Từ những thực tế như đã trình bày ở trên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thôn
Trang 1TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI
Đỗ Thị Nguyên Tiêu
quản Lí giáo dục Kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu
và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trờng phổ thông dân tộc bán trú CáC tỉnh TRUNG DU và miền núi phía bắc
Chuyên ngành : Quản lí giáo dục
Mã số : 9140114
TóM TắT LUậN áN TIếN Sĩ KHOA HọC GIáO DụC
Hà Nội - 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Ngô Quang Sơn PGS.TS Hoàng Thanh Thúy
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên
Phản biện 2: PGS.TS Trịnh Thanh Hải
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
Phản biện 3: PGS.TS Vũ Thị Mai Hường
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 31 Ngô Quang Sơn, Vũ Thị Thanh Minh, Đỗ Thị Nguyên Tiêu, Phan Thị Mai
Trâm, Nguyễn Ngọc Đức, Khâu Văn Bích, Trần Văn Thuần, Nguyễn Thế Vinh (2021), Managing and developing a model of life skills education for disaster prevention and response to climate change in ethnic minority boarding lower secondary schools in the northeastern provinces, Vietnam;
the situation sets out and proposes management measures, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế Đổi mới trong đào tạo giáo viên với chủ đề: “Đào tạo giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng khó khăn”, Đại học S phạm, Đại học Thái Nguyên.
2 Đỗ Thị Nguyên Tiêu (2022), Quản lí giáo dục kĩ năng sống ứng phó với biến
đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai và phát triển cộng đồng bền vững trong các trờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở ở các tỉnh phía Đông bắc
bộ-Thực trạng và những vấn đề cần giải quyết, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc,
Volume 11, Issue 4, November 2022, tr 76-tr 83.
3 Đỗ Thị Nguyên Tiêu (2024), Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi
khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trờng trung học cơ sở Tạp chí Quản lí Giáo dục, Volume 16, Number 3, March 2024, tr 49-tr 55.
4 Đỗ Thị Nguyên Tiêu, Ngô Quang Sơn, Hoàng Thanh Thúy (2024), Thực
trạng quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh dân tộc thiểu số ở trờng phổ thông dân tộc bán trú
Trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc Tạp chí Giáo dục, Tập 24 (Số
đặc biệt 6), tr 249-255.
5 Đỗ Thị Nguyên Tiêu (2024), Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi
khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua sinh hoạt câu lạc bộ ở trờng phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở các tỉnh
miền núi phía Bắc Tạp chí Khoa học Giáo dục, Tập 20, Số 7, tr 65-72.
6 Đỗ Thị Nguyên Tiêu, Ngô Quang Sơn, Hoàng Thanh Thúy (2024), Khảo sát
các yếu tố ảnh hởng đến quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh dân tộc thiểu số ở trờng phổ thông
dân tộc bán trú Trung học cơ sở miền núi phía Bắc Tạp chí Giáo dục, Tập
24 (Số đặc biệt 7), tháng 6/2024, tr.266-272.
7 Đỗ Thị Nguyên Tiêu (2024), Thử nghiệm biện pháp quản lí giáo dục kĩ năng ứng
phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh dân tộc thiểu số ở
trờng phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở miền núi phía Bắc Tạp chí Khoa
học Giáo dục, Tập 20, số 09, tr 114-120.
8 Đỗ Thị Nguyên Tiêu, (2024), Một số nghiên cứu về quản lí giáo dục kĩ năng
ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh Tạp chí Giáo dục.
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Hiện nay biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu, BĐKH dẫn đến hiện tượng nhiệt
độ Trái đất tăng đang là thách thức nghiêm trọng nhất, là mối đe dọa lớn mà nhân loại phảiđương đầu trong thế kỷ XXI BĐKH cũng đã làm mực nước biển dâng, làm gia tăng thảmhọa thiên tai với sự biến động mạnh hơn cả về không gian, thời gian, tần suất xảy ra, diễn biếnbất thường hơn, cấp độ rủi ro cao hơn và chưa từng có trước đây trên khắp thế giới như bão,mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, nắng nóng bất thường, hạn hán, động đất, vòi rồng, sóng thần….Trẻ em trên khắp thế giới là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi phải hứng chịu những tácđộng nguy hại của các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai do BĐKH gây ra, bởi vì cơ thể
và hệ thống miễn dịch của các em vẫn đang phát triển nên khả năng đối phó với các hiệntượng thời tiết khắc nghiệt kém Các em phải chịu những tác động ngày càng tồi tệ hơn nhưsuy dinh dưỡng do mùa màng thất bát, thiếu nước sạch cho sinh hoạt, các tổn thương về thểchất và tinh thần do thiên tai, nắng nóng cực đoan, hạn hán, mực nước biển dâng cao, đấtnhiễm mặn, dịch bệnh, mất đa dạng sinh học, các hệ sinh thái bị phá hủy Nhận thức rõ mốinguy hiểm do BĐKH gây ra, từ rất sớm Liên Hợp Quốc đã có những hành động thiết thực kêugọi toàn cầu chung tay ứng phó với BĐKH Một trong những mục tiêu chống BĐKH là giữcho Trái đất tăng không quá 1,50 C, việc duy trì nhiệt độ toàn cầu nóng lên ở mức 1,50 C sẽgiảm thiểu mức độ tác động và rủi ro hơn nhiều so với mức tăng 20 C đồng thời sẽ giúp xãhội, môi trường thiên nhiên có thời gian thích nghi, đây là một minh chứng nữa cho thấyBĐKH đang là mối quan tâm toàn cầu [140] Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu quốc
tế có uy tín, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH, hiệntượng mực nước biển dâng và những hậu quả của thiên tai do BĐKH gây ra Theo báo cáocủa Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc vềcông tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 tổ chức ngày 10/5/2024, năm
2023 cả nước xảy ra 1964 trận thiên tai, đặc biệt mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụttrên diện rộng Sự cố thiên tai năm 2023 đã làm 1.129 người chết và mất tích, thiệt hại vềkinh tế ước tính trên 9324 tỉ đồng Những con số trên khẳng định việc giáo dục kĩ năng ứngphó với BĐKH và PTTT có vai trò quan trọng với các em HS THCS Kĩ năng này sẽ giúpcác em thích ứng với BĐKH, xử lí tình huống khi thiên tai xảy ra, đồng thời từ thực tế vậndụng kiến thức để thích ứng với BĐKH, PTTT các em nhận thấy trách nhiệm của bản thântrong hoạt động này và thể hiện bằng thực hiện các hành vi cụ thể Chính vì vậy việc giáodục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTTT cho HS không những có ý nghĩa quan trọng với
sự phát triển của con người trong tương lai mà còn có ý nghĩa với sự phát triển bền vững lâudài của mỗi quốc gia Trước tình hình trên, từ năm học 2011-2012 Bộ GD&ĐT đã đưa giáodục BĐKH vào các trường phổ thông nhằm giáo dục cho HS kiến thức, kĩ năng ứng phó vớiBĐKH, kĩ năng PTTT Hiện nay có thể giáo dục cho HS các kĩ năng ứng phó với BĐKH vàPTTT qua các hình thức như: Tích hợp trong dạy học các môn học, giáo dục qua HĐTN,giáo dục trong gia đình và cộng đồng Hơn nữa, trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học4.0, cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ,cùng với xu thế hội nhập quốc tế trong thực tế thế giới ngày càng gắn kết và toàn cầu hóa thìmỗi cá nhân cần có khả năng hiểu và tương tác trong thế giới đó Nói cách khác mỗi cá nhâncần phải có một quá trình tích lũy kiến thức, hình thành kĩ năng từ khi còn là HS đảm bảocho quá trình phát triển toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực để trở thành mộtcông dân đáp ứng những tiêu chí của công dân toàn cầu Một trong những tiêu chí của côngdân toàn cầu là các em cần có thái độ và ý thức về những vấn đề quan trọng trong cuộc sốngtrên phạm vi toàn cầu như: BĐKH, bình đẳng xã hội, quyền con người và phát triển bềnvững [140] Tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy hiệu quả của hoạt động giáo dục này vẫnchưa được đánh giá và nhận thấy rõ nét, còn hình thức và thời vụ, chưa thành quá trình đểhình thành cho học sinh hành vi, thói quen ứng phó với BĐKH và PTTT Trong nhà trường,
Trang 5hiệu quả của hoạt động giáo dục BĐKH, giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho
HS được quyết định bởi sự tác động của các biện pháp quản lí Điều này cho thấy một trongnhững nguyên nhân của kết quả trên là do thi?u các biện pháp quản lí khoa học, phù hợp,thêm nữa do thiếu tài nguyên và nguồn lực Vì vậy nghiên cứu về quản lí giáo dục kĩ năngứng phó với BĐKH và PTTT trong các loại hình nhà trường là một vấn đề cần thiết và có ýnghĩa thực tế
Ở vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta, trong những năm gần đây, BĐKHlàm cho điều kiện tự nhiên ở đây thêm khắc nghiệt như thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài vàomùa đông hàng năm, hiện tượng khô hạn, các thiên tai như mưa bão, mưa đá, lũ lụt, lũ ống, lũquét, sạt lở đất xảy ra nhiều hơn đã làm suy thoái, phá hủy môi sinh và điều kiện sống, gâythiệt hại lớn về tài sản và tính mạng con người Những hiện tượng này đã gây ra không ít khókhăn trở ngại cho sinh hoạt, học tập của HS và sinh hoạt, sản xuất của người dân nơi đây.BĐKH ảnh hưởng nhiều nhất đến người nghèo và người DTTS do hạn chế về tiếp cận thôngtin, tiếp cận khoa học kĩ thuật BĐKH cũng ảnh hưởng nhiều đến HS THCS đặc biệt HS DTTSTHCS bởi vì các em chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về ứng phó với BĐKH và PTTT,nhân cách các em chưa ổn định, chưa kiểm soát được cảm xúc nên ảnh hưởng đến hành vi, cóthể xảy ra tác động tâm lí khi gặp khó khăn do BĐKH, thiên tai đem lại Do vậy, việc chủ độngbồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng ứng phó với BĐKH, PTTT cho HS để giảm nhẹ rủi ro thiên tai,giảm nhẹ tác động của BĐKH đến HS là vô cùng cấp thiết Việc làm này sẽ góp phần phát triểnkinh tế - xã hội bền vững, trong điều kiện BĐKH và thiên tai là vấn đề của toàn cầu Vớitrường PTDTBT THCS chủ yếu là HS DTTS, đối tượng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng củaBĐKH và thiên tai rất cần có biện pháp quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTTphù hợp với đặc thù vùng miền, loại hình trường để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kĩnăng trên cho HS Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về quản lí hoạt động này, quản
lí hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ở trường PTDTBT THCShiện nay còn có những bất cập từ công tác bồi dưỡng GV để thực hiện nhiệm vụ đến chỉ đạoxác định mục tiêu, tổ chức xây dựng nội dung chương trình, quản lí công tác kiểm tra đánh giáchưa đáp ứng nhu cầu giáo dục cho HS kĩ năng ứng phó BĐKH, PTTT trong điều kiện hiện tại
và tương lai Vì vậy, nghiên cứu về quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho
HS ở trường PTDTBT THCS các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trở nên quan trọng và cấp
thiết hơn bao giờ hết
1.2 Không chỉ thực tiễn giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT mà thựctiễn quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT ở các nhà trường hiện naycũng còn những bất cập Trước hết là khâu bồi dưỡng GV, sau đợt triển khai tập huấntrên toàn quốc do Bộ GD&ĐT triển khai năm học 2011-2012 đến nay GV hầu như khôngđược tập huấn về tổ chức dạy học tích hợp BĐKH, tổ chức các hoạt động giáo dục cho
HS kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT Các nhà trường có triển khai các kế hoạch của
Bộ GD&ĐT về công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH tuy nhiên chưa tổchức đánh giá, rút kinh nghiệm để việc tiếp tục triển khai đạt hiệu quả hơn Thứ hai việc
tổ chức xây dựng nội dung chương trình dựa trên các địa chỉ tích hợp do Bộ GD&ĐTban hành, phát triển để phù hợp với đặc điểm HS, đặc điểm nhà trường, có tính đặc trưngphù hợp với sự BĐKH, thiên tai tại địa phương chưa rõ nét Thứ ba việc tổ chức kiểm trađánh giá mức độ kĩ năng của HS chưa được thực hiện một cách khoa học, việc chỉ đạocác hoạt động còn nặng về hình thức, theo phong trào Ban lãnh đạo các nhà trường chưatuyên truyền đến CMHS, đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, cán bộ Đoàn xã để các lựclượng này thấy sự cần thiết phải giáo dục cho HS kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT,
từ đó phối hợp chặt chẽ với nhà trường nâng cao hiệu quả của hoạt động này Thứ tưviệc sử dụng đa dạng hình thức giáo dục, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả giáo dụccòn hạn chế Để khắc phục một số bất cập, hạn chế kể trên rất cần phải nghiên cứu vềquản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT trong nhà trường Điều này mộtlần nữa cho thấy quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT một
Trang 6cách khoa học, phù hợp thực tế các nhà trường để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục,nâng cao mức độ kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT của HS là vấn đề quan trọngkhông chỉ với Việt Nam mà với nhiều nước trên thế giới.
1.3 Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó vớicăng thẳng tâm lí, stress và có nhiều công trình nghiên cứu về quản lí giáo dục KNS nhưng vẫncòn khoảng trống trong nghiên cứu về giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS,quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS Khi những tác động của hiệntượng thời tiết cực đoan, thay đổi môi trường sống diễn ra thường xuyên và không kém phầnnguy hiểm so với các thiên tai thì mỗi HS cần đồng thời có kĩ năng PTTT và ứng phó với BĐKH
để học tập và phát triển an toàn cả về tâm lí và thể chất, đồng thời đáp ứng nhu cầu của bối cảnhtoàn cầu hóa Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục làm sáng tỏ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn vềquản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS và đề xuất các biện pháp quản lígiáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH, PTTT cho HS đáp ứng nhu cầu của giai đoạn hiện nay
Từ những thực tế như đã trình bày ở trên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc” với mong muốn
khi thực hiện đề tài được tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề lí luận để soi sáng cho những hoạtđộng thực tế trong nhà trường về công tác này Đồng thời những kiến thức, phương phápnghiên cứu đề tài là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu các vấn đề trong thực tiễn quản lí,góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ở trường PTDTBTTHCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BDKH và PTTT cho HS ở trường PTDTBT THCScác tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
4 Giả thuyết khoa học
Giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ở trường PTDTBT THCShiện nay còn có những bất cập do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân vềquản lí Nếu đề xuất và quản lí theo chức năng tới từng thành tố của hoạt động giáo dục kĩnăng ứng phó với BĐKH và PTTT sẽ nâng cao được chất lượng các hoạt động giáo dục kĩnăng ứng phó với BĐKH và PTTT, nâng cao mức độ kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTTcho HS ở trường PTDTBT THCS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường
PTDTBT THCS các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục KNS, kĩ năng ứngphó với BĐKH và PTTT, quản lí giáo dục KNS và quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó vớiBĐKH và PTTT cho HS Xây dựng cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH
và PTTT, quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ở trườngPTDTBT THCS
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng kĩ năng của HS, giáo dục và quản lígiáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ở trường PTDTBT THCS các tỉnhtrung du và miền núi phía Bắc
- Xây dựng hệ thống biện pháp quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKHvà PTTT
Trang 7cho HS DTTS ở trường PTDTBT THCS miền núi phía Bắc Khảo nghiệm tính cấp thiết và tínhkhả thi của các biện pháp quản lí và thử nghiệm 01 biện pháp quản lí đề xuất.
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT như
KNS, kĩ năng cần thiết trong giáo dục công dân toàn cầu, giáo dục vì sự phát triển bền vững.Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT ở trường PTDTBT THCS các tỉnhtrung du và miền núi phía Bắc
6.2 Giới hạn chủ thể quản lí: Ch? th? qu?n lớ nhà tru?ng g?m: Hi?u tru?ng, Phú hi?u tru?ng,
t? tru?ng chuyờn mụn Trong dú ch? th? chớnh là Hi?u tru?ng cỏc tru?ng PTDTBT THCS
6.3 Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS; Tiểu học &THCS
trên địa bàn 6 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Giang thuộc các
tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
7 Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận
(1) Tiếp cận quá trình giáo dục (2) Tiếp cận chức năng quản lí (3) Tiếp cận tham gia (4) Tiếp
cận năng lực (5) Tiếp cận giáo dục dựa trên trải nghiệm (6) Tiếp cận khoa học liên ngành
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát thực tế; Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp phỏngvấn sâu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm;
7.2.3 Nhóm phương pháp thống kê, xử lí số liệu bằng các công thức toán học (Ecxel, SPSS) 7.2.4 Phương pháp thử nghiệm sư phạm
8 Đóng góp mới của luận án
- Xây dựng cơ sở lí luận về quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH, kĩ năngPTTT cho HS ở trường PTDTBT THCS Luận án là tài liệu tham khảo cho CBQL và GV vềgiáo dục, quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH, kĩ năng PTTT cho HS ở trường phổthông
- Phát hiện thực trạng kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT của HS, giáo dục vàquản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ở trường PTDTBT THCScác tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
- Đề xuất và khẳng định hiệu quả của các biện pháp quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó vớiBĐKH và PTTT cho HS ở trường PTDTBT THCS các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
9 Những luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ở trườngPTDTBT THCS còn có những bất cập như: Hình thức giáo dục chưa đa dạng, chủ yếu tíchhợp trong dạy một số môn học, qua một số chủ đề HĐTN; Về nội dung chưa hài hòa giữacung cấp kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng cho HS, giữa giáo dục kĩ năng ứng phóvới BĐKH và giáo dục kĩ năng PTTT; Việc kiểm tra đánh giá mức độ kĩ năng của HS chưađược quan tâm đúng mức Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó vớiBĐKH và PTTT cho HS, nâng cao mức độ kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HScần xác định hệ thống kĩ năng cần hình thành cho HS phù hợp với đặc điểm BĐKH, thiêntai tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và xây dựng tiêu chí đánh giá các kĩ năng này
- Luận điểm 2: Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ởtrường PTDTBT THCS còn những bất cập trong các khâu bồi dưỡng GV nhận thức vềgiáo dục BĐKH, PTTT; Kiến thức về BĐKH, thiên tai, các phương pháp giáo dục phùhợp; Năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục, sử dụng phương tiện, thiết bị, tàiliệu hỗ trợ; Xây dựng nội dung chương trình phù hợp đối tượng HS, hoạt động của nhàtrường, địa phương, đặc điểm, vốn kiến thức bản địa của cộng đồng dân cư tại địaphương, mục tiêu của nhà trường; Quản lí các nguồn lực cho giáo dục kĩ năng ứng phóvới BĐKH và PTTT; Quản lí sự tham gia của CMHS và của cộng đồng Những bất cập
Trang 8trên đã dẫn đến hạn chế hiệu quả giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS.
- Luận điểm 3: Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT theo tiếpcận chức năng quản lí tới từng thành tố của quá trình giáo dục sẽ giải quyết được các yêucầu trong giáo dục và quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ởtrường PTDTBT THCS hiện nay như đã nêu ở luận điểm 1 và luận điểm 2
10 Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở cáctỉnh trung du và miền núi phía Bắc
Chương 3: Biện pháp quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở cáctỉnh trung du và miền núi phía Bắc
3) Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT ở loại hình trườngPTDTBT hầu như chưa có
Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy, trong từng nội dung vẫn còn những khoảng trống,
từ đó tác giả xác định được vấn đề nghiên cứu:
- Xây dựng và làm phong phú lí luận về quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH
và PTTT cho HS, đặc biệt cho HS DTTS ở trường PTDTBT THCS
- Phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu của thực trạng kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTTcủa HS, đáng chú ý là của HS DTTS; Giáo dục kĩ năng và quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó vớiBĐKH và PTTT cho HS ở trường PTDTBT THCS các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
- Đề xuất và khẳng định hiệu quả của các biện pháp quản lí nâng cao chất lượng giáo
Trang 9dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS ở trường PTDTBT THCS các tỉnh trung
du và miền núi phía Bắc
1.2 Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.2.1 Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.2.1.1 Chức năng nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Giáo dục HS về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; Bản sắc văn hóa
và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; KNS và bảo vệ môi trường; Giáo dục lao động vệ sinhtrường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của HS; Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểdục, thể thao; tham quan, lễ hội, dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huybản sắc văn hóa các dân tộc; Tổ chức nấu ăn tập thể cho HS bán trú bảo đảm vệ sinh, an toànthực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho HS [21]
1.2.1.2 Đặc điểm hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Trường PTDTBT THCS tổ chức dạy học và quản lí HS bán trú tại trường từ thứ hai đếnthứ 7 hàng tuần
1.2.2 Học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.2.2.1 Học sinh trung học cơ sở: Lứa tuổi HS THCS gồm những HS có độ tuổi từ 11-15 Đây
là lứa tuổi đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em, đánh dấu cho bước quá độ từ trẻ con sangngười lớn và giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: Phát triển thể chất, trí tuệ,tâm lí, nhân cách, tình cảm, đạo đức [72]
1.2.2.2 Học sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Học sinh DTTS số thường có tinh thần cộng đồng cao, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau và coitrọng mối quan hệ gia đình và cộng đồng Các em có tinh thần đoàn kết, gắn bó cao, thường giaotiếp với nhau theo ngôn ngữ của dân tộc Các em có thể mang theo những giá trị truyền thống vàphong tục riêng trong quá trình học tập Các em có lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc cao, có ýthức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống Mỗi HS đến trường mang theo nétvăn hóa đặc trưng của dân tộc tạo nên môi trường đa văn hóa trong trường PTDTBT [25] Đối vớimột số HS DTTS việc học tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong học tập còn gặp khó khăn ảnh hưởngđến quá trình học tập của các em Các em sống xa và tách biệt với gia đình điều này có thể ảnhhưởng đến mối quan hệ gia đình, sự kết nối với văn hóa truyền thống của dân tộc Các em phải điềuchỉnh để thích ứng với môi trường mới, phải độc lập và chủ động hơn trong học tập và sinh hoạt.Điều này tạo cho các em sự gắn bó hơn với thầy cô, bạn bè, cần sự ủng hộ từ thầy cô, bạn bè
1.3 Kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai của học sinh trung học cơ sở
1.3.1 Khái niệm
1.3.1.1 Kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu: Dựa vào phân tích khái niệm kĩ năng, khái
niệm ứng phó tác giả đưa ra khái niệm kĩ năng ứng phó với BĐKH: Kĩ năng ứng phó vớiBĐKH là khả năng vận dụng kiến thức về BĐKH khi thực hiện các hành vi trong thực tếcuộc sống nhằm giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với BĐKH
1.3.1.2 Kĩ năng phòng tránh thiên tai: Dựa vào phân tích khái niệm kĩ năng, tác giả đưa ra
khái niệm kĩ năng PTTT như sau: Kĩ năng PTTT là khả năng vận dụng các kiến thức vềcảnh báo, dự báo thiên tai, kinh nghiệm về thiên tai, rủi ro do từng loại hình thiên tai gây
ra, cách xử lí các tình huống khẩn cấp cụ thể do thiên tai gây ra phù hợp nhằm thoát khỏinguy hiểm, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trước thiên tai, trong và sau khi xảy ra thiên tai
1.3.1.3 Mối liên hệ giữa kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và kĩ năng phòng tránh thiên tai
Kĩ năng PTTT là những kĩ năng giải quyết các tình huống khẩn cấp hoặc trước mắt
để HS được an toàn, giảm thiểu thiệt hại, rủi ro do thiên tai gây ra Thực hiện các kĩ năngPTTT giúp HS xác định được thiên tai xảy ra có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát của conngười Kĩ năng ứng phó với BĐKH giúp HS có kiến thức về BĐKH, giúp các em nhậnthức được khi tất cả mọi người chung tay giữ gìn trái đất bằng từng hành động nhỏ béhằng ngày thì con người có thể giảm nhẹ được BĐKH Các hành động HS có thể làm để
Trang 10giảm nhẹ BĐKH là thực hiện thường xuyên, thành thạo, linh hoạt các hành vi tiết kiệmnăng lượng, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ và pháttriển rừng, có các hành động giảm phát thải khí nhà kính Các em thực hiện linh hoạt,thành thạo các kĩ năng PTTT giúp các em được lớn lên và học tập an toàn
1.3.2 Một số kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai của học sinh trung học cơ sở
1.3.2.1 Vai trò của kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.3.2.2 Căn cứ pháp lí và căn cứ thực tiễn đề xuất các kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu
và phòng tránh thiên tai
1.3.2.3 Một số kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu của học sinh trung học cơ sở: gồm 6 kĩ năng 1.3.2.4 Một số kĩ năng phòng tránh thiên tai của học sinh trung học cơ sở: Gồm 10 kĩ năng
1.4 Giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh
ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.4.1 Khái niệm
Dựa trên việc phân tích các khái niệm giáo dục, tác giả đưa ra khái niệm giáo dục kĩnăng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS là quá trình tác động có mục tiêu, có nội dung, sửdụng các phương pháp giáo dục thông qua tổ chức cho HS tham gia các hình thức giáo dụckhác nhau nhằm hình thành cho HS các kĩ năng đáp ứng nhu cầu ứng phó với BĐKH và PTTTcủa HS hiện tại và trong tương lai, góp phần hình thành nhân cách HS
1.4.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Các nguyên tắc: (1) Nguyên tắc thay đổi hành vi; (2) Giáo dục dựa vào trải nghiệm; (3)Giáo dục qua tương tác (4) Giáo dục theo tiến trình
1.4.3 Các thành tố của giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.4.3.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho
học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Học sinh trình bày được biểu hiện, hậu quả của một số loại hình thiên tai, có kiến thức
về PTTT; Thực hiện được các kĩ năng cơ bản và vận dụng được các kĩ năng ứng phó vớiBĐKH và PTTT trong thực tế cuộc sống thông qua các hành vi cụ thể; Có cách nhìn đúng đắn
về vai trò con người với BĐKH và PTTT, từ đó góp phần phát triển nhân cách HS
1.4.3.2 Nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Giáo dục kiến thức về BĐKH, hệ quả, nguyên nhân của BĐKH đặc biệt là nhữngnguyên nhân do con người gây ra như phát thải khí nhà kính, gây nên sự nóng lên toàn cầu,biện pháp hạn chế, ứng phó với BĐKH, diễn biến của BĐKH; Giáo dục kiến thức về PTTT,các loại hình thiên tai, cách mà các loại hình thiên tai như lũ lụt, bão, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống,hạn hán ảnh hưởng đến cuộc sống, môi trường, các rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.Các cách xử lí khi xảy ra thiên tai bao gồm các công việc chuẩn bị trước khi xảy ra, biện pháp
án toàn trong khi xảy ra và cách khắc phục hậu quả sau thiên tai; Biện pháp ứng phó vớiBĐKH
1.4.3.3 Phương pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Phương pháp trò chơi; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương phápđóng vai; Phương pháp diễn đàn; Phương pháp kể chuyện; Phương pháp thực hành- mô phỏng
1.4.3.4 Hình thức giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Luận án trình bày 5 hình thức giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT: Trong cácgiờ chính khóa; Thông qua HĐTN; Qua sinh hoạt CLB; Hoạt động giáo dục trong gia đình vàtrong cộng đồng
Trang 111.4.3.5 Phương tiện giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.4.3.6 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.4.3.7 Các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.5 Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.5.1 Khái niệm: Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT là tác động có mục
đích, có định hướng của hiệu trưởng cùng các chủ thể quản lí trong nhà trường đến hoạt độnggiáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểmtra từng thành tố của quá trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra và nâng caomức độ kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS
1.5.2 Nội dung quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.5.2.1 Quản lí thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Gồm các công việc: (1) Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của các cấp quản lí giáo dục
về giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS; Tổ chức khảo sát, đánh giá thựctrạng kĩ năng của HS (2) Thành lập ban chỉ đạo giáo dục KNS, giáo dục kĩ năng ứng phó vớiBĐKH và PTTT, xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận (3) Lập kế hoạch giáo dục kĩnăng ứng phó với BĐKH và PTTT của nhà trường (4) Tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dungphối hợp giữa các đối tượng tạo ra hành động thống nhất trong giáo dục (5) Xây dựng các tiêuchí đánh giá việc thực hiện mục tiêu với từng đối tượng Xác định nội dung và công cụ đánhgiá Xác định các lực lượng tham gia đánh giá và tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá (6)Tổng kết đánh giá việc thực hiện mục tiêu Sử dụng kết quả đánh giá vào việc triển khai cáchoạt động tiếp theo
1.5.2.2 Quản lí thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Gồm các công việc: (1) Thành lập nhóm biên soạn nội dung giáo dục đảm bảo các yêucầu đã xác định trong kế hoạch (2) Lập kế hoạch thực hiện nội dung và thể hiện trong kế hoạchgiáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT của nhà trường (3) Chi đạo xây dựng nội dunggiáo dục (4) Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT (5)Kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, phát hiện các nội dung chưa phù hợp để điềuchỉnh ở lần triển khai tiếp theo
1.5.2.3 Quản lí sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Gồm các công việc: (1) Xây dựng kế hoạch sử dụng phương pháp, hình thức tổ chứcgiáo dục phù hợp với nội dung giáo dục đã thống nhất và thể hiện trong kế hoạch giáo dục kĩnăng ứng phó với BĐKH và PTTT của nhà trường (2) Tổ chức bồi dưỡng về sử dụng cácphương pháp đã lựa chọn, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho các lực lượng giáo dục.Tích hợp kế hoạch sử dụng phương pháp, hình thức trong nội dung, chương trình giáo dục (3)Chỉ đạo các lực lượng giáo dục thực hiện giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho
HS theo các phương pháp, hình thức đã thống nhất (4) Kiểm tra việc thực hiện phương pháp,hình thức giáo dục của GV và các lực lượng giáo dục (5) Tổng kết, đánh giá hiệu quả của việc
sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục sau mỗi hoạt động, theo định kì Căn cứ đánh giá hiệuquả sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục để điều chỉnh với các hoạt động tiếp theo
1.5.2.4 Quản lí phương tiện giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Gồm các công việc: (1) Cập nhật và nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về sử dụngCSVC, tài sản công, hướng dẫn về mua sắm, bố trí, sắp xếp, bảo quản phương tiện thiết bị
Trang 12dạy học, giáo dục Khảo sát thực trạng CSVC, phương tiện dạy học, giáo dục, thiết bịtrường học định kì và hằng năm, khảo sát khi có vấn đề bất thường xảy ra do thiên tai, sự
cố (2) Xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm, sửa chữa thiết bị (3) Tổ chức khai thác, sửdụng thiết bị, phương tiện giáo dục Việc sắp xếp thiết bị, phương tiện dạy học, chủng loạitheo các văn bản của Sở GD&ĐT Việc khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị,phương tiện dạy học theo các nội quy, qui chế làm việc, kế hoạch giáo dục của nhà trường.(4) Chỉ đạo bộ phận quản lí phương tiện thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn vềcông tác quản lí thiết bị giáo dục (5) Tổ chức các hoạt động kiểm tra: Kiểm tra hiệu quả sửdụng qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục Kiểm tra chuyên đề, đột xuất Kiểm tra việc
bố trí, sắp xếp, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị (6) Phát hiện các thiết bị chưa đảm bảo để có
kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng
1.5.2.5 Quản lí kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Gồm các công việc: (1) Xác định các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục
kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT (2) Thể hiện trong kế hoạch giáo dục kĩ năng ứng
phó với BĐKH và PTTT của nhà trường kế hoạch kiểm tra đánh giá (3) Tổ chức kiểm tra
đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT.(4) Chỉ đạo kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phóvới BĐKH và PTTT Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch giáo dục (5) Phát hiện các saisót, sự không phù hợp khi thực hiện kiểm tra đánh giá (6) Chỉ đạo sử dụng kết quả đánh giávào việc triển khai các hoạt động tiếp theo
1.5.2.6 Quản lí phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu
và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Gồm các nội dung: (1) Lập kế hoạch phối hợp: Huy động nguồn nhân lực, CSVC,tài chính từ các lực lượng giáo dục cho tổ chức các hoạt động giáo dục (2) Tổ chức phốihợp: Kết nối các lực lượng giáo dục trong cộng đồng trong tổ chức các hoạt động giáodục; Phát huy thế mạnh của các lực lượng giáo dục trong các khâu tổ chức các hoạt độnggiáo dục.(3) Chỉ đạo công tác phối hợp: Tuyên truyền, trao đổi để các lực lượng giáo dụcnhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức trong tham gia thực hiện
kế hoạch giáo dục của nhà trường (4) Kiểm tra hiệu quả của quá trình phối hợp
1.5.3 Phân cấp trong quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 1.6.1 Các yếu tố thuộc về học sinh: Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS; Mức độ tự giác, tích cực
của HS tham gia các hoạt động giáo dục; Khả năng tự học, tự giáo dục của HS Đây là các yếu
tố thuộc về khách thể quản lí, các yếu tố này ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung, hìnhthức, phương pháp giáo dục Trong đó yếu tố mức độ tích cực của HS có tác dụng thúcđẩy việc sử dụng các phương pháp giáo dục, xây dựng chương trình giáo dục phát huy khảnăng của HS
1.6.2 Các yếu tố thuộc về nhà trường: Năng lực quản lí của hiệu trưởng; Năng lực quản
lí các hoạt động chuyên môn của phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, bí thư Đoàn,TPT Đội; Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của đội ngũ GV; Điều kiện CSVCphục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường Trong nhóm yếu tố này có yếu tổ thuộc vềchủ thể quản lí như: Năng lực quản lí của hiệu trưởng; Năng lực quản lí các hoạt độngchuyên môn của phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, bí thư Đoàn, TPT Đội có ảnhhưởng nhiều đến hoạt động giáo dục Chủ thể quản lí có năng lực quản lí tốt sẽ tổ chức,điều hành các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT khoa học, phù hợpvới GV, HS cũng như các lực lượng giáo dục trong cộng đồng, điều kiện CSVC của nhàtrường và nâng cao được chất lượng các hoạt động giáo dục kĩ năng nói trên cho HS Cácyếu tố thuộc về khách thể quản lí là năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của GV, điều
Trang 13kiện CSVC của nhà trường là tiền đề để tổ chức các hoạt động giáo dục.
1.6.3 Các yếu tố thuộc về gia đình học sinh: Kiến thức thực tế về ứng phó với BĐKH và
PTTT của CMHS; Mức độ tham gia với nhà trường của CMHS trong các hoạt động giáo dục;Điều kiện kinh tế của gia đình HS, phương pháp giáo dục con của gia đình HS Đây là yếu tốthuộc về khách thể quản lí, tác động đến hoạt động quản lí, đặt ra yêu cầu và tạo cơ hộicho việc thực hiện các biện pháp quản lí Các yếu tố này thúc đẩy các biện pháp quản líphù hợp với nhu cầu giáo dục của CMHS
1.6.4 Các yếu tố thuộc về xã hội: Môi trường văn hóa xã hội nơi HS sinh sống; Cơ sở pháp lí
cho việc giáo dục KNS, kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT; Mức độ tham gia với nhà trườngcủa các lực lượng giáo dục trong giáo dục HS; Nhận thức của đội ngũ lãnh đạo địa phương,của các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng và vai trò của mỗi thành tố trong mối quan hệNhà trường- Gia đình- Xã hội; Sự kết nối của lãnh đạo địa phương với một số tổ chức Quốc tếquan tâm tới giáo dục thế hệ trẻ Các yếu tố này ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch,chiến lược giáo dục của chủ thể quản lí, trong việc xác định các thuận lợi, khó khăn, cơhội, thách thức để lựa chọn phương pháp quản lí phù hợp
Kết luận chương 1
Căn cứ mục đích nghiên cứu, để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài tác giả xác địnhcần tổng quan nghiên cứu vấn đề theo hai nội dung: (1) Nghiên cứu về giáo dục KNS, giáodục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS (2) Nghiên cứu về quản lí giáo dục KNS,quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS, quản lí một số hoạt độnggiáo dục ở trường PTDTBT Bằng việc nghiên cứu, phân tích, hệ thống các tài liệu trongnước và nước ngoài theo hai hướng trên, nhận xét chung để tìm ra khoảng trống cần tiếp tụcnghiên cứu về quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho HS Dựa trên phântích các khái niệm kĩ năng, giáo dục, quản lí do các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đãcông bố gắn với vấn đề giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT tác giả đã làm rõ nội hàmcác khái niệm công cụ của luận án Dựa trên các khái niệm công cụ đã xây dựng và với cách tiếpcận quá trình giáo dục, luận án đã xây dựng được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức,phương tiện, kiểm tra đánh giá kết quả, xác định các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng ứngphó với BĐKH và PTTT cho HS THCS Đặc biệt đã xác định nội dung quản lí giáo dục kĩ năngứng phó với BĐKH và PTTT ở trường PTDTBT THCS, quản lí bằng chức năng quản lí tớitừng thành tố của quá trình giáo dục: Quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, quản lí sử dụngphương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, quản lí cáclực lượng phối hợp với nhà trường trong giáo dục HS
Quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT chịu tác động của nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan như điều kiện của nhà trường, điều kiện địa lí, văn hóa bảnđịa Về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT,luận án xác định 4 nhóm yếu tố, bao gồm: Các yếu tố thuộc về HS, các yếu tố thuộc về nhàtrường, các yếu tố thuộc về gia đình HS và các yếu tố thuộc về xã hội
Việc xây dựng khung lí thuyết vững chắc như đã trình bày làm tiền đề quan trọngcho việc tổ chức đánh giá thực trạng giáo dục và quản lí giáo dục để làm cơ sở đề xuất cácbiện pháp quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT ở trường PTDTBT THCS
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁC TỈNH TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC 2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai
2.1.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai
2.1.2 Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về giáo dục và quản lí giáo dục kĩ năng
Trang 14ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh
2.2 Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
2.2.1 Đặc điểm địa lí-Khí hậu
2.2.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa-xã hội
2.3 Khái quát về các trường nghiên cứu
2.3.1 Thống kê về đội ngũ, số lượng học sinh
2.3.2 Khái quát về tình hình giáo dục và quản lí giáo kĩ năng sống, kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai cho học sinh
2.4 Tổ chức khảo sát thực trạng
2.4.1 Mục tiêu khảo sát thực trạng
Xây dựng cơ sở thực tiễn cho quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT cho
HS ở trường PTDTBT THCS
2.4.2 Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng kĩ năng, giáo dục kĩ năng, quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với
BĐKH và PTTT, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về HS, nhà trường, gia đình HS và xãhội đến quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT ở trường PTDTBT THCS
2.4.3 Phương pháp khảo sát
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế mẫu phiếu để khảo sát các đối tượng:
CBQL, GV, HS, CMHS và đại diện các lực lượng giáo dục trong cộng đồng (Bí thư Đoàn xã,
bí thư chi bộ, trưởng thôn )
* Phương pháp phỏng vấn sâu; Phỏng vấn các đối tượng CBQL, GV, HS, CMHS, cán bộ
đoàn xã về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH vàPTTT cho HS Về những kinh nghiệm dự báo, PTTT, thích ứng với BĐKH của cộng đồng dân
cư tại địa phương
* Phương pháp quan sát: Quan sát các điều kiện thực hiện giáo dục kĩ năng ứng phó với
BĐKH và PTTT cho HS; Quan sát, theo dõi hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH vàPTTT tại một số trường khảo sát
2.4.4 Tiêu chí khảo sát
Khảo sát các nội dung về giáo dục và quản lí giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH vàPTTT theo 5 mức độ từ cao xuống thấp (Mức cao nhất 5 điểm đến mức thấp nhất 1 điểm)
2.4.5 Chọn mẫu khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát.
2.4.5.1 Khách thể khảo sát: CBQL, GV, HS, CMHS và đại diện các lực lượng giáo dục trong
cộng đồng
2.4.5.2 Địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 12 trường PTDTBT THCS, Tiểu học và THCS của 6 tỉnh:
Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Giang Cụ thể ở tỉnh Lào Cai khảo sát tạihuyện Si Ma Cai và thị trấn Bắc Hà; Tỉnh Hòa Bình khảo sát tại huyện Mai Châu; tỉnh Hà Giangkhảo sát tại huyện Bắc Mê; tỉnh Thái Nguyên khảo sát tại huyện Võ Nhai; tỉnh Yên Bái khảo sát tạihuyện Văn Chấn; tỉnh Bắc Giang khảo sát tại huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động
2.4.5.3 Thời gian khảo sát: Tháng 10 /2023.
2.4.5.4 Đối tượng và số lượng khảo sát
Đối tượng CBQL GV HS CMHS và lực lượng giáo dục trong cộng đồngTổng số: 920 33 210 347 330
2.4.6 Tổ chức khảo sát thực trạng
Tổ chức khảo sát thực trạng tại 8 xã của 6 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, tại 10 trường PTDTBTTHCS, 02 trường PTDTBT Tiểu học và THCS thuộc 6 tỉnh như đã trình bày ở mục 2.4.5.2
2.4.7 Xử lí số liệu
Bảng 2.5 Qui ước xử lí thông tin khảo sát thực trạng giáo dục, quản lí giáo dục kĩ năng
ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh
STT Mức độ thực
hiện, quản
lí, sử dụng,
Mức độ thường xuyên hứng thú Mức độ Mức độ ảnh
hưởng
Mức độ hiệu quả Điể m
qui
Điểm trung bình (Định