LỊCH SỬ BÓNG RỔ RA ĐỜI Tháng 12/1981, James Naismith sinh năm 1861, một giáo viên giáo dục thể chất của trường huấn luyện Springphild tại bang MassachusetsMỹ, khi tìm cách làm cho giờ họ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
1 Trình bày lịch sử phát triển của môn Bóng rổ ở trong nước và trên thế giới
2 Phân tích kỹ thuật 2 bước ném rổ một tay trên cao Những sai lầm thường mắc
và cách sửa chữa
3 Nêu định nghĩa của điều luật “Tình trạng của bóng” và phân tích điều luật đấy
4.Tập luyện môn Bóng rổ giúp cho người tập phát triển được những tố chất vân động nào? Phân tích các tố chất vận động đó
Hà nội 12 – 2021
Trang 3Một đội bóng rổ Việt Nam ngày xưa
Bóng rổ là môn thể thao do người Mỹ sáng lập năm 1891 bởi tiến sĩ James Naismith (1861-1936) – một giáo viên môn giáo dục thể chất ở học viện Springfield thuộc bang Massachusetts (Hoa Kỳ) Việt Nam cũng là một trong những nước biết đến bóng rổ sớm nhất trên thế giới
1 LỊCH SỬ BÓNG RỔ RA ĐỜI
Tháng 12/1981, James Naismith (sinh năm 1861), một giáo viên giáo dục thể chất của trường huấn luyện Springphild tại bang Massachusets(Mỹ), khi tìm cách làm cho giờ học thể chất thêm sinh động, ông đã dựa theo những trò chơi với bóng được phát triển trước đây trong lịch sử: như trò chơi Pok-Tapok-ném bóng vào vòng tròn bằng đá được dính theo chiều thẳng đứng trên tường; trò
chơiOllamalitituli-nám bóng cao su vào 1 chiếc vòng làm bằng đá, để sáng tạo ra một trò chơi mới Do những nét mới lạ, sinh động và hấp dẫn nên chỉ sau một thời gian ngắn trò chơi này đã lan rộng toàn nước Mỹ và ngày nay đã phát triển thành một môn thể thao hấp dẫn lôi cuốn hàng chục triệu người chơi trên hành tinh
Trang 4Sau một thời gian tập luyện, ông thấy rằng cái rổ hái đào rất bất tiện, vì mỗi khi bóng vào rổ thì lại phải có một người đứng ở đó lấy bóng ra Vì vậy ông đã cho thay bằng một vòng sắt và có treo túi lưới (túi lưới đó có một cái dây buộc vào, khibóng vào rổ chỉ cần dật cái dây đó là quả bóng sẽ tung ra) Nhưng rồi cái túi lưới
đó vẫn bị bất tiện, bởi khi bóng vào rổ, vẫn phải có người kéo dây thì mới lấy đượcquả bóng Do vậy James Naismith cho cắt thủng cái túi lưới ra để khi bóng vào rổ, thì dơi ngay xuống Như vậy là tác dụng chính của lưới chỉ là để xác định một cáchchính xác xem quả bóng có vào rổ hay không mà thôi
Tên gọi của môn Bóng rổ cũng được xuất phát từ đây: từ gốc tiếng Anh là Basketball trong đó Basket – rổ, Ball – bóng
Cũng chính trong tháng 12/1891 James Naismith đã soạn thảo những điều luật đầu tiên cho môn bóng rổ và dùng nó để tổ chức các trận đấu Năm 1892 ông đã cho xuất bản “Sách luật chơi Bóng rổ” gồm 15 điều mà phần lớn những điều ấy dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay Saukhi đưa vào thi đấu và hoàn thiện dần các điều luật thì môn Bóng rổ đã được tiếp nhận một cách tích cực, nhanh chóng được phổ biến trên toàn nước Mỹ và được công nhận là một môn thể thao Môn Bóng rổ nhanh chóng được phổ biến tập luyện, thi đấu ở nhiều nước trên thế giới vì chơi bóng rổ tăng chiều cao đáng kể khitập luyện thường xuyên
2 Quá trình phát triền bóng rổ trên thế giới
Sự phát triển môn bóng rổ đã kéo theo sự thay đổi điều luật thi đấu, trang thiết bị, dụng cụ và trang phục thi đấu của các vận động viên
- Năm 1893, lần đầu tiên xuất hiện bóng rổ bằng sắt và có lưới
- Năm 1894, chu vi của bóng đã được tăng lên từ 76,2-81,3cm
- Năm 1895, đã áp dụng các quả ném phạt được thược hiện ở khoảng cách 4,572
- Năm 1896, quy định người chơi được quyền dẫn bóng trong mọi trường hợp
Giai đoạn thứ nhất: của sự phát triển bóng rổ là từ năm 1891 đến 1918 Đây là
giai đoạn hình thánh một môn thể thao mới Từ chỗ được tạo ra để làm sinh động hơn đối với các giờ học thể dục, bóng rổ đã trở thành môn thể thao với tất cả các đặc điểm tiêu biểu cảu mình
Trang 5Từ năm 1894, sau khi luật bóng rổ được chính thức ban hành và có những cuộc thi đấu thì kỹ thuật và chiến thuật của bóng rổ được hình thành và phát triển rất nhanh.
Đã xuất hiện chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ, định được chức năng
vị trí của từng cầu thủ
Tại thế vận hội lần thứ 3 năm 1904 bóng rổ đưuọc tổ chức thi đấu, biểu diễn
Giai đoạn thứ 2: Từ 1919 -1931 có đặc điểm là tiêu biểu cá hiệp họi bóng rổ quốc
gia của các nước được thành lập và bắt đầu có các cuộc thi đấu giao hữu quốc tế Năm 1923 các cuộc thi đấu bóng rổ quốc tế đầu tiên được tổ chức ở Pháp giữa các đội Ý, Pháp và Tiếp Khắc
Giai đoạn thứ 3: từ 1932-1947 đây là giai đoạn môn bóng rổ được phát triển rộng
rãi trên thế giới Sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử bóng rổ là việc thành lập liên đoàn bóng rổ Quốc tế gọi tắt là FIBA (Federation Internationnal Basketball Amateur) vào ngày 18-6-1932
Giai đoạn thứ 4: Từ năm 1984-1965 là giai đoạn mà kỹ thuật, chiến thuật có bước
nhảy vọt Liên đoàn bóng rổ thế giới FIBA với 50 nước thành viên lúc đó đã có vị trí quan trọng và đã tổ chức nhiều giải đấu thế giới với quy mô lớn
3 Quá phát triển bóng rổ tại Việt Nam
Cùng với sự xâm lược của thực dân pháp, các môn thể thao hiện đại trong đó có bóng rổ cũng du nhập vào Việt Nam Thời kì đầu bóng rổ chỉ phát triển ở phạm vi hẹp trong một số trường học, công sở và trong hàng binh ngũ binh lính Pháp và cũng chỉ ở một số thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Huế… Các môn thểthao nói chung và môn bóng rổ nói riêng trong thời kì này nhìn chung chỉ phục vụ riêng cho giai cấp thống trị - chiến thuật thì non kém, tư tưởng thi đấu thì cay cú ănthua
Chính xác bóng rổ do người Trung Quốc mang sang miền Nam – Việt Nam năm 192x Lúc đó những trận đấu do người ngoại quốc (người Hoa, người Pháp là chủ yếu) tổ chức chơi với nhau Những đội bóng rổ chính quy đầu tiên khi đó tất cả điều là của người Pháp thành lập Cùng lúc này ở miền Bắc cũng có một đội bóng
rổ tồn tại rất ngắn thuộc quản lý của quân đội Mặc dù được cho tập huấn tại Liên
Xô, nhưng không có thành tích gì hết và chỉ 2 năm tồn tại rồi bị giải thể
Trang 6Một trận thi đấu bóng rổ khác diễn ra thời xưa
Trong thời gian này ở niềm Nam, tuy bóng rổ được phát triển ở một số trường học nhưng không được chú trọng như bóng đá, xe đạp, quần vợt
Trang 7Binh lính Mỹ ở Việt Nam chơi bóng rổ giải trí buổi chiều tối
Năm 1975, từ sau ngày đất nước thống nhất, phong trào bóng rổ ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sức hút đông đảo thanh niên tham gia tập luyện
Phong trào bóng rổ tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được phát triển mạnh mẽ Hàng năm bộ giao dục và Đào tạo đều tổ chức giải bóng rổ học sinh , sinh viên toàn Quốc
Ngoài ra còn có các giải học sinh, sinh viên của các khu vực do hội thể thao đại học các khu vực tổ chức Tuy hiện nay chúng ta còn có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng việc giảng dạy bóng rổ đã bước đầu được đưa vào chương trình thể dục của các trường phổ thông Hang năm sở giáo dục và đào tạo của Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh đã tổ chức giải bóng rổ cho học sinh phổ thông toàn thành phố
Trang 8Trên phạm vi toàn quốc, hàng năm chúng ta đều tổ chức các giải vô địch hạng nhất, hạng nhì, các giải trẻ thanh thiếu niên Các trung tâm có phong trào bóng rổ phát triển mạnh nhất hiện nay là: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quân đội, Yên Bái, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Lâm Đồng…
Trang 9Tháng 11 năm 1992, Hội bóng rổ Việt Nam được đổi tên thành Liên đoàn bóng rổ Việt Nam – Viết tắt là VBF (Vietnam Basketball Federation) Liên đoàn bóng rổ Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn bóng rổ.
Câu 2: Phân tích kỹ thuật 2 bước ném rổ một tay trên cao Những sai lầm thường mắc và cách sửa chữa
Trong môn bóng rổ thì kỹ thuật 2 bước lên rổ là một phương pháp tấn công – ghi điểm rất quan trọng mà mọi cầu thủ cần phải biết Vậy kỹ thuật tấn công
2 bước lên rổ là gì? Cách 2 bước lên rổ như thế nào?
1, Kỹ thuật 2 bước lên rổ là gì?
Kỹ thuật ném bóng rổ 2 bước còn gọi là kỹ thuật Layup là kỹ thuật tấn công cơ
bản nhất mà mọi cầu thủ trên sân đều có thể thực hiện được Tuy nhiên, đây cũng
Trang 10là kỹ thuật đòi hỏi cầu thủ thực hiện phải có sự khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác và đúng luật 2 bước lên rổ.
Bởi vì trong khi thi đấu thực tế thì các cầu thủ phòng ngự của đối phương sẽ luôn luôn cảnh giác và truy cản với những cầu thủ muốn thực hiện kỹ thuật 2 bước lên
rổ 1 tay trên cao Vì vậy, kỹ thuật ném bóng rổ 2 bước tuy không quá khó để thi triển, nhưng để có thể ghi điểm nhiều nhờ kỹ thuật Layup thì bạn cần phải có một vài bí quyết cho riêng mình Không những thế, để có thể thực hiện thuần thục kỹ năng 2 bước lên rổ, 3 bước lên rổ, bạn cần phải tập luyện khá kỹ lưỡng
2, Hướng dẫn kỹ thuật 2 bước lên rổ
Kỹ thuật ném bóng rổ 2 bước là một một cách cơ bản để ghi điểm trong thi đấu bóng rổ nhưng để thành thạo thì các em học viên và các bạn mới chơi bóng rổ cần thực hiện đúng kỹ thuật các bước sau
Bước 1:
Dắt bóng đến gần rổ với tay phải của bạn Nếu bạn sử dụng tay phải để thực hiện 1
cú Layup, bạn phải tiếp cận đến gần rổ nhưng đừng quá gần nhé
Layup thường sẽ vừa chạy vừa dắt bóng Chưa quen thì hãy dắt từ từ, sau
đó hãy tăng tốc độ lên dần
Trang 11 Bạn có thể lên rổ nếu bạn chạy từ vị trí trung tâm hoặc bên phải sân đến
rổ Nếu bạn tiếp cận từ bên trái thì rất khó để bạn thực hiện cú này bằngtay phải
Bước 2:
Thu hẹp khoảng cách bằng chân phải Khi bạn còn vài bước nữa là đến rổ, hãy sửdụng chân phải để thu hẹp khoảng cách, ngay khi bước đến bằng chân phải hãy dắtbóng lần cuối
Bước 3:
Nhảy lên bằng chân trái Lúc này cơ thể bạn sẽ đẩy về rổ nhưng chú ý đừngnghiêng người về phía trước nhé Và hãy nhảy đủ gần để thực hiện mà thôi Ngaykhi bạn chuẩn bị ném, hãy đưa bóng lên ngang tầm ngực để chuẩn bị cho lên rổ
Trang 13 Khi bạn áp dụng kỹ thuật ném bóng rổ 2 bước này, hãy nhớ rằng chỉ dùngtay phải để giữ bóng, và khi bạn tiếp cận càng gần rổ, sẽ càng đạt độchính xác cao Bạn không cần dùng tay trái để giữ bóng
Khi bạn lên rổ, hãy xoay cổ tay Nếu xoay chuẩn, bóng sẽ có lực mạnhhơn
Bước 5:
Nhắm vào điểm lý tưởng trên bảng rổ Lý do chính khiến kỹ thuật ném bóng rổ 2bước trở nên cực kì phổ biến đó chính là hãy luôn luôn tận dụng bảng rổ để tăng độchính xác của cú ném Khi thực hiện, điểm lý tưởng thường sẽ ở phía chúng ta tiếpcận (nếu tiếp cận rổ từ bên trái, điểm lý tưởng sẽ nằm ở phía trái bảng rổ, bên phảithì ngược lại) và bóng sẽ dội vào điểm này, rơi vào rổ dễ dàng hơn
Trang 14 Nếu chỉ lên đơn thuần và bóng không dội vào thứ gì thì khả năng bóngvào rổ là rất thấp Và không còn điều gì tệ-hơn-cả nếu đã tiếp cận cực kỳtốt mà lại… hụt 1 quả Layup đẹp cả
Bước 6:
Luyện tập cho đến khi cơ bắp quen với động tác Kỹ thuật 2 bước lên rổ là kỹ thuật
cơ bản nhất của môn bóng rổ Và các tuyển thủ chuyên nghiệp họ chẳng cần nghĩngợi gì cả, cứ thế mà dắt bóng-nhảy lên-ghi điểm Luyện tập cho đến khi cơ thểthuộc lòng mọi động tác đến nhuần nhuyễn
Khi tập luyện, hãy ước lượng bạn cần nhanh bao nhiêu để tiếp cận rổ, vàkhoảng cách lý tưởng từ khi bắt đầu chạy đến rổ
Hãy ném Layup khi đội đang vào thế thủ và khi cắt được 1 đường chuyềncủa đội bạn
Nếu bạn thuận tay trái, thì hãy làm ngược lại và kỹ thuật 2 bước lên rổ vẫn không có gì thay đổi
Trang 15Kỹ thuật 2 bước lên rổ rất phù hợp cho những bạn có thể trạng không cao mà vẫn
có thể ghi điểm ngon lành Ngoài ra, khi bạn bị cản phá quá quyết liệt và cần dứtđiểm ngay thì kỹ thuật này là sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời Tại tất cả giải đấubóng rổ lớn trên thế giới, dù là NBA hay VBA, nhờ độ hiệu quả cao và dễ dàngthực hiện mà rất rất nhiều tuyển thủ có sở trường ghi điểm bằng Layup
Luật 2 bước lên rổ – Luật chạy bước trong bóng rổ
Một số luật chạy bước
– Một cầu thủ khi nhận bóng đang đứng trên 2 chân có thể sử dụng 1 trong 2 chân làm chân trụ Cầu thủ vừa nhận bóng nhưng chưa nhồi bóng có thể bước thêm 1 bước trước khi nhồi bóng
– Khi cầu thủ nhồi bóng và cầm bóng lên, cầu thủ đó sẽ được quyền bước 2 bước rồi dừng lại, từ đây có thể chuyền hoặc dứt điểm Cầu thủ nhận bóng trong lúc di chuyển phải để bóng rời tay và nhồi bóng trước khi thực hiện bước chạy thứ hai
Bước đầu tiên được thực hiện là khi 1 chân, hoặc cả 2 chân tiếp đất cùng lúc khi cầu thủ kiểm soát bóng
Bước thứ hai diễn ra sau bước đầu tiên, khi chân còn lại chạm đất hoặc cả 2 chân chạm đất cùng lúc
Cầu thủ thực hiện bước 1 với cả hai chân trên mặt đất hoặc cả hai chân chạmđất cùng lúc có thể dùng 1 trong 2 chân làm chân trụ Nếu nhảy lên bằng cả hai chân, cầu thủ đó phải để bóng rời tay trước khi 1 trong 2 chân tiếp đất
Cầu thủ tiếp đất bằng 1 chân thì chỉ được sử dụng chân đó làm chân trụ
Cầu thủ đang dẫn bóng mà nhảy lên bằng 1 chân có thể dùng cả hai chân để tiếp đất Cầu thủ không được phép sử dụng chân trụ trong tình huống này Nếu nhảy lên, bóng phải rời tay trước khi 1 trong 2 chân tiếp đất
– Cầu thủ bắt đầu nhồi bóng sau khi nhận bóng lúc đứng trên 2 chân hay dừng lại đúng luật, bóng phải rời tay trước khi chân trụ nhấc lên khỏi mặt đất
Trang 16– Cầu thủ khi nhấc chân trụ lên khỏi mặt đất phải chuyền hoặc ném bóng trước khi chân trụ trở lại mặt đất Trong trường hợp để tuột bóng, cầu thủ đó phải đợi người khác chạm bóng trước.
– Cầu thủ ngã xuống đất khi cầm bóng hoặc cầu thủ dừng lại sau khi bước 2 bước
sẽ không được trượt trên mặt đất để tiếp tục kiểm soát bóng
– Cầu thủ thực hiện tình huống dứt điểm sẽ không được chạm vào bóng nếu bóng không chạm vào vành rổ, bảng rổ hoặc một cầu thủ khác
– Cầu thủ không được chạm bóng sau đường chuyền của bản thân nếu bóng không chạm vào vành rổ, bảng rổ hoặc một cầu thủ khác
– Khi kết thúc việc dẫn bóng hoặc vừa giành lại quyền kiểm soát bóng, cầu thủ không được dùng 1 chân thực hiện 2 bước liên tiếp
3,2, Những sai lầm thường mắc và cách sửa chữa khi thực hiện kỹ thuật 2 bước ném rổ một tay trên cao:
Trang 17Câu 3: Nêu định nghĩa của điều luật “Tình trạng của bóng” và phân tích điều luật đấy
Quy định về trạng thái của bóng rổ theo luật bóng rổ mới nhất
Theo luận bóng rổ có hai trạng thái của một quả bóng trong thi đấu bóng rổ: bóng sống và bóng chết
Trạng thái bóng sống: Khi các cầu thủ đang nhảy tranh bóng theo đúng quy định trong luật.Khi cầu thủ thực hiện ném phạt.Khi cầu thủ thực hiện quả ném biên, cầu thủ được trao bóng để ném biên
Trạng thái bóng chết: Bóng được xem là bóng chết nếu cầu thì ném bóng thành công vào rổ hoặc khi thực hiện ném phạt xong Khi có hiệu lệnh trọng tài thổi còi dừng trận đấu vì một lý do nào đó Bóng cũng được tính là bóng chết khi đồng hồ phát tín hiệu hiệp đấu kết thúc trận đấu Khi đồng hồ 24 giây phát tín hiệu + Khi trọng tài nổi còi cho dừng trận đấu lại vì một cầu thủ của một bên nào đó phạm luật
Câu 4: Tập luyện môn Bóng rổ giúp cho người tập phát triển được những tố chất vân động nào? Phân tích các tố chất vận động đó.
Trang 18Ngày nay bóng rổ được coi là môn thể thao của những người khổng lồ, được thể hiện ở cường độ vận động cao, hành
động thi đấu căng thẳng và đòi hỏi cầu thủ phải huy động đến cực hạn các khả năng chức phận của cơ thể và các tố chất nhanh, mạnh tối đa
Nhiệm vụ huấn luyện thể lực là phát triển toàn diện và củng cố sức khỏe, nâng cao các khả năng chức phận và tố chất
vận động của cầu thủ Huấn luyện thể lực của cầu thủ bóng rổ nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Nâng cao mức độ phát triển và tăng khả năng chức phận của cơ thể
+ Giáo dục các tố chất thể lực (sức nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo), cũng như phát triển các tổ hợp năng lực thể chất liên quan với các tố chất đó để đảm bảohiệu quả hoạt động thi đấu (sức bật, năng lực tốc độ, sức mạnh của các động tác ném, độ khéo và sức bền thi đấu)
+Việc giải quyết những nhiệm vụ này được thực hiện trong quá trình huấn luyện thể lực chung và chuyên môn
Huấn luyện thể lực chung nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của cầu thủ bóng
rổ và tạo ra những tiền để biểu hiện những tố chất thể lực chuyên môn có hiệu quảnhất Huấn luyện thể lực chung tốt giúp cho các cơ quan và hệ thống cơ thể của cầu thủ đáp ứng được với những đòi hỏi của môn bóng rổ, tạo khả năng mang lại hiệu quả tập luyện từ những
bài tập chuẩn bị để thực hiện những phối hợp cơ bản
Huấn luyện thể lực chuyên môn được thực hiện gắn chặt với việc tiếp thu và hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo trong bóng rổ có tính toán các điều kiện và tính chất
sử dụng những kỹ xảo đó của cầu thủ trong tình hu ông thi đấu
Mức độ huấn luyện thể lực không cao sẽ hạn chế khả năng tiếp thu vốn kỹ chiến thuật và hoàn thiện nó Ví như cầu thủ bóng rổ phát triển sức bật nhảy chưa tốt thì không thể tiếp thu được kỹ thuật nhảy ném rổ hiện đại và tham gia tranh cướp bóng dưới rể Một đội có các cầu thủ chậm chạp thì không thể áp dụng có hiệu quả cách tấn công nhanh
Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn luôn liên quan với nhau và bổ sung cho nhau Mức độ huấn luyện thể lực của cầu thủ cao là yếu tố quan trọng tạo lòng tin trong thi đấu, giúp cầu thủ thể hiện cao nhất các phẩm chất tâm lý, ý chí trong những điều kiện căng thẳng cực độ