1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt Động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

100 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 178,41 KB

Nội dung

Đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện Chương trình 2018 với mục tiêu nắm giúp HS vững kiến thức phổ thông, biết vận dụng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tự học, học suốt đời, “cần gì học nấy”; định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu xã hội; có nhân cách, sống hài hòa, tâm hồn phong phú, yêu nước, nhân ái – sống yêu thương, chăm chỉ, trung thực thẳng thắn và trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Định hướng là DH, giáo dục chủ yếu để phát triển phẩm chất và năng lực người học. Chương trình, mục tiêu giáo dục THCS là tiếp tục phát triển năng lực, phẩm chất đã được hình thành từ cấp tiểu học, bản thân mỗi một HS tự điều chỉnh theo chuẩn mực chung của xã hội; nắm vững tri thức, kĩ năng cơ bản, vận dụng trong cuộc sống, hiểu biết ban đầu về ngành nghề, có ý thực học tập, rèn luyện, định hướng nghề nghiệp. Để thực hiện định hướng mục tiêu đổi mới giáo dục, chúng ta cần quan tâm giáo dục toàn diện nhân cách HS, trong đó GDGTS cho HS là một vấn đề cần thiết, nhất là HS cấp THCS; lứa tuổi “dậy thì” đang có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Trong những năm qua chất lượng giáo dục của các trường trung học trong cả nước nhìn chung đã được cải thiện đáng kể, song một thực tiễn đặt ra, hầu hết các trường tập trung mở rộng quy mô đào tạo, chủ yếu tập trung dạy chữ, lấy nội dung, kiến thức làm mục tiêu đánh giá; ứng phó thi cử, điểm số, một phần do mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số hoạt động sư phạm trong nhà trường, cũng như sự phát triển nhân cách, KNS, GTS của HS. Trong những năm qua chất lượng giáo dục của các trường trung học trong cả nước nhìn chung đã được cải thiện đáng kể, song một thực tiễn đặt ra, hầu hết các trường tập trung mở rộng quy mô đào tạo, chủ yếu tập trung dạy chữ, lấy nội dung, kiến thức làm mục tiêu đánh giá; ứng phó thi cử, điểm số. Trong thời kì thực hiện nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), hội nhập và phát triển của đất nước, kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục, đào tạo thực sự được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đó là đạo đức và lối sống của HS, sinh viên có chiều hướng “lệch chuẩn”, kĩ năng sống, GTS cần tiếp tục được quan tâm đúng mức; trong đó có HS THCS huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Nhận thức được tính cần thiết từ mặt lý luận và thực tiễn trong vấn đề QL GDGTS cho HS, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” để nghiên cứu.

Trang 1

LÊ THANH DŨNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2023

Trang 2

LÊ THANH DŨNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS THÁI HUY VINH

Nghệ An, 2023

Trang 3

Trước tiên, tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô của Trường Đạihọc Vinh đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt hai năm học vừa qua.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS Thái Huy Vinh, người đã luôn quan

tâm, động viên và giúp tôi giải quyết những khó khăn trong suốt quá trình thựchiện luận văn Dù là những ngày nghỉ, những ngày lễ nhưng Thầy luôn dành thờigian hướng dẫn, luôn phản hồi email và liên lạc trực tiếp đến tôi một cách nhanhchóng và tận tình

Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Thầy, Cô của trường Đại học Vinh,Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy truyền đạt những kiến thức

bổ ích nhất, tiên tiến nhất cho tôi và các bạn học viên và đã đóng góp ý kiến, chia

sẻ tài liệu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này

Tôi chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp Phòng GD-ĐThuyện Gò Dầu nơi tôi đang công tác đã giúp đỡ, đã cung cấp cho tôi nhiều nguồn

tư liệu, tài liệu quý giá và hữu ích để tôi nghiên cứu và phục vụ cho đề tài

Cuối cùng tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã lànguồn động viên tinh thần lớn lao, đồng thời đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôitrong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn

Xin thành kính trân trọng cảm ơn./

Nghệ An, tháng 7 năm 2023

Tác giả

Lê Thanh Dũng

Trang 4

Tôi tên là: Lê Thanh Dũng, học viên lớp Cao học QL giáo dục K29, TrườngĐại học Vinh.

Tôi xin cam đoan luận văn này dưới sự hướng dẫn của TS Thái Huy Vinh

là của tôi tự tìm tòi, nghiên cứu và đảm bảo tính trung thực

Nghệ An, tháng 7 năm 2023 Tác giả

Lê Thanh Dũng

Trang 5

Nội dung Trang

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU 1-5 1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

3.1 Khách thể nghiên cứu 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5.2 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 4

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4

6.3 Phương pháp thống kê toán học 4

7 Đóng góp của luận văn 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ 6-28 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 7

1.2 Các khái niệm cơ bản 8

Trang 6

1.2.2 Giá trị sống của HS THCS 9

1.2.3 Hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS THCS 10

1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS THCS 11

1.3 Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 11

1.3.1 Mục tiêu, ý nghĩa giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 11

1.3.2 Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 13

1.3.3 Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 16

1.3.4 Hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 17

1.3.5 Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 18

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 19

1.4.1 .Sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 19

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 20

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 24

1.5.1 Các yếu tố khách quan 24

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 25

Kết luận chương 1 27

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH 29-52 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 29

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

2.1.3 Tình hình giáo dục cấp trung học cơ sở 30

Trang 7

2.2.1 Mục đích khảo sát 32

2.2.2 Nội dung khảo sát 32

2.2.3 Đối tượng khảo sát 32

2.2.4 Phương pháp khảo sát 32

2.2.5 Cách thức xử lý số liệu 33

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 33

2.3.1 Thực trạng nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động giáo dục giá trị sống 33

2.3.2.Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 34

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 36

2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 39

2.3.5 Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 40

2.4.Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 42

2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 42

2.4.2 Thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh .43

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 49

2.6 Đánh giá chung về thực trạng 50

2.6.1 Mặt mạnh 50

2.6.2 Mặt hạn chế 51

Trang 8

Kết luận chương 2 51

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH 53-74 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 53

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 53

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 53

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 53

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 53

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 53

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 53

3.2.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 55

3.2.3 Tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 57

3.2.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 62

3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh hiệu quả 65

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 69

3.4 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 69

3.4.1 Mục đích khảo sát 69

3.4.2 Nội dung khảo sát 70

3.4.3 Phương pháp khảo sát 70

3.4.4 Kết quả khảo sát 70

Trang 9

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

1 Kết luận 75

2 Kiến nghị 76

2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh 76

2.2 Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 77

2.3 Đối với các trường Trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 78

2.4 Đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh .78

2.5 Đối với chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 79

2.6 Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80-82 PHỤ LỤC PL Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA PL1 Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT PL9

Trang 11

Bảng 2.1 Thực trạng nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh ở cáctrường Trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.5 Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh trunghọc cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.6 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện

Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.7 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.9 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.11 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của biện pháp

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9khóa XI nêu rõ: "Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xâydựng con người để phát triển văn hóa" Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đặtcon người vào trung tâm của sự phát triển: "Con người là trung tâm, chủ thể,nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển" Một trong nhữngnhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2021-2026 là "xây dựng con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện" [2]

Con người phát triển toàn diện còn là con người có sự cân bằng giữa cuộcsống vật chất và tinh thần, hài hòa giữa các nhu cầu kinh tế và đời sống đạo đức,văn hóa Đó cũng là những người có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tráchnhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, năng lực sáng tạo,giàu lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết để có thể xây dựng thành công một quốc giaphồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện Chương trình 2018 với mục tiêunắm giúp HS vững kiến thức phổ thông, biết vận dụng giải quyết các vấn đềtrong cuộc sống, tự học, học suốt đời, “cần gì học nấy”; định hướng lựa chọnnghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu xãhội; có nhân cách, sống hài hòa, tâm hồn phong phú, yêu nước, nhân ái – sốngyêu thương, chăm chỉ, trung thực thẳng thắn và trách nhiệm với bản thân, giađình, xã hội Định hướng là DH, giáo dục chủ yếu để phát triển phẩm chất vànăng lực người học

Chương trình, mục tiêu giáo dục THCS là tiếp tục phát triển năng lực,phẩm chất đã được hình thành từ cấp tiểu học, bản thân mỗi một HS tự điềuchỉnh theo chuẩn mực chung của xã hội; nắm vững tri thức, kĩ năng cơ bản, vậndụng trong cuộc sống, hiểu biết ban đầu về ngành nghề, có ý thực học tập, rèn

Trang 13

luyện, định hướng nghề nghiệp

Để thực hiện định hướng mục tiêu đổi mới giáo dục, chúng ta cần quantâm giáo dục toàn diện nhân cách HS, trong đó GDGTS cho HS là một vấn đềcần thiết, nhất là HS cấp THCS; lứa tuổi “dậy thì” đang có nhiều biến đổi về tâmsinh lý Trong những năm qua chất lượng giáo dục của các trường trung họctrong cả nước nhìn chung đã được cải thiện đáng kể, song một thực tiễn đặt ra,hầu hết các trường tập trung mở rộng quy mô đào tạo, chủ yếu tập trung dạy chữ,lấy nội dung, kiến thức làm mục tiêu đánh giá; ứng phó thi cử, điểm số, một phần

do mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số hoạtđộng sư phạm trong nhà trường, cũng như sự phát triển nhân cách, KNS, GTScủa HS

Trong những năm qua chất lượng giáo dục của các trường trung học trong

cả nước nhìn chung đã được cải thiện đáng kể, song một thực tiễn đặt ra, hầu hếtcác trường tập trung mở rộng quy mô đào tạo, chủ yếu tập trung dạy chữ, lấy nộidung, kiến thức làm mục tiêu đánh giá; ứng phó thi cử, điểm số

Trong thời kì thực hiện nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệplần thứ tư (4.0), hội nhập và phát triển của đất nước, kinh tế, xã hội phát triển, đờisống vật chất và tinh thần có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục,đào tạo thực sự được nâng lên rõ rệt Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, tháchthức, đó là đạo đức và lối sống của HS, sinh viên có chiều hướng “lệch chuẩn”, kĩnăng sống, GTS cần tiếp tục được quan tâm đúng mức; trong đó có HS THCShuyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Nhận thức được tính cần thiết từ mặt lý luận và thực tiễn trong vấn đề QL

GDGTS cho HS, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lýhoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh

Trang 14

Tây Ninh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucủa xã hội hiện nay.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trunghọc cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống đồng bộ ởcác trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh hiệu quả và khả thi thì

sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trung học cơ sởtrên địa bàn

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục giá trị sốngcho học sinh ở trường trung học cơ sở

5.1.2 Nghiên cứu thực trạng của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục giá trịsống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

5.1.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho họcsinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

5.2 Phạm vi nghiên cứu

5.2.1 Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu,tỉnh Tây Ninh

5.2.2 Về địa bàn: Một số trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh TâyNinh

5.2.3 Về thời gian: Khảo sát thực trạng và sự cần thiết, tính khả thi của cácbiện pháp đề xuất trong năm học 2022 – 2023

Trang 15

6 Phương pháp nghiên cứu

6 1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các nội dung trong các sách, tài liệu, cácvăn bản, chủ trương, biện pháp chỉ đạo thực trên lĩnh vực liên quan đến giáo dụcđạo đức lối sống, giá trị sống liên quan đến nội dung của đề tài

6 2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Kết hợp quan sát thực tế với việc sử các thiết bịcông nghệ thông tin để thu thập các dữ liệu thực tế, phù hợp với mục đích, nộidung nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: Tác giả sử dụng các phiếu hỏi để thu thập ý kiếncủa giáo viên, cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh TâyNinh về các vấn đề có liên quan đến nội dung khảo sát thực trạng của đề tài

- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này, được chúng tôi sử dụng

phỏng vấn cán bộ quản lý, và giáo viên trong nhà trường để tìm hiểu sâu thêmcác vấn đề về thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống và quản lý hoạt độnggiáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu,tỉnh Tây Ninh

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục;…

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Được sử dụng các tham số thống kê để xử lý số liệu thu thập trong quátrình nghiên cứu

7 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về cơ sở

lý luận của việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trườngtrung học cơ sở

- Về mặt thực tiễn: khảo sát thực trạng và đưa ra các biện pháp có cơ sởkhoa học và tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục giá trịsống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Trang 16

8 Cấu trúc luận văn

Nội dung chính của luận văn có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho

học sinh ở trường trung học cơ sở

- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học

sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học

sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Ngoài ra, có phần Mở đầu, phần Kết luận, Khuyến nghị, phần Tài liệutham khảo và phần Phụ lục (kèm theo)

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁ TRỊ SỐNG CHO

HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

GDGTS với tư cách là một nội dung giáo dục cho HS các lứa tuổi đã đượcnhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ rất sớm

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Ông Rabơle là người có tư tưởng đổi mới giáo dục thời kỳ Phục Hưng xuấtsắc và cũng là một trong những đại biểu chủ nghĩa nhân đạo Pháp; theo Ông giáodục phải quan tâm đầy đủ các nội dung “Trí dục, đức dục, sức khỏe và thẩm mỹ”,

có nhiều sáng kiến tổ chức các hình thức DH linh hoạt: học ở lớp, ở nhà, trảinghiệm tham quan các vùng nông thôn, xưởng máy, cửa hàng, mua bán, …tiếpxúc với nhiều tầng lớp như: nhà văn, các nghị sĩ, … nhằm giáo dục các GTS

Nhiều nước phát triển trên thế giới cũng đã rất quan tâm nghiên cứuchương trình về GDGTS từ những năm cuối thế kỷ XX; đến năm 1996 UNICEF

đã kêu gọi nhiều nước, nhiều nhà khoa học, Giáo dục học, Tâm lý học, nhiều tổchức và cá nhân tham gia hội thảo, xác định vai trò, tầm quan trọng của GDGTS

và khẳng định các GTS chung cho cả thế giới Ở Mỹ là một trong những nước điđầu tiến hành tổ chức nhiều hoạt động GDGTS từ những năm 1998 ở một số tiểuBang với nhiều kết quả rất rất bổ ích, hữu hiệu

Nhiều nước trên thế giới và các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

đã coi nội dung giáo dục kĩ năng sống, GTS là một trong những vấn đề cốt lõi đểxây dựng một nền giáo dục phát triển bền vững Tại Mỹ cũng có một tổ chức philợi nhuận về GDGTS, từ năm 2000, chương trình hoạt động rất có hiệu quả

Chương trình Giáo dục các GTS (LVEP) là một chương trình giáo dục vềcác Giá trị Chương trình này đưa ra một loạt các hoạt động mang tính trảinghiệm và các PP thực hành dành cho GV và người hướng dẫn nhằm giúp thanhthiếu niên có điều kiện khám phá và phát triển 12 Giá trị căn bản của cá nhânnhư: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình,

Trang 18

Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, và Đoàn kết.

Các nghiên cứu của các nhà giáo dục trên đều nhấn mạnh tầm quan trọngcủa giáo dục ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động GDGTS đốivới sự hình thành nhân cách tốt đẹp của HS Để các em có thể phát triển toàndiện, các thầy cô giáo không chỉ quan tâm đến việc cung cấp tri thức trong cácgiờ học trên lớp mà còn phải coi trọng các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, thểdục thể thao, văn nghệ… qua đó giúp HS hình thành cũng như trải nghiệm cácgiá trị đã học được trong cuộc sống

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở nước ta GDGTS cũng đã được quan tâm từ lâu, đến năm 2005 Bộ

GD-ĐT đã có chủ trương khuyến khích đưa chương trình GDGTS, kĩ năng sống vàocác hoạt động ngoại khóa, tích hợp, lồng ghép vào các giờ sinh hoạt lớp Từ năm

2008 lại đây chương trình này đã được thực hiện một cách khá bài bản ở các cơ

sở giáo dục chính qui và không chính qui Đặc biệt là sau khi triển khai thực hiệnChương trình giáo dục phổ thông 2018 thì nhiều trung tâm GDGTS, kĩ năng sống

ở trong và ngoài các cơ sở giáo dục được hình thành từ giáo dục mầm non đếntrung học phổ thông, có nhiều chương trình, nhiều tài liệu hấp dẫn, được HS, phụhuynh, các thầy cô giáo hưởng ứng tích cực, hoạt động đã đi vào chiều sâu gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển phẩm chất và năng lựcngười học

Một số tác giả đã nghiên cứu về GTS và vai trò, nhiệm vụ, nội dung và PPGDGTS như: Phạm Minh Hạc [14], Nguyễn Công Khanh [22], Vũ Thị Ngọc Tú[26], Nguyễn Quang Uẩn [28]… tập trung nghiên cứu các GTS cho thanh thiếuniên trong đó nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục

HS, đồng thời đề xuất nhà trường cần xây dựng nội dung GDGTS phù hợp vớiđặc điểm tâm lý lứa tuổi

Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) “Giáo dục giá trị và KNS cho HS phổ thông”[19], đã nêu những vấn đề về nội dung GTS, kĩ năng sống cần thiết cho HS mầmnon và phổ thông Đó là những giá trị cơ bản nhằm giáo dục rèn luyện nhân cách

Trang 19

HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục chủ yếu là phát triển phẩm chất và nănglực, phù hợp tâm sinh lý HS, nhằm góp phần thực hiện mục giáo dục của Chươngtrình giáo dục phổ thông 2018

Các nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, cũng như các công trình nghiêncứu của Nguyễn Thanh Bình [8] đã rút ra nhiều nội dung quý báu về GDGTS, kĩnăng sống ở Việt Nam cho HS nói chung và HS THCS nói riêng

Những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam: lòng yêu nước, đoàn kếtchia sẻ, lao động cần cù, sáng tạo; lạc quan yêu đời; lòng yêu thương, quý trọngcon người, sống có tình nghĩa, tôn sư trọng đạo…

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy tầm quan trọng củaGDGTS đối với sự phát triển nhân cách của HS, và chất lượng giáo dục của nhàtrường Trên thực tế, để nâng cao chất lượng GDGTS đã có những công trình đinghiên cứu về QL công tác GDGTS trong nhà trường Song con số này còn rất ít

và cơ bản chỉ tập trung vào khai thác QL GDGTS thông qua các môn học trênlớp Do đó, tôi đã lựa chọn vấn đề GDGTS cho HS THCS huyện Gò Dầu, tỉnhTây Ninh để nghiên cứu

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Giá trị

Theo J.H Fichter, nhà xã hội học Mỹ cho rằng: “Tất cả những cái gì đángham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội, có ích lợi đều là giátrị”

Từ điển tiếng Việt, giá trị là: “Cái làm cho một vật có giá, có ích lợi, có ýnghĩa, ham chuộng và đáng quý về một mặt nào đó” [30]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là tính có ý nghĩa tích cực, đángquý, có ích của các đối tượng với các chủ thể” [14]

Theo Từ điển Bách khoa: “Giá trị là tính ý nghĩa tích cực hay tiêu cực củacác khách thể xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm xã hội nói chung;tính ý nghĩa ấy không phải được xác định bởi chính các thuộc tính của khách thể,

mà được xác định bởi sự thâm nhập của các khách thể vào phạm vi đời sống của

Trang 20

con người, hứng thú và các nhu cầu, các quan hệ xã hội; tiêu chí và phương thứcđánh giá tính ý nghĩa đó được biểu đạt trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạođức, lý tưởng, tâm thế, mục đích” [23].

Vậy, chúng ta có thể hiểu: Giá trị là cái được con người khẳng định, đánhgiá cao và có ý nghĩa trong đời sống xã hội Mức độ cao, “đẳng cấp” của sự vật,hiện tượng thỏa mãn, đáp ứng mong muốn, khát vọng của con người, được xã hộithừa nhận

Giá trị được hiểu từ hai góc độ, góc độ vật chất và góc độ tinh thần Giá trịvật chất là giá trị là dưới góc độ kinh tế, tính được bằng tiền đo được bằng tiền;còn giá trị tinh thần, phi vật vật là tạo cho con người sức mạnh tinh thần về niềmtin, niềm hạnh phúc, động lực, hứng thú, có sức sống mãnh liệt; tinh thần có thểtạo ra sức mạnh biến thành lực lượng vật chất

1.2.2 Giá trị sống của HS THCS

GTS bao gồm vật chất và tinh thần có ích lợi, quý giá, quan trọng, hamchuộng, ngưỡng mộ, ước ao,… có tác dụng và ý nghĩa đối với cuộc sống có tínhphổ biến, cộng đồng, xã hội thừa nhận, tôn vinh, phù hợp với cái chung, giaiđoạn phát triển lịch sử của dân tộc, nhân loại và trong từng thời đại; khiến mỗingười mong muốn lĩnh hội, thể hiện ra để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và gópphần cải thiện cuộc sống chung

GTS mang tính phổ quát nhất được cả quốc tế thừa nhận là: Hoà bình, tôntrọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm, khoan dung, khiêm tốn, giản dị, trung thực,yêu thương, tự do và hạnh phúc 12 GTS này rất phù hợp văn hóa và con ngườiViệt Nam Đây là các nội dung, mục đích của GDGTS; là lý tưởng mục tiêu conngười Việt Nam hướng tới, mỗi người phải học tập, rèn luyện và phấn đấu khôngngừng để hình thành và tích tụ các GTS

Chương trình GDGTS là những nội dung, mục tiêu, yêu cầu cần đạt vềviệc giáo dục các GTS; là hình thức, PP GDGTS; đánh giá kết quả GDGTS Cụthể hóa được các tiêu chí đánh giá được GTS Từ đó làm sáng tỏ thêm GTS GTS

Trang 21

luôn thể hiện ở KNS, quan điểm, nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử trong cuộcsống; hài hòa, cởi mở, văn hóa, nhẹ nhàng, tôn trọng, nhân văn, nhân ái…

GTS là mục tiêu học tập, rèn luyện của chủ thể, rất có ý nghĩa, lợi ích đốivới chủ thể, định hướng và tạo động lực hào hứng, thúc đẩy hoạt động của chủthể, nó được thể hiện qua quan điểm, nhận thức, hành vi ứng xử, thái độ của chủthể trong mỗi công việc, với người khác và với bản thân

GTS là những điều xã hội thừa nhận, khẳng định, mỗi một con người trongcộng đồng, xã hội đều ghi nhận và đánh giá cao, tiêu chí đánh giá, xem xét mỗimột con người tốt hay xấu, khác nhau giá trị của mỗi con người Cho nên người

cố gắng thực hiện phải có cho bằng được GTS định hướng cho mỗi cá nhân, thểhiện ở cách ăn nói, giao tiếp, hành vi và thái độ ứng xử của con người GTS làbổn phận, trách nhiệm tinh thần về nhu cầu, nguyện vọng, cầu mong, ước muốn,trong đó có nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn

Mỗi một con người có những GTS riêng, có khi tốt, có khi chưa tốt, cónhững người rất tốt, nhưng lại có những người rất tệ hại Nếu GTS của mỗi cánhân phù hợp với GTS của văn hóa cộng đồng, của xã hội, của dân tộc và thờiđại thì sẽ tạo ra một sức mạnh tinh thần, một sự phát triển nhân cách, góp phầntích cực vào sự phát triển xã hội cũng như bản thân luôn được người khác nểtrọng

Như vậy, ta có thể hiểu: GTS là những giá trị vật chất, tinh thần, tư tưởng,chuẩn mực đạo đức, lối sống, được xã hội thừa nhận, bảo tồn và phát huy từ thế

hệ này sang thế hệ khác và thường xuyên được bổ sung, thay đổi, phát triển phùhợp với lịch sử, văn hóa của mỗi giai đoạn, mọi thời đại GTS là tiêu chí để đánhgiá nhân cách, nhân cách thể hiện tiêu chí của giá trị

Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về GTS; nhưng ta có thấy một cách nôm

na, dễ hiểu, đó là: GTS bao gồm vật chất và tinh thần tạo cho con người sốngđược nhiều người quí trọng, kính nể, yêu thương, chuẩn mực và có ý nghĩa

1.2.3 Hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS THCS

Trang 22

Hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS THCS là một trong những hoạtđộng quan trọng hàng đầu để hình thành phẩm chất, đạo đức, lối sống thực hiệnmục tiêu GD-ĐT Hoạt động GTS bao gồm các hoạt động hình thành các giá trịcốt lõi giá trị đạo đức cần thiết của mỗi một con người, phát triển nhân cách vừahồng, vừa chuyên đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước Bắt đầu hìnhthành kiến thức, nâng cao nhận thức, thực hành rèn luyện kĩ năng, luyện tập thóiquen, hình thành nhân cách Các hoạt động GDGTS được thực hiện trong từngmôn học và các hoạt động giáo dục, trong và ngoài lớp, trong trường và ngoàitrường, quan tâm phối hợp các môi trường giáo dục nhà trường – gia đình và xãhội, bằng nhiều hình thức và cách thức khác nhau, thông qua các hoạt động họctập và trải nghiệm phù hợp với chương trình giáo dục, đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi, thuần phong mĩ tục, văn hóa và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam.

1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS THCS

QL hoạt động GDGTS cho HS THCS bao gồm các hoạt động thiết lậpchiến lược của một cá nhân hay tổ chức tác động tới các đối tượng QL về hoạtđộng GDGTS một cách có kế hoạch bài bản, hiệu quả; bao gồm một hệ thống cácgiải pháp tác động đến các đối tượng như: CBQL, GV, công nhân viên, HS, phụhuynh, các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, thựchiện có hiệu quả các hoạt động GTS theo mục tiêu đã đề ra

Hay có thể nói, QL hoạt động GDGTS chính là QL kế hoạch, nội dungchương trình, PP, hình thức tổ chức, hình thức kiểm tra, đánh giá, sự phối hợpcác lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện các nhiệm vụ GDGTScho HS

1.3 Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

1.3.1 Mục tiêu, ý nghĩa giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ

sở

* Cung cấp kiến thức: Chọn lựa những GTS phù hợp, cung cấp kiến thứccho HS hiểu nội hàm của GTS, biết những nội dung và cách đánh giá GTS; tựđánh giá giá trị bản thân cũng như người khác, tạo hứng thú để HS tự khám phá

Trang 23

các giá trị theo những hình thức khác nhau, vận dụng trong những tình huống,hành vi, ứng xử tích cực trong giao tiếp trong cuộc sống,

* Về kỹ năng: HS học tập tiếp thu, tự rèn luyện, thực hành GTS, kĩ năngsống; biết ứng xử theo các giá trị trong quá trình giao tiếp, ứng xử trong thựctiễn, cuộc sống; nhân biết phân biệt được những giá trị tích cực cũng như tiêucực Rèn luyện kỹ năng biết lựa chọn các giá trị tích cực, có PP để giải quyết cácmâu thuẫn, bất đồng trong cuộc sống

* Về thái độ: thể hiện và khẳng định những giá trị tích cực của bản thân, tựtin, tự trọng, tự tôn và biết ứng xử văn hóa tôn trọng những giá trị của con người,

xã hội và môi trường thể hiện tính hiểu biết, nhân văn, thần trách nhiệm

* GDGTS cho HS nhằm hình thành ở HS nền tảng GTS vững chắc

Để giúp HS THCS biết cách giải quyết, ứng xử, đối phó trong những tìnhhuống cuộc sống, làm chủ cảm xúc; có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn;…các emcần phải có trải nghiệm cuộc sống trên nền tảng GTS vững chắc Không có nềntảng GTS vững chắc, HS THCS sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và ngườikhác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết,không biết cách thích ứng trước những đổi thay hoặc có khi còn tỏ ra ích kỷ,ngạo mạn, các em rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất và sớm muộncũng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi dẫn đến những toan tính vị

kỷ, lối sống thực dụng

Những GTS tích cực là nền tảng giúp HS THCS tự tin, vững vàng trướcnhững thách thức của cuộc sống; là động lực khuyến khích các em khám phá, tìmhiểu và phát triển các giá trị cũng như những KNS, thái độ sống; từ đó phát huyhết tiềm năng sẵn có của mình

* Xây dựng cho HS có ý thức, trách nhiệm trước khi lựa chọn những GTSphù hợp tích cực cho bản thân và cộng đồng

Tinh thần ý thức, trách nhiệm của HS có ý nghĩa quan trọng đối với nhữnglựa chọn GTS tích cực, lành mạnh Các GTS phải phù hợp với bản thân HS vàphù hợp với cái chung của xã hội; đó là sự định hướng giá trị, đáp ứng nhu cầu

Trang 24

của bản thân các em HS Nếu GDGTS mà không định hướng xây dựng tinh thầntrách nhiệm, ý thức cho HS trước những lựa chọn giá trị tích cực thì sẽ không có

ý nghĩa đối với HS, thậm chí làm lệch chuẩn về đạo đức, tư cách của HS

* Tạo điều kiện và định hướng HS lựa chọn giá trị tích cực cho bản thân và

xã hội

Đặc điểm tâm sinh lý của HS lứa tuổi THCS là rất ham tìm tòi, khám phá,thực hành Đây là điều kiện tốt để GV rèn luyện kỹ năng, thói quen, hành vi chocác em, vận dụng những hành vi nền tảng GTS vào cuộc sống cho bản thân, giađình và xã hội

Bên cạnh việc tạo điều kiện, hướng dẫn, khuyến khích HS thường xuyênthực hành, thực hiện vận dụng các KNS dựa trên nền tảng GTS đó để ứng xử, trảinghiệm; cần khuyến khích HS biết quan sát, xem xét, đánh giá hành động củabản thân, và hành động của người này đối với người khác khác

* Các nguyên tắc giáo dục giá trị sống cho HS THCS

Đảm bảo tính mục đích của GDGTS cho HS THCS: Công tác giáo dụcGTS mục đích cuối cùng không chỉ hướng đến nâng cao nhận thức mà còn phảihình thành được các hành vi và thói quen cho các em HS về GTS

Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS THCS: Công tácGDGTS chỉ thành công và mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút được sự tham gianhiệt tình, hăng say, hứng khởi… của HS khi hệ thống các GTS được lựa chọn đadạng, phong phú phù hợp với đặc điểm về lứa tuổi của HS THCS

Đảm bảo phát huy vai trò tự giác, tích cực của HS THCS: Công tácGDGTS chỉ thành công khi có sự tham gia một cách tự giác, tích cực từ phía HS.Công tác GDGTS là một quá trình được diễn ra trong thời gian khá dài, đầy khókhăn, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ của cả nhà giáo dục và của HS

1.3.2 Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

Trong cuốn sách “GDGTS và KNS cho HS THCS ” (tài liệu dùng cho GVTHCS) của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa - Đặng HoàngMinh (2010), Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, nội dung trước tiên là

Trang 25

quan tâm GDGTS, GTS là cơ sở nền tảng và được cụ thể hóa, biểu hiện ở KNS;đối với HS THCS bao gồm các giá sống cơ bản như sau:

- Giá trị Hòa bình: Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên, là giá trịsống cơ bản đầu tiên, là điều kiện để các giá trị sống khác hình thành và pháttriển Hòa bình đem lại cho chúng ta tất cả, xây dựng đất nước để hướng đến mụctiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"

- Giá trị Tôn trọng: Tôn trọng trước hết là tự trọng – là biết rằng tự bảnchất tôi có giá trị Lòng tự trọng là nhận biết, đánh giá được một phần hay toàn

bộ những phẩm chất của chính mình Tôn trọng là luôn lắng nghe người khác.Tôn trọng là thể hiện sự tin cậy lẫn nhau Khi chúng ta tôn trọng chính mình, thì

dễ dàng tôn trọng người khác Những ai biết tôn trọng sẽ nhận được sự tôn trọng.Hãy biết rằng mỗi người đều có giá trị và khi thừa nhận giá trị của người khác thìthế nào cũng chiếm được sự tôn trọng của người khác đối với mình Một phầncủa sự tôn trọng là ý thức rằng tôi có sự khác biệt với người khác trong cách đánhgiá Tuy nhiên, nếu sự tôn trọng càng được đo lường dựa vào những gì thuộc bềngoài thì mong muốn được người khác thừa nhận càng lớn Mong muốn (đượcthừa nhận) càng lớn thì người ta càng dễ là nạn nhân và mất sự tôn trọng bảnthân

- Giá trị Hợp tác: là mọi người khi tham gia đều chung một mục tiêu, mộtchí hướng, đồng nhất về mặt tư tưởng cũng như việc làm vì một lợi ích chung.Hợp tác là phải tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe, chia sẻ và quan tâm cùng nhau

- Giá trị Đoàn kết là sự đồng tâm nhất trí, cùng nhau chia sẽ thực hiện mụcđích chung hòa thuận, hợp tác ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm,một tập thể Đoàn kết có một sức mạnh vô cùng “Thuận vợ, thuận chồng tát bểđông cũng cạn”, “Thuận bè, thuận bạn tát cạn biển Đông”

- Giá trị Trách nhiệm: là sự tin tưởng và sẵn sàng góp phần mình vào côngviệc riêng của người khác hoặc công việc chung, thể hiện lòng trung thực sẵnsàng vì công việc

Trang 26

- Giá trị Khoan dung: Khoan dung là sự cởi mở và sự chấp nhận vẻ đẹpcủa những điều khác biệt Khoan dung là sự ung dung, tự tại, điềm tĩnh, tôn trọng

và lắng nghe người khác, hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau Hòa bình là mục tiêu, khoandung là PP Có khoan dung, bạn sẽ trở nên cởi mở và chấp nhận sự khác biệt vớinhững vẻ đẹp của nó

- Giá trị Khiêm tốn: Khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân đúng đắn, ýthức được “Nhân vô thập toàn”, không ảo tưởng để bị cuốn theo những thamvọng cá nhân Chính vì vậy mà khiêm tốn là phương thức tốt nhất giúp ta tránh

xa thói kiêu căng, tự mãn Sống là phải có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người,biết cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện

- Giá trị Giản dị: Lối sống giản dị giúp con người thư thái Nếu nhu cầuphù hợp với bản thân hoặc thấp hơn mức xã hội, con người không cần phải đauđầu để hơn thua với người khác

- Giá trị Trung thực: Là nói sự thật, không có mâu thuẫn hoặc thiếu nhấtquán trong suy nghĩ, lời nói và hành động, tôn trọng lẽ phải, không dối trá từ lờinói đến hành vi Có thể hiểu đơn giản người trung thực là người không biết nóidối, họ sẵn sàng dũng cảm nói lên sự thật và sẵn sàng nhận lỗi khi phạm sai lầm

- Giá trị Yêu thương: Yêu thương là tiêu chí cốt lõi của nhân cách của mỗimột con người, yêu bản thân, yêu con người, yêu thiên nhiên, đất nước Tình yêumang tính chất phổ quát không có biên giới hoặc sự thiên vị, tình yêu lan tỏa đếntất cả mọi người Tình yêu ở quanh ta và ta có thể cảm nhận được nó Giá trị củatình yêu lạ ở chỗ nó như là một chất xúc tác tạo nên sự thay đổi, phát triển vàthành đạt Tình yêu là nhìn nhận mỗi người theo cách tốt đẹp hơn Tình yêu thật

sự luôn bao hàm lòng tốt, sự quan tâm, hiểu biết và không có những hành vi ghen

tị cũng như kiểm soát người khác

- Giá trị Tự do: Có thể hiểu tự do theo rất nhiều cách khác nhau dựa theotừng hoàn cảnh cụ thể Tự do chính là quyền lựa chọn của con người

- Giá trị Hạnh phúc: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con ngườikhi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng Hạnh phúc là một

Trang 27

cảm xúc bậc cao Ở con người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tácđộng của lý trí Hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống.

1.3.3 Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

GDGTS có chung PP với giáo dục (theo nghĩa hẹp) Như vậy, PP GDGTScho HS THCS có các nhóm PP như sau:

Nhóm hình thành ý thức cá nhân, bao gồm: đàm thoại, giảng giải, tranhluận, nêu gương, ;

Nhóm PP tổ chức hoạt động và hình thành hành vi ứng xử, bao gồm: nêuyêu cầu sư phạm, tập thói quen, giao công việc, tạo tình huống giáo dục,…;

Nhóm PP kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của HS;

Nhóm PP đánh giá hành vi và hoạt động, bao gồm: quan sát, thăm dò, điềutra,

Bên cạnh các nhóm PP nói trên, việc giáo dục, đánh giá kết quả GDGTSvẫn thực hiện các PP mới, DH tích cực, nhất là việc ứng dụng công nghệ thôngtin trong DH Một số PP có nhiều ưu thế trong GDGTS cho HS THCS:

a PP thảo luận nhóm

PP thảo luận nhóm được hiểu đơn giản là là một nhóm người sẽ cùng nhautìm hiểu bàn bạc và phân tích vấn đề để cùng nhau đưa ra giải pháp, kết luận chovấn đề đó thì được gọi là PP thảo luận nhóm HS sẽ được chủ động tìm hiểu vấn

đề mà mình được giao Qua đó các bạn sẽ phát huy được tính tự giác, tự lực trongcông việc HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu về một vấn đề nào đó thì các bạn cóthể phân ra được nhóm trưởng đứng đầu nhóm Người mà có khả năng kết nốiđược những thành viên với nhau để chung sức đồng lòng phân tích và giải vấn đề

đó sao cho đạt được điểm tốt nhất

b PP động não

PP Động não là PP giúp HS suy nghĩ nhiều ý tưởng tích cực trong một thờigian nhất định, nó thể hiện được nhiều ý tưởng tốt đẹp, đặt ra nhiều điều kiện,phương án giải quyết tích cực trong một thời gian nhất định, nhằm phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với tình hình, bối cảnh thực

Trang 28

tiễn, với đặc điểm của trường, của lớp học trong từng môn học hay kế hoạch bồidưỡng PP tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác độngđến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

c PP đóng vai

PP đóng vai là một trong các PP DH chủ động, ngày càng được ứng dụngrộng rãi, là PP DH cơ bản và tốt nhất để dạy về kỹ năng giao tiếp – một kỹ năngcần thiết và quan trọng để người học hoạt động được trong một tập thể, cộngđồng

ở HS niềm tin, thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những thóiquen, hành vi, ứng xử trong cuộc sống

e PP nghiên cứu tình huống

Là PP mà người học được cung cấp các bản mô tả các vấn đề về tổ chức,các tình huống diễn ra và mỗi người sẽ tự phân tích các tình huống, dự đoán vấn

đề, và trình bày các PP giải quyết của mình sau đó thảo luận nhóm để tìm ra giảipháp tối ưu

Lợi ích của việc DH bằng nghiên cứu tình huống: Người học có điều kiệnvận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống, sự việc cụ thể xảy ra trongthực tế

1.3.4 Hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

Để hình thành và phát triển các nội dung về GTS cho HS, ta cần phải cóhình thức tổ chức và PP giáo dục và luôn được cải tiến đổi mới là vấn đề hết sức

Trang 29

quan trọng Các những hình thức và PP giáo dục phù hợp với nội dung, phù hợpvới đặc điểm tâm lý HS, phù hợp với bối cảnh hiện tại của thực tế

Hình thức GDGTS là cách tổ chức giáo dục, thực hiện tiến hành các hoạtđộng cụ thể để đạt được mục đích giáo dục Muốn nâng cao chất lượng GDGTS

ta cần xác định và đổi mới nội dung, hình thức, PP giáo dục và được kết hợp chặtchẽ, logic, khoa học và phù hợp với thực tiễn GDGTS cho HS THCS có nhiềuhình thức, PP giáo dục, mỗi hình thức, PP khác nhau; tuy nhiên mỗi hình thức và

PP giáo dục có ưu điểm và hạn chế của nó Các hình thức và biện pháp GDGTS,bao gồm:

GDGTS được thể hiện trong chương trình giáo dục chính khóa và lồngghép, tích hợp các môn học, các hoạt động giáo dục Gắn liền kiến thức văn hóavới thực tiễn, nhà trường với cuộc sống, học đi đôi với hành, thực hiện học đểbiết, học để làm việc, học để chung sống và học để khẳng định mình, học để nângcao GTS

GDGTS qua các hoạt động cộng đồng, xã hội; các hoạt động ngoại khóa,nhằm làm cho HS hiểu được ý nghĩa của GTS, có kỹ năng thực hành, vận dụngGTS, kĩ năng sống trong cuộc sống tràn đầy yêu thương

GDGTS thông qua các chương trình, chủ đề hoạt động của Đoàn - Đội,hoạt động trải nghiệm và làm quen, hiểu biết ban đầu về một số ngành nghề đểhướng nghiệp, đây là PP và hình thức giáo dục GDGTS có hiệu quả cao để rènluyện, giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho HS năng động, sáng tạo trong cuộcsống

1.3.5 Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng, kiểm tra là đối chiếu với kế hoạch

để xác định đúng mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch xemxét những gì đã đạt, chưa đạt, cùng nguyên nhân của chúng và những ngăn chặnnhững vấn đề dự báo thiếu lành mạnh có thể nảy sinh, nhằm uốn nắn và điều

Trang 30

chỉnh kịp thời; đồng thời khích lệ, thúc đẩy quá trình giáo dục phát triển GTS.Kiểm tra đánh giá GDGTS cần phải:

- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng,trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việcGDGTS

- Căn cứ, đối chiếu với công tác tự kiểm tra báo cáo đánh giá của nhàtrường Dựa vào kế hoạch xây dựng của nhà trường để kiểm tra, đánh giá

- Áp dụng hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ; nhưng cơbản là đánh giá thường xuyên Quan trọng là HS tự đánh giá chính mình, GV tựđánh giá, nhà trường tự đánh giá, cộng đồng tự đánh giá

- Kết hợp nhiều hình thức, PP, phương tiện, công cụ để đánh giá Cách xử

lý giải quyết kết quả kiểm tra phù hợp nhằm khuyến khích động viên phát huy tốtnhững ưu điểm và khắc phục hạn chế (nếu có)

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

1.4.1 Sự cần thiết phải QL hoạt động GDGTS cho HS THCS

Hiện nay việc triển khai GDGTS là vấn đề cấp thiết, nhất là trong bối cảnhhội nhập quốc tế, thế giới phẳng, có nhiều quan điểm văn hóa khác nhau, chúng

ta tiếp thu được nhiều cái tốt, cái tinh hoa của nhân loại, nhưng không thể tránhkhỏi những luồng văn hóa độc hại làm bào mòn đạo đức và lối sống của sinhviên, HS Mặt khác do cơ chế thị trường, coi trọng đồng tiền, coi nhẹ tình cảm,đạo đức một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên xuống cấp…Cho nên, nhiềuchương trình, tài liệu, trung tâm GDGTS ra đời; các cơ sở giáo dục từ mầm nonđến phổ thông đều quan tâm chỉ đạo DH về GTS trong và ngoài giờ học chínhkhóa Hoạt động GDGTS ngày càng được quan tâm Tuy nhiên, các hoạt độnggiáo dục giá trị phát triển mà thiếu sự điều hành, QL thì dễ dẫn đến phát triểnkhông theo định hướng và mục tiêu cụ thể Do đó, cần QL hoạt động GTS nóichung, cấp THCS nói riêng là rất cấp thiết, cần triển khai kịp thời QL hoạt động

Trang 31

GDGTS cho HS THCS bao gồm: nâng cao nhận thức, xây dựng kế hoạch, tổchức thực hiện và công tác kiểm tra, đánh giá kết quả, nhằm thực hiện mục tiêugiáo dục

Mục tiêu của QL GDGTS cho HS sự định hướng phát triển các GTS phùhợp, tốt đẹp; xây dựng và triển khai, thực hiện; kiểm soát và đánh giá kết quảthực hiện nhằm quá trình GDGTS mang lại hiệu quả thực sự, nhất là tạo nên sự

tự giác tích cực, hứng thú của mỗi một HS, góp phần phát triển năng lực, phẩmchất, nhân cách, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS Quá trình nàybao gồm:

- Về nhận thức: Giúp HS cũng như cha mẹ HS, các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường hiểu được ý nghĩa GTS, nhận thức và chia sẻ đúng đắn

về tầm quan trọng của GDGTS cho HS trong xã hội hiện nay

+ Về thái độ, tình cảm: Giúp HS cũng như mọi người có thái độ, hành viđúng đắn và luôn luôn tự điều chỉnh hành vi của bản thân phù hợp với các tìnhhuống cụ thể, nhất là kỹ năng kiềm chế, bình tĩnh ứng phó trước những tìnhhuống căng thẳng trong cuộc sống

+ Về hành vi: Hướng cho HS và mọi người nhận biết và tham gia tích cựcvào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; QL GDGTS cho HS

Tóm lại, mục tiêu QL GDGTS cho THCS là làm cho quá trình giáo dục tácđộng đến HS đúng hướng, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia GDGTS cho

HS Nhà trường cần phối hợp tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống; công tác anninh trường học; giáo dục pháp luật, văn hóa ứng xử, giao tiếp, ứng phó và luônluôn làm chủ bản thân tiến đến làm chủ công việc, làm chủ thiên nhiên và làmchủ xã hội

1.4.2 Nội dung QL hoạt động GDGTS cho HS THCS

1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động GDGTS cho HS THCS

Trang 32

Đây là một phần quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch QL trườnghọc Lưu khi lập kế hoạch QL hoạt động giáo dục giá trị cho cho HS trường học

cơ sở cần quan tâm:

- Kế hoạch phải đảm bảo tính nhất quán giữa mục tiêu GDGTS với mục tiêuqui định chung trong nhà trường

- Kế hoạch phải lựa chọn nội dung GDGTS chính xác, phù hợp, đảm bảo đổimới hình thức và PP giáo dục phong phú, đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạtđộng tâm sinh lý HS để có hiệu quả giáo dục cao

- Kế hoạch GDGTS cần tăng cường tính thực tiễn, hoạt động trải nghiệm,ngoài giờ lên lớp, có thông qua các cuộc thi và các hoạt động ngoại khóa, như:hoạt động văn nghệ, hoạt động thể dục, thể thao; trải nghiệm theo chủ điểm

- Kế hoạch phải cụ thể đến từng tuần, tháng, kỳ và cả năm học Kế hoạchphải đảm bảo tính phù hợp phải có tính tính bao quát, tính cụ thể, tính khả thi

1.4.2.2 Tổ chức hoạt động GDGTS cho HS THCS

Tổ chức thực hiện GDGTS đó chính là giai đoạn hiện thực hóa những ýtưởng đã được nêu trong kế hoạch để đưa nhà trường từng bước đi lên Các côngviệc cơ bản gồm:

- Trước hết là thành lập Ban chỉ đạo, phải do HT làm Trưởng ban;

- Nghiên cứu kĩ nội dung GDGTS, khảo sát tình hình thực tế, xây dựng cáctiêu chuẩn, tiêu chí GDGTS, từ đó xây dựng các nội dung, qui đinh, tiêu chuẩn,tiêu chí, kế hoạch tiến hành thực hiện;

- Cân nhắc, sử dụng nhân sự phù hợp, phân công đảm nhận các công việc cụthể cho từng thành viên cũng như từng bộ phận đã xây dựng;

- Xây dựng các điều kiện đảm bảo; Phân bổ kinh phí các điều kiện về tinhthần cũng như vật chất nhằm thực hiện kế hoạch đã nêu ra;

- Tổ chức tốt việc kêu gọi, vận động các lực lượng giáo dục trong trường vàngoài trường cùng thực hiện GDGTS cho HS;

- Hoạt động GDGTS của quý thầy, cô sẽ giúp GV chủ nhiệm lớp, chi đoàn

HS tiến hành hoạt động ở đơn vị mình có hiệu quả;

Trang 33

- Đào tạo, bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn và cung cấp tài liệu, thiết bị cho độingũ GV tham gia nói chung và nhất là đội ngũ GV chủ nhiệm là lực lượng nòngcốt, tiên phong trong việc giáo dục giá trị cho HS THCS.

1.4.2.3 Chỉ đạo hoạt động GDGTS cho HS THCS

Chỉ đạo hoạt động GDGTS cho HS THCS, trước hết phải am hiểu về tâmsinh lý, nhận thức lứa tuổi HS, đặc điểm tình hình thực tế, trong bối cảnh giađình, cộng đồng, xã hội Chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch; trong đó phải khẳngđịnh GDGTS không phải chỉ có các tiết dạy, bài dạy về GTS, mà nó phải thể hiệntrong mọi hoạt động của nhà trường Trước hết là chỉ đạo QL nội dung, mục tiêu,chương trình giáo dục nói chung, GDGTS nói riêng QL PP, hình thức DH phảiđổi mới, hứng thú đảm bảo cho HS nhận thức được các giá trị về nhân cách,phẩm chất, đạo đức, nhân văn cao cả, hình thành và rèn luyện thói quen về thái

độ, hành vi ứng xử tốt đẹp trong cuộc sống

Tập hợp các lực lượng trong trường thành một khối thống nhất, huy động tối

đa nỗ lực của tất cả các thành viên trong trường, lôi cuốn được học sinh vào cáchoạt động này

Huy động được cha mẹ học sinh tham gia với tư cách là đồng chủ thể trongmọi hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh

Huy động được các lực lượng xã hội tham gia chủ động vào các hoạt độnggiáo dục giá trị sống cho học sinh

Tận dụng được những đặc điểm về lịch sử, địa lí, văn hoá cũng như cácnguồn lực khác vào quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh

Trong hoạt động GDGTS cho HS, thường xuyên nêu gương người tốt, việctốt và khen thưởng kịp thời

1.4.2.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS cho HS THCS

Kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng trong quá trình QL Muốn kiểmtra, đánh giá hoạt động GDGTS cho HS, trước hết phải xây dựng các tiêu chíđánh giá, nội dung đánh giá, qui trình, cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá Kiểmtra, đánh giá phải thực hiện thường xuyên theo kế hoạch hàng năm của đơn vị

Trang 34

Kiểm tra, đánh giá nhằm giúp đỡ, uốn nắn những sai sót, lệch lạc, nhằm góp ýchỉnh sửa cho phù hợp; động viên, nhắc nhở GV để thực hiện tốt hơn; động viênkhuyến khích HS tự phấn đấu, học tập, rèn luyện để nâng cao giá trị của bảnthân; tạo ra không khí DH, rèn luyện trong nhà trường một cách thân thiện, baodung, hạnh phúc; học mà vui, vui mà học.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS ngoài kiểm tra theo chuyên đềthì phần lớn là tích hợp lồng ghép vào việc kiểm tra, đánh giá các nội dung khác.GTS của mỗi một HS là kết tinh của mọi sự hoạt động, giáo dục trong nhàtrường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung trong nhà trường Quakiểm tra cần đánh giá, tư vấn góp ý cho HT, ban giám hiệu, GV thực hiện thựchiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống tốt hơn, HS học tốt hơn tạo ra bầu không khíthi đua dạy tốt, học tốt; nhà trường có thể, chỉnh sửa, xây dựng bổ sung chiếnlược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, PP và hình thức tổ chức hoạt độngGTS phù hợp hơn, hiệu quả hơn Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS phải đảmbảo tính văn hóa, nhân văn, trách nhiệm và hiệu quả

1.4.2.5 Điều kiện QL hoạt động GDGTS cho HS THCS

Điều kiện QL GDGTS cho HS THCS, bao gồm: QL mua sắm, sử dụng vàbảo quản các phương tiện, thiết bị, chương trình tài liệu, kể cả đội ngũ GV, nhân

sự thực hiện, chủ trương, cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện

QL hoạt động thư viện của nhà trường phải gắn với việc tạo điều kiện cho

HS có thói quen đọc sách, xây dựng văn hóa đọc sách Các nguồn tài nguyên, thưviện điện tử, sách báo phải có sự chọn lọc phù hợp với GDGTS cho HS; ngoài ra,cần quan tâm đến sách giáo khoa và các loại sách tham khảo khác cho HS Tránhtình trạng chạy theo số lượng, đầu sách, bệnh thành tích, thu nạp các loại sáchkhông phù hợp với độ tuổi HS, làm ảnh hưởng đến sinh tâm lý, GTS tốt đẹp củacác em

QL các điều kiện thiết yếu như: môi trường vệ sinh, đảm bảo điện, nước,tài liệu và các thiết bị, phương tiện DH,…trong việc GDGTS, lồng ghép các điềukiện thực hiện hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao,

Trang 35

Thực hiện QL nguồn tài chính chi cho hoạt động GDGTS, như: ngân sáchchi thường xuyên, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, sự hỗ trợ của các tổchức xã hội trên địa bàn, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm;… Nhưng phải xâydựng qui chế sử dụng nguồn tài chính và các thiết bị DH theo đúng qui định củapháp luật;

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

Mác đã nói: “Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Như vậy,

GTS của mỗi một con người đều được xã hội thừa nhận và mang bản chất xã hộicho nên sự hình thành, phát triển GTS cho HS THCS bao giờ cũng chịu sự ảnhhưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan

1.5.1 Các yếu tố khách quan

1.5.1.1 Văn hóa cộng đồng

Văn hóa cộng đồng được thể hiện rõ ở ý thức tự trọng bản thân và tôntrọng người khác Nhiều điều không có quy định nào cụ thể mang tính pháp quynhưng nếu dân trí cao, con người trong cộng đồng biết tôn trọng, đề cao văn hóacộng đồng thì cũng sẽ không bao giờ vi phạm, dù chỉ là vô tình

1.5.1.2 Môi trường giáo dục xã hội, cộng đồng

Hiện nay, GTS đã được đưa vào giáo dục trong nhà trường cho HS nóichung và HS THCS nói riêng Tuy nhiên, mục tiêu, chương trình, nội dung củaGDGTS cho HS lại dựa trên yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông Cơ bản cáctrường đều chưa có chương trình riêng về GDGTS và chưa có GV được đào tạochuyên sâu về lĩnh vực này Đó là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởnglớn đến việc hình thành và phát triển GTS cho HS Nhà trường cần có mộtchương trình giảng dạy GTS cụ thể, có PP giảng dạy phù hợp giúp các em cókiến thức cơ bản về GTS và có điều kiện được thực hành, trải nghiệm thực tế.Được như vậy các em mới có khả năng vận dụng nó trong các điều kiện khácnhau của cuộc sống một cách hiệu quả Hơn thế nữa giúp các em hiểu được mình

Trang 36

cần trang bị những kỹ năng nào, những kỹ năng ấy có vai trò gì trong cuộc sốngcủa các em.

1.5.1.3 Các điều kiện hoạt động GDGTS

Các nhà trường cũng gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thời gian,hình thức tổ chức, kinh phí tổ chức…trong việc thực hiện GDGTS cùng với đóviệc thiếu chủ động về yếu tố con người – là các nhà giáo trực tiếp tham giaGDGTS và sự hứng khởi, chủ động tích cực tham gia của các em HS cũng ảnhhưởng đến việc GDGTS Về QL GDGTS trong nhà trường cũng còn nhiều bấtcập và hạn chế Vì hoạt động GDGTS không nằm trong hệ thống các môn họctheo quy định trong nhà trường phổ thông nên phần lớn các nội dung GDGTS chỉđược thực hiện dưới hình thức lồng ghép vào các giờ giáo dục ngoài giờ lên lớp,chào cờ, sinh hoạt, hoạt động ngoại khoá…

1.5.1.4 Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Nhìn vào góc độ giáo dục, gia đình, xã hội không chỉ là lực lượng tham giavào quá trình giáo dục mà còn là môi trường giáo dục quan trọng Trong hoạtđộng GDGTS cho HS THCS, môi trường gia đình và môi trường xã hội có thểtác động theo hướng tích cực hoặc không tích cực đối với quá trình hình thành vàphát triển GTS của HS Vì vậy, GTS thuộc phạm trù năng lực nên sự trải nghiệm

có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển GTS

Gia đình và xã hội chính là môi trường nơi xác lập các tình huống diễn ra

sự trải nghiệm của HS Sự phối kết hợp với các lực lượng địa phương, môitrường văn hóa, các yếu tố phong tục tập quán địa phương và định hướng giáodục nhà trường, gia đình, xã hội trong GDGTS cho HS Sự chỉ đạo của các cấplãnh đạo về GDGTS; Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đến vấn đề GDGTS cònhạn chế vẫn nặng về các số liệu đánh giá xếp loại 2 mặt giáo dục của HS

1.5.2 Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1 Nhận thức và năng lực của giáo viên, cán bộ quản lý trường THCS

về GDGTS cho HS

Trang 37

Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của GDGTS cho HS trongnhà trường THCS Năng lực và kỹ năng QL tổ chức GDGTS của CBQL, GV làmột yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện tổ chức GDGTS

HT nhà trường là người đứng đầu, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dụcnói chung và giáo dục kĩ năng sống nói riêng Tuy nhiên, hiện nay còn một sốvấn đề còn hạn chế, đó là: quan điểm, nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọngcủa việc GDGTS cho HS của một số CBQL, GV, công nhân viên, của phụ huynh

và của cộng đồng Công tác thông tin, truyền thông chưa ngang tầm Một sốngười, một số bộ phận đầu mối còn mơ hồ vì đây cũng là vấn đề đang còn mới

mẻ ở một số nơi, số trường; nhầm lẫn GDGTS với giáo dục kĩ năng sống; tuynhiên GTS và KNS là hai mặt của một vấn đề Ngoài ra, việc đầu tư về chươngtrình, tài liệu, GV, thời gian, phương tiện DH, công tác tập huấn, bồi dưỡng GV,đội ngũ GV cốt cán;… còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ Cho nên việc QL chỉ đạo

về GDGTS của HT đang còn nhiều khó khăn, hạn chế

1.5.2.2 Đặc điểm phát triển tâm lý của HS THCS

Đối với HS THCS tính chủ định trong nhận thức được phát triển, tri giác

có mục đích đã đạt tới mức cao, quan sát trở nên có mục đích, hệ thống và toàndiện hơn Tuy duy lý tính phát triển, khả năng lập luận, tư duy trừu tượng, sángtạo, chặt chẽ, hệ thống, logic hơn; đồng thời tư duy phê phán cũng phát triển Cótính chủ đích trong quá trình nhận thức tham gia các hoạt động giáo dục, chiếmlĩnh tri thức, có khả năng điều khiển, điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân.Đây là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách, có ý nghĩa to lớn đốivới sự phát triển tâm lý của các em HS THCS “có tư tưởng người lớn” thích tựđánh giá mình và đánh giá người khác theo các GTS Có nhu cầu tự điều chỉnhbản thân, quan tâm tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng;

Có ý thức hành vi ứng xử, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình, xã hội;

có lòng tự tôn, tự trọng, tự tin; sống tình cảm, nghĩa vụ, đó là những giá trị nổitrội và bền vững

Trang 38

Lứa tuổi HS THCS, từ 11-15 tuổi, là lứa tuổi vị thành niên, thích làm ngườilớn, thích tự mình lựa chọn và quyết định; không bị động theo người lớn; Cónhiều biến đổi trong tình cảm, quan hệ bạn bè, cha mẹ, thầy cô,… thể hiện khá rõtính cách khác biệt của bản thân, như: bản lĩnh, nghị lực, tự tin, tự trọng, vị tha,tình yêu thương, giúp đỡ Các em đã chủ động tự tin, tự chủ trong việc tham giacác hoạt động trải nghiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp Giai đoạn này là giai đoạnbiến đổi chuyển các em từ trẻ em bắt đầu từng bước thành người lớn, cho nên cónhiều sự biến đổi về mặt sinh học, thể chất, tâm lý, tính cách, giao tiếp, ứng xử,giải quyết các công việc Dựa vào đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của lứa tuổinày, nhà trường, gia đình, xã hội cần lựa chọn những nội dung, hình thứcGDGTS thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu GDGTS, phát huy được tính tích cựcchủ động của các em, đồng thời khắc phục những hạn chế của các em; tránh sailầm dễ làm các em hư hỏng.

Tóm lại, việc tổ chức GDGTS của HS THCS chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố chủ quan và khách quan, làm sáng tỏ các yếu tố này giúp các em HS cóđiều kiện phát triển GTS thuận lợi hơn

Kết luận chương 1

GDGTS là một vấn đề quan trọng góp phần hình thành, phát triển phẩmchất, năng lực người học, nâng cao chất lượng giáo dục thực hiện mục tiêu giáodục, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong thời kì hội nhập

Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh là những hoạt động có mụcđích, có kế hoạch tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học sinh để các em chiếmlĩnh được các giá trị xã hội, hình thành nên hệ thống giá trị của bản thân phù hợpvới sự mong đợi và yêu cầu chung của toàn xã hội

Hoạt động giáo dục giá trị sống là một nội dung giáo dục quan trọng trongchương trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh là quá trình lập kếhoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống chohọc sinh để đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh

Trang 39

Chương 1 chúng tôi đã hệ thống lại một số cơ sở lí luận về GTS; nghiêncứu bổ sung các khái niệm; nêu nội dung, mục tiêu, hình thức, PP, các yếu tố ảnhhưởng đến việc QL hoạt động GDGTS cho HS THCS; làm cơ sở nghiên cứukhảo sát thực trạng thực hiện QL hoạt động GTS của HS ở các trường THCStrên địa bàn huyện Gò Dầu; từ đó đề xuất một số biện pháp thực hiện QL hoạtđộng GDGTS cho HS ở các trường THCS huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh Chú ýquá trình QL giáo dục nói chung và QL hoạt động GTS cho HS THCS nói riêng,bao giờ cũng thực hiện theo 4 chức năng, đó là: xây dựng kế hoạch; Công tác tổchức; Công tác chỉ đạo; Công tác kiểm tra, đánh giá

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Gò Dầu nằm ở phía nam tỉnh Tây Ninh, có vị trí địa lý: Phía đông

và phía nam giáp thị xã Trảng Bàng; Phía tây giáp huyện Bến Cầu; Phía bắc giáphuyện Dương Minh Châu; Phía tây bắc giáp thị xã Hòa Thành và huyện ChâuThành Huyện Gò Dầu có 09 đơn vị hành chính, trong đó, có 08 xã, 01 thị trấn,

có 59 ấp (khu phố), có diện tích 260 km², dân số năm 2019 là 152.757 người, mật

độ dân số đạt 588 người/km Gò Dầu có vị thế địa lý thuận lợi như: có đườngXuyên Á và quốc lộ 22B đi ngang qua các xã Thanh Phước, Hiệp Thạnh, PhướcTrạch, Thạnh Đức, Cẩm Giang và Thị trấn Gò Dầu

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Gò Dầu nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô PhnômPênhCampuchia thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế xã hội một cách toàndiện Gò Dầu là một huyện có công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển

Nhân dân cần cù, chịu thương, chịu khó và có tinh thần yêu nước, cótruyền thống đấu tranh anh dũng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, anhhùng, 02 lần “Quyết tử giữ Gò Dầu” trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ Đổimới, năng động, sáng tạo trong thời kì hội nhập, phát triển; trong những năm qua,Đảng bộ và nhân dân huyện Gò Dầu đã đạt được những thành tựu khả quan trênnhiều lĩnh vực tốc độ tăng trưởng kinh tế có nhiều khả quan; Quốc phòng, anninh ổn định, trật tự xã hội được giữ vững; văn hóa xã hội được quan tâm; y tế -giáo dục phát triển bộ nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, và tinhthần của nhân dân được tiếp tục nâng lên; tỉ lệ hộ nghèo giảm; hệ thống chính trịđược kiện toàn củng cố, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội phát huy

Ngày đăng: 02/11/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w