HÀNHTRANGCỦANHỮNG TÂN SINHVIÊN - Phần11. Điều ưu tiên Có rất nhiều điều phải làm ở một trường đại học mới, kể cả môi trường học tập và giao tiếp xã hội. Bạn hãy dành thời gian để kết bạn và làm quen với trường lớp. Hãy lập kế hoạch cho các hoạt động xã hội và phân chia thời gian hợp lý. Hãy học cách làm việc có kế hoạch, việc vạch ra thời gian biểu trên giấy bao giờ cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn việc phải nhớ trong đầu ngần ấy thứ. 2. Học nội quy Trường đại học nào cũng có những quy định và nội quy riêng và bạn cần thiết phải biết. Tất cả hướng dẫn, quy định, quy chế đều có trong sách hướng dẫn, tờ rơi, lịch làm việc. Hãy để tâm đến chúng bởi vì khi biết được “luật chơi”, chắc chắn bạn sẽ chiến thắng hoặc ít ra cũng “chơi” tốt hơn. Chẳng hạn, những ngày nào là quan trọng, những giấy tờ gì cần phải nộp và nộp vào bao giờ? Bạn có thể/ không thể làm gì trong lớp, trong khoa, tại nơi ở? Những ai làm ở những bộ phận nào? Bạn cần phải đạt được những điều gì khi tốt nghiệp? v.v. Khi thành thạo về hệ thống những công việc, bạn sẽ trở thành một sinhviên hiệu quả hơn, một người bạn cùng phòng biết nhiều thứ hơn, một cử nhân có đầu óc tổ chức hơn và một thí sinh nặng ký cho các công việc tốt khi ra trường! 3. Học tập Hãy nghĩ đến số tiền mà bạn phải chi trả cho công việc học tập và bao nhiêu trong số đó đang bị lãng phí cho việc học lại hoặc thi lại. Giờ đây bạn đã là một sinhviên và học tập chính là nghề của bạn. Hãy chuẩn bị cho 24 giờ mỗi ngày với ghi nhớ rằng cứ mỗi giờ lên lớp hoặc ở phòng thí nghiệm tương đương với trung bình từ 2 đến 3 giờ học tập. Một khóa học yêu cầu 3 tiếng trên lớp 1 tuần sẽ cần 6 tiếng học tập mỗi tuần. Hãy biết những việc cần làm, đừng đánh giá thấp thời gian chuẩn bị bài và ôn thi. Đừng chần chừ và nói rằng bạn sẽ làm việc đó sau này. Cái “sau này” sẽ chẳng bao giờ tới. 4. Cẩn thận Khi học đại học, bạn sẽ học rất nhiều điều về việc bạn là ai và rất nhiều điều khác nữa. Hãy khám phá những ý tưởng mới và liên hệ chúng với bạn nhưng đừng quyết định hấp tấp. Có nhiều quyết định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của bạn sau này. Chẳng hạn, bạn yêu thích Pragmatics hoặc Discourse Analysis. Bạn chọn học một trong hai môn này và sẽ thành thạo về môn đó sau này. Hãy cân nhắc lựa chọn của bạn và dành thời gian suy nghĩ về nó trước khi quyết định. 5. Tiêu tiền Tiền bạc là một vấn đề rất lớn với hầu hết sinh viên. Dù bạn có nhiều tiền đến đâu cũng nhớ phải chi tiêu cho hợp lý. Hãy nhớ: Þ Phải chuẩn bị tiền cho giáo trình vì có thể chúng sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của bạn. Þ Nên ước lượng những chi phí trước khi bạn bắt đầu. Hãy bắt đầu với những gì bạn có: sách, vở, lương thực, phụ cấp. Nhớ viết tất cả ra giấy. Þ Đừng ăn cơm bụi. Nấu ăn có thể mất nhiều thời gian hơn một chút nhưng nó sẽ rẻ hơn nhiều. Nếu bạn không biết nấu ăn, hãy học lấy vài món. 6. Quan hệ Việc làm quen với giáo viên và bạn học là điều rất quan trọng và có thể giúp bạn thực hiện nhiều kế hoạch. Nếu giữ quan hệ tốt với giáo viên, khóa học của bạn sẽ đỡ phức tạp và rắc rối hơn. Đừng ngại hỏi. Hãy tận dụng tối đa thời gian trên lớp. Hãy làm cho mình nổi bật giữa những người khác. Nhưng nhớ là vì bạn là sinhviên năm thứ nhất nên điều này có thể rất khó. Hầu hết các khóa học của năm thứ nhất đều rất đông nên giáo viên khó có thể nhớ hết tên sinh viên. Bạn nên nổi bật nhưng đừng làm người khác khó chịu. Thêm nữa, đừng quên những người bạn cùng lớp. Mặc dù đang phải cạnh tranh nhưng bạn vẫn có thể hợp tác với họ trong việc học nhóm, trao đổi tài liệu và chữa bài cho nhau. Bạn có thể tạo tình bạn đẹp và họ có thể là đối tác của bạn sau này. 7. Giao tiếp Một phần quan trọng trong quá trình học tập là học để trở thành một người giao tiếp tốt. Người ta thường nói rằng bạn có hai tai và một miệng, vì thế nên nghe nhiều hơn nói. Hãy chú ý đến nhữngsinhviên khóa trước, những người có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà bạn quan tâm và học hỏi kinh nghiệm từ họ. Nhưng chỉ nghe thôi thì chưa đủ. Bạn phải diễn đạt một cách rõ ràng nữa. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói, sắp xếp ý sao cho mạch lạc. Bạn có thể rèn luyện kỹ năng này thông qua các bài thuyết trình trên lớp hoặc ở ngay khi giao tiếp với các bạn cùng phòng. Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống, sẽ giúp bạn rất lớn trong cuộc sống sau này cho dù bạn có chọn con đường nghề nghiệp nào. 8. Sống khỏe Trí óc của bạn sẽ phải làm việc rất nhiều trong đại học nên phải giữ sức khỏe thật tốt. Các bài tập thể dục sẽ giúp lưu thông máu, tăng cường cơ bắp và giúp não bạn hoạt động tốt hơn, vì vậy hãy cố gắng dành ít thời gian luyện tập mỗi ngày. Để luyện tập thể thao và học tập hiệu quả, cơ thể bạn rất cần năng lượng. Hãy ăn uống điều độ và đủ chất. Việc thiếu thời gian và tài chính đã khiến một số bạn có những thói quen không tốt như ăn đồ ăn nhanh hay đồ hộp. Bạn hãy tạo cho mình thói quen ăn nhiều rau, hoa quả và uống nhiều nước, bạn sẽ thấy khỏe hơn. 9. Tạo động lực Ai cũng biết học hành là chuyện quan trọng nhưng làm sao để có động lực học tập còn quan trọng hơn, nhất là khi bạn gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập. Hãy tin rằng chúa đã sáng tạo ra bạn thì cũng sẽ mở đường cho bạn. Những khởi đầu của cuộc sống đại học rất thú vị. Bạn sẽ khám phá những ý tưởng mới, sẽ vượt qua những thử thách mới và sẽ đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong cuộc đời . HÀNH TRANG CỦA NHỮNG TÂN SINH VIÊN - Phần 1 1. Điều ưu tiên Có rất nhiều điều phải làm ở một trường đại học mới, kể. giữa những người khác. Nhưng nhớ là vì bạn là sinh viên năm thứ nhất nên điều này có thể rất khó. Hầu hết các khóa học của năm thứ nhất đều rất đông nên giáo viên khó có thể nhớ hết tên sinh viên. . ở những bộ phận nào? Bạn cần phải đạt được những điều gì khi tốt nghiệp? v.v. Khi thành thạo về hệ thống những công việc, bạn sẽ trở thành một sinh viên hiệu quả hơn, một người bạn cùng phòng