểu này, việc

thực hiện biện pháp “cải cách” phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và quá

trình thực hiện biện pháp “cải cách” phải hoàn tất trong khoảng thời gian nhất định với mục tiêu, chương trình rõ ràng, cụ thể

- Khải niệm “hành chính ”:

Theo Từ điển tiếng Việt, “hành chính” là: “thuộc phạm vi chỉ đạo, quản

lí việc chấp hành luật pháp, chính sách của nhà nước” [60, tr.437]

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, theo nghĩa rộng,

hành chính là “hoạt động chấp hành và điều hành trong phạm vi tổ chức theo

những quy định nhằm đạt được mục tiêu đề ra”; theo nghĩa hẹp, hành chính được hiểu là “hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước”

[19, tr.8, 9]

- Khai niém “cai cach hanh chinh”:

Trang 22

Từ điển hành chính định nghĩa CCHC là: “hệ thống những chủ trương, biện pháp tiến hành những sửa đổi, cải tiến mang tinh cơ bản và có hệ thống nền hành chính nhà nước (hay còn gọi là nền hành chính công, nền hành

chính quốc gia) về các mặt: thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, chế độ công vụ, quy chế công chức, năng lực, trình độ, phẩm chất phục vụ của đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy đó” [18] Từ điển Luật học định nghĩa CCHC là: “một chủ trương, công cuộc có tính đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước” [56, tr.95] Ngoài ra, CCHC còn được hiểu là “quá trình thay đổi tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng thích ứng hơn với yêu cầu của sự vận động và phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia” [19, tr.383]

Cụ thể hơn, CCHC “là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thấm quyền CCHC không

làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này

trở nên hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn; các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, kha thi, đi vào cuộc sống; cơ chế hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn; chức năng, nhiệm vụ của bộ máy rõ ràng; chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức hành chính đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia”

[36] CCHC là một quá trình thay đổi từng bước, trong đó, mục tiêu luôn

được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn cụ thể

- Khái niệm “CCHC tại các COCM thuộc UBND cấp tỉnh”:

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các COCM thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được sửa đổi, bỗ sung tại Nghị định số

107/2020/NĐ-CP) thì các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh (gồm có sở và cơ

quan ngang sở) là các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa

Trang 23

phương theo quy định của pháp luật vả theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; bao gồm: 17 CQCM được tổ chức thống nhất ở tất cả các địa phương trong cả nước (Sở Nội vụ; Sở Tư pháp; Sở

Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thương binh và

Xã hội: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh) và 04 CQCM đặc thù được tổ chức ở một số địa phương (Sở Ngoại vụ, Ban Dân

tộc, Sở Du lịch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc)

Tóm lại, từ những luận điểm trên chúng ta có thể khái quát: CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh là việc thực hiện một cách có hệ thống các chủ trương, giải pháp nhằm đôi mới, tạo ra những thay đỗi có tính chất tiễn bộ

trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhà nước (bao gồm: thể chế hành chính nhà nước: tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đội ngũ CBCCVC; các nguồn lực vật chất đảm bảo cho nền hành chính nhà nước hoạt động) tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, nhằm làm cho các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân, phục vụ

xã hội tốt hơn

112 Mục đích thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Mục đích thực hiện CCHC của tat cả các nước trên thế giới là hướng tới

việc xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ hơn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn, hướng tới phục vụ tốt hơn các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và cả xã hội Mọi hoạt động CCHC nhà nước đều hướng tới việc

“nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp

Trang 24

ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát

triển” [5, tr.5]

CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh là quá trình cải biến có kế

hoạch cụ thể, được triển khai thực hiện trên nhiều nội dung: cải cách thể chế;

cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế

độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số Qua đó xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại

Xét về bản chất, các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh là những bộ phận

cấu thành của UBND cấp tỉnh; do vậy, việc thực hiện CCHC tại từng CQCM

là tiền đề, là nền tảng của quá trình CCHC trên phạm vi toàn tỉnh Việc thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh nhằm mục đích như sau:

- Tạo ra những thay đổi có tính toàn diện, lâu dài, làm cho các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ của minh -

đó là chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương

- Nâng cao khả năng hoạt động của các CQCM, giúp cho quá trình

quản lý xã hội của Nhà nước được tốt hơn, trước hết là quản lý nền kinh tế, định hướng cho nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước

Qua đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với người dân, doanh nghiệp, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong giải quyết công việc của Nhân dân, góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả

- Thay đổi và hợp lý hóa bộ máy hành chính; xây đựng đội ngũ CCVC

có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển

đất nước; tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước nhằm đạt

được mục tiêu của CCHC là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong

Trang 25

sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục

vụ Nhân dân tốt hơn, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh

1.1.3 Yêu cầu thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo thống nhất thực hiện công tác

CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh CCHC phải được tiến hành trên

cơ sở các nghị quyết và nguyên tắc của Đảng về xây đựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Theo

đó, cấp ủy Đảng của các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh quyết định các mục tiêu, quan điểm, chủ trương và giải pháp lớn về CCHC; lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đoàn thể, cán bộ, đảng viên tích cực thực hiện CCHC theo đúng các chủ trương, quan điểm của Đảng; đồng thời kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn kịp thời việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác CCHC

- Các chủ trương, giải pháp thực hiện CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa Quá trình thực hiện CCHC của các CQCM thuộc UBND

cấp tỉnh phải đảm bảo bám sát, không trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước CCHC để phù hợp với xu thế toàn

cầu hóa và hội nhập kinh tế, do đó các hoạt động hành chính nhà nước phải

thay đổi nhằm tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- CCHC phải được tiến hành đồng bộ, vững chắc, có trọng tâm, trọng

điểm, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể và bảo đảm sự phát triển ổn định,

bền vững của đất nước, địa phương Các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp CCHC được để ra tại Chương trình

Trang 26

tổng thể CCHC nhà nước của Chính phủ và UBND cấp tỉnh, đồng thời linh

hoạt, sáng tạo dé phủ hợp với tình hình thực tế của cơ quan

- CCHC là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự tham gia của tất cả CCVC, người lao động các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh Trong đó, cần phân công trách nhiệm cụ thể, rõ Trảng trong việc thực hiện từng nội dung, nhiệm vụ CCHC; để cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu CQCM thuộc UBND cấp tỉnh trong thực hiện CCHC

1.2 Nội dung cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tuy vào đặc điểm, tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

của đất nước mà Chính phủ xác định những nội dung CCHC trọng tâm trong từng giai đoạn cho phù hợp Chính phủ nhấn mạnh, những nội dung CCHC

trọng tâm này phải được “triển khai đồng bộ từ trên xuống, từ dưới lên” [31]

Nghia là, các cơ quan Trung ương, các địa phương nói chung cũng như tất cả

các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh nói riêng đều phải thực hiện các nội dung, nhiệm vụ CCHC theo Chương trình tổng thể CCHC nhà nước do Chính phủ

ban hành trong từng giai đoạn phát triển đất nước

Theo cách hiểu đó, nội dung CCHC tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh có sự thay đổi qua từng giai đoạn:

- Trong giai đoạn 2001 - 2010 (theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg

ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình

tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010), CCHC bao gồm bốn nội dung: (1) Cải cách thể chế; (2) Cai cách tổ chức bộ máy hành chính; (3) Đôi

mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; (4) Cải cách tải chính công

- Trong giai đoạn 2011 - 2020 (theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày

08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước

Trang 27

giai đoạn 2011 - 2020), CCHC bao gồm sáu nội dung: (1) Cải cách thể chế;

(2) Cải cách thủ tục hành chính; (3) Cải cách tô chức bộ máy hành chính nhà

nước; (4) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (Š) Cải cách tài chính công: (6) Hiện đại hóa hành chính

- Đến giai đoạn 2021 - 2030 (theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước

giai đoạn 2021 - 2030), CCHC vẫn bao gồm sáu nội dung nhưng có sự thay đổi về tên gọi của hai trong số sáu nội dung, cụ thể là: (1) Cải cách thể chế;

(2) Cải cách thủ tục hành chính; (3) Cải cách tô chức bộ máy hành chính nhà

nước; (4) Cải cách chế độ công vụ; (5) Cải cách tài chính công; (6) Xây dựng

và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

1.2.1 Cải cách thể chế

Thể chế là “những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo” [56, tr.932] Theo nghĩa hẹp, nói “thể chế” là nói đến các văn bản pháp luật, các quy định pháp luật Thể chế phù hợp với thực tiễn

sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát triển, tiễn bộ; ngược lai, thé chế không phủ

hợp sẽ gây khó khăn cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội

Cải cách thể chế là nhiệm vụ lớn, được thực hiện thông qua các cải cách luật pháp, trong từng lĩnh vực cụ thể từ kinh tế, nhà nước, xã hội, đến

quyền con người, quyền công dân nhằm tạo dựng các khung khổ pháp lý thuận lợi cho sự phát triển tự do của các chủ thể trong các mối quan hệ Cải cách thể chế hướng đến mục tiêu giải phóng mọi nguồn lực phát triển trong một môi trường pháp lý công bằng và an toàn, làm cho mọi tổ chức, cá nhân

đều có cơ hội phát triển, được làm tất cả những gì pháp luật không cắm

Theo Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030,

mục tiêu của công tác cải cách thể chế là xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể

chế của nền hành chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao

Trang 28

chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ

hiện đại, hội nhập; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bễ và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực để thúc đây phát triển đất nước; tổ chức thi hành

pháp luật nghiêm minh, hiệu qua, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội Tại các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, mục tiêu này được cụ thể hóa qua các nhiệm vụ chính như sau:

- Xây dựng, ban hành các văn bản QPPL; đồng thời thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản QPPL nhằm thay thế, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, đình chỉ thi hành hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với văn bản

QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, qua đó đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật;

- Tổ chức thi hành pháp luật: xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành văn bản QPPL; tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp trong văn bản QPPL; phổ biến văn bản QPPL; ban hành văn bản quy định chỉ tiết thi hành văn bản QPPL; tập huấn văn bản QPPL; tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để triển khai thi hành văn bản QPPL; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản QPPL; sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản QPPL; báo cáo việc tổ chức triển khai thi hành văn bản QPPL và kiến nghị, xử lý

vướng mắc trong việc tổ chức thi hành văn bản QPPL) Việc thực hiện các

hoạt động này nhằm tạo điều kiện, tạo tiền đề và bảo đảm việc hiện thực hóa

các yêu cầu của pháp luật (đưa pháp luật vào cuộc sống), từ đó nâng cao ý

thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tô chức và toàn xã hội

1.2.2 Cải cách thủ tục hành chính

Khoản I Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hảnh chính định nghĩa: Thủ tục hành chính (TTHC) là “trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do

Trang 29

cơ quan nhà nước, người có thâm quyền quy định để giải quyết một công việc

cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, cải cách TTHC chưa được xác định là một nội dung riêng, độc lập của CCHC mà là một nội dung của lĩnh vực cải cách thể chế Từ năm 2011 đến nay, cải cách TTHC được xác

định là một nội dung độc lập của CCHC Điều này khẳng định vai trò, tầm

quan trọng của công tác cải cách TTHC trong việc xây dựng nền hành chính trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Bởi, “cải cách TTHC là một nội dung của CCHC, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà

nước và công dân; cải cách TTHC có tác động to lớn đối với việc thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc cải cách TTHC sẽ gỡ bỏ những rào cản về TTHC đối với môi trường kinh đoanh và đời sống của người dân, giúp

cắt giảm chỉ phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện

TTHC” [21, tr.145]

Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 đề ra

mục tiêu, đồng thời cũng là yêu cầu đối với cải cách TTHC như sau: “Cải

cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân,

doanh nghiệp; TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt

giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy

trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi

bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng

môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đăng,

minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC Đồng thời, đầy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau”

Trang 30

Để thực hiện mục tiêu này, các cơ quan nhà nước nói chung và các

CQCM thuộc UBND cấp tỉnh nói riêng phải triển khai thực hiện hiệu quả các

nhiệm vụ sau đây:

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm TTHC mới ban hành phải đơn giản, dễ

hiểu, dễ thực hiện;

- Rà soát, đơn giản hóa TTHC;

- Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai TTHC dưới nhiều hình thức khác nhau; vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu TTHC trên Cổng Dịch vụ công quốc gia;

- Hoàn thành đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

trong giải quyết TTHC;

- Đây mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC theo hướng cấp nào sát cơ

sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết;

- Đây mạnh nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, TTHC;

- Trong năm 2022, hoàn thành kết nối Công Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia; đây mạnh thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành và thanh toán các khoản phí liên quan đến kiểm tra chuyên ngành trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Hoàn thành xây dựng và vận hành có hiệu quả Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảo thống nhất với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

1.2.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một yêu cầu tất yêu

trong quá trình thực hiện CCHC, bởi vì:

Thứ nhất, chuyên sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, vai trò, chức năng của Nhà nước nói chung, của từng cơ quan hành

Trang 31

Thứ hai, cải cách để khắc phục những bất cập trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước các cấp như: bộ máy cồng kênh, nhiều tầng nắc trung gian

Thứ ba, phương thức làm việc của các cơ quan hành chính chưa mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi phải nghiên cứu cải cách

Trong giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021

đề ra mục tiêu thực hiện cải cách tổ chức bộ máy nhà nước là: Tiếp tục rà soát

chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước; phân định rõ mô hình tổ chức chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Tăng

cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu

quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tỉnh gọn hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo quy định Đây mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tỉnh gọn, có cơ cấu hợp lý vả nâng cao hiệu quả hoạt động

Để đạt được mục tiêu này, các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh phải tham

gia thực hiện tốt việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức

bộ máy hành chính nhà nước; sắp xếp, kiện toàn, tỉnh gọn bộ máy CQCM;

hoàn thiện quy định về tổ chức chính quyền địa phương; tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sảng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động đề tỉnh gọn đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập; triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng

Trang 32

cao năng suất, hiệu quả hoạt động của CQCM trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của CQCM trên môi trường số, day manh

tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ

1.2.4 Cải cách chế độ công vụ

Mục đích của cải cách chế độ công vụ là xây đựng nền công vụ chuyên nghiệp, tiên tiến và hiện đại, phù hợp với mục tiêu hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC để họ có đầy đủ phẩm chất, năng lực mới theo yêu cầu của nền công vụ đó

oO giai đoạn 2001 - 2010, nội dung này được gọi là “Đỗi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”, giai đoạn 2011 - 2020 được gọi là

“Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC”, với mục tiêu là xây

dựng đội ngũ CBCCVC có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu

cầu phục vụ Nhân dân và sự phát triển của đất nước Từ năm 2021, nội dung

này được đổi tên thành “Cải cách chế độ công vụ” Nội hàm của nhiệm vụ

“Cải cách chế độ công vụ” đã được phát triển lên một bước cao hơn với mục tiêu xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài; thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch

trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng CCVC để thu hút người thực sự

có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước

Theo đó, ở phạm vi các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh (các sở), Chương

trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 yêu cầu đến năm 2025

phải xây dựng được đội ngũ CCVC có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; đến năm 2030 phải xây dựng được đội ngũ CCVC chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý đảm bảo sự chuyền giao thế hệ một cách vững vàng,

Trang 33

25% - 35% số lãnh đạo, quản lý cấp sở và trên 30% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực thuộc sở có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế

Để đạt được mục tiêu này, các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh cần phải thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như: tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về xây dựng, quản lý đội ngũ CBCCVC của tỉnh theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, bễ nhiệm, luân chuyển CCVC; cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ CCVC theo

vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu; đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá, xếp loại CCVC theo hướng dẫn chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ và gắn với vị trí việc làm, thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ, CCVC gắn với

vị trí việc làm v.v Thực hiện tốt các nhiệm vụ nảy là tiền đề để xây dựng

nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại và xây dựng đội ngũ CCVC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới

1.2.5 Cải cách tài chính công

Mục đích của cải cách tài chính công trong phạm vi CCHC là “sử dụng

hợp lý nguồn tài chính công, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho doanh

nghiệp nhà nước, cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công” [22, tr.40]

Cải cách tài chính công giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc day su sang tao; nang cao chat lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham những tại các

cơ quan, đơn vị Đồng thời, day mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Trang 34

Để thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công giai đoạn 2021 - 2030 các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh phải thực hiện năm nhiệm vụ chính:

Thứ nhất, tham gia nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bỗổ sung Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan để đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ

ngân sách nhà nước; hoàn thiện quy định về thực hiện cơ chế khoán kinh phí

quản lý hành chính tại các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn Đẩy mạnh

hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính; theo đõi, giám sát thực hiện quá trình hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực theo triển khai, chỉ

đạo của các cơ quan Trung ương

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh

Thứ ba, day mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập theo cơ chế thị

trường, thúc đây xã hội hóa

Thứ tư, đây mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đổi

mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp Tham gia nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Xây đựng và ban hành các cơ chế, chính sách thúc đây, đổi mới và nâng cao hiệu qua quan tri doanh nghiệp nhà nước

1.2.6 Xây dựng và phát triển Chính phú điện tử, Chính phủ số

Trong giai đoạn 2001 - 2010, hiện đại hóa nền hành chính là một nhiệm

vụ của công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính Từ năm 2011, nội dung

“hiện đại hóa hành chính” được tách ra thành một nội dung độc lập trong thực hiện CCHC nhà nước, cho thấy Chính phủ xác định đây là một nội dung có vai trò quan trọng, then chết trong quá trình thực hiện CCHC ở Việt Nam Bước sang giai đoạn 2021 - 2030, lĩnh vực “hiện đại hóa hành chính” lại được

Trang 35

phát triển, mở rộng thêm về mục tiêu, nhiệm vụ và đổi tên thành “Xây dựng

và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số”

Chính phủ điện tử là “chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn Hay nói một cách khác, đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính

phủ” [4 tr.134]

Chính phủ số là “chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi

trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên đữ

liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra

quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối

ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyền đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội Hay nói một

cách khác, đây là quá trình chuyên đổi số của chính phủ” [4, tr.135]

Nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số được xác định tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” như sau: “Chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ

quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số trong

đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập đữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đầy phát triển các dich

vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên thiết

bị di động thông minh để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về

dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí; cải thiện chỉ số xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử” [32]

Như vậy, Chính phủ số bản chất là Chính phủ điện tử, bổ sung những

thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công

Trang 36

nghệ số Nếu như “phát triển Chính phủ điện tử đặt ra mục tiêu phục vụ người

dân, doanh nghiệp và xã hội tốt hơn” thì “Chính phủ số còn đặt mục tiêu trang

bị công cụ làm việc để CBCCVC có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của

minh” [61]

Trong giai đoạn 2021 - 2030, việc xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số hướng đến mục tiêu: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc

đầy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, góp

phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế

số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người

dân, tổ chức; với các nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thiện môi trường pháp lý; phát

triển hạ tầng số quốc gia; phát triển nền tảng và hệ thống số quy mô quốc gia; phát triển dữ liệu số quốc gia; phát triển ứng dụng, dịch vụ nội bộ; phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp: xây dựng, phát triển đô thị thông minh Ở phạm vi địa phương, công tác này được xác định là xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

1.3 Kinh nghiệm thực hiện cải cách hành chính của một số địa phương 1.3.1 Kinh nghiệm thực hiện cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ninh Căn cứ các Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC một cách toàn diện trên cả sáu nội dung CCHC: ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai, trong đó giao các

Sở, ngành, địa phương chủ trì thực hiện từng nội dung CCHC và giao Sở Nội

vụ là cơ quan thường trực triển khai các chương trình, kế hoạch CCHC của tỉnh Công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC luôn được tỉnh quan tâm,

Trang 37

triển khai sâu rộng trên các phương tiện truyền thông với nhiều hình thức phong phú, mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là các cuộc thi tìm hiểu về CCHC, tìm kiếm sáng kiến CCHC được tổ chức hàng năm

Từ năm 2013, tỉnh Quảng Ninh triển khai đánh giá Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phó để có cơ sở đánh giá

khách quan kết quả thực hiện CCHC và đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế trong thực hiện CCHC, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch

vụ và phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Tỉnh cũng lồng ghép việc triển khai công tác CCHC trong các nội dung phát động thi đua; đồng thời, nội dung liên quan đến các thành tích thi đua là một trong những tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí đánh giá Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện Cùng với đó, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng

tỉnh Quảng Ninh đã chủ động gắn việc bình xét công tác thi đua với “kết quả

thực hiện công tác CCHC” hàng năm và xác định rõ đây là một trong những

tiêu chí để bình xét thi đua trong các cụm, khối thi đua của tỉnh

Trung tâm Hành chính công tỉnh trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2014, 14/14 Trung tâm Hành chính công cấp huyện được thành lập trong năm 2014, 2015; thực hiện giải quyết TTHC theo nguyên tắc 5 tại chỗ ngay tại Trung tâm (tiếp

nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu, trả kết quả) Qua rà soát, nhiều sở,

ngành, địa phương đã thực hiện đơn giản hóa các TTHC theo hướng gọn nhẹ, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC trung bình từ 40 - 60% góp phần nâng cao

sự hài lòng của người dân, tổ chức, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,

nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh

đã triển khai nhiều nội đung liên quan đến đổi mới tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, thí điểm một số mô hình mới và thành lập tổ chức đặc thù Tính

Trang 38

đến tháng 3/2020, khối chính quyền đã giảm được 119 cơ quan, tổ chức hành chính và 79 đơn vị sự nghiệp công lập Từ năm 2013 trước khi Trung ương có chủ trương thực hiện thống nhất, mở rộng thí điểm thi tuyển lãnh đạo trong cả nước, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thi 14 chức danh lãnh đạo quản lý, các địa

phương, đơn vị thuộc tỉnh đã tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh dao

quản lý cấp phòng [51]

Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh đã khai trương vận hành Trung tâm điều

hành thành phố thông minh, có quy mô tích hợp đồng bộ nhất hiện nay tại

Việt Nam, được tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có của tỉnh, giúp có được một cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến các cơ quan, ban, ngành, địa phương, lĩnh vực trên phạm vi toàn tỉnh Trung tâm cho phép sử dụng thông tin và công nghệ phân tích để người điều hành ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, giúp quản lý được đa dạng các vấn đề, bao gồm cả những vấn đề đã được dự liệu trước và những vấn dé xảy ra đột xuất, tình huống khẩn cấp

Với những chuyền biến mạnh mẽ, đột phá trong các lĩnh vực trọng yếu, trong giai đoạn 2021 - 2023, Chỉ số CCHC của tỉnh Quảng Ninh từ vị trí thứ hai (năm 2021) vươn lên đứng đầu các địa phương trong cả nước trong hai năm liên tiếp (2022, 2023) Những kết quả đạt được trong thực hiện CCHC của tỉnh Quảng Ninh có vai trò không nhỏ của các CQCM thuộc UBND tỉnh,

đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ

vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

%2 Kinh nghiém thic (MỚI cat ciich hinh chinh cia thinh pho Hit Phong

Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch CCHC của Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy và HĐND thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề về CCHC, trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm,

Trang 39

đột phá để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện là tập trung cải cách TTHC

đảm bảo thực hiện 03 giảm: giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chỉ phí

Hàng năm, UBND thành phố ban hành Kế hoạch CCHC, trong đó xác định rõ, cụ thể các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; đồng thời có danh mục các nhiệm vụ, công việc cụ thể, xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối

hợp sản phẩm cụ thể Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện của các đơn vị và tham mưu UBND thành phố chỉ đạo, đảm bảo hoàn thành 100% các nhiệm vụ trong Kế hoạch Định

kỳ hàng năm, đội ngũ CBCCVC tham mưu, thực hiện CCHC của các đơn vị, địa phương được tập huấn chuyên sâu về các nội dung công tác CCHC để đảm bảo kiến thức, kỹ năng trong tham mưu, đề xuất nhiệm vụ CCHC

Hải Phòng là địa phương đầu tiên trong cả nước ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đội ngũ CCVC; là địa phương đầu tiên có nghị quyết của HĐND thành phố về công tác CCHC; là địa phương đầu tiên thực hiện việc tuyển dụng công chức bằng hình thức phỏng vấn [37] Từ năm

2014, UBND thành phố Hải Phòng thực hiện đánh giá và công bố công khai

kết quả Chỉ số CCHC hàng năm của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện;

triển khai Kế hoạch đo lường sự hải lòng của người dân, tổ chức đối với sự

phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước Kết quả đánh giá được công

bố giúp các CQCM thuộc UBND thành phố nhìn nhận, đánh giá thực chất,

khách quan, định lượng công tác CCHC của cơ quan, từ đó chỉ đạo kịp thời các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong thực hiện CCHC và đề ra các biện pháp, giải pháp cụ thé để nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

Hải Phòng còn là một trong những địa phương đi đầu về triển khai sớm,

hiệu quả mô hình Một cửa, có nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ CCHC Năm 2016, thành phố Hải

Phòng thành lập Phòng Kiểm tra, giám sát và thi đua khen thưởng trực thuộc

Trang 40

Văn phòng UBND thành phố nhằm tăng cường giám sát, đánh giá kết quả

thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương bằng phần mềm theo dõi, đôn

đốc giải quyết nhiệm vụ Qua đó, giảm đáng kể các nhiệm vụ bị chậm, quá

hạn; đây nhanh tiến độ giải quyết công việc của các đơn vị, địa phương; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong điều hành giải quyết công việc

Năm 2019, để thực hiện hiệu quả hơn việc tỉnh giản biên chế, tỉnh gọn bộ máy, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 27/2019/NQ-HĐND về cơ chế chính sách riêng để hỗ trợ các đối tượng là CBCCVC, người lao động làm

việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố chịu tác động trực tiếp trong quá trình tổ chức sắp xếp lại bộ máy, tỉnh giản biên chế

Để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác CCHC,

UBND thành phố ban hành Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND quy định trách

nhiệm và đánh giá trách nhiệm người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện trong thực hiện CCHC Kết quả thực hiện CCHC được xác định

là một trong những tiêu chí đánh giá trách nhiệm người đứng đầu và khen

thưởng cuối năm đối với các tập thể, cá nhân từ cấp thành phố đến cấp cơ sở

Ngoài các Đoàn kiểm tra do UBND thành phố chủ trì, các sở, ngành

liên quan cũng chủ động, thường xuyên thực hiện kiểm tra các nội dung chuyên đề công tác CCHC: Văn phòng UBND thành phố kiểm tra công tác kiểm soát TTHC; Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính quyền điện tử; Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO , qua

đó kịp thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất biện pháp khắc phục để

các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong thời gian tiếp theo

Những kết quả đạt được trong công tác CCHC của thành phố Hải Phòng được thể hiện rõ nét qua kết quả xếp hạng Chỉ số CCHC Hàng năm,

Ngày đăng: 10/11/2024, 14:41