Với những quan sát và kinh nghiệm thức tế công việc, cùng với những kiến thức đã được tiếp thu trên trường lớp, em quyết định lựa chọn đề tài "Hoàn thiện quy trình kiểm toán Chi phí hoạt
Sự cần thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, với sự biến động không ngừng của thị trường tài chính, vai trò của Ngân hàng thương mại ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế Ngân hàng không chỉ là nơi cung ứng vốn cho nền kinh tế mà còn là trung tâm điều tiết dòng tiền trong hệ thống tài chính Do đó, việc đảm bảo thông tin minh bạch và chính xác trong BCTC của các NHTM là yếu tố then chốt, giúp các nhà đầu tư, chính phủ và công chúng có thể đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của Ngân hàng
Báo cáo tài chính Ngân hàng thường phức tạp do khối lượng lớn các hoạt động tài chính và sự đa dạng của các sản phẩm tài chính mà Ngân hàng cung cấp Trong số đó, khoản mục Chi phí hoạt động chiếm một phần đáng kể và có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chi phí hoạt động bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động hàng ngày của Ngân hàng như chi phí nhân sự, chi phí quản lý, chi phí tiếp thị và bán hàng, v.v Sự chính xác trong ghi nhận và kiểm soát các khoản mục chi phí này là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của BCTC
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán Chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính Ngân hàng” không chỉ giúp NHTM quản lý tốt hơn các nguồn lực mà còn tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư và công chúng vào sự ổn định tài chính của Ngân hàng Với sự phát triển của thị trường tài chính và các yêu cầu ngày càng cao về chuẩn mực kiểm toán từ các Tổ chức tài chính quốc tế cũng như những thách thức từ việc áp dụng các chuẩn mực mới, việc nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kiểm toán CPHĐ trở nên cần thiết
Trong quá trình thực tập 3 tháng tại công ty TNHH KPMG, em đã có cơ hội được tham gia kiểm toán BCTC tại các NHTM lớn tại Hà Nội Với những quan sát và kinh nghiệm thức tế công việc, cùng với những kiến thức đã được tiếp thu trên trường lớp, em quyết định lựa chọn đề tài "Hoàn thiện quy trình kiểm toán Chi phí hoạt động trong kiểm toán Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại do công ty TNHH KPMG thực hiện" Đề tài không chỉ nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về quy trình kiểm toán CPHĐ mà còn hướng tới việc đề xuất các giải pháp và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, từ đó góp phần vào sự minh bạch và độ tin cậy của BCTC Ngân hàng Qua đó, đề tài sẽ đóng góp vào việc cải thiện chất lượng quản lý rủi ro và hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tổng quan nghiên cứu
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, em nhận thấy có một số tác giả cũng đã từng nghiên cứu về vấn đề “Hoàn thiện quy trình kiểm toán về khoản mục Chi phí hoạt động” và nhìn chung, các nghiên cứu này đều hướng đến việc đánh giá thực trạng để đưa ra giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán
Tác giả Đỗ Thị Ngọc Khánh trong khóa luận tốt nghiệp năm 2020 tại Học viện Ngân hàng với đề tài "Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính" do Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện, đã tổng hợp tỉ mỉ cơ sở lý luận liên quan đến kiểm toán CPHĐ và phân tích sâu về những ưu điểm cũng như hạn chế trong quy trình hiện tại tại AASC Nguyễn Minh Đức, qua khóa luận của mình năm 2019, cũng đã khám phá chủ đề tương tự tại Deloitte, đưa ra những phân tích quan trọng về thực trạng và nguyên nhân của các vấn đề trong kiểm toán CPHĐ
Tiếp nối, Lê Ngọc Linh trong nghiên cứu năm 2022 tại Công ty TNHH Ernst
& Young Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản trong kiểm toán CPHĐ tại NHTM Nghiên cứu này không chỉ làm nổi bật những ưu điểm và hạn chế trong quy trình kiểm toán tại Ernst & Young mà còn đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của quy trình kiểm toán CPHĐ trong kiểm toán BCTC Điều này góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện trong quy trình kiểm toán, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong BCTC của các NHTM Đề tài "Hoàn thiện công tác kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính" không phải là một đề tài mới, tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trước đây đã tập trung vào CPHĐ của các DN sản xuất và kinh doanh, chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu vào quy trình và thực tiễn áp dụng của khoản mục CPHĐ đối với các NHTM
Công ty TNHH KPMG là một trong bốn công ty kiểm toán lớn và có uy tín tại Việt Nam Các loại hình dịch vụ của Công ty vô cùng đa dạng và trong đó kiểm toán BCTC của các NHTM cũng chiếm một phần không nhỏ doanh thu hằng năm Kế thừa và phát triển những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của những nghiên cứu trước, bài khóa luận này sẽ hệ thống về cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục “Chi phí hoạt động” tại các NHTM, nghiên cứu việc áp dụng thực tế các thủ tục và quy trình kiểm toán do công ty TNHH KPMG thực hiện Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị dựa trên những đánh giá thực trạng về quá trình kiểm toán.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng những cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục CPHĐ trong kiểm toán BCTC tại các NHTM.
- Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục CPHĐ trong kiểm toán BCTC các NHTM do Công ty TNHH KPMG thực hiện.
- Đánh giá ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện kiểm toán khoản mục CPHĐ tại các NHTM do Công ty KPMG thực hiện Và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPHĐ các NHTM tại KPMG.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận chung: Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: nghiên cứu tài liệu, thống kê, tổng hợp, đánh giá, phân tích số liệu, quan sát…
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, các danh mục bảng biểu viết tắt, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC Ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC Ngân hàng thương mại do công ty TNHH KPMG thực hiện
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC Ngân hàng thương mại thực hiện bởi công ty TNHH KPMG.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Đặc điểm của Chi phí hoạt động Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của Chi phí hoạt động Ngân hàng thương mại
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.” (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại), do đó, các NHTM cũng phải chi trả các loại chi phí để duy trì và vận hành hoạt động của họ
Theo Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với các
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan
Chi phí hoạt động của các NHTM là các chi phí mà NHTM phải chi trả để duy trì và vận hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày (trừ chi phí lãi vay)
Căn cứ theo nội dung kinh tế, CPHĐ của các NHTM được phân loại như sau:
(1) Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí
(2) Chi cho cán bộ, nhân viên: Chi tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp; các khoản chi để đóng góp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp, mua bảo hiểm tai nạn con người, kinh phí công đoàn; chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động; chi trợ cấp; chi ăn ca; chi y tế; các khoản chi khác cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật
(3) Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: Chi về vật liệu, giấy tờ in; công tác phí; chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; chi thưởng sáng kiến, cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí; chi bưu phí và điện thoại; chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại; chi mua tài liệu, sách báo; chi về các hoạt động đoàn thể; chi điện nước, vệ sinh cơ quan; chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại; chi tư vấn, kiểm toán; chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; chi phòng cháy chữa cháy; chi cho công tác bảo vệ môi trường và các khoản chi khác
(4) Chi về tài sản: Khấu hao TSCĐ; chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi mua sắm công cụ, dụng cụ; chi bảo hiểm tài sản; chi thuê tài sản
(5) Các khoản chi phí khác: Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà TCTD có tham gia; chi cho công tác Đảng; chi nhượng bán, thanh lý tài sản; chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa; chi nộp phạt vi phạm hành chính trừ các khoản tiền phạt mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật; và các chi phí khác
Vai trò của CPHĐ trong NHTM là quản lý và duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng Chi phí này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lợi nhuận, mức độ hoạt động hiệu quả của Ngân hàng và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và tiêu chuẩn ngành Do vậy, cần quản lý CPHĐ một cách chặt chẽ là cần thiết để đảm bảo sự ổn định tài chính, tạo điều kiện cho nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh
1.1.2 Kế toán Chi phí hoạt động Ngân hàng thương mại
Theo Thông tư 16/2018/TT-BTC về chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, CPHĐ được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa, đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ
Các tài khoản phản ánh chi phí hoạt động là các TK đầu 8, bao gồm:
TK 83 - Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí
TK 85 - Chi phí cho nhân viên
TK 86 - Chi cho hoạt động quản lý và công vụ
TK 87 - Chi về tài sản
TK 88 - Chi dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng
Trong các TK cấp I trên, có các TK cấp II, cấp III được phân chia theo nội dung các loại chi phí do Thống đốc NHNN quy định, còn TK cấp IV, V do Tổng giám đốc các NHTM tự quy định
Kết cấu chung của tài khoản Chi phí hoạt động
Tên tài khoản Chi phí hoạt động
- Các khoản chi về hoạt động kinh doanh trong năm
- Số tiền thu giảm chi các khoản chi trong năm
- Chuyển số dư Nợ cuối năm vào tài khoản Lợi nhuận năm nay khi quyết toán
Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi về hoạt động kinh doanh trong năm
Nguồn: Giáo trình Kế toán Ngân hàng – Học viện Ngân hàng (2022)
Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các TCTD có thể quy định mở các tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị a) Tài khoản 83 - Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí
Tài khoản này gồm 3 tài khoản cấp II bao gồm:
Tài khoản 831 - Chi nộp thuế: bao gồm các khoản chi nộp thuế theo quy định của Nhà nước (trừ thuế TNDN) như: Thuế nhà đất, thuế trước bạ, thuế giá trị gia tăng,
Tài khoản 832 - Chi nộp các khoản phí, lệ phí: bao gồm các khoản phí, lệ phí như lệ phí giao thông các phương tiện vận tải, phí thẩm định và định giá Tài sản bảo đảm, phí an ninh mạng, phí bảo hiểm tiền gửi,
Tài khoản 833 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản này gồm có 2 tài khoản cấp III:
TK 8331 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm của NHTM (Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất TNDN hiện hành)
TK 8332 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm của NHTM (Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ: Ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước) b) Tài khoản 85 - Chi phí cho nhân viên
Tài khoản này gồm các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 851 - Lương và phụ cấp: bao gồm các khoản chi lương và phụ cấp theo lương cho cán bộ và nhân viên theo chế độ quy định
Tài khoản 852 - Chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động Tài khoản 853 - Các khoản chi để đóng góp theo lương
Tài khoản 854 - Chi trợ cấp
Quy trình kiểm toán đối với Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC Ngân hàng thương mại
1.2.1 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC Ngân hàng thương mại
Theo VSA số 200, “Mục tiêu kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân theo pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh trọng yếu hay không” Đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, mục tiêu này được phân thành mục tiêu kiểm toán tổng quát và mục tiêu kiểm toán cụ thể (từng bộ phận):
- Mục tiêu kiểm toán tổng quát là thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của BCTC đơn vị được kiểm toán dựa trên khuôn khổ về lập và trình bày BCTC mà đơn vị kiểm toán áp dụng Ngoài ra, còn có đánh giá mức độ hiệu lực, hiệu quả của KSNB, tư vấn để giúp cho đơn vị hoàn thiện KSNB
- Mục tiêu kiểm toán cụ thể (từng chỉ tiêu, khoản mục) trên BCTC là nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng xác đáng về mọi khía cạnh làm cơ sở xác nhận cho các bộ phận được kiểm toán” Người ta trình bày các mục tiêu kiểm toán BCTC dưới dạng các CSDL được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.1: Cơ sở dẫn liệu đối với khoản mục Chi phí hoạt động
Cơ sở dẫn liệu Nội dung
Các nghiệp vụ về CPHĐ đã được ghi chép, thu nhận vào hệ thống sổ kế toán của đơn vị và được phản ánh vào BCTC thì phải thực sự phát sinh và có liên quan đến thời kỳ báo cáo
Nguồn: Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính căn bản – Học viện Tài chính
Trong quá trình kiểm toán BCTC, dựa trên các sai sót và rủi ro thường gặp đã được phân tích trước đó cùng với việc xác định rõ mục tiêu kiểm toán, KTV cần thu thập đầy đủ 6 loại CSDL Tuy nhiên, là một trong những yếu tố then chốt đối với việc xác định Lợi nhuận và tính toán số thuế Thu nhập doanh nghiệp cần nộp - hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng với khả năng cao về sai sót và gian lận, CSDL về tính hiện hữu và tính đầy đủ cần được KTV đặc biệt chú trọng Ví dụ, khi muốn làm đẹp BCTC bằng cách giảm chi phí, đẩy lợi nhuận lên cao hơn thực tế nhằm giúp NHTM trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư và cải thiện giá cổ phiếu Ngược lại, NHTM tăng chi phí để giảm lợi nhuận nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp
Toàn bộ các khoản CPHĐ phát sinh có liên quan đến kỳ báo cáo phải được thu nhận, ghi chép đầy đủ trong hệ thống sổ kế toán của đơn vị và được báo cáo đầy đủ trong hệ thống BCTC
Các khoản CPHĐ phát sinh phải được ghi nhận đúng giá trị của nó Các số liệu tính toán và phép tính toán phải đảm bảo chính xác về mặt toán học và không có sai sót
Các nghiệp vụ về CPHĐ phải được ghi nhận theo nguyên tắc kế toán dồn tích, túc là được ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng phát sinh mà không căn cứ vào sự phát sinh của dòng tiền
Các giao dịch và sự kiện phát sinh liên quan đến CPHĐ cần được ghi nhận vào đúng tài khoản
Tính trình bày và thuyết minh
Các giao dịch, sự kiện phát sinh liên quan đến CPHĐ được trình bày theo khuôn khổ, dễ hiểu, phù hợp theo quy định, chuẩn mực
Căn cứ tài liệu sử dụng
(1) Các chính sách, quy định và chế độ do Nhà nước ban hành như:
Văn bản hợp nhất 04/2018/VBHN-NHNN của Ngân hàng nhà nước ban hành về Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng
Văn bản hợp nhất 05/2018/VBHN-NHNN của Ngân hàng nhà nước ban hành về Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Tổ chức tín dụng
Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN, ngày 12/12/2005, v/v ban hành Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng Chế độ này quy định về nội dung, phương pháp lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán ngân hàng
Quyết định 1913/2005/QĐ-NHNN, ngày 30/12/2005, v/v ban hành Chế độ lưu trữ tài liệu kế toán trong ngành ngân hàng
Thông tư 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ban hành về Quy định hệ thống Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Các nghị định, thông tư, luật, và công văn có liên quan
(2) Một số tài liệu sử dụng làm căn cứ khi Kiểm toán Chi phí hoạt động bao gồm:
BCTC tại năm kiểm toán của NHTM (BCKQHĐKD, Thuyết minh BCTC, Bảng cân đối tài khoản…)
Sổ cái, sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản CPHĐ
Các loại chứng từ gốc có liên quan đến CPHĐ như:
- Bảng lương và các chứng từ liên quan như bảng chấm công, bảng tính lương, hóa đơn chi mua các dịch vụ cho nhân viên, giấy xác nhận nộp tiền cho cơ quan bảo hiểm,
- Các loại hóa đơn và biên lai để xác minh chi phí phát sinh, cung cấp thông tin về người bán, mục đích chi tiêu, số tiền giao dịch…
- Hợp đồng và thỏa thuận dịch vụ như hợp đồng thuê nhà, hợp đồng chi các khoản thuê chuyên gia, mua văn phòng phẩm…
- Tài liệu về quy định và tuân thủ: Bao gồm các chính sách nội bộ và quy định pháp lý liên quan đến chi phí và chi tiêu để đảm bảo ngân hàng tuân thủ các yêu cầu pháp lý…
Kiểm toán CPHĐ là một phần của kiểm toán BCTC, do đó tuân theo quy trình kiểm toán BCTC gồm 3 bước: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán
1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán số 300, Lập kế hoạch kiểm toán thì “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp Kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với Kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.”
Lập kế hoạch kiểm toán (KHKT) phù hợp sẽ giúp KTV triển khai công việc kiểm toán đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh được những sai sót và thực hiện cuộc kiểm toán BCTC tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán
Tổng quan về công ty kiểm toán
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH KPMG
Tên công ty: Công ty TNHH KPMG
Tên quốc tế: KPMG Limited
Trụ sở chính: Tầng 46 tòa tháp Keangam, Hanoi Landmark Tower, lô E6, đường Phạm Hùng, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện theo pháp luật: ông Warrick Antony Cleine, Tổng Giám đốc Điện thoại: +84 (24) 3946 1600 Số Fax: +84 (24) 3946 1601
Email: kpmghanoi@kpmg.com.vn Website: https://kpmg.com/vn
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 10, tòa nhà Sunwah, số 115 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1 Điện thoại: +84 (28) 3821 9266 Số Fax: +84 (28) 3821 9267
Chi nhánh tại Đà Nẵng: Tầng 5, tòa nhà Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Điện thoại: +84 (236) 3519 051
Hình 2.1, Nguồn: Tài liệu công ty KPMG
Công ty TNHH KPMG là công ty TNHH thành lập tại Việt Nam (KPMG Việt Nam) và là công ty thành viên thuộc mạng lưới của KPMG International, một công ty TNHH tư nhân theo bảo lãnh được thành lập tại Vương Quốc Anh
KPMG là tên viết tắt của Klynveld Peat Marwick Goerdeler, và được thành lập tại Việt Nam từ năm 1994 với 2 văn phòng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 2015, KPMG mở thêm 1 văn phòng ở Đà Nẵng và trở thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán hàng đầu được công nhận bởi Bộ Tài chính và VACPA về mặt doanh thu, số lượng KH
KPMG dẫn đầu với cám kết về chất lượng và tính nhất quán trên mạng lưới toàn cầu, và hoạt động với các giá trị cốt lõi là:
Integrity (Chính trực): We do what is right - Chúng tôi làm điều đúng đắn
Excellence (Xuất Sắc): We never stop learning and improving - Chúng tôi không ngừng học hỏi và cải thiện
Courage (Can Đảm): We think and act boldly - Chúng tôi suy nghĩ và hành động táo bạo
Together (Chung Sức): We respect each other and draw strength from our differences - Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau và khai thác điểm mạnh từ sự khác biệt
For Better (Cho Điều Tốt Hơn): We do what matters - Chúng tôi hành động vì mục đích chính đáng
Trải qua 30 năm hoạt động tại Việt Nam, KPMG hiện là một trong những công ty dẫn đầu thị trường với hơn 8000 khách hàng, bao gồm các DN đa quốc gia, DN Nhà nước và tư nhân, các startup và DN gia đình Các vị trí lãnh đạo tại KPMG bao gồm các KTV chuyên nghiệp của Việt Nam và chuyên gia quốc tế từ Singapore, Malaysia, Anh, và các quốc gia khác Nhân viên của KPMG đều có bằng cấp từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, kinh nghiệm làm việc tại các công ty đa quốc gia và tổ chức chính phủ Đa số nhân viên người Việt tại KPMG sở hữu chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA) do Bộ Tài chính Việt Nam cấp, cùng các chứng chỉ tài chính, kế toán và kiểm toán uy tín như ACCA, ICAEW, và CFA Với đội ngũ chuyên nghiệp và dịch vụ đa dạng, KPMG là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu, phục vụ rộng rãi KH trong nước và quốc tế
Kết quả hoạt động kinh doanh của KPMG trong 3 năm gần đây (2021-2023):
Bảng 2.1: Thông tin tài chính của Công ty KPMG từ năm 2021 đến năm 2023 Đơn vị tính 30/09/2021 30/09/2022 30/09/2023
Tổng doanh thu Triệu VND 580.450 598.089 669.311
Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC
Doanh thu từ dịch vụ khác
Lợi nhuận sau thuế Triệu VND 2.112 1.441 2.199
Số lượng khách hàng Khách hàng 153 140 134
Nguồn: Báo cáo minh bạch năm tài chính 2021, 2022, 2023 – KPMG tại Việt Nam
Thông qua dữ liệu trên, có thể dễ ràng nhận thấy rằng số lượng KH của công ty đã giảm qua các năm, từ 153 khách hàng vào năm 2021 giảm còn 134 khách hàng vào năm 2023 Sự giảm số lượng KH nhưng công ty lại chứng kiến sự tăng trưởng ổn định về mặt tổng doanh thu trong 3 năm gần đây Có thể cho thấy KPMG đã thành công trong việc tập trung vào các KH có giá trị cao hơn hoặc đã cải thiện chất lượng dịch vụ, dẫn đến việc tăng doanh thu trên mỗi KH Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy công ty có khả năng phát triển và mở rộng, ngay cả trong bối cảnh thị trường có thể có những thay đổi
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, vai trò của các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Công ty TNHH KPMG, với vị thế là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính tại Việt Nam, cung cấp một loạt các dịch vụ chuyên nghiệp, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các DN trong nước và quốc tế Các dịch vụ này không chỉ hỗ trợ các DN trong việc tuân thủ các quy định pháp lý và tài chính, mà còn giúp họ tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và cạnh tranh thành công trên thị trường toàn cầu
Dịch vụ Kiểm toán: KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập được thiết kế nhằm giúp DN tăng cường tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin tài chính
Dịch vụ này bao gồm:
Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính
Dịch vụ Tư vấn Kế toán
Các Dịch vụ liên quan kiểm toán (Báo cáo về hệ thống KSNB; Báo cáo soát xét; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán hoàn thành…)
Dịch vụ Tư vấn thuế: KPMG làm việc với DN để thiết lập các chính sách và quy trình thuế, nhằm xác định rằng trách nhiệm tuân thủ thuế được thực hiện, các cơ hội hoạch định được thực hiện, và đảm bảo mối liên hệ thích hợp với thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước
Dịch vụ này bao gồm:
Tư vấn Giải quyết tranh chấp & bất đồng về Thuế
Thuế Quốc tế Tổng hợp
Dịch vụ Di chuyển Toàn cầu
Dịch vụ Tư vấn quản trị: KPMG cung cấp các dịch vụ tư vấn trong quá trình tìm ra hướng giải quyết cho những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh tế phức tạp và thiếu ổn định
Dịch vụ này bao gồm:
Chuyển đổi kỹ thuật số
Quản lý hoạt động tài chính
Nhân sự và thay đổi
Dịch vụ Tư vấn Luật: Công ty Luật KPMG với đội ngũ gần 100 chuyên gia pháp lý làm việc trong các văn phòng đặt tại trung tâm tài chính và thương mại chính ở Việt Nam và Cam-pu-chia, KPMG cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn pháp lý:
Tiếp cận thị trường và Thành lập doanh nghiệp
Mua bán và Sáp nhập
Tái cấu trúc và Giải thể
Tuyển dụng và Lao động
Sở hữu trí tuệ (“SHTT”)
Bảo vệ dữ liệu và Quyền riêng tư
Dịch vụ Tư vấn Thương vụ:
Các dịch vụ mà KPMG cung cấp bao gồm:
Tái thiết và Tái cấu trúc
Thuế Mua bán Sáp nhập doanh nghiệp
Các dịch vụ mà KPMG Private Enterprise Việt Nam cung cấp:
Mở rộng quy mô doanh nghiệp
Củng cố vững chắc nền tảng doanh nghiệp
Nhờ cung cấp đa dạng các loại dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của DN, tệp khách hàng của KPMG cũng vô cùng phong phú, bao gồm các DN từ nhiều ngành nghề và quy mô khác nhau, từ các tập đoàn đa quốc gia lớn đến các công ty khởi nghiệp sáng tạo
Các khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: CTCP Bia Sài Gòn, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu, CTCP nước khoáng Quảng Ninh, CTCP Sữa Việt Nam,
Các tập đoàn lớn: Tập đoàn Hòa Phát, Hoa Sen, Ma San,
Các Tổ chức tính dụng: Ngân hàng Agribank, Ngân hàng MB, Ngân hàng TPbank, Ngân hàng ANZ,
Các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng, dầu khí: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Công ty Gas Petrolimex,
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH KPMG
Mô hình tổ chức quản lý của KPMG được thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và được áp dụng toàn cầu, tuy nhiên cũng có một số thay đổi cần thiết để phù hợp với điều kiện thực tế của từng quốc gia và lãnh thổ Cụ thể, mô hình cấu trúc tổ chức tại KPMG như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty TNHH KPMG
Nguồn: Tài liệu công ty TNHH KPMG
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty như sau:
Ban giám đốc: Các thành viên Ban giám đốc của công ty đều là các chủ phần hùn đóng vai trò điều hành chung Trong đó:
- Tổng Giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động của công ty tại Việt Nam, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và gián tiếp qua
Phó Tổng giám đốc đối với văn phòng tại Hà Nội
- Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ quản lý và phát triển hoạt động tại văn phòng Hà Nội, triển khai thực hiện các kế hoạch chiến lược do công ty đặt ra, và đảm bảo việc cung cấp dịch vụ suôn sẻ tại đây Bên cạnh đó, Phó Tổng Giám đốc cũng phải báo cáo định kỳ tình hình hoạt động và các cơ hội phát triển của văn phòng tại
Hà Nội cho Tổng giám đốc
- Các thành viên còn lại có vai trò trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán, ra quyết định ký kết hợp đồng kiểm toán, và thực hiện việc soát xét cuối cùng các hồ sơ kiểm toán Họ cũng là người đại diện cho công ty trong việc ký và phát hành các báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Khối hành chính bao gồm
- Phòng kế toán: quản lý và theo dõi tình hình tài chính kế toán của công ty
Thực trạng quy trình kiểm toán Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC Ngân hàng thương mại tại công ty TNHH KPMG
2.2.1 Quy trình kiểm toán Chi phí hoạt động các NHTM thực hiện bởi công ty TNHH KPMG
Tại KPMG, phương pháp kiểm toán khoản mục CPHĐ của các NHTM sẽ bao gồm 3 phần chính: (1) Lập KHKT; (2) Thực hiện các thủ tục kiểm toán; (3) Kết thúc cuộc kiểm toán Trong mỗi cuộc kiểm toán, mức độ, phạm vi của nó được dựa vào đặc điểm, môi trường hoạt động cũng như quy mô của KH Từ đó, KTV chủ động thiết kế và thực thi công việc kiểm toán một cách linh hoạt
Các công việc được thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
- Xem xét và chấp nhận khách hàng
Gửi thư mời kiểm toán (hồ sơ đấu thầu) tới KH cũ, KH tiềm năng và tiếp nhận thư mời kiểm toán từ các DN có nhu cầu sẽ được thực hiện bởi Chủ phần hùn hoặc Giám đốc kiểm toán Các thủ tục đánh giá rủi ro hợp đồng sẽ có sự thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào nhóm KH, bao gồm KH đã từng được công ty kiểm toán và KH mới trong năm
Bảng 2.2: Thủ tục kiểm toán xem xét và chấp nhận khách hàng
Nguồn: Tài liệu công ty TNHH KPMG
Sau khi những thông tin về KH được thu thập đủ, Chủ phần hùn và Giám đốc kiểm toán sẽ tiến hành phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan để xác định việc chấp nhận ký kết hợp đồng kiểm toán có phù hợp hay không Điều này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật, tài chính và chiến lược
- Thu thập thông tin khách hàng
Sau khi hợp đồng kiểm toán đã được lập và có sự đồng thuận từ hai bên, cuộc kiểm toán sẽ bước vào giai đoạn lập KHKT Trước tiên, KTV cần thu thập thông tin từ KH Bước này bao gồm việc thu thập thông tin tài chính và phi tài chính từ cả bên trong và bên ngoài DN, nhằm mục đích hiểu rõ hơn về những thuận lợi và thách thức mà KTV sẽ gặp phải
- Xác định mức độ rủi ro
KTV cần phải đánh giá rủi ro theo công thức:
Các nội dung cần thực hiện giống với quy trình kiểm toán chung
- Xác định mức trọng yếu
Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện tính toán MTY tổng thể và MTY thực hiện cho cuộc kiểm toán, đồng thời chuẩn bị Giấy làm việc chính (MLS - Master Leadsheet)
MLS là một file kiểm toán do Trưởng nhóm kiểm toán chuẩn bị, trong đó chứa đựng toàn bộ thông tin quan trọng của cuộc kiểm toán như: MTY, bảng cân đối thử, các loại báo cáo chưa được soát xét, …
Mức trọng yếu tổng thể (M - Materiality): được tính toán dựa vào một số yếu tố như: Tổng Tài sản, Doanh thu, Lợi nhuận trước thuế, Hơn nữa, các nhân tố còn có thể kể đến như ngành công nghiệp, rủi ro và yêu cầu của KH cũng có thể được xem xét Theo hướng dẫn của KPMG trong quá trình triển khai công việc, MTY tổng thể của nhóm ngành Tín dụng - Ngân hàng được tính dựa trên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế Sau khi lựa chọn được tiêu chí, M được tính theo công thức sau:
M = Giá trị tiêu chí được lựa chọn x Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ xác định MTY tổng thể được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể
Nguồn: Tài liệu công ty TNHH KPMG
Mức trọng yếu thực hiện (PM - Performance materiality): được tính dựa theo công thức sau:
Tỷ lệ (%) dùng để tính PM được lựa chọn dựa theo bảng sau:
Bảng 2.4: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện
Nguồn: Tài liệu công ty TNHH KPMG
Ngưỡng sai sót có thể có qua (AMPT - Audit Misstatement Posting Threshold):
AMPT = PM * Tỷ lệ (%) theo mức trọng yếu tổng thể
Sau khi hoàn thành các tính toán, Trưởng nhóm sẽ tiến hành phân tích những biến động so với năm trước để đánh giá mức độ hợp lý của chúng Sau đó, Trưởng phòng kiểm toán sẽ tiến hành soát xét và kiểm tra lại để đảm bảo rằng Trưởng nhóm đã thực hiện nghiêm túc, chính xác các phần đánh giá và tính toán cần thiết để trình bày vào MLS
Một khi hoàn thành việc tập hợp những thông tin hợp lý và tính toán những chỉ tiêu cần thiết, KHKT chi tiết sẽ được KTV xây dựng, bao gồm Thử nghiệm kiểm soát (Test of control - TOC) và Thử nghiệm cơ bản (Substantive procedure)
(2) Thực hiện các thủ tục kiểm toán
- Thử nghiệm kiểm soát: Ở bước này, KTV sẽ tiến hành các thủ tục với mục đích đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các chu trình kế toán có ảnh hưởng tới CPHĐ Chi tiết hơn, KTV cần phải khảo sát việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB đối với quy trình chi tiền tại DN, từ bước phê duyệt chi tiêu đến thực tế giải ngân và ghi chép kế toán, để đảm bảo tính minh bạch và độ chính xác của các khoản chi Các thử nghiệm kiểm soát này đóng vai trò phát hiện sớm các sai sót và góp phần vào việc đề xuất cải tiến hệ thống KSNB của DN
- Thử nghiệm cơ bản: Ở bước này, KTV cần thực hiện 2 thủ tục chính: Thủ tục phân tích (Substantive Analytical procedure - SAP) và Thủ tục kiểm tra chi tiết (Test of details - TOD)
Thủ tục phân tích (SAP): là quá trình phân tích, so sánh sự thay đổi trong các thông tin tài chính Một vài ví dụ cho thủ tục này có thể kể đến như: So sánh CPHĐ phát sinh năm nay so với cùng kỳ năm ngoái; phân tích CPHĐ phát sinh hàng tháng và tìm hiểu lý do cho sự thay đổi giữa các tháng Mục đích của việc này là nhằm giúp xác định vùng rủi ro và giảm thiểu gánh nặng công việc trong những giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán
Thủ tục kiểm tra chi tiết (TOD): là quá trình thẩm định, kiểm tra, xem xét những tài liêu, chứng từ có liên quan đến CPHĐ TOD được thực hiện với mục tiêu thu thập bằng chứng về các CSDL khác nhau trong BCTC Cụ thể:
Bảng 2.5: Những kiểm tra chi tiết dành cho khoản mục Chi phí hoạt động
Nguồn: Tài liệu công ty TNHH KPMG
(3) Kết thúc kiểm toán Ở giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, toàn bộ GTLV của KTV sẽ được soát xét bởi Trưởng nhóm kiểm toán Mục đích của việc này bao gồm:
- Xác nhận rằng đã thu thập được đầy đủ bằng chứng: điều này là thiết yếu trong việc kiểm soát chất lượng thông tin và dữ liệu được ghi nhận KTV cần đánh giá lại toàn bộ dữ liệu để chắc chắn rằng không có thông tin nào bị bỏ sót hoặc ghi nhận sai lệch
- Kiểm tra tính tuân thủ chuẩn mực: Xác minh rằng tất cả các hoạt động kiểm toán đều được thực hiện theo đúng các quy định và chuẩn mực
Đánh giá thực trạng công tác kiểm toán Chi phí hoạt động trong kiểm toán
Tại KPMG, công tác kiểm toán được đánh giá cao nhờ vào việc áp dụng các phương pháp tiên tiến và hệ thống hỗ trợ chuyên môn chặt chẽ Một trong những điểm nổi bật là tài liệu nội bộ "KAEG - KPMG Audit Execution Guidance." Tài liệu này không chỉ diễn giải các chuẩn mực kiểm toán mà còn hướng dẫn KTV nắm bắt nội dung chuẩn mực một cách nhanh chóng và hiệu quả KAEG được cập nhật hàng năm để đảm bảo rằng những thay đổi về pháp lý hay chuẩn mực luôn được cập nhật và điều chỉnh trong quy trình và thủ tục làm việc của công ty KPMG cũng đã phát triển các chương trình kiểm toán theo các tiêu chuẩn quốc tế như IAS, IFRS, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Điều này không những thúc đẩy khả năng tương thích của quy trình và thủ tục làm việc với những thay đổi mới nhất của các tiêu chuẩn quốc tế mà còn đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng khách hàng
Ngoài ra, xuyên suốt quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, KTV có một đội ngũ chuyên gia đến từ các bộ phận liên quan đến tài chính, luật pháp, quản trị, sẵn sàng đưa ra những tư vấn chuyên sâu hơn về lĩnh vực mà DN đang hoạt động Sự hợp tác này không chỉ nâng cao chất lượng của các báo cáo kiểm toán mà còn giúp nhóm kiểm toán xử lý hiệu quả các vấn đề phức tạp liên quan đến thuế và pháp luật, cũng như nhận diện và xem xét những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình kiểm toán Phương pháp này mang lại một lợi thế cạnh tranh rất lớn cho KPMG trong quá trình cung ứng dịch vụ với chất lượng vượt trội cho KH, đảm bảo sự tuân thủ với những quy định đến từ phía KH cũng như cung cấp cho họ khả năng nhận diện những lợi thế và nguy cơ trong một môi trường kinh tế liên tục thay đổi Nhờ vào sự hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành có uy tín, KPMG củng cố vị thế là một đối tác đáng tin cậy, hỗ trợ KH trong việc tang cường hiệu suất kinh doanh và nâng cao tính minh bạch tài chính
Về tài liệu, hồ sơ kiểm toán
KPMG thực hiện việc lưu trữ tài liệu và hồ sơ kiểm toán một cách bài bản và chuyên nghiệp, đảm bảo cả hai hình thức bản cứng và bản mềm Sự lưu trữ này không chỉ tuân thủ theo đúng quy định pháp luật mà còn hỗ trợ hiệu quả cho quá trình kiểm soát chất lượng định kỳ do VACPA và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành tiến hành Điều này đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm rằng tất cả các bằng chứng kiểm toán và tài liệu có liên quan đến cuộc kiểm toán được bảo quản cẩn thận, dễ dàng truy xuất khi cần thiết
Về phía bản mềm, hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ của KPMG cho phép nhân viên có quyền truy cập phù hợp, dễ dàng tham khảo các hồ sơ liên quan đến cuộc kiểm toán mình đang tham gia Điều này thúc đẩy quá trình trao đổi nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng giữa các KTV, từ đó cải thiện chất lượng kiểm toán
Hơn nữa, việc đánh số tham chiếu cho tất cả tài liệu và hồ sơ theo một thứ tự định sẵn trong mỗi cuộc kiểm toán và mã hóa chúng liên kết với dữ liệu nhân sự của từng cuộc kiểm toán không chỉ giúp tăng cường tính bảo mật mà còn tối ưu hóa quản lý và kiểm soát quy trình làm việc Cách thức này cũng hỗ trợ KPMG trong việc theo dõi, đánh giá và quản lý hiệu quả các nguồn lực, đồng thời cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần đạo đức cao trong từng khía cạnh của quá trình kiểm toán
Về ứng dụng tiến bộ công nghệ trong khi thực hiện công việc Đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ kiểm toán tại KPMG, những giải pháp phần mềm và xử lý dữ liệu mới được công ty đề cao và áp dụng triệt để Việc công ty phát triển và đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm KPMG Clara workflow (KCw) cho thấy cách công nghệ được tích hợp vào quy trình kiểm toán KCw giúp các KTV theo dõi tiến trình thực tế của các tác vụ trực quan và cụ thể hơn, cũng như hướng dẫn thực hiện các thủ tục kiểm toán qua từng bước một cách rõ ràng và chi tiết Qua đó, phần mềm đã hỗ trợ KTV trong việc đưa ra góc nhìn bao quát và toàn diện về các nhiệm vụ cần hoàn thành
Thêm vào đó, KCw được phát triển nhằm ghi nhận và theo dõi một cách rõ ràng công việc của từng cá nhân trong nhóm, giúp thuận tiện trong việc giám sát và phân định rõ trách nhiệm của mỗi thành viên, đảm bảo tính minh bạch và đầy đủ luôn được đề cao trong quá trình diễn ra cuộc kiểm toán
KPMG cũng đặc biệt chú trọng đến việc bảo mật thông tin trong bối cảnh số hóa ngày càng tăng của các DN Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp tự động hóa các quy trình nhập liệu kế toán mà còn tăng cường các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu của khách hàng Điều này không những phù hợp với xu thế phát triển của ngành mà còn thể hiện cam kết của KPMG trong việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin của KH
Về quy trình kiểm toán khoản mục CPHĐ tại NHTM
Giai đoạn lập kế hoạch
Tại KPMG, cuộc kiểm toán được diễn ra và tuân thủ theo những hướng dẫn, chỉ đạo của hệ thống các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cùng với Hướng dẫn thực hiện kiểm toán KEAG của KPMG, giúp KTV nắm bắt chính xác các yêu cầu công việc và tăng cường hiệu quả trong quá trình thực hiện Các phần hành riêng biệt đều được KPMG thết kế những chương trình kiểm toán cụ thể, tùy thuộc theo đặc điểm của chúng, đảm bảo một sự kết nối logic, không chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích và đánh giá giữa các phần hành này
Các GTLV được chuẩn hóa theo một mẫu cố định để bảo đảm tính nhất quán, tuy nhiên cũng có thể điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và bản chất kinh tế của từng DN cụ thể Sự linh hoạt này giúp KPMG cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh riêng của mỗi đơn vị
Việc xác định PM theo hướng dẫn rõ ràng và chi tiết, với các tỷ lệ phần trăm cụ thể theo hướng dẫn của KEAG, đảm bảo tính chính xác và công bằng trong quá trình thực hiện công việc Ngoài ra, việc phân chia và giao phó nhiệm vụ được cân nhắc kỹ lưỡng, được điều chỉnh để tương thích với kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi thành viên
Giai đoạn thực hiện kiểm toán Đối với KPMG, tại bước này, KTV chuẩn bị kỹ lưỡng trong giai đoạn lập KHKT đã góp phần đảm bảo cho các hoạt động kiểm toán diễn ra một cách trơn tru, hiệu quả Các trợ lý và thành viên trong cuộc kiểm toán thường xuyên thông báo tiến độ tới Trưởng nhóm và duy trì một kênh thông tin thông tin liên tục với nhau cũng như với KH để kịp thời phát hiện và giải trình các sai sót hoặc chênh lệch phát sinh
Sự hỗ trợ và phối hợp giữa các KTV tham gia cuộc kiểm toán không chỉ thúc đẩy tiến độ công việc được thực thi, cũng như tạo dựng một không khí làm việc năng động, tích cực, giúp tăng cường chất lượng tổng thể của cuộc kiểm toán
Hơn nữa, việc lưu trữ và trình bày GTLV cũng được thực hiện một cách bài bản thông qua phần mềm Excel Các số liệu được kết nội chặt chẽ với nhau tại những tài liệu và giấy tờ thực hiện công việc thông qua công thức từ file chung MLS, cho phép bất kỳ thay đổi nào ở dữ liệu gốc sẽ ngay lập tức được cập nhật tự động Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác và minh bạch của dữ liệu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, phân tích, và xử lý số liệu đạt được hiệu suất cao nhất
Ngoài ra, các GTLV cũng trình bày thông tin liên quan đến việc chuẩn bị thuyết minh BCTC cho mỗi khoản mục riêng biệt, cũng như các số liệu tham chiếu có liên quan đến các khoản mục khác Điều này vừa cung cấp cho KTV những góc nhìn cụ thể và toàn diện cho từng khoản mục vừa còn đảm bảo tính thống nhất và liên kết trong toàn bộ BCTC
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TNHH KPMG
Định hướng phát triển
3.1.1 Phát triển nguồn nhân lực
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc định hướng phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH KPMG đóng vai trò trung tâm, với mục tiêu duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam Chất lượng nhân sự luôn được KPMG chú trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty
KPMG thực hiện hai đợt tuyển dụng lớn hàng năm, một là đợt tuyển dụng thực tập sinh từ tháng tám đến tháng mười và hai là đợt tuyển dụng trợ lý kiểm toán từ tháng ba đến tháng năm của năm sau Các bước trong quá trình tuyển dụng này diễn ra rất nghiêm túc và tính cạnh tranh cao, làm cho KPMG trở thành điểm đến hàng đầu của sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán từ các trường đại học uy tín Điều này không chỉ nâng cao chất lượng nhân sự mà còn tạo dựng một nguồn cung cấp tài năng liên tục cho công ty
Về đào tạo, KPMG không ngừng phát triển và cải tiền các khóa học nội bộ thông qua Trường đào tạo nghiệp vụ KBS - KPMG Business School Các khóa học này cung cấp kiến thức chuyên sâu về chuyên môn cũng như các kĩ năng mềm và kiến thức DN, đảm bảo rằng nhân viên không chỉ cập nhật với các xu hướng mới nhất mà còn phát triển bản thân một cách toàn diện Phát triển nghề nghiệp tại KPMG cũng được cấu trúc một cách bài bản, với lộ trình thăng tiến rõ ràng giúp nhân viên nhận thức được cơ hội và hướng đi trong tương lai Đặc biệt, chương trình trao đổi nhân sự quốc tế tại Úc, Mỹ, Canada, là minh chứng cho sự nghiệp đầu tư vào sự nghiệp lâu dài của nhân viên, thúc đẩy họ không ngừng nỗ lực và phấn đấu
Cuối cùng, không gian làm việc tại KPMG được tạo dựng nhằm thúc đẩy tính minh bạch, tinh thần đổi mới và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các cá nhân Với sự trân trọng mọi ý kiến và khuyến khích sự khác biệt về văn hóa và giới tính, KPMG đã tạo dựng một môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập, nơi mọi nhân viên có thể phát triển toàn diện và gắn bó lâu dài với công ty
Những yếu tố này không chỉ chứng tỏ sự quyết tâm của KPMG dành cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn đảm bảo công ty có thể thích ứng và phát triển trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức và biến động
3.1.2 Mở rộng dịch vụ và khai thác thị trường
KPMG đã và đang triển khai một chiến lược thị trường linh hoạt và đa dạng hóa nhằm củng cố vị thế và mở rộng tầm ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam và khu vực Công ty không chỉ giữ vững vị thế là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, mà còn liên tục cập nhật và mở rộng các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của thị trường
Một phần của chiến lược thị trường này bao gồm việc mở rộng dịch vụ tư vấn quản lý, rủi ro và tài chính, vượt ra ngoài các dịch vụ truyền thống như kiểm toán và thuế Sự mở rộng này không chỉ cho phép KPMG tiếp cận với một lượng KH lớn và đa dạng hơn mà còn tăng cường mức độ cạnh tranh của KPMG giữa các công ty kiểm toán
KPMG cũng đặc biệt chú trọng đến việc áp dụng công nghệ trong các dịch vụ của mình Sự đầu tư vào công nghệ không chỉ giúp cải thiện hiệu quả công việc mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhanh chóng và chính xác các yêu cầu của khách hàng Điển hình là việc triển khai nền tảng KPMG Clara, một công cụ kiểm toán dựa trên công nghệ đám mây, nhằm mục đích tối ưu hóa các quy trình kiểm toán và tăng cường chất lượng thông tin được khai thác
Bên cạnh đó, KPMG không ngừng nâng cao và cải tiến môi trường làm việc trẻ trung, sáng tạo và hiệu quả, đồng thời khuyến khích sự phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong tổ chức Điều này không chỉ giúp thu hút và giữ chân người có năng lực mà còn tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình, từ đó đưa công ty tiến tới những thành tựu lớn hơn
Qua đó, định hướng phát triển thị trường của KPMG phản ánh sự linh hoạt, sáng tạo và cam kết liên tục cải thiện dịch vụ chất lượng cao, qua đó nâng cao giá trị của mình trên thị trường kế toán kiểm toán tại Việt Nam và quốc tế.
Giải pháp hoàn thiện quy trình công tác kiểm toán Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC Ngân hàng thương mại thực hiện bởi công ty TNHH KPMG
Phương pháp thu thập dữ liệu
Những giải pháp được đề xuất để nâng cao chất lượng thu thập dữ liệu phục vụ kiểm toán của KPMG có thể kể đến như sau: Đầu tiên, KPMG cần mở rộng và phát triển thêm các kỹ thuật thu thập thông tin Việc sử dụng nhiều cách thức khác nhau sẽ giúp công ty thu được dữ liệu một cách đầy đủ hơn, KPMG có thể bổ sung các kỹ thuật như khảo sát trực tuyến, thăm dò ý kiến, và phỏng vấn nhóm Các khảo sát trực tuyến có thể được thiết kế để thu thập thông tin chi tiết từ nhiều nhân viên của KH ở các cấp độ khác nhau Phỏng vấn nhóm và các cuộc thảo luận nhóm cho phép KTV thu thập thông tin sâu sắc hơn về quan điểm và trải nghiệm của các kế toán viên và lãnh đạo trong tổ chức Đối với hệ thống bảng hỏi, thay vì chỉ áp dụng những mẫu hỏi truyền thống "Có/Không", KPMG nên phát triển các hệ thống chi tiết hơn, bao gồm các câu hỏi mở rộng và thang đánh giá để thu thập những dữ liệu chi tiết hơn để đánh giá hệ thống KSNB của tổ chức Ngoài ra cần kết hợp câu hỏi định lượng và định tính trong hệ thống bảng hỏi để thu thập được cả những dữ liệu cơ bản kèm theo đó là những đánh giá, thái độ của người thi hành thủ tục KSNB, sự hiệu lực và hoàn thiện của quy trình này Ví dụ, KTV đặt ra những câu hỏi về quy trình duyệt chi như: “Hãy mô tả quy trình duyệt chi cho các khoản Chi phí hoạt động Ai là người có thẩm quyền duyệt chi và các bước duyệt chi diễn ra như thế nào?", “có những biện pháp kiểm soát nào được áp dụng để đảm bảo rằng mọi khoản chi đều được duyệt đúng quy định không? Anh/chị có gặp khó khăn trong quá trình thực hiện không? Hãy cung cấp các ví dụ cụ thể” Đối với các câu hỏi định lượng, KTV có thể đặt câu hỏi như: “Trên thang điểm từ 1 đến 10, anh/chị đánh giá mức độ hiệu quả của quy trình kiểm soát Chi phí hoạt động hiện tại của đơn vị là bao nhiêu? Vì sao?" Các câu hỏi phù hợp và chuẩn xác sẽ cung cấp cho những câu trả lời chất lượng về KSNB của đơn vị, qua đó sẽ cung cấp cho KTV những phương diện sâu sắc, toàn diện hơn đối với các rủi ro tiềm ẩn và hiệu quả của nó
Thứ hai, KTV nên triển khai những phương thức minh họa hóa dữ liệu thường được áp dụng khác như lưu đồ, bảng tường thuật Một trong những công cụ hữu ích thường được sử dụng là lưu đồ (flowchart) Lưu đồ cung cấp một cái nhìn trực quan về quy trình và cách thức hoạt động của hệ thống KSNB, giúp KTV nhanh chóng nhận diện mặt ưu và nhược điểm Việc trực quan hóa này giúp KTV hiểu rõ các liên kết giữa các quá trình khác nhau, cũng như phát hiện các vòng lặp hoặc bất thường tiềm ẩn mà bảng câu hỏi đơn giản không thể làm được Bên cạnh đó, bảng tường thuật (narrative) là một công cụ được ưa chuộng Bảng tường thuật cho phép KTV ghi chép chi tiết cách thức thực thi thực tế của từng cấu phần của toàn bộ hệ thống, bao gồm cả những ngoại lệ và điều chỉnh, giúp mô tả cặn kẽ mỗi bước trong quy trình kiểm soát Ngoài ra, việc tìm kiếm và lấy ý kiến của những chuyên gia trong ngành nghề kinh doanh mà DN khách hàng đang hoạt động là bước không thể thiếu Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tiêu chuẩn ngành và nhạy bén hơn với những thách thức liên quan đến lĩnh vực chuyên môn đó Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia, KTV được cung cấp khả năng đánh giá chính xác hơn về cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro của KH và đưa ra những đánh giá chính xác hơn
Thứ ba, KPMG cần tăng cường đào tạo cho các KTV về việc nâng cao trình độ thu thập dữ liệu và đánh giá rủi ro từ hoạt động kiểm soát Công ty nên nghiên cứu và thực hiện các khóa đào tạo chuyên sâu cho KTV để cải thiện kĩ năng trong việc phân tích và đánh giá rủi ro Ngoài ra, các khóa đào tạo này có thể cung cấp cho nhân viên những kỹ năng sử dụng những phần mềm hiện đại và trí thông minh nhân tạo để phân tích hành vi giao dịch và xác định những rủi ro, giúp hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào cảm tính và xét đoán cá nhân
Mốc thời gian lập kế hoạch kiểm toán Đầu tiên, KPMG nên phát triển một kế hoạch thực hiện công việc phù hợp hơn về mặt thời gian dành cho các cuộc kiểm toán Qua đó, để giảm thiểu sự chênh lệch thời gian giữa lập KHKT và thời gian thực thi công việc, công ty cần xây dựng một khung thời gian linh hoạt hơn mà không đánh đổi tính chặt chẽ và phù hợp của chúng Bằng cách thiết lập một hệ thống cập nhật và thay đổi KHKT thường xuyên dựa trên thông tin mới nhận được từ KH, KTV có khả năng duy trì giao tiếp định kỳ với KH để nhận được các cập nhật về số liệu tài chính và các dữ liệu cần thiết có liên quan Điều này có thể được xử lý bằng những cuộc họp trực tiếp, cuộc gọi hay email định kỳ trước và trong suốt quá trình kiểm toán
Thứ hai, KPMG cần nâng cao việc phối hợp chặt chẽ với KH để đảm bảo họ hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho KTV Nhóm kiểm toán có thể thiết lập các cuộc họp định kỳ trước và xuyên suốt trong quá trình thực hiện kiểm toán để đưa ra những nhận xét kịp thời và xác nhận số liệu Ngoài ra, công ty cũng cần sử dụng các hợp đồng ràng buộc pháp lý giúp cho KH luôn bảo đảm thực hiện theo những quy định được đề ra của KTV về mốc thời gian và chất lượng thông tin được cung cấp
Xác định mức độ trọng yếu
Trong quá trình kiểm toán, KTV thường chỉ áp dụng một MTY chung cho tất cả các phần hành, khiến cho KTV không nhận diện được các thiếu sót nghiêm trọng ở những khoản mục có giá trị thấp hơn, suy giảm độ tin cậy của kết quả kiểm toán Để khắc phục vấn đề này, thứ nhất, KPMG cần phát triển một quy trình tùy chỉnh mức độ trọng yếu cho từng phần hành cụ thể trong quá trình kiểm toán Qua đó công ty có thể trang bị cho KTV những phương thức và chỉ dẫn để tính toán và áp dụng MTY cho từng phần hành cụ thể Đầu tiên, KTV cần xác định và đánh giá mức độ rủi ro và tầm quan trọng có tác động tới BCTC của từng phần hành, đồng thời áp dụng các cách thức xác định MTY đa dạng phụ thuộc vào đặc tính của phần hành đó Khi đánh giá rủi ro phát hiện ở mức cao, KTV nên thiết lập mức độ trọng yếu đối với từng khoản mục cụ thể ở mức thấp hơn so với mức độ trọng yếu tổng thể áp dụng cho toàn bộ BCTC Hơn hết, khi KTV đánh giá đến tầm quan trọng tương đối của các khoản mục giúp cho chúng có được sự đánh giá phù hợp về sự ảnh hưởng tới tổng thể chung của BCTC Các khoản mục có ảnh hưởng đáng kể tới những quyết định được đưa ra của các bên liên quan cần được thiết kế một MTY thấp hơn để phản ánh đúng mức độ rủi ro mà những sai sót có thể gây ra
Thứ hai, các KTV phải được đào tạo bài bản về cách áp dụng các tiêu chuẩn này một cách linh hoạt, đảm bảo rằng họ có đủ năng lực để xác định và đánh giá chính xác mức độ trọng yếu một cách hợp lý cho tình hình thực tế hoạt động các giải pháp tự động trong việc đưa ra kết quả về MTY phù hợp cần được phát triển và áp dụng vào công việc giúp KTV phân tích số liệu tài chính và minh họa chúng bằng những mô hình cụ thể và tạo lập ra một MTY cho từng phần hành một cách cụ thể hơn Từ đó, KTV có thể dành nhiều sự tập trung vào việc đánh giá và xử lý các vấn đề phức tạp hơn
3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thứ nhất, KTV không nên chỉ dựa vào các phương pháp phân tích truyền thống như phân tích ngang (so sánh số liệu tài chính giữa các kỳ) mà còn cần mở rộng phạm vi đánh giá bằng cách bổ sung thêm các phương pháp phân tích số liệu của KH với số trung bình ngành hoặc các công ty khác trong lĩnh vực có mức độ tương tự về quy mô Việc phân tích này giúp KTV đánh giá khách quan hơn về hiệu quả hoạt động của DN, đồng thời phát hiện những bất thường hoặc điểm lệch chuẩn so với mức trung bình của ngành Thêm vào đó, khi KTV tăng cường đi sâu vào các mối quan hệ giữa thông tin truyền thống và các thông tin phi tài chính, ví dụ như biến động thị trường, xu hướng ngành, đánh giá về môi trường kinh doanh, và các yếu tố vĩ mô có thể ảnh hưởng tới DN sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình thực của khách hàng Thông tin phi tài chính thường bao gồm các yếu tố sự điều chỉnh của các chính sách pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động của DN, sự phát triển của công nghệ, áp lực từ các đối thủ cạnh tranh, hoặc những biến động trong thị trường, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, hoặc thay đổi trong nhu cầu của thị trường, đều có thể tác động đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của DN KTV nên đầu tư nghiên cứu các phương thức phân tích tài chính phức tạp hơn, như phân tích tỷ số tài chính, phân tích biến động tỷ suất lợi nhuận, và các kỹ thuật dự báo để đánh có một đánh giá sâu sắc hơn dựa trên thực tế hoạt động của đơn vị về những rủi ro kiếm toán liên quan đến tình hình tài chính và phát triển các mô hình dự đoán trong tương lai Điều này không chỉ giúp đánh giá hiện tại mà còn cảnh báo sớm các vấn đề tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt
Phương pháp chọn mẫu Để xử lý các vấn đề đã đề cập liên quan đến cách thức lựa chọn mẫu trong việc thực hiện kiểm toán ở KPMG, một loạt biện pháp có thể được trình bày nhằm cải thiện tính trung lập, hạn chế sự lệch lạc trong quá trình này Chi tiết như sau:
Thứ nhất, KPMG cần thiết kế và triển khai một bộ hướng dẫn chọn mẫu chung được phát triển theo quy định và tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, cũng như bao gồm những điều chỉnh cụ thể trong tiêu chuẩn của ngành nghề hoạt động của đơn vị Bộ chỉ dẫn này sẽ đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng và cụ thể về cách thức chọn lựa mẫu kiểm toán, nhằm chịu trách nhiệm cho việc KTV đều phải tuân thủ một thủ tục nhất quán, giảm bớt sự tác động của những ý kiến chủ quan Ngoài ra, công ty nên tự mình phát triển phần mềm tiên tiến hoặc các công cụ hỗ trợ kiểm toán để tự động hóa quá trình chọn mẫu Bằng cách tích hợp các mô hình trí tuệ nhân tạo mới nhất cũng như kết hợp với dữ liệu lớn, công nghệ này có thể dựa vào các thuật toán để xác định các mẫu tiềm năng dựa trên rủi ro và tần suất của giao dịch Khi đi vào thực tế hoạt động, những công nghệ mới này sẽ giảm thiểu sự thiên vị của kiểm toán viên và tăng cường hiệu quả và tính minh bạch trong quá trình chọn mẫu
Thứ hai, KPMG cần thiết lập một quy trình kiểm soát chất lượng đối với phương pháp chọn mẫu, trong đó, KTV đánh giá mức độ phù hợp của mẫu và xác nhận lại mẫu bởi một KTV khác hoặc một bộ phận chuyên biệt Việc tăng cường kiểm tra giám sát trong hoạt động chọn mẫu sẽ giúp KTV luôn tuân theo chương trình kiểm toán được công ty áp dụng và đảm bảo tính khách quan và hạ thấp tối đa những thiếu sót của quá trình chọn mẫu Áp lực về thời gian đối với kiểm toán viên Để khắc phục tình trạng áp lực thời gian dành cho các KTV tại KPMG, các giải pháp sau đây có thể được áp dụng để nâng cao hiệu quả công việc và giảm bớt gánh nặng cho nhân viên
Thứ nhất, KPMG nên đầu tư vào công tác bồi dưỡng kĩ năng, kiến thức liên tục cho KTV hiện tại nhằm phát triển khả năng phân tích, áp dụng công nghệ kiểm toán và quản lý thời gian Các khóa đào tạo cung cấp cho KTV kĩ năng về các nội dung như phân tích chuyên sâu, ứng dụng phần mềm trong thực hiện kiểm toán và các phương pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc Điều này sẽ giúp KTV hiện hành quản lý công việc tốt hơn, thực hiện nhanh chóng và chính xác các nghiệp vụ phức tạp Đi cùng với đó, KPMG cần cải thiện quy trình làm việc thông qua áp dụng công nghệ mới Công ty đầu tư vào việc cập nhật hệ thống công nghệ thông tin phát triển những phần mềm kiểm toán mới có thể giúp tự động hóa các nhiệm vụ lặp lại và giảm bớt thời gian cần thiết cho việc thu thập, xử lý phân tích dữ liệu, qua đó giúp KTV giảm tải áp lực thời gian cho những công việc đơn giản mang tính lặp lại và tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị cao hơn
Thứ hai, KPMG cần xem xét việc tăng cường nguồn nhân lực hoặc sử dụng nhân viên theo mùa trong các mùa bận để đảm bảo rằng các KTV được phân công một lịch trình công việc hợp lý để có thể hoàn thành tốt công việc Công ty cũng nên phân bổ khối lượng công việc theo khả năng và năng lực đáp ứng của từng KTV Việc phân bổ công việc dựa trên năng lực và kinh nghiệm của từng KTV sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu sự quá tải Công ty cũng nên mở rộng quy trình tuyển dụng để thu hút những ứng viên có kinh nghiệm và năng lực từ các ngành nghề liên quan Qua đó, không những bổ sung nhân lực cho các dự án hiện tại mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho các KTV đang làm việc
3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Kiểm tra, soát xét GTLV
Một số giải pháp có thể được triển khai để xử lý các vấn đề xuất hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, đặc biệt là những khó khăn trong việc rà soát hồ sơ làm việc do áp lực thời gian, có thể được cụ thể hóa như sau: Đầu tiên, để giảm áp lực thời gian trong giai đoạn cao điểm của mùa kiểm toán, công ty nên mở rộng thời hạn cho việc soát xét và phát hành báo cáo sau khi kết thúc công việc tại KH, và thiết lập khoảng thời gian nghỉ khi kết thúc công việc kiểm toán tại từng đơn vị Qua đó, đảm bảo rằng KTV được cung cấp một khoảng thời gian phù hợp để kiểm tra GTLV cũng như rà soát lại công việc Các bước kiểm soát cũng cần được thiết lập liên tục trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo quá trình soát xét diễn toàn diện và đẩy đủ
Thứ hai, KTV cần thực hiện việc tuân thủ thời gian và thời hạn gửi các GTLV một cách nghiêm ngặt trong các nhóm kiểm toán Các thành viên nên thiết lập và giữ gìn một hệ thống liên lạc chặt chẽ với nhau và với KH, nhằm đảm bảo trao đổi thông tin các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, qua đó phòng tránh sự chậm trễ trong quy trình làm việc, giúp tiết kiệm thời gian và tránh làm trì trệ cuộc kiểm toán Kiểm toán viên cần được tạo môi trường cũng như khuyến khích để luôn sẵn sàng trao đổi ý kiến và nhận được những hỗ trợ từ đồng nghiệp cũng như các cấp quản lý, cải thiện hiệu quả chung của nhóm và tiết kiệm thời gian cho cuộc kiểm toán