1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đo lường khu vực kinh tế chưa Được quan sát của việt nam bằng phương pháp nhiều chỉ số nhiều nguyên nhân (mimic)

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát của Việt Nam bằng phương pháp nhiều chỉ số nhiều nguyên nhân (MIMIC)
Tác giả Bùi Duy Hưng, Nguyễn Thị Ngọc Loan, Phạm Minh Anh, Trần Thị Lan, Đào Duy Hà
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Đo lường qui mô kinh tế của các khu vực chưa được quan sát bao gồm: Hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế bất hợp pháp, hoạt động kinh tế phi chính thức

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2022-2023

ĐO LƯỜNG KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT CỦA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP NHIỀU CHỈ SỐ NHIỀU

NGUYÊN NHÂN (MIMIC)

MÃ SỐ: ĐTHV.67/2022

Chủ nhiệm đề tài:

Thư ký đề tài:

Thành viên tham gia:

TS BÙI DUY HƯNG

TS NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN

TS PHẠM MINH ANH ThS TRẦN THỊ LAN ThS ĐÀO DUY HÀ

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT

Học hàm, học vị

Họ tên

Vai trò Chức vụ, Cơ quan công tác

1 TS Bùi Duy Hưng Chủ nhiệm

Chủ nhiệm khoa - Khoa Kinh

tế, Học viện Ngân hàng

3 TS Phạm Minh Anh Thành viên Giảng viên chính - Khoa

Kinh tế, Học viện Ngân hàng

4 ThS Trần Thị Lan Thành viên Giảng viên - Khoa Kinh tế,

Học viện Ngân hàng

5 ThS Đào Duy Hà Thành viên Giảng viên - Khoa Kinh tế,

Học viện Ngân hàng

Trang 3

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐO LƯỜNG QUY MÔ NỀN KINH TẾ 3

1.1 Các chỉ tiêu đo lường thu nhập quốc gia 3

1.1.1 GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội): 3

1.1.2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) 6

1.1.3 Một số chỉ tiêu khác 8

1.2 Khu vực kinh tế chưa được quan sát 8

1.2.1 Hoạt động kinh tế ngầm 9

1.2.2 Hoạt động kinh tế bất hợp pháp 14

1.2.3 Khu vực kinh tế phi chính thức 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT 22

2.1 Phương pháp tiếp cận trực tiếp 22

2.2 Phương pháp tiếp cận gián tiếp (Phương pháp đo lường sự khác biệt) 23

2.3 Phương pháp nhiều chỉ số nhiều nguyên nhân 25

2.4 Tổng quan ứng dụng phương pháp chỉ số đa chiều trong đo lường khu vực kinh tế chưa quan sát tại một số quốc gia trên thế giới 32

CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ ĐA CHIỀU TRONG ĐO LƯỜNG KHU VỰC KINH TẾ CHƯA QUAN SÁT CỦA VIỆT NAM 36

3.1 Khái quát về kinh tế và Khu vực kinh tế chưa được quan sát của Việt Nam 36

3.1.1 Khái quát về kinh tế Việt Nam 36

3.1.2 Khu vực kinh tế chưa được quan sát của Việt Nam 37

3.2 Ứng dụng phương pháp chỉ số đa chiều đo lường khu vực chưa quan sát cho Việt Nam 40

3.2.1 Lựa chọn các chỉ số và nguyên nhân 40

3.3 Kết quả ước lượng 43

3.3.1 Số liệu 43

3.3.2 Kết quả mô hình MIMIC 44

3.3.3 Quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát 46

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 48

4.1 Kết luận 48

Trang 4

4.2 Gợi ý chính sách 49

4.2.2 Giảm gánh nặng thuế 50

4.2.3 Giảm tỷ lệ thất nghiệp 50

4.2.4 Tỷ lệ lao động tự do 51

4.2.5 Chi tiêu chính phủ 52

4.2.6 Nâng cao chỉ số Tự do kinh tế 52

4.2.7 Chính sách với khu vực NOE 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU

Hình 1 Sơ đồ luân chuyển hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế 3

Bảng 1 Các định nghĩa về kinh tế ngầm 11

Hình 2 Quy mô khu vực kinh tế phi chính thức của các quốc gia ở các khu vực khác nhau trên thế giới 20

Hình 3 Mô hình MIMIC 26

Hình 4 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2022 36

Hình 5 Mô hình MIMIC 43

Hình 6 Quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát của Việt Nam……….47

Bảng 1 Các định nghĩa về kinh tế ngầm 11

Bảng 2 Nguồn số liệu 44

Bảng 3 Các hệ số ước lượng của các mô hình MIMIC 44

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

GIỚI THIỆU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng số liệu GDP Việc đánh giá đúng quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm có những số liệu chính xác nhất về nền kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng được những chính sách quản lý kinh tế tốt nhất Tại Việt Nam, bên cạnh các hoạt động kinh tế chính thức được Tổng cục Thống kê đầy đủ trong các báo cáo kinh tế, còn nhiều hoạt động kinh tế chưa được theo dõi như kinh tế vỉa hè, kinh tế đêm, tự doanh… Theo Medina và Schneider (2019), quy mô “nền kinh tế bóng tối” của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017 thay đổi theo từng thời điểm, bình quân tương đương 17,8% GDP chính thức (thấp nhất 12,5% vào năm 2017, cao nhất lên đến 21,3% GDP trong năm 1991) và có xu hướng giảm dần

từ năm 2007

Không chỉ Việt Nam, các nước trên thế giới cũng tồn tại khu vực kinh tế chưa được quan sát Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khu vực kinh tế chưa được quan sát đóng góp trung bình từ 1% cho đến 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia trên thế giới (OECD, 2002) Báo cáo do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2016 cho thấy hơn 61% số dân có việc làm của thế giới, tương đương

2 tỷ người làm việc tại khu vực kinh tế chưa được quan sát, trong đó chủ yếu là người dân tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (GSO, 2016)

Với mục tiêu xác định quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm đánh giá đầy đủ qui mô của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát” Bắt đầu từ năm 2020, Tổng cục Thống kê thực hiện việc đo lường qui mô khu vực kinh tế chưa được quan sát của Việt Nam Việc đo lường quy mô khu vực kinh tế phi chính thức có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các cơ quan quản lý nhà nước có các chính sách phù hợp cho sự phát triển kinh tế, cũng như các chính sách làm giảm qui mô của khu vực chưa được quan sát Điều này góp phần làm tăng qui mô khu vực kinh tế chính thức và tăng nguồn thu thuế

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đo lường qui mô kinh tế của các khu vực chưa được quan sát bao gồm: Hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế bất hợp pháp, hoạt động kinh tế phi chính thức chưa

Trang 7

được quan sát, hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình và hoạt động kinh tế bị

bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các khu vực kinh tế hợp pháp chưa được quan sát tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1995-2021

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết thống kê về các biến không quan sát, xem xét nhiều nguyên nhân và nhiều chỉ số (MIMIC) của hiện tượng được đo lường để đo lường quy

mô của khu vực kinh tế chưa được quan sát Cơ sở của mô hình MIMIC là xem xét mối quan hệ giữa một biến chưa biết, “quy mô của khu vực kinh tế chưa được quan sát”, và các biến có thể quan sát dưới dạng các mối quan hệ giữa các biến có thể quan sát được bằng việc sử dụng thông tin về hiệp phương sai của chúng Các biến có thể quan sát được được nhóm thành các nguyên nhân và các chỉ số của biến chưa biết Ưu điểm chính của cách tiếp cận MIMIN là nó cho phép mô hình hóa các hoạt động của khu vực kinh

tế chưa được quan sát như một biến không quan sát được và nó xem xét các yếu tố quyết định (các nguyên nhân) và các ảnh hưởng (các chỉ số) Một cách tiếp cận phân tích các nhân tố được áp dụng để đo lường quy mô của khu vực kinh tế chưa được quan sát như một biến không quan sát được theo thời gian Các hệ số chưa biết được ước lượng trong một hệ các phương trình cấu trúc, như biến số không quan sát được, có nghĩa rằng quy

mô của khu vực kinh tế chưa được quan sát không thể đo lường một cách trực tiếp

5 Kết cấu của Báo cáo nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu được thiết kế thành 4 chương, với Chương 1 trình bày cơ sở

lý thuyết về đo lường quy mô nền kinh tế Chương 2 là các phương pháp đo lường quy

mô khu vực kinh tế chưa được quan sát Chương 3 ứng dụng phương pháp nhiều chỉ số nhiều nguyên nhân để đo lường quy mô khu vực NOE của Việt Nam Chương 4 là kết luận và hàm ý chính sách

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐO LƯỜNG QUY MÔ NỀN KINH TẾ

1.1 Các chỉ tiêu đo lường thu nhập quốc gia

Các chỉ tiêu đo lường thu nhập quốc gia là các phương pháp và tiêu chí được sử dụng để đo lường và so sánh mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia Một số chỉ tiêu phổ biến được sử dụng để đo lường thu nhập quốc gia như sau:

1.1.1 GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội):

GDP là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường quy mô của một nền kinh tế, là thước đo được sử dụng rộng rãi nhất về sự phát triển kinh tế của một quốc gia GDP là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất và giao dịch bằng tiền trong một khoảng thời gian nhất định GDP thường được đo bằng cách cộng các khoản chi tiêu cá nhân của một quốc gia (các hộ gia đình thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ), chi tiêu của chính phủ (chi tiêu công cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ, cơ sở hạ tầng, v.v.), xuất khẩu ròng (giá trị của xuất khẩu của một quốc gia trừ đi giá trị nhập khẩu) và hình thành vốn ròng (sự gia tăng giá trị tính bằng tiền của tổng tư liệu sản xuất của một quốc gia) Hình 1 thể hiện một sơ đồ luân chuyển đơn giản về dòng thu nhập và chi tiêu tuần hoàn trong nền kinh tế thị trường: các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ sử dụng vốn để tạo ra hàng hóa và dịch vụ Về bản chất, GDP đo lường khối lượng hàng năm của dòng chảy này trong một nền kinh tế

Hình 1 Sơ đồ luân chuyển hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế

Trang 9

Các tính toán về GDP đươc dựa trên số liệu trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia (SNA) của một quốc gia Chúng bao gồm dữ liệu điều tra kinh tế chi tiết được thu thập định kỳ GDP đo lường luồng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên thị trường (hàng hóa và dịch vụ được giao dịch công khai bằng tiền) Một số hoạt động sản xuất 'phi thị trường' được đưa vào GDP, chẳng hạn như chi tiêu quốc phòng của chính phủ Về cơ bản, có 3 phương pháp để đo lường GDP đó là phương pháp chi tiêu (phương pháp tiêu dùng), phương pháp thu nhập và phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất)

Phương pháp tiêu dùng (expenditure approach): Phương pháp này tính toán GDP

bằng cách xem xét tổng chi tiêu của các thành phần kinh tế, bao gồm:

Tiêu dùng cá nhân (C): Chi tiêu của hộ gia đình và cá nhân để mua hàng hóa và

dịch vụ, bao gồm cả các khoản chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu Ở các nước phát triển, đây là thành phần lớn nhất trong các thành phần chi tiêu của GDP Tiêu dùng cá nhân bao gồm các khoản chi tiêu:

+ Chi tiêu vào hàng hóa lâu bền, là những hàng hóa có thời hạn sử dụng dài như

ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh…(không bao gồm chi mua nhà cửa)

+ Hàng không lâu bền, là những hàng hóa có thời gian sử dụng ngắn như lương thực, thực phẩm, quần áo…

+ Dịch vụ như giáo dục, y tế, giải trí, vận tải…

Đầu tư (I): Đây là các khoản chi của doanh nghiệp đối với tư liệu sản xuất (là

những hàng hóa được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác như nhà xưởng, máy móc thiết bị) Đầu tư của doanh nghiệp cũng bao gồm hàng tồn kho của doanh nghiệp, là lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đã sản xuất ra nhưng không bán được hết hoặc được doanh nghiệp giữ lại Lượng hàng hóa này được coi như là được mua lại bởi chính doanh nghiệp, khi doanh nghiệp bán lượng hàng hóa tồn kho này, thì sẽ được coi là giảm đầu

tư của doanh nghiệp Do GDP đo lường giá trị hàng hóa dịch vụ mà một nền kinh tế sản xuất ra, vì vậy hàng hóa tồn kho cũng được tính vào GDP

Chi tiêu của chính phủ (G): Là các khoản chi tiêu của chính phủ cho các mục đích

như an ninh quốc phòng, chi cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng như đường xá, cầu cống, giáo dục, y tế và các khoản chi lương cho những người làm việc cho chính phủ (khu vực hành chính sự nghiệp)

Trang 10

Xuất khẩu ròng – NX: Là xuất khẩu (EX), hàng hóa dịch vụ sản xuất ra trong nước nhưng bán cho nước khác tiêu dùng trừ (-) đi nhập khẩu (IM), là hàng hóa và dịch

vụ sản xuất ở nước khác nhưng được mua về và tiêu dùng trong nước Trừ đi hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu trong việc tính GDP là do, GDP chỉ tính giá trị những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở trong nước, trong khi tiêu dùng của hộ gia đình, đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu chính phủ có cả lượng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu

Như vậy, theo phương pháp chi tiêu GDP được tính theo công thức:

GDP = C + I + G + NX

Phương pháp thu nhập:

Do mỗi một giao dịch mua bán trong nền kinh tế đều có sự tham gia của người mua và người bán, vì vậy chi tiêu của người mua sẽ là thu nhập của người bán Theo phương pháp này, GDP đo lường tổng thu nhập của các yếu tố sản xuất trong nước bao gồm lao động, vốn, và đất đai Theo phương pháp này, GDP sẽ bao gồm thu nhập của lao động (lương, tiền công, thù lao…) tiền cho thuê đất, lợi nhuận của doanh nghiệp, lãi suất từ cho vay vốn

Phương pháp giá trị gia tăng (value added tax) hay Phương pháp sản xuất (production approach):

Phương pháp này tính toán GDP bằng cách xem xét giá trị sản phẩm được tạo ra trong mỗi ngành kinh tế Nó đo lường giá trị gia tăng của mỗi ngành kinh tế thông qua công thức: GDP = giá trị gia tăng trong nông nghiệp + giá trị gia tăng trong công nghiệp + giá trị gia tăng trong dịch vụ

GDP không chỉ là một chỉ số kinh tế quan trọng để đo lường mức sống của một quốc gia mà còn được sử dụng để so sánh sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia và đo lường mức độ phát triển của một quốc gia theo thời gian Bên cạnh đó, GDP cũng được chỉ ra có tác động đến một số vấn đề kinh tế xã hội khác như bất bình đẳng thu nhập, sức khỏe người dân, chất lượng cuộc sống hay bền vững môi trường Halmos (2011); Milanovic (2016), và Piketty (2014) sử dụng các chỉ số như chỉ số Gini và tỷ lệ thu nhập giữa tầng lớp giàu và nghèo để phân tích tác động của GDP đến bất bình đẳng thu nhập Kết quả cho thấy một tương quan tiêu cực giữa GDP và bất bình đẳng thu nhập, tức là khi GDP tăng, bất bình đẳng thu nhập cũng tăng Adedoyin, Alola, và Bekun (2020);

Trang 11

Mehmood, Askari, và Saleem (2022); Stern (2004) và World Bank (2010) phân tích mối quan hệ giữa GDP và bền vững môi trường bằng việc sử dụng các chỉ số về môi trường như lượng khí thải, tiêu thụ năng lượng và sử dụng tài nguyên Kết quả cho thấy giữa GDP và bền vững môi trường có mối quan hệ ngược chiều với nhau

1.1.2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

Một chỉ số khác cũng được sử dụng để đo lường thu nhập của một quốc gia đó là tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products – GNP) Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là thước đo giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi người dân và doanh nghiệp của một quốc gia Nó ước tính giá trị của các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do cư dân của một quốc gia sản xuất, bất kể địa điểm sản xuất

GNP được tính bằng cách cộng chi tiêu tiêu dùng cá nhân, chi tiêu chính phủ, đầu

tư tư nhân trong nước, xuất khẩu ròng và tất cả thu nhập của cư dân ở nước ngoài, trừ

đi thu nhập của cư dân nước ngoài tại quốc gia đó Không giống như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính giá trị của hàng hóa và dịch vụ dựa trên vị trí địa lý sản xuất, Tổng sản phẩm quốc dân ước tính giá trị của hàng hóa và dịch vụ dựa trên vị trí sở hữu Nó bằng giá trị GDP của một quốc gia cộng với bất kỳ thu nhập nào mà cư dân có được trong các khoản đầu tư nước ngoài, trừ đi thu nhập của cư dân nước ngoài GNP cũng không bao gồm giá trị của hàng hóa trung gian nào để loại bỏ khả năng tính trùng GNP được tính bằng công thức sau:

GNP = C + I + G + NX + Z Trong đó, C, I, G, NX như được định nghĩa khi tính GDP Z là thu nhập ròng (Luồng thu nhập ròng từ nước ngoài trừ đi dòng thu nhập ròng ra nước ngoài) Như vậy, GNP ccó thể được tính từ GDP theo công thức

GNP = GDP + thu nhập ròng Tổng sản phẩm quốc dân tính đến việc sản xuất hàng hóa hữu hình như xe cộ, nông sản, máy móc, v.v., cũng như việc cung cấp các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, tư vấn kinh doanh và giáo dục GNP cũng bao gồm thuế và khấu hao Để so sánh giữa các năm, tổng sản phẩm quốc dân cần được điều chỉnh theo lạm phát để tạo ra GNP thực tế Ngoài

ra, để so sánh giữa các quốc gia, GNP được tính trên cơ sở bình quân đầu người Trong tính toán GNP, có những phức tạp về cách giải thích cho hai quốc tịch Nếu một nhà sản

Trang 12

xuất hoặc nhà sản xuất có quyền công dân ở hai quốc gia, thì cả hai quốc gia sẽ tính đến sản lượng sản xuất của anh ta và điều này sẽ dẫn đến việc tính hai lần

Các nhà hoạch định chính sách coi tổng sản phẩm quốc dân như một trong những chỉ số kinh tế quan trọng GNP tạo ra thông tin quan trọng về sản xuất, tiết kiệm, đầu tư, việc làm, kết quả sản xuất của các công ty lớn và các biến số kinh tế khác Các nhà kinh

tế dựa vào dữ liệu GNP để giải quyết các vấn đề quốc gia như lạm phát và nghèo đói

Do GNP tính toán thu nhập mà cư dân của một quốc gia nhận được bất kể họ ở đâu, GNP trở thành một chỉ số đáng tin cậy hơn GDP Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các

cá nhân có nhiều cơ hội để kiếm thu nhập, cả từ các nguồn trong và ngoài nước Nếu cư dân của một quốc gia bị giới hạn trong các nguồn thu nhập trong nước, thì GNP sẽ bằng GDP và nó sẽ ít có giá trị hơn đối với chính phủ và các nhà hoạch định chính sách Thông tin được cung cấp bởi GNP cũng giúp phân tích cán cân thanh toán Cán cân thanh toán được xác định bởi sự khác biệt giữa xuất khẩu của một quốc gia sang nước ngoài và giá trị của các sản phẩm và dịch vụ được nhập khẩu Cán cân thanh toán thâm hụt có nghĩa là quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn giá trị xuất khẩu Cán cân thanh toán thặng dư có nghĩa là giá trị xuất khẩu của quốc gia cao hơn nhập khẩu

Cả Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đều đo lường giá trị thị trường của các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế Các thuật ngữ khác nhau về những gì cấu thành nên một nền kinh tế vì GDP đo lường mức sản xuất trong nước trong khi GNP đo lường mức sản lượng của cư dân một quốc gia bất kể vị trí của họ Sự khác biệt đến từ thực tế là có thể có nhiều công ty trong nước sản xuất hàng hóa cho phần còn lại của thế giới và có thể có các công ty nước ngoài sản xuất sản phẩm trong nước

Nếu thu nhập kiếm được của các công ty trong nước ở nước ngoài vượt quá thu nhập của các công ty nước ngoài trong nước, thì GNP cao hơn GDP Ví dụ: GNP của Hoa Kỳ cao hơn 250 tỷ USD so với GDP của nước này do số lượng lớn các hoạt động sản xuất của công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài Hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng GDP để đo lường hoạt động kinh tế tại quốc gia của họ do GDP là một chỉ số kinh tế thuận tiện hơn trong việc thể hiện các hoạt động kinh tế của một quốc gia GNP là một chỉ số kinh tế hữu ích, đặc biệt khi đo lường thu nhập của một quốc gia từ thương mại

Trang 13

quốc tế Cả hai chỉ số kinh tế nên được xem xét khi định giá giá trị ròng kinh tế của một quốc gia để có được vị trí chính xác của nền kinh tế

1.1.3 Một số chỉ tiêu khác

Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

Tổng thu nhập quốc dân (GNI) là GDP cộng với thu nhập ròng từ nước ngoài, cộng với thuế ròng và trợ cấp nhận được từ nước ngoài Nó thể hiện giá trị được tạo ra bởi nền kinh tế của một quốc gia trong một năm nhất định, bất kể nguồn gốc của giá trị được tạo ra là sản xuất trong nước hay nhận được từ nước ngoài Mặc dù cả GNI và GNP đều giống nhau về mục đích, nhưng GNI được coi là thước đo thu nhập tốt hơn GNI của một quốc gia sẽ khác biệt đáng kể so với GDP của quốc gia đó nếu quốc gia đó có các khoản thu nhập hoặc chi tiêu lớn từ nước ngoài Những mục thu nhập đó có thể bao gồm lợi nhuận, bồi thường cho nhân viên, thu nhập tài sản hoặc thuế Ví dụ, ở một quốc gia

có nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động, GNI nhỏ hơn nhiều so với GDP, bởi vì lợi nhuận của các doanh nghiệp nước ngoài được chuyển về nước xuất xứ được tính vào GNI của quốc gia đó chứ không phải vào GDP của quốc gia đó Do đó, GNI là thước đo phúc lợi kinh tế tốt hơn GDP đối với các quốc gia có các khoản phải thu hoặc chi tiêu nước ngoài lớn

Trước khi tạo ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI), mức độ phát triển của một quốc gia thường được đo bằng các số liệu thống kê kinh tế, đặc biệt là GNI Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc tin rằng chỉ riêng các biện pháp kinh tế là không đủ để đánh giá sự phát triển vì chúng không phải lúc nào cũng phản ánh chất lượng cuộc sống của công dân trung bình của một quốc gia Do đó, nó đã giới thiệu HDI vào năm 1990 để tính đến các yếu tố khác và đưa ra đánh giá toàn diện hơn về phát triển con người

Chỉ số bình đẳng phân phối thu nhập (Gini coefficient): Chỉ số Gini được sử dụng để đo lường mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập trong một quốc gia Chỉ số này có giá trị từ 0 đến 1, với 0 biểu thị sự bình đẳng hoàn toàn và 1 biểu thị sự bất bình đẳng tuyệt đối

1.2 Khu vực kinh tế chưa được quan sát

Theo cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) nền kinh tế không được quan sát (NOE) đề cập đến tất cả các hoạt động sản xuất có thể không được ghi lại trong các

Trang 14

nguồn dữ liệu cơ bản được sử dụng để biên soạn tài khoản quốc gia Theo đó, các hoạt động như kinh tế ngầm, không chính thức (bao gồm cả những hoạt động do hộ gia đình thực hiện cho mục đích sử dụng cuối cùng của họ), bất hợp pháp và các hoạt động khác bị bỏ qua do thiếu sót trong chương trình thu thập dữ liệu cơ bản

Theo E L Feige (1989, 1994), F Schneider (1994, 2003, 2005), B S Frey (1984)

và W W Pommerehne (1984) khu vực kinh tế chưa được quan sát là – tất cả các hoạt động kinh tế được tính nhưng hiện chưa được tính vào vào tổng sản phẩm quốc dân chính thức (hoặc quan sát được) Smith (1994) định nghĩa khu vực kinh tế chưa được quan sát là hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ dựa trên thị trường, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, chưa được hiện trong các ước tính chính thức về tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Theo OECD (2002), thuật ngữ khu vực kinh tế chưa được quan sát đề cập đến những hoạt động kinh tế cần được tính vào GDP nhưng vì lý do này hay lý do khác, không được đề cập trong các cuộc điều tra thống kê hoặc hồ sơ hành chính từ tài khoản quốc gia được xây dựng

Từ các định nghĩa trên về khu vực kinh tế chưa được quan sát, có thể hiểu khu vực kinh tế chưa được quan sát là các hoạt động kinh tế hợp phát hay bất hợp pháp tính toán được nhưng không được thể hiện trong tổng sản phẩm quốc nội cũng như trong các tính toán của cơ quan thuế Từ định nghĩa này có thể thấy khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm các hoạt động kinh tế sau:

1.2.1 Hoạt động kinh tế ngầm

Định nghĩa

Lần đầu tiên sử dụng khái niệm kinh tế ngầm có từ thế kỷ 15 Trong thời gian đó, các sản phẩm bất hợp pháp như sách bị kiểm duyệt qua biên giới châu Âu đã được bán Vào những năm 1600, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ đã cấm thuốc lá Sau đó, vào năm 1776, cha đẻ của kinh tế học, Adam Smith, đã mô tả nền kinh tế ngầm trong cuốn sách Của cải của các quốc gia Theo Smith, khi khả năng trao đổi của mọi người bị hạn chế, họ cố gắng vượt qua các hạn chế, do đó tìm ra những cách mới để đạt được lợi ích đó

Trang 15

Kinh tế ngầm là những giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ không được báo cáo với chính phủ và do đó nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thu thuế và cơ quan quản lý Thuật ngữ này có thể đề cập đến các hoạt động bất hợp pháp hoặc các hoạt động hợp pháp thông thường được thực hiện mà không có giấy phép cần thiết và nộp thuế Ví dụ

về các hoạt động hợp pháp trong nền kinh tế ngầm bao gồm thu nhập không được báo cáo từ việc tự kinh doanh hoặc hàng đổi hàng Các hoạt động bất hợp pháp bao gồm buôn bán ma túy, buôn bán đồ ăn cắp, buôn lậu, cờ bạc bất hợp pháp và gian lận Theo định nghĩa của SNA 1993 định nghĩa kinh tế ngầm là tất cả các hoạt động sản xuất hợp pháp được cố tình che giấu khỏi các cơ quan chức năng vì các lý do: (i) Để tránh thanh toán thu nhập, giá trị gia tăng hoặc các loại thuế khác;

(ii) Trốn đóng bảo hiểm xã hội;

(iii) Để tránh phải đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý nhất định như mức lương tối

thiểu, số giờ làm việc tối đa, tiêu chuẩn an toàn hoặc sức khỏe, v.v.;

(iv) Để tránh tuân thủ một số thủ tục hành chính, chẳng hạn như hoàn thành phiếu

điều tra hoặc các thủ tục hành chính khác

Một định nghĩa rộng hơn về kinh tế ngầm sẽ bao gồm cả các giao dịch hợp pháp trên thị trường và bất hợp pháp không được tính vào GDP chính thức Người ta cũng có thể tiếp cận các định nghĩa trên bằng cách xem xét hoạt động không bị cơ quan thuế phát hiện, hơn là hoạt động bị loại khỏi GDP Cuối cùng, một định nghĩa rất rộng về nền kinh

tế ngầm sẽ là một định nghĩa bao gồm tất cả các giao dịch, hợp pháp và bất hợp pháp, thị trường và phi thị trường hoặc bị loại trừ một cách có chủ ý khỏi GDP hoặc bị bỏ qua khỏi cơ sở tính thuế Các định nghĩa này được tóm tắt trong

Trang 16

Bảng 1 Các định nghĩa về kinh tế ngầm

1 Các giao dịch dựa trên thị trường hợp pháp bị thiếu trong GDP đo được

2 Các giao dịch dựa trên thị trường hợp pháp không được báo cáo cho cơ quan thu thập doanh thu

3 Các giao dịch dựa trên thị trường hợp pháp và bất hợp pháp bị thiếu trong GDP

đo lường nền kinh tế ngầm thường bao gồm cả các hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp, nhưng những giao dịch bất hợp pháp thường bị loại trừ trong định nghĩa GDP

Việc đo lường quy mô nền kinh tế ngầm rất khó khăn vì theo định nghĩa, các hoạt động của nó không được đưa vào bất kỳ thống kê nào của chính phủ Quy mô của nó có thể được ngoại suy từ các cuộc điều tra mẫu, kiểm toán thuế hoặc ước tính từ tài khoản quốc gia và thống kê lực lượng lao động Bởi vì nền kinh tế ngầm rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế toàn cầu và quốc gia, nên quy mô của nó có thể thay đổi, chẳng hạn như tăng lên trong thời kỳ suy thoái hoặc thu hẹp lại để đối phó với các

hình phạt gia tăng đối với hành vi trốn thuế

Trang 17

Nguyên nhân hình thành kinh tế ngầm

Chính trị và kinh tế

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kinh tế ngầm là yếu tố chính trị

và kinh tế Khi phân phối thu nhập không đồng đều xảy ra, lao động sẽ tìm một giải pháp thay thế để kiếm được nhiều tiền hơn Kết quả là, họ tham gia vào khu vực kinh tế ngầm Ví dụ, người giàu trốn thuế và người nghèo hơn rơi vào cảnh nghèo Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng kinh tế như lạm phát và thất nghiệp góp phần vào nền kinh tế ngầm

Chính sách kinh tế

Các chính sách kinh tế có thể dẫn đến nền kinh tế ngầm Ví dụ, nếu các biện pháp hải quan và thuế quan nghiêm ngặt được áp dụng đối với thương mại, mọi người sẽ tìm cách thoát ra, do đó tạo ra khu vực kinh tế ngầm Tương tự như vậy, lệnh cấm các chất độc hại khuyến khích mọi người trở thành những kẻ buôn lậu Các yếu tố tài chính khác bao gồm thuế cao, thực hành kiểm toán không phù hợp và các yếu tố khác

Hệ thống pháp lý và hành chính

Hệ thống tư pháp của đất nước đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khu vực kinh tế ngầm Luật pháp và quy định không rõ ràng có thể dẫn đến hành vi phạm pháp và phạm tội Tương tự như vậy, những thay đổi thường xuyên trong luật có thể tạo ra lỗ hổng trong hệ thống, do đó có lợi cho những người phạm tội

Tác động của khu vực kinh tế ngầm

Trang 18

 Thống kê đầu ra Khi nền kinh tế ngầm phát triển, đầu vào sản xuất, đặc biệt là lao động, di chuyển ít nhất một phần ra khỏi nền kinh tế chính thức Sự dịch chuyển này

có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng chính thức của nền kinh tế

Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm không giải thích một cách thuyết phục sự gia tăng của nền kinh tế ngầm hoặc khu vực phi chính thức ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào Theo một số nghiên cứu, nền kinh tế ngầm làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP Họ cho rằng việc thu hẹp nền kinh tế ngầm sẽ làm tăng nguồn thu thuế, kích thích sự gia tăng chi tiêu công, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ mở rộng sản xuất, dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế chung

Quan điểm ngược lại cho rằng khu vực phi chính thức cạnh tranh và hiệu quả hơn khu vực chính thức, và do đó sự gia tăng của nền kinh tế ngầm sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế nói chung

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng ít nhất hai phần ba thu nhập kiếm được trong nền kinh tế ngầm nhanh chóng được chi tiêu trong nền kinh tế chính thức Tại Vương quốc Anh trong giai đoạn 1960-84, thu nhập trong nền kinh tế ngầm đã làm tăng đáng kể chi tiêu của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với hàng hóa và dịch vụ lâu bền Những tác động tích cực của các khoản chi tiêu như vậy đối với tăng trưởng kinh tế và doanh thu từ thuế gián thu cần được ghi nhận

Ảnh hưởng đến dịch vụ công

Các giao dịch trong nền kinh tế ngầm, thay vì nền kinh tế chính thức, làm cho nguồn thu từ thuế giảm đi, và do đó làm giảm khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của chính phủ Chính phủ có thể phản ứng bằng cách tăng thuế Đánh thuế cao hơn - đặc biệt là khi kết hợp với sự suy giảm nhận thức về chất lượng hàng hóa công và hành chính công, hoặc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng - thúc đẩy các công ty và người lao động chuyển sang nền kinh tế ngầm

Nền kinh tế ngầm và GDP

Bởi vì các giao dịch được thực hiện trong nền kinh tế ngầm không được báo cáo, chúng làm sai lệch tính chính xác của các tính toán đối với khu vực kinh tế chính thức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia được tính bằng tổng bốn thành phần

Trang 19

sau: Chi tiêu cá nhân; đầu tư của doanh nghiệp; chi tiêu kinh doanh; và xuất khẩu ròng Không có thành phần nào trong số này ghi lại các giao dịch xảy ra tại khu vực kinh tế ngầm Điều này rất quan trọng vì những con số này, chính xác hay không, được sử dụng để thiết lập các chính sách của chính phủ

Ví dụ: Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dựa vào những con số này để đặt lãi suất và tạo ra các chính sách tiền tệ khác Nếu số liệu GDP không chính xác, các quyết định chính sách như vậy có thể có tác động yếu hơn hoặc tác động xấu đến nền kinh tế Thuế là một mối quan tâm rõ ràng khác của chính phủ liên quan đến nền kinh tế ngầm Các giao dịch trong nền kinh tế ngầm trực tiếp làm giảm doanh thu thuế của chính phủ và địa phương

1.2.2 Hoạt động kinh tế bất hợp pháp

Định nghĩa

SNA năm 1993 định nghĩa sản xuất bất hợp pháp là sản xuất hàng hóa hoặc dịch

vụ mà pháp luật cấm bán, phân phối hoặc sở hữu và các hoạt động sản xuất thường hợp pháp nhưng trở thành bất hợp pháp khi được thực hiện bởi các nhà sản xuất trái phép (hành nghề y không có giấy phép) Sản phẩm bất hợp pháp là bất kỳ sản phẩm nào (ví dụ: dầu hoặc khí đốt) hoặc bất kỳ phần nào của sản phẩm đó đã được xử lý hoặc có nguồn gốc khác biệt với sản phẩm hợp pháp Cũng theo SNA năm 1993 Có thể không

có ranh giới rõ ràng giữa kinh tế ngầm và sản xuất bất hợp pháp Ví dụ: sản xuất không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe hoặc các tiêu chuẩn khác có thể được coi là bất hợp pháp

SNA năm 1993 cho rằng "mặc dù thực tế có những khó khăn rõ ràng trong việc thu thập dữ liệu về sản xuất bất hợp pháp, nó vẫn được bao gồm trong lĩnh vực sản xuất của quốc gia" SNA 1993 cũng quy định "các hoạt động bất hợp pháp phù hợp với đặc điểm của giao dịch - đặc biệt là đặc điểm có sự thỏa thuận chung giữa các bên - được coi như hoạt động hợp pháp" Ví dụ, sản xuất và buôn bán ma túy, buôn bán hàng trộm cắp và mại dâm nằm trong lĩnh vực sản xuất sản xuất Mặt khác, tống tiền và trộm cắp bị loại trừ vì chúng không có thỏa thuận chung giữa các bên Một số giao dịch, như thuế

và tiền phạt là bắt buộc, có sự công nhận và chấp nhận của cộng đồng được coi là tương đương với thỏa thuận chung

Trang 20

Sản xuất bất hợp pháp được SNA năm 1993 phân loại thành hai loại: sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà luật pháp cấm bán, phân phối hoặc sở hữu đơn thuần (ví dụ: sản xuất

và phân phối ma túy); và các hoạt động sản xuất thường hợp pháp nhưng trở thành bất hợp pháp khi được thực hiện bởi những người sản xuất trái phép (ví dụ như những người hành nghề y không có giấy phép) Cả hai loại hình sản xuất được bao gồm trong lĩnh vực sản xuất, miễn là chúng là các quy trình thực sự có đầu ra bao gồm hàng hóa và dịch

vụ có nhu cầu thị trường thực tế

Việc không xem xét đầy đủ các hoạt động bất hợp pháp sẽ dẫn đến sự khác biệt trong các tài khoản thuộc hệ thống tài khoản quốc gia Thu nhập có được từ sản xuất bất hợp pháp phần lớn được chi cho việc mua hàng hóa và dịch vụ hợp pháp, mua tài sản cố định hoặc tài chính hợp pháp hoặc các giao dịch hợp pháp khác Vì tất cả các giao dịch này đều được ghi vào tài khoản cùng với những giao dịch được tài trợ bằng thu nhập từ các hoạt động hợp pháp, chắc chắn sẽ có sự khác biệt giữa cung và cầu của cho toàn bộ nền kinh tế nếu bỏ qua các giao dịch kinh tế bất hợp pháp

Không có ranh giới rõ ràng giữa sản xuất bất hợp pháp và sản xuất chui Tuy nhiên, xét về bản chất, sản xuất trái phép là chỉ tính bất hợp pháp theo nghĩa hẹp, tức là hành

vi vi phạm luật hình sự và gắn liền với hành vi phạm tội Ngược lại, sản xuất ngầm liên quan đến hành vi bất hợp pháp theo nghĩa rộng bao gồm vi phạm các quy tắc và tiêu chuẩn liên quan đến thuế, đóng góp an sinh xã hội/lương hưu, lương tối thiểu, số giờ làm việc tối đa, tiêu chuẩn an toàn hoặc sức khỏe, v.v

Hệ thống tài khoản Châu âu 1995 (ESA 1995) cũng bao gồm sản xuất bất hợp pháp “Tất cả các hoạt động như vậy được tính ngay cả khi chúng là bất hợp pháp hoặc không được đăng ký tại cơ quan thuế, an sinh xã hội, thống kê và các cơ quan công quyền khác.” (ESA 1995) Do đó, cả SNA 1993 và ESA 1995 đều không tính đến vấn

đề “đạo đức” trong đó các hoạt động bất hợp pháp không nên được tính vào GDP Ngoài tính nhất quán của toàn bộ hệ thống, khả năng so sánh số liệu tài khoản quốc gia giữa các quốc gia và theo thời gian là một lý do chính khác cho việc đưa vào các hoạt động bất hợp pháp Một số hoạt động, chẳng hạn như sản xuất và phân phối rượu hoặc mại dâm, có thể là bất hợp pháp ở một quốc gia và hợp pháp ở một quốc gia khác

Do đó, loại trừ sản xuất bất hợp pháp có thể làm sai lệch so sánh quốc tế Sản xuất và phân phối ma túy bất hợp pháp là một hoạt động kinh tế tương đối lớn ở một số quốc

Trang 21

gia Châu Mỹ Latinh và Châu Á Việc loại trừ sản xuất và phân phối thuốc khỏi các tài khoản đã đánh giá thấp giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, sản xuất và thương mại trong nước cũng như quốc tế và dẫn đến ước tính GDP bị đánh giá thấp

Các hoạt động bất hợp pháp:

Theo Blades (1983) có các loại hình sản xuất bất hợp pháp sau đây:

• Sản xuất và phân phối hàng hóa bất hợp pháp, chẳng hạn như thuốc cấm hoặc tài liệu khiêu dâm;

• Sản xuất các dịch vụ bất hợp pháp, chẳng hạn như mại dâm (ở những quốc gia mà điều này là bất hợp pháp);

• Các hoạt động sản xuất thường hợp pháp nhưng trở thành bất hợp pháp khi được thực hiện bởi các nhà sản xuất trái phép, chẳng hạn như hành nghề y không có giấy phép, hoạt động cờ bạc không có giấy phép, sản xuất rượu không có giấy phép; săn trộm, đánh bắt, săn bắn, chặt cây trái phép;

• Sản xuất và bán các sản phẩm giả mạo, chẳng hạn như đồng hồ và các sản phẩm khác có nhãn hiệu giả mạo và các bản sao trái phép của các tác phẩm nghệ thuật gốc, ví dụ: phần mềm, đĩa CD và video;

• Buôn lậu, đặc biệt là thuốc lá, vũ khí, rượu, thực phẩm, người, cả bán buôn và bán lẻ;

• Bán lại đồ ăn cắp;

• Hối lộ; Và

• Rửa tiền

Quy mô của các hoạt động bất hợp pháp có sự khác nhau giữa các quốc gia Ngoài các hoạt động được liệt kê trong danh sách trên, còn có nhiều loại sản xuất bất hợp pháp khác, ví dụ như làm tiền giả, giết người theo hợp đồng, gián điệp, v.v Đối với các mục đích tài khoản quốc gia, những hoạt động này thường có ít tầm quan trọng

Đo lường các hoạt động kinh tế bất hợp pháp

Về bản chất, các hoạt động bất hợp pháp rất khó đo lường Những người tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp có lý do rõ ràng để che giấu sự tham gia của họ Các hoạt động càng bị luật pháp và công chúng coi là không thể chấp nhận được thì thường

Trang 22

càng khó có được số liệu Mặc dù có những khó khăn rõ ràng, đôi khi có những phương pháp phi truyền thống khác nhau để đo lường các hoạt động bất hợp pháp khác nhau Tuy nhiên cũng có nhiều tranh cãi xung quanh chất lượng của những ước tính bằng các phương pháp phi truyền thống này Các nghiên cứu trước đây về đo lường các hoạt động kinh tế bất hợp pháp thường sử dụng hai hoạt động bất hợp pháp có tác động lớn đến GDP đó là ma túy và mại dâm Phương pháp đo lường 2 hoạt động này được sử dụng cho các hoạt động kinh tế bất hợp pháp khác

Các bộ phận của một số hoạt động bất hợp pháp có thể được ngầm đưa vào hệ thống tài khoản quốc gia Một ví dụ nổi tiếng là mại dâm Thu nhập từ mại dâm có thể được kê khai là thu nhập từ các dịch vụ “chăm sóc cá nhân” hợp pháp và chi tiêu cho mại dâm có thể được kê khai, nhưng được ngụy trang tương tự, bởi người mua Tuy nhiên, dường như rất có khả năng là hầu hết các hoạt động bất hợp pháp không được đưa vào các nguồn dữ liệu thông thường được sử dụng để lập các tài khoản quốc gia, đặc biệt đối với những hoạt động được xã hội coi là không thể chấp nhận được Do đó, các phương pháp trực tiếp để tổng hợp các ước tính về sản lượng bất hợp pháp sẽ được

ưu tiên hơn Khi thêm các ước tính này vào các ước tính thông thường, có nguy cơ tính trùng, một vấn đề sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo

1.2.3 Khu vực kinh tế phi chính thức

Một định nghĩa thường được sử dụng là: tất cả các hoạt động kinh tế hiện chưa đăng ký đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc gia được tính toán (hoặc quan sát) chính thức Smith (1994) định nghĩa nó là sản xuất hàng hóa và dịch vụ dựa trên thị trường,

dù hợp pháp hay bất hợp pháp mà không bị phát hiện trong các ước tính chính thức về GDP

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO (2002) kinh tế phi chính thức là một phần của nền kinh tế không được bao phủ hoặc được bao phủ đầy đủ bởi các thỏa thuận chính thức Những thỏa thuận chính thức này có thể bao gồm các quy định của chính phủ về đăng ký kinh doanh, thanh toán các khoản đóng góp xã hội thay cho nhân viên và thanh toán các loại thuế liên quan đến giao dịch kinh doanh Nền kinh tế phi chính thức được các nhà hoạch định chính sách quan tâm do tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế và năng suất, với những người lao động phi chính thức và các doanh nghiệp liên quan đến năng suất thấp hơn

Trang 23

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế phi chính thức, nhưng luôn có sự khác nhau giữa định nghĩa của các nhà kinh tế học với định nghĩa của các nhà thống

kê cũng như của các nhà kinh tế lao động trong thống kê của ILO Các nghiên cứu của Dell'Anno (2007); Dell’Anno (2016); Hussmanns (2004); Quiros-Romero, Alexander, và Ribarsky (2021) đã cố gắng đưa ra một định nghĩa toàn diện về kinh tế phi chính thức, nhưng vẫn chưa đạt được sự thống nhất chung Nhìn chung, một định nghĩa chính xác có vẻ khá khó khăn, nếu không muốn nói là không thể vì nền kinh tế phi chính thức luôn phát triển theo 'quy luật nước chảy': nó điều chỉnh theo những thay đổi về thuế, theo các biện pháp trừng phạt của cơ quan thuế và theo đạo đức chung

Có nhiều nghiên cứu về khu vực kinh tế phi chính thức, với nhiều tranh luận về những gì cấu thành nên nền kinh tế phi chính thức và cách thức đo lường nền kinh tế phi chính thức ở cả góc độ học thuật và góc độ thống kê kinh tế vĩ mô Smith (1987) trong một nghiên cứu về nền kinh tế phi chính thức ở Mỹ định nghĩa nó là tất cả các hoạt động trốn tránh các tài khoản quốc gia vì cơ chế thống kê không phát hiện ra chúng Định nghĩa này khá giống với định nghĩa được Giles (1999) sử dụng để đo lường “nền kinh tế ẩn” Cũng có thể có sự thay đổi trong định nghĩa này, tùy thuộc vào các tham số được xem xét Tanzi (1983) loại trừ các hoạt động bất hợp pháp khi ước tính nền kinh

tế ngầm Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống phân loại nền kinh tế ngầm, Feige (2016) lưu ý rằng việc không tuân thủ và không thể quan sát được là những đặc điểm chung Feige phân biệt bốn nền kinh tế ngầm: nền kinh tế bất hợp pháp (dựa trên việc làm trái các quy tắc quản lý việc sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ bị cấm); nền kinh tế không báo cáo (lách luật tài chính bằng cách trốn thuế); nền kinh tế không được ghi nhận (dựa trên việc vi phạm các quy tắc và quy ước về kế toán thu nhập quốc dân); và nền kinh tế phi chính thức (lách các quy định của thị trường lao động về mức lương tối thiểu, điều kiện làm việc, an sinh xã hội, thất nghiệp và trợ cấp)

Các yếu tố cho định nghĩa về kinh tế phi chính thức bị ảnh hưởng bởi các động cơ chính sách và mục tiêu nghiên cứu Các định nghĩa dựa trên hành vi trốn và tránh đánh thuế nhằm đánh giá chi phí và lợi ích của tính phi chính thức (Heintz, 2012) và lý do tại sao một người hoặc doanh nghiệp có thể không nộp thuế (Kanbur & Keen, 2014) Tuy nhiên, các định nghĩa có thể xem xét một loạt các yếu tố nếu động lực là xác định các đơn vị bên ngoài nền kinh tế chính thức Cách tiếp cận này phù hợp với việc đưa ra các ước tính đầy đủ về hoạt động kinh tế Hoạt động không được ghi lại của các hộ gia đình

Trang 24

và doanh nghiệp phản ánh nỗ lực của các đơn vị này nhằm bổ sung thu nhập trong khi phải đối mặt với một loạt các quy định và trở ngại khác

Các tiêu chuẩn thống kê quốc tế không đưa ra định nghĩa về nền kinh tế chính thức

và phi chính thức, mặc dù có sự công nhận về các thủ tục chính thức và phi chính thức làm nền tảng cho hành động của các đơn vị kinh tế Các thủ tục chính thức được thiết lập bởi chính phủ để điều chỉnh và bảo vệ các hành động và chức năng của các đơn vị kinh tế Chúng bao gồm các luật tài chính và ngân hàng điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tài chính, các quy định về tài sản như luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các nghĩa

vụ tài chính điều chỉnh việc nộp thuế và đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội Luật lao động thiết lập các hướng dẫn và quy định về trả lương (chẳng hạn như thiết lập mức lương tối thiểu và các điều kiện làm thêm giờ), giờ làm việc và trợ cấp nghỉ phép Khái niệm phi chính thức có ba thành phần thống kê chính: (i) việc làm phi chính thức: việc làm và công việc; (ii) các tổ chức không chính thức; và (iii) hoạt động phi chính thức: sản xuất hàng hóa và dịch vụ Sản xuất phi chính thức có thể được xác định thêm dựa trên các đặc điểm của doanh nghiệp (ví dụ: liệu doanh nghiệp có được đăng

ký chính thức cho mục đích thuế hay không) hoặc dựa trên các đặc điểm của hoạt động (ví dụ: sản xuất hộ gia đình để sử dụng cuối cùng hoặc dịch vụ của nhân viên trong nước) Các thành phần thống kê này được liên kết nội tại và sẽ tạo thành cơ sở của khuôn khổ bao trùm của nền kinh tế phi chính thức

Tuy chưa có định nghĩa thống nhất về nền kinh tế phi chính thức, nhưng đã có nhiều nghiên cứu về khu vực kinh tế này Từ

Trang 25

Hình 2 có thể thấy, ở khu vực kém phát triển như vùng Sahara của Châu Phi và Châu Mỹ latinh là những khu vực có quy mô nền kinh tế phi chính thức cao, lên tới gần 45% ở giai đoạn 1991-1999 Mặc dù ở giai đoạn gần đây, 2010-2017, quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức giảm nhưng vẫn ở mức 20%-35% GDP

Trang 26

Hình 2 Quy mô khu vực kinh tế phi chính thức của các quốc gia ở các khu vực

khác nhau trên thế giới

Nguồn: Leandro Medina, Friedrich Schneider (2019)

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), lao động phi chính thức ở Việt Nam thường

có thu nhập thấp và không thường xuyên, thời gian làm việc dài và ít cơ hội phát triển

kỹ năng Vì họ không được công nhận, đăng ký hoặc quản lý, và do đó không được bảo

vệ bởi các thể chế thị trường lao động, những người làm công việc phi chính thức phải đối mặt với cái được gọi là “nghèo có việc làm” Kinh nghiệm cho thấy người lao động và gia đình của họ trong khu vực kinh tế phi chính thức thường bị thiệt hại vì họ không được bảo vệ bởi luật lao động Ví dụ, khi nói đến các yêu cầu về an toàn và sức khỏe liên quan đến điều kiện làm việc, họ không nhận được sự đảm bảo về phúc lợi xã hội Ngoài ra, tiếng nói của những người liên quan đến việc làm phi chính thức hiếm khi được thể hiện trong quá trình ra quyết định của tổ chức Các doanh nghiệp trong nền kinh tế chính thức phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ khu vực phi chính thức do giá hàng hóa và dịch vụ thấp hơn khi không phải đóng thuế hoặc đóng góp an sinh xã hội Giống như nhiều nền kinh tế mới nổi khác trên thế giới, khu vực phi chính thức ở Việt Nam, chiếm một phần lớn lực lượng lao động, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam

Mặc dù mang lại nguồn việc làm và cơ hội tạo thu nhập quan trọng cho nhiều người dân Việt Nam, đời sống của người lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt

Trang 27

Nam có đặc điểm là thu nhập thấp và điều kiện lao động bấp bênh, khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc bên ngoài Chính phủ đang cố gắng mở rộng sự bảo vệ đối với nhóm này bằng cách hoàn thiện khung pháp lý và xây dựng các chính sách để giải quyết những thách thức của nền kinh tế phi chính thức

Trang 28

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG KHU VỰC KINH TẾ CHƯA

ĐƯỢC QUAN SÁT

Khu vực kinh tế chưa được quán sát (NOE) rất khó đo lường Một ví dụ điển hình là người bán sản phẩm trên đường phố bán cùng loại rau trong siêu thị nhưng chỉ thanh toán tiền mặt và trả ít hoặc không có thuế Tuy nhiên, khu vực này làm tăng thêm giá trị đáng kể cho nền kinh tế Ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế chưa được quan sát ước tính chiếm khoảng 36% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Ở các nước phát triển

là khoảng 13% GDP (Schneider, 2005) Vậy làm thế nào để các nhà kinh tế đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát? Chương này trình bày một số phương pháp

đo lường quy mô của khu vực kinh tế chưa được quan sát được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về NOE

2.1 Phương pháp tiếp cận trực tiếp

Một cách rõ ràng để đo lường NOE là thực hiện các cuộc khảo sát nhà sản xuất và người tiêu dùng Phương pháp này cho phép thu thập một bức tranh chi tiết về khu vực kinh tế này Tuy nhiên, vì một phần đáng kể của các hoạt động này là bất hợp pháp, những người được phỏng vấn có thể không sẵn sàng tiết lộ sự tham gia của họ Các cuộc khảo sát được thực hiện cho thấy, nam giới tham gia vào NOE nhiều hơn phụ nữ, người trẻ nhiều hơn người già, người không có việc làm nhiều hơn người có việc làm và các lĩnh vực nổi bật nhất là xây dựng và các loại dịch vụ

Cách tiếp cận trực tiếp thứ hai dựa trên việc kiểm tra các tờ khai thuế được thực hiện bởi cơ quan quản lý thu thuế và an sinh xã hội Những người nộp thế được chọn một cách ngẫu nhiên để xem xét kỹ lưỡng Cách tiếp cận này cung cấp chi tiết thông tin

về những người trốn thuế nhiều nhất, đặc biệt là những người làm nghề tự do, những người có cơ hội trốn thuế tốt hơn Thu nhập từ vốn cũng dễ trốn tránh hơn so với thu nhập từ lao động Cách tiếp cận này cũng đã cho thấy không thể phát hiện tất cả các hành vi trốn thuế và chỉ giới hạn trong các hoạt động chịu thuế

Hai phương pháp trực tiếp (khảo sát và kiểm toán thuế) có nhược điểm là chỉ cho phép ước tính quy mô NOE mang tính thời điểm Hơn nữa, không chắc là chúng nắm bắt được tất cả các hoạt động trong NOE, vì vậy chúng có thể được coi là cung cấp các ước tính giới hạn dưới Các phương pháp này không cho phép ước tính về sự phát triển và tăng trưởng của NOE trong một khoảng thời gian dài Tuy nhiên, chúng có một lợi

Trang 29

thế đáng kể—chúng có thể cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của nền kinh tế ngầm và cơ cấu, thành phần của những người làm việc trong nền kinh tế ngầm

2.2 Phương pháp tiếp cận gián tiếp (Phương pháp đo lường sự khác biệt)

Khu vự kinh tế chưa được quan sát được phản ánh trong sự khác biệt xuất hiện ở các thị trường khác nhau Những người làm việc trong khu vực NOE có thể chi tiêu nhiều hơn thu nhập được ghi nhận chính thức của họ Sự khác biệt giữa hai điều này có thể được quan sát thấy ở cấp độ hộ gia đình riêng lẻ, cũng như trong các tài khoản quốc gia tổng hợp (SNA) Cách tiếp cận này có vấn đề, vì chênh lệch chi tiêu-thu nhập này

có thể là do lỗi đo lường (điều này thực sự thường xảy ra) hoặc do các lý do không liên quan đến khu vực NOE (ví dụ: sử dụng tín dụng hoặc giảm tài sản) Một số sự chênh lệch được sử dụng để đo lường quy mô của khu vực NOE như sau:

Sự khác biệt giữa tổng chi tiêu và tổng thu nhập

Về lý thuyết, tổng thu nhập và tổng chi tiêu của một quốc gia phải bằng nhau Tuy nhiên, các hoạt động tại khu vực NOE có thể thể hiện trong đo lường chi tiêu nhưng không phải trong đo lường thu nhập Điều này là do phía thu nhập được đo lường thông qua giá trị gia tăng của các doanh nghiệp đã đăng ký (khu vực kinh tế chính thức), trong khi về phía chi tiêu có một số tự báo cáo Do đó, sự khác biệt giữa tổng chi tiêu và tổng thu nhập là một chỉ số về quy mô của nền khu vực NOE

Sự khác biệt giữa lực lượng lao động chính thức và thực tế

Giả sử rằng tổng số lao động là không đổi, các yếu tố khác như nhau, thì bất kỳ sự giảm tham gia lực lượng lao động nào trong nền kinh tế chính thức có thể được coi là một chỉ số về sự gia tăng hoạt động trong khu vực NOE Vấn đề với phương pháp này

là những thay đổi trong việc tham gia lực lượng lao động có thể là do các nguyên nhân khác Ví dụ khi có suy thoái kinh tế, nhiều người đã rời khỏi lực lượng lao động Đó cũng có thể là trường hợp người dân làm việc trong cả khu vực kinh tế phi chính thức

và chính thức Vì vậy, đây không phải là một ước tính tốt cho khu vực NOE

Phương pháp tiếp cận giao dịch

Năm 1979, nhà kinh tế học Edgar Feige đã phát triển phương pháp này dựa trên lý

thuyết khối lượng tiền MV = PT, trong đó M là lượng cung tiền, V là vòng quay tiền, P

là mức giá và T là tổng giao dịch Giả định chính của phương pháp này là mối quan hệ

của khối lượng giao dịch và tổng sản phẩm quốc dân chính thức (GNP) là không đổi

Trang 30

theo thời gian Sử dụng giá trị của tổng giao dịch (PT) làm ước tính GNP danh nghĩa,

ông đã tính toán khu vực NOE là sự khác biệt giữa GNP danh nghĩa và GNP chính thức Một số vấn đề phát sinh với phương pháp này Ông giả định rằng tỷ lệ giao dịch trên GNP chính thức là không đổi theo thời gian, ngoài ra, việc có được ước tính chính xác về tổng số giao dịch là khá khó khăn

Phương pháp đầu vào lượng điện tiêu thụ

Phương pháp này giả định rằng tiêu thụ điện là chỉ số vật lý tốt nhất của cả hoạt động kinh tế chính thức và khu vực NOE Các nghiên cứu cho thấy rằng độ co giãn giữa điện/GDP thường gần bằng 1 Vì vậy, bằng cách sử dụng điện như một đại diện cho hoạt động kinh tế tổng thể và sau đó trừ đi các ước tính chính thức về GDP, chúng ta có được một chỉ số về hoạt động của khu vực NOE Sự khác biệt giữa tăng trưởng tiêu thụ điện

và GDP chính thức sau đó được quy cho sự tăng trưởng của khu vực NOE

Nhược điểm của cách tiếp cận này là không phải tất cả các hoạt động của khu vực NOE đều đòi hỏi một lượng điện đáng kể, hoặc, nếu có, các nguồn năng lượng khác như khí đốt, dầu và than có thể được sử dụng Ngoài ra, việc sử dụng điện ngày càng trở nên hiệu quả hơn ở cả hai loại hình kinh tế Cuối cùng, có thể có sự khác biệt về độ co giãn của điện/GDP giữa các quốc gia hoặc thay đổi theo thời gian

Phương pháp tiếp cận cầu tiền tệ

Phương pháp ban đầu được đề xuất bởi Cagan (1958) và sau đó được phát triển bởi Gutmann (1977) Cách tiếp cận này đã được Tanzi (1983) áp dụng cho nền kinh tế Hoa Kỳ và từ đó trở thành cơ sở lý thuyết cho nhiều nghiên cứu (Ferwerda, Deleanu, & Unger, 2010) Theo cách tiếp cận này, quy mô của khu vực NOE được đo lường theo hai giai đoạn Đầu tiên, phương trình tổng cầu về tiền (tiền mặt) được ước tính theo kinh

tế lượng bao gồm một tham số cụ thể liên quan đến việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch cảu khu vực NOE; trong giai đoạn thứ hai, giá trị của các giao dịch của khu vực NOE được tính bằng lý thuyết số lượng tiền tệ

Trong giai đoạn ước tính đầu tiên, giả định chính là tất cả các giao dịch trong khu vực NOE được thực hiện bằng tiền mặt để che giấu doanh thu và trốn thuế Tổng cầu về tiền mặt được ước tính bằng cách sử dụng các biến có thể được quy cho cả nền kinh tế chính thức (chẳng hạn như lãi suất tiền gửi) và khu vực NOE (chẳng hạn như gánh nặng thuế) Việc tính toán cầu tiền mặt phát sinh từ các giao dịch trong khu vực NOE dựa trên chênh lệch giữa cầu tiền mặt ước tính trong mô hình đầy đủ (bao gồm tất cả các biến liên quan đến cầu tiền mặt) và cầu tiền mặt ước tính dựa trên giả định rằng các hệ số của các biến liên quan đến khu vực NEO bằng không Trong nghiên cứu của Tanzi

Trang 31

(1983) về khu vực NOE ở Mỹ, biến phụ thuộc trong phương trình ước lượng cầu tiền mặt là tỷ lệ giữa tiền mặt và cung tiền trong nền kinh tế Theo phương pháp của Tanzi, tỷ lệ này phụ thuộc vào bốn biến xác định cầu về tiền mặt: tỷ lệ tiền lương được trả bằng tiền mặt; lãi suất tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi; thu nhập bình quân đầu người trong nước; và thuế suất bình quân đối với thu nhập lao động Theo giả định của ông, thuế suất trung bình đối với thu nhập lao động là yếu tố duy nhất thúc đẩy các giao dịch tiền mặt trong khu vực NOE Giả định này dựa trên nhận định rằng thuế suất cao hơn sẽ khuyến khích trốn thuế dẫn đến cầu tiền mặt tăng lên Sau đó, giả định là có một mối quan hệ tích cực giữa thuế suất (gánh nặng thuế) và quy mô của khu vực NOE

Trong giai đoạn thứ hai, tỷ lệ của NOE trong GDP được tính bằng cách chọn một năm cơ sở, theo giả định, đóng góp của khu vực NOE vào tổng GDP bằng 0 và tốc độ luân chuyển tiền được tính theo phương trình Fisher Với giả định rằng tốc độ lưu thông tiền tệ giống hệt nhau ở hai nền kinh tế — cả chính thức và không chính thức — quy

mô của khu vực NOE được tính bằng tích của tốc độ lưu chuyển tiền tệ và cầu tiền mặt

“dư thừa”, như được tính toán trong giai đoạn đầu tiên

Cách tiếp cận này, đã nhận được khá nhiều lời chỉ trích, chủ yếu là do các giả định làm cơ sở cho ước tính kinh tế lượng Schneider và Enste (2000) đã mô tả ba nhược điểm chính của cách tiếp cận này: giả định rằng tốc độ luân chuyển của tiền là như nhau trong nền kinh tế chính thức và trong khu vực NOE; xác định rằng thuế suất trung bình (gánh nặng thuế) là lời giải thích duy nhất cho sự tồn tại của NOE; và giả định rằng đóng góp của NOE vào GDP là không đáng kể trong năm cơ sở

2.3 Phương pháp nhiều chỉ số nhiều nguyên nhân

Khi phân tích và mô hình hóa một biến số cụ thể, có lẽ điều đầu tiên nghĩ đến là phân tích hồi quy Lợi thế của phân tích hồi quy là rất rõ ràng, tuy nhiên, việc phân tích hồi quy đòi hỏi phải biết trước giá trị của biến độc lập và biến phụ thuộc Do khu vực NOE không thể quan sát được, nên phân tích hồi quy là không phù hợp do không thể đo lường được quy mô của NOE trước khi tiến hành phân tích hồi quy

Phương pháp MIMIC phù hợp trong việc đo lường quy mô của NOE do phương pháp này đưa ra ước lượng về quy mô của NOE và phân tích mối quan hệ của nó với các biến khác Phương pháp nhiều chỉ số nhiều nguyên nhân sử dụng phương trình cấu trúc (SEM) để có thông tin về đối tượng nghiên cứu Phương pháp này được Jöreskog và Goldberger (1975) sử dụng lần đầu tiên và tiếp tục phát triển bởi Tedds và Giles (2002)

Ngày đăng: 07/11/2024, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w