1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân

25 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 213 KB

Nội dung

A – Lý do chọn đề tàiLịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp.Trongmỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hìnhthái kinh t

Trang 1

Tiểu luận sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân

Trang 2

Mục lục

Mục lục 2

A – Lý do chọn đề tài 3

B- Nội dung 4

I- Khái niệm về giai cấp công nhân 4

1 Quan niệm của Mác giai cấp công nhân 4

2 - Những biến đổi của giai cấp công nhân ngày nay so với thời kỳ của Mác 5

II – Những cơ sở khách quan để Mác khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử 10

1 – Nội dung sứ mệnh lịch sử 10

2 – Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 14

a.Về địa vị kinh tế xã hội: 14

b.Về đặc điểm chính trị, xã hội: 16

III – Những yếu tố chủ quan và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của GCCN 18

1 – Những yếu tổ chủ quan 18

2 - Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của GCCN 20

3 – Vì sao giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức không có sứ mệnh lịch sử 23

C –Kết luận 24

Tài liệu tham khảo 25

Trang 3

A – Lý do chọn đề tài

Lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp.Trongmỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hìnhthái kinh tế-xã hội khác cao hơn luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, đó

là giai cấp cách mạng, đóng vai trò là động lực chủ yếu, là lực lượng lãnh đạoquá trình chuyển biến đó.Giai cấp cách mạng này có sứ mệnh lịch sử là thủ tiêu

xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phù hợp với tiến trình phát triển khách quan củalịch sử Trong thời đại ngày nay đó là giai cấp công nhân Mác đã khẳng định

“Chỉ có giai cấp công nhân mới có Sứ Mệnh Lịch Sử” Giai cấp công nhân xoá

bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giaicấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột,nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chũ nghĩa văn minh.Từ vai trò tolớn đó của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân có ý nghĩa quan trong cả về lý luận lẫn thực tiễn.Trong giai đoạn hiệnnay, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra trên toàn thế giới, chủnghĩa xã hội đang ở trong thời kỳ thoái trào, có nhiều trào lưu, tư tưởng mới,cũng không có ít những điều đưa ra để “bàn lại” về sư mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân Thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biến động, tiêucực thì vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được đặt ratrở nên bưc thiết hơn bao giờ hết, cả trên hai phương diện lý luận và thực tiễn

Trang 4

B- Nội dung

I- Khái niệm về giai cấp công nhân

1 Quan niệm của Mác giai cấp công nhân

C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vôsản thực ra là gì và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộcphải làm gì về mặt lịch sử “ Để phân biệt rõ sự khác nhau giữa giai cấp côngnhân và giai cấp vô sản Khi trình bày “Lịch sử phát triển giai cấp vô sản” thìMác và Ăngghen đã loại dần những người vô sản nói chung ra, để cuối cùng chỉnói đến “những người vô sản đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp và trực tiếp

do công nghiệp sản sinh ra” Vì vậy, chúng ta chỉ chú ý trước tới những côngnhân công nghiệp Như vậy, không phải Mác nói vô sản chung chung, bất kỳ,

mà chỉ là “vô sản trong công nghiệp”, do nền đại công nghiệp sản sinh ra Theocách đặt vấn đề như trên thì giai cấp công nhân hiện đại chỉ bắt đầu sản sinh từcuộc cách mạng công nghiệp cơ khí - là công nhân đại công nghiệp Các ông rấtthận trọng khi nói vô sản công nghiệp, phân biệt rất rõ với loại vô sản lưu manh,các loại tầng lớp vô sản nông thôn và thị thành là những lực lượng khác nhau vềchất lượng Các ông đã viết: "còn tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêucực ấy của sự thối nát của những tầng lớp thấp nhất trong xã hội cũ, có thể đượccách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào; nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lạikhiến họ sẵn sàng bán mình cho phe phản động hơn” Để tìm hiểu bản chất giaicấp công nhân là gì, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xét trên 2 tiêu chí:

Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp côngnhân là lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tínhchất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao

Trang 5

Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là nhữngngười lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản

và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư

Trong hai tiêu chí này, C.Mác và Ph.Ăngghen nói tới tiêu chí một đó làcông nhân công xưởng, được coi là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân

hiện đại Hai ông cho rằng: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với

sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của nền đại công nghiệp”; “công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc cũng vậy công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền đại công nghiệp hiện đại”.

Với tiêu chí thứ hai, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đặc biệt nhấn mạnh vìchính điều này khiến cho người công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai

cấp tư sản: “giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai

cấp công nhân hiện đại- tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm ược việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản- cũng phát triển theo Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm

đ-ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ một món hàng nào khác, vì thế họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường” Tiêu chí này đã nói lên một trong những đặc trưng cơ

bản nhất của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản, do đó C.Mác vàPh.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản

2 - Những biến đổi của giai cấp công nhân ngày nay so với thời kỳ của Mác.

Từ sau sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, kẻthù của chủ nghĩa xã hội cố tìm mọi cách để phủ nhận học thuyết về sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân Chúng cho rằng chủ nghĩa xã hội đang “hội tụ”vào chủ nghĩa tư bản; rằng: chủ nghĩa tư bản đã thay đổi căn bản khác xa với

Trang 6

thời C.Mác còn sống; giai cấp công nhân đã có mức sống cao, có tư liệu sảnxuất, có cổ phần nên không bị bóc lột nữa Do sự tác động của khoa học côngnghệ, giai cấp công nhân ngày càng nhỏ bé vì số người sản xuất vật chất ngàymột ít Vì thế, họ cho rằng: giai cấp công nhân đang “hòa tan” vào chủ nghĩa tưbản và không còn là giai cấp trung tâm của xã hội; rằng: vai trò của công nhân đãthuộc về tầng lớp trí thức; trí thức hiện nay là chủ thể của xã hội, là lực lượng cơbản thúc đẩy lịch sử tiến lên Từ đó họ vội vàng đi đến kết luận: sứ mệnh lịch sử

xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân mà C.Mác và Ph.Ăng-ghen nêu ra trongTuyên ngôn là không còn giá trị nữa?

Để làm rõ điều này, ta vẫn dựa vào 2 tiêu chí đã nêu ở trên:

Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp côngnhân là lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tínhchất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao

Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là nhữngngười lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản

và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư

Lấy hai tiêu chí trên để phân biệt và xác định rằng giai cấp công nhânngày nay không hề bị biến mất mà trái lại ngày càng không ngừng phát triển về

số lượng Cụ thể theo tổ chức lao động quốc tế 1900, toàn thế giới có 80 triệucông nhân, đến 1990 có hơn 600 triệu, đến 1998 tăng đến 800 triệu.Đối với giai cấp công nhân hiện nay mặc dù cơ cấu ngành nghề ở các nuớc tưbản dịch vụ chiếm 50-70% sản xuất đã được tự động hoá với một trình rất cao,nhưng trong lao động kể cả trực tiếp hay gián tiếp người lao động điều phải sửdụng công cụ lao động của cộng nghiệp hiện đại và họ điều là những nguờikhông có tư liệu sản xuất Do đó xét về địa vị xã hội họ vẫn là người làm thuê.Nếu như trước kia người công nhân chỉ bán sức lao động cơ bắp là chủ yếu, thì

Trang 7

ngày nay họ còn bán luôn cả sức lao động trí óc và đôi khi bán chất xám lại làđiều chủ yếu.

Trong xã hội ngày nay một số công nhân cũng có tư liệu sản xuất, họ cũnglàm chủ, một số còn có cổ phần… có phải cuộc sống của công nhân được trunglưu hóa? Vậy họ có còn là công nhân không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta xét

Đối các nước XHCN sau khi giành được chính quyền họ trở thành giaicấp lãnh đạo, Tư liệu sản xuất là của chung Họ vẫn là giai cấp công nhân nhưngkhông còn là vô sản như trước nữa Như vậy về địa vị kinh tế xã hội của giai cấpcông nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa căn bản đã khác so với trước đây nhưngtrong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay thì còn có một

bộ phận công nhân làm thuê trong các doanh nghiệp tư nhân và họ vẫn là người

bị bóc lột

Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ văn minh công nghiệp sang vănminh trí tuệ dần dần làm thay đổi căn bản cơ cấu các ngành nghề kinh tế - kỹthuật, và từ đó, hình thành dần một giai cấp công nhân mới, rõ nhất là ở các nước

tư bản phát triển Cơ cấu GDP của các nước tư bản phát triển không còn như

Trang 8

trước đây, mà đã thay đổi hẳn theo hướng: ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngàycàng lớn, đến 60%, ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 30% - 40%, ngànhnông nghiệp chỉ chiếm 2% Về cơ cấu giai cấp công nhân, từ năm 1961 đến năm

1968, ở Anh, công nhân công nghiệp giảm 44%, ở Pháp giảm 30%, ở Thụy Sĩgiảm 24%, ở Cộng hòa liên bang Đức giảm 18%

Nói đến giai cấp công nhân trước đây, chúng ta thường nghĩ nhiều đếnnhững người lao động chân tay hơn là những người lao động trí óc; chủ yếu nóiđến công nhân "áo xanh", ít nói đến công nhân "áo vàng" (kỹ thuật viên); còncông nhân "áo trắng" hay "công nhân cổ cồn" (kỹ sư) thì cho rằng, họ thuộc tầnglớp công nhân quý tộc, gắn bó chặt chẽ với giai cấp tư sản và là cơ sở xã hội củachủ nghĩa cải lương trong phong trào công nhân Ngày nay, đã xuất hiện và pháttriển ngày càng nhiều lực lượng công nhân được trí thức hóa, những công nhân

"áo vàng" và công nhân "áo trắng", trong khi lực lượng công nhân "áo xanh"ngày càng giảm dần, như ở Mỹ, năm 2000 chỉ còn 10% ở một số nước, côngnhân có trình độ đại học chiếm đến 80%

Ngày nay, những thành tựu của cách mạng tin học - tin học hóa đã mởrộng ra phạm vi toàn cầu và dẫn đến sự ra đời của "internet hóa" Điều quantrọng là, những thành tựu của cách mạng tin học ngày càng xâm nhập sâu vàomọi hoạt động của đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất, kinh doanh, làm hìnhthành dần kinh tế tri thức Những thành tựu đó đánh dấu một giai đoạn mới củacách mạng tin học và bắt đầu mở ra kỷ nguyên thông tin Vai trò của khoa học -công nghệ, của lao động trí óc đối với phát triển kinh tế, xã hội ngày càng tăng;khoa học - công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đúngnhư tiên đoán của C.Mác

Ở nước ta, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, qua mấychục năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành chiến tranh giành

Trang 9

độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội trên cả nước,nền kinh tế căn bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, nhiều phần lạc hậu, cơ

sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội có được xây dựng bước đầu nhưngchưa được bao nhiêu Trong sự nghiệp đổi mới, sau khi thoát khỏi khủng hoảngkinh tế - xã hội, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức Theo chủ trương của Đảng, đến năm

2020, nước ta mới căn bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Xét về quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, nước ta còn đang trongcuộc cách mạng công nghiệp, có phần còn ở giai đoạn công nghiệp hóa cổ điển,nhưng cố gắng "đi tắt, đón đầu", tiến vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại vàtiếp cận kỷ nguyên thông tin, bước đầu xây dựng kinh tế tri thức Cơ cấu ngànhnghề kinh tế - kỹ thuật dần dần có sự chuyển đổi theo hướng: tăng dần dịch vụ

và công nghiệp, thu hẹp dần nông nghiệp Hiện nay, lao động nông nghiệp đónggóp khoảng 20% GDP cả nước; đến năm 2020, có thể giảm xuống còn 10%(đương nhiên, giá trị tuyệt đối vẫn tăng), có nghĩa là khi đó dịch vụ và côngnghiệp có thể lên tới 80% - 90% Những thành tựu của cách mạng tin học đangxâm nhập nhiều vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế, nhất là các lĩnh vực bưu chính -viễn thông, ngân hàng, hàng không, nông nghiệp, dịch vụ Công nghệ thông tinđang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng hằng năm vào loạicao nhất và đóng góp ngày càng nhiều vào GDP cả nước Từ đó, dần dần hìnhthành một cơ cấu đội ngũ lao động và công nhân mới ở nước ta

Tóm lại, có thể nói, những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về haitiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là

cơ sở phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặcbiệt là để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngàynay Từ hai tiêu chí trên ta có thể định nghĩa: “Giai cấp công nhân là một tậpđoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và

Trang 10

phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sảnxuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản tiêntiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vậtchất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá

độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”

II – Những cơ sở khách quan để Mác khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử.

1 – Nội dung sứ mệnh lịch sử

Lịch sử phát triển của thế giới chính là lịch sử phát triển của các hình tháikinh tế xã hội từ thấp đến cao Trong xã hội có giai cấp luôn có mâu thuẫn giữaLực lượng sản xuất phát triển đến trình độ xã hội hóa cao với Quan hệ sản xuất

cũ, lạc hậu; mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp lao động

C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân laođộng: là người sáng tạo chân chính ra lịch sử; là người có vai trò quyết định sángtạo công cụ sản xuất, giá trị thặng dư, chính trị xã hội Khi trong xã hội còn tồntại giai cấp bóc lột trong một phương thức sản xuất với điều kiện phương thứcsản xuất đó còn giữ vị trí tiên tiến, do đó phải đảm bảo quy luật lịch sử

Trong sự chuyển biến của hình thái kinh tế trong xã hội, luôn tồn tại mộtgiai cấp trung tâm, có nhiệm vụ phải thoả mãn các điều kiện như: là giai cấp đạidiện cho một phương thức sản xuất tiên tiến; là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập;giai cấp này phải tiến hành thuyết phục tập hợp và tổ chức quần chúng làm cáchmạng Và hai nhiệm vụ quan trọng là: tiến hành xoá bỏ chế độ xã hội cũ; xâydựng hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn

Khi nghiên cứu về các giai cấp, tầng lớp trong hình thái kinh tế xã hội chủnghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã rút ra các kết luận:

Một là: giai cấp tư sản trong chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra một lực lượngsản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn, với lực lượng sản xuất bằng tất cả các xã hội

Trang 11

trước để lại, tạo ra năng xuất lao động cao hơn nhiều Do đó giai cấp tư sản đãtừng đóng vai trò tích cực trong lịch sử là tạo năng suất lao động cao.

Hai là: khi lực lượng sản xuất đạt tới trình độ xã hội hoá cao, xuất hiệnmâu thuẫn về quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mà tập trung là sở hữu tư bảnchủ nghĩa, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi lực lượng sản xuấtphát triển, quan hệ sản xuất như cũ thì xuất hiện giai cấp mới để giải phóng quan

hệ sản xuất cũ, đó chính là giai cấp công nhân

Ba là: việc giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh để giải phóng giai cấp,điều đó không có nghĩa chỉ giải phóng giai cấp mà tập trung giải phóng xã hội vàgiải phóng con người vì giai cấp công nhân có lợi ích phù hợp với nhân dân laođộng, với dân tộc và với nhân loại

Từ những kết luận của C.Mác và Ph.Ăngghen và những khẳng định vềgiai cấp công nhân hiện đại là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, có khảnăng tổ chức và lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động tiến hành cuộc cải biếncách mạng, từ hình thái kinh tế xã hội tư bản sang hình thái kinh tế xã hội cộngsản chủ nghĩa, giải phóng nhân loại khỏi ách áp bức, bất công và mọi hình thứcbóc lột Hay nói cách khác, nội dung tổng quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân là: xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải

phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản văn minh.

Ph.Ăngghen viết:” Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy- đó là sứmệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại ” Còn Lênin đã chỉ rõ:” Điểm chủ yếutrong học thuyết của C.Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới củagiai cấp vô sản là người xây dựng xã hội chủ nghĩa”

Nội dung thực chất của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở đâychính là:

Trang 12

Trong lĩnh vực kinh tế: giai cấp công nhân tiến hành xoá bỏ chế độ tư hữu

tư nhân tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nâng caonăng suất lao động thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân Sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ rõ mục tiêu cuốicùng của giai cấp công nhân, thoả mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn: làm theonăng lực, hưởng theo nhu cầu Do đó nó cần phải được thực hiện một cách lâudài, gian khổ, trải qua từng bước cụ thể Xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tưliệu sản xuất; xây dựng chế độ công hữu là quá trình phù hợp nhưng phải dầndần từ từ

Tại sao phải xoá bỏ chế độ tư hữu? Sở dĩ như vậy vì đây là cơ sở của chế

độ người bóc lột người; biểu hiện cao nhất của chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệusản xuất là sở hữu tư bản chủ nghĩa do đó phải xoá bỏ chế độ tư hữu; sau khi xoá

bỏ chế độ tư hữu thì mới thiết lập chế độ công hữu tư liệu sản xuất, phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phù hợp với yêu cầu sản xuất; đâycũng là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại chế độ xã hội mới vì thế cũng rất cần phảixoá bỏ chế độ tư hữu này Chính C.Mác đã nói: ”những người cộng sản có thểtóm tắt lực lượng của mình bằng một công thức là xoá bỏ chế độ tư hữu”

Trong lĩnh vực chính trị: giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thốngtrị trong xã hội Đó là phải đập tan chính quyền tư sản; xây dựng chính quyềnnhà nước(nền chuyên chính vô sản): thực chất là để đảm bảo quyền lực chính trịthuộc về nhân dân, giữ vai trò quan trọng là công cụ xây dựng xã hội mới, làkiểu nhà nước: nhà nước nửa nhà nước và nhà nước tự tiêu vong

Trong lĩnh vực xã hội đó là: phải tiến hành xoá bỏ giai cấp bóc lột; phảitiến hành xoá bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ giữangười với người Ở đây xoá bỏ giai cấp bóc lột với tư cách là giai cấp chứ khôngxoá bỏ các cá nhân vì họ có thể là những cá nhân có ích trong xã hội mới

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w