1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn gia công trên máy Điều khiển số

46 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gia công trên máy điều khiển số
Tác giả Phan Đình Sơn
Người hướng dẫn Phạm Hoàng Vương
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,97 MB

Cấu trúc

  • Phần 1 Giới Thiệu Chung Về Máy CNC (6)
    • 1. Giới thiệu về Máy CNC (6)
    • 2. Lịch sử phát triển của Máy CNC (6)
    • 3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Máy CNC (7)
      • 3.1. Cấu tạo cơ bản của Máy CNC (7)
      • 3.2. Nguyên lý hoạt động của Máy CNC (7)
    • 4. Các loại Máy CNC phổ biến (8)
    • 5. Ưu điểm và nhược điểm của Máy CNC (8)
      • 5.1. Ưu điểm (8)
      • 5.2. Nhược điểm (8)
    • 6. Ứng dụng của Máy CNC trong các ngành công nghiệp (9)
    • 7. Kết luận (9)
  • Phần 2 Dao và Đồ Gá trong CNC (10)
    • 1. Đôi nét về dao phay CNC (10)
      • 1.1. Giới thiệu và vai trò dao phay CNC (10)
      • 1.2. Vật liệu dao phay CNC (10)
    • 2. Phân loại dao theo nhu cầu sử dụng (11)
      • 2.1. Dao phay ngón (11)
      • 2.2. Dao phay gắn mảnh (12)
      • 2.3. Dao phay đĩa (13)
      • 2.4. Dao phay cầu hợp kim (14)
      • 2.5. Dao phay trụ (15)
      • 2.7. Dao phay định hình (17)
    • 3. Những lưu ý khi chọn dao phay khi gia công trên máy phay CNC (17)
      • 3.1. Chọn đúng vật liệu (17)
      • 3.2. Kích thước dao (17)
      • 3.3. Lớp phủ dao (18)
      • 3.4. Hình dạng lưỡi cắt trên dao phay (18)
    • 4. Những lưu ý khi sử dụng dao phay CNC (18)
    • 5. Tổng kết (19)
  • Phần 3: Phần mềm Cimco Edit (29)
    • 3.1 Cimco edit là gì? (29)
    • 3.2. Chi tiết về giao diện trong cimco edit (29)
      • 3.2.1.3. Kiểm tra lỗi (30)
      • 3.2.2.5. Quản lý tệp (32)
      • 3.2.2.6. Hỗ trợ đa ngôn ngữ (32)
      • 3.2.2.7. Tính năng báo cáo (32)
      • 3.2.3. Chi tiết về tính năng Backplot trong CIMCO Edit (32)
      • 3.2.5. Chi tiết về tính năng Transmission trong CIMCO (35)
  • Kết luận (30)
    • 3.2.6. Chi tiết về CNC Calc trong CIMCO (36)
    • 3.3. Các tính năng nổi trội của Cimco Edit (38)
    • 3.4. Lợi ích khi sử dụng phần mềm Cimco Edit (38)
      • 3.4.1. Chỉnh sửa nhanh hơn trên PC (38)
      • 3.4.3. Làm việc thông minh hơn (39)
      • 3.4.5. Chuyển đổi đến hoặc đi từ máy CNC (39)
      • 3.4.6. Khả năng mở rộng và tích hợp (39)
    • 3.5. Cách chạy mô phỏng chương trình trong Cimco Edit (39)
    • Bài 1 Phay Hình ông sao có 3 ngôi sao nhỏ dần ở các cánh theo tỷ lệ 0.5 0.3 0.1 (41)
    • Bài 2 Phay hình ông sao đối xứng theo tỷ lệ nhỏ dần 0.75 0.5 0.25 (44)
    • Bài 3 Tiện một trục sử dụng G72 (46)

Nội dung

 Máy cắt dây CNC EDM: Sử dụng dây kim loại mảnh để cắt các chi tiết kim loại với độ chính xác cao.. Dao phay CNC là một dao cụ gồm tổ hợp nhiều lưỡi cắt và làm việc cùng nhau với hiệu s

Giới Thiệu Chung Về Máy CNC

Giới thiệu về Máy CNC

CNC (Computer Numerical Control) là công nghệ sử dụng máy tính để điều khiển các công cụ gia công như máy phay, máy tiện, máy khoan và các thiết bị khác Máy CNC thực hiện các thao tác cắt gọt, tạo hình trên các vật liệu như kim loại, nhựa, gỗ và composite dựa trên các lệnh số học được lập trình sẵn Điều này giúp tăng độ chính xác và tự động hóa trong sản xuất, giảm thiểu sai sót do con người và nâng cao hiệu suất làm việc.

Lịch sử phát triển của Máy CNC

Máy CNC ra đời từ những năm 1950 với sự phát triển của công nghệ điều khiển số Ban đầu, các máy này sử dụng thẻ đục lỗ để nhập dữ liệu, sau đó chuyển sang sử dụng bộ vi xử lý và các phần mềm điều khiển Đến những năm 1980, công nghệ CNC đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như cơ khí chế tạo, ô tô, hàng không và điện tử.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Máy CNC

3.1 Cấu tạo cơ bản của Máy CNC

Máy CNC thường bao gồm các thành phần chính sau:

 Bộ điều khiển CNC: Đây là thành phần cốt lõi, sử dụng các lệnh số học để điều khiển các chuyển động của máy Bộ điều khiển có nhiệm vụ đọc và xử lý dữ liệu từ chương trình gia công (G-code) để điều khiển động cơ và các bộ phận khác.

 Động cơ và bộ dẫn động: Động cơ (thường là động cơ servo hoặc bước) kết hợp với hệ thống dẫn động để tạo ra chuyển động chính xác theo các trục X, Y, Z.

 Trục chính: Đây là bộ phận thực hiện quá trình cắt gọt, có thể quay với tốc độ cao để gia công vật liệu.

 Bàn máy: Nơi đặt phôi gia công Bàn máy có thể cố định hoặc di chuyển theo các trục tùy thuộc vào loại máy CNC.

 Các cảm biến: Giúp kiểm soát vị trí và tốc độ của các bộ phận máy, đảm bảo quá trình gia công diễn ra chính xác.

3.2 Nguyên lý hoạt động của Máy CNC

Quá trình hoạt động của máy CNC được thực hiện theo các bước sau:

1 Lập trình: Người dùng sử dụng phần mềm CAD/CAM để thiết kế và tạo chương trình gia công (G-code).

2 Chuyển giao dữ liệu: Chương trình G-code được nạp vào bộ điều khiển

3 Điều khiển và gia công: Bộ điều khiển CNC dịch các lệnh trong G-code thành các tín hiệu điều khiển để vận hành động cơ, trục chính và các bộ

4 Hoàn thiện sản phẩm: Sau khi gia công xong, sản phẩm được kiểm tra chất lượng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

Các loại Máy CNC phổ biến

Hiện nay, có nhiều loại máy CNC khác nhau, phục vụ các mục đích gia công đa dạng:

 Máy phay CNC: Dùng để cắt gọt bề mặt, tạo hình các chi tiết phức tạp.

 Máy tiện CNC: Thực hiện gia công các chi tiết trụ tròn, trục.

 Máy cắt dây CNC (EDM): Sử dụng dây kim loại mảnh để cắt các chi tiết kim loại với độ chính xác cao.

 Máy khoan CNC: Dùng để khoan các lỗ trên chi tiết.

 Máy CNC đa trục: Có thể hoạt động trên nhiều trục đồng thời, gia công các chi tiết phức tạp trong một lần thao tác.

Ưu điểm và nhược điểm của Máy CNC

 Độ chính xác cao: Máy CNC có thể gia công với độ chính xác cao và lặp lại nhiều lần mà không bị sai lệch.

 Tự động hóa: Giảm thiểu sự can thiệp của con người, nâng cao hiệu suất và tiết kiệm thời gian.

 Linh hoạt trong sản xuất: Dễ dàng thay đổi chương trình để sản xuất các sản phẩm khác nhau.

 An toàn lao động: Giảm nguy cơ tai nạn do ít cần sự can thiệp trực tiếp của con người.

 Chi phí đầu tư cao: Máy CNC và phần mềm điều khiển có giá thành cao, yêu cầu đầu tư lớn ban đầu.

 Yêu cầu trình độ kỹ thuật: Đòi hỏi người vận hành có kỹ năng lập trình và kiến thức về gia công CNC.

 Chi phí bảo trì và sửa chữa: Các thành phần của máy CNC, như động cơ và bộ điều khiển, cần được bảo trì định kỳ.

Ứng dụng của Máy CNC trong các ngành công nghiệp

 Ngành cơ khí chế tạo: Gia công các chi tiết máy móc, khuôn mẫu với độ chính xác cao.

 Ngành ô tô: Sản xuất các bộ phận như động cơ, hệ thống treo và các chi tiết khác.

 Ngành hàng không: Gia công các chi tiết kim loại nhẹ và chịu lực tốt như cánh máy bay, động cơ.

 Ngành điện tử: Sản xuất các linh kiện nhỏ, chi tiết phức tạp trong các thiết bị điện tử.

 Ngành nội thất: Tạo ra các sản phẩm gỗ có thiết kế phức tạp như bàn, ghế, tủ.

Kết luận

giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất mà còn giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa quy trình sản xuất Tuy nhiên, cần chú ý đến việc đào tạo nhân lực và bảo trì máy để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.

Dao và Đồ Gá trong CNC

Đôi nét về dao phay CNC

1.1 Giới thiệu và vai trò dao phay CNC

Dao phay CNC là một trong những dụng cụ cắt gọt kim loại được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay được sử dụng để loại bỏ vật liệu khỏi một phôi.

Dao phay CNC là một dao cụ gồm tổ hợp nhiều lưỡi cắt và làm việc cùng nhau với hiệu suất cao cho bề mặt chi tiết gia công hoàn hảo, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nhất trong ngành gia công cơ khí Tùy vào nhu cầu gia công của từng doanh nghiệp mà các máy phay CNC sẽ được tích hợp các loại dao phay CNC khác nhau Các loại dao phay thường rất đa dạng và được làm từ nhiều vật liệu khác nhau.

1.2 Vật liệu dao phay CNC

Ngày nay, trên máy phay CNC, người ta sử dụng phần lớn là dao phay với các lưỡi cắt được làm bằng hợp kim cứng Một số vật liệu dùng để chế tạo dao phay là:

Thép cacbon có tính công nghệ tốt, dễ mài sắt, dễ cắt gọt, dễ dè dặt, dễ đạt độ bóng cao Nhưng chúng cũng rất dễ bị nứt, cong vênh và chịu mài mòn kém Nên dùng để chế tạo dụng cụ thông thường như ren, taro, hàn, dao phay đơn giản,…

 Thép hợp kim dụng cụ

Thép hợp kim dụng cụ chịu va đập tốt, có độ bền cơ học cao và đặc biệt là có thể làm việc ở nhiệt độ 300 ÷ 400 độ C Chúng chuyên dùng trong các quá trình gia công chế tạo các loại dụng cụ thông thường như dao phay đơn giản, dụng cụ đo, ren taro, khuôn,…

Thép gió có thành phần từ hợp kim cao và cacbon với lượng vonfram nhiều Thép gió sau nhiệt luyện thì khả năng chịu mòn của chúng rất tốt Thép gió thường được sử dụng cho các hoạt động có tốc độ gia công thấp như phay định hình, khoan xoắn, phay và tiện các chi tiết có vật liệu mềm như: nhôm, các kim loại mềm khác,…

Hợp kim cứng có khả năng chịu được nhiệt độ khoảng 1000 độ C và có độ cứng rất cao Các loại hợp kim cứng thường dùng là TH, BK, TTK, hoặc M10, M20, K01, K10, P01, P10, P20,… Chúng được ứng dụng rộng rãi trong phay CNC nhờ có độ bền mài mòn và độ cứng cao.

Phân loại dao theo nhu cầu sử dụng

Mỗi loại dao phay CNC đều có công dụng, kích thước và tính chất khác nhau phù hợp với từng nhu cầu gia công.

Dao phay ngón là loại dao có lưỡi cắt chính nằm ở mặt trụ của dao và song song với bề mặt gia công Loại dao này tạo bề mặt chi tiết mịn bóng dùng để gia công tinh và làm mịn các rãnh, các viền xung quanh phôi Chúng được áp dụng cho công việc gia công các loại thép dẻo, thép gang, thép hợp kim, inox nhiều loại,

… Được sử dụng trong các ứng dụng phay như phay rãnh, phay mặt và phay lỗ với hiệu suất cực cao.

Dao phay gắn mảnh là loại dao phay CNC có lưỡi nằm ở mặt đầu và trục dao vuông góc với bề mặt gia công Chúng được sử dụng trong gia công thô, gia công tinh những bề mặt chi tiết, gia công mặt phẳng tạo độ bóng mịn cho các chi tiết Tốc độ của dao phay CNC gắn mảnh vô cùng nhanh Chúng giúp người dùng tăng năng suất công việc nhưng vẫn đảm bảo tối ưu thời gian gia công.

Dao phay đĩa được sử dụng để gia công mặt phẳng, rãnh và bậc, có bề rộng từ 3/16 đến 1 inch Các dao phay này đều có kết cấu ghép mảnh răng dao Dao phay đĩa được sử dụng chủ yếu để phay rãnh, cho năng suất và độ cứng vững hơn so với dao phay ngón Dao phay đĩa không phù hợp gia công cho các rãnh hẹp và sâu Dao phay đĩa được phân ra thành 5 loại: dao phay cắt đứt kim loại thẳng, dao phay góc, dao phay định hình, dao cắt hợp kim răng chắp và dao phay bánh răng.

2.4 Dao phay cầu hợp kim

Dao phay cầu hợp kim được ứng dụng nhiều trong các nhà máy chuyên gia công thô, gia công bề mặt, gia công tinh khuôn dập và khuôn nhựa,… Dao phay cầu hợp kim đảm bảo độ bền, độ tin cậy và độ sắc nét nhất định Chúng có thể gia công hầu hết tất cả các loại vật liệu Loại dao phay CNC này pPhù hợp cho gia công phay thép cacbon, kim loại hợp kim sắt, thép hợp kim gang,… Hoặc các loại thép, dụng cụ có độ cứng đến 60 HRC cũng sử dụng được loại dao này.

Dao phay cầu hợp kim

Dao phay trụ thường sử dụng trong gia công các mặt phẳng Các răng của loại dao phay CNC này được xếp đặt theo đường ren có góc nghiêng của rãnh xoắn Chúng được chế tạo với răng lớn và răng bé, với răng chắp từng chiếc và răng chắp từng nhóm, làm bằng hợp kim cứng và thép gió.

2.6 Dao phay mặt đầu Đây là loại dao phay có lưỡi cắt được bố trí trên mặt đầu của dao để gia công thô (phay phá) và gia công mặt phẳng Dao phay mặt đầu có thể là răng chắp hay răng liền được lắp trên trục chính hoặc lắp vào khớp nối đặc biệt Dao phay CNC mặt đầu có góc 45º và cũng là loại được sử dụng nhiều nhất.

Dao phay định hình được sử dụng rộng rãi trong việc gia công những chi tiết nhỏ Các răng của dao phay CNC định hình giống nhau về biên dạng Trong quá trình cắt gọt, mỗi răng sẽ tham gia vào từng bề mặt cắt, tiếp xúc trên toàn bộ chiều dài của lưỡi cắt, trên từng răng và lực cắt sẽ nhỏ hơn qua cơ cấu khóa cam.

Những lưu ý khi chọn dao phay khi gia công trên máy phay CNC

Chọn một loại dao phay CNC phù hợp với nhu cầu không phải là một công việc đơn giản Việc chọn đúng dao phay là một phần rất quan trọng trong gia công chính xác, cần phải xem xét, tính toán thật kỹ lưỡng khi chọn mua Để lựa chọn một dao phay CNC phù hợp nhất với nhu cầu và đạt hiệu quả như mong muốn, tối ưu chi phí sản xuất thì 3D Smart Solutions xin chia sẻ những lưu ý sau đây:

Hai nguyên liệu chính thường dùng chế tạo các dao phay là hợp kim thép coban, mà hầu hết mọi người gọi là HSS hoặc thép tốc độ cao và cacbua Các vật liệu mềm thì chọn HSS để gia công là điều tuyệt vời Những đối với các vật liệu khó mài mòn hơn như titan thì nên được phay bằng cacbua HSS sẽ làm mài mòn nhanh hơn so với cacbua nhưng nó rẻ hơn đáng kể Cacbua cứng rắn hơn và cũng có thể chạy nhanh hơn HSS từ 2 đến 2,5 lần, giúp tăng sản xuất và tối ưu thời gian thay đổi.

Việc lựa chọn độ dài dao phay CNC cũng rất quan trọng vì chọn chiều dao của dao phay là chiều sâu cắt rãnh Tùy theo độ sâu cần thiết mà doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn kích thước sao cho phù hợp Nhưng hoàn hảo nhất là chọn loại dao có kích thước càng ngắn càng tốt với đường kính lớn nhất có thể Chọn dao

Vai trò của lớp phủ dao có tác dụng giảm ma sát và cải thiện độ cứng của cạnh cắt Để chọn lớp phủ đúng cách thì bạn cần cân nhắc xem phải cắt giảm những gì Nếu vật liệu có độ dẫn nhiệt khá thấp như titan thì bạn sẽ cần một dụng cụ được phủ để giảm ma sát khi gia công.

3.4 Hình dạng lưỡi cắt trên dao phay

Có ba loại cơ bản của lưỡi cắt dao phay là: thẳng, xoắn ốc lên và xoắn ốc xuống. Xoắn ốc kiểu lên kéo phôi ra hiệu quả hơn Còn xoắn ốc xuống có xu hướng nhấn các phôi chống lại bảng có thể làm cho chúng ổn định hơn, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến đẩy chip (phoi) Các dao phay lưỡi thẳng thì không nhấn lên hoặc xuống và tháo chip ra Nếu doanh nghiệp bạn đang cắt bất kỳ loại kim loại nào thì lựa chọn một xoắn ốc trở lên là tốt nhất.

Những lưu ý khi sử dụng dao phay CNC

Để việc gia công hiệu quả thì điều cần lưu ý đầu tiên chính là chọn chế độ cắt Chế độ cắt là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc gia công có được chính xác và đạt năng suất hay không.

Việc chọn đúng kết cấu dao và phương pháp mài cắt, các thông số hình học, độ ghé của dao khi thao tác,… là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp gia công cơ khí theo yêu cầu có được những sản phẩm đúng theo yêu cầu.

Chọn chế độ cắt cũng cần người có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật để vận hành máy đúng cách Đó là quá trình sử dụng chế độ cắt trên bản vẽ Lúc này, các thợ gia công cơ khí thường phải diễn tả thật chi tiết và đầy đủ các thông tin về độ bóng bề mặt, hình dáng, kích thước, đặc trưng vật liệu sản phẩm (sắt, sứ, gốm, thép, inox…) cũng như trạng thái lớp bề mặt phôi, trạng thái cơ tính,… để tiến hành gia công cơ khí chuẩn xác và đạt yêu cầu.

Tổng kết

Dao phay CNC đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp, đặc biệt là trong quá trình chế tạo cơ khí Vì dụng cụ này có đa dạng các loại dao tiện khác nhau nên được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực đời sống, sản xuất Nhưng để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi gia công thì ngoài dao phay CNC, việc chọn dòng máy CNC phù hợp với từng loại ngành nghề đang kinh doanh là điều đáng lưu tâm Trên thị trường hiện nay có một số dòng máy CNC có thể gia công nhiều loại vật liệu khác nhau, giúp việc gia công được đẩy nhanh tiến độ và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị cung cấp máy CNC chất lượng thì là địa điểm đáng tin cậy được nhiều doanh nghiệp lựa chọn Chúng tôi là đơn vị cung cấp giải pháp 3D toàn diện và ứng dụng trong mọi lĩnh vực như công nghiệp cơ khí, ô tô, y tế,… Các thiết bị tại 3DS đều được nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu chất lượng và uy tín trên thế giới như Modela, monoFab,

6.Đồ Gá CNC Là Gì? Đồ gá CNC, hay còn được gọi là đồ gá gia công CNC, là một công cụ dùng để định vị chính xác vị trí của phôi so với dụng cụ cắt và giữ cố định phôi trong suốt quá trình hoạt động của máy tiện CNC Các loại đồ gá trên máy tiện CNC đảm bảo chi tiết được gia công chính xác, đúng với yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

Các loại đồ gá trên máy tiện CNC

Việc hiểu rõ các loại đồ gá trên máy tiện CNC giúp doanh nghiệp vận hành máy tiện CNC chính xác, nâng cao hiệu suất của quá trình gia công sản xuất từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Công dụng của đồ gá trên máy tiện CNC là:

 Định vị phôi: Đồ gá giúp định vị phôi chính xác trong quá trình gia công tiện CNC, đảm bảo các đường cắt và kích thước sản phẩm đúng với thiết kế.

 Kẹp chặt phôi: Đồ gá sử dụng các cơ cấu kẹp như mâm cặp, ê tô, đầu kẹp mũi tâm, hoặc các loại kẹp chuyên dụng khác để giữ chặt phôi, ngăn chặn phôi xê dịch hoặc rung lắc trong quá trình gia công.

7.Phân loại đồ gá dùng cho máy tiện CNC Đồ gá trên máy tiện CNC được phân loại theo chức năng và tính ứng dụng như sau: Đồ gá định vị

 Chức năng: Đảm bảo vị trí chính xác của phôi so với dụng cụ cắt, giúp phôi không bị xê dịch trong quá trình gia công.

 Đặc điểm: Thường có các bề mặt tiếp xúc với phôi được gia công chính xác, các chốt định vị, rãnh dẫn hướng, hoặc các cơ cấu định vị khác.

 Ví dụ: Đầu kẹp mũi tâm, ê tô định vị, đồ gá chữ V, đồ gá dạng chốt,… Đồ gá kẹp chặt

 Chức năng: Giữ chặt phôi sau khi đã được định vị, đảm bảo phôi không bị văng ra hoặc rung lắc trong quá trình gia công.

 Đặc điểm: Sử dụng các cơ cấu kẹp như mâm cặp, ê tô, kẹp thủy lực, kẹp khí nén, hoặc các loại kẹp chuyên dụng khác.

 Ví dụ: Mâm cặp 3 chấu, mâm cặp 4 chấu, ê tô kẹp nhanh, đồ gá kẹp thủy lực,… Đồ gá vạn năng

 Chức năng: Có thể sử dụng để gá đặt nhiều loại phôi khác nhau với hình dạng và kích thước khác nhau.

 Đặc điểm: Thường có cấu tạo linh hoạt, có thể điều chỉnh được các thông số như khoảng cách, góc nghiêng, chiều cao,…

 Ví dụ: Ê tô vạn năng, bàn gá xoay, đầu phân độ,… Đồ gá chuyên dụng

 Chức năng: Được thiết kế riêng cho một loại phôi hoặc một nhóm phôi có hình dạng và kích thước tương tự.

 Đặc điểm: Có cấu tạo đặc biệt, phù hợp với yêu cầu gia công cụ thể của từng loại phôi, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả gia công cao nhất.

Ví dụ: Đồ gá gia công bánh răng, đồ gá gia công trục khuỷu, đồ gá gia

8.Cấu Tạo Của Các Loại Đồ Gá Trên Máy Tiện CNC

Cấu tạo của các loại đồ gá trên máy tiện CNC

Cấu tạo của các loại đồ gá trên máy tiện CNC bao gồm:

 Thân và đế của đồ gá

 Các cơ cấu truyền lực

 Các cơ cấu chuyển hướng, so dao

 Các cơ cấu quay và phân độ

 Cơ cấu định vị và kẹp chặt đồ gá vào máy tiện CNC

9.Ưu Điểm Của Đồ Gá Trong Gia Công Cơ Khí

Với tính năng định vị chính xác vị trí của phôi và giữ cố định phôi trong quá trình gia công máy CNC, những ưu điểm nổi bật của các loại đồ gá trên máy tiện CNC mang lại là:

 Tăng năng suất cho quá trình gia công cơ khí, đẩy nhanh tốc độ và thời gian gia công tiện CNC chi tiết nhỏ

 Khả năng sản xuất hàng loạt, các chi tiết tạo ra có độ chính xác và chất lượng cao

 Giảm chi phí sản xuất và nhân lực

10.Các Loại Đồ Gá Trên Máy Tiện CNC

Tổng hợp các loại đồ gá trên máy tiện CNC

Máy tiện CNC được ứng dụng rộng rãi với khả năng gia công tiện nhiều loại chi tiết khác nhau, chính vì vậy các loại đồ gá trên máy tiện CNC cũng rất đa dạng Dưới đây là tổng hợp 13 loại đồ gá trên máy tiện CNC:

Xem thêm: Công dụng của máy tiện CNC trong ngành công nghiệp cơ khí

Trục gá cứng hình trụ

Trục gá cứng hình trụ được ứng dụng để giai công các chi tiết có lỗ ren trong và mặt đầu cho 1 lần gá Trục gá cứng hình trụ là một loại dụng cụ hiệu quả để gia cụng đường kớnh ỉ350 của cỏnh bơm Loại trục gỏ này giỳp đảm bảo độ chi tiết gia công chính xác cao, và đạt năng suất cao khi gia công hàng loạt.

Chi tiết gia công sẽ được đặt lên trục gá và được kẹp chặt bằng các đai ốc Sau đó, cả trục gá và chi tiết gia công sẽ được gá lên 2 mũi tâm máy tiện CNC và tiến hành gia công.

Trục gá đàn hồi là một trong các loại đồ gá trên máy tiện CNC có khả năng đàn hồi, giúp kẹp chặt chi tiết gia công một cách linh hoạt.

Chi tiết được đặt lên trục gá đàn hồi, mặt trụ bên trong của chi tiết sẽ tiếp xúc với mặt trụ trong của trục gá, mặt gờ của chi tiết sẽ tiếp xúc với mặt gờ của thân trục gá Sau đó, chi tiết sẽ được kẹp chặt bằng đai ốc và không thể di chuyển trong quá trình gia công. Ống kẹp đàn hồi

Phần mềm Cimco Edit

Cimco edit là gì?

CIMCO Edit là một phần mềm mạnh mẽ và chuyên dụng cho việc lập trình và chỉnh sửa mã G cho máy CNC (Computer Numerical Control) Được thiết kế với nhiều tính năng linh hoạt, phần mềm này hỗ trợ các kỹ sư và nhà lập trình trong việc tạo ra các chương trình gia công chính xác và hiệu quả.

Chi tiết về giao diện trong cimco edit

Trình chỉnh sửa mã G: Giao diện cho phép người dùng nhập và chỉnh sửa mã G dễ dàng Các lệnh được hiển thị với định dạng dễ đọc, giúp người dùng nhanh chóng nhận diện và thực hiện các thay đổi.

Màu sắc và định dạng: Mã G được phân biệt bằng màu sắc và định dạng khác nhau cho các loại lệnh (ví dụ: lệnh di chuyển, lệnh tốc độ, v.v.), giúp tăng tính trực quan.

3.2.1.2.Tính năng tự động hoàn thành

Khi người dùng bắt đầu nhập, tính năng tự động hoàn thành cung cấp các gợi ý cho các lệnh có sẵn, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu lỗi.

Kiểm tra cú pháp: CIMCO Edit tự động kiểm tra cú pháp của mã G và cảnh báo người dùng về các lỗi tiềm ẩn, giúp phát hiện vấn đề trước khi mã được đưa vào máy CNC.

Thông báo lỗi: Các lỗi được hiển thị rõ ràng với mô tả, giúp người dùng dễ dàng xác định và sửa chữa.

Mở và lưu dự án: Người dùng có thể dễ dàng mở và lưu các tệp mã G với định dạng phổ biến CIMCO Edit cũng hỗ trợ quản lý các phiên bản mã.

Thư viện công cụ: Phần mềm cung cấp thư viện các công cụ và hình dạng thường dùng, giúp người dùng tiết kiệm thời gian trong việc lập trình.

3.2.1.5.Hỗ trợ đa ngôn ngữ

CIMCO Edit hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình CNC khác nhau, cho phép người dùng làm việc với nhiều loại máy CNC mà không gặp khó khăn.

Ngày đăng: 04/11/2024, 12:25

w