"Đồ án sửa chữa ô tô" là một bài báo cáo hay luận án liên quan đến việc sửa chữa, bảo trì hoặc nâng cấp các thành phần của một chiếc ô tô. Thông thường, đây là một nhiệm vụ quan trọng dành cho các học viên chuyên ngành kỹ thuật ô tô, và có thể bao gồm cả các thợ sửa chữa ô tô thực hiện để cải tiến kiến thức và kỹ năng thực hành của mình. Trong đồ án sửa chữa ô tô, người thực hiện sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và thực hiện các quy trình kỹ thuật để khắc phục hoặc cải tiến các hệ thống trên xe ô tô. Đồ án có thể bao gồm nhiều phần như: Giới thiệu về đề tài: Mô tả mục tiêu và phạm vi của đồ án, lý do chọn đề tài và mục đích cụ thể cần đạt được. Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu và trình bày các kiến thức lý thuyết liên quan đến hệ thống hoặc bộ phận của ô tô cần được sửa chữa hoặc nâng cấp. Phân tích hiện trạng: Đánh giá tình trạng hiện tại của xe hoặc các bộ phận của xe, xác định các vấn đề cần giải quyết. Đề xuất giải pháp: Trình bày các giải pháp kỹ thuật để khắc phục hoặc cải tiến hệ thống, bao gồm cả các thiết kế mới hoặc các phương pháp sửa chữa tiên tiến. Thực hiện và thử nghiệm: Tiến hành sửa chữa hoặc nâng cấp theo các giải pháp đã đề xuất, sau đó kiểm tra và đánh giá kết quả. Đánh giá kết quả và kết luận: Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất cho các nghiên cứu hoặc ứng dụng tiếp theo. Tài liệu tham khảo và phụ lục: Cung cấp danh sách các tài liệu tham khảo và phụ lục liên quan, hỗ trợ cho việc nghiên cứu và thực hiện đồ án. Đồ án sửa chữa ô tô không chỉ giúp người thực hiện nâng cao kiến thức và kỹ năng mà còn đóng góp quan trọng vào việc phát triển các phương pháp sửa chữa hiệu quả và tiên tiến trong ngành công nghiệp ô tô.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ E13C TRÊN XE
Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại
Hình 1.1 Động cơ E13C trên Hino 700 series
Hệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là duy trì áp suất nhiên liệu ổn định, loại bỏ tạp chất, cặn bẩn trong nhiên liệu để làm sạch nhiên liệu trước khi vận chuyển tới buồng đốt và phun nhiên liệu vào buồng đốt với tỷ lệ chính xác cung cấp cho động cơ lượng không khí và nhiên liệu thích hợp theo yêu cầu và trạng thái làm việc của động cơ trong mọi trường hợp để động cơ hoạt động tốt ổn định và bền bỉ hơn
Hệ thống nhiên liệu cần đảm bảo độ bền và độ tin cậy cao để hoạt động liên tục mà không gặp sự cố Hiệu suất cung cấp nhiên liệu phải ổn định để động cơ hoạt động tốt Việc bảo dưỡng cần dễ dàng để người dùng có thể kiểm tra và sửa chữa khi cần thiết Hệ thống cũng phải tiết kiệm nhiên liệu nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành và đồng thời giảm thiểu lượng khí thải để bảo vệ môi trường.
1.1.3 Phân loại Động cơ E13C trên xe Hino 700 Series có nhiều phiên bản khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật. Dưới đây là một số loại động cơ E13C phổ biến:
E13C-TR: Đây là phiên bản động cơ diesel làm mát bằng chất lỏng, có công suất cực đại 450PS tại 1800 vòng/phút Động cơ này sử dụng hệ thống phun nhiên liệu điện tử kết hợp với turbo tăng áp và intercooler làm mát khí nạp, giúp động cơ hoạt động bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu.
E13C-TK: Phiên bản này cũng có công suất 450PS nhưng được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải Euro 5, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường.
E13C-TL: Động cơ này có công suất cao hơn, khoảng 480PS, và thường được sử dụng cho các dòng xe tải nặng yêu cầu sức kéo lớn.
Các động cơ E13C đều được thiết kế để cung cấp hiệu suất cao, độ bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với các yêu cầu vận tải chuyên nghiệp.
Hệ thống nhiên liệu trên động cơ E13C của Hino 700 Series được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu:
Hệ thống phun nhiên liệu điện tử (EFI): Đây là công nghệ phổ biến nhất, sử dụng kim phun điện tử để phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt Hệ thống này giúp tối ưu hóa quá trình cháy, từ đó nâng cao hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu.
Hệ thống phun nhiên liệu đa điểm (MPFI): Mỗi xi-lanh được trang bị một kim phun riêng, giúp cung cấp nhiên liệu đồng đều và chính xác cho từng xi-lanh. Công nghệ này cải thiện hiệu suất động cơ và giảm lượng khí thải.
Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp (GDI): Hệ thống này phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt dưới áp suất cao, giúp tăng hiệu suất động cơ và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, đồng thời cải thiện quá trình đốt cháy.
Tổng quan về xe Hino 700 series
Xe Hino 700 Series là dòng xe tải hạng nặng nổi bật của Hino Motors, Nhật Bản Dòng xe này được trang bị động cơ diesel mạnh mẽ, công suất từ 260 đến 400 mã lực, với thiết kế cabin hiện đại và rộng rãi Hino 700 Series nổi bật với độ bền cao, khả năng chịu tải lớn và tiết kiệm nhiên liệu Các tính năng an toàn như hệ thống phanh khí nén và công nghệ hỗ trợ lái giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
1.2.1 Bảng thông số kĩ thuật xe Hino 700 series
Model Đơn vị Thông số kĩ thuật Khối lượng kéo theo cho phép Kg 40,000
Kích thước xe mm 3,300 ÷ 1,350 ( Chiều dài cơ sở)
Chiều rộng ca bin mm 2,490 Động cơ
-Động cơ Diesel E13C-TR, làm mát bằng chất lỏng.
-Công suất cực đại: 420 PS tại
-Mô-men xoắn cực đại: 1.765 N.m tại 1.100~1.600 vòng/phút. -Dung tích xi lanh: 10,520 cc. Hộp số ZF 16S221, 16 số tiến và 2 số lùi
Phun điện tử kết hợp với Turbo tăng áp và intercooler làm mát khí nạp Giúp tăng hiệu suất động cơ
Tốc độ cực đại Km/h 131
1.2.2 Các trang thiết bị tiện nghi có trên xe Hino 700 series
Hình 1.3 Khung gầm sát xi trên xe Hino 700 series
Dầm sát xi được thiết kế với dộ dày 6-10mm theo tiêu chuẩn mới của HINO Nhật Bản Đảm bảo sự ổn định, an toàn và hiệu suất vận hành Nó chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của xe và hàng hóa, phân phối đều tải trọng để xe vận hành ổn định Khung gầm cũng là nền tảng để lắp đặt các bộ phận khác như động cơ, hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh, giúp các bộ phận hoạt động đồng bộ và hiệu quả., Nó hỗ trợ hệ thống treo, hấp thụ các chấn động từ mặt đường, mang lại sự êm ái khi lái xe và đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Hình 1.4 Hai ECU cho hai chế độ chạy
Ecu ở chế độ Power: Ecu này kích hoạt khi xe cần vận hành mạnh như khi xe nên dốc hoặc trở nặng Nó sẽ điều chỉnh động cơ để cung cấp công suất tối đa giúp cho xe vận hành một cách mượt mà khi leo dốc cũng như chạy đầy tải.
Ecu ở chế độ Run: ECU này hoạt động khi xe di chuyển trên đường bằng phẳng hoặc không cần công suất lớn Nó tối ưu hóa việc sử dụng nhiên liệu, giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm chi phí vận hành.
Hình 1.5 Cabin egis của xe
Thiết kế khí động học giúp Cabin EGIS giảm đến 4% sức cản gió nhờ thiết kế khí động học, giúp tiết kiệm nhiên liệu và cải thiện hiệu suất vận hành Độ an toàn cao do Cabin được trang bị các thanh gia cố bên cửa và dưới sàn, giúp hấp thụ lực và bảo vệ tài xế trong trường hợp xảy ra va chạm
Cabin được thế kế cao với nội thất rộng rãi Được trang bị 2 giường nằm phí sau giúp cho tài xế có thể nghỉ ngơi khi chạy đường dài hoặc nghỉ ngơi sau khi bốc dỡ hàng hóa.
Hình 1.6 Hệ thống xử lí khí thải BOSCH Được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của BOSCH, mang lại độ bền và hiệu suất vận hành tối ưu Mức tiêu hao chỉ ở mức 3% tiêu hao nhiên liệu (các hệ thống khác là 5%).
Đặc điểm kết cấu và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ E13C trên xe Hino 700 series
3 Ống dẫn nhiên liệu áp suất cao
6 Bộ giới hạn áp suất
8 Ống dẫn nhiên liệu áp suất thấp
9 Lọc nhiên liệu 10.Van hồi nhiên liệu
Nó bắt đầu với bơm nhiên liệu hút từ bình chứa và cung cấp nhiên liệu sạch qua bộ lọc để loại bỏ tạp chất Nhiên liệu sau đó được nén bởi bơm cao áp và phun vào buồng đốt qua các vòi phun điều khiển điện tử, cho phép điều chỉnh chính xác lượng nhiên liệu cần thiết Hệ thống hồi lưu đảm bảo áp suất ổn định và hiệu suất cao Với việc sử dụng các cảm biến và bộ điều khiển điện tử, hệ thống này không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của động cơ.
1.3.1 Đặc điểm kết cấu của hệ thống
4 Xilanh bơm cao áp số 1
6 Xi lanh bơm cao áp số 2
9 Cảm biến tốc độ bánh răng G
Bơm cao áp nhận nhiên liệu từ bơm cấp nhiên liệu thông qua các đường ống nhiên liệu, sau khi nhiên liệu đã được lọc qua bộ lọc nhiên liệu để loại bỏ tạp chất Sau đó, nhiên liệu đi vào buồng áp suất cao bị nén lại, tạo ra áp suất rất cao trong buồng nén Nhiên liệu được nén đến áp suất cao và sau đó được đi qua các ống cao áo vào dàn common rail sau đó được kim phun , phun vào buồng đốt dươi dạng tơi sương
2 Van giới hạn áp suất
Hệ thống đường ống chung (Common Rail) trong xe tải HINO 700 Series hoạt động bằng cách duy trì áp suất nhiên liệu cao, được phân phối đến từng kim phun Van giới hạn áp suất (Pressure Limiter) đảm bảo áp suất nhiên liệu không vượt quá giới hạn nhất định, bảo vệ hệ thống khỏi hư hỏng Van tiết lưu (FlowDamper) giúp giảm dao động trong dòng nhiên liệu, đảm bảo cung cấp ổn định cho kim phun Cảm biến áp suất (Pressure Sensor) theo dõi áp suất nhiên liệu trong đường ống chung và gửi dữ liệu đến bộ điều khiển động cơ (ECU) để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào.
Vòi phun điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý điều khiển của bộ điều khiển điện tử động cơ (ECU) Các cảm biến trên động cơ ghi nhận thông tin về tốc độ, nhiệt độ, và áp suất khí nạp ECU xử lý các tín hiệu này để xác định lượng nhiên liệu cần phun Sau đó, ECU gửi tín hiệu điện để mở hoặc đóng kim phun Khi kim phun mở, nhiên liệu được phun vào buồng đốt dưới dạng sương mịn.Quá trình này giúp nhiên liệu cháy hoàn toàn và hiệu quả hơn.Toàn bộ quá trình diễn ra liên tục và chính xác, đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và hiệu quả.
Khi dầu nhiên liệu được bơm qua bầu xả theo cả hai bên của bộ lọc dưới tác động của van một chiều sẽ chảy ra ở lõi giữa bầu lọc Phần tử này sẽ được lưu giữ bởi những mạt kim loại cặn bám phát sinh từ quá trình vận hành của động cơ ô tô Giúp cho nhiên liệu sạch hơn không gây hại cho động cơ giảm tiêu hao nhiên liệu do các mạt kim loại bụi bẩn gây ra
1.3.1.5 Các cảm biến liên quan
Hình 1.6 Cảm biến áp suất nhiên liệu
Cảm biến áp suất nhiên liệu: Giám sát áp suất trong hệ thống nhiên liệu và gửi thông tin đến ECU để điều chỉnh bơm nhiên liệu và kim phun.
Hình 1.7 Cảm biến áp suất nhiệt độ nhiên liệu
Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu: Đo nhiệt độ của nhiên liệu để đảm bảo quá trình phun nhiên liệu diễn ra ở nhiệt độ tối ưu.
Hình 1.8 Cảm biến lưu lượng nhiên liệu
Cảm biến lưu lượng nhiên liệu: Đo lượng nhiên liệu được cung cấp đến động cơ, giúp điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt.
Cảm biến oxy (Lambda): Đo lượng oxy trong khí thải để điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu và không khí, đảm bảo quá trình đốt cháy hiệu quả và giảm khí thải.
Hình 1.11 Cảm biến vị trí trục cam
Cảm biến vị trí trục cam: Xác định vị trí của trục cam để
Hình 1.12 Cảm biến vị trí trục khuỷu
Cảm biến vị trí trục khuỷu: Giúp xác định vị trí của trục khuỷu để điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu và đánh lửa chính xác.
Hình 1.13 Cảm biến vị trí bướm ga
Cảm biến vị trí bướm ga : Đo vị trí và độ mở của bàn đạp ga khi người lái nhấn vào, gửi tín hiệu về ECU để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào động cơ
Hình 1.14 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát : sử dụng để đo nhiệt độ làm mát của động cơ và gửi tín hiệu về ECU nhằm thực hiện một số hiệu chỉnh thời gian phun.
1.3.2 Nguyên lí làm việc của hệ thống
Hệ thống nhiên liệu sử dụng nhiều loại cảm biến để theo dõi các thông số như áp suất nhiên liệu, nhiệt độ, và lưu lượng khí nạp…, gửi tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm (ECU) để điều chỉnh hoạt động của bơm cao áp và kim phun, tối ưu hóa hiệu suất động cơ Bộ điều khiển trung tâm (ECU) nhận tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển hoạt động của bơm cao áp và kim phun để đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu.
Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp nhiên liệu hệ thống nhiên liệu động cơ E13C trên xe Hino 700 series
thống nhiên liệu động cơ E13C trên xe Hino 700 series
Chú thích sơ đồ mạch điện
1 Công tắc dừng động cơ
3 Kim phun nhiên liệu số 6
4 Kim phun nhiên liệu số 5
5 Kim phun nhiên liệu số 4
6 Kim phun nhiên liệu số 3
7 Kim phun nhiên liệu số 2
8 Kim phun nhiên liệu số 1
9 Van điều khiển bơm số 2
10 Van điều khiển bơm số 1
11 Cảm biến phụ tốc độ động cơ
12 Cảm biến chính tốc độ động cơ
13 Cảm biến nhiệt độ nước mát
14 Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu
15 Cảm biến áp suất ống phân phối
Hệ thống này bao gồm nhiều cảm biến quan trọng như cảm biến áp suất nhiên liệu, cảm biến nhiệt độ nhiên liệu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến lưu lượng không khí và cảm biến oxy Các cảm biến này phối hợp với nhau để đảm bảo việc phun nhiên liệu diễn ra chính xác và hiệu quả Cảm biến áp suất nhiên liệu đo áp suất trong ống phân phối và gửi tín hiệu đến bộ điều khiển điện tử (ECU) để điều chỉnh áp suất phun Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu đo nhiệt độ nhiên liệu, giúp ECU điều chỉnh lượng nhiên liệu phun Cảm biến vị trí trục cam và trục khuỷu xác định vị trí của các trục này, giúp đồng bộ hóa thời điểm phun nhiên liệu Cảm biến lưu lượng không khí đo lượng không khí đi vào động cơ, trong khi cảm biến oxy đo lượng oxy trong khí thải để điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu/không khí Tất cả các cảm biến này giúp hệ thống cung cấp nhiên liệu hoạt động hiệu quả, tối ưu hóa quá trình phun nhiên liệu giảm tiêu hao nhiên liệu và giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường.
XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, KIỂM TRA - SỬA CHỮA HỆ THỐNG CUNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ E13C TRÊN XE HINO 700 SERIES
Những hư hỏng thường gặp của hệ thống nhiên liệu động cơ
TT Hư hỏng Nguyên nhân Biện Pháp
1 Bơm cao áp bị hỏng
-Do sử dụng lâu ngày, do nhiên liệu bẩn nên các chi tiết bị hao mòn ảnh hưởng tới công suất làm việc của động cơ Hoặc cũng có thể do quá trình bảo dưỡng sai cách cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bơm.
-Thay mới bơm cao áp nếu bơm bị hỏng.
-Bảo dưỡng bơm đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2 Kim phun bị tắc hoặc hỏng
-Do cặn bẩn trong nhiên liệu làm tắc.
Sử dụng lâu ngày dẫn tới kim phun bị hỏng.
-Sục giửa kim phun nếu kim phun bị tắc
-Thay mới kim phun nếu kim phun bị hỏng
3 Ống phân phối không đủ áp suất
-Do cảm biến áp suất nhiên liệu bị hỏng nên nhiều nhiên liệu được trả về bình chứa nhiên nên áp suất thấp
-Thay mới ống phân phối nếu ống bị hỏng.-Thay mới cảm biến áp suất nếu cảm biến bị hoặc làm áp suất tăng cao gây hưởng đến quá trình phun. hỏng -Thay mới van giới hạn áp suất nếu van bị hỏng
4 Lọc nhiên liệu bị hỏng
-Bị nứt vỡ hay rách gioăng trong làm kín quá trình sử dụng Bị tắc nghen trong quá trình sử dụng.
-Thay lọc nhiên liệu mới.
5 Các cảm biến liên quan
-Do hoạt động trong môi trường khắc nghiệt với thời gian dài dẫn tới các cảm biến bị lão hóa dẫn đến hư hỏng Do điện áp cung cấp cho các cảm biến không ỏn định gây chập cháy các cảm biến.
-Thay thế các cảm biến bị hỏng.
-Điều chỉnh điện áp để không làm hỏng các cảm biến.
Quy trình chẩn đoán hệ thống nhiên liệu động cơ E13C trên xe
Quy trình kiểm tra và chẩn đoán hệ thống nhiên liệu động cơE13C trên xe HINO 700 Series bao gồm các bước kiểm tra trực quan các bộ phận, đo áp suất nhiên liệu, kiểm tra hoạt động của bơm nhiên liệu và bộ lọc, kiểm tra vòi phun để đảm bảo chúng phun đúng cách, cùng với việc kiểm tra cảm biến và bộ điều khiển điện tử (ECU)
Bước 1 : Đỗ xe trên bề mặt phẳng để xe ở chế độ không tải.
Bước 2 : Kết nối máy G-Scan 3 với cổng OBD-II của xe Hino 700 series
Bước 3 : Kiểm tra bảng taplo xem đèn check engine có bật sáng hay không.Nếu có thì sử dụng máy chẩn đoán kiểm tra vị trí hư hỏng để có thể sửa chữa kịp thời.
Bước 4 : Sử dụng máy chẩn đoán để có thể kiểm tra áp suất của hệ thống cung cấp nhiên liệu Nếu áp suất không đủ thì hãy kiểm tra vị trí báo lỗi. b Quy trình chẩn đoán hệ thống nhiên liệu động cơ E13C trên xe HINO 700 Seriesn bằng kiểm tra ngoại quan hệ thống
Bước 1 : Đỗ xe tại vị trí bằng phẳng, để xe ở chế độ không tải. Bước 2: Kiểm tra xem xe có hiện tượng rung giật , khó khởi động hay không thì hãy kiểm tra bơm cao áp , kim phun , các cảm biến.
Bước 3: Kiểm tra các đường ống có bị dò gỉ hay không , kiểm tra lọc dầu xem có bị bẩn hay không.
Bước 4: Dùng đồng hồ áp suất để kiểm tra xem áp suất nhiên liệu có đủ hay không Nếu không thì kiểm tra bơm cao áp , lọc dầu , ống phân phối , các đường ống vận chuyển nhiên liệu.
Sau khi phát hiện các dấu hiệu hỏng hóc qua chẩn đoán, ta cần xác định mức độ hư hỏng, ngừng hoạt động nếu vấn đề nghiêm trọng, tham khảo tài liệu sửa chữa, thực hiện thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận hư hỏng và kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi sửa chữa để đảm bảo vấn đề đã được khắc phục hoàn toàn Mỗi bước cần được thực hiện một cách chi tiết, theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống.
Quy trình kiểm tra – sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ E13C trên xe HINO 700 Series
cơ E13C trên xe HINO 700 Series
2.3.1.1 Quy trình tháo bơm cao áp
*Lưu ý : Chỉ bắt đầu tháo lắp hệ thống khi động cơ nguội Vì sau khi hoạt động nhiên liệu trong ống phân phối có nhiệt độ rất cao có thể gây bỏng.
Vặn khóa điện về vị trí khóa.
2 -Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ.
- Xả hết nhiên liệu trong bơm để tránh nguy hiểm
-Ngắt hết các đường ống kết nối với bơm cao áp.
- Xoay trục khủy ngược chiều kim đồng hồ nhìn từ phía bánh đà
- Khẩu vạch 1/6 ở chu vi ngoài của bánh đà với kim chỉ của vỏ bánh đà
-Khi xi lanh số 1 ở điểm chết trên cuối kì nén bề mặt của dụng cụ chuyên dụng và bề mặt của tấm ghép tiếp xúc khi chèn dụng cụ chuyên dụng vào lỗ hổng của tấm ghép.
- Sau khi chắc chắn rằng bề mặt của dụng cụ chuyên dụng và bề mặt của các mảnh ghép đã tiếp xúc , tiến hành rút bơm ra khỏi động cơ.
+ Sử dụng các dụng cụ tháo lắp chuyên dùng cho xe Hino.
-Tháo bu lông ở các vị trí A, B, C,
D Để có thể lấy bơm cao áp ra khỏi vị trí.
-Tháo bulong của tấm ghép
-Tháo bơm cung cấp cùng với tấm ghép nối ra khỏi hộp bánh răng thời gian.
-Tháo bánh răng truyền động bơm chuyển bằng dụng cụ phù hợp.
-Tháo 4 bulong và tháo tấm ghép.
*Lưu ý : sau khi tháo hãy che kín bơm và ống áp suất cao để tránh bụi bẩn xâm nhập.
-Khẩu. -Dụng cụ che kín bơm khi tháo ra.
2.3.1.2 Quy trình tháo ống phân phối c hiện cụ
-Tháo kết nối các ống dẫn nhiên liệu và cảm biến áp suất nhiên liệu
- Đậy kín các đường ống để ngăn bụi bẩn xâm nhập
*Lưu ý: Tránh để các vật lạ rơi vào buồng đốt Động cơ có thể gặp sự cố
-Cờ lê. -Dụng cụ để bịt kín 2 đầu đường ống
-Tháo các liên kết đầu nối.
- Tháo 4 bulong và ống phân phối
19mm để tháo van tiết lưu bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ
Khẩu19mm ra để ý ko làm rơi các bộ phận của ống phân phối
Tháo van giới hạn áp suất
19mm tháo bộ điều chỉnh áp suất bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ.
-Dùng nhíp tháo miếng đệm
Tránh làm xước bề mặt phớt
Tháo cảm biến áp suất
30mm xoay ngược chiều kim đồng hồ để tháo.
-Không tái sử dụng cảm biến áp suất đã qua sử dụng vì ren của cảm biến dễ bị hỏng
2.3.1.3 Quy trình tháo lắp vòi phun
-Ngắt kết nối các giắc cắm
- Tháo đường ống hồi nhiên liệu.
- Tháo ống nhiên liệu cao áp.
- Đậy kín các đường ống tránh bụi bẩn xâm nhập
-Cờ lê -Dụng cụ để bịt kín
Tháo vòi phun nhiên liệu.
-Tháo bu lông giữ kim phun.
-Sử dụng dụng cụ chuyên nghiệp để nhấc vòi phun ra ngoài
-Dụng cụ đặc biệt tháo kim phun. -Cờ lê
2.3.1.4 Quy trình tháo lọc nhiên liệu
Các bước thực hiện Hình ảnh Dụng cụ
-Dùng Vam tháo lọc nhiên liệu ra khỏi hệ thống.
*Lưu ý : Rút sạch nhiên liệu trước khi tháo.
2.3.2 Quy trình kiểm tra – sửa chữa
2.3.2.1 Quy trình kiểm tra – sửa chữa bơm cao áp
T Quy trình kiểm tra Quy trình sửa chữa
1 -Kiểm tra bơm cao áp: Dùng mắt kiểm tra sự mài mòn , rạn nứt hỏng hóc của các chi tiết
-Kiểm tra van điều khiển bơm và cảm biến phụ tốc độ động cơ
.Đo điện trở giữa các đầu cực để kiểm tra các giá trị tiêu chuẩn:
Cảm biến phụ tốc độ động cơ:
-Kiểm tra bơm tay , có còn hoạt động hay không.
-Kiểm tra độ kín khít của các
-Thay thế các chi tiết bị mài mòn và rạn nứt.
-Thay thế bơm tay nếu bơm tay hỏng.
- Nếu van điều khiển phun , cảm biến phụ tốc độ động cơ bị hỏng cần thay thế chúng phải được bảo trì bởi đại lý dịch vụ Denso. van: Bịt đầu ra của bơm cao áp.
Cho bơm tay hoạt động Nếu van nạp kín thì bơm tay hoạt động bình thường còn nếu hở thì nhiên liệu sẽ dò rỉ khi bơm tay dừng.
2.3.2.2 Quy trình kiểm tra-sửa chữa ống phân phối
Bướ c Quy trình kiểm tra Quy trình sửa chữa
Kiểm tra ngoại quan ống phân phối xem có bị móp méo biến dạng nứt vỡ không.
Thay thế ống phân phối nếu bị nứt vỡ.
Kiểm tra cảm biến áp suất
-Nếu đèn check engnie phát sáng dùng máy chẩn đoán để đọc các mã lỗi.
-Đo điện trở giữa các cực của cảm biến
Giá trị tiêu chuẩn là : 6,5-18,5k Ω tại 2 cực 2 và 3 0,5-3,0kΩ tại 2 cực 1 và 2
Thay thế cảm biến áp suất nếu máy chẩn đoán hiển thị các lôi :
-Ngắn mạch hoặc ngắt kết nối trong mạch cảm biến áp suất -Áp suất trong đường ống không thay đổi khi xe hoạt động
Thay thế cảm biến khi giá trị điện trở không đạt tiêu chuẩn.
3 Kiểm tra van giới hạn áp suất -Nếu khi động cơ hoạt suất Chặn đầu ống để nhiên liệu ko chảy ra.
-Lắp khớp nối vào van giới hạn áp suất, lắp ống nhựa vào khớp nối và đặt đầu ống còn lại vào bình nhiên liệu Sau đó khởi động động cơ. ra liên tục thì tiến hành thay mới van giới hạn áp suất
4 Kiểm tra van tiết lưu
-Kiểm tra piston có bị kẹt hay gãy ở trong thân van hay không.
-Kiểm tra bề mặt tiếp xúc của piston với đường vào của nhiên liệu.
-Kiểm tra xem van có bị tắc hay không
-Nếu piston bị kẹt, gãy trong thân van thì ta tiến hành thay mới.
-Nếu van có dấu hiệu bị mài mòn thì ta tiến hành thay mới.
-Nếu van bị tắc ta cần thông tắc , tiến hành thay mới nếu cần thiết.
2.3.2.3 Kiểm tra sửa chữa vòi phun
Quy trình kiểm tra Quy trình sửa chữa
-Kiểm tra điện trở giữa các cực của vòi phun 0,4-0,5Ω
-Kiểm tra điện trở giữa các cực với thân vòi phun 10M Ω
-Kiểm tra xem kim phun liệu có bị bám bẩn hay không.
-Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra áp suất vòi phun.
Kiểm tia phun nhiên liệu
Kiểm tra dò gỉ nhiên liệu
-Tiến hành thay mới vòi phun nếu các giá trị điện trở không đúng thông số
- Tiến hành thay mới nếu vòi phun không đúng áp suất phun theo quy định
- Thay mới nếu vòi phun có hiện tượng phun kém, dò gỉ nhiên nhiên -Dùng rẻ khô lau chùi kim phun khi kim phun bị bẩn.Không được dùng nước và các chất tẩy rửa để lau.
2.3.2.4 Kiểm tra sửa chữa lọc nhiên liệu
Quy trình kiểm tra Quy trình sửa chữa
-Kiểm tra ngoại quan của lọc nhiên liệu xem lọc có bị móp méo vỡ, rách gioăng làm kín hay không.
-Kiểm tra số Kilomet xe đã đi để có cơ sở thay thế lọc dầu
-Nếu lọc nhiên liệu bị móp méo rách gioăng làm kín thì ta tiến hành thay mới.
-Nếu xe đi được khoảng 15.000km thì ta tiến hành thay lọc nhiên liệu
2.3.3.1 Quy trình lắp bơm cao áp
Công việc thực hiện Hình ảnh Dụng cụ
-Xoay trục khuỷu ngược chiền kim đồng hồ để căn chỉnh vạch 1/6 ở chu vi ngoài của bánh đà với con trỏ của vỏ bánh đà.
-Đảm bảo rằng xi lanh số 1 đang ở điểm chết trên của kì nén.
-Lắp vòng chữ O vào bơm cung cấp và lắp tấm ghép.
-Lắp chốt và bánh răng dẫn động bơm chuyển vào trục bơm chuyển sau đó siết chặt ốc.
3 -Đưa dụng cụ chuyên dùng qua lỗ của khớp nối bánh răng chuyển động và cố định hướng của bánh răng truyền chuyển động
-Lắp vòng chữ O vào tấm khớp nối rồi sau đó lắp bơm chuyển.
-Tháo dụng cụ chuyên dùng sau đó lắp đặt các đường ống cấp nhiên liệu vào bơm cao áp.
-Sau khi lắp bơm ta cần reset lại
ECU để thiết lập lại giá trị của ECU
-Dụng cụ chuyên dùng.-Khẩu. bằng máy chẩn đoán để ECU có thể tìm hiểu hiệu suất của bơm sau khi thay thế.
2.3.3.2 Quy trình lắp ống phân phối
-Bôi mỡ sạch vào cảm biến áp suất.
-Sau đó siết chặt cảm biến áp suất nên ống phân phối
Thay vòng đệm mới vào van giới hạn áp suất sau đó siết chặt van lại.
-Thay thế nút chặn của van tiết lưu
- Lắp van tiết lưu cùng với piston và lò xo.
-Lắp ống phân phối nên động cơ và siết chặt ống.
-Kết nối lại với các đường ống cấp nhiên liệu
2.3.3.3 Quy trình lắp vòi phun
-Lắp đệm chữ O mới vào rãnh của kim phun sau đó lắp kim phun bằng kẹp kim phun.
-Dùng dầu động cơ vào vòng chữ
O để vòng chữ O ko bị kẹt
2 -Lắp đặt đường ống hồi nhiên liệu.
-Lắp đặt đường ống cấp nhiên liệu.
-Kiểm tre khe hở giữa các chi tiết
-Siết chặt bulong lắp kim phun.
-Siết chặt bulong của ống rò rỉ.
-Mã QR hiển thị các đặc điểm khác nhau của kim phun và mã
ID hiển thị các đặc điểm này dưới dạng số được khắc ở đầu kim phun.
-Khi thay thế cần ghi lại mã này nếu mã của kim phun mới lắp không được đăng kí chính
Máy chẩn đoán. xác thì động cơ hoạt động thiếu ổn định và có tiếng ồn
2.3.3.4 Quy trình lắp lọc nhiên liệu
-Sử dụng vam chuyên dụng để lắp lọc nhiên liệu.
-Sử dụng gioăng để làm kín lọc nhiên liệu
Dụng cụ chuyên dùng tháo lọc nhiên liệu
Bảng thông số kĩ thuật
T Các chi tiết Thông số tiêu chuẩn
-Van điều khiển phun : 2,9-3,5 Ω -Cảm biến phụ tốc độ động cơ: 4,5-5,5k Ω -Áp suất bơm 5-7Mpa
-Cảm biến áp suất -Giá trị tiêu chuẩn là : 6,5-18,5k Ω tại 2 cực 2 và 3 0,5-3,0k Ω tại 2 cực 1 và 2
-Áp suất trong ống 5-7Mpa
-Điện trở giữa các cực của vòi phun 0,4-0,5 Ω
-Điện trở giữa các cực với thân vòi phun 10MΩ
-Áp suất phun150Mpa đến 200Mpa
4 Lọc nhiên liệu Nhiên liệu sạch không có cặn bẩn hay tạp chất.